Với những cái nhìn mới mẻ, họ có những đóng góp không nhỏ làm phong phú, sâu sắc thêm cho những trang viết về chiến tranh và người lính, về nhiều mặt bộn bề, phức tạp, sinh động của cuộc
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
- 0 -
TRẦN THỊ PHƯƠNG LOAN
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN SƯƠNG NGUYỆT MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Chuyờn ngành : Văn học Việt Nam
Mó số : 60.22.34
Hà Nội – 2010
Trang 2Tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
- 0 -
TRẦN THỊ PHƯƠNG LOAN
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN SƯƠNG NGUYỆT MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Chuyờn ngành : Văn học Việt Nam
Mó số : 60.22.34
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Dục Tú
Hà Nội – 2010
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Lịch sử vấn đề 5
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8
4 Cấu trúc luận văn 9
Chương 1: CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT 10
1 Cảm hứng nghệ thuật và cảm hứng nghệ thuật trong các tác phẩm văn học Việt Nam sau 1986 10
2 Cảm hứng nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh 13
2.1 Cảm hứng lãng mạn, ngợi ca đan xen với cảm hứng bi kịch trong các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh 13
2.2.1 Bi kịch cộng đồng 25
2.2.2 Bi kịch cá nhân 28
2.3 Cảm hứng phê phán và cảm hứng trào lộng 35
2.4 Cảm hứng khám phá con người bản năng 43
Chương 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN SƯƠNG NGUYỆT MINH 52
1 Đặc điểm nhân vật trong văn học giai đoạn trước và sau 1986 và đặc điểm nhân vật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh 52
2 Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh 55
2.1 Kiểu nhân vật truyền thống 55
2.2 Kiểu nhân vật đổi mới 60
2.2.1 Nhân vật cô đơn 60
2.2.2 Nhân vật dị biệt 65
2.2.3 Nhân vật giả huyền thoại, giả lịch sử 68
Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN SƯƠNG NGUYỆT MINH 72
1 Cốt truyện 72
Trang 41 1 Cốt truyện truyền thống được kế thừa và phát triển 73
1 2 Cốt truyện tâm lý … 76
1.3 Cốt truyện phân rã 77
1.3.1 Kết cấu đảo lộn thời gian tuyến tính 78
1.3.2 Kết cấu mở 80
1.3.3 Kết cấu sắp xếp nhiều mạch truyện 82
2.Tình huống truyện 85
3 Không gian - Thời gian nghệ thuật 90
3 1 Không gian 90
3.1.1 Không gian bối cảnh 91
3.1.2 Không gian ảo 99
3 2 Thời gian nghệ thuật 100
3.2.1 Thời gian hiện thực 101
3.2.2 Thời gian tâm lý 103
4 Giọng điệu trần thuật 105
4.1 Giọng điệu trữ tình 107
4.2 Giọng khách quan gai góc, lạnh lùng 111
4 3 Giọng điệu mỉa mai, giễu nhại, bỡn cợt 113
PHẦN KẾT LUẬN 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
Trang 5
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Văn học Việt Nam thời kỳ sau đổi mới có nhiều thành tựu đáng kể
cả về nội dung lẫn hình thức Góp phần không nhỏ vào thành tựu chung của nền văn học hiện đại là những nhà văn - người lính Thời kỳ văn học trước năm 1975, họ là đội quân sáng tác chủ lực của văn chương Việt Nam, đến khi bước vào thời kỳ đổi mới, những người lính cầm bút cũng vẫn là những tác giả quan trọng của nền văn học dân tộc Bên cạnh những “cây đa cây đề” của
các nhà văn quân đội mở đường tiên phong cho sự nghiệp đổi mới văn
chương như Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu…, người ta còn thấy xuất hiện một lớp nhà văn quân đội trẻ trung hơn xuất hiện và trưởng thành trong thời kì đổi mới Với những cái nhìn mới mẻ, họ có những đóng góp không nhỏ làm phong phú, sâu sắc thêm cho những trang viết về chiến tranh và người lính, về nhiều mặt bộn bề, phức tạp, sinh động của cuộc sống, con người hiện tại… Việc tìm hiểu đóng góp của một nhà văn quân đội vào sự khởi sắc của văn học thời kỳ này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khái quát hơn không chỉ về vai trò của những nhà văn mặc áo lính trong công cuộc xây dựng nền văn học mới, mà còn thấy được phần nào con đường phát triển của văn xuôi Việt Nam những năm gần đây
1.2 Sương Nguyệt Minh hiện nay được đánh giá là một trong những nhà văn quân đội tiêu biểu Anh xuất hiện trên văn đàn vào khoảng những năm đầu của thập niên chín mươi của thế kỉ XX, cho tới nay với sự đam mê
và lao động nghệ thuật nghiêm túc, nhà văn đã cho ra đời sáu tập truyện ngắn, rất nhiều bài bút ký, tùy bút…, định hình được một phong cách riêng vừa ổn định lại không ngừng đổi mới Trong những năm gần đây, Sương Nguyệt Minh đã nhận được rất nhiều giải thưởng như: Giải thưởng cuộc thi truyện
ngắn Văn nghệ Quân đội (1996) với tác phẩm Bản kháng án bằng văn; Giải
