Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 59 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
59
Dung lượng
1,45 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
ĐOÀN VĂN Sĩ
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ
THANH THẢO QUA HAI TẬP
DẤU CHÂN QUA TRẢNG CỎ
VÀ KHÓI VUÔNG RUBIC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
•
•
•
•
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
ThS. D Ư ƠN G THỊ THỦY HẰNG
HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới cô
giáo: ThS. Dương Thị Thúy Hằng - người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo
để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ Văn,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho tôi được thực hiện khóa
luận này, đây là một cơ hội tốt để tôi bước đầu hình thành các kĩ năng nghiên cứu
khoa học.
Mặc dù đã có những cố gắng song chắc chắn khóa luận không thế tránh khỏi
những thiếu sót, tôi mong rằng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô
và các bạn để khoá luận hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 05 năm 2015
Tác giả khóa luận
Đoàn Văn Sĩ
LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này là kết quả của bản thân tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu. Bên cạnh đó, tôi nhận được sự quan tâm của các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ
Văn, đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo: ThS. Dương Thị Thúy
Hằng.
Hà Nội, ngày 01 tháng 05 năm 2015
Tác giả khóa luận
Đoàn Văn Sĩ
M Ụ C LỤ C
MỞ Đ Ầ U ......................................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề t à i ...................................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đ ề ....................................................................................................................... 1
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên c ứ u ....................................................................................3
4. Phương pháp nghiên c ứ u ...................................................................................................3
5. Cấu trúc khóa lu ậ n .............................................................................................................. 3
NỘI D U N G ................................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT C H U N G ................................................................................. 4
1.1. Thế giới nghệ thuật th ơ .................................................................................................. 4
1.2. Thơ Việt Nam thời hậu chiến (19 75-19 85 )...............................................................5
1.3. Thanh Thảo: Tiểu sử - Hành trình sáng tác - Quan niệm nghệ thuật................. 7
1.3.1. Tiếu s ử .........................................................................................................................7
1.3.2. Hành trình sáng tá c ..................................................................................................8
1.3.3. Quan niệm nghệ th u ậ t........................................................................................... 19
1.4. Hai tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ và Khối vuông R ubic..................................18
1.4.1. Dấu chân qua trảng cỏ (1 978)............................................................................ 18
1.4.2. Khối vuông Rubic ( Ị 9 8 5 ) ..................................................................................... 19
CHƯƠNG 2: CẢM HỨNG NGHỆ THẬT CHỦ ĐẠO TRONG DẤU CHẤN QUA
TRẢNG CỎ VÀ KHÔI VUÔNG R U B Ỉ C ............................................................................. 21
2.1. Cảm hứng sử thi............................................................................................................. 21
2.1.1. Cảm hứng về chiến tranh bi
tráng.................................................................. 22
2.1.2. Cảm hứng về cái tôi thê h ệ .................................................................................. 23
2.2. Cảm hứng thế sự - đời t ư .............................................................................................30
2.2.1. Triết luận về đời sổng (đời thường, tình yêu và hạnh p h ú c . .. ) ...................31
2.2.2. Đổi thoại với quá k h ứ ............................................................................................34
CHƯƠNG 3: M ỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC NGHỆ TH U ẬT TRONG
DẤU CHẦN QUA TRẢNG CỎ VÀ KH ÓI VUÔNG R Ư B I C ..........................................37
3.1. Thể t h ơ ............................................................................................................................. 37
3.1.1. Thơ lục bá t................................................................................................................37
3.1.2. Thơ tự d o .................................................................................................................. 38
3.1.3. Thơ văn x u ô i ............................................................................................................40
3.2. Biểu tượng t h ơ ................................................................................................................ 41
3.2.1. Biêu tượng c ỏ ..........................................................................................................42
3.2.2. Biêu tượng ngọn lử a ..............................................................................................44
3.3. Ngôn ngữ t h ơ ..................................................................................................................47
3.3.1. Ngôn ngữ đậm chât đời thường............................................................................47
3.3.2. Ngôn ngữ thơ nhiêu khoảng t r ô n g ...................................................................... 49
KẾT L U Ậ N ................................................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thanh Thảo là một gương mặt cá tính, khó nhầm lẫn trong đội ngũ các nhà
thơ trẻ thời kì chống Mĩ, một cây bút luôn biết tự làm mới mình bằng những sáng
tạo và cách tân độc đáo. Ỏ ông, hiện lên một người nghệ sĩ kiên trì, quyết liệt, sống
hết mình với thơ, với cái đẹp. Ông luôn luôn tìm tòi, đối mới hình thức nghệ thuật,
mở rộng biên độ sáng tác.
Trưởng thành từ trong phong trào thơ trẻ những năm cuối của cuộc kháng
chiến chống M ĩ cứu nước, tiếng thơ Thanh Thảo là một tiếng nói riêng, khó nhầm
lẫn, một tiếng nói trung thực của một thế hệ cầm súng đứng trước vận mệnh của dân
tộc và lịch sử. Sau 1975, đặc biệt trong giai đoạn hậu chiến (1975 - 1985), Thanh
Thảo đã dành nhiều tâm huyết cho việc đổi mới thơ ca, làm mới hình thức biểu đạt
của thơ, cách tân cấu trúc thơ với những cảm hứng nghệ thuật đậm chất nhân sinh.
Điều này được thế hiện rõ nét trong thế giới nghệ thuật thơ Thanh Thảo. Việc tìm
hiếu thế giới nghệ thuật thơ Thanh Thảo chính là việc tìm hiếu sự sáng tạo nghệ
thuật, quan niệm về nghệ thuật, các phương diện hình thức nghệ thuật... của tác giả.
Không chỉ là tác giả thơ định hình phong cách sáng tác khá rõ nét, sáng tác
của Thanh Thảo còn hiện diện trong chương trình giáo dục phổ thông, với thi phẩm
Đàn g h i ta của Lorca. Điều này có thể xem là một bằng chứng về sự ghi nhận
những đóng góp của Thanh Thảo đối với nền thơ hiện đại Việt Nam.
Trong hệ thống tác phẩm khá bề thế của Thanh Thảo, hai tập Dấu chân qua
tràng cỏ và K h ối vuông Rubỉc được xem là hai tập thơ tiêu biểu hơn cả. Chúng tôi
cho rằng, việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong hai tập thơ này sẽ góp phần quan
trọng trong việc hình dung rõ nét về phong cách nghệ thuật thơ Thanh Thảo.
Trên cơ sở đó, chúng tôi lựa chọn đề tài: “T h ế giới n g h ệ th u ậ t th ơ Thanh
Thảo qua h ai tập D ấu chân qua trảng cỏ và Khối vuông R ubỉc
2. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay, đã có rất nhiều các ý kiến, bài viết, chuyên luận, luận văn, luận
án... bàn về thơ Thanh Thảo. Đa số các nhà nghiên cứu khi đánh giá về Thanh Thảo
1
đều đánh giá thơ ông “mớ/” và “lạ”, một bản lĩnh thơ luôn táo bạo, quyết liệt với sự
cách tân thơ ca rõ rệt.
Trong bài Tha nh Thảo - nghĩa k h í và cách tân {2004), TS. Chu Văn Sơn
khẳng định: “ Fđ đến nay, dấu ẩn mạnh m ẽ anh gieo vào lòng người đọc cũng là
những táo bạo của một bản lĩnh dám dấn thân, dám tiên phong. Đó không p hả i là
những dấu chân thảm cỏ thời gian hiền lành mà những dấu chân m ở loi giữa chông
gai nhiều khi rớm m á u”.
Ớ T ha nh Thảo - g ư ơ n g m ặt tiêu biếu sau 1975, nhà nghiên cứu PGS.TS.
Bích Thu đã đưa ra ý kiến sắc sảo: “Thanh Thảo đã đem đên cho người đọc một
thực đơn tỉnh thân mới mẻ và độc đáo, làm p hong p h ủ tiêng nói của thơ hôm nay”.
PGS.TS. Mai Hương trong bài “N g h ĩ về đóng góp của đội ngũ trẻ trong th ơ
chốn g M F’ in trên Tạp chí Văn học số 1 năm 1981, đã đánh giá “ Thanh Thảo là một
trong những cây bút tiêu biêu cho khuynh hướng tăng cường chất chính luận khái
quát trong thơ ca chong M 7 \
Trong bài viết T hanh Thảo - N h à th ơ của n h ữ n g cách tân đầy sáng tạo,
tác giả Đỗ Quang Vinh cho rằng “Thanh Thảo đặc biệt chủ ỷ đến việc xây dựng các
hệ thông hình tượng được kêt câu theo kiêu phức điệu của âm nhạc giao hưởng
nhằm tạo ra nhiều tầng ngữ nghĩa đa dạng và độc đảo. Có khi anh sử dụng thủ
pháp đong hiện - so sánh của điện ảnh, có khi là thủ phảp giản cách, ước lệ của
sân khâu hiện đại, có khỉ anh mô phỏng lôi nói của nhà thơ dấn gian Việt Nam
nhưng thôi vào đó tâm hồn của thời đại mình đang sông. Thơ anh trong những
trường hợp này luôn giàu nhạc tỉnh và trùng điệp hình tượng, câu trúc cấu thơ, bài
thơ biên hóa một cách thông minh, kì ảo”.
Và rất nhiều nhà nghiên cứu khác cũng quan tâm đến thơ Thanh Thảo như
Mai Bá Ãn, Lại Nguyên Ân, Bửu N am ... Tuy vậy, các tác giả này mới chỉ dừng lại
ở việc chỉ ra những nét đặc trưng trong thơ và trường ca Thanh Thảo.
Từ đây, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “T h ế giới n g h ệ th u ậ t thơ
T hanh Thảo qua hai tập D ấu chân qua trảng cỏ và K hối vuông Rubic
2
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. N hiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận này là đi sâu vào thế giới nghệ thuật thơ
Thanh Thảo trong tương quan giữa nội dung và hình thức biêu hiện trong hai tập
Dấu chân qua trảng cỏ và Khối vuông R ubỉc và toàn bộ sáng tác của ông. Qua đó,
thấy được giá trị độc đáo của thơ Thanh Thảo và vị trí của ông trong nền thơ ca Việt
Nam.
3.2. Phạm vỉ nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian cũng như khả năng của người bước đầu tập làm
nghiên cứu khoa học, nên ở khóa luận này, chúng tôi đi sâu vào việc tìm hiểu thế
giới nghệ thuật thơ Thanh Thảo qua hai tập Dấu chân qua trảng cỏ và K hối vuông
Rubỉc trên các phương diện: cảm hứng nghệ thuật và hình thức nghệ thuật (thể thơ,
biểu tượng thơ, ngôn ngữ thơ).
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành so sánh với các sáng tác của
ông bên cạnh các tập thơ, tập trường ca khác đê khóa luận được chuyên sâu hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đe thực hiện đề tài, khóa luận kết hợp, vận dụng các phương pháp nghiên
cứu:
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
5. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần M ở đầu và Ket luận, khóa luận được tổ chức theo ba chương là:
Chương 1: Giới thuyết chung.
Chương 2: Cảm hứng nghệ thuật chủ đạo trong Dấu chân qua tráng cỏ và
Khối vuông R ubỉc.
Chương 3: Một số phương diện hình thức nghệ thuật trong D ấu chân qua
trảng cỏ và K hối vuông Rubic.
Cuối cùng là Tài liệu tham khảo.
3
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: GIỚI THUYÉT CHUNG
1.1. Thế giới nghệ thuật thơ
Năm 1985 trong luận án tiến sĩ khoa học: “S«’ h ình thành và n h ữ n g vấn đề
của ch ủ nghĩa hiện thực x ã hội ch ủ nghĩa trong văn học Việt N am hiện đạV\
PGS.TS Nguyễn Nghĩa Trọng đã xác định hàm nghĩa khái niệm thế giới nghệ thuật
như sau:
“ 77zé giới nghệ thuật là một phạm trù m ỹ học bao gồm tât cả các yêu tô của
quá trình sáng tạo nghệ thuật và tât cả kêt quả của quá trình hoạt động nghệ thuật
của nhà văn. Nó là một chỉnh thê nghệ thuật và một giá trị thẩm mỹ. (...) Thế giới
nghệ thuật là thiên nhiên thứ hai được người nghệ s ĩ tạo dựng trong đó chứa đựng
hiện thực và quan niệm về hiện thực, tự nhiên và con người... là thê giới sinh động
và đa dạng vố cùng, môi nhà vãn, môi trào lưu vãn học, môi dân tộc, môi thời kì
lịch sử đều có thế giới nghệ thuật riêng của m ình” [17, 63].
Trong cuốn “T ừ điến th uật n g ữ văn họ c” , nhóm tác giả Lê Bá Hán -Trần
Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) định nghĩa “ 77zể giới nghệ thuật là một khái
niệm chỉ tính chỉnh thê của sáng tạo nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác
phẩm, một tác giả, một trào lưu) ” [9, 302 - 303].
Nghiên cứu cụ thế loại thơ trữ tình, trong cuốn “Thơ trữ tình Việt N am 1975
- 1990” (1998), tác giả Lê Lưu Oanh đã chi tiết hóa khái niệm này qua hình tượng
cái tôi trữ tình. Tác giả viết: “Gọi cái tôi trữ tình là một thế giới nghệ thuật bởi thế
giới nội cảm này là một thê thông nhât có ngôn ngữ và quy luật riêng phụ thuộc vào
lịch sử cá nhân, thời đại... Đi sâu vào thế giới riêng được coi như một kênh giao tiêp
với những mã sỏ, ký hiệu, giọng nói, chương trình riêng cẩn có thao tác phù hợp. Thê
giới nghệ thuật của cái tôi trữ tình là thế giới mang giá trị thẩm m ỹ” [18, 33 - 35].
Cách hiểu của tác giả cũng giúp chúng tôi định hướng một cách cụ thể trong
việc khám phá thế giới nghệ thuật.
4
Ngoài ra, còn có một số công trình của các tác giả cũng đề cập đến khái niệm
này như: GS. Nguyễn Đăng Mạnh với “ Con đ ư ờ n g đi vào th ế giới n g h ệ thu ật của
nhà v ă n ”(1996), GS. Trần Đình Sử với “N h ữ n g th ế giới n gh ệ th u ậ t t h ơ ”( l 997) ...
Chúng tôi nhận thấy đây là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều yếu tố, nên
việc tìm hiếu kĩ trong khóa luận này là rất khó. Vì thế, trong khóa luận này, chúng
tôi chỉ khái quát các yếu tố cơ bản của khái niệm thế giới nghệ thuật trên cơ sở tập
trung làm rõ một số vấn đề như: Cảm hứng nghệ thuật, thế thơ, ngôn ngữ thơ, biếu
tượng thơ... từ đó sẽ vận dụng vào việc tìm hiếu thế giới nghệ thuật thơ Thanh
Thảo qua hai tập D ấu chân qua trảng cỏ và K hối vu ôn g Rubic.
1.2. Tho’ Việt Nam thời hậu chiến (1975-1985)
Năm 1975, cuộc kháng chiến chống M ĩ kết thúc, lịch sử dân tộc Việt Nam
mở sang trang mới đồng nghĩa với việc một nền văn học mới cũng ra đời và có
những biến đổi sâu sắc, toàn diện với những đặc điểm, quy luật vận động của nó.
Những năm đầu của thời kỳ hậu chiến, dư âm của cuộc chiến tranh trường kỳ vẫn
còn in đậm trong sáng tác của các nhà thơ chiến sĩ nên văn học giai đoạn này vẫn
mang màu sắc, âm hưởng của văn học thời kỳ chống Mĩ. Càng về sau, những
người cầm bút đã có sự thay đổi trong tư duy, có cái nhìn và cách tiếp cận hiện
thực đời sống mới mẻ. Cái tôi sử thi dần chuyển sang cái tôi thế sự, đời tư. Sự vận
động của các thế loại văn học như: thơ, văn xuôi, kịch đã góp phần tạo nên những
thành công bước đầu, tạo đà cho bước nhảy vọt của văn học sau 1986.
Mười năm sau chiến tranh, thơ ca Việt Nam được viết theo cảm hứng mới,
hình thức mới. Tiêu biểu cho kiểu sáng tác này là D ấu chân qua trảng cỏ và Khối
vuông R u b ỉc của Thanh Thảo, Đ ư ờ n g đến th à n h p h ố của Hữu Thỉnh, B à i th ơ
k h ô n g năm thá ng của Lâm Thị M ỹ Dạ, T ự h á t của Xuân Quỳnh, Á n h trăng của
Nguyễn Duy, N g ư ờ i đàn bà ngồi đan của Ý Nhi, N g ôi n hà có ngọn lửa ẩm của
Nguyễn Khoa Đ iềm ... Như vậy, đề tài thơ ca thời kì này đã có sự thay đổi, từ đề
tài cuộc chiến tranh, đề tài về nhân dân anh hùng, quật khởi đã được chuyến dần
sang đề tài cuộc sống đời thường, đi sâu phản ánh những vấn đề nhân sinh, tâm
trạng của cái tôi cá nhân sau cuộc chiến với nhiều tìm tòi phong phú, thể hiện
5
những suy nghĩ thấm thìa về cuộc đời, con người: “Sau chiến tranh và những năm
gần đây, thơ bắt nhịp cuộc sống đa chiều hơn, p h ứ c tạp hơn. Cảm hứng ngợi ca
trong thơ hôm nay dường như lẳng lại, thaỵ vào đó là những dòng thơ mang chính
nội tâm tác giả, trước sự bề bộn, lo toan đời thường. Nhà thơ hướng vào nội tâm
lấy cái tôi làm chủ đạo. Sự đôi mới trong thơ hôm nay là trở về với bản chất vốn
có của thơ, tạo ra giọng điệu thích hợp với thời đại mình song” ( S ự đối m ớ i trong
th ơ - N g u y ễ n Đ ức M ậu). Cũng trong thời hậu chiến này, nhiều nhà thơ đã dồn
sức cho việc hoàn thành trường ca để nói lên những vấn đề mới, bao quát hiện
thực của đất nước và nhân dân. Có thể nói, đây là giai đoạn nở rộ của trường ca,
trong đó tiêu biểu nhất là các trường ca: N h ữ n g n g ư ờ i đi tới biến của Thanh
Thảo, Ngọn giáo búp đa của Ngô Văn Phú, Đ ư ờ n g tới th à n h p h ố của Hữu Thỉnh,
Trường ca s ư đoàn của Nguyễn Đức Mậu, Đ ấ t n ư ớ c h ìn h tia chớp của Trần
Mạnh H ảo...
Có thế nói, phong trào sáng tác thơ dần trở lại gắn bó với cuộc sống hiện
tại. Những vấn đề trong chiến tranh không được đụng chạm đến thì nay đã được
khơi sâu, nhấn mạnh. Đó là những vấn đề về thân phận cá nhân, về cuộc mưu sinh,
vật lộn của con người sau cuộc chiến, về những phía chìm, mặt khuất của thế giới
nội tâm con người... Thơ giai đoạn hậu chiến đã vượt qua ranh giới, khuôn khổ
của giai đoạn trước, để đi vào tầng sâu, vùng xa của tình cảm con người.
