Nhân vật bản năng

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật truyện ngắn võ thị xuân hà (Trang 63 - 71)

2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà

2.4. Nhân vật bản năng

Theo quan niệm của triết học Mác – Lênin, “Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học với mặt xã hội” (6, tr467) hay còn gọi là phần

con – bản năng và phần người. Trong đó “Những thuộc tính, những đặc điểm

sinh học, q trình tâm – sinh lý, các giai đoạn phát triển khác nhau nói lên bản chất sinh học của cá nhân con người”, cịn “Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động sản xuất vật chất biểu hiện một cách căn bản tính xã hội của con người” (6, tr247). Thơng thường,

con người vẫn sống bằng cả hai phần đó nhưng lấy yếu tố người để chi phối hành vi giao tiếp, cách ứng xử với thế giới xung quanh nhiều hơn. Phần con –

phần bản năng vẫn tồn tại trong con người như một yếu tố không thể thiếu để duy trì cuộc sống, nhưng đơi khi nó lại là ngun nhân gây ra những đau khổ, mất mát cho chính con người nếu con người khơng kiểm sốt được nó.

Kiểu nhân vật bản năng (Ở đây chủ yếu nói tới bản năng tính dục) vốn đã phổ biến trong văn học thế giới từ lâu. Riêng với văn học Việt Nam, trước năm 1945, kiểu nhân vật có yếu tố bản năng đã xuất hiện trong khơng ít tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Nam Cao và một số nhà văn khác. Trong thời kì văn học nước nhà đổi mới, kiểu nhân vật này lại trở lại và phổ biến trong sáng tác của nhiều tác giả như Nguyễn Huy Thiệp, Pham Thị Hoài, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư,… Hòa chung với dòng chảy của văn học nước nhà, ta thấy loại nhân vật có yếu tố bản năng ngay từ giai đoạn sáng tác đầu tiên của Võ Thị Xuân Hà đã xuất hiện và càng về sau tần số xuất hiện lại càng tăng thêm. Chính những nhân vật có yếu tố bản năng đã giúp Xuân Hà làm rõ hơn được những góc khuất của tâm hồn con người, từ đó góp phần nâng tầm nghệ thuật cho mỗi tác phẩm của chị.

Với kiểu nhân vật này, trước tiên Võ Thị Xuân Hà xây dựng những con người mà bản năng thể hiện thành những khát khao chính đáng, rất nhân bản. Có thể kể đến lão Thồi trong truyện Cõi người. Đứng trước con bé Hoan, lão thấy: “Thời gian qua nó đã lớn phổng lên từ lúc nào. Tim lão đập mạnh” và thế là “Lão cầm tay con bé kéo vào nhà”, rồi sau đó “bàn tay lão già run và nhẹ nhàng dịch chuyển” (…). Dưới ánh nến hắt từ ngồi ngơi mộ cổ, tràn ngập trăng và bóng đêm, bàn tay khơ gầy đang nắn bầu ngực mới nhú cứng và mịn như nhung nai” (…) Lão dịch chuyển trong nó thật nhẹ. Như sợ bóng đêm sẽ vỡ ịa. Lâu lắm rồi, lão khơng biết mùi hương cỏ mật và mùi nhang cháy trong đêm lại nồng nàn đến thế”. Đây là những dòng miêu tả cảm xúc của một ông già khi gần gũi với một cô bé mới lớn. Nhưng hãy chú ý là nó bản năng chứ khơng hề phàm tục. Bởi, khi đó “Lão bấm tay khắp thân thể nó, thì thào: Hãy cùng nhau sinh ra những đứa con. Hãy làm vợ ta

