1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới nghệ thuật thơ phan thị thanh nhàn

26 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 187,95 KB

Nội dung

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHẠM LÊ LAN KIỀU THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ PHAN THỊ THANH NHÀN Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60.22.34 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng - Năm 2011 2 Công trình ñược hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THÀNH Phản biện 1: PGS.TS. HỒ THẾPhản biện 2: TS. PHAN NGỌC THU Luận văn ñược bảo vệ trước Hội ñồng chấm Luận văn thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 20 tháng 8 năm 2011 * Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - H ọc liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn ñề tài Trên cơ sở kế thừa và phát huy nền thơ ca cách mạng trước ñó, bước vào thời kỳ chống Mỹ, thơ tiếp tục phát triển và tạo ñược những xúc cảm thẩm mĩ ở người ñọc. So với các giai ñoạn trước, lực lượng thơ trong những năm chống Mỹ khá ñông ñảo và sung sức. Mỗi người với cá tính ñộc ñáo và năng lực sáng tạo dồi dào ñã ñem ñến cho nền thơ chống Mỹ những thanh âm mới. Trong thế hệ những nhà thơ chống Mỹ, Phan Thị Thanh Nhàn là một gương mặt thơ nữ tiêu biểu, xuất sắc. Ngay từ khi mới xuất hiện trên thi ñàn, PhanThị Thanh Nhàn ñã ñể lại những dấu ấn khó phai trong lòng ñộc giả bởi tiếng thơ trữ tình duyên dáng mà ý nhị, kín ñáo. Trên con ñường sáng tạo nghệ thuật của mình, Phan Thị Thanh Nhàn ñã thử nghiệm ngòi bút ở nhiều thể loại, bà viết báo, truyện ngắn, truyện cho thiếu nhi, làm thơ và viết tiểu luận, phê bình…Ở thể loại nào bà cũng ñạt ñược những thành công nhất ñịnh. Nhưng với riêng thơ Phan Thị Thanh Nhàn ñã thể hiện rõ nhất tài năng và vốn sống của mình. Thế giới nghệ thuật thơ Phan Thị Thanh Nhàn là một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức. Đó là kết quả của quá trình lao ñộng nghiêm túc của nhà thơ. Chính vì những lý do trên, tìm hiểu Thế giới nghệ thuật thơ Phan Thị Thanh Nhàn, chúng tôi muốn góp phần ghi nhận một gương mặt thơ tiêu biểu trưởng thành từ thời chống Mỹ, và ñồng thời góp phần khẳng ñịnh một phong cách thơ nữ hiện ñại của văn học Việt Nam. 4 2. Lịch sử vấn ñề Lâu nay, việc nghiên cứu về thơ Phan Thị Thanh Nhàn còn rất hạn chế, dường như chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính chất chuyên biệt mà mới chỉ dừng lại ở những loại bài phân tích về từng bài thơ và loại bài tìm hiểu, nghiên cứu về cả tập thơ, giai ñoạn thơ. Trong bài “Tháng giêng hai – tập thơ của Phan Thị Thanh Nhàn, Hoàng Thị Minh Khanh, Thúy Bắc” tác giả Phong Vũ ñã phát hiện ở thơ Phan Thị Thanh Nhàn “sự nhạy cảm, tế nhị và duyên dáng”. Song, dẫu có ñôi nét thùy mị, dễ thương, nhưng nhìn chung “thơ chị vẫn quá nhẹ nhõm”. Mãi ñến khi ba bài thơ Hương thầm, Xóm ñê, Bản mới ñược giải nhì cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm 1969 – 1970, thì Phan Thị Thanh Nhàn mới tạo ñược tình cảm trong giới văn nghệ sĩ và ñể lại ấn tượng tốt ñẹp trong lòng ñông ñảo ñộc giả. Nhà thơ Xuân Diệu, trong bài phát biểu nhân kết thúc cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969 – 1970 ñã dành cho Thanh Nhàn nhiều lời khen tặng. Năm 1973, trong bài “Đọc Hương thầm”, tác giả Thu Vân nhận ñịnh: “Thanh Nhàn không sắc sảo nhưng có một hồn thơ dễ cảm”. Nhà phê bình Thiếu Mai (1978), trong bài “Một