Trong lúc này, cả thế hệ nhà thơ cùng đứng vào dàn đồng ca thế hệ, ca ngợi
để giữ vững niềm tin vào non sông, đất nước và định hướng cuộc sống:
“Ta sông thật đây, gian khô đêm ngày
Mà cứ tưởng bay trong mơ ước
Bữa cơm khoai, ít cá nhiều rau
Mà ngăn sống làm điện, khoan biên làm dầu
Chân dép lốp
Mà lên tàu vũ trụ ”
(M ột n h à n h x u â n - Tố H ữ u )
6
Cùng với cảm hứng ngợi ca đó, trong thơ bắt đầy xuất hiện những giọng
trầm có dư vang, mang cảm hứng thế sự. Thơ chuyển từ hiện thực cách mạng,
hiên thực chiến tranh sang những vấn đề riêng tư thường nhật: cô đơn, sự suy tư,
triết lí về thân phận cá nhân, cuộc đời. Chế Lan Viên đã sớm nhận ra sự thay đổi
cảm hứng, sự thay đổi đối tượng mà cất lên:
“Những nhà thơ bỏ các đề tài khoáng đạt
về trong phòng con ngột ngạt
Như con hổ đại ngàn
Hoá chú mèo con ”
(Đe tài)
Neu như các bài thơ khác mang cảm hứng ngợi ca, con người được nhìn
nhận nghiêng về bề nổi thì cảm hứng thế sự, thơ chú ý phân tích, lí giải con người
trên nhiều bình diện, cả bề nối lẫn bề chìm. Các tác giả đã viết lên những vần thơ
khao khát tìm lại mình, tìm lại những giá trị đích thực trong cuộc đời, trong tình
yêu bằng những rung động chân thành:
“Em trở về đủng nghĩa trái tim em
Biêt khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biêt yêu anh và biêt được anh yêu ”
( T ự há t - X u â n Q uỳnh)
Qua khảo sát thơ mười năm thời hậu chiến, mặc dù cảm hứng ngợi ca vẫn
là nổi trội nhưng mạch ngầm ẩn sâu trong đó là cảm hứng thế sự đời tư, giai đoạn
khởi động để chuân bị cho những bứt phá mạnh mẽ sau 1985.
Tìm hiểu thơ Việt Nam thời kỳ hậu chiến không chỉ có ý nghĩa khoa học mà
còn có ý nghĩa thực tiễn trong việc nghiên cứu, giảng dạy về tác giả và tác phẩm thơ
thời kỳ hiện đại.
1.3. Thanh Thảo: Tiểu sử - Hành trình sáng tác - Quan niệm nghệ thuật
1.3.1. Tiểu s ử
Nhà thơ Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công sinh năm 1946, quê gốc xã
Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Tốt nghiệp khoa Ngữ Văn, trường Đại
7
học Tống hợp Hà Nội, Thanh Thảo tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam.
Sau 1975, ông hoạt động trong lĩnh vực văn nghệ và báo chí. Ông giữ chức vụ Phó
chủ tịch Hội đồng thơ, Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật
Quảng Ngãi.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông viết tới 9 trường ca: N h ữ n g người
đi tới biển (1976), Trẻ con ở Sơn M ỹ (1976 - 1978), N h ữ n g nghĩa s ĩ c ầ n Giuộc
(1978 -1980), B ù n g n ỗ của m ù a x u â n (1980 - 1981), Đêm trên cát (1982), Trò
chuyện với n h â n vật của m ìn h (1983), c ỏ vẫn m ọc (1983), Khối vuông Rubic
(1985), M êtrô (2009) và 5 tập thơ: Tàu sắp vào ga (1986), Bạch đàn gởi bạch
dư ơng (1987), T ừ m ộ t đến m ộ t trăm (1988), T ha nh Thảo ly 2, 3 (2007), T ha nh
Thảo 70 (2008). Ngoài thơ ca, ông còn viết tiểu luận, phê bình văn học... với
những đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam giai đoạn hiện đại sau 1975.
Năm 1979, Thanh Thảo được nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam
cho tập thơ D ấu chân qua trảng cỏ và giải thưởng của Ban Văn học Quốc phòng
An ninh cho tập trường ca N h ữ n g ngọn sóng m ặ t trời vào năm 1995. Vinh dự hơn
cả, năm 2001, ông được nhận giải thưởng Nhà nước (đợt 1) về văn học - nghệ thuật
và giải thưởng của Hội âm nhạc Việt Nam cho tập Trường ca chân đất.
Những năm gần đây, Thanh Thảo vẫn tiếp tục làm thơ đồng thời viết báo,
tiểu luận phê bình và nhiều thể loại, nhưng đóng góp quan trọng và đặc sắc nhất của
ông vẫn là thơ ca.
1.3.2. H à n h trình sáng tác
• Tho’ Thanh Thảo trước 1975
Khi “ cả đât nước dàn hàng gánh đât nước trên vaV\ Thanh Thảo cùng bạn
bè của mình gác bút nghiên, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, tham gia
chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Vào chiến trường, người chiến sĩ ấy đã đến với
thơ văn bằng không khí sục sôi của cuộc chiến ác liệt, bằng cả bầu nhiệt huyết của
một người thanh niên cộng sản. Bên cạnh nhiệm vụ chiến đấu, Thanh Thảo đã cho
ra đời những “quả đầu mứa” đã chinh phục được đông đảo độc giả lúc bấy giờ.
Đúng như Thiếu Mai nhận xét trong “T h anh Thảo, th ơ và trường ca”: “Thanh
8
Thảo đã đem đến cho độc giả một thực đơn tinh thần mới mẻ và độc đáo”, “Thơ
Thanh Thảo có dáng riêng” đã làm phong phú thêm cho tiếng nói chung của thi đàn
thời chống Mĩ.
Sự mới mẻ, độc đáo của thơ Thanh Thảo trước 1975 không phải ở đề tài hay
cảm hứng, mà các sáng tác của ông giai đoạn này vẫn hướng về vùng hiện thực mà
văn học của cả thời đại này quan tâm: hiện thực chiến tranh cùng với những vấn đề
nhân sinh mới mẻ. Cái riêng của Thanh Thảo là ông đã phản ánh hiện thực với điểm
nhìn, giọng điệu riêng, không hoà lẫn. Là một người trung thực, có nghĩa khí, có
lòng yêu mến quê hương, đất nước, nhân dân, nhà thơ Thanh Thảo đã chọn cho
mình giọng thơ trữ tình đằm thắm, giàu “hiện thực” và “c/za/ n g h ĩ ’ (Chu Văn Sơn).
Nhiều vần thơ của Thanh Thảo đậm chất suy tư và trăn trở: “Chúng tôi không muốn
chêt về hư danh/ Không thế chết vì tiền bạc/ Chứng tôi xa lạ với những tin tưởng
điên cuồng/ Những liều thân vô ích/ Đất nước đẹp mênh m ang/ Đất nước thẩm tự
nhiên đên tận cùng máu thịt/ Chỉ riêng cho Người chúng tôi dám chêtỉ/ Đêm nay ai
cẩm tay nhau vào tiệc cưới/ Ai thức trắng lội sình ai trầm ngâm viêt những câu thơ
thông m inh/ A i trả nghĩa đời mình bằng máu ” ịThủ' nói về hạ n h p h ú c )
Giai đoạn này chính là bước chuẩn bị quan trọng cho những giai đoạn sáng
tác sau này của nhà thơ.
• Thơ Thanh Thảo từ 1975 - 1985
Đây có thê coi là giai đoạn nở rộ trong cuộc đời thơ Thanh Thảo với hàng
loạt các trường ca ra đời đã đưa ông trở thành “ông vua trường ca” (Chu Văn Sơn).
Trường ca đầu tiên gây được tiếng vang lớn đó là trường ca N h ữ n g n gư ờ i đì tới
biến (1976). Sau đó là hàng loạt các trường ca ra đời trong thời gian rất ngắn: Trẻ
con ở Sơn M ỹ (1976 - 1978), N h ữ n g nghĩa s ĩ c ầ n Giuộc (1978 - 1980), B ù n g n ỗ
của m ù a x u â n (1980 - 1981), Đêm trên cát (1982), Trò chuyện với n hân vật của
m ìn h (1983), Cỏ vẫn m ọc (1983), K hối vuông Rubic (1985)...
Ở thời kì này, đóng góp mới mẻ của Thanh Thảo trước hết thể hiện ở phương
diện nội dung. Thanh Thảo là nhà thơ của “nghĩa khỉ và cách tân”, là nhà thơ ''Чар
lánh chất người” (Chu Văn Sơn). Ông đam mê tìm kiếm chất người trong những
9
con người có nghĩa khí. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà ông viết nhiều và viết
rất hay về nhân dân, về thế hệ mình, về mẹ, về những nhân vật đã làm nên lịch sử,
văn hoá của dân tộc, nhân loại. Đó là những N g ư ờ i m ẹ B à n g Long, M ẹ Q uảng
B ình, N h ữ n g bà m ẹ K h ơ -m e... Đó là nhà thơ “ làm loạn” Chu Thần Cao Bá Quát.
Đó là Lorca của đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp... Họ dù ở đâu, làm gì vẫn gặp
nhau ở chất người “lấp lánh ” ...
Cùng với những đóng góp về nội dung, thơ Thanh Thảo giai đoạn này luôn
thể hiện những đột phá táo bạo trong cách tân nghệ thuật. Điều này góp phần làm
nên nét độc đáo trong phong cách thơ Thanh Thảo. Sự đổi mới trong cấu trúc thơ
của ông là nét tiêu biểu trong cách tân nghệ thuật. Đó là kiểu kết cấu Rubic, kết cấu
giao hưởng, kết cấu điện ảnh... làm cho trường ca Thanh Thảo không thiên về kể lể,
chi tiết vụn vặt mà đào sâu vào tư duy, mang tính triết luận sâu sắc.
•
Thơ Thanh Thảo từ 1986 đến nay
So với giai đoạn trước, giai đoạn này, thơ ông có phần dịu lắng, nhưng ông
vẫn âm thầm đổi mới cho thơ ca. Với năm tập thơ được xuất bản (gồm cả một số
sáng tác trước 1975): Tàu sắp vào ga (1986), B ạ ch đàn gởi bạch dư ơ ng (1987), T ừ
m ộ t đến m ộ t trăm (1988), T ha nh Thảo 1 2 3 (2007), T han h Thảo 70 (2008) và
một trường ca viết về Trường Sơn vừa ra mắt bạn đọc - trường ca Mêtrô (2009),
Thanh Thảo tiếp tục có những đóng góp quan trọng cho nền văn học của dân tộc.
Ngoài thơ ca, ở giai đoạn này Thanh Thảo còn viêt tiêu luận, phê bình văn học. Ba
tập tiểu luận phê bình: N gón th ứ sáu của bàn tay (1995), M ã i m ãi là b í m ậ t (2004),
Trò chuyện với dòng sông (2009) là minh chứng hùng hồn cho quá trình lao động
nghệ thuật không biết mệt mỏi của Thanh Thảo... Người chiến sĩ khí tiết ấy đã,
đang và sẽ cống hiến hết mình cho sự nghiệp văn học nước nhà.
1.3.3. Quan niệm nghệ thuật
* Quan niệm về thơ
Thanh Thảo đã không ít lần phát biểu quan niệm của mình về thơ trong các
bài trả lời phỏng vấn, các bài tản văn, tiểu luận - phê bình... Nỗ lực định nghĩa thơ,
gọi tên thơ Thanh Thảo cũng là khát khao chính đáng của bất kỳ người cầm bút nào.
10
Biết bao thế hệ thi sĩ tự cố chí kim đã không ngừng dằn vặt suốt cuộc đời mình để
đi tìm chân dung đích thực của nàng thơ, mà muôn đời đó vẫn là một bí mật lớn
không dễ gì hoá giải. Với Thanh Thảo, nói về thơ cũng là một cách đế giãi bày
nguồn năng lượng sáng tạo chưa kịp chuyến hoá thành thơ, là con đường đế người
nghệ sĩ tỏ bày những suy tư của mình lên trang giấy một cách trực diện nhất.
Theo Thanh Thảo, thơ là một thế giới bí ẩn. Đó là “tiếng nổi của tâm linh,
tiếng nói của sự chiêm nghiêm nhiều khi là cả đời người, của nhiều đời người
(T hanh Thảo), là “Ấ:m/z thánh của tâm hổn”, là “thứ không thê mua và không thê
bán” [25, 233]. Thơ “cao hơn bản năng. Đó là tiêng gọi từ một thiên năng” [25,
299], do đó không phải lúc nào cũng nằm trong tầm nắm bắt của con người: “Thơ
vân là cái gì mờ m ờ ảo ảo, vân là cái gì ta vừa băt được đó lại vừa tuột mât. Thơ
vân là hình bỏng, đôi khi là bóng của bóng nữ ” (T h anh Thảo). Trong ánh nhìn của
Thanh Thảo, thơ có vẻ nghiêng về phía của vô thức, nó xuất phát từ nguồn nội lực
sâu thẳm dồn nén tận sâu bên trong con người: “Thơ là tiếng thét trong im lặng, là
những dồn nén tận cùng dưới một vẻ bình thản như đất” (Trần H ữ u N ghiễm - Thơ
vẫn âm thầm tự hát). Đen với thơ ca, con người đang làm một cuộc hành trình đi
tìm mình, đi khám phá những bí mật vô tận ẩn náu trong những vùng tối tăm của
tâm hồn mình, bởi thơ “buộc tiềm thức, vố thức của ta phải làm việc, buộc ta phải
ngụp lặn xuông lòng nước toi, ngụp lặn vào chính những giấc mơ của ta” (Tản m ạn
về thơ ).
Chính vì vậy, theo Thanh Thảo, thơ là tiếng nói bí mật dành cho từng cá
nhân, là “thảnh đường dành cho một người, cho từng người một”. Ông cho răng:
“Thơ có thê cùng một lúc kích động được nhiều người, nhưng thơ lại chỉ dành cho
từng con người riêng biệt, từng con người muôn qua cảm nhận thơ đê cảm nhận
chính con người mình, và qua chính con người mình mà cảm nhận thế gỉớỉ” [1, 13].
Nói cách khác, thơ là con đường tương thông đi từ thế giới tinh thần của mỗi cá thế
ra thế giới bao la của vũ trụ. Mỗi người thông qua thơ đế khám phá chính mình,
hiểu và sống trọn vẹn với mình, với đời. Thơ thì thầm từng phận người, đồng cảm
với từng cá thể. Trong lãnh địa của thơ ca, mỗi cá nhân là một thế giới, mỗi con
11
người mất đi là không sao bù đắp, không sao cứu chuộc. Bởi, “Thơ đọc giữa quảng
trường thì cũng như thơ đọc trong xà-lim, cái chính là thơ chứ không phải nơi đọc
thơ. Cái chỉnh là từng người một tiêp nhận thơ, chứ không phải vạn người như một
tiếp nhận thơ” [1, 17].
Thơ gắn liền với số phận cá nhân của con người. Dù viết về vấn đề gì, dù
cách tân đến đâu, thơ muôn đời vẫn không đi ra khỏi tiếng nói của số phận. Thơ
trước hết là những ký thác của người nghệ sĩ, sau nữa là sự cộng hưởng của tâm hồn
thi nhân với những thân phận khác người trong cuộc đời.
thơ từ xưa tới giờ
luôn là kinh cẩu nguyện cho tâm hồn con người, nơi con người có thế sám hối, có
thê khăc khoải, có thê khao khát và công khai bày tỏ những khát khao thầm kín
nhât, nơi bât cứ một ảnh nhìn nào cũng đêu được “trong trẻo hoá ”, đêu thăng hoa,
hưởng thượng” (Ở giữa m ù a trăng). Theo đó, thơ không chỉ giải toả mà còn phản
ánh, không chỉ phản ánh mà còn thanh lọc. Thơ vừa mang hơi hướng độc thoại, vừa
có thế động đến những khoảng nhỏ rất riêng của tâm hồn mình. Sự đồng điệu không
chỉ đến từ những bài ca tập thể, nó là giai đoạn ngây thơ hồn nhiên ban đầu.
Mặt khác, thơ trong quan niệm của Thanh Thảo còn được nhấn mạnh ở khả
năng thức tỉnh. Trước hết đó là sự thức tỉnh của bản thân người cầm bút trước một
hình ảnh nào đó trong đời sống gọi dậy một tứ thơ đã ấp ủ. Sự thức tỉnh ấy không
phải là một tình trạng, mà là một trạng thái tinh thần đột hiện có nguồn gốc sâu xa
từ quá trình chiêm nghiệm lâu dài của nhà thơ về đời sống. Nói như Thanh Thảo:
“Con đường tới với thơ không phải là con đường phân tích, mà là con đường cảm
nhận, con đường của sự đột nhiên, của một bức thư tình từ một hình ảnh ít gặp,
hoặc chưa gặp nào đ ó Cái đột nhiên mà Thanh Thảo đề cập ở đây rất gần với sự
bừng ngộ của thiền gia. Kinh nghiệm tâm linh mà con người tích luỹ từ hành trình
tu chứng lâu dài đến khi chín muồi, chỉ cần bắt gặp một hình tượng ngẫu nhiên nào
đó cũng đều có thể khơi dẫn đến cảnh giới giác ngộ. Tương tự, những suy tư chất
chứa trong tâm tưởng nhà thơ bắt gặp một hình ảnh nào đưa đẩy, gợi nhắc, sẽ bùng
phát thành cảm hứng sáng tạo. Điều này Chu Quang Tiềm từng gọi là “sự phát sinh
của lỉnh cảm ’'': “Linh cảm phát sinh do sự uân nhưỡng của tiềm thức nên nó xuất
12
hiện bât thình lình, nhưng không phải là không có sự chuân bị (...) Gọi là linh cảm,
chính là tích luỹ ân dấu cả một kho thuốc nổ đế gặp có mồi lửa là nô bùng”. Như
vậy, cái nhìn thức tỉnh theo quan niệm của Thanh Thảo thực ra là sự bừng tỉnh của
tiềm thức, là cái đột khởi của tư tưởng đã được thai nghén lâu ngày.
Bên cạnh đó, thức tỉnh không chỉ là đặc trưng của hành trình sáng tạo mà còn
là chức năng của thơ ca. “Thơ cỏ ích không phải vì thơ giảo huấn ai, giáo dục ai,
cải tạo ai, mà vì thơ thức tỉnh con người trước cái “trăm năm ”, thơ đặt con người
đôi diện với nghìn năm, thơ cho con người m ột thoáng nhìn lại chính mình một cách
bình thản”. “Thơ luôn ở tầng ngầm, dòng sâu của dòng chảy cuộc sống. Nó chỉ chợt
đền với từng người, rôi chợt đi. Nhưng môi khoảnh khắc tỉêp xúc ây, thơ có thê
khiên con người bừng tỉnh, có thê khiên con người thay đôi (...). Và cải đáng quý
nhất ở thơ, là nó có khả năng khiên người đọc thơ, trong một chớp mắt, tự tách ra
khỏi bản thân mình đế nhìn lại chính mình, như m ặt trăng nhìn trải đất bằng một
ánh nhìn dịu dàng” (Tản m ạn về thơ).
