Trong bài viết “Vài suy nghĩ về truyện ngắn Phùng Văn Khai”, tác giả Nguyễn Thị Lành đã nhận xét: với 27 truyện ngắn, nhà văn không chỉ phản ánh cuộc sống của người lính mà còn phản ánh
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Phùng Gia Thế - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn thành khóa luận này
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là thầy cô trong tổ Lí luận văn học và các bạn sinh viên đã giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận
Hà Nội, ngày 20 tháng 05năm 2013
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hồng Ngọc
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Phùng Gia Thế Tôi xin cam đoan rằng:
Khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi
Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực
- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình nghiên cứu nào từng công bố
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2013
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hồng Ngọc
Trang 3MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Cấu trúc của khóa luận 6
NỘI DUNG
Chương I: Thế giới nhân vật 7
1.1 Cơ sở lí luận 7
1.1.1 Khái niệm nhân vật 7
1.1.2 Cách phân loại nhân vật 8
1.2 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Phùng Văn Khai 9
1.2.1 Nhân vật bi kịch 11
1.2.2 Nhân vật tư tưởng 16
1.2.3 Nhân vật tha hóa 19
1.3 Một số thủ pháp xây dựng nhân vật 24
1.3.1 Miêu tả sự giằng xé trong tâm lí nhân vật 24
1.3.2 Xây dựng nhân vật theo nguyên tắc tương phản 27
Chương II: Không gian và thời gian nghệ thuật 32
2.1 Cơ sở lí luận 32
2.1.1 Khái niệm về không gian nghệ thuật 32
2.1.2 Khái niệm về thời gian nghệ thuật 33
2.2 Không gian và thời gian nghệ thuật truyện ngắn Phùng Văn Khai 34
Trang 42.2.1 Không gian nghệ thuật 35
2.2.2 Thời gian nghệ thuật 40
Chương III: Ngôn ngữ và giọng điệu 49
3.1 Cơ sở lí luận 49
3.1.1 Ngôn ngữ 49
3.1.2 Giọng điệu 50
3.2 Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Phùng Văn Khai 51
3.2.1 Ngôn ngữ 51
3.2.2 Giọng điệu 58
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 “Thế giới nghệ thuật” là khái niệm trọng tâm của lí luận văn học
hiện đại Khái niệm này có nhiều cách cắt nghĩa khác nhau Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì thế giới nghệ thuật là khái niệm “chỉ tính chỉnh thể của sáng tác
nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả, một trào lưu) Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lý con người mặc dù nó phản ánh các thế giới ấy Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng… chỉ xuất hiện một cách có ước lệ trong sáng tác nghệ thuật” [9, tr.302]
Trang 5Trong Giáo trình Lý luận văn học (Trần Đình Sử chủ biên) viết: “Thế
giới nghệ thuật là một thế giới kép: thế giới được miêu tả và thế giới miêu tả Thế giới được miêu tả gồm nhân vật, sự kiện, cảnh vật… Thế giới miêu tả là thế giới của người kể chuyện, người trữ tình Hai thế giới này gắn kết không tách rời như hai mặt của một tờ giấy Không có thế giới miêu tả thì không có thế giới được miêu tả và ngược lại Tuy nhiên chúng ta không thể liên thông Người kể chuyện không thể trực tiếp tham gia vào sự kiện trong thế giới được miêu tả như một nhân vật” [28, tr.82]
Như vậy, ta có thể thấy thế giới nghệ thuật là một phạm trù rộng lớn
Có nhiều cách để định nghĩa nhưng chúng ta có thể hiểu rằng “thế giới nghệ thuật” chính là thế giới riêng mà nhà văn tạo ra trong tác phẩm của mình Nó bao gồm tất cả những yếu tố cấu thành nên tác phẩm văn học Vì vậy, tìm hiểu về thế giới nghệ thuật cũng chính là tìm hiểu chỉnh thể tác phẩm
Một thế giới nghệ thuật nhất định với tư cách là hệ thống không chỉ đặc trưng cho riêng tác phẩm mà nó còn đặc trưng cho cả nhà văn nói chung
Do đó, việc nghiên cứu “Thế giới nghệ thuật” của một nhà văn là vấn đề có
ý nghĩa lí luận và thực tiễn quan trọng
1.2 Phùng Văn Khai sinh năm 1973 tại Văn Lâm, Hưng Yên Anh là cây bút trẻ giàu tiềm năng Ngay ở chặng đường đầu tiên của quá trình sáng
tác, anh đã cho ra mắt bạn đọc 5 tập truyện ngắn (Khúc dạo đầu của binh nhì, Đêm trăng thiêng, Hương đất nung, Những người đốt gạch, Truyện ngắn Phùng Văn Khai), 1 tập thơ (Lửa và hoa), 1 tập bút kí (Lẽ sống), 3 tập chân dung văn học và 2 tiểu thuyết (Hồ đồ, Hư thực) Ngòi bút của anh tập
trung đi sâu khai thác nhiều khía cạnh của cuộc sống Thế giới truyện của Phùng Văn Khai là sự đồng hành và chung sống với những kiếp người bất hạnh, đau khổ Ta có thể thấy những con người lam lũ, bất hạnh ấy đã tạo thành tâm điểm trong thế giới nghệ thuật của nhà văn Có lẽ những trải
Trang 6nghiệm sâu sắc của bản thân trong những năm mặc áo lính đã khiến cho tác phẩm của anh có sức nặng và ám ảnh trong lòng mỗi bạn đọc Phùng Văn Khai thử sức trên nhiều thể loại nhưng có thể nói thể loại anh đạt được nhiều thành công nhất là truyện ngắn, đặc biệt là những truyện viết về đề tài nông thôn và người lính
Trong hành trình lao động nghệ thuật, Phùng Văn Khai đã không ngừng sáng tạo, tìm tòi và tạo ra những nét riêng biệt, độc đáo trong thế giới nghệ thuật của mình Thế giới ấy là tổng hòa của các yếu tố: nhân vật, không gian, thời gian, ngôn ngữ, giọng điệu… tạo thành một chỉnh thể thống nhất Nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Phùng Văn Khai chúng tôi muốn hiểu sâu hơn về những thể nghiệm, cảm quan, sáng tạo và những nét độc đáo riêng biệt trong truyện ngắn của anh
1.3 Nghiên cứu vấn đề “Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Phùng Văn Khai”, chúng tôi muốn kết nối văn học nhà trường với văn học đương đại Đây cũng là con đường giúp bạn đọc đến gần văn học đương đại hơn, đồng thời cũng là một cuộc tập dượt nghiên cứu khoa học, chuẩn bị kiến thức và phương pháp luận để tác giả khoá luận có thể tiếp cận và giải thích tốt hơn các hiện tượng văn học không chỉ ở hiện tại mà còn ở tương lai
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể nói Phùng Văn Khai xuất hiện trên văn đàn chưa lâu nhưng tên tuổi của anh đã rất quen thuộc với bạn đọc cả nước Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về nhà văn này chưa thật sự phong phú, mới chỉ dừng lại ở những bài giới thiệu tác phẩm, hay những cuộc phỏng vấn của anh trên báo chí Tiêu biểu như cuộc phỏng vấn của Phong Điệp và Phùng Văn Khai trên trang web Phongdiep.net: “Trung thực với lương tâm là điều cốt tử của người cầm bút” Anh đã cho rằng dù làm gì trước tiên phải trung thực với lương tâm mình, trung thực với lương tâm mình là điều cốt tử làm nên mỗi
Trang 7nhà văn, cứ tựa chắc vào đấy sẽ ít ra không đánh mất mình là cái rất cần thiết với người viết văn, làm báo Trong một bài báo khác của tác giả Dương
Tử Thành “Nhà văn Phùng Văn Khai lên án sự “hồ đồ” của con người”, tác giả Phùng Văn Khai có nói: “viết văn hay, với bất kì ai, kể cả thiên tài cũng
là khó Ai cho rằng viết dễ lắm thì tác phẩm của người đó chắc chắn là vứt
đi Dù ngày nào cũng viết nhưng tôi biết chắc chắn để có những trang văn hay, để mồ hôi không lãng phí quả là một điều muôn khó” Tác phẩm của anh đề cập đến nhiều khía cạnh của xã hội Trong bài viết “Vài suy nghĩ về truyện ngắn Phùng Văn Khai”, tác giả Nguyễn Thị Lành đã nhận xét: với 27 truyện ngắn, nhà văn không chỉ phản ánh cuộc sống của người lính mà còn phản ánh nhiều vấn đề: Tình yêu, cuộc sống bất công ngang trái của một lớp người, cuộc sống của đồng bào các dân tộc với những nét văn hóa đặc sắc…