nét thơ ñáng yêu” cũng ñã chỉ ra bản sắc riêng của thơ Phan Thị Thanh Nhàn ñó là sự “dịu nhẹ, duyên dáng mà kín ñáo”. Ngoài những bài về quê hương, ñất nước, con người…Phan Thị Thanh Nhàn ñã góp một tiếng nói quan trọng vào khát vọng yêu, khát vọng hạnh phúc muôn ñời của phụ nữ. Thơ tình của Thanh Nhàn thiên về ngọt ngào, duyên dáng và dịu dàng e ấp của người phụ nữ Á Đông. Năm 2008 nhân ñọc bài thơ “Trời và ñất” tác giả Đặng Tương Nh ư cảm nhận: “Đọc thơ tình Phan Thị Thanh Nhàn thấy hiện lên một phụ nữ yêu hết mình với một tình yêu không ñòi hỏi ñền ñáp, bao giờ 5 cũng lặng lẽ hiến dâng, một tình yêu luôn giày vò, khắc khoải nhưng không bao giờ phản kháng và oán trách”. Cùng bàn về vấn ñề này, tác giả Hồ Điệp trong bài “Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn: vẹn nguyên như thuở hương thầm”; tác giả Trần Hoàng Thiên Kim trong bài: “Phan Thị Thanh Nhàn: thơ mình mình ñọc câu nào cũng thương” cũng ñã nhận thấy ở thơ tình Phan Thị Thanh Nhàn những phẩm chất ñáng quý. Đến nay, vẫn chưa có công trình nào chuyên khảo, nghiên cứu về thế giới nghệ thuật thơ Phan Thị Thanh Nhàn một cách hệ thống, toàn diện. Vì vậy, khi thực hiện ñề tài này, chúng tôi muốn ñi sâu hơn vào thế giới nghệ thuật thơ Phan Thị Thanh Nhàn, nhằm chỉ ra những giá trị sáng tạo ñộc ñáo và góp phần khẳng ñịnh những ñóng góp của bà trong nền thơ hiện ñại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung khảo sát các tập thơ của Phan Thị Thanh Nhàn ñã xuất bản, bao gồm: Tháng giêng hai (1969), Hương thầm (1973), Chân dung người chiến thắng (1977), Bông hoa không tặng (1987), Nghiêng về anh (1992), Bài thơ cuộc ñời (1999). Qua việc khảo sát những tập thơ này, chúng tôi sẽ chỉ ra những ñặc ñiểm tiêu biểu trong thế giới nghệ thuật thơ Phan Thị Thanh Nhàn qua hình tượng cái tôi trữ tình và các bình diện thuộc phương thức biểu hiện. 4. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai ñề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 4.1. Phương pháp thống kê 4.2. Phương pháp lịch sử 4.3. Ph ương pháp so sánh – ñối chiếu 4.4. Luận văn sử dụng lý thuyết thi pháp học 6 5. Đóng góp của luận văn - Luận văn – trong chừng mực nhất ñịnh – sẽ góp phần ñánh giá một cách tương ñối trọn vẹn, toàn diện những ñóng góp của Phan Thị Thanh Nhàn vào tiến trình thơ Việt Nam hiện ñại. - Góp phần khẳng ñịnh một phong cách thơ ñộc ñáo, một giọng thơ trữ tình, ñằm thắm, ñầy nữ tính. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở ñầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn ñược triển khai trong ba chương: Chương 1: Phan Thị Thanh Nhàn – cuộc ñời và hành trình sáng tạo nghệ thuật Chương 2: Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Phan Thi Thanh Nhàn Chương 3: Phương thức biểu hiện trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn Chương 1 PHAN THỊ THANH NHÀN - CUỘC ĐỜI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT 1.1. Cuộc ñời 1.1.1. Phan Thị Thanh Nhàn – cuộc ñời và trang viết Phan Thị Thanh Nhàn – bút danh cũng là tên thật, sinh ngày 9 tháng 8 năm 1943 tại xã Tứ Liên, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Cội nguồn tình yêu thương gắn bó từ gia ñình là nơi vun mầm thuở ban ñầu rất có ý nghĩa cho hồn thơ ñầy nữ tính và cũng tràn ñầy khát vọng sống là nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn sau này. M ối lương duyên ñược gặp gỡ với văn chương thơ phú từ thuở nhỏ ñã gắn kết cuộc ñời Thanh