Nhưng thơ không phải chỉ là sự tỉnh táo. Thanh Thảo từng viết: “Tôi xoay
những ô vuông. Cổ nhà thơ than rằng đời bây giờ tỉnh quả. Tôi, ngược lại, tôi
thích: tỉnh táo, tinh khôi, tỉnh bơ, tỉnh như sáoỉ Vì tôi biêt, cái tình đó chỉ là phía
nhìn thấy được của đam m ê ” [24, 25]. Và cũng chính ông, trong một bài viết khác:
“Nhìn tỉnh quả chưa chắc đã cỏ thơ hay. Và không nhìn thấy gì cả cũng chưa hãn
thơ vụt sáng. Thơ vân là cái gì m ờ m ờ ảo ảo, vân là cái gì tôi vừa băt được đó lại
vừa tuột đâu mât. Thơ vân là hình bóng, đôi khỉ là bóng của bóng nữa” (Người
đuổi h ình bắt bóng). Nhìn chung, “thơ là lủc đang rơi”. Thơ hay thường tồn tại
giữa các khái niệm: khả giải và bất khả giải, thân quen và mới lạ, ánh sáng và bóng
tối, mơ màng và thức tỉnh. “Thơ là chữ nghĩa mà cũng không là chữ nghĩa, là ỷ
thức mà không phải là ý thức, là vố thức mà không hăn là vô thức”. “Thơ cần cả
triêt học và phi-triêt-học, cần cả những khám phá của trí tuệ lân những trạng thái
vô lý, vô nghĩa của tâm hồn” (S ự đồng cảm trơng p h ê bình thơ). Cái nhìn của
Thanh Thảo đưa thơ vào thế giới của sự lưỡng lự đầy minh triết, một thế giới im
lặng sâu thẳm ẩn chứa những giá trị đa chiều.
13
Với Thanh Thảo, thơ vừa là nơi gửi gắm niềm vui hứng sáng tạo, đồng thời
cũng là chỗ dựa tinh thần cho con người, mà trước hết là cho chính bản thân người
làm thơ:
thơ lại hay được “đ ẻ ” ra trong những thời điếm khó khăn như vậy, bởi
nó vừa là ngôn chí vừa là cánh cửa giải thoát. Những khi đó, người bạn thân thiêt
nhất của nhà thơ chính là... thơ của mình” “Nơi nào thiệt thòi nhất, lặng thầm nhất,
đẳng cay nhất, nơi ấy cổ thơ như bạn đường, như đồng đội, như những hạt dẻ vô tư
và vô danh” (M iễn là dám bước qua giới hạn của m ình). Một câu thơ hay, một bài
thơ hay là cứu cánh của nghệ thuật, một phần vì nó thoả mãn nhu cầu bức bách của
tình cảm và năng lực sáng tạo, mặt khác vì nó tạo nên sức mạnh tinh thần cho con
người, đưa con người ra khỏi những cái buồn tẻ, tầm thường trong đời sống
“trong phút lâm lôi vô tận
những câu thơ chủng ta
rách tả tơi đói kém xanh xao
gượng dậy sau bao lần mệt lả ”
( n h ớ H .Đ và V.H.Đ)
Một đặc điểm quan trọng nữa của thơ ca theo Thanh Thảo là tính độc đáo.
Mỗi thế giới nghệ thuật thơ phải là một thế giới riêng biệt, mới mẻ, sống động.
“Thơ chăng ai giong ai, chăng ai mong giong ai, và khống có loi đi nào chung cho
cả hai nhà thơ cả. Đó là thách thức, và cũng là cải làm nên sức quyển rũ của thơ”
(M ười năm cõng th ơ leo núi). Phấm chất ấy góp phần quan trọng làm nên sức sống
bền bỉ của thơ ca vượt qua những giới hạn của đời người; ngược lại, nếu thiếu nó,
thơ sẽ không thể nào tồn tại. Đó là cái khắc nghiệt mà nhà thơ phải đối diện trong
hành trình sáng tạo của mình.
* Quan niệm về nhà thơ
Lev Tolestoi từng có một câu nói: “Thân phận nhà thơ cao hơn thân phận
của chính bản thân anh ta”. Bên cạnh sống cuộc đời riêng của mình với tư cách là
một con người bình thường, nhà thơ còn đa mang số phận của nghiệp cầm bút.
Anh ta phải lấy chính đời mình, chính những nghịch cảnh, những buồn đau
của mình làm đối tượng trước tiên đế suy nghiệm, mà mục đích cuối cùng không gì
14
khác là sáng tạo cái đẹp và kháng cự lại sự suy tàn. Theo Thanh Thảo: “ VỚ7 người
nghệ sĩ, nhiêu khi những nghịch cảnh lại là những đặc ân của só mệnh mà dâu
muon tránh, cũng không có cách gì tránh khỏi” ( Văn Cao vẫn đằng hà n h với
c h ú n g ta). Nhà thơ, nói đến cùng, luôn luôn và trước hết chỉ hướng sự quan tâm
đến bản thân, thông qua nỗi đau của bản thân để nói về nỗi đau của nhân loại, bởi
hơn ai hết, nhà thơ hiêu rằng: “phàm làm thơ dù viết về ai, về cái gì cuối cùng cũng
nhằm bộc lộ m ình” [25, 470], và “dù thi s ĩ một p h ú t thôi cũng không giấu nôi mình”
[24, 59]. Nhà thơ đi tìm thi hứng ở chính tâm hồn mình với tất cả những biến động
sâu thắm của nó: “Nhà thơ là người đảnh cá thả lưới vào chính mình, vào cái
khoảng biên đen sấu hút trong mình, mong được vài ba con cá, hay một nhánh san
hô, một ít rong rêu nào đó. Nghe được những cơn chân động, dù nhỏ, người làm thơ
sở hữu được một tiếng nói. Biêt chờ nó, lẳng nghe nó, là anh đã có thơ. Chăng có
“linh hồn vãn hoả, thân xác thơ ca ” nào cả, chỉ có một con người cô đơn đang lẳng
nghe mình, sau khi đã “m ở cửa ” cho tất cả thế giới vào mình” [26, 2].
Do đó, đối với thi sĩ, thơ là chốn giãi bày nhưng cũng là một hành trình cô
đơn. Sáng tác thơ tự trong nó hàm ẩn không chỉ là sự rung cảm mà còn là sự nối
loạn, là khiêu khích và tự khiêu khích. Nói cách khác, khi cầm bút nhà thơ đang tự
cứu mình cũng là đang tự làm tổn thương mình. Thanh Thảo từng nói về vấn đề này
như sau: “Thơ đi giữa can trường và hoảng hốt, đi giữa cái liều và nôi sợ... Thơ là
con dao găm “tôi tự ném vào khoảng trỏng” (Văn Cao), nhưng người bị thương lại
chính là tôi”. Quả thực, trang giấy trắng đối với người nghệ sĩ vừa là không gian
thăng hoa vừa là “pháp trường” . Nói như Ranicki: “Thơ là hình thức nhiều rủi ro
nhất”. Đen với thơ người nghệ sĩ phải dấn thân vào cuộc chơi đầy hứng thú nhưng
cũng đầy thách thức:
Một nghệ s ĩ đích thực là người thường phải “đi trên
d â y ’’trong những tác phâm của mình. Sự chênh vênh bập bềnh của ngôn ngữ được
thê hiện trong tác phâm lại là cùng một thước đo đê người ta đánh giá tài năng của
một nghệ s ĩ ngôn từ” (Đọc lại X u â n Diệu). Nhà thơ lúc nào cũng đi trên ranh giới
giữa sự sống và cái chết, giữa cái đẹp và sự tầm thường, giữa nỗi đau tinh thần và
niềm vui hứng sáng tạo:
15
“Có bao nhiêu con đường dân về minh triêt
Anh đã chọn con đường nguy hiêm nhât
Dang tay đi giữa đỉnh cao và vực sâu ”
{Người m ãi võ Sơn Đông)
Nhưng chính ở trạng thái chênh vênh đó mới là thời điểm những áng thơ hay
ra đời: “Không phải trên đỉnh núi hay đáy vực làm nên thơ hay, mà chính là lúc
đang rơi, lúc lơ lửng giữa đỉnh và vực là lúc mà nhà thơ cỏ được những thỉ phâm
xuất thần” (Ba khúc ca ngan về Bích Khê).
Theo Thanh Thảo, thi nhân chỉ có thể sáng tạo trong sự xuất thần, tức là lúc
niềm phấn khích thi ca trở nên bức bách, “đưa người làm thơ vào cách đi của người
mộng du, đi trong mơ với cặp măt m ở to, mở to nhưng như không thây gì, nghe tât
cả mà cuối cùng chỉ là những tiêng văng văng. Thân thê người làm thơ là một bộ
lọc, chỉ khi nào đế yên cho thân thê mình lọc lại đời sông, rồi bất chợt nó bật ra cái
gì, thì đó mới là thơ” [25, 300].
Nội lực tự ngã mạnh mẽ khiến nhà thơ có khả năng “đi trước” về trực giác.
Sự sáng tạo của nhà thơ không chỉ có ý nghĩa như một kiểu phát tiến cảm xúc hay
giải tỏa gánh nặng tinh thần, sứ mệnh cao cả hơn của anh ta là dự cảm. Từ chính
những ám ảnh của bản thân, nhà thơ phải tự hình thành cho mình một lý tưởng thẩm
mỹ, để tác phẩm của anh ta không chỉ dừng lại ở mức độ phản ánh những gì đang
tồn tại mà còn hình dung về những giá trị có khả năng hình thành hay biến mất.
Năng lực dự cảm ấy của người nghệ sĩ là một yếu tố quan trọng tạo nên tiềm năng
tự tái sinh của nghệ thuật: “Nhà văn không chỉ phản ánh mà còn phải nhìn thây
trước. Tác phâm và nhân vật của họ khống chỉ là tấm gương cô định hay “tâm
gương kéo trên đ ư ờ n g ” mà còn phải là tâm gương có khả năng tái sinh qua thời
gian, do những dự cảm về bản chất nhân vật, bản chất, hiện tượng của nhà văn đã
khiến tác phâm như tự tái sinh trong mat người đọc nhiều thế hệ” (Nhà văn “nhìn
thấy tr ư ớ c ”). Quan điếm này của Thanh Thảo hết sức có ý nghĩa trong việc lý giải
sức sống và khả năng sinh tồn của văn chương giữa một thời đại đầy biến động,
đồng thời nó cũng đặt ra sứ mệnh cho những người cầm bút, không chỉ tâm hồn của
16
họ mà còn với tinh thần của đời sống tinh thần của xã hội. Nhưng dẫu luôn hướng
về tương lai, thơ tuyệt đối không phải là sự phản bội hay cự tuyệt quá khứ: “Mỡỉ
nhà thơ đi qua cuộc đời này theo một lôi riêng, và trong khi hướng vê phía trước,
nhà thơ cũng biết nhìn về phía sau, về nơi từ đó mình ra đi” [25, 265]. Nhà thơ là
người không ngừng sống trong quá khứ, bởi đó là tất cả kinh nghiệm làm nên chiều
dày, chiều sâu tâm hồn của con người.
Mặt khác, nhà thơ, dù ở trong hoàn cảnh nào, phải luôn gìn giữ sự tự do
thơ cần sự tự do tuyệt đổi trong tâm hồn
trong tâm hồn. Thanh Thảo quan niệm:
người làm t h ơ ” (Đ ường thơ, Đường nào?). Tự do tâm hồn là điều kiện tiên quyết
đến nghệ sĩ trải nghiệm, suy tư và sáng tạo. Chính sự tự do ấy có khả năng khai
phóng nguồn năng lượng tinh thần của nhà thơ, mở đường cho những liên tưởng,
tưởng tượng không biên giới, đồng thời nuôi dưỡng khát khao của người nghệ sĩ đối
với cái đẹp. M à cái khát đầu tiên phải là khát vẻ đẹp của thơ, khát cái tuyệt mỹ của
từng câu thơ, từng phần thơ, từng bài thơ, khát cái sức mạnh có được đế thơ đến với
người đọc, khát cái sức sống của bài thơ ngay khoảnh khắc người ta đọc nó.
Một phẩm chất quan trọng khác của nhà thơ, theo Thanh Thảo, là sự chân
thành. Điều này có ý nghĩa như một sự định hướng về mặt tinh thần, rằng những tác
phẩm của người nghệ sĩ dù đi ngược về xuôi thế nào, trước sau vẫn phải chân thành
và trung thực với con người và đời sống. Người viết phải sống hết mình, yêu
thương và căm giận hết cỡ, và tuyệt đối chân thành với chính mình, cũng là chân
thành với cuộc đời. Cứ như thế, cộng với cái “trời cho” là tài năng, nhà văn sẽ có
tác phẩm, dù không “ngang tầm thời đại” gì đó như người ta hay nói một cách sáo
rỗng, thì đơn giản nhất, cũng khiến người viết không phải ngượng với chính mình.
* Q uan niệm về việc sáng tạo
Quan niệm của Thanh Thảo về việc sáng tạo gắn liền với quan niệm thơ và
nhà thơ. Theo ông, sáng tạo là biểu hiện của sự sống, nghệ thuật bắt nguồn từ nội tại
cuộc sống. Sự ra đời của thơ ca không nằm trong chủ ý của thi nhân nhằm đạt đến
sự bất tử về tên tuổi, nó trước hết là một kiếu phản ứng của nhà thơ đối với những
rung động tình cảm trong tâm hồn mình và thế giới. Thơ ra đời vì nhu cầu của nhà
17
thơ cần được giải tỏa khỏi những ẩn ức tinh thần, và trong quá trình tìm cách biểu
hiện những ẩn ức ấy, người nghệ sĩ đã tự lưu dấu mình lại trong thời gian một cách
hồn nhiên nhất. Nói cách khác đi, cùng vì bắt đầu từ sự sống và những năng lượng
sống mà nghệ thuật không bao giờ tàn lụi. Quan điếm này của Thanh Thảo có thể
được liên tưởng tới phát biểu của nhà phê bình Ranicki: “Ai làm thơ, người đó nổi
loạn chong lại cái vô hằng. Ngay cả khi nỏ bảo trước về sự sụp đô, tôn thờ cái chết
và ca ngợi sự suy tàn, thỉ ca - dù nó muốn hay khống - vân bác bỏ sự sụp đô, cái
chêt và suy tàn. Thơ là sự khăng định cuộc sông”.
Xuất phát từ một góc nhìn khác, Thanh Thảo cho rằng sáng tạo bên cạnh là
một hành trình tinh thần mang tính giải khuây còn là một phiêu lưu đầy hứng thú và
nguy hiêm. Một mặt, ‘V/ỉơ’ đưa người làm thơ vào cách đi của người mộng du, đi
trong mơ với cặp mắt mở to, mở to những như không thấy gì, nghe tất cả mà cuối
cùng chỉ là tiếng văng vẳng” [25, 300]. Thơ là nguyên nhân đem lại niềm hứng khởi,
khoái cảm thẩm mỹ cho nhà thơ, đồng thời cũng là duyên cớ đem lại cho nhà thơ biết
day dứt, khổ sở. Nhưng, vì tính hai mặt đó của thơ khiến con người không thể thiếu
thơ trong cuộc đời, bởi bản thân cuộc đời cũng là một bế hỗn độn vui - buồn, cười khóc. Nhà thơ Heine có lần tự hỏi liệu có phải thơ là căn bệnh của loài người, giống
như “viên ngọc thực ra chỉ là tác nhân khiến loài trai khốn khô”(Sämtliche Schriften
- Toàn tập tác phẩm ). Như vậy, cho đến cuối cùng, thơ vẫn “mãi mãi là bí mật”, là
một kênh giải thoát cũng là một chốn “đày ải” tinh thẩn con người trong một niềm
say mê, khát khao không bao giờ dứt.
1.4. Hai tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ và Khối vuông Rubic
1.4.1. Dấu chân qua trảng cỏ (1978)
Dấu chân qua trảng cỏ là một trong những tập thơ đầu tay của Thanh Thảo,
vừa trong sáng, hồn nhiên, vừa khiêm nhường và giản dị. Tập thơ Dấu chân qua
trảng cỏ chủ yếu viết về vẻ đẹp tâm hồn của người lính. Nó không ồn ào như những
tiếng kèn xung trận của cả thế hệ đang náo nức ra trận. Nó cũng không bay bướm
“ lãng mạn hoá” kiểu như thế thơ trữ tình cổ động “Không có kỉnh không phải vì xe
không có kính” rất tài hoa, kích thích trực diện vào khí thế của người lính thời chiến
18
như thơ Phạm Tiến Duật, thơ Thanh Thảo thấm đượm vẻ đẹp bên trong tâm hồn, vẻ
đẹp vừa cường tráng, lãng mạn lại vừa có ý tưởng sâu xa... Với Dấu chân qua
trảng cỏ, Thanh Thảo đã khắc hoạ hình ảnh người lính trong vẻ đẹp mộc mạc, “thô
sơ và hực sáng”, trong ý thức về trách nhiệm, số phận của thế hệ mình trước Tổ
Quốc, nhân dân:
“Cả thế hệ xoay trần đảnh giặc
Mặc quần đùi, khiêng pháo lội qua b ư n g ”
{N hữ ng ngôi sao của mẹ)
1.4.2. Khối vuông Rubic (1985)
Đây là tập thơ khá độc đáo của Thanh Thảo với ý thức cách tân rõ rệt, gây
được tiếng vang lớn trên văn đàn ngay từ thời điếm nó vừa xuất hiện. Tập thơ này
gồm 9 bài thơ, 1 bài thơ văn xuôi dài Khối vuông Rubỉc (gồm 53 đoạn) và 1 trường
ca Đêm trên cát (viết về M ột đêm của nhà thơ Cao Bả Quát).
Trong 9 bài thơ lẻ, tác giả dành 5 bài thơ đế nói những cảm nghĩ về thơ ca
nghệ thuật và cuộc đời, đó là các bài: Có m ột lần tôi nghe bản giao hưởng số bảy,
Đọc những nhà thơ da đen, Neu Maiakốpxky sống đến tuổi chín mươi, Đàn ghita của Lorca, Ở năm tám m ư ơ i tám của m ộ t con tàu. Ở các bài thơ này đã chứng
minh cho chúng ta thấy sự quan tâm, chú ý đặc biệt của tác giả với nghề làm thơ.