Đó là thế giới của những người lính thời hậu chiến - những con người trở về
từ bom đạn của chiến tranh Trong số ấy không phải ai cũng được hưởng hạnh phúc mà họ gánh trên vai những bi kịch của cuộc sống đời thường Rồi những người nông dân lam lũ, vất vả nhưng luôn bị thế lực cầm quyền ức hiếp, những người con gái với niềm khao khát yêu thương… Họ đều là những con người nhỏ bé trong xã hội nhưng luôn mang trong mình phẩm chất tốt đẹp Đối lập với họ là những con người đã bị tha hóa về phẩm chất đạo đức, vì đồng tiền sẵn sàng làm tất cả khiến cho những đạo lí, phép tắc ở gia đình, xã hội đều bị đảo lộn Phùng Văn Khai mang đến cho bạn đọc một thế giới nhân vật đa dạng nhưng không kém phần hấp dẫn
Những bài viết về tác phẩm của Phùng Văn Khai không nhiều, chủ yếu là những bài giới thiệu tác phẩm hay bình luận, phân tích của một số tác giả, đặc biệt là những bài viết về các tiểu thuyết mới xuất hiện gần đây của nhà văn Trong đó có thể kể đến bài viết “Hư thực - bước chuyển mình của Phùng Văn Khai” của tác giả Đoàn Minh Tâm Tác giả Đoàn Minh Tâm đã coi đây như sự lột xác của Phùng Văn Khai, thoát khỏi cái
Trang 8tạng trước đó để trở thành một “nhà tiểu thuyết đích thực” Đoàn Minh Tâm đã đưa ra những nhận xét về sự thay đổi của tác phẩm này nhìn từ góc độ thế giới nghệ thuật Với việc vận dụng thành công bút pháp ảo hóa, Phùng Văn Khai đã làm cho nhân vật của mình ẩn sau tấm khoác của những đại từ xưng hô phiếm chỉ, dùng nhiều danh từ kiểu công chúa, nô bộc… Thời gian trong tác phẩm cứ lặng lẽ trôi đi giữa hiện thực và giấc
mơ mà không có điểm kết thúc Tất cả được đặt trong không gian của một khu rừng nguyên sinh cũng không xác định được vị trí cụ thể… Những điều đó đã tạo nên sự huyễn hoặc, mơ hồ trong tác phẩm Đó chính là nét đổi mới trong bút pháp của nhà văn Tác giả Đặng Văn Sinh cũng có những nhận xét về hệ thống nhân vật trong "Hư thực" Theo ông nhân vật phần lớn đều bí hiểm, luôn tách khỏi cộng đồng, sống cô lập ở những nơi hẻo lánh trong tình trạng đầu óc rất không bình thường Số khác thì như những quái nhân, suy nghĩ thường vượt ra khỏi những khuôn khổ đạo đức quy ước còn hành vi lại là một loạt những diễn biến phức tạp, bất ngờ hoàn toàn không thể giải thích theo lôgic thông thường Ông cho rằng đây
là hướng đi mới cho tiểu thuyết Việt Nam Tác phẩm có kết cấu lỏng với một bố cục tượng trưng bởi các sự kiện không phát triển theo logic thông thường Những giấc mơ bị ảo giác chi phối luôn nhảy cóc không theo trình tự đoạn mạch quy ước, lại càng không tuân thủ không gian, thời gian vật lý mà theo quy luật tâm lý Phong cách ngôn ngữ của "Hư thực" làm người đọc đặc biệt chú ý Với vốn từ phong phú, lập luận chặt chẽ trên cái nền cảm hứng sáng tạo, câu văn của Phùng Văn Khai thiên về triết luận nhưng lại giầu sắc thái biểu cảm ghi nhận một bước đột phá trong hành trình tìm tòi hướng đi mới cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại Ngoài ra còn một loạt bài viết khác cũng đánh giá về tiểu thuyết “Hư thực” như:
“Mạn đàm tiểu thuyết Hư thực” của tác giả Trịnh Hồng Hải, “Hư thực đôi điều cảm nhận” của Trần Mạnh Hà, “Hư thực - một hành trình còn dài” của Trần Sáng…
Trở lên là việc phân tích một số bài viết về Phùng Văn Khai và thi pháp nghệ thuật của anh Trên cơ sở kế thừa ý kiến nhận xét của những người đi trước, kết hợp với những cảm nhận, kiến giải của cá nhân, tác giả khoá luận mạnh dạn triển khai đề tài “Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Phùng Văn Khai”
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Trang 93.1 Mục đích nghiên cứu
Tìm ra những nét độc đáo và riêng biệt trong thế giới nghệ thuật của Phùng Văn Khai Thông qua đó khóa luận nêu lên một số ý kiến đánh giá về những đóng góp của nhà văn đối với đời sống truyện ngắn Việt Nam đương đại
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày khái niệm về thế giới nghệ thuật và đặc điểm cấu trúc của thế giới nghệ thuật
- Nghiên cứu các truyện ngắn của tác giả Phùng Văn Khai để thấy được những nét riêng biệt trong thế giới nghệ thuật của tác giả
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Phùng Văn Khai với những đặc trưng
cơ bản của nó Trong quá trình nghiên cứu, người viết có liên hệ với một số tác phẩm văn xuôi của các nhà văn khác để thấy rõ hơn nét độc đáo trong truyện ngắn của tác giả
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Thế giới nghệ thuật là sự kết hợp của nhiều yếu tố Tuy nhiên trong khuôn khổ của khóa luận này người viết chỉ nghiên cứu một số yếu tố cơ bản đó là: nhân vật, không gian và thời gian, ngôn ngữ và giọng điệu Và việc nghiên cứu này được người viết khảo sát trên một số tập truyện của nhà
văn như: “Hương đất nung”, “Đêm trăng thiêng”, “Truyện ngắn Phùng Văn Khai”
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp hệ thống
5.2 P hương pháp so sánh hệ thống
5.3 Phương pháp xác định lịch sử phát sinh
5.4 Phương pháp loại hình
6 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung được triển khai thành ba chương:
Chương 1: Thế giới nhân vật
Chương 2: Không gian và thời gian nghệ thuật
Trang 10Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu
NỘI DUNG
Chương 1: THẾ GIỚI NHÂN VẬT
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Khái niệm nhân vật
M Gorki đã từng có lần khuyên một nhà văn trẻ: “Anh hãy bỏ nghề viết đi Đấy không phải là việc của anh, có thể thấy rõ như thế Anh hoàn toàn không có khả năng miêu tả con người cho sinh động, mà đấy là điều chủ yếu nhất” Qua đó ta thấy rằng xây dựng nhân vật là nhiệm vụ then chốt
mà mỗi nhà văn cần có
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về nhân vật Trong tiếng Hy Lạp
cổ, nhân vật (persona) lúc đầu mang nghĩa chỉ cái mặt nạ của diễn viên trên sân khấu Sau này, “nhân vật” được sử dụng nhiều và phổ biến với ý nghĩa chỉ đối tượng mà văn học miêu tả và thể hiện
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ
biên thì nhân vật mang hai nghĩa: thứ nhất, “đó là đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học” Thứ hai, đó là
“người có vai trò nhất định trong xã hội” Tức là, khái niệm nhân vật được hiểu theo nghĩa rộng, nó không chỉ dùng trong văn chương mà còn được sử dụng trong các lĩnh vực khác
Trang 11Trong cuốn giáo trình Lý luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên, các
tác giả cho rằng nhân vật văn học là “một hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu
sử, nghề nghiệp, tính cách… Và cần chú ý thêm một điều: thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách con người…” [7, tr.126]
Cuốn Lý luận văn học do Phương Lựu chủ biên định nghĩa về nhân
vật văn học như sau: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả thể hiện trong tác phẩm, bằng phương tiện văn học” [17, tr.277] Đó
có thể là những nhân vật không tên, những con vật trong truyện cổ tích, thần thoại bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, những con vật mang nội dung và ý nghĩa như con người… Nhân vật văn học là một hiện tượng ước lệ, mang những dấu hiệu dễ để nhận ra