Nhàn với thơ làm một. Bà ñến 7 với thơ ở lứa tuổi ñẹp nhất của ñời người. Và khi ba bài thơ Hương thầm, Xóm ñê, Bản mới của Phan Thị Thanh Nhàn ñược giải nhì cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969 – 1970, thì Văn học Việt Nam chống Mỹ ñã chính thức ghi nhận thêm một gương mặt thơ trẻ xuất sắc sau những tên tuổi: Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật, Lâm Thị Mỹ Dạ… Với Phan Thị Thanh Nhàn, giữa thơ và ñời dường như không có khoảng cách rõ rệt. Nếu như với một số người viết văn, làm thơ, cảm xúc ñược vay mượn từ những số phận, mảnh ñời quanh mình thì với Thanh Nhàn thơ ñược viết từ cuộc ñời và số phận của chính mình. Thơ bà dịu dàng, lắng ñọng, cảm xúc chân thực nên dễ neo ñậu trong lòng người ñọc. Hơn bốn mươi năm cầm bút, Phan Thị Thanh Nhàn ñã dâng tặng cho ñời những tứ thơ ngọt ngào. Tất cả những niềm vui, nỗi buồn, bà ñều gửi vào những trang thơ ñầy tâm huyết. 1.1.2. Phan Thị Thanh Nhàn – cảm quan về tình yêu và cuộc sống Cảm quan về tình yêu trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn khởi nguồn từ cuộc ñời của chính bà. Những cung bậc tình yêu trong thơ ở giai ñoạn ñầu thường thơ mộng, trong trẻo. Bà chủ yếu khai thác những trạng thái cảm xúc của mình và của những con người xung quanh mình. Giai ñoạn chống Mỹ, cảm quan tình yêu của Phan Thị Thanh Nhàn chịu sự ảnh hưởng của tư duy sử thi. Trong một số bài thơ về tình yêu, Thanh Nhàn nói ñến riêng tư, nhưng những tình cảm riêng thường gắn với tình cảm chung, hòa vào dòng ñời cách mạng. B ớt ñi sự trong trẻo và có phần lý tưởng hóa tình yêu thuở Hương thầm, tình yêu trong thơ Thanh Nhàn ở những chặng ñường 8 sau bị chi phối bởi cảm quan ñời tư – thế sự. Vẫn là một con người nhiều yêu thương, tinh tế nhưng tình yêu trong thơ lúc này có thêm nhiều sắc thái phấp phỏng, lo âu, nhiều xao ñộng trăn trở. “Thơ tức là sự thể hiện con người và thời ñại một cách cao ñẹp. Thơ không chỉ nói ñến tình cảm riêng của nhà thơ mà nhiều khi thông qua tình cảm ñó, nói lên niềm hy vọng của cả một dân tộc, những ước mơ của nhân dân, vẽ lên những nhịp ñiệu của trái tim quần chúng” (Sóng Hồng). Trong hành trình sáng tạo của mình, Phan Thị Thanh Nhàn ñã ý thức ñược ñiều ấy. Hồn thơ tinh tế của bà ñã phát hiện, rung ñộng trước mọi vẻ ñẹp của ñất nước, của con người. Cảm quan về ñời sống trong thơ Thanh Nhàn ñược dẫn dắt bằng kỷ niệm ấu thơ, bằng chất liệu của chính cuộc sống thường nhật, bằng cái nhìn giản dị và bằng những cảm xúc chân thực của nhà thơ. 1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật 1.2.1. Giai ñoạn trước năm 1975 Năm 1969 là cái mốc ñánh dấu sự xuất hiện của Phan Thị Thanh Nhàn trên thi ñàn khi bà viết Những búp bàng - tập thơ in chung với Hoàng Thị Minh Khanh và Thúy Bắc. Tập thơ ñầu lòng ñã từng bước ñịnh hình bản sắc thơ của Phan Thị Thanh Nhàn. Ở giai ñoạn ñầu này, ngòi bút Phan Thị Thanh Nhàn chủ yếu ñi vào khai thác tâm trạng của chính bản thân và cuộc sống muôn màu vẻ quanh mình. Tiếng thơ của Phan Thị Thanh Nhàn trong tập Tháng giêng hai cuốn hút người ñọc ở sự nhạy cảm, tinh tế, bắt nhịp ñược những nét vốn rất bình dị của cuộc sống và chuyển hóa thành thơ. Tập thơ này có nói ñến tình yêu, nhưng là tình yêu thơ mộng, trong sáng của buổi ñầu. Sự ra ñời của tập Hương thầm năm 1973, cùng với ba bài thơ ñược giải nhì cuộc thi thơ của báo Văn nghệ ñã ñánh dấu sự nhuần nhị trong bút pháp của Phan Thị Thanh Nhàn. Bên cạnh nét