Theo Thanh Thảo, đó chính là nhiệm vụ, sứ mạng của thơ ca và qua đó, đã tạo nên
nguồn cảm hứng vô tận để thi nhân diễn tả quan niệm của cá nhân mình: “các anh là
thợ xây trộn vôi vữa/ cả thiên đàng địa ngục/ qua mặt những tiên tri rao giảng sâm
truyền/ thơ các anh nóng như bánh mới ra lòỉ bùng nô/như bãi mìn vùi dưới đât
nhiều năm ”(Đọc n h ữ n g nhà th ơ da đen)
Trong 4 bài thơ còn lại, có hai bài viết về đề tài chiến tranh: M ộ t ngư ời lính
nói về th ế h ệ m ình, T hị xã L ạ n g Sơn, trong đó bài thơ M ộ t người lính nói về thế
h ệ m ìn h được coi như một lời tuyên ngôn về trách nhiệm của những người trẻ tuổi
về chiến tranh với cách tả trần trụi hiện thực khốc liệt của cuộc chiến: “í/ĩể hệ chúng
tôi trắng từng đêm lội nước/ sình bêt từ chân bêt đên đầu/ nên giọng nói có nhiều
khi ngang dọc/ nên cái nhìn có lắm phen gai góc! vì ngọn lửa chịu sình là lửa thực/
19
đã bùng lên/ dám cháy tận sức m ìn h ” “chúng tôi qua cái khắc nghiệt mùa khô/ qua
mùa mưa mùa mưa dai dăng/ võng mắc cột tràm đêm ướt sũng/ xuồng vượt sông
dưới pháo sáng nhạt nhoà ”
Trong khi đó, trường ca Đêm trên cát lại mang phong vị khác. Nó có thể
được coi là bản trường ca “thế sự” bên “bàn trà” . Đây là trường ca mà Thanh Thảo
dành nhiều tâm huyết khi viết về một đêm của nhà thơ tài hoa, khí phách nhưng
“ làm loạn” Cao Bá Quát, c ấ u trúc của trường ca này gồm từng đoạn ngắn vài ba
câu, năm bảy câu nhưng cô đọng, súc tích, vẽ lên bức chân dung tinh thần, nhân
cách của vị Thánh Quát dân tộc, trong đó có những câu rất hay: “ai thảnh thơi ăn
măng trúc mùa thu/ gió heo may ta củi đấu từ biệt"
Trong cả tập thơ K hối vuông Rubic này, có lẽ bài thơ văn xuôi dài Khối
vuông R ubỉc là ấn tượng với bạn đọc nhất. Thanh Thảo đã để cho độc giả chơi trò
chơi Rubic, nhằm đưa thể loại trường ca tham gia vào cuộc chơi xoay và xoay bất
tận từ sử thi về chiến tranh đến những mảnh ghép của cuộc sống đời thường. Thanh
Thảo đã cấu trúc K hố i vuông Rubic thành 57 lần xoay. Mỗi lần xoay đều được mở
đầu bằng câu: “Tôi xoay những ỏ vu ô n g ”. Tác giả xoay theo ý mình, người đọc
tham gia chơi Rubic thì cứ tuỳ ý mà xoay những ô vuông cho thơ chuyến động tròn.
Mỗi ô màu là mỗi mảnh đời, mỗi giai đoạn, mỗi số phận khác nhau. Lối thơ đó của
Thanh Thảo rất lạ. Nó vừa là thơ, vừa là văn, vừa là kịch, vừa là phim., nhưng cuối
cùng vân cứ là thơ khi liên tục những vòng xoay Rubic vân còn chuyên động tròn.
Thanh Thảo gọi “Rnbic - đó là cấu trúc của th ơ ”.
20
CHƯ ƠN G 2
CẢM HỨNG NGHỆ THẬT CHỦ ĐẠO
TRONG D Ấ U C H ÂN QUA TRẢNG CỎ VÀ K H Ó I VUÔNG RU BĨC
Cảm hứng là trạng thái tình cảm mãnh liệt say đắm, cuồng nhiệt, xuyên suốt
tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định gây tác động đến cảm xúc
của người tiếp nhận tác phẩm. Cảm hứng là cách gọi ngắn gọn của khái niệm cảm
hứng chủ đạo. Theo ‘T « 1điển thuật ngữ văn h ọ c ”: “cảm hứng chủ đạo ban đầu chỉ
yếu tô nhiệt tình say sưa diên thuyết, sau chỉ trạng thải mê đắm khi xuât hiện tứ thơ.
Vê sau lý luận vãn học xem cảm hứng chủ đạo là một yêu tố của nội dung nghệ
thuật, của thải độ tư tưởng xúc cảm ở người nghệ s ĩ đôi với thê giới được mô tả
theo nghĩa này, cảm xúc chủ đạo thông nhât với để tài và tư tưởng của tác ph â m ”
[9,38].
Trong khoá luận này, chúng tôi nghiên cứu hai bình diện chính của cảm
hứng nghệ thuật trong hai tập Dấu chân qua trảng cỏ và Khối vuông Rubỉc. Đó là
cảm hứng sử thi và cảm hứng thế sự đời tư.
2.1. Cảm hứng sử thi
Bản chất của thơ trữ tình là sự ý thức về cái tôi, về giá trị bản thân, về quyền
sống, quyền làm người. Khát vọng bức thiết của con người là tự do cá nhân và dân
chủ xã hội. Sự thức tỉnh nhu cầu xã hội, nhu cầu của con người luôn là một đòi hỏi
bức thiết và chính đáng. Song, khi đất nước có giặc ngoại xâm thì lợi ích của dân
tộc và nhân dân hoà làm một, sự nghiệp giải phóng dân tộc đồng thời là sự nghiệp
giải phóng con người.
Thơ ca chống M ĩ là bản hợp xướng ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Cảm hứng sử thi được coi là cảm hứng chủ đạo của thơ thời kì này. Đó là cảm hứng
đề cao, ngợi ca cái cao cả, vĩ đại hào hùng. Thanh Thảo cũng như các nhà thơ khác
cùng thời, dấu ấn sử thi được thế hiện đậm đặc trong các sáng tác của ông. Trong
thơ ông, cảm hứng sử thi chủ yếu được bộc lộ qua cảm hứng về chiến tranh bi tráng
và cảm hứng về cái tôi thế hệ.
21
2.1.1. Cảm hứng về chiến tranh bỉ tráng
Nhà thơ Thanh Thảo đã từng tâm sự chiến tranh là một trải nghiệm khốc liệt
không ai muốn nhưng rồi khi phải đối đầu với nó, phải ngập chìm trong nó và may
mắn cuối cùng là thoát khỏi nó, lúc ấy người ta có có thể coi những bài thơ ấy rất
bình thường mình viết được trong chiến tranh như bát cơm đã nuôi mình khi đói,
như hớp nước cuối cùng trong bi đông mà mình sẻ chia với đồng đội, lại như một ân
tình mà mình tình cờ nhận được. Ông là một trong số rất nhiều người làm thơ, viết
văn đi vào chiến trường đầu những năm 70, suốt dọc Trường Sơn, theo dấu chân
người lính trẻ, đến tận những con đường qua sình lầy của đồng bằng Nam Bộ. Thấm
thìa với thực tế chiến tranh, tác giả đã có thời gian nhiều hơn để suy cảm về chặng
đường chiến đấu, về trách nhiệm và số phận thế hệ mình, về đất nước và nhân dân những điều này đem lại những nét mới mẻ hơn của thơ lớp trẻ mà chúng ta có thể
thấy qua thơ của Nguyễn Khoa Điềm, Dương Hương Ly, Nguyễn Duy, Ngô Thế
Oanh, Trần M ạnh Hảo, Diệp Minh Tuyền... Thanh Thảo là một trong số ấy đã lăn
mình vào cuộc chiến gian khố dân tộc nếm trải bom đạn, từng ngày đối diện với sự
sống và cái chết. Thơ viết về chiến tranh của ông thấm đẫm chất hiện thực khốc liệt
nhưng bi tráng của cuộc chiến. Thanh Thảo trở nên dạn dĩ hơn và những câu thơ
của ông không còn e dè, mảnh mai, chúng trở nên từng trải, gai góc, chắc nịch hơn
rất nhiều.
Những tác phẩm Thanh Thảo viết về đề tài chiến tranh chủ yếu được viết với
một độ lùi thời gian nhất định, nhà thơ có thời gian nhìn lại, chiêm nghiệm những gì
mình và đồng đội đã đi qua. Vì thế, thơ ông là những bức tranh được phản ánh đa
chiều, chúng có một nội lực vô cùng mạnh mẽ, bởi sự tích tụ rớm máu của bản thân
nhà thơ, ở đó vừa có âm hưởng của khúc tráng ca “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/
Mà lòng p hơ i phới dậy tương lai”, vừa có âm hưởng đau xót, bi thương về những hi
sinh, mất mát. Đó đều là những tác phẩm mang chất giọng bi hùng lắng sâu vào tâm
hồn dân tộc.
Thanh Thảo đã bao quát diện mạo chiến tranh theo chiều dài hai cuộc kháng
chiến của dân tộc, từ những cuộc khởi nghĩa trong phong trào c ầ n Vương, của
22
những nghĩa sĩ c ầ n Giuộc, cuộc khởi nghĩa của những người du kích Ba Tơ trên
con đường giác ngộ cách mạng, cho đến cuộc chiến tranh hiện đại của dân tộc. Phản
ánh hiện thực chiến tranh một cách khái quát cụ thế, đa chiều, nhà thơ đã cho chúng
ta thấy được một khái niệm chiến tranh hoàn chỉnh rõ nét nhất. Thật vậy, chiến
tranh làm nên ký ức dân tộc những mất mát tổn thương to lớn và dai dẳng mãi về
sau. Khói lửa chiến tranh bao trùm mọi miền quê Tổ quốc, gieo rắc nỗi đau cho biết
bao người phụ nữ khiến cho những người mẹ mất con, người vợ mất chồng... cùng
nỗi đau thể xác cháy âm ỉ trong lòng bao thế hệ:
“Làm sao bỏ mẹ già kiếm mồ con thất thếu
Ngôi dựa dưới góc xoài gió xoã trắng màu tang
Hôc mắt khô hai mươi năm cồn đât
Lục bình trôi những kiêp song lỡ làng...
Làm sao bỏ cháu ta vừa biêt lật
Tai đã phải nghe tanh tưởi những giọng cười
Lũ bình định nhậu trên xác người chúng giết
Bầy quạ đen kêu rợn toi ba m ư ơ i”.
(Đêm trên cồn)
Hiện thực chiến tranh trong thơ Thanh Thảo là một hiện thực rộng lớn, có
tính khái quát cao. ơ đó không chỉ có những âm mưu xâm lược của kẻ thù, không
chỉ có ý chí vô địch của con người mà còn có vô vàn những hi sinh mất mát không
thể nào kế xiết và những tâm tư nguyện vọng sâu kín mà thống thiết của con người.
Hiện thực về cuộc chiến ấy được nhà thơ nhìn với nhãn quan của chủ nghĩa nhân
đạo sâu sắc, một cái nhìn tỉnh táo, một sự đối mặt trực tiếp với hiện thực, với cái giá
mà dân tộc ta phải trả cho cuộc chiến giành độc lập tự do ấy.
2.1.2. Cảm hứng về cái tôi thế hệ
Cùng với cái tôi sử thi, cái tôi thế hệ là dạng thức tiêu biếu, nổi bật của cái
tôi trữ tình trong thơ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ. Cái tôi thế hệ thống nhất với
cái tôi sử thi và có thể coi là một biến thể, một dạng độc đáo của cái tôi sử thi. Có
23
lẽ, sau phong trào Thơ Mới (1939 -1945) đến thời kì này xuất hiện một đội ngũ
đông đảo các nhà thơ trẻ cùng một thế hệ. Thơ của các nhà thơ trẻ là tiếng nói tự ý
thức, tự biểu hiện của thế hệ trẻ tự nguyện nhập cuộc và được trải nghiệm qua thử
thách chiến tranh. Mỗi nhà thơ trong số họ đều ý thức rõ ràng về thế hệ mình và về
tính chất đại diện cho tiếng nói thế hệ của thơ mình. Thế hệ ấy thấu hiểu trách
nhiệm và sứ mệnh của mình: “Cả thế hệ dàn hàng gánh đất nước trên v a i ”(Bằng
Việt), “Lớp tuoi hai mươi, ba mươi điệp trùng ảo lỉnh/ Trùng điệp ảo xanh là một
tiếng trả lờ i”{Thanh Thảo)
Họ cũng ý thức về việc tự ghi lấy hình ảnh của thế hệ mình bằng văn
chương:
“Không có sách chúng tôi làm
ra sách
Chủng tôi làm thơ ghi lại
cuộc đời mình ”
{Hữu Thỉnh)
Cái tôi thế hệ chính là cái tôi người - lính - trong - trận còn được thể hiện
trong hình ảnh những con người cụ thể, tiêu biếu cho thế hệ ấy, và đây là đóng góp
xuất sắc của thơ trẻ vào việc xây dựng hình tượng nghệ thuật về con người Việt
Nam của thời đại chống Mĩ. Người đọc không thể quên chân dung của những người
lính lái xe, cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong thơ
Phạm Tiến Duật, người lính bộ binh trong thơ Nguyễn Đức Mậu, sự hi sinh và đồng
đội của họ trong “Nấm mộ và cây trầm ”, người chiến sĩ giải phóng hi sinh trong tư
thế nổ súng tiến công trong thơ Lê Anh Xuân, chân dung những người lính xe tăng,
xạ thủ trung liên trong thơ Hữu Thỉnh, và còn bao nhiêu những hình ảnh khác vẫn
lưu lại trong thơ Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận c ầ m , Bùi Minh Q uốc... và trong lòng
các thế hệ ban đọc.
Mười năm thơ kháng chiến chống M ĩ cũng là chặng đường mà cái tôi thế hệ
ghi lại quá trình trưởng thành về ý thức của thế hệ trẻ đã đi qua suốt một cuộc chiến
tranh ngày càng dữ dội, quyết liệt. Từ cái náo nức, say sưa với cảm hứng lãng mạn
24
của buổi đầu đến sự trải nghiệm với nhiều suy tư trong giai đoạn cuối cuộc chiến
tranh, cái tôi của thơ trẻ muốn tìm cho mình một tiếng nói trầm tĩnh, chối bỏ những
gì hoa mĩ và sáo mòn trong thơ. Cái tôi thế hệ tạo nên sự thống nhất trong tiếng thơ
của các nhà thơ trẻ, nhưng vẫn có thế nhận ra những giọng điệu riêng mang bản sắc
rõ ràng của từng người, ở những nhà thơ có tài năng và cá tính. Sau năm 1975, một
số tác giả trong thế hệ này vẫn tiếp tục hành trình sáng tạo với những nỗ lực tìm
kiếm, trăn trở đầy nhọc nhằn, có cả sự bứt phá tự vượt lên mình để tìm đến một
giọng thơ mới, phù hợp với giai đoạn mới. Nhưng đọc họ, chúng ta dễ dàng nhận ra
những nét cơ bản và bền vững của một cá tính, một chất giọng đã được hình thành
từ giai đoạn chống Mĩ.
Với cảm hứng sử thi, Thanh Thảo đã xây dựng những hình tượng về cái tôi
thế hệ, tiêu biểu cho cả thời đại: là những người mẹ, người vợ, người phụ nữ, người
lính... hình tượng tập thể mang vẻ đẹp, sức mạnh kỳ vĩ. Đó đều là chân dung những
con người chứa phẩm chất tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam và đó đều là những
hình ảnh quen thuộc của thơ ca kháng chiến. Có điều ở những hình tượng này bên
cạnh nét hào hùng cao cả Thanh Thảo còn khắc hoạ thêm ở những yếu tố bi kịch.
Viết về người lính với ý thức lật mở hiện thực cuộc sống đến tận cùng bản
chất của nó, hình ảnh người lính trong thơ Thanh Thảo hiện lên đúng với bản chất
lính nhưng cũng thật chất người. Thanh Thảo đã khắc hoạ hình ảnh người lính trong
kháng chiến chống M ĩ với lòng tự hào và tri ân sâu sắc. Đây là tứ thơ chung của cả
thời đại - những anh hùng bình thường, vô danh, nhưng càng vô danh càng anh
hùng. Có khi Thanh Thảo đem soi vào một cái gì khác - những ngôi sao xa xôi
“Những ngôi sao bám chặt mảnh đất này/ vùi trong đất và lấm đầy bùn đât”
(N h ữ n g ngôi sao của mẹ), những hạt gạo gần gũi “...N hững hạt gạo trên sàng/
Sàng qua lửa qua bom / Qua đẳng cay còn nguyên chất g ạ o ” (Những ngôi sao của
mẹ), cũng như đem ví với đám đế “Những cây đế mong m anh/ Mọc khít ken thành
đảm đế/...Lũ giặc không ngờ nơi đó cỏ chúng tôi/ Những cây đế biết nghĩ suy/ Và
cầm sủng” (Đám đế) - những cây sậy mỏng manh - với những ngọn cỏ “Lối mòn
như sợi chỉ g iă ng/ cỏ n in đậm đặc vô vàn dấu chần/ Dấu chân ai đọc nên vần/ Nên
25
nào ai biết đi gần, đi x a ”(Dấu chân qua trảng cỏ). Cái nét bình thường, vô danh
này ở người lính trẻ được nhấn vào nhiều lần trong thơ Thanh Thảo.
Thi sĩ rất già dặn đế có thế vẽ chân dung đối tượng trong trạng thái không có
đối tượng, khi chỉ gặp những xác tăng giặc rỉ nát bên đường mà lại hình dung về
những người chiến thắng - những bông “hoa đâu m ấ t”(Màu áo xanh mất hút cuối
rừng/ Tôi qua đây xuôi xuống chiến trường/ Bông xao xuyến nhớ màu hoa chưa
g ặ p/ Hoa đâu m ất/ Màu ảo xanh qua khuất/ Chỉ còn đây những xác thù rỉ nát/ Mây
mùa thu thấp thoáng cuối rừng (Hoa đâu mất). Có thể nói, Thanh thảo đã tìm được
khá nhiều cung bậc, nhiều sắc thái để tô đậm nét vô danh, bình thường ở những
người lính cùng thế hệ. Những nét vô danh, bình thường này được nhấn đi nhấn lại
nhiều lần đến thế thì quả không phải là sự vô tình. Nó như báo trước một thầm thì gì
nữa, một xác nhận về đặc điểm thế hệ, hơn nữa, một thứ “tuyên ngôn” . Quả là qua
thơ Thanh thảo, những người lính chống Mỹ cùng thế hệ ông đã tuyên ngôn khá
nhiều, “tự bạch” khá nhiều.
Ta đọc được cái tự ý thức về thế hệ này ngay trong những lời nói với các bà
mẹ: “Đêm nay con nằm nhâm tên từng đứal M ai này đây sẽ tràn xuống đổng bằng/
Chúng con đi những dòng sông chảy xiêtỉ Chủng con đi rung từng trận gió rừng/
Cả thế hệ xoay trần đảnh giặc/ Mặc quần đùi khiêng pháo lội qua bư ng/ Vì mẹ sinh
chúng con/ Vì chúng con là con m ẹ ” (Những ngôi sao của mẹ)
Và như vậy, họ có ý thức, rất ý thức, càng ngày càng ý thức, nhất là trên vấn
đề nóng bỏng trước mắt: trách nhiệm dân tộc và lịch sử, thái độ trước cuộc đụng
đầu quyết liệt sống còn với kẻ thù, chỗ đứng và lối sống của mình.