Như vậy, ta có thể thấy rằng có nhiều cách định nghĩa khác nhau về nhân vật nhưng nhìn chung khái niệm nhân vật phải có các yếu tố: Nhân vật chính là đối tượng mà văn học miêu tả, được thể hiện bằng các phương tiện văn học Nhân vật có thể là những con người hoặc con vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng mang linh hồn con người hoặc là hình ảnh ẩn dụ để nói về con người Nhân vật là hình tượng mang tính ước lệ và có sự cách điệu so với hiện thực, mang màu sắc chủ quan của nhà văn
1.1.2 Cách phân loại nhân vật
Nhân vật rất đa dạng, chính vì vậy cũng có nhiều cách phân loại khác nhau
Trang 12Xét về vai trò của nhân vật trong tác phẩm, có thể chia thành nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm Nhân vật chính là nhân vật xuất hiện nhiều hơn cả trong tác phẩm, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tập trung đề tài, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm Trong số những nhân vật ấy lại có những nhân vật được thể hiện đăc biệt nổi bật, có ý nghĩa tư tưởng thẩm mĩ sâu sắc nhất xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm Đó là nhân vật trung tâm Ngoài nhân vật chính và nhân vật trung tâm còn có nhân vật phụ có tính chất bổ sung góp phần làm rõ hơn về nhân vật được nói đến trong tác phẩm
Xét về phương diện tư tưởng, nhà văn có thể chia thành nhân vật chính diện (nhân vật tích cực) và nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực) Nhân vật chính diện thường được đề cao và khẳng định Đó là nhân vật mang lí tưởng, quan niệm đạo đức và tư tưởng tốt đẹp của tác giả, của thời đại Còn nhân vật phản diện nằm trong sự phê phán, phủ định của tác giả, đó
là những nhân vật mang phẩm chất xấu xa, trái với đạo lí và tư tưởng, luôn đối lập với nhân vật chính diện
Dựa vào cấu trúc hình tượng: Theo tiêu chí này, người ta phân chia thành nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách và nhân vật
tư tưởng Nhân vật chức năng thường xuất hiện trong văn học cổ đại và trung đại Nhân vật này xuất hiện để thực hiện một số chức năng nhất định Nhân vật loại hình là nhân vật thể hiện tập trung các phẩm chất xã hội, đạo đức của một loại người nhất định trong thời đại Đó là các nhân vật nhằm khái quát cái chung về loại của các tính cách và nhờ vậy mà được gọi là điển hình So với nhân vật chức năng và nhân vật loại hình thì kiểu nhân vật tính cách là nhân vật phức tạp hơn Không phải mọi nhân vật văn học đều phản ánh cấu trúc của tính cách Nhân vật tính cách mang trong mình những mâu thuẫn, nghịch lí vì vậy tính cách có quá trình tự phát triển Bên cạnh đó còn
Trang 13có nhân vật tư tưởng Đó là những nhân vật được nhà văn sáng tạo ra để minh họa cho một quan điểm, tư tưởng của mình hoặc để thể hiện tư tưởng nào đó của thời đại
Trên đây là một số cách phân chia nhân vật điển hình Tuy nhiên, sự phân biệt này chỉ mang tính chất tương đối, nhằm nhấn mạnh những nét đặc trưng nhất của nhân vật
1.2 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Phùng Văn Khai
Trước năm 1975, văn học nhìn con người với tư cách là người của dân tộc, của giai cấp Bởi vậy, lí luận văn học truyền thống luôn xem xét con người ở các kiểu nhân vật cố định như đã nêu ở trên Sau năm 1975, cùng với sự nhận thức mới mẻ về con người đã kéo theo sự thay đổi các kiểu nhân vật Nếu như ở giai đoạn trước văn học mang đậm cảm hứng lịch sử thì ở giai đoạn này các nhà văn đã quan tâm nhiều hơn đến cảm hứng thế sự đời
tư nên khả năng tiếp cận, phản ánh hiện thực và con người cũng được tăng cường một cách nhạy bén Ngòi bút của các nhà văn không chỉ dừng lại ở sự
ca ngợi những chiến công, những phẩm chất của con người trong thời đại mà
đã đi sâu hơn vào những khía cạnh riêng tư, khuất lấp của con người và xã hội Số phận con người đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn Con người trong văn học lúc này là con người trần thế với tất cả những đặc tính tự nhiên và xã hội của nó Chính sự thay đổi ấy đã dẫn đến sự ra đời của những kiểu nhân vật mới trong văn học đương đại: nhân vật bi kịch, nhân vật kì ảo, nhân vật tha hóa, nhân vật cô đơn… Cũng nhờ sự thay đổi này mà các nhà văn đã tạo ra một thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, mang đến cho bạn đọc cách nhìn nhận, đánh giá con người từ nhiều góc độ khác nhau
Phùng Văn Khai là một nhà văn trẻ, xuất thân từ người lính Mặc dù tham gia vào văn đàn chưa lâu nhưng với niềm say mê văn chương và tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc, luôn luôn học hỏi, tìm tòi đã khiến cho những tác phẩm của anh để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc Có lẽ những năm tháng mặc áo lính đã giúp anh có được trải nghiệm khá sâu sắc trong mảng đề tài này Vẫn là sự tiếp nối truyền thống của các thế hệ đi trước, vẫn
là những câu chuyện viết về người lính nhưng anh chọn cho mình một con đường riêng Anh không viết về sự dũng cảm, anh hùng của người lính trong thời chiến mà anh quan tâm đến số phận của họ sau khi bước ra từ những
Trang 14cuộc chiến ấy Trong số đó, có người trở thành tấm gương sáng nhưng cũng không ít người rơi vào bi kịch của cuộc đời hay vòng xoáy của sự tha hoá
Đọc truyện ngắn Phùng Văn Khai, ta còn bắt gặp khung cảnh mộc mạc, đơn sơ nhưng đầy kì bí, lung linh, huyền ảo của miền núi hay hình ảnh của những người phụ nữ nhỏ bé nhưng mang trong mình những khát vọng lớn lao
Thế giới nhân vật của Phùng Văn Khai phong phú và đa dạng Qua khảo sát, chúng tôi đã khái quát lên ba kiểu nhân vật tiêu biểu mà nhà văn đã xây dựng trong tác phẩm của mình, đó là: nhân vật bi kịch, nhân vật tư tưởng và nhân vật tha hóa
1.2.1 Nhân vật bi kịch
Đây là một kiểu nhân vật khá phức tạp, xuất hiện tương đối nhiều trong truyện ngắn của Phùng Văn Khai Họ thường là những con người mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp hay những khát vọng lớn lao nhưng do nguyên nhân nào đó đã khiến nhân vật không đạt được mục đích,
lí tưởng, không có hạnh phúc
Trong thế giới nhân vật của Phùng Văn Khai, ta thấy có rất nhiều con người, với những số phận khác nhau Nhưng trong số đó rất ít người có cuộc sống hạnh phúc như mong muốn Người đọc khó có thể quên được hình ảnh
của cô Lụa trong truyện ngắn “Bên bến đò Lăng” Qua lời kể của Khang -
cháu của cô Lụa ta thấy hiện lên trước mắt hình ảnh một cô gái không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết “Dì Lụa trên ba mươi, dì đẹp lắm, tóc dì Lụa dài đen nhưng nhức, sợi nào sợi nấy quấn quýt chảy xuôi xuống lưng” Khang xun xoe với chú Bìa “dì cháu đẹp nhất làng, đẹp hơn cả mẹ cháu”, “bà nói ngày sinh dì hoa gạo rơi đỏ bến đò Lăng Con gái sông Ghênh sinh mùa hoa gạo vừa đẹp, vừa duyên nhất hai vùng Thượng, Hạ” Không chỉ đẹp trong mắt người cháu mình mà cô Lụa còn đẹp trong mắt của bà con lối xóm, không ít người mơ ước có được cô “Vào những đêm trăng sáng, vùng sông
Trang 15bên bến đò Lăng sôi động lắm, trai làng Thượng ra đón dì tận thềm bến đò Lăng, có cậu ù lì không chịu cho dì quay mũi đò về dưới Hạ” Hay mấy bà
đi chợ bảo “Rồi lại mặn duyên giống chị, không ở vậy cũng góa chồng Hồng nhan đa truân” Không chỉ có vậy, cô còn là người khéo léo trong cách ứng xử “Cha cô… khéo léo là….” Từ khi mẹ Khang mất, cô thay bà chèo đò bên sông Lăng, đưa bà con từ làng Hạ sang Thượng Cô là một người phụ nữ tốt nhưng có một điều khiến Khang giận, đó là mãi cô không chịu lấy chồng Không phải tự nhiên mà vậy, sâu thẳm trong tâm hồn người phụ nữ ấy cũng khao khát hạnh phúc gia đình lắm, chỉ có điều vì đất nước có chiến tranh nên người con trai mà cô yêu thương đã phải gạt hạnh phúc cá nhân sang một bên lên đường bảo vệ tổ quốc Cô vẫn chung thủy, sắt son một lòng chờ người đó quay về, âm thầm chờ đợi trong một quãng thời gian dài đằng đẵng Cô Lụa tin rằng đến một ngày người đó sẽ trở về Vì vậy mặc