tinh tế, kín 9 ñáo quen thấy khi viết về những vấn ñề quanh mình ở tập Những búp bàng, thơ Phan Thị Thanh Nhàn lúc này tạo ñược sự mới lạ với nhiều tứ thơ rung ñộng, nhiều hình ảnh ñẹp, mang âm hưởng hào hùng của cả dân tộc trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 1.2.2. Giai ñoạn sau năm 1975 Trong những năm ñầu sau khi chiến tranh kết thúc, cảm hứng về cuộc chiến ñấu hào hùng của dân tộc vẫn còn ñằm sâu trong hành trình sáng tạo của Phan Thị Thanh Nhàn. Ba mươi ba bài thơ trong tập Chân dung người chiến thắng trở ñi trở lại trong dòng cảm hứng này. Đấy là niềm vui, là sự tự hào sâu sắc ñối với những chiến công của quân dân trên cả nước, là tình cảm mến yêu dành cho mảnh ñất Hà Nội kiên trung. Năm 1987, với sự ra ñời của tập thơ Bông hoa không tặng ñánh dấu sự chuyển mình trong hành trình thơ của Phan Thị Thanh Nhàn. Trở về với muôn mặt ñời thường, Phan Thị Thanh Nhàn nhanh chóng nhận ra diện mạo của cuộc sống từ những ñổi thay, biến ñộng. Bà luôn tự ñối diện với bản thân mình và càng lúc bà càng có nhu cầu thể hiện cái tôi riêng tư của mình. Tập thơ là lời tâm tình, thủ thỉ của người phụ nữ lắm ñắng cay, nhiều mất mát trong ñời tư. Tập thơ Nghiêng về anh (1992) là sự tiếp nối mạch thơ viết về tình yêu của Phan Thị Thanh Nhàn. Vẫn là nỗi cô ñơn thường trực trong trái tim người ñàn bà khát yêu, nhưng ở tập thơ này ta thấy Phan Thị Thanh Nhàn ñã lùi sâu hơn vào tiềm thức, thức nhận những giá trị nhân bản bằng sự chiêm nghiệm của một con người từng trải. Cuộc sống dù tồn tại ñan xen giữa xấu và tốt, giữa ñớn hèn và cao cả…thì lòng yêu ñời, niềm tin vào cuộc sống vẫn nồng nàn trong trái tim thi s ĩ. Năm 1999, Phan Thị Thanh Nhàn xuất bản tập Bài thơ cuộc ñời. Với 44 bài thơ trong thi phẩm, bà ñã gửi vào ñó những xúc cảm về 10 cuộc ñời và con người. Tập thơ vẫn là nỗi lòng của người phụ nữ luôn mang trong mình những khát khao ñược giao cảm, ñược thấu hiểu và có cả sự kiếm tìm, lắng ñợi, song giọng thơ ở ñây ñã có phần từng trải, mang tính chất chiêm nghiệm nhiều hơn. Từ tập thơ ñầu tay Tháng giêng hai ñến Bài thơ cuộc ñời là một quá trình lao ñộng nghệ thuật không mệt mỏi của Phan Thị Thanh Nhàn. Mỗi tập thơ mang một dấu ấn riêng, thể hiện những vui buồn, trải nghiệm, của một người phụ nữ khao khát sống, khao khát yêu và thành thật ñến tận cùng với mọi cung bậc cảm xúc của mình. 1.3. Thơ Phan Thị Thanh Nhàn trong mạch nguồn thơ nữ hiện ñại Việt Nam 1.3.1. Diện mạo thơ nữ hiện ñại Việt Nam Phong trào Thơ mới (1932 – 1945) xuất hiện ñã mở ra một thời kỳ phát triển mới của thơ ca Việt Nam. Thời ñại Thơ mới ñã tạo nên nhiều tài năng thơ, bên cạnh những tên tuổi: Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Lưu Trọng Lư…có rất nhiều tên tuổi của các nhà thơ nữ thành danh và tạo dấu ấn trên thi ñàn: Vân Đài, Anh Thơ, Hằng Phương…Đặc ñiểm nổi bật của các cây bút nữ là sự quan sát tinh tế, cái nhìn lấp lánh tình yêu thương và dạt dào niềm hòa cảm với cuộc ñời. Từ sau cách mạng tháng Tám, ñặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ñã xuất hiện nhiều cây bút xuất sắc. Mỗi người, từ những trải nghiệm của bản thân, ñã mang ñến một dáng vẻ riêng góp phần làm phong phú thêm diện mạo một nền thơ. Chúng ta có thể tìm thấy ở thế hệ ấy những gương mặt như: Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Nguy ễn Đức Mậu, Nguyễn Mỹ…

Ngày đăng: 27/12/2013, 21:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w