“Chiến tranh gan chúng mình với nhau
Triệu tổ ba người là đất nước
Là Trường Sơn uy nghiêm, liền mạch
Là cuộc đời dày dạn, yêu th ư ơ n g ”
(Tô ba người)
Cũng như thơ Hữu Thỉnh khi nói về người lính giữa trận, thời điếm mà hình
dung về Tổ quốc trở nên cụ thể, nó là cái gốc sim phải giữ lấy “một gốc sim thôi dù
26
chỉ gốc sim cằn ”, không có cách nào khác, trong thơ Thanh Thảo, người lính trẻ rất
có ý thức về Tổ quốc, qua những gì gắn bó nhất, cụ thể nhất:
“Với những thăng C01Ĩ trai 18 tuôi
Tổ quốc là một nhịp tim có thế khác thường
Là một làn mây mỏng đến bâng khuâng
Là mùi mồ hôi thật thà của lính
Đôi khi là một giọng nữ cao nghe từ Hà Nội
Hay một bát canh rau r ừ n g ”
(Thử nói về hạnh p h ú c)
Và người lính lên tiếng tuyên thệ: “Chủng tôi không muốn chết vì hư danh/
Không thế chết vì tiền bạc/ Chúng tôi lạ xa với những tin tưởng điên cuồng/ Những
liều thân vô ích/ Đ ất nước đẹp mênh m ang/ Đât nước thấm sâu đến tận cùng xương
thịt/ Chỉ riêng cho Người chúng tôi dám c h ế t”
Những câu thơ rắn rỏi như lời thề năm xưa của các chiến sĩ “quyết tử cho tổ
quốc quyết sinh
Vì đất nước, các anh đã không tiếc đời mình, tuổi xuân, xương
máu của mình. Với các anh hiến dâng cho tổ quốc là sự dâng hiến xứng đáng và
hữu ích. Đó là cả một thế hệ lên đường, cả thế hệ mang niềm tin sắt đá vào ngày
hoà bình dân tộc, cả thế hệ tâm niệm rằng: đất nước thực là máu thịt, là người mẹ
hiền thiêng liêng.
Người ta thường nói chất trẻ là ở cái tươi mát, tươi tắn, non trẻ, xanh non.
Thơ Thanh Thảo không phải không tươi mát, nhưng nó cũng có rất nhiều đăm
chiêu, suy tư. Nó thiếu “chất trẻ” chăng? Quả là có lúc có thể trách thơ ông đôi chỗ
hơi “già” - ví như trước cái tên rất ngộ H oa đâu m ấ t mà chỉ những anh lính rất trẻ
mới có thể nghĩ ra, tứ thơ Thanh Thảo đặt lại quá đăm chiêu, tưởng như lẽ ra phải
đặt theo lối “không có kính, ừ thì ướt áo” như Phạm Tiến Duật mới là hợp cảnh.
Nhưng có lẽ nói chung, phải nên nhìn nhận “chất trẻ” ở một cái gì đó sâu hơn, “bên
trong” hơn. Tuổi trẻ vào đời mà khiến người ta thừa nhận thì có lẽ là do người ta bắt
đầu để ý đến cánh tay nó hăng hái giơ cao xung phong, do nó mạnh về tính khuynh
27
hướng, mạnh ở những dự định, đề nghị, quyết tâm mà nó muốn làm - làm tốt, làm
đẹp cho cuộc đời này, đất nước này. Trong thơ Thanh Thảo, có lẽ cái cốt của chất trẻ
là ở sự tự khẳng định mạnh mẽ của thế hệ mình, một thế hệ do cách mạng được sinh
ra và đào luyện từ trong lòng chiếc nôi của một chế độ mới và đem cống hiến cho chế
độ toàn bộ khát vọng, nhiệt tình, ý thức cho đến cả chính xương máu, số phận, sinh
mạng mình: “Những tráng ca thuở trước/ Cồn hát trong sách thôi/ Những thanh
gươm yên ngựa! Giờ đã cũ mèm rồi/ Bài ca của chúng tối! Là bài ca ổng cóng/
Hành trang quân giải phóng/ Đơn giản nhât trên đời/... Thảng năm sẽ dần phai/
Bao bài ca duyên dáng/ Nhưng tôi biết từ đây/ Như khắc vào đá tảng/ Như vạch vào
thân cây ỉ Bài hát của hôm nay ỉ Thô sơ và hực sảng... ” (B ài ca ống cóng)
Ở những dòng thơ vừa trích, nhà thơ đàn anh Te Hanh đã nhận ra ngay chất
tuyên ngôn của nó ( Văn ngh ệ số 52 - 1979), tuyên ngôn về lẽ sống, trước tiên, và
có lẽ tuyên ngôn cả về nghệ thuật.
Xây dựng hình tượng người lính trong kháng chiến, Thanh Thảo nói nhiều
đến tình đồng đội, đồng chí. Nhà thơ đã vẽ lên thế hệ thanh niên người Việt không
chỉ mang trong mình tình yêu giang sơn, tổ quốc thiết tha mà họ còn rất mực
thương yêu bạn bè mình, đồng đội, đồng chí mình. Sức mạnh của tình đồng chí từng
được Thanh Thảo nói đến như một tuyên ngôn thế hệ:
“Tất cả những gì chủng tôi có được
Đểu trải cho nhau
Trải ra đât thật tình
Với quân thù - chi đên tôi đa
Với bè bạn phải chơi hết mình ”
(M ột người lính nói về thế hệ mình)
Tình cảm thiêng liêng ấy đã làm nên sức mạnh để lính Trường Sơn vượt qua
mọi chông gai thử thách, mọi thiếu thốn trong cuộc chiến không cân sức với quân
thù. Biết bao kỷ niệm, biết bao ký ức dù nhỏ nhắn, đơn sơ về một thời chinh chiến
sát cánh bên nhau đều được người lính khắc sâu vào trái tim và coi đó là những gì
quý giá nhất của cuộc đời mình. Chúng ta xúc động và tôn thờ biết bao khi đọc lại
28
những dòng thơ Thanh Thảo viết về tình bạn giữa thời chiến: “Bạn từ xa về thăm/
mât hai ngày đi bộ/ đặt tiệc bên Vàm CỎI chỉ có canh tàu bay/ năm với nhau một
đêm/ hai võng cùng thức suôt/ nói bao điêu gan ruột/ ngay phút mình lặng im/ mai
sớm là chia tay/ vội quá không nâu kịp/ Bạn đi nên đê ý/ vùng rừng B52...I Bạn
cười: “khi đến cậu! mình đã qua đường n à y ” (Thăm bạn)
Và bài thơ đã cho thế hệ chúng ta biết thêm một lý do nữa là tại sao một dân
tộc Việt Nam bé nhỏ, nghèo nàn, lạc hậu có thể chiến thắng được đế quốc M ĩ và bè
phái xâm lược của chúng.
Trong bom đạn chiến tranh, hàng ngày đối diện với cái chết, lưỡi hái của tử
thần đến bất cứ lúc nào và không loại trừ một ai, song tâm hồn người lính không
phải vậy mà mất đi vẻ lạc quan yêu đời. Họ luôn m ở hồn mình với thiên nhiên, cỏ,
cây, hoa, lá. Đó là những tâm hồn thật nhạy cảm, dễ rung cảm trước thiên nhiên tạo
vật. Dọc đường hành quân, hành trang của người lính không chỉ có ba lô con cóc
mà còn là ánh trăng, ngôi sao, là bãi cát, là bụi cỏ dại, là những ngọn rau rừng...
Người lính yêu tất cả những gì thuộc về non sông gấm vóc của mình. Thiên
nhiên hiện lên trong thơ Thanh Thảo thật gần gũi và gắn bó với người lính:
“Tôi “à ”lên một tiêng ngạc nhiên
Sao lại gọi là hoa “đâu m ấ t”
Dọc con lộ những chiếc tăng nằm rỉ nát
Màu hoa như phảng phât, rất gân ”
(Hoa đâu mat)
Neu như Quang Dũng có những câu thơ khắc hoạ vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa
của người lính như “M ắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm m ơ Hà Nội dáng kiều
th ơ m ”(Tây Tiến) thì Thanh Thảo cũng có những câu thơ viết về người lính đầy
“chất lính” :
“Mây trôi ngang khoảng trời xanh không tên
Những đám mây ban ngày không ngủ
Có người lính trải nỉ - lồng nằm trên công sự
29
Nắng mơ màng làm mat anh lim dim ”
(Dưới khoảng trời không tên)
Với cảm hứng sử thi, Thanh Thảo đã phác hoạ con đường hành trình đi đến
thành công của cuộc kháng chiến chống M ĩ vĩ đại. Giọng thơ khách quan của Thanh
Thảo đã đem lại cho thơ hình ảnh trần trụi và khốc liệt của chiến tranh, giọng thơ dù
không gân lên nhưng vẫn đầy chất bi hùng của cảm hứng sử thi. Hướng vào khắc
hoạ hiện thực chiến tranh nhưng tác giả không đi vào quan sát miêu tả chi tiết, những
tình tiết sự kiện lịch sử mà ông tập trung phát hiện, khám phá chân dung tinh thần
của cả một thế hệ người lính trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt. Có một thời cả
nước ra trận, có một thời mỗi con người đều đặt Tổ Quốc lên vai và có một thời
người ta sẵn sàng hi sinh vì sự sống còn của Tổ Quốc. Những năm tháng đau thương
nhưng hào hùng ấy, cả dân tộc đã sống những đêm không ngủ, cả dãy Trường Sơn
rung chuyển dưới bước chân hành quân của người chiến sĩ. Tất cả vì miền Nam thân
yêu, tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng, những khẩu hiệu ấy được cả dân
tộc khắc cốt ghi tâm. Thanh Thảo đã ghi lại chân thực, cảm động chân dung những
con người ưu tú mang trên mình sứ mệnh lịch sử cao cả. Có thể nói những bài thơ ấy
là những khúc anh hùng ca về sứ mệnh lịch sử của thế hệ cầm súng.
2.2. Cảm hứng thế sự - đời tư
Cảm hứng thế sự - đời tư là một trong những cảm hứng chính của thơ ca Việt
Nam từ xưa đến nay, tuỳ vào từng thời kỳ mà dòng cảm hứng này hoặc nối trội,
hoặc mờ nhạt so với cảm hứng sử thi. Neu như cảm hứng chủ đạo của văn học Việt
Nam nói chung và thơ ca nói riêng, giai đoạn (1945 - 1975) là cảm hứng sử thi thì
sau 1975, đặc biệt là sau Đổi mới 1986, cảm hứng thế sự - đời tư chiếm vị trí chủ
đạo trong nền văn học dân tộc.
Nhận thấy tầm quan trọng của dòng cảm hứng này, Thanh Thảo đã dám nhìn
thắng về những vấn đề gai góc của xã hội như: đồng tiền mất giá, sự ích kỷ của con
người, vấn đề tình yêu hạnh phúc, cuộc sống nhọc nhằn, mưu sinh của những người
lính thắng trận trở về với đời thường... Thơ Thanh Thảo hay đó cũng chính là lời
đối thoại của nhà thơ với cuộc đời. Tác giả đã đặt ra nhiều vấn đề mang tính triết
30
luận, tính thời sự, và có ý nghĩa sâu sắc. Trong khuôn khổ phạm vi của khoá luận
này, chúng tôi tiến hành tìm hiếu hai bình diện của cảm hứng thế sự - đời tư trong
thơ Thanh Thảo, đó là triết luận về đời sống và đối thoại với quá khứ.
2.2.1. Triết luận về đời sống (đời thường, tình yêu và hạnh p h ú c ...)
Thơ Thanh Thảo vốn hay triết luận nên dày đặc trong hai tập là tính triết
luận. Điều này đã làm người ta nghĩ tới một mạch thơ triết luận đã chảy dài và đạt
thành tựu trong Văn học Việt Nam hiện đại với Chế Lan Viên, Bằng Việt, Hữu
Thỉnh, Nguyễn Đình Thi...
Ỏ Dấu chân qua trảng cỏ, lối tư duy triết luận được Thanh Thảo thể hiện
đậm nét trong các bài thơ Dấu chân qua trảng cỏ, Bài ca ống cóng, Các anh nằm
giữa Trường Sơn, Tình yêu - Sông H ồ n g ...
Trong thơ Thanh Thảo, triết luận về đời sống là những suy tư, trăn trở của
nhà thơ về “chất người”, “chất đời” (Chu Văn Sơn). Thi nhân xứ Quảng đặc biệt
nhạy cảm với những con người khí tiết có phẩm chất cao thượng. Đó là chàng Lorca
của xứ sở Tây Ban c ầ m , ngập tràn cảm hứng xót xa:
“Khống ai chốn cất tiếng đàn
Tiêng đàn như cỏ mọc hoang ”
(Đàn ghi-ta của Lorca)
Ỏ đây, tiếng đàn ghi-ta là minh chứng hùng hồn cho sự bất tử của Lorca
cùng nghệ thuật của ông, một sự sống đang sinh sôi, nảy nở ngay cả khi Lorca
không còn nữa. Đăng sau “tiếng đàn như cỏ mọc hoang” là “đường chỉ tay đã đứt”.
Đó là một bi kịch ngấm ngầm và dai dẳng trước một nghịch lý tàn nhẫn ghê gớm:
sự hồi sinh của cái đẹp và sự ra đi vĩnh viễn của người nghệ sĩ. Con người đã phải
trả bằng máu và nước mắt cho sự tồn vong của cái đẹp.
Thơ Thanh Thảo khắc hoạ rõ nét hình ảnh về dấu chân những người lính và
cái chết của họ đã trở thành bất tử:
“Với người chết bình thường
Thời gian không quý nữa
Nhưng tôi biết các anh
31
Đã chảy ruột cháy gan
Khi phải giữa đường năm lạ i”
(Các anh nằm giữa Trường Sơn)
Cùng với việc khắc hoạ tinh tế hình ảnh người lính thắng trận trở về sau bom
đạn, thơ Thanh Thảo còn đề cập tới nhiều vấn đề của thời cuộc. Cái tôi trữ tình nhà
thơ có cơ hội nói thật, phơi bày những nghịch lý cuộc đời, những giá trị của cuộc
sống đời thường khiến người ta phải thức tỉnh và nhìn nhận lại chính mình.
Cuộc sống mưu sinh với gánh nặng “cơm, áo, gạo, tiền”, khiến con người ta
mất dần đi những phẩm chất tốt đẹp, trở nên hám lợi, mưu toan, lọc lừa... Ông đưa
ra lời cảnh báo về nguy cơ những lòng tốt bình thường khiến con người ta quên đi
nhiệm vụ thường ngày đối với những người thân yêu nhất: “Tôi xoay những ồ
vuông. Thì ra, yêu thương cha mẹ, vợ con, bạn bè, hàng x ó m ... lắm khi gánh nặng
với những cực nhọc phiền toái thực sự, trong lúc yêu thương toàn nhân loại là một
gánh nặng tưởng tượng thiệt d ễ chịu, nó lâng lâng trong ta cái cảm giác luôn thấy
mình tôt, thây mình cần thiêt cho tât cả mọi người. Mà lưng mình lại nhẹ k h ô n g !”
(Khối vuông Rubỉc). Phải chăng đó là dự cảm tưởng như xa xôi nhưng dường như
đang hiện hữu rõ nét trong xã hội chúng ta, với hiện thực của sự đứt nối những quan
hệ gia đình thân thuộc. Qua những lời thơ ấy, ta nhận thấy một nỗi đau, niềm xót xa
vô hạn trong tâm hồn thi sĩ ! “cái mà nhân loại đang thiếu chính là một lồng tốt bình
th ư ờ ng ”.
Nhà thơ Thanh Thảo luôn suy nghĩ, khát vọng về một cuộc sống đổi thay:
“bay ngang trời đàn ngựa trắng/ ta đã thây con tàu đồ sộ của một thê giới khá/ như
hiện từ giấc mơ ma quỷ/ nhưng cải gì sẽ đôi thay?/ vân những người da đen còng
lưng kéo xe cho người da trang/ trên sân khâu cuộc đời vân bôi mặt, vẽ mày, nhí
nhô, gươm d a o / mục nát lại chồng lên mục nát/ những chiếc ngai sơn son thiếp
vàng những võng lọng đình đám / những tiệc tùng thừa m ứa/ hệt như thời Nguyên
Du đã thây/ và mặt trời cứ lân tránh/ không rõ vì xót thương hay xâu hô hay hèn
nhát/ bỏ mặc dân đen cho lũ sói diều ” (Đêm trên cát). Đó là khát vọng của nhà thơ
muốn cải tạo thế giới để con người sống với nhau bình đẳng và yêu thương nhau
32
hơn. Những vần thơ ấy có âm điệu dồn nén như tích tụ suy tư tâm huyết nhất của
một nhà thơ, một đời thơ.
Bên cạnh những suy ngẫm về cuộc sống đời thường, Thanh Thảo còn bày tỏ
khát vọng về tình yêu, hạnh phúc thế hiện qua nhiều cung bậc tình cảm của thi sĩ
với quê hương, đất nước, với nhân dân anh hùng...
Thanh Thảo không phải là nhà thơ của tình yêu như nhiều thi sĩ khác, trong
thơ ông, mỗi thớ đất, con sông đều trở thành chốn đi về của miền kí ức: “Đất nước
có sông Hồng rồi anh có em / Ngàn mây trắng cuộn giữa vùng nước xoáy/ Anh chợt
nghĩ tới điểu đơn giản ấy/ Tình yêu đậm màu qua môi ngấn phù sa ” (Tình yêu sông Hồng)
vẫn văng vắng đâu đây một niềm tin bất diệt. Đó là niềm tin về cái hiện thực
được phản ánh chính xác, niềm tin về đức tính lạc quan, phẩm chất anh hùng của
những người lính trẻ được thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ dân dã, thô sơ nhưng
gần gũi, mang hơi thở ấm áp của cuộc đời:
“Tháng năm sẽ dần phai
Bao bài ca duyên dáng
Nhưng tôi biết từ đây
Như khắc vào đả tảng
Như vạch vào thân cây
Bài hát của hôm nay
Thô sơ và hực sáng
Mang lẽ đời đơn giản
Nói tới được ngày m a i”
(Bài ca ống cóng)
Thanh Thảo không phải là nhà thơ duy nhất lấy triết luận làm cảm hứng sáng
tạo của mình, mà bên cạnh đó còn có các nhà thơ khác như Hữu Thỉnh, Nguyễn
D uy...T hơ triết luận của Nguyễn Duy không đậm màu sắc trí tuệ mà mang trong
mình hơi thở dân gian: “írọ/7 kiếp người ta chợp chờn nguồn cội/ có một miền quê
trong đi đứng nói cười” , “đời trôi như nước xuôi dòng/ người qua như gió trống
33
không cả chiềú”... Nó khác kiểu triết luận của Thanh Thảo: “những hạt gạo trên
sàng/ sàng qua lửa qua bom / qua đẳng cay còn nguyên chất gạo”, v ẻ đẹp của thơ
Nguyễn Duy là bụi bặm, hăm hở, trải mình còn trong thơ Thanh Thảo là cô đọng,
dồn nén, mang dấu ấn rất riêng.
Như vậy, cảm hứng triết luận được Thanh Thảo thể hiện rõ nét trong các
sáng tác của mình. Nó mang theo những suy ngẫm, chiêm nghiệm của nhà thơ về
đời sống, về hạnh phúc đời thường, tình yêu... góp phần thể hiện thế giới nghệ
thuật đậm chất nhân sinh của Thanh Thảo.