dù bà ngoại Khang và Khang đã nhiều lần thúc giục lấy chồng nhưng cô vẫn kiên quyết chờ đợi người mình yêu Cuộc chiến tranh khốc liệt, sự xa cách
về không gian không đủ mạnh để làm đứt sợi chỉ tình yêu ở người con gái này Nhưng dường như ông trời không muốn cho cô được hạnh phúc nên đã cướp đi người đàn ông của cô Cô vẫn sống, âm thầm như một cái bóng Rồi sau đó, cô quyết định sống với ông Tam chủ tịch xã Chẳng phải vì quyền chức hay sự yêu thương mà cô muốn có một đứa con để nương nhờ lúc về già Có thể nói, cô Lụa là người đàn bà có những đặc điểm mà nhiều người
mơ ước: xinh đẹp, khéo léo, chăm chỉ, đảm đang, thủy chung son sắt, mang trong mình những nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam Dường như tạo hóa chẳng cho ai cái gì toàn vẹn Đổi lại đó là cuộc sống cô độc, buồn tẻ, bất hạnh, chờ đợi mòn mỏi trong những năm tháng tuổi xuân Cũng như bao người phụ nữ khác cô khao khát một mái ấm gia đình, khao khát có con bồng con bế “Dì hay bắt Khang chèo đò và tranh phần nựng con cô giáo
Trang 16Thanh mỗi khi mẹ con cô sang Thượng Dì ôm siết lấy thằng bé hôn chùn chụt vào cái má phinh phính của nó, mắt buồn rười rượi…” Những tưởng khi gặp được ông Bìa, cô Lụa sẽ có được niềm hạnh phúc xế chiều, ấy vậy
mà cô càng đau khổ hơn, cô đơn hơn trước thái độ cậy quyền của ông Tam chủ tịch xã Điều khát khao lớn nhất của cuộc đời cô là có một đứa con để làm chỗ dựa lúc về già, nhưng hạnh phúc nhỏ bé ấy cũng không đến với cô
Cô sinh ra một đứa con gái bị dị tật, đã mất ngay sau đó Cô bị ông Tam đánh đập vì biết rằng đó không phải là con của ông ta mà là con của cô và ông Bìa - người đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho Tổ quốc Cuộc đời cô Lụa không chỉ gặp một bi kịch mà là những chuỗi ngày bi kịch nối tiếp nhau Là người con gái xinh đẹp, nết na lẽ ra cô phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc, sung sướng với tổ ấm của mình Vậy mà ông trời nỡ lấy đi của
cô tất cả Người đàn ông mà cô yêu thương cũng đã ra đi mãi mãi không trở
về Cứ tưởng khi xế chiều, cô có được hạnh phúc bên ông Bìa nhưng cũng không yên bởi sự xuất hiện của lão Tam Và niềm hi vọng lớn nhất của cô là đứa con thì nó cũng không ở lại cùng cô Số phận cô gắn với nhiều đau thương và bất hạnh nhưng không vì thế mà làm mất đi vẻ đẹp của người phụ
nữ Việt Nam ẩn chứa trong tâm hồn cô
Cũng trong câu chuyện ấy còn xuất hiện một nhân vật nữa cũng có cuộc đời đầy sóng gió, đó là nhân vật ông Bìa Ông Bìa mồ côi từ nhỏ, ông
đi lính là đi thay cho người khác, mang tên người khác Lúc ấy ông cũng chẳng nghĩ ngợi gì nhiều cứ được làm bộ đội là thích nhưng cũng chính vì
sự thay thế ấy mà dẫn đến một loạt những bi kịch sau này của cuộc đời ông Sau khi ở chiến trường về thăm quê, ông và cô út nhà ông Bống thích nhau lắm nhưng vì sự thay thế mà hai người đã không đến được với nhau Tình yêu đầu tan vỡ khiến ông đau khổ rồi bỏ làng ra đi Ông tiếp tục phục vụ quân đội và quen Khang Khang hiểu và thương ông nhiều lắm nên đã quyết
Trang 17định làm mối cho dì Lụa của mình Khang đã chạm vào chỗ sâu kín nhất trong lòng ông Ông cũng như bao người khác, cũng thèm muốn một mái ấm của riêng mình “ước gì ta có gia đình nhỉ? Một gia đình, nhỏ thôi, có vợ, có chồng và nhất là có con Có con! Phải! Tại sao ta không thể có con được?” Đọc đến đây, ta thấy cuộc đời của ông cũng có những nét gì đó giống với cuộc đời Chí phèo trong tác phẩm của nhà văn Nam Cao Họ gặp nhau ở điểm chung là nỗi bất hạnh ngay từ khi sinh ra, cả hai đều mồ côi từ nhỏ và đều có
ước mơ nho nhỏ là hạnh phúc gia đình Nhưng nhân vật Chí trong Chí Phèo
đã không giữ được bản thân mình nên đã bị xã hội nhào nặn thành kẻ tha hóa, lưu manh hóa Còn nhân vật Bìa của Phùng Văn Khai thì khác, dù có đau khổ,
dù có bất hạnh đến đâu ông vẫn luôn giữ được trong mình những phẩm chất của người lính, luôn kiên trì, dũng cảm để vượt qua mọi gian khó Ông đã hi vọng vào Lụa, hi vọng vào chút hạnh phúc mong manh đến muộn ấy, hi vọng
có được mái ấm gia đình thực thụ nhưng điều đó đã không xảy ra Ông càng đau đớn khi đứa con của ông và cô Lụa sinh ra đã bị dị tật và không thể sống được Cô Lụa, ông Bìa - hai con người đau khổ đã vượt qua bao khó khăn của cuộc đời để đến với nhau Những tưởng có thể dựa vào nhau mà sống ai ngờ những bất hạnh vẫn bám riết lấy cuộc đời họ Là những con người tốt, có khát vọng, có sự yêu thương nhưng số phận lại bắt họ gánh trên vai những bất hạnh của cuộc đời Thấu hiểu nỗi đau ấy, tác giả đã rất xuất sắc trong việc nhập vai nhân vật Khang - cháu cô Lụa để rồi khi đọc xong bức thư của ông Bìa, Khang đã khóc nấc lên trong tiếng gọi “Chú Bìa ơi! Dì Lụa ơi!”
Bước ra từ cuộc chiến tranh khốc liệt, được trở về với cuộc sống đời thường đã là một may mắn lớn so với biết bao con người khác Nhưng khi trở về, họ lại rơi vào vòng xoáy của số phận Nhân vật người đàn ông trong
tác phẩm “Người đàn ông có bàn tay cụt ngón” cũng đã phải chịu đựng bao nỗi đau Nhưng nếu so với ông Bìa trong truyện “Bên bến đò Lăng” thì vẫn
Trang 18hạnh phúc hơn, bởi anh vẫn có một nơi để ở dẫu rằng nó dột nát và ẩm thấp
“những nhà cửa ba, bốn tầng đâm bổ ra nhấn chìm căn nhà hơn chục mét vuông vào chốn lãng quên” Vẫn có người bạn đời ở bên chia sẻ buồn vui, quan tâm, chăm sóc Và đặc biệt anh có được thiên chức thiêng liêng nhất là làm cha Dù rằng cuộc đời anh cũng là sự nối tiếp của những bất hạnh, sống dưới sự chèn ép của những người có chức có quyền Anh đi bộ đội theo ý của cha dượng thay cho con đẻ của ông ấy Anh đã chiến đấu hết mình, tưởng rằng trở về quê hương sẽ kết thúc chuỗi ngày gian khổ ấy nhưng anh không ngờ mặt trận ở đời thường còn khó khăn, nguy hiểm hơn ở chiến trường rất nhiều Khi dụ dỗ anh ra đi thì cha dượng nói: “Con cứ đi, có chiến công về mới ngoi lên được, dượng thương lắm nhưng còn mẹ mày, còn các
em Mai kia ở nơi đó ra, dễ cả cho con, cả cho dượng” Vậy mà khi ra quân ngay cả việc nhập khẩu vào quê hương mình mà người ta cũng làm khó cho anh Cha dượng anh lúc này đã là người có chức, có quyền vậy mà không những không giúp đỡ anh, trái lại còn cùng những cán bộ khác vùi dập cuộc sống của anh Anh lăn lộn để kiếm miếng ăn và đã mất đi ba ngón tay trong một lần chạy máy nhựa Đó không chỉ là vết thương trên thể xác mà đã tạo nên vết sẹo trong tâm hồn anh Mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp của người lính nhưng anh đã bị cuộc đời dồn đến bi kịch của cơm áo, gạo tiền, sống cuộc sống không dám đấu tranh, không có lí tưởng như những bóng ma dật giờ trong màn đêm
Nhân vật “Thám” trong “Cống Ngầm” cũng có những nét chung của
người lính cụ Hồ “Thám giống như tảng đá ấy, sớm mồ côi, sớm lì lợm, ít tin ai, nhưng cũng kì lạ như đá, hòn nào sù sì gai góc cô độc nhất những đêm trăng sáng lại đổ mồ hôi nhiều nhất” Sau những năm tháng sống trong quân ngũ, Thám trở về quê hương, còn chưa kịp được làng đón tiếp nhưng thấy tình hình của cống Ngầm nguy ngập quá sợ không qua nổi mùa hè bởi có