cơ bé ạ”. Vâng, đó là cảm xúc bắt nguồn từ những khát khao cháy bỏng về một gia đình và những đứa con của một ơng già cơ đơn, bất hạnh. Nó rất đáng được trân trọng. Truyện Mây giăng thì kể về một cô gái quê trẻ tuổi người Cơn Sơn, Hải Dương. Tình u đầu đời và thực sự của cơ là với một anh chàng về làm dự án khảo sát làng văn hóa tại q cơ. Hai người quen nhau rất tình cờ khi chàng trai kia đến hiệu may của cô nhờ khâu lại cái quần. Và cũng chỉ ngay giây phút đó thơi cơ gái đã nảy sinh tình cảm mãnh liệt với anh: “Em vừa cầm cái quần của anh ấy là ngay lập tức thấy chóng mặt. Cái hơi đàn ơng của anh mạnh đến nỗi làm em khơng nghĩ được cái gì khác ngồi việc mong ngày trả hàng. Em nhận vá quần và hẹn anh ấy qua buổi chiều. Nghĩa là từ lúc hai giờ chiều đến sáng hôm sau, em sống trong cơn mộng du”. Sau đó cơ gái đã “u anh ấy và cố tìm mọi cách để được gần gũi”. Thậm chí, dù khơng chắc anh chàng có u mình khơng, và hình như lại có người u trên Hà Nội, nhưng cơ vẫn “quyết giành giật cho mình dù chỉ trong một thời khắc ngắn ngủi để được biết thế nào là tình u của chính mình”. Đây quả là một tình u nồng say khơng tính tốn, cho nên dù sau đó anh chàng kia có kiếm cớ ruồng bỏ mình thì cơ gái vẫn khơng hề ốn hận, mỗi khi nghĩ đến anh trong cô lại trỗi dậy những kỉ niệm, cảm xúc thật nồng cháy: “Giả sử em vẫn là một gái trinh, em sẽ không dám thử cơ hội được sờ nắm một thực thể trần trụi và linh thiêng nơi anh ấy. Đến bây giờ em vẫn thèm khát anh ấy. Vẫn như phảng phất cái mùi đàn ông trên cái quần bị rách vì ngã xe. Vẫn nhớ những đêm cả hai khơng có ý niệm thời gian. Những đêm em khơng cịn chút quần áo hay sĩ diện”. Hình ảnh người thiếu nữ quê mùa mà thật mãnh liệt này khiến chúng ta liên tưởng đến những cô gái Di – gan vốn nổi tiếng trong văn học Châu Âu với cá tính mạnh mẽ đến hoang dại trong tình u. Nhưng có điều, ở cơ gái này, ham muốn nhục thể khơng hồn tồn chỉ là bản năng, nó là biểu hiện của tình u nồng cháy bởi đến với người đàn ông kia là cô muốn “được biết thế nào là tình u của chính mình”. Cũng vì vậy mà sau này nghĩ lại cơ thậm chí cịn thấy “tiếc là khơng có thai với anh ấy”. Chính những ý nghĩ này khiến tình u cơ vừa trần tục (chứ không phàm tục) lại rất cao đẹp, đầy chất nhân văn.

Ở một số hình tượng nhân vật khác, Võ Thị Xuân Hà lại miêu tả vấn đề tính dục như là một nhu cầu tự nhiên của con người. Truyện Xóm đồi hoa viết về cảm xúc của một gã chăn bị chừng mười chín tuổi khi sắp được lấy vợ: “Nhưng đêm cũng như lúc chiều chạng vạng, giấc mơ đàn ông cứ trỗi dậy trong tấm thân cường tráng của gã (…). Khi chăn trâu một mình trên đồi, gã tha thẩn nghĩ đến cái trị mà chỉ vài thời gian nữa gã sẽ tha hồ trong đêm tối hoặc ngay giữa ban ngày với con vợ non”. Cho nên khi nhìn thấy cơ gái điếm trần truồng nằm ngủ trên đồi thì chỉ đến “Giây thứ ba gã lao tới như một con trâu điên. Quần áo trên người gã cũng tung bay trên đám cỏ gai. Gã ập xuống không kịp cho cơ Cùi khép đùi lại”. Cịn cơ gái kia thì do “lâu ngày khơng có chuyện ấy với đàn ơng, nên từ trong từng mạch máu của cô cứ bừng lên nỗi nhớ nhung thèm khát cái của kia khi nó thúc vào người”. Và khi nhớ lại những người đàn ơng mình đã gặp trong đời thì cơ thấy “chưa có ai và chưa có lần nào khiến cơ có thể chịu đựng dai dẳng như thế, ham muốn đến thế”. Chính những xúc cảm cuồng nhiệt này khiến cho khi gã chăn bò chia tay với lời hẹn chiều mai gặp lại thì “Cơ Cùi gật đầu, khẽ mỉm cưởi mãn nguyện”(…). Cô thiêm thiếp với niềm hạnh phúc cứ trào lên không cưỡng nổi” cho đến nửa đêm mà “Trong lịng cơ như có ngọn lửa cháy sáng”. Những chi tiết này thực ra rất giàu tính nhân văn bởi nó cho thấy trong sâu thẳm tâm hồn cơ gái điếm có số phận bất hạnh kia, chất người lương thiện vẫn cịn rất mãnh liệt. Nếu có cơ hội là nó lại bùng lên. Đọc Chuyện của con gái người hát rong ta cũng thấy có đoạn tả về những cảm xúc nhục thể đầu đời của cô