2.2.2. Đối thoại với quá khứ
Cảm hứng thế sự - đời tư trong thơ Thanh Thảo, trước hết được thế hiện qua
chủ đề trở về, đối thoại với quá khứ. Đây là chủ đề xuyên suốt nhiều tác phẩm của
ông, trở về là hành trình của cái tôi trữ tình tìm lại thời thơ bé, tìm lại cảm giác trọn
vẹn và gắn bó với gia đình, quê hương, bạn bè. Trong những cuộc trở về ấy, có lúc
Thanh Thảo đã ví chúng như những cuộc “viễn du”, chập chờn trong tiềm thức và
vô thức. Với Thanh Thảo, ông không bao giờ quên quá khứ, thậm chí những nỗi ám
ảnh về quá khứ luôn thôi thúc ông theo đuổi khát vọng chữa lành vết thương chiến
tranh và nói lên tiếng nói thức tỉnh mọi người hãy giữ gìn, trân trọng quá khứ. Đây
cũng là suy tư rất đời thường của một con người giàu trải nghiệm, những kí ức về
quê hương, người mẹ cùng quá khứ lịch sử được Thanh Thảo đề cập rất rộng rãi
trong thơ, cái tôi trữ tình của nhà thơ cũng qua đó bộc lộ niềm tri ân vô bờ đối với
nguồn cội. Nhiều người khẳng định rằng thơ Thanh Thảo nặng về kí ức, kí ức lịch
sử dân tộc, kí ức về một thời chiến tranh hào hùng và điều đặc biệt là có cả một
phần kí ức của cá nhân nhà thơ gắn liền tuổi thơ, quê hương và người mẹ. Ở phần kí
ức này, nó có khi trở thành những ấn ức, những giấc mơ hiện hình trên trang giấy.
Những kí ức xa xôi hay những ám ảnh thời gian đã hằn in trong trái tim nhà thơ giờ
đây mới có dịp tuôn trào.
Đối thoại với quá khứ ở đây không chỉ là “chất vấn” lại quá khứ, mà đó còn
có thế là suy ngẫm về quá khứ. Điều này cũng dễ hiếu vì đây là thời điếm thơ ca nói
riêng, văn học nói chung có những bước chuyến mình, nhận thức lại những điều đã
34
đi qua, đang đi qua và sắp đi qua. Trong tập K hối vuông Rubic, dấu ấn kí ức được
thể hiện trong hàng loạt các bài thơ: T h ị x ã L ạ n g S ơ n , M ộ t ngư ời lính nói về thế
h ệ m ìn h, Đàn ghita của Lorca, Đêm trên cát... Với ông, quá khứ không chỉ là
những gì đã qua mà còn là những gì ông đang chung sống, nó có khi thường trực,
cận kề như một cái với tay nhưng có khi xa xăm như một biển trời thương nhớ. Đối
thoại với quá khứ không chỉ là dòng hồi tưởng - đơn thanh mà còn là lời đối thoại đa thanh.
Thanh Thảo tìm về quá khứ không phải để lãng quên thực tại hay đắm chìm
trong dòng kí ức mà để không ngừng suy tư, không ngừng chất vấn cuộc đời và tự
vấn bản thân. Đó có thể là hạnh phúc, là số phận, là sự sống, là cái chết, là tuổi trẻ,
tình yêu, là những kỉ niệm thân thiết ở Trường Sơn và nỗi buồn thăm thắm của một
thời khói lửa chiến tranh. Thường trực trong kí ức Thanh Thảo là những con người
đi qua cuộc đời ông. Con người trong thơ ông được nhìn nhận qua hai mối liên hệ.
Đó là vấn đề sự sống - cái chết và những điều sâu thẳm của riêng tư.
Trong mối liên hệ thứ nhất, con người hiện lên như những cá thế nhưng sự
sống, cái chết vận động rất đỗi bình thường như nước chảy, mây bay:
“Thăng bạn tỏi đăm đăm
Nhìn một ngôi sao mọc trong ho bom nhoè nước
Đôi mắt nổ lạ lùng mà tôi thấy được
Chứa đây một hô bom và một ngôi sao ”
(Một người lính nói về thế hệ mình)
Cái bóng của ngôi sao “mọc trong hổ bom nhoè nước'” là hiện thân của ước
mơ trong trẻo bị chìm ngập trong vũng trời chiến tranh. Sự phản chiếu của nó vào
đôi mắt người lính trẻ như một ám ảnh, một dấu ấn kinh hoàng của chiến tranh khắc
tạc vào tâm hồn người ngay trong những giây phút giải khuây hiếm hoi nhất. Trong
giây phút ngắn ngủi đó, người lính Thanh Thảo thấm thìa nỗi đau của thế hệ những
người lính trong “ho bom nhoè nước” đó.
Miền kí ức của Thanh Thảo còn là những số phận bi đát của nhiều người dân
trong cuộc chiến: “những cụ già bị giết bên cầu/ tôi chưa gặp! những bà mẹ tay
35
xách nách mang chạy trong tầm pháo/ tôi chưa quen/ ngôi nhà còn trơ mảnh tường
cháy đen/ tồi chưa ở ” (T h ịx ã Lạng Sơn)
Trong thơ Thanh Thảo, ông còn hướng đến miền kí ức xa xăm với những
người có khí chất mạnh mẽ và số phận bi tráng như Cao Bá Quát, L orca... Thanh
Thảo tìm đến với họ không chỉ để được lắng nghe, được thấu hiểu mà còn nhập thân
vào họ để tạo ra mối dây đồng cảm, tri cảm lẫn nhau. Họ là những con người đồng
thanh, đồng khí, đồng mệnh với nhau. Những vần thơ viết về mảng đề tài này của
Thanh Thảo tràn ngập những ám ảnh bồn chồn và khôn nguôi với những nhân vật
của ông. Với Lorca, đó chính là cây đàn ghita của xứ sở Tây Ban Nha. Là tấm “áơ
choàng đỏ gãt”, là “vầng trăng chênh choáng” “yên ngựa mỏi m òn”... Với Cao Bá
Quát, đó là một cuộc uống rượu bên sông Trà trong "'một đêm khói sóng” , là tiếng
kêu nghẹn ngào của “con chim quyên lỡ vận” , là bãi cát dài mịt mờ hun hút...
Trong tập Dấu chân qua tràng cỏ, mặc dù vẫn tiếp tục cảm hứng sử thi
nhưng đã nhen nhóm những mấu đối thoại nho nhỏ. Điều này được thể hiện rõ trong
bài thơ Tình yêu - Sông Hồng:
Có phải những gì ta yêu thương
Đã ra đi, sẽ quay về nơi ấy
Môi cánh rừng bom xăng làm rụi cháy
Lại trồi lên từ sắc đỏ dồng sông
Như vậy, Thanh Thảo tiếp xúc quá khứ từ nhiều góc nhìn, chủ đạo là một cái
nhìn xuyên thấu và sâu sắc. Nhà thơ chìm vào quá khứ để nhận thức nó và thể hiện
những suy nghiệm của một người lính vừa bước ra khỏi cuộc chiến.
36
CHƯ ƠN G 3
MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT
TRONG D Ấ U C H ÂN QUA TRẢNG CỎ VÀ K H Ó I VUÔNG RU BĨC
3.1. Thể thơ
Trong suốt hành trình sáng tác của mình, Thanh Thảo đã xây dựng tác phẩm
thơ theo nhiều thể loại, trong đó, chủ yếu là thơ tự do, thơ văn xuôi, thơ lục bát. Khi
tiến hành khảo sát các thể thơ trong hai tập Dấu chân qua trảng cỏ và Khối vuông
Rubic, chúng tôi đã sắp xếp và hệ thống các bài thơ thành các thể loại như sau:
Thể thơ
Lục bát
Tự do
Văn xuôi
Tổng
Số lượng
3
31
12
46
3.1. ĩ. Thơ lục bát
Thể thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc, mang đậm bản sắc và
phong vị của quê hương. Thơ lục bát rất dễ thuộc, dễ nhớ vì lời thơ giản dị, mộc
mạc, có sự kết hợp giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ đời thường. Câu thơ đọc lên mà
cứ ngỡ là câu hát hay một bản nhạc, vừa có vần, vừa có điệu nghe rất thanh thoát và
êm tai. Có nhiều câu lục bát đã đi vào lòng người như một lời ru:
“Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muông, nhớ cà dâm tương.
N hớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
Trong cả hai tập thơ D ấu chân qua trảng cỏ và Khối vuông Rubic, Thanh
Thảo có tổng cộng 3 bài thơ viết theo thể loại thơ lục bát, đó là: Lời ru nghe ở Kỉnh
T rứng cá, D ấu chân qua trảng cỏ, N g ư ờ i m ẹ B à n g Long. Sử dụng thể thơ lục bát
để thể hiện, tác giả đã thế hiện tình yêu mến với nhân dân, với cảnh vật và với
những người chiến sĩ kiên trung cho tự do của Tổ quốc.
Thơ lục bát truyền thống sử dụng hai loại vần lưng (chữ thứ 6), vần chân
(chữ thứ 8). Hai loại vần này luân phiên, xen kẽ tạo nên một thế liên kết cho toàn
37
bài, là yếu tố thế hiện đặc trưng thi luật dân tộc. Để gia tăng nhạc tính, tạo được
những hình ảnh, âm thanh đa dạng. Thơ lục bát hiện đại ngoài những vần lưng, vần
chân (tạm gọi là vần liên kết) còn đưa thêm những vần phụ (vần gợi tả) trong cơ cấu
từng dòng thơ, làm tăng tỷ số các tiếng hiệp vần lên rất nhiều và nhạc tính cũng nhờ
đó thêm phong phú
“Vùi trong trảng cỏ thời gian
Vân âm thẩm trải mút tẩm măt ta ”
(Dấu chân qua trảng cỏ)
Hay
“Nhưng vô trong “âp ” mân chi
Mẩn chí sông nôi, lây gì nuôi con ”
(N gười m ẹ B à n g L o n g )
Khi sáng tác thơ có sử dụng thế thơ lục bát, Thanh Thảo đã cách tân thế thơ
này, biến nó trở nên gần gũi hơn với cuộc chiến tranh của nhân dân. Từ những ý thơ
hay về thảo nguyên, về những người lính ra trận, về những loài linh thảo, linh điếu
quen thuộc của thơ ca truyền thống, Thanh Thảo đã biến hoá thành những sự vật
gần gũi của cuộc chiến. Đó có thế là anh giao liên, trảng cỏ voi, bầy chim két, chiếc
bồng con...
“Buôi chiều qua trảng cỏ voi
Ngước nhìn mút mắt khoảng trời long lanh
Gió nghiêng ngả giữa màu xanh
Tiếng bầy chim két bông thành mênh mang ”
Hay
“Chiếc bòng con đựng những gì
Mà đi cuối đât mà đi cùng trời
Với số lượng ít ỏi nhất nhưng việc sử dụng thể thơ lục bát đã đem lại thành
công cho Thanh Thảo. Khiến thơ ông có phong vị rất riêng, để lại dấu ấn trong làng
thơ Việt hiện đại.
3.1.2. Thơ tự do
38
Theo “T ừ điến thuật n g ữ Văn h ọ c ”\ “Hình thức cơ bản của thơ tự do được
phân biệt với thơ cách luật ở chô không bị ràng buộc bởi quy tắc về sô câu, sô chữ,
niêm đối. Nhưng thơ tự do là thơ phân dòng nhưng không có thế thức nhất định. Nó
có thế hợp thê, phổi xen các đoạn thơ làm theo các thế thơ làm theo các thế thơ làm
theo các thê loại khác nhau hoặc hoàn toàn tự do” [9, 272].
Trong hai tập Dấu chân qua trảng cỏ và K h ố i vuông Rubic, Thanh Thảo sử
dụng rộng rãi thể thơ tự do. Đây là thể thơ không bị hạn chế bởi các quy định ngữ
pháp, câu thơ xuống dòng tự do, không bó buộc viết hoa đầu câu mà những câu thơ
có dịp tuôn trào theo dòng chảy của cảm xúc, tâm trạng thi sĩ: “Mọí ngôi sao/ Một
ngôi sao trong văt/ Trong văt ngay những đêm dày tôi nhâti Soi cuộc chuân bị âm
thầm của tât cả chúng tôi/ Những cây đê bỉêt n g h ĩ suy/ Và cẩm súng ”(Đám đế),
“Em thức trước canh gà/ và nhen lửa trước đàn vel bàn tay quen chăng gây nhiều
tiêng động/ ngọn lửa quen không hắt ánh ra ngoài” (C huyện th ư ờ n g )
Trước hiện thực của cuộc chiến tranh đầy hiếm nguy, việc phản ánh nắm bắt
nhanh gọn các vấn đề thời sự là một điều cần thiết. Chính vì thế trong giai đoạn này
thế thơ tự do được các nhà thơ sử dụng phần nhiều. Thể thơ tự do có đặc điếm là có
thế chớp lại một cách nhanh chóng dòng cảm xúc mà không cần cân nhắc về cách
gieo vần, luật, niêm, đối như những thể thơ cổ. Thể loại thơ này gần với văn xuôi,
cảm xúc con người cứ tuôn trào, sự việc này nối sự việc kia, dòng thơ có thể dài
ngắn đôi khi còn phản ánh được tốc độ nhanh chậm của sự việc đang diễn tiến.
Trong hai tập thơ này, thơ tự do cũng có thể được coi là thể thơ chiếm phần
chủ đạo (31 bài) trong số 51 bài thơ của cả hai tập. Chúng ta có thể nhận ra rằng số
chữ trong một câu thơ luôn biến đổi, có thể là: 4, 3, 5, 6, 1... số lượng các câu thơ
luôn rút ngắn rồi mở rộng tạo nên sự đan xem như tấm dệt ngôn từ độc đáo. Những
bài thơ của Thanh Thảo sáng tác theo thể thơ tự do phải kế đến như: Qua đường
chín, Tổ ba người, N g ô i sao và n gư ờ i lái đò, N gu ồn sáng, N h ữ n g ngôi sao của
mẹ, Những cánh rừng chưa tớiy Cây cụt ngọn, H oa đâu mất, Các anh nằm giữa
Trường S ơ n ... Tất cả các bài thơ làm theo thể tự do của Thanh Thảo đều nằm trong
tập D ấu chân qua trảng cỏ.
39
Sở trường của Thanh Thảo là những bài thơ tự do, không vần. Nhưng nó lại
được khẳng định bởi nhịp điệu và giàu sắc thái biểu cảm:
“Những vòm cây trầm lặng toả trong đêm
Những lôi mòn trăng khuya ỉn lôm đóm
Những cọc phụ trơn dấu người mắc võng
Những cánh rừng tôi đã đi qua ”
{Những cánh rừng chưa tới)
Với số lượng sáng tác không nhỏ, đã đưa Thanh Thảo trở thành một trong
những người mở đường cho thơ tự do lên ngôi ở giai đoạn sau. Việc sử dụng thể thơ
này tạo điều kiện cho người sáng tác giãi bày thoải mái tâm tư, tình cảm, tâm trạng,
suy nghĩ... của mình vào thơ một cách tự nhiên nhất. Thơ tự do đã mang theo được
hơi thở của thời đại và bản lĩnh sáng tạo của nhà thơ.
3.1.3. Thơ văn xuôi
Thơ văn xuôi là “mợí hình thức cơ bản của thơ được viết bằng văn xu ô i’'' [9,
272]. Ngoài thơ tự do, ngay từ những năm 70 của thế kỉ trước, Thanh Thảo đã thể
nghiệm thơ văn xuôi bởi những câu thơ dài, ít sử dụng dấu câu và bỏ lối xuống
dòng mang lại cảm giác dàn trải theo miền cảm xúc của nhà thơ.
Trong hai tập thơ D ấu chân qua trảng cỏ và K hối vuông R ubic, Thanh
Thảo có tất cả 12 bài thơ được làm theo thế thơ văn xuôi (trong đó 11 bài nằm trọn
trong tập K hối vuông Rubic và 1 bài nằm trong tập Dấu chân qua trảng cỏ đó là:
Gởi con, năm con chưa ra đời)
Viết về những rung động của thiên nhiên trong thời khắc chuyển mùa, Thanh
Thảo đã từng có những câu thơ rất lạ: “buổi chiều những tiếng thờ dài những cây
keo con dường dấu chân bò khô dưới gió bâc những bông lúa vong bông lúa lép
ngơ ngác giữa ruộng lúa chớm trô đòng^iK hông đề)
Sự thể nghiệm này đã được khẳng định rõ nét hơn bởi sự ra đời của Khối
vuông Rubỉc vào thời điểm đất nước vừa bước ra khởi chiến tranh và bắt đầu công
cuộc đổi mới:
“Tôi xoay những ô vuông. Tôi cẩn gì ư? Có thê cần tât cả, có thê chỉ cân
cành củi đê nhen lên ngọn lửa khi thiếu lửa. M ột màu rơm tươi gợi nhớ mùa gặt,
40
mùi vỏ bào dân ta vê những cánh rừng mùa khô, khoảng trông nhỏ đủ hình dung
bầu trời, thoáng nhìn của ánh chớp định hình sự vật mà nó soi sang, một bông hồng
dầu dãi khống tàn úa giữa những bô cục kì quặc nhât của thê kỉ hai mươi... Chúng
ta xoay mình trên đât, trên gổ, trên sắt thép, trên giây, trên con người... Chúng ta
xoay còn nhanh hơn Rubỉc trong bàn tay nhà vô địch”.
Thể thơ văn xuôi được tích hợp với các thủ pháp nghệ thuật hiện đại như
điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ đã khẳng định một sự đối mới tư duy nghệ thuật đang
manh nha cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Có thể nói, thơ tự do và
thơ văn xuôi là thể thơ nói được tiếng nói giản dị của đời thường, thơ hay cũng
chính là lời nói hàng ngày gần gũi với tâm hồn con người, thơ phản ánh sinh động
đời sống con người và thơ nói lên tiếng nói nóng hổi của thời đại.
3.2. Biểu tưọng thơ
Theo "Từ điển tu từ - ph ong cách thi p h á p học" của tác giả Nguyễn Thái
Hoà thì "biêu tượng văn học là những biến tượng trong sáng tạo văn học tức là
những hình ảnh, tín hiệu ngôn ngữ trong tác phâm văn học có tính khái quát và phô
biến đen mức có khả năng gợi ra một hình ảnh khác hoặc một so phâm chất, một so
đặc trưng khác với đoi tượng biếu hiệ n ”. Như vậy, biếu tượng được hình thành với
phương thức sử dụng một loại môi vật để môi giới tri giác cái bất khả tri giác. Biếu
tượng được nuôi dưỡng bằng những lối tư duy, những tưởng tượng phong phú của
con người mà đời sống con người lại không bao giờ bớt phức tạp đi cho nên biểu
tượng vì thế cũng không bao giờ đơn giản. Những phức tạp của đời sống dội vào
tâm tư con người những suy tưởng không cùng để rồi từ đó chúng lại được dồn nén
vào hệ thống biểu tượng. Đó chính là con đường tất yếu của đời sống và cũng là xu
hướng tồn tại và phát triến tất yếu của biếu tượng thơ ca.