Trang 19nhiều vết rạn nứt, Thám đã vội vàng trở lại đơn vị để báo cáo tình hình với cấp trên, hi vọng các anh về đo đạc sớm để xây lại cống Ngầm Thám đã cùng cụ Tám vật lộn với thiên nhiên để giữ cống Ngầm Là con người có lý tưởng, có ý chí, Thám đã cố gắng vượt qua khó khăn với hi vọng một ngày nào đó cống Ngầm được xây mới cung cấp nước tưới tiêu cho nhân dân Nhưng chưa kịp thực hiện ước mơ ấy anh đã hi sinh anh dũng trong một lần cùng mọi người cứu cống Ngầm Anh hi sinh bản thân, ôm lấy trái mìn để cống Ngầm không bị phá “Thám kinh hoàng thốt lên “mìn” và xuất thần dùng sức lực của mình ở tư thế khó khăn ấy ôm trái mìn nhoài sấp ngược khỏi phai cống” Anh đã mất khi chưa thực hiện được ước mơ của mình Nhưng điều ấy đã được thực hiện bởi những người đồng đội của anh
Trong truyện ngắn của Phùng Văn Khai, ta thấy những nhân vật gặp phải bi kịch đều là những người có phẩm chất, lý tưởng, có ý chí, là những con người sống xứng đáng với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của đất nước, nhưng họ không đạt được hạnh phúc, ước mơ như đã mong muốn
Họ đều bị nhấn chìm bởi cuộc sống xô bồ của xã hội Dù ở trong hoàn cảnh nào họ vẫn toát lên những vẻ đẹp của con người Việt Nam Có thể thấy, những nhân vật này đã thể hiện được sự sáng tạo của nhà văn Anh luôn nhìn cuộc đời, số phận bằng con mắt nhân văn nhất, đau nỗi đau của nhân vật Chính điều này đã tạo nên sức sống nội tại trong những trang viết của anh
2.2.2 Nhân vật tư tưởng
Nhân vật tư tưởng là những nhân vật mang một tư tưởng, một ý thức tồn tại trong đời sống tinh thần của xã hội Đây không phải là nhân vật quá mới mẻ mà nó đã trở nên gần gũi với bạn đọc Chúng ta ít nhiều đã được biết đến qua sáng tác của nhà văn Nam Cao Tiêu biểu là nhân vật Độ trong
truyện ngắn Đôi mắt: Nhân vật đã thể hiện nhận thức của người trí thức yêu
Trang 20nước về cuộc khởi nghĩa chống Pháp của dân tộc Thông thường những nhân vật này xuất hiện để nhà văn gửi gắm tư tưởng của mình
Dường như với vốn am hiểu sâu sắc của gần hai mươi năm quân ngũ
đã khiến tác giả nhập vai xuất sắc khi viết về người lính Bước ra từ cuộc chiến đấu kiên cường, khốc liệt mà đầy đau thương, mất mát ấy, những người lính lại trở về với cuộc đời thường của mình nhưng họ đâu được hưởng những niềm hạnh phúc mà họ xứng đáng nhận được Một trong số đó
là nhân vật ông Bìa trong “Bên bến đò Lăng” Ông đã đi chiến đấu trên danh
nghĩa là anh Bống Không sợ hiểm nguy, gian khổ, chiến đấu hết chiến trường miền Bắc đến chiến trường miền Nam, vào sinh ra tử, dâng hiến tuổi thanh xuân cho đất nước Hoà bình lập lại ông vẫn miệt mài với những dự án nghiên cứu về chất độc điôxin Vậy mà khi cùng Khang về quê ngoại của Khang, ông Tam chủ tịch xã đã cậy quyền hành mà dò xét, tra hỏi, hống hách với Bìa Họ đâu nghĩ rằng để họ có được cuộc sống, chức vụ như ngày hôm nay thì những con người như Bìa, như người yêu của cô Lụa đã phải đánh đổi cả mạng sống, cả tuổi thanh xuân cũng như thiên chức quý giá và thiêng liêng nhất của cuộc đời Thế mà họ lại cậy thế lực, cửa quyền để đe dọa, tranh giành hạnh phúc nhỏ nhoi lúc xế chiều của người lính Không dừng lại ở đó, ông Tam còn đánh đập cô Lụa và kiện ông Bìa khi đứa con dị tật được sinh ra Ta còn bắt gặp nhân vật người lính cũng chịu số phận đau
thương như ông Bìa trong một truyện khác của tác giả, đó là truyện “Người đàn ông có bàn tay cụt ngón” Nhân vật chính ở đây là người đàn ông có
bàn tay cụt ngón Nhân vật bị đẩy đi chiến đấu trong mưu mô của người cha dượng Cha dượng muốn anh thay người con đẻ của hắn lao vào nơi hòn tên mũi đạn, sống chết lúc nào không hay biết Mặc dù là ép buộc nhưng anh vẫn một lòng chiến đấu vì tổ quốc thân yêu Ngày hòa bình trở lại, anh may mắn hơn một số người khác vẫn được trở về với cuộc sống thường nhật
Trang 21Nhưng người cha dượng không những không giúp đỡ mà còn gây khó khăn
đủ đường Anh sống trong ngôi nhà ẩm thấp, dột nát, vật lộn với cuộc sống bằng bao nhiêu nghề để kiếm miếng ăn, nuôi vợ con Anh làm đủ nghề, nhưng dường như cuộc đời anh gắn liền với những sự đen đủi, làm nghề gì anh cũng thất bại Trong chiến trường gian nguy không làm gì được bản thân anh vậy mà về với cuộc sống đời thường anh lại bị thương tật, bị mất ba ngón tay khi chạy máy nhựa Tai nạn dường như cuốn lấy anh, không để anh thoát, mà anh cũng chẳng có lối nào để thoát bởi quanh anh là những con người có quyền thế, có khả năng định đoạt cuộc sống của người khác Anh cũng là một trong những nạn nhân như thế Cha dượng anh không hề giúp
đỡ thậm chí còn dìm dập anh Họ cho anh là “Mấy thứ bậy bạ đẩy đi càng nhẹ người” Mặc dù là con người được sinh ra trên mảnh đất ấy mà họ vẫn làm khó không cho anh nhập hộ khẩu trên chính quê hương của mình Họ bắt anh chờ đợi trong sự mòn mỏi, vô định… Tác giả đã vẽ nên trong mắt bạn đọc một bức tranh hiện thực đầy những bất công, đau thương để rồi khi gấp lại trang truyện mà trong lòng mỗi người không khỏi bùi ngùi, xót xa Thông qua số phận của những con người ấy, tác giả muốn thể hiện sự đồng cảm và yêu thương sâu sắc đến những con người đã từng đi ra từ cuộc chiến đầy vinh quang Tác giả muốn gửi đến bạn đọc thông điệp về sự yêu thương,
sẻ chia, hướng con người đến đạo lí cần có - điều đang mất dần đi trong xã hội hiện đại, đồng thời cũng là tiếng chuông lên án những con người sống ích kỉ, cậy quyền chức mà làm những điều trái với đạo đức
Bên cạnh những số phận đau thương ấy, tác giả cũng viết về những người lính là những tấm gương sáng trong thời kì đổi mới Đó là hình ảnh
của Tuấn trong “Màu của thời gian” Tuấn là một người lính có tính tình
ngay thẳng, anh yêu và lấy Hồng - cô bí thư chi đoàn giỏi giang, xinh đẹp trong sự cấm đoán nghiêm ngặt của cha Hồng Nhưng bằng sự chăm chỉ, ý
Trang 22chí nghị lực vượt khó và quan trọng hơn cả chính là tình yêu thương, giúp
đỡ của đồng đội, đặc biệt là Hải đã giúp anh vượt qua bao gian khó để gây dựng nên cơ ngơi khang trang giữa mảnh đất Lục Ngạn đầy nắng và gió Dường như đất cũng không phụ công người, từ mảnh đất “… còn trơ trụi lắm Nắng gió Lục Ngạn thiêu cháy mọi thứ trừ con người Đất đỏ toang hoác, đá tảng lổm nhổm cằn cỗi, chỉ mấy loại sim mua chằng chịt dưới những dãy bạch đàn gân guốc trụ bám vào những cụm hà thủ ô tản mát cắm sâu vào lòng đất sỏi ruồi” anh đã biến nó thành rừng vải “… sai kì lạ, lúc lỉu, cây nọ chịn vào cây kia, chùm này dựa vào chùm khác Một vùng đồi gần như trọc lốc tám năm về trước bây giờ màu xanh trải rộng tin cậy vạm vỡ và kiêu hãnh” Ngày anh khó khăn mọi người luôn bên cạnh giúp đỡ anh, nay anh đã có cuộc sống dư giả hơn anh vẫn không quên ơn những con người ấy, những người lính đã sát cánh bên anh Khi đơn vị cần mảnh đất ở vườn vải của Tuấn để bắn diễn tập, những tưởng sẽ khó khăn nhưng nào ngờ vợ chồng Tuấn không hề ngại ngần giúp đỡ đơn vị, sẵn sàng tặng đơn vị mảnh đất mà anh có thể thu hàng chục triệu tiền vải “Em tặng đơn vị anh Chiến ạ
Em được thế này cũng là nhờ có đồng đội, có các anh, có vùng đất này…”
Qua hình ảnh của họ, Phùng Văn Khai muốn gửi gắm đến bạn đọc thông điệp về vẻ đẹp của những người lính cụ Hồ Dù có khó khăn, gian khổ đến đâu họ vẫn giữ trong mình những nét đẹp của người lính, đó là tình đồng đội thiêng liêng mà sâu sắc, là nét đẹp bất biến của dân tộc Đúng như Hải