thiếu nữ Út Kim: “Đình lấy tay khẽ phủi kiến trên tóc tui. Rồi bàn tay dừng lại như khẽ hỏi. Tui giả bộ ngó sang đàn kiến đang náo loạn. Tim tôi cũng náo loạn (…). Tui im lặng tận hưởng khoảnh khắc man trá của trái tim náo loạn. Chỉ một khoảnh khắc ngắn ngủi cũng đủ cho bộ ngực đã nhú cao của tui nằm gọn trong tay Đình. Bàn tay con trai non nớt ấy vồ lấy khoảnh khắc đồng lõa, run rẩy tận hưởng”. Rõ ràng, với hai truyện này, khi nhìn nhận vấn đề khơng bằng con mắt bị chi phối bởi các yếu tố luân lí, đạo đức phương Đơng nhiều khi q khắc nghiệt, chúng ta sẽ thấy cái đẹp thật tự nhiên của các nhân vật, với họ chuyện gần gũi về xác thịt cũng là một nhu cầu tất yếu, nó khơng làm

các nhân vật xấu đi mà ngược lại, nó cho thấy trong bản thân họ cái chất người thật tự nhiên mà đáng quý.

Trong một số truyện ngắn của mình, vấn đề tính dục lại được Xn Hà miêu tả khơng chỉ như một nhu cầu tự nhiên có tính bản năng mà cịn như một nhu cầu nổi loạn, phá phách của những người phụ nữ để thoát khỏi cuộc sống nhàm tẻ, bức bách. Nói về kiểu nhân vật này không thể không kể đến Diễm trong Đàn sẻ ri bay ngang rừng. Diễm vốn là một cơ gái rất cá tính và thậm chí có phần hoang dã. Về làm dâu trưởng nhà Thản, ở với bố mẹ chồng rất khó tính nhưng cơ gái này sẵn sàng cãi bà mẹ khi cho rằng bà ta sai. Khi đi săn cùng chồng trong rừng, gặp trời mưa cô cởi hết quần áo để tắm mưa. Với chuyện chăn gối của vợ chồng, đây quả là một người đàn bà đầy sinh lực và khát khao, khi thì: “đêm chúng tơi vẫn quấn lấy nhau như cặp rắn. Căn buồng năm mét vuông đậm đặc mùi mồ hơi nồng nồng của Thản, hương tóc của tơi…hơi thở của hai kẻ say tình”, rồi lúc đi săn ở rừng: “Chúng tôi lăn ra cỏ, miệng vẫn cịn dây mỡ sẻ nướng, ơm chồng lấy nhau, ngấu nghiến”. Những cảm xúc tình dục này ở Diễm khơng chỉ bắt nguồn từ nhu cầu có tính bản năng mà cịn là ở sự khát khao một tình yêu tận độ. Vì thế, khi say nồng tình ái với người chồng, trong cô trỗi dậy cảm giác “thèm khát được nhìn thấy, sờ thấy từng tế bào máu li ti chảy rần rật trong từng mao mạch, tưới khắp cơ thể người đàn ông đang nằm cùng tôi. Tôi thèm khát nhìn thấy tận mắt sức mạnh bí ẩn lơi cuốn người đàn ơng và người đàn bà ràng buộc lấy nhau”. Ngoài ra, những hành động và cảm xúc trên của Diễm cũng là để “làm dịu những vết thương của kiếp đàn bà” – điều mà cô đang gặp phải khi làm dâu. Ngược lại với người vợ mạnh mẽ, cá tính, Thản dù là một người đàn ơng có ngoại hình hấp dẫn nhưng tính cách thì có phần thụ động, yếu đuối khiến anh khơng dám bênh vực vợ mỗi khi cô bị bố mẹ chồng hoặc em chồng đè nén. Điều này làm cho Diễm trong mơ hồ lại nảy sinh tình cảm với Nẫm - người anh của Thản đã mất khi tham gia kháng chiến chống Mĩ - mặc dù Diễm chỉ được nghe Thản kể về anh mình. Nhưng có điều chúng ta cần chú ý, đây khơng phải là tình cảm về ham muốn xác thịt bình thường mà là tình cảm thiên về tinh thần,