Trong một bài thơ, có những biểu tượng trong toàn bài nhưng cũng có những
biểu tượng trong từng đoạn thơ, câu thơ. Biểu tượng trong toàn bài là biếu tượng
xuyên suốt cả bài thơ thể hiện tư tưởng, nghệ thuật chủ đề của bài thơ còn biếu
tượng trong từng đoạn thơ, dòng thơ, câu thơ là những biểu tượng có tính chất cụ
thể, diễn đạt một ý thơ trọn vẹn và nhiều khi chúng có thể tách khỏi bài thơ, tự có số
41
phận riêng của mình. Nếu một bài thơ không có biếu tượng chung trong toàn bài,
không có những biểu tượng nhỏ trong từng đoạn, tình cảm cảm xúc lại không mãnh
liệt thiết tha thì bài thơ đó không chỉ kém phần hương sắc mà còn khó có lý do để
tồn tại.
Thanh Thảo là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ các nhà thơ trẻ
thời kì chống Mĩ. Đọc thơ ông, ta thấy được một nhà thơ với thiên hướng cách tân
mãnh liệt, tạo ra thế giới nghệ thuật phong phú, đa dạng, với những suy tư, trăn trở
về cuộc sống, về con người. Tất cả những điều đó được xây dựng thành hệ thống
biểu tượng thơ. Trong hai tập Khối vuông Rubỉc và D ấu chân qua trảng cỏ, tồn tại
ba biểu tượng chính: Biểu tượng cỏ, biểu tượng ngọn lửa và biểu tượng dòng sông.
3.2.1. Biêu tượng cỏ
Nổi bật hơn cả trong thơ Thanh Thảo là hình ảnh cỏ. c ỏ mọc tràn lan khắp
nơi, trải mút tầm mắt của khoảng không:
“Buôi chiêu qua trảng cỏ voi
Ngước nhìn mút mắt khoảng trời long lanh ”
(Dấu chân qua trảng cỏ)
Lấy bút danh là Thanh Thảo (cỏ xanh), nhà thơ cũng phần nào muốn bày tỏ
thái độ khiêm nhường, giản dị của mình với vẻ đẹp thôn dã, bình dị, gần gũi của cỏ
xanh.
Trong suốt hai tập thơ, tần số xuất hiện của cỏ khá dày đặc, khoảng hơn 30
lần, được nhà thơ nhìn qua lăng kính lý tưởng. Trước hết đó là loài cây có vẻ đẹp
chân phương, giản dị, trong sáng với cái nhìn “ngơ ngơ của cỏ”. Đó là vẻ đẹp quyến
rũ của “cở ngai ngái mùi thôn nữ / c ỏ thức lăn tăn những miền cơ thế”. Cách cảm
nhận của nhà thơ về cỏ quả thật tinh tế, với ông cỏ đẹp và rất nên thơ:
“Thời gian như cỏ vượt lên
Lôi mòn như sợi chỉ bên kéo qua ”
Hay
“Vùi trong trảng cỏ thời gian
Vân âm thầm trải mút tầm mắt ta ”
42
(Dấu chân qua trảng cỏ)
Vẻ đẹp của cỏ bước qua mọi sự lãng quên của thời gian để đến với sự bền bỉ,
trường tồn. Có lẽ thế mà xuất hiện trong thơ ông cỏ mang lý tưởng của tuối trẻ, của
sức sống bền bỉ, của lý tưởng sống một thời bom đạn:
“Qua trảng trống qua màu xanh ngợp thở
Những cánh rừng chưa tới ngóng chờ ta ”
(Những cánh rừng chưa tới)
Những năm kháng chiến chống Mĩ gian khổ với bao hi sinh, nhưng ngọn lửa
của niềm tin, lòng quyết tâm chưa bao giờ nguôi lạnh. Lớp anh trước, lớp em sau ra
chiến trường như những trảng cỏ hành quân ra mặt trận.
Cỏ trong thơ Thanh Thảo không chỉ “m ềm ”, “ấm” mà còn “dày”, “sắc” và
“mãnh liệt” . Cở là biểu tượng cho tuổi trẻ, sức trẻ, biểu tượng cho ý chí bền bỉ, kiên
cường của con người. Trong thơ Thanh Thảo, những trảng cỏ cứ ngút tầm mắt ta, cỏ
mọc tràn trên con đường nhỏ dẫn ra chiến trường, theo thời gian cỏ cứ mọc và cỏ
vẫn mọc cho dù bom đạn tàn phá ác liệt đến đâu:
“Gió tràn qua những doi cát bỏng mặt trời
Những ụ pháo cỏ mùa xuân ủ m á t ”
(Tình yêu sông Hồng)
Tư duy thơ Thanh Thảo là một kiểu “tư duy thơ vệ tỉnh'’'’ {Mai Bá Ân). Nghĩa
là vệ tinh thơ từ bầu trời được tất cả các camera thơ quay hình từ mặt đất, truyền về,
rồi từ đó, vệ tinh phát xuống những tia chớp thơ loé sáng:
“cỏ bồng bềnh câu thơ hoang dại
cảnh đu tiên mùa xuân
ta đã bay qua lằn mức đời mình
trên cả dao động và yên tĩnh ”
(Đêm trên cát)
Như vậy, cỏ là một biêu tượng đẹp và lãng mạn trong thơ Thanh Thảo, yêu
mềm mà mãnh liệt, c ỏ xanh là tuổi trẻ, là sức sống bất diệt về tương lai của dân tộc
43
ta trong trường kì lịch sử. c ỏ xanh cũng là lý tưởng sống đẹp, lý tưởng của tuổi trẻ
luôn vươn lên cống hiến hết mình những mùa xuân đẹp nhất của cuộc đời.
3.2.2. Biểu tượng ngọn lửa
Trong thơ Thanh Thảo đối lập với biếu tượng cỏ xanh yếu mềm là biếu
tượng của ngọn lửa đỏ rực. Đây chính là gam màu chủ đạo, nổi bật, góp phần làm
nên chất thơ Thanh Thảo.
Hình ảnh ngọn lửa xuất hiện với hơn 40 lần trong suốt cả hai tập thơ, là biếu
tượng rực rỡ cho ý chí kiên cường và sức mạnh chiến đấu, niềm tin và hi vọng, tình
yêu và lý tưởng của cả dân tộc trong chiến tranh gian khổ. Ngọn lửa xuất hiện với
nhiều biến thể sinh động, như: Tro lửa, khói bếp, đóm nhang, bó đuốc... với nhiều
tầng nghĩa khác nhau và lửa đã hoá thân vào ý chí và tâm hồn dân tộc:
“Dâu hôm nay bom xoá những ngôi nhà
Bông tràm trắng cháy trong tẩm đại bác ”
(N hững cánh rừng chưa tới)
Hình ảnh ngọn lửa âm ỉ cháy như niềm tin dai dẳng, như ý chí của người
chiến sĩ không bao giờ nao núng trước đòn roi và bom đạn của quân thù. Ngọn lửa
ấy được nuôi dưỡng từ lòng căm thù giặc và trái tim sắt đá không gì thay đổi được
của những người con yêu nước:
“Ngày đen toi trái tim vùi tro lửa
Lớp trung kiên lột xác biêt bao lân ”
(Những cánh rừng chưa tới)
Sức mạnh của lửa là sức mạnh của sự huỷ diệt và tàn phá, sức mạnh của sự
bùng cháy đầy bất ngờ mà quả quyết đó là sức mạnh được tích tụ, dồn nén từ sự
cùm kẹp của kẻ thù. Những hình ảnh “cánh chim lửa, đảm lửa bùng lên từ đám lá
cuối trời” thể hiện sức mạnh muốn phá tan gông cùm, không chịu nô lệ của một dân
tộc nhỏ bé. Nói về thế hệ những người lính năm xưa, Thanh thảo viết: “ 77zể hệ
chúng tôi trang từng đêm lội nước/ Sình hết từ chân bết đến đầu/ Nên giọng có
nhiều khi ngang dọc/ Nên cái nhìn cổ lắm phen gai góc/ Vì ngọn lửa chịu sình là
ngọn lửa thực/ Đã bùng lên/ Dám chảy tận sức mình ”(M ột người lính nói về thế hệ
44
mình). Ngọn lửa là lửa của nhiệt huyết tuổi trẻ dám sống thực là chính mình, dám
hi sinh bản thân mình vào nghĩa cử cao đẹp.
Ngọn lửa còn là biểu tượng về tình yêu thương của nhà thơ với những người
mẹ, người vợ tần tảo hi sinh:
Những đêm bình định mịt mùng
Vùi tan ủi lửa mẹ trông con về
(Lời ru nghe ở kinh Trứng cá)
Hay
“Trên bếp chỉ còn nồi canh cá chua me
Lửa tàn và cô tôi nghẹn lạ i”
(Những bà m ẹ Khơ-me)
Lửa đã trở thành một biểu tượng đẹp giàu lý tưởng trong thơ Thanh Thảo.
Ngọn lửa biểu tượng cho ý chí dân tộc, cho niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng, cho
tình yêu bất diệt của con người, hay đó là ngọn lửa trong lòng nhà thơ đang bùng
cháy mãnh liệt trước hiện thực chiến tranh đất nước, hay lòng tự hào dân tộc đã hoà
vào nhịp thơ Thanh Thảo như một sự hoá thân kì diệu.
3.2.3. Biếu tượng dòng sông
Biểu tượng dòng sông với tần số lặp lại 45 lần trong hai tập thơ cũng là một
hình ảnh đẹp, có chiều sâu suy tưởng trong thơ và trường ca Thanh Thảo.
Tiến hành khảo sát biểu tượng dòng sông trong cả hai tập Dấu chân qua
trảng cỏ và K hối vuông R ubỉc ta sẽ bắt gặp nó với nhiều biến thể sinh động, có thể
là cồn, là dòng sông, là cát trắng...
Như chúng ta đã biết trong mỗi cuộc chiến tranh, dòng sông là nơi chứng
kiến những chiến công oanh liệt của nhân dân ta. Dòng sống cũng là nhân chứng
của hiện thực khói lửa, của những hi sinh mất mát đau thương:
“Môi cánh rừng bom xăng làm rụi cháy
Lại trồi lên từ sắc đỏ dòng sông ”
(Tình yêu sông Hồng)
Neu như cỏ là sức sống của tuối trẻ, lửa là ý chí can trường, thì hình ảnh
dòng sông trong thơ Thanh Thảo lại là biếu tượng cho nhân dân Việt Nam đầy bao
45
dung nhưng cũng giàu sức mạnh. Nhân dân là những dòng nước mát chảy trôi ra
biển cả bao la để vươn tới bình minh, mặt trời, hi vọng trong đêm trường nô dịch:
“Chúng con đi những dòng sống chảy xiêt
Chủng con đi rung từng trận gió rừng ”
(N h ữ n g ngôi sao của mẹ)
Thông qua hình ảnh dòng sông, nhân dân hiện lên với sức mạnh của tinh
thần đoàn kết, của sự bất diệt trường tồn:
“Sóng sôi tàu giặc ngoài sông
Giọng bìm bịp gọi nước rong vân đ ầ y ”
(Lòi ru nghe ở kin h T rứng cá)
Khảo sát biểu tượng dòng sông trong thơ Thanh Thảo, ta nhận thấy ông luôn
hoà mình vào dòng nước của những con sông để tuôn trào ra những vần thơ đầy
trằn trọc suy tư. Đặc biệt ông luôn nhấn mạnh nhấn vào hình ảnh sóng: ‘7ồ tiếng
sóng ì ầm chiều mưa gió” (N h ữ n g cánh r ừ n g ch ư a tới). Đây chính là biếu tượng
về sức mạnh cuồng phong cũng như sức sống vĩnh cửu của nhân dân - những con
người làm nên lịch sử.
Thế giới biếu tượng trong thơ Thanh Thảo là một thế giới có sự phong phú
của hình ảnh và những ý nghĩa biểu tượng thú vị. Với ý thức cách tân, nhà thơ
không chỉ tìm đến những thi liệu mới mà còn sáng tạo ra những quan niệm thẩm mỹ
về con người và cuộc đời. Những hình ảnh quen thuộc, giản dị của đời thường như
cỏ, ngọn lửa, mầm cây... đi vào thơ với sự biểu nghĩa ấn tượng, cùng những biến
thể của những hình ảnh này ban đầu đọc lên tưởng như vô nghĩa nhưng càng đọc
càng ngẫm ngợi lại càng thấy hay, thấy ý nghĩa. Thông qua những hình ảnh biểu
tượng ấy, nhà thơ đã cho ta những ý nghĩa mới, những cảm nhận mới mẻ vềcuộc
sống - nơi những điều giản dị nhất cũng có thể sáng lên những ýnghĩa
cao đẹp. Đó
chính là tài năng và sự tiếp nhận cuộc sống bằng tất cả những gì là đam mê và trân
trọng đối với cuộc đời và cái đẹp. Tư tưởng thẩm mỹ của Thanh Thảo được định
hình ngay từ những ngày đầu cầm bút và ngày càng được bồi dắp bởi những lao
động nghệ thuật không ngừng của nhà thơ, thế giới nghệ thuật ngày càng được gia
46
tăng chất nghĩ, chất duy lý, nhưng không hề mất đi sự thăng hoa và tính thấm mỹ
của nghệ thuật.
3.3. Ngôn ngữ thơ
Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học. Trong tác phẩm văn
chương nghệ thuật, ngôn ngữ có các thuộc tính: tính chính xác, tính hàm súc, tính
đa nghĩa, tính tạo hình, tính biếu cảm và ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan
trọng thê hiện cá tính sáng tạo, phong cách và tài năng của nhà văn.
Ngôn ngữ thơ là phương tiện thể hiện trực tiếp tư duy thơ, mang đậm tính
chủ quan và phong cách sáng tạo của tác giả. Trong một lần trả lời báo chí, Thanh
Thảo đã phát biêu răng: “ Cò/Í ngôn từ? Đó là m ột phân trời cho nhà thơ (thiên
bẩm), một phần do nhà thơ tự tích chứa trong suôt đời mình. Không ai mới sinh ra
đã có ngôn từ, nhưng quả thật, có những người đặc biệt nhạy cảm với ngôn từ. Và
người ta gọi họ là nhà thơ”. Nhà thơ ý thức được lao động nghệ thuật của mình, sản
phẩm mình làm ra là sản phẩm nghệ thuật. Vậy nên tác giả luôn tìm tòi, tích luỹ để
có những bài thơ hay nhất trên chất liệu ngôn ngữ của mình.
Hầu hết tác phẩm của Thanh Thảo sử dụng thể thơ tự do, thơ văn xuôi với sự
gia tăng chất nghĩ tạo nên ngôn ngữ thơ Thanh Thảo đậm chất đời thường và nhiều
khoảng trống mang đậm cá tính sáng tạo của riêng nhà thơ.
3.3.1. Ngôn n g ữ đậm chất đời thường
Thanh Thảo từng bộc bạch rằng ông không hề tự gọt rũa thơ của mình mà đó
là thứ ngôn ngữ thơ tự nhiên. Ngôn ngữ thơ ông vừa như tình cờ, vừa như vô thức
nhưng lại vươn lên tầm triết luận khẳng định sự tích luỹ của vốn sống, tài năng của
nhà thơ. Thơ Thanh Thảo vì thế mang sắc màu hiện đại, được thể hiện trong việc
lựa chọn thể thơ, cấu trúc thơ cũng như cách lựa chọn từ ngữ của tác giả.
Thể thơ tự do, thơ văn xuôi, cấu trúc thơ trúc tra trúc trắc không vần cho
phép Thanh Thảo tự do cho việc lựa chọn ngôn từ cho thơ. Ngôn ngữ trong thơ ông
vì thế là ngôn ngữ của đời thường, gần gũi với cuộc sống của nhân dân lao động.
Thật vậy, ta tìm thấy trong thơ Thanh Thảo lối nói của khẩu ngữ quen miệng hàng
47
ngày mà không làm cho thơ trở lên tầm thường. Chính ngôn ngữ giản dị đã đem lại
cho thơ Thanh Thảo vẻ đẹp chất phác, hồn hậu, dễ thương.
Đưa khẩu ngữ vào thơ, Thanh Thảo đã làm đẹp cho thơ mình bằng sự ngang
tàng đồng thời đưa thơ xích lại gần với cuộc sống đời thường, đế viết lên:
“Bài hát của hôm nay
Thô sơ và hực sáng
Mang lẽ đời đơn giản
Nói được tới ngày mai... ”
(Bài ca ống cóng)
Thanh Thảo ước muốn đem những lời ca giản dị của mình đến với số đông
độc giả, những lời ca tuy thô sơ và hực sáng nhưng không phải là thứ ngôn ngữ
châu ngọc mà chính bằng lẽ sống ở đời, bằng sức cảm hoá của chính tình yêu quê
hương, đất nước. Hẳn vậy nên khi nhà thơ đưa những lời xưng hô rất suồng sã vào
thơ: lũ bình định, bầy quạ đen, mày - tao... không làm bài thơ thô tục hoá mà toát
lên thái độ khách quan của tác giả. Cách xưng hô xuồng sã, tự nhiên của người lính
thể hiện rất rõ chất lính hồn nhiên, trẻ trung giữa những năm tháng ác liệt chiến
tranh.
Hay cũng có thể là cách nói vần vè mang âm hưởng dân gian:
“Cái ló m ở cái khôn
Lính mình nhanh ra p h ê t ”
(Bài ca ống cóng)
Có thể nói ngôn ngữ này là ngôn ngữ được chắt lọc từ ngôn ngữ đời sống
chiến đấu hàng ngày của dân tộc. Đọc ngôn ngữ ấy, ta có thể cảm nhận được rõ sức
sống, sức chiến đấu thơ Thanh Thảo.
Sự lựa chọn thể thơ tự do đã đem lại cho Thanh Thảo sự tự do trong việc lựa
chọn ngôn ngữ cho riêng mình, ngôn ngữ chắt lọc từ đời sống phong phú và vô tận
của con người đã mang lại cho nhà thơ thứ vũ khí để chống lại sự sáo mòn của ngôn
ngữ thơ ca. Với Thanh Thảo thì thơ có vần hay thơ không vần không quan trọng mà
48
quan trọng là sử dụng ngôn từ làm sao đạt hiệu quả nghệ thuật cao nhất. Thơ có sức
sống ở chính sự hồn hậu và mang hơi thở đời sống.
3.3.2. Ngôn ngữ thơ nhiều khoảng trống
Trong quan niệm nghệ thuật của mình, Thanh Thảo đặc biệt đề cao những
khoảng lặng và khoảng trống trong thơ. Thơ hiện đại có sự tích hợp với nhiều loại
hình nghệ thuật biểu hiện như hội hoạ, âm nhạc, điện ảnh... nói như Thanh Thảo thì
“thơ hiện đại khống nham vào từng câu thơ, đơn vị cơ bản đê cẩu trúc nên bài thơ
của nó, khống phải là từng câu thơ, mà từng m ảng thơ, như từng nét vẽ so với quệt
màu, từng mảng màu trong hội hoạ” [26, 2]. Vì vậy con đường đến với thơ “không
phải là con đường phân tích mà là con đường cảm nhận, con đường của sự đột
nhiên, của m ột thức tỉnh từ một hình ảnh ít gặp hoặc chưa từng có” . Đê chinh phục
những khoảng trống trong thơ hiện đại, người đọc cũng như người làm thơ phải
buộc tiềm thức, vô thức của mình hoạt động, có khi phải “ngụp lặn vào cả những
giấc m ơ” để chớp những hình ảnh vụt sáng, những lý tưởng loé sáng. Quan niệm
thơ này xuất phát từ những lý thuyết thơ hiện đại trong sáng tạo nghệ thuật, hướng
Thanh Thảo đến việc lựa chọn ngôn ngữ thơ để có thể ghi lại những khoảnh khắc
thăng hoa của tâm hồn, đồng thời tạo ra những khoảng trống cho người đọc đồng
sáng tạo.