trong “Màu của thời gian” đã nói: “Có thời gian có con người thì sẽ làm
được những điều lớn lao”
Có lẽ trong mỗi thiên truyện của mình Phùng Văn Khai đã đặt vào đó
sự chân thành và cảm thông sâu sắc, khiến cho tác phẩm của anh có sức ám ảnh đối với mỗi người đọc sau khi khép lại trang truyện Anh đã thể hiện sự trải nghiệm của bản thân trên nhiều khía cạnh của cuộc sống Điều đó mang
Trang 23đến cho bạn đọc cảm nhận đầy mới mẻ về con người Qua đây ta cũng thấy được phần nào những suy nghĩ, đánh giá và quan niệm của anh về cuộc sống thông qua những tư tưởng mà anh đã gửi gắm trong tác phẩm
2.2.3 Nhân vật tha hóa
Theo Từ điển Tiếng Việt “tha hóa” được theo hai nét nghĩa sau: “thứ
nhất: (con người) biến chất thành xấu đi; thứ hai: Biến thành cái khác đối nghịch lại” Nhân vật tha hóa không còn là nhân vật xa lạ với bạn đọc Bởi văn học Việt Nam trong giai đoạn 1930- 1945 đã xuất hiện một loạt nhân vật như thế, chính xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ đã nhào nặn ra một loạt những con người không chỉ tha hóa về nhân hình mà còn tha hóa cả nhân tính Cái xã hội đen tối và ngột ngạt ấy đã đẩy những nông dân vào chân tường biến họ thành những kẻ lưu manh hóa Nổi bật nhất là hình ảnh của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao Còn ở thành thị là cuộc sống nửa Tây nửa Ta đầy lố lăng, bịp bợm đã tạo nên những con người kiểu như Xuân tóc đỏ trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng Đến giai đoạn 1945 - 1975, bao trùm văn học là cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi nên nhân vật tha hoá không còn được quan tâm nhiều như giai đoạn trước Văn học sau này, cùng với công cuộc xây dựng đất nước thì những thói hư tật xấu, cả cách sống
cá nhân của một số người đã bị vạch trần thẳng thắn Lối sống bon chen, ích
kỉ, sự suy thoái đạo đức đã diễn ra ở một bộ phận không nhỏ trong xã hội khiến cho mối quan hệ tình cảm giữa con người với con người ngày càng rạn nứt
Có thể thấy, bên cạnh đề tài về người lính thì đề tài về cuộc sống hiện thực cũng được nhà văn rất chú ý Trong cuộc sống thường nhật có những con người là tấm gương sáng để mọi người noi theo như ông “Tứ bất tử” hay
nữ giám đốc trong truyện ngắn “Thập bát điền trang”, họ là những người có
trách nhiệm, làm việc tận tụy phục vụ lợi ích và quyền lợi của nhân dân Nỗi
Trang 24lòng của nữ giám đốc phải chăng cũng là nỗi lòng tác giả: “Mê lú vào những tiền tài, xác thịt làm gì” Họ là những người con người sống vì nhân dân Bên cạnh họ vẫn còn những con người, đặc biệt là người lãnh đạo đã không vượt qua được sự cám dỗ của đồng tiền, đã hủy hoại cuộc đời của biết bao con người Viết về đề tài này tác giả không chỉ dừng lại ở một tác phẩm mà
ta đã thấy xuất hiện trong hàng loạt tác phẩm: Người đàn ông có bàn tay cụt ngón, Nước mắt trúc, Cống Ngầm, Đầm vạc, Bên bến đò Lăng… Nhân vật
trong đó là những người lãnh đạo nhưng họ không hề lo cho cuộc sống của nhân dân mà chỉ làm những việc có ích cho bản thân mình, coi nhân dân như
cỏ rác Tiêu biểu trong số đó là nhân vật: Cán bộ hạt trưởng hạt kiểm lâm -
chồng của ASao trong “Nước mắt trúc” Một lần vào rừng không may bị lạc
anh cán bộ trẻ đã được cô sơn nữ ASao cứu sống rồi đưa về nhà chữa lành vết thương ASao là một đóa hoa rừng tuyệt đẹp “ASao như tiên nữ thật, thoắt ẩn, thoắt hiện và đắm đuối anh”, đặc biệt ASao thổi sáo rất hay Tiếng sáo có sức mạnh thần kỳ khiến “Suối bỗng không chảy Lũ bướm xanh vàng
ở đâu chợt xúm vào mấy cây hoa rừng” Cây sáo của ASao không phải là cây trúc bình thường, là loại hắc trúc quý hiếm, nó còn là bản mệnh của ASao Sau đó chàng trai về đơn vị, cô gái cũng đi theo và làm giáo viên của bản Từ khi trở về chàng trai thay đổi hẳn, năng động và xốc vác hơn khiến cho công danh của anh lên như diều gặp gió Từ hạt trưởng hạt kiểm lâm anh lên làm phó chủ tịch huyện, tạm quyền chủ tịch, chủ tịch rồi lên tỉnh “Là người đàn ông đường bệ, quan dạng, phách lược nhất nhì tỉnh” Nhưng sự thăng tiến ấy kéo theo sự thay đổi về đạo đức, anh đã không còn nhớ lời thề với ASao, không nhớ hình ảnh của hai mầm măng tuyệt đẹp, giương mắt ngơ ngác mà ASao bảo “Chúng đang nghe anh nói đấy Nhớ đi đâu cũng giữ cho sạch đạo đức của mình” Trước mắt anh bây giờ là những cuộc ăn chơi đàn đúm do bọn đàn em tổ chức, rồi những hợp đồng bạc tỷ anh ký kết cho
Trang 25khai thác rừng mà lại là khai thác rừng tràn vào tận phía trong, nơi tĩnh dưỡng của người cha, nơi khởi thủy của mối tình tuyệt đẹp “ASao thấy rõ sự trượt dốc của chồng mình, chị đã mấy lần khóc với anh nhưng anh quát: Tôi không ký không được, đàn bà biết cái gì?” Sự vô tâm của anh như lưỡi dao đâm thêm vào nỗi lòng của chị Và cao trào của sự suy thoái về đạo đức là khi chị đi dự tiệc với anh và bắt gặp hình ảnh của “một nửa các bàn tay gấu
co quắp bên mấy đọt măng trúc đen Hắc trúc” khiến chị phải hét lên Chị đã từng nói đây là bản thể của chị, vậy có khác gì đã chà đạp lên hình ảnh của Asao - người thân yêu, quan trọng trong cuộc đời ông Chồng của ASao đã trượt một vết dài từ anh chàng kiểm lâm trẻ tốt bụng biến thành vị lãnh đạo
vô tâm, ích kỷ, quên đi những người như ASao, bố ASao, những người đã cứu sống mình để ký những dự án tiêu diệt sự sống của trúc cũng như cuộc sống của họ
Nhưng rồi cuộc đời ông ta kết thúc trong sự cô độc, vợ bỏ nghề, đi nước ngoài theo con vì không muốn chứng kiến thêm tội ác của chồng mình, đứa con trai đã cự tuyệt những đồng tiền của bố Khi còn lại một mình, ông
ta bị ám ảnh bởi tiếng sáo, tiếng sáo vang lên thánh thót mà một thời ông đã say mê nay âm vang của nó khiến ông bị dằn vặt vì những tội lỗi đã gây ra Cái chết của ông hết sức kì lạ: “Mấy ngày trước ông còn đương bệ, phương phi thế mà nay xẹp lép làm vậy, càng kinh khiếp hơn khi tóc ông bạc trắng hết Người đàn ông chết mà mắt vẫn mở Hai tay ấp trên ngực một vật đen lóng lánh” Ông chỉ nhắm mắt khi vô tình những giọt nước mắt chảy từ cây trúc rơi vào mắt ông Dường như nước mắt trúc - giọt nước mắt của người quân tử ấy đã gột rửa phần nào đó trong tâm hồn của ông ở cõi vĩnh hằng
“Nước mắt trúc” như một lời cảnh tỉnh của tác giả đối với những con người
đang ngày càng bị lún sâu vào vũng bùn nhơ của danh vọng, tiền bạc mà quên đi những thứ tốt đẹp bên cạnh mình
Trang 26Ngoài nhân vật chồng ASao là người lãnh đạo vùng cao tha hoá tác giả còn cho thấy rõ bộ mặt giả dối, vô trách nhiệm, hoang dâm của những người lãnh đạo vùng xuôi Sự phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đã tạo ra quá nhiều sâu mọt nhất là trong đội ngũ lãnh đạo Vì đồng tiền họ đã không từ một thủ đoạn nào Trong số đó phải kể đến Thất (trưởng thôn)
trong truyện ngắn “Đầm Vạc” Là một trưởng thôn nhưng không quan tâm
đến dân, chỉ quan tâm đến việc làm thế nào thu được nhiều tiền về túi mình Chính vì vậy Thất đã quyết tâm thuyết phục ông Kiệm bán đầm Vạc để xây dựng khu vui chơi giải trí Nếu truyện chỉ dừng lại ở đây thì chưa có gì đáng nói nhưng do không thay đổi được ý kiến của ông chủ đầm là lão Kiệm mà Thất đã dùng đến cách bỉ ổi nhất, đó là đầu độc lão Với hy vọng rằng lão chết đi thì hợp đồng thuê đầm của lão cũng kết thúc, lúc đó thì Thất toàn quyền quyết định Thất là con người tàn nhẫn, vô lương tâm vì tiền hắn có thể làm tất cả, hắn sẵn sàng giết cả người đồng đội của cha mình - người coi hắn như con Nhưng kết quả mà hắn nhận được không phải là cái chết của lão Kiệm mà lại là cái chết của cha mình khi ông tình cờ uống phải thuốc độc mà người của Thất đã chuẩn bị cho lão Kiệm Cái chết ấy vẫn chưa đủ