sự mong muốn một chỗ dựa. Cho nên, lúc sinh nở, người mà Diễm nghĩ đến không phải là Thản, chồng cô, mà là Nẫm, qua sự tưởng tượng ra âm hồn người anh chồng này đến bên mình và “cúi xuống hơn con bé rồi đi đến bên tôi rờ rẫm cái cuống rau đỏ nịm”. Vì vậy, khi Thản bế Diễm đặt xuống giường, cơ “nhìn Thản, tự dưng thấy Thản xa lạ”. Khơng chỉ có thế, lúc thiếp đi những ý nghĩ kì lạ lại trỗi dậy trong đầu người phụ nữ này: “Tơi thèm nhìn thấy người đàn ơng đã rờ vào cuống rau khi sinh nở của tôi. Trong giây phút, tôi quên hết, quên Thản, quên những ngày nghỉ ở rừng. Tơi đắm đuối với hình ảnh người đàn ông đang mân mê những cuống rau, như thể anh ta đã thò vào sờ nắm được hết những mạch máu li ti chảy trong cơ thể tơi mà tình yêu của Thản chỉ chạm tới chứ không nắm được”. Những ý nghĩ này không chỉ thể hiện khát khao về một tình yêu tận độ trong tưởng tượng mà qua “hình ảnh người đàn ơng đang mân mê những cuống rau” cịn là mong muốn vẻ đẹp của con người ấy sẽ hiện diện trong cuộc đời nàng qua đứa con của nàng với Thản. Nếu vậy, từ đây nàng sẽ thấy vững tin hơn, sẽ thấy cuộc đời đỡ nhàm tẻ. Cơn mơ này của Diễm thật táo bạo, nó có yếu tố sắc dục nhưng vẫn chưa đến mức loạn luân. Bản lĩnh của nhà văn thể hiện ở đây khi tác giả không muốn dùng những yếu tố giật gân nhưng phản cảm, phản thẩm mĩ để thu hút độc giả. Cái tài, cái tâm và cả cái tầm của nhà văn là ở chỗ đó. Và cũng vì thế truyện mang đậm yếu tố nhân văn chứ không hề mang yếu tố trụy lạc, loạn ln như khơng ít người thấy qua hình tượng nhân vật người vợ trong tác phẩm Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu sau này. Văn học là một loại hình nghệ thuật nhưng tác phẩm văn học chỉ thực sự là nghệ thuật chân chính khi những sáng tạo ấy cuối cùng là muốn đề cao những giá trị cao đẹp của con người. Có như vậy nó mới có thể tồn tại cùng thời gian. Đàn sẻ ri bay ngang rừng của Võ Thị Xuân Hà nằm trong số những sáng tác như vậy.

Tương tự Diễm là hình tượng cơ gái trong truyện Người đàn bà và

những con rối. Nàng yêu chồng và yêu cả tổ ấm gia đình của mình nữa:

“Nàng đếm từng bước chân anh đi khỏi mỗi sáng và thắp hương cầu khấn thần linh và tổ tiên ban cho vợ chồng nàng sức khỏe và hạnh phúc”. Tuy nàng

“là một người đàn bà lành hiền. Nhưng lại quá nhạy cảm” nên tâm hồn cũng thật phức tạp. Vì thế cuộc sống bó buộc trong bốn bức tường ngày này qua ngày khác khiến nàng cảm thấy bức bối: “Nàng căm ghét vẻ nhu mì của chính mình. Phá tung ra. Phá tung ra. Nàng gào trong cuống họng”. Mỗi ngày nàng chờ đợi trong khắc khoải tiếng gõ cửa của người đàn ông đã từng gọi nàng là “Người đàn bà tốt nhất thế gian” rồi đã bỏ nàng đi. Nhưng đợi chờ mà vô vọng “Và sau khi ai đó đã đi khỏi cửa, nàng đóng chặt cửa và tuột hết váy xoa nắn cơ thể như đang lên cơn sốt của mình. Rồi nàng lặng lẽ khóc”.

Như đã nói, nhu cầu tính dục là một nhu cầu mang tính bản năng. Nếu con người khơng kiểm sốt được sẽ dễ dẫn đến những hậu quả xấu. Trong khơng ít sáng tác của mình, ngồi việc trân trọng những bản năng tự nhiên của con người, Võ Thị Xn Hà cịn miêu tả tính dục như là thứ bản năng xấu, khiến con người sa vào những hành vi tội lỗi, hoặc gặp phải những bi kịch. Dân trong các truyện Năm hai ngàn lẻ x… và Những kẻ

lãng mạn vốn bề ngoài tưởng hiền lành, ngờ nghệch nhưng ai ngờ, trong

con người ấy lại tồn tại một dục vọng rất ghê gớm. Thời gian được làm cùng Mai khiến Dân nảy sinh dục vọng (chứ khơng phải tình cảm) ghê gớm, có đêm “Anh ta đi như người mộng du. Cơn thèm khát của đàn ông dâng trong cơ thể trẻ” đến mức hắn trở thành “gã trai dục vọng đến căng cứng”. Và chuyện gì đến cũng phải đến, Dân đã quyến rũ người đàn bà cô đơn, tội nghiệp để thỏa mãn dục vọng thấp hèn của mình. Cũng vì chỉ là để thỏa mãn nhu cầu sinh lí nên một thời gian ngắn sau Dân đã nhẫn tâm bỏ lại Mai (người đã cưu mang hắn, đã chiều chuộng hắn hơn cả người chồng ngày trước) cùng cái thai bốn tháng để cao chạy xa bay với khơng ít tiền lấy được của cô cũng như việc hắn làm nghề dắt gái.

Cùng là kiểu người như Dân là vợ chồng hai nhân vật Thanh và Tôn

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật truyện ngắn võ thị xuân hà (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w