Ngôn ngữ nhiều khoảng trống là ngôn ngữ thơ không thể cắt nghĩa bằng cách
đọc thông thường mà người đọc phải vận dụng vốn hiếu biết, văn hoá của mình để
có thể cảm nhận những gì mà nhà thơ thế hiện qua những rung cảm thẩm mỹ.
Ngôn ngữ thơ có sự đứt đoạn, gián cắt, muốn hiểu được nó người đọc phải tự
xâu chuỗi những hình ảnh, biểu tượng thì mới mong khám phá được hết những tầng
nghĩa của bài thơ. Đây chính là bí ấn của thơ hiện đại. Nó lôi cuốn, hối thúc người
đọc tìm tòi sáng tạo. Viết Đàn ghi-ta của Lorca, Thanh Thảo đã hoàn toàn tuân
theo quy luật của ấn tượng chủ nghĩa và vô thức chủ nghĩa. Chính vì tình cảm yêu
mến người nghệ sĩ Lorca mà Thanh Thảo có những liên tưởng lạ và giàu biểu cảm.
Ông đã dùng tiếng đàn của người nghệ sĩ Tây Ban cầm đế hoán dụ với con người
Lorca, tiếng đàn biến ảo như những sáng tạo không ngừng mà người nghệ sĩ đã
49
dâng hiến cho đời hay chính là số phận của một người nghệ sĩ yêu nước đang dần
tan như bọt nước dưới sự đàn áp của kẻ thù. Đó là những vần thơ thật đẹp:
“Tiêng ghi ta nâu
Bầu trời cô gái ấy
Tiếng ghi ta lá xanh biết mẩy
Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
Tiếng ghi ta rồng rồng
máu c h ả y ”
Tiếng ghi-ta của người nghệ sĩ vừa tượng thanh bằng nhịp thơ, vừa tượng
hình, vừa mang màu sắc. Đó là thứ âm thanh có hồn được vang lên từ trái tim người
nghệ sĩ - người cách mạng. Thanh Thảo đã đế lại nhiều không gian rỗng như thế
trong thơ mình, đặc biệt là những tác phẩm sau này.
Đe tiếp cận thơ Thanh Thảo đôi khi người đọc cũng gặp khó khăn, đặc biệt là
những tác phẩm chứa nhiều khoảng lặng. Đọc thơ do vậy mà phải đọc được cái giữa
dòng, chỗ trắng trong đồng thời phải lắng hồn mình để đồng điệu với hồn thơ thi sĩ.
Chính ngôn ngữ gián cách, nhiều khoảng trắng hàm ngôn đã mang lại cho thơ
Thanh Thảo về bí ấn và đầy ám ảnh. Xem xét một cách cụ thế về những đóng góp
của Thanh Thảo trong sự sáng tạo ngôn ngữ thơ nhiều khoảng trống trên nhiều cấp
độ, ta nhận thấy Thanh Thảo đã viết lên những câu thơ giàu tính liên tưởng trong đó
có sự chuyên đôi cảm giác, chuyên đôi ân tượng tinh tê, mang màu săc tượng trưng
siêu thực. Miêu tả mùa hạ rực rỡ nắng, nhà thơ đã liên tưởng đến tiếng ve nhuộm
màu nắng lửa:
“Tiêng ve bùng lên
cồn cào như lửa
tiếng ve màu đỏ
cháy trong vòm cây ”
(Tiếng ve)
Và còn rất nhiều hình ảnh khác được nhà thơ so sánh liên tưởng tinh tế và
độc đáo như:
50
“Xuồng vít cong mùi hương lúa sạ
Có tiếng trích báo miệt đồng yên ả
Mũi xuồng như bay trên cỏ năn ”
{Hướng m ũ i xuồng)
Hay
“Gió chưởng tràn nước lớn chảy say mê
Xuồng giao liên noi hai bờ sớm toi
Bìm bịp kêu trăng hàng bông sua đũa ”
(Những cánh rừng chưa tới)
Những sự vật chuyển đổi từ âm thanh sang màu sắc, từ sự vật hữu hình sang
âm thanh vô hình, là sự chuyến đổi mang ấn tượng rất riêng của Thanh Thảo, mang
đến sự gợi tả và những liên tưởng sáng tạo, hấp dẫn trong lòng người đọc.
Ỏ cấp độ nhở hơn thì Thanh Thảo đã sáng tạo nên những cụm từ làm giàu
thêm năng lực biếu đạt của câu thơ. Tác giả đã để lại những câu thơ mà không cần
đặt trong văn cảnh bài thơ thì nó vẫn có sức sống riêng, sức gợi riêng của nó
“Gương mặt sốt soi vào vân sáng
Bùng tự nhiên như lửa trảng dầu ”
(Tô ba người)
Ngôn ngữ Thanh Thảo vì thế vừa là ngôn ngữ mộc mạc, đời thường chất
phác có khi trở nên thô ráp, khô cứng bởi hiện thực đau thương hay trái chiều, vừa
là thứ ngôn ngữ hàm ngôn nhiều khoảng trống tạo cho tác phẩm thơ có chiều sâu tư
tưởng. Ngoài ra có thể thấy ngôn ngữ thơ Thanh Thảo mang màu sắc hiện đại, thể
hiện những nỗ lực đổi mới mạnh mẽ trong thơ của chính tác giả. Ngôn ngữ thơ góp
phần nói lên tiếng nói của đời sống đang hừng hực tuôn trào vừa tự nhiên mộc mạc
nhưng đầy chất trí tuệ và liên tưởng. Đó còn là thứ ngôn ngữ có khi rất đa âm, đa
nghĩa, có lúc gợi nhiều hơn tả, buộc người đọc cảm nhận nhiều hơn là cắt nghĩa.
Chính ngôn ngữ thơ Thanh Thảo đã thê hiện những nô lực tự đôi mới rât mạnh mẽ
của nhà thơ. Thanh Thảo không phải là một thợ cắt chữ chuyên đẽo gọt nên những
vần thơ tài hoa nhưng Thanh Thảo lại là nhà thơ đã kết hợp được chất phương Tây
51
hiện đại và chất phắng lặng, u mặc của phương Đông đã đem lại cho thơ mình một
thứ ngôn ngữ riêng có thế diễn tả thành công những suy tư và cảm nhận tinh tế của
tâm hồn mình.
Thơ Thanh Thảo không nhất quán một giọng điệu mà có sự đan xen của
nhiều giọng điệu. Dường như nhà thơ muốn đối thoại với thế hệ mình, thế hệ tiếp
nối và thế hệ tương lai về truyền thống lịch sử, về những trăn trở bên bờ đời sống để
thế hệ hôm nay và mai sau hiểu và thêm yêu Tổ quốc, dân tộc mình. Nổi bật lên hơn
cả trong thơ và trường ca Thanh Thảo là giọng điệu trầm, bi hùng lắng đọng trong
những suy tưởng triết lý. Thơ quả thật là giọng, là phong cách của tư tưởng, mỗi
nhà thơ có một giọng điệu riêng. Thanh Thảo đã cất lên những lời ca bằng thứ
giọng trầm, giọng trữ tình suy tưởng đặc trưng riêng cho thơ ông. Với ước vọng
muốn lật cùng bản chất của đời sống, những câu thơ gân guốc, giàu chất lính, thật
chất, người ta đã sớm khẳng định được phong cách thơ Thanh Thảo.
52
KÉT LUẬN
1. Thanh Thảo là một gương mặt cá tính, khó nhầm lẫn trong làng thơ Việt
Nam. Với ý thức cách tân rõ rệt, Thanh Thảo đã dành nhiều tâm huyết cho việc đổi
mới thơ ca, làm mới hình thức biểu đạt của thơ, cách tân cấu trúc thơ với những
cảm hứng nghệ thuật đậm chất nhân sinh. Điều này được thể hiện rõ nét trong thế
giới nghệ thuật thơ Thanh Thảo. Việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Thanh Thảo
chính là việc tìm hiểu sự sáng tạo nghệ thuật, quan niệm về nghệ thuật, các phương
diện hình thức nghệ thuật... và đặc biệt là việc tìm hiểu hai dòng cảm hứng nghệ
thuật chủ đạo trong sáng tác của nhà thơ. Đó là dòng cảm hứng sử thi và dòng cảm
hứng thế sự, đời tư.
2. Thanh Thảo đã dành tâm huyết cả đời mình cho thơ ca, cho nghệ thuật. Với
khối lượng tác phẩm đồ sộ, Thanh Thảo thực sự đã có chỗ đứng vững trên thi đàn
dân tộc. Trong suốt hành trình sáng tác không mệt mỏi của mình, hai tập Dấu chân
qua trảng cỏ (1978) và K hối vuông Rubic (1985) đã thực sự góp phần làm nên tên
tuổi của nhà thơ. Đặc biệt hơn, nó đã chứng tỏ sự vận động không ngừng của mạch
thơ Thanh Thảo trong giai đoạn hậu chiến (1975 - 1985).
3. Thơ Thanh Thảo là một thế giới mở, nó đón nhận tất cả sự đồng sáng tạo
nơi người đọc. Khi tiếp cận thơ Thanh Thảo, độc giả phải cảm nhận nó bằng chính
lăng kính chủ quan của nhà thơ, để dần định hình nên phong cách thơ Thanh Thảo,
một phong cách mới lạ, hấp dẫn - phong cách tượng trưng, siêu thực.
4. Thi nhân xứ Quảng đã sử dụng nhuần nhuyễn các phương diện hình thức
nghệ thuật khi tạo ra những “đứa con tinh thần của mình” với hệ thống các thể thơ
đa dạng (thơ lục bát, thơ tự do và thơ văn xuôi), ngôn ngữ thơ trau chuốt, đậm chất
đời thường, ngôn ngữ thơ nhiều khoảng trống, hệ thống biểu tượng phong phú (biểu
tượng cở, ngọn lửa và dòng sông)... để tạo nên thế giới nghệ thuật thơ mang dấu ấn
Thanh Thảo rõ nét.
53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Trần Hoài Anh (2009), “Thanh Thảo và thơ” , Tạp chí Nhà văn số 9.
2.
Lại Nguyên Ân (1984), Dấu chân những người lính trẻ và thơ Thanh Thảo
(Văn học và phê bình), Nxb. Tác phâm mới.
3.
Mai Bá Ấn (2005), “Quan niệm của Thanh Thảo về thơ”, Tạp chí Sông Hương
số 191.
4.
Mai Bá Án (2005), Thanh Thảo và những trăn trở vê con người, Tạp chí
Nghiên cứu Văn học số 4.
5.
Mai Bá Ấn (2008), “Cỏ xanh và lửa đỏ - một đối
lập lôgic của thơ Thanh
Thảo”, Tạp chí Diên đàn Văn nghệ Việt N am .
6.
Mai Bá Ản (2008), Người lính trong trường ca Thu
Bồn, Nguyên Khoa Điềm
và Thanh Thảo, Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn.
7.
Mai Bá Ân (2009), Thanh Thảo - ống hoàng của trường ca, phongdiep.net
8.
Trung Trung Đỉnh (2014), Thanh Thảo và con ngựa thơ, Báo Tiền phong
Online.
9.
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điến thuật ngữ văn
học, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.
10.
Huỳnh Văn Hoa (2014), “Người lính - Tượng đài trong thơ chống M ỹ”, Báo
điện tử Đà Năng.
11.
Mã Giang Lân (1992), “Nhìn lại thơ 30 năm chiến tranh”, Tạp chí Văn học số 2.
12.
Mã Giang Lân (2004), Thơ, hành trình và tiếp nhận, Nxb. Đại học Quốc gia
Hà Nội.
13.
Thiếu Mai (1980), “Thanh Thảo, thơ và trường ca”, Tạp chí Vãn học số 2.
14.
Nguyễn Điện Nam (2013), “Dấu c h â n ...”, Báo Quảng Nam Online.
15.
Bửu Nam (1986), “Khối vuông Ru-bích” một hướng tìm tòi mới trong thơ
Thanh Thảo” , Tạp chí Sông Hương số 18.
16.
Đỗ Hải Ninh (2014), “Văn xuôi giai đoạn (1975 - 1985) - bước chuyển tiếp
trong hành trình đôi mới văn học” , Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
[...]... khô”(Sämtliche Schriften - Toàn tập tác phẩm ) Như vậy, cho đến cuối cùng, thơ vẫn “mãi mãi là bí mật”, là một kênh giải thoát cũng là một chốn “đày ải” tinh thẩn con người trong một niềm say mê, khát khao không bao giờ dứt 1.4 Hai tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ và Khối vuông Rubic 1.4.1 Dấu chân qua trảng cỏ (1978) Dấu chân qua trảng cỏ là một trong những tập thơ đầu tay của Thanh Thảo, vừa trong sáng, hồn... tư tưởng xúc cảm ở người nghệ s ĩ đôi với thê giới được mô tả theo nghĩa này, cảm xúc chủ đạo thông nhât với để tài và tư tưởng của tác ph â m ” [9,38] Trong khoá luận này, chúng tôi nghiên cứu hai bình diện chính của cảm hứng nghệ thuật trong hai tập Dấu chân qua trảng cỏ và Khối vuông Rubỉc Đó là cảm hứng sử thi và cảm hứng thế sự đời tư 2.1 Cảm hứng sử thi Bản chất của thơ trữ tình là sự ý thức... người ta nghĩ tới một mạch thơ triết luận đã chảy dài và đạt thành tựu trong Văn học Việt Nam hiện đại với Chế Lan Viên, Bằng Việt, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đình Thi Ỏ Dấu chân qua trảng cỏ, lối tư duy triết luận được Thanh Thảo thể hiện đậm nét trong các bài thơ Dấu chân qua trảng cỏ, Bài ca ống cóng, Các anh nằm giữa Trường Sơn, Tình yêu - Sông H ồ n g Trong thơ Thanh Thảo, triết luận về đời sống là những... tính triết 30 luận, tính thời sự, và có ý nghĩa sâu sắc Trong khuôn khổ phạm vi của khoá luận này, chúng tôi tiến hành tìm hiếu hai bình diện của cảm hứng thế sự - đời tư trong thơ Thanh Thảo, đó là triết luận về đời sống và đối thoại với quá khứ 2.2.1 Triết luận về đời sống (đời thường, tình yêu và hạnh p h ú c ) Thơ Thanh Thảo vốn hay triết luận nên dày đặc trong hai tập là tính triết luận Điều này... cho quá trình lao động nghệ thuật không biết mệt mỏi của Thanh Thảo Người chiến sĩ khí tiết ấy đã, đang và sẽ cống hiến hết mình cho sự nghiệp văn học nước nhà 1.3.3 Quan niệm nghệ thuật * Quan niệm về thơ Thanh Thảo đã không ít lần phát biểu quan niệm của mình về thơ trong các bài trả lời phỏng vấn, các bài tản văn, tiểu luận - phê bình Nỗ lực định nghĩa thơ, gọi tên thơ Thanh Thảo cũng là khát khao... thơ ca theo Thanh Thảo là tính độc đáo Mỗi thế giới nghệ thuật thơ phải là một thế giới riêng biệt, mới mẻ, sống động Thơ chăng ai giong ai, chăng ai mong giong ai, và khống có loi đi nào chung cho cả hai nhà thơ cả Đó là thách thức, và cũng là cải làm nên sức quyển rũ của thơ (M ười năm cõng th ơ leo núi) Phấm chất ấy góp phần quan trọng làm nên sức sống bền bỉ của thơ ca vượt qua những giới hạn của... có ý tưởng sâu xa Với Dấu chân qua trảng cỏ, Thanh Thảo đã khắc hoạ hình ảnh người lính trong vẻ đẹp mộc mạc, “thô sơ và hực sáng”, trong ý thức về trách nhiệm, số phận của thế hệ mình trước Tổ Quốc, nhân dân: “Cả thế hệ xoay trần đảnh giặc Mặc quần đùi, khiêng pháo lội qua b ư n g ” {N hữ ng ngôi sao của mẹ) 1.4.2 Khối vuông Rubic (1985) Đây là tập thơ khá độc đáo của Thanh Thảo với ý thức cách tân... (2009) và 5 tập thơ: Tàu sắp vào ga (1986), Bạch đàn gởi bạch dư ơng (1987), T ừ m ộ t đến m ộ t trăm (1988), T ha nh Thảo ly 2, 3 (2007), T ha nh Thảo 70 (2008) Ngoài thơ ca, ông còn viết tiểu luận, phê bình văn học với những đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam giai đoạn hiện đại sau 1975 Năm 1979, Thanh Thảo được nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơ D ấu chân qua trảng cỏ và. .. nhường và giản dị Tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ chủ yếu viết về vẻ đẹp tâm hồn của người lính Nó không ồn ào như những tiếng kèn xung trận của cả thế hệ đang náo nức ra trận Nó cũng không bay bướm “ lãng mạn hoá” kiểu như thế thơ trữ tình cổ động “Không có kỉnh không phải vì xe không có kính” rất tài hoa, kích thích trực diện vào khí thế của người lính thời chiến 18 như thơ Phạm Tiến Duật, thơ Thanh Thảo. .. người muôn qua cảm nhận thơ đê cảm nhận chính con người mình, và qua chính con người mình mà cảm nhận thế gỉớỉ” [1, 13] Nói cách khác, thơ là con đường tương thông đi từ thế giới tinh thần của mỗi cá thế ra thế giới bao la của vũ trụ Mỗi người thông qua thơ đế khám phá chính mình, hiểu và sống trọn vẹn với mình, với đời Thơ thì thầm từng phận người, đồng cảm với từng cá thể Trong lãnh địa của thơ ca, ... Khối vuông Rubic 1.4.1 Dấu chân qua trảng cỏ (1978) Dấu chân qua trảng cỏ tập thơ đầu tay Thanh Thảo, vừa sáng, hồn nhiên, vừa khiêm nhường giản dị Tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ chủ yếu viết vẻ đẹp... bước đầu tập làm nghiên cứu khoa học, nên khóa luận này, sâu vào việc tìm hiểu giới nghệ thuật thơ Thanh Thảo qua hai tập Dấu chân qua trảng cỏ K hối vuông Rubỉc phương diện: cảm hứng nghệ thuật. .. góp Thanh Thảo thơ đại Việt Nam Trong hệ thống tác phẩm bề Thanh Thảo, hai tập Dấu chân qua tràng cỏ K h ối vuông Rubỉc xem hai tập thơ tiêu biểu Chúng cho rằng, việc tìm hiểu giới nghệ thuật hai