để thức tỉnh lương tâm của Thất Chỉ đến khi công an lật lại vụ án, rồi vợ Thất bỏ theo trai (Lẫm) thì Thất mới thấy được những điều mình đã làm, và
sự hối hận ấy đã quá muộn màng, trở về với thực tại, về với tội ác của mình,
Thất đã phát điên “gặp ai hắn cũng nhận là giết bố” “Đầm Vạc” đã gióng
lên tiếng chuông về sự vô cảm của con người trong xã hội hiện tại, khi mà những truyền thống gia đình tốt đẹp dần dần biến mất thay vào đó là sự ích
kỉ cá nhân, sống vì đồng tiền Xã hội còn có những người như Thất thì sẽ không bao giờ tốt đẹp Sự quan liêu hống hách dường như đã ngấm vào máu đại bộ phận cán bộ, không chỉ có chồng ASao anh cán bộ kiểm lâm, ông trưởng thôn Thất mà nó còn lặp lại ở hình ảnh của người dượng trong truyện
Trang 27“Người đàn ông có bàn tay cụt ngón” hay chủ tịch Tam trong “Bên bến đò Lăng”… họ đều vì cái lợi trước mắt mà không nghĩ đến hậu quả về sau Và
luật nhân quả của cuộc đời đã không bỏ qua họ
Vòng xoáy của sự tha hóa không tha cho ai, không chỉ những người cán bộ mà người dân thường, thậm chí là phụ nữ cũng có nhiều người không giữ được mình đã rơi vào vòng xoáy Đó là hình ảnh người vợ trong truyện
ngắn “Bên kia sông” Vốn là một cô gái xinh đẹp ở làng, cô yêu một chàng
trai, trót có thai với hắn nhưng hắn đã biến mất Cha của cô gái là một người
vô cùng nghiêm khắc Mẹ cô lo cô không thoát khỏi sự trừng phạt của cha nên đã khuyên cô trốn đi Cuộc đời đẩy đưa, cô được ông chài cứu và chấp nhận cô là vợ của ông Vậy mà sau đó người đàn bà ấy đã bỏ ông, bỏ con để
đi theo đoàn trưởng của đoàn văn nghệ, người có thể đem đến cho bà cuộc sống tốt đẹp hơn Cũng có sự đắn đo nhưng khát vọng nhục dục, tiền tài đã chiến thắng Bà còn mang theo đứa con gái là niềm vui duy nhất của ông đi Đến một ngày, dường như đã nhận ra sai lầm của mình bà quay trở về bên ông chài, trở về với cuộc sống quẩn quanh bên mặt nước, ông vẫn tha thứ, vẫn dang rộng vòng tay đón bà trở về Nhưng đứa con của ông bà thì đã không quay về nữa Phùng Văn Khai đã lên án những con người nông nổi chạy theo những khát vọng tầm thường, bản năng mà không nghĩ đến bến đỗ tinh thần của cuộc đời Mặc dù tác giả có sự đồng cảm với những khổ đau của người phụ nữ nhưng không vì thế mà anh bỏ qua cho những sai lầm của
họ
Có thể thấy trong thế giới nhân vật của Phùng Văn Khai, kiểu nhân vật tha hóa cũng được trở đi trở lại không ít Bên cạnh việc nâng niu, ca ngợi cái đẹp nhà văn cũng đã thẳng thắn phê phán, vạch trần những mặt xấu xa của xã hội Anh muốn dùng ngòi bút của mình để góp phần nào đó vào việc thanh lọc tâm hồn, gột rửa con người Tác giả dựng nên những tấm gương
Trang 28hiện thực sống động khiến mỗi người khi đọc truyện phải nhìn nhận lại chính bản thân mình Trong xã hội xô bồ, đâu đâu cũng có những cạm bẫy, cám dỗ thì giữ được sự trong sạch không còn là chuyện đơn giản
1.3 Một số thủ pháp xây dựng nhân vật
1.3.1 Miêu tả sự giằng xé trong tâm lí nhân vật
Nội tâm con người là một thế giới rất phức tạp Mỗi cá nhân khác nhau có cuộc sống, hoàn cảnh khác nhau thì cũng mang tâm lí khác nhau Chính sự phức tạp của nó đã tạo nên sức hút để các nhà văn tìm tòi, khám phá Nói đến nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật không thể bỏ qua tên tuổi của các bậc thầy như Nam Cao, Thạch Lam… Trong văn học đương đại, các nhà văn cũng rất chú ý đến tới tâm lí nhân vật bởi nhu cầu tìm hiểu về bản thể của con người ngày càng cao trong xã hội hiện nay
Trong các truyện ngắn của mình, Phùng Văn Khai thường đặt nhân vật vào những giằng xé trong nội tâm để giúp người đọc hiểu sâu hơn về tính cách, về cuộc sống, về hành động và suy nghĩ của nhân vật
Đó là hình ảnh của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Những người đốt gạch” Anh đang là một người lính nhưng gia đình muốn anh chuyển về
làm bảo vệ cho một công ty nước ngoài Công việc nhàn nhã và đặc biệt là được gần gia đình Lẽ ra khi gặp được cơ hội tốt như vậy - cơ hội để thay đổi cuộc đời chẳng ai từ chối vậy mà anh lại đắn đo Trong con người anh đã diễn ra cuộc đấu tranh, giằng xé để có thể đưa ra quyết định cuối cùng Nằm trên giường cùng người vợ trẻ xinh đẹp, tần tảo, nết na và đứa con trai hai tháng tuổi đẹp như thiên thần Vậy mà anh không tài nào ngủ yên giấc Trong đầu anh là những suy nghĩ miên man về cuộc sống của mình Nghĩ đến tương lai sẽ tốt đẹp hơn cho cả gia đình khi anh chấp nhận công việc đó
“Bố tôi sẽ không phải làm thêm Mẹ tôi sẽ không phải dậy từ tờ mờ để dọn hàng Vợ tôi sẽ có những bộ đồ sang trọng Con tôi sẽ có những hộp sữa
Trang 29ngoại hảo hạng Em trai tôi sẽ không phải bớt lương để dúi cho tôi như thường lệ Và tôi nữa, có tiền nó sẽ khác đi, tôi sẽ đẫy ra vì ăn, đẹp ra vì mặc, tinh ranh ra vì phải tiếp xúc với đủ mọi loại người ” Công việc ấy với đồng lương trả bằng đôla sẽ mở ra cho gia đình anh một tương lai đầy tươi sáng Nhưng có điều khiến anh băn khoăn, day dứt không yên đó là sẽ phải rời bỏ đồng đội: “Rời bỏ đồng đội để tìm cái đủ đầy cho mình? Rời bỏ người bạn già bốn mươi ba tuổi đang trằn lưng lo từng viên gạch? Rời bỏ con người nuôi gia đình bằng hai trăm mấy bạc lương? Rời bỏ con người ba mươi lăm tuổi chưa vợ? ” Những con người đã gắn bó với anh, đã trở thành cái gì đó rất đỗi quen thuộc của cuộc đời anh Hơn nữa, những năm tháng trong quân ngũ khiến anh hiểu hơn ai hết sự thiêng liêng của tình đồng đội Một bên là hình ảnh của mái ấm gia đình đầm ấm, vui vẻ, hạnh phúc Một bên là hình ảnh liêu xiêu, vất vả của những người đồng đội anh Hai hình ảnh ấy cứ lặp đi lặp lại trong tâm trí anh khiến anh phải suy nghĩ, dằn vặt Liệu mình nên làm gì? Ở lại quân ngũ với những người bạn nghèo hay ra quân theo tiếng gọi của gia đình Tất cả những điều đó đang dày vò tâm trí anh Anh nghĩ về đồng đội “Họ lam lũ quen rồi, khắc khổ quen rồi, tôi có thể
bỏ họ lắm chứ vì tôi có phải ông thánh ông thần nào đâu? Tôi sẽ rời bỏ họ…” nhưng ngay sau đó anh đã vội vàng thốt lên “Không! Tôi sẽ không bao giờ bỏ họ Tôi đã là bạn họ, Tôi đã hứa rồi, tôi đã hứa ” Những ngày sau đó nỗi ám ảnh cũng dần mờ đi, anh quyết định sẽ xin ra quân Lên đến đơn vị, anh lại không muốn rời xa những người bạn ấy Cuối cùng cũng đến ngày mà anh phải trả lời em trai Anh định từ chối nhưng khi nghĩ đến hình ảnh của gia đình “… thấy bóng vợ tôi mỉm cười, thoáng thấy con tôi mũm mĩm cọ cọ tay vào cổ tôi ” thì quyết tâm từ bỏ quân ngũ trong anh lại trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết Anh đã rất khó khăn để đưa ra quyết định của mình khi cả hai bên đối với anh mà nói thì đều là gia đình Anh đau đớn, bồn
Trang 30chồn quyết định “Tôi rời bỏ họ? rời bỏ những người bạn nghèo khó, những người lính đang trằn lưng phơi sương hứng gió để về với hạnh phúc đủ đầy?” Miêu tả nhân vật trong sự giằng xé quyết liệt ấy giúp cho người đọc hiểu thêm về “tôi” là một con người giàu tình cảm, sống có nghĩa Chính vì vậy anh mới đau khổ, dằn vặt đến thế khi đưa ra quyết định rời xa đồng đội của mình Anh coi đó là hành vi xấu, hành vi không tốt đẹp gì mà như một
sự trốn chạy để đi tìm cuộc sống giàu sang
Một nhân vật nữa cũng được tác giả đặt trong sự giằng xé của nội tâm
đó là ông cán bộ chồng của ASao trong truyện ngắn “Nước mắt trúc” Xuất
thân là một người cán bộ kiểm lâm tốt bụng nhưng sau khi được thăng quan tiến chức thì điều ấy đã không còn tồn tại ở ông Ông không còn yêu rừng, yêu tiếng sáo của ASao như trước nữa Vì tiền ông đã nhắm mắt kí những hợp đồng cho khai thác vào tận sâu trong rừng - nơi có người cha của vợ sinh sống Chỉ đến khi nhận ra sự cô độc, cả vợ và con đều bỏ mặc thì ông ta mới thấy được tội ác của mình Và ông đã phải trả giá bằng sự giằng xé, ám ảnh cho tới chết Vợ ông là người thổi sáo rất hay, tiếng sáo ấy trước đây khiến ông mê say bao nhiêu thì giờ đây nó trở thành nỗi ám ảnh, dày vò ông
ta bấy nhiêu Những ca từ “rừng, rừng hoa tiếng chim ca vui tưng bừng Suối nước trong xanh soi bóng em và bóng anh Bên nhau cùng sống vui êm đềm cùng núi rừng Đất nước hòa bình hạnh phúc ta như mùa xuân…” giờ đây cứ vang vọng, lảnh lót trong căn nhà Nó không chỉ là lời trách móc, oán hận của rừng xanh mà nó còn như một bản cáo trạng dài cứ âm thầm tác động vào ông “Ông nhắm mắt bỗng thốt rùng mình Một rừng lửa cháy rùng rùng Trời ơi Rừng trúc Những thân trúc đen đúa, run rẩy trong biển lửa gầm réo Trúc quằn quại nổ bem bép, lục bục tấm thân ngà ngọc của mình ” Hình ảnh của những rừng trúc bị cháy đã hiện về trong tâm trí ông,
đó là tội ác mà ông đã gây ra Sống trong sự cô đơn, lạnh lẽo ông đã nhận ra
Trang 31những lỗi lầm của mình nhưng giờ thì đã quá muộn “than ôi cái họa làm quan ta đã chuốc vào vì không tự giữ nghiêm mình” Tiếng sáo trúc cứ bám riết theo ông cho tới khi ông chết Đó là sự nhắc nhở, răn đe của chốn rừng già vì ông đã quên lời hứa năm nào
Miêu tả sự giằng xé trong tâm lí nhân vật là một thủ pháp nghệ thuật khá quen thuộc và luôn có tác động lớn đến bạn đọc Có thể nói, ở đây Phùng Văn Khai đã vận dụng sáng tạo thủ pháp nghệ thuật này trong tác phẩm khiến cho người đọc có cảm giác hồi hộp chờ đợi các tình tiết xảy đến với nhân vật, đồng thời cũng nắm bắt rõ hơn về cách quan sát, nhìn nhận cuộc đời của tác giả
1.3.2 Xây dựng nhân vật theo nguyên tắc tương phản
Xây dựng nhân vật theo nguyên tắc tương phản cũng là một thủ pháp nghệ thuật quan trọng tạo nên sự độc đáo và hấp dẫn của câu chuyện Thông qua đó sẽ giúp ta có cái nhìn rõ nét hơn, sâu đậm hơn về nhân vật Thủ pháp này đã được tác giả Phùng Văn Khai sử dụng khá nhiều trong tác phẩm của mình và bước đầu đã đạt được những thành công Anh dựng nên hình ảnh của những con người đối lập nhau về mặt tính cách, tư tưởng, quan niệm, lí tưởng sống, đặt nhân vật của mình trong thế đối sánh để bạn đọc có thể thấy
rõ hơn về nhân vật đồng thời cũng thấy được cách nhìn nhận cuộc sống của chính bản thân anh Xây dựng nhân vật theo nguyên tắc tương phản đã được
anh vận dụng vào hàng loạt các truyện ngắn như: Cống Ngầm, Nước mắt trúc, Đầm vạc, Tiếng khèn, Bên bến đò Lăng, Người đàn ông có bàn tay cụt ngón… Đây có thể coi là biện pháp nghệ thuật chính trong tác phẩm của
Phùng Văn Khai Hầu hết các nhân vật được đặt trong sự tương quan giữa cái đẹp và cái xấu Thông qua đó tác giả một mặt ngợi ca cái đẹp, một mặt lên án thói tha hóa, biến chất của một bộ phận không nhỏ trong xã hội
Trang 32Truyện ngắn Cống Ngầm là một trong số như vậy Phùng Văn Khai đã
xây dựng nên hai tuyến nhân vật tương phản với nhau Một bên là hình ảnh của ông Tám, Thám, cùng những thanh niên trong làng và đồng đội của anh Một bên là hình ảnh của bố con Bất - ông chủ tịch xã Nếu như tác giả miêu
tả ông Tám, Thám với những phẩm chất cao đẹp bao nhiêu thì bố con Bất có lòng dạ xấu xa bấy nhiêu Vì muốn giữ được cống Ngầm, cũng là giữ nước tưới tiêu cho cả vùng quê mà ông Tám cùng với thanh niên trong làng đã phải vất vả bao phen mỗi khi trời đổ mưa Nào là cây cọc, nào là sức người
để giữ cống ngầm không để thiên tai tàn phá Thám cũng là một người con của quê hương ấy, sau bao năm làm lính, vừa trở về làng, thậm chí còn chưa được dân làng đón tiếp thì anh đã lặn lội trở về đơn vị để mong có được sự trợ giúp của đồng đội với hi vọng cứu được cống Ngầm Anh đã hi sinh cả tính mạng mình để đổi lấy sự an toàn cho cống Ngầm, đổi lấy sự tốt tươi cho những đầm sen trên quê hương Vậy mà những kẻ cầm quyền ở trên mảnh đất ấy lại ra sức phá hoại, phá cống Ngầm để làm nơi chứa chất thải cho các nhà máy bỏ mặc những đầm sen, những ao cá của bà con Để làm được điều
ấy, Bất - con trai ông chủ tịch đã bất chấp mọi thủ đoạn Anh ta đã đặt mìn ở
đó không chỉ với mục đích phá cống Ngầm mà còn nhằm hãm hại những người như ông Tám, Thám Đối với Bất họ như cái gai trong mắt, đặc biệt Thám là người mà hắn thù hận hơn cả bởi đã chiếm trọn trái tim người con gái hắn hằng mơ ước Chia nhân vật thành hai tuyến đối lập nhau như vậy giúp người đọc nhận rõ hơn về phẩm chất của các nhân vật, để ta thấy được
những khía cạnh trong cuộc sống Trong truyện ngắn “Đầm vạc” ta cũng
thấy tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật này Ông Kiệm trân trọng, nâng niu từng tấc đất quê hương bao nhiêu thì Thất lại bất cần bấy nhiêu Ông thầu đầm Vạc để nuôi cá, đây không những là thú vui mà còn là sở trường, gắn với một thời tuổi thơ ông Ông gìn giữ mảnh đất mà đồng đội đã phải hi
Trang 33sinh bao xương máu mới có được nhưng Thất lại không hiểu được những
điều ấy Vì lợi nhuận trước mắt Thất cũng như Bất ở “Cống Ngầm” đã
không từ một thủ đoạn nào để giành lấy Đầm Vạc Thuyết phục nhiều lần nhưng không thể khiến ông Kiệm thay đổi ý kiến, Thất cùng bọn đàn em đã tìm cách hãm hại lão, hãm hại chính người con mình như con đẻ Sức mạnh ghê gớm của đồng tiền đã đẩy con người vào sự mù quáng, lú lẫn Nhưng người chết ở đây không phải là lão Kiệm mà lại là ông Khắc - cha đẻ của Thất Sức hút ma mãnh của đồng tiền khiến Thất chưa nhận ra tội ác của mình sau cái chết của người cha Thất và lão Kiệm là hai con người sống trên cùng một quê hương, uống chung một dòng nước, đều có chung dòng máu của dân tộc Việt chảy trong huyết quản nhưng cách nghĩ và lối sống của
họ lại ở hai thế giới khác nhau Tác giả đã xây dựng hình tượng lão Kiệm là một tấm gương sáng về nghị lực và ý chí thì Thất lại là nhân vật đại diện cho
bóng tối, đại diện cho thế lực của màn đêm Nếu như ở truyện ngắn “Cống Ngầm” tác giả đã để Thám - một con người đại diện cho cái đẹp đã hi sinh
thì ở truyện ngắn này anh đã để cho nhân vật xấu xa ấy phải trả giá cho hành động của mình Hai câu chuyện là hai kết thúc khác nhau Mặc dù Thám hi sinh nhưng ước mơ, lí tưởng của anh vẫn được những người như cụ Tám,
Sen, anh Đình tiếp tục thực hiện Còn ở Đầm vạc, Thất đã phải nhận hình
phạt cay nghiệt của ông trời “Căn nhà hai tầng của trưởng thôn Thất phải bán để trả nợ cho ngân hàng Vợ Thất bỏ đi theo trai” Bản thân hắn thì phát điên “gặp ai hắn cũng nhận là giết bố” Đây chỉ là những nhân vật tiêu biểu, đại diện cho những thế lực xấu đã được tác giả xây dựng theo quy luật nhân quả “Gieo nhân nào gặt quả ấy” Nhưng bên cạnh đó còn biết bao những con người khác vẫn đang nhởn nhơ trong cuộc sống này Thông qua một số tác phẩm, ta có thể thấy cuộc sống này không chỉ diễn ra đơn giản, một chiều
mà rất phức tạp Cái tốt và cái xấu luôn đan xen, hiện hữu song hành cùng