thưởng truyện ngắn cuộc thi Cây bút vàng của Tạp chí Văn hóa - văn nghệ
Công an (1998 -2001) với tác phẩm Lửa cháy trong rừng hoang; Giải thưởng
cuộc thi truyện ngắn cuộc thi Nhà xuất bản Giáo dục (2004) với tác phẩm
Những bước đi vào đời; Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn của Nhà xuất bản
Trang 6Thanh niên (2004) với tập truyện ngắn Đi qua đồng chiều; Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ (2003-2004) với tác phẩm Mười ba bến nước;
Hai lần Giải thưởng sáng tác văn học của Bộ Quốc phòng về đề tài "Chiến
tranh và Người lính" với tập bút ký Trong cơn đại hồng thủy và tập truyện ngắn Mười ba bến nước Và gần đây, tập truyện ngắn Dị hương ra đời đã tạo
ra những cuộc tranh luận khá sôi nổi
Những thành công bước đầu của nhà văn Sương Nguyệt Minh chủ yếu
ở thể loại truyện ngắn Với vốn sống phong phú của một người lính đã từng đi nhiều, đọc nhiều, trăn trở nhiều, cộng thêm một tấm lòng nhân hậu luôn hướng về cuộc đời và con người với cái nhìn trìu mến và lo lắng, các sáng tác của Sương Nguyệt Minh cho người đọc thấy được nhiều điều trong cuộc sống: những được - mất, vui buồn trong chiến tranh hay khi đã hòa bình; những mặt sáng - tối của đời sống nông thôn, thành thị; những góc khuất trong đời sống riêng tư con người… Đọc văn của Sương Nguyệt Minh, người đọc được bước vào một thế giới nghệ thuật riêng, phong phú, đa chiều với một phong cách văn chương giản dị nhưng luôn không ngừng tìm tòi, đổi mới Có thể nói truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh vừa có cái trầm tĩnh, đôn hậu của một người lính cầm bút vừa có cái sắc sảo của một nhà văn tinh nhạy khi sống trong xã hội thời kinh tế thị trường đầy biến động, vì thế nghiên cứu sự nghiệp sáng tác của nhà văn có thể thấy được phần nào sự phát triển của thể loại truyện ngắn Việt Nam từ lúc đất nước bắt đầu bước vào Thời kỳ đổi mới (1986) tới nay kể cả mặt đề tài, cảm hứng lẫn bút pháp…
Trong buổi tọa đàm giới thiệu tập truyện ngắn Dị hương tháng 10 năm 2009
với sự có mặt của đông đảo các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà lý luận phê bình, có nhiều ý kiến cho rằng Sương Nguyệt Minh là cây bút có mặt trong tốp đầu hiện nay của đội ngũ nhà văn quân đội (Nhà văn Vũ Ngọc Tiến, và nhà LLPB Yên Trang, Nguyễn Hoàng Đức…)
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Thế giới nghệ thuật truyện
ngắn Sương Nguyệt Minh mong muốn qua việc tìm hiểu tường tận những giá
trị nghệ thuật trong sáng tác của một tác giả sẽ giúp làm nổi rõ hơn một số phương diện trong văn học Việt Nam đương đại
Trang 7Ngay từ khi truyện ngắn đầu tiên của anh (Nỗi đau dòng họ) được in
trên báo đã có ý kiến đánh giá đó là những trang văn “có mùi có vị, rõ ra tư chất nhà văn”[54] Liên tiếp sau đó, cùng với sự ra đời đều đặn của các tập truyện ngắn, những ý kiến bình luận về tác phẩm của Sương Nguyệt Minh ngày càng nhiều hơn
Nhận xét về cách viết của Sương Nguyệt Minh, nhà văn Phong Điệp
trên tờ Văn nghệ trẻ (2002) đã từng khẳng định: “Truyện của anh viết kỹ đến
từng câu chữ, từng chi tiết Đặc biệt anh rất dụng công trong việc dựng cốt
truyện”… Nhà văn - nhà phê bình Văn Chinh trong bài viết Tôi muốn cái lục
lạc ấy bằng đất nung (www.vanchinh.net, ngày 18/12/2008) cũng cho rằng:
“Một trong những yếu tố đảm bảo cho thành công của Sương Nguyệt Minh là
sự tích tụ các chi tiết và tình huống khác lạ” Có thể thấy rằng Sương Nguyệt Minh đã rất có lý khi lựa chọn thể loại truyện ngắn, bởi với anh nó có sức tải lớn, chứa đựng được nhiều tâm tưởng Đọc truyện của Sương Nguyệt Minh
dễ thấy yếu tố cốt truyện, tình huống và sự đậm đặc của các chi tiết là thế mạnh của anh Bên cạnh đó thế giới nhân vật trong truyện rất phong phú, có những nét tính cách chân thực, sinh động, thường để lại ấn tượng sâu, như Hoài Anh nhận xét: “Tâm lý nhân vật được tác giả phân tích khá kỹ, ý nghĩ được biến đổi thành các hành động minh họa dẫn người đọc tới thế giới trong câu chuyện” và “Đọc truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh thấy cuộc sống lần lượt đi qua trang viết nhẹ nhàng, hư và thực lẫn lộn, quá khứ và hiện tại, nam
và nữ…” [19]
Nhà văn Khuất Quang Thụy trong lời tựa cho tập truyện ngắn Mười ba
bến nước thì phát hiện ra “những cái không thông thường” trong cách viết của
Sương Nguyệt Minh, ngay ở những “bến nước” đầu tiên trên con đường sáng
Trang 8tạo văn học nghệ thuật, từ việc phá vỡ bút pháp truyền thống của thể loại, đến việc phá vỡ môtip chủ đề và tạo ra sự đa thanh trong tác phẩm Tất cả những cái “không thông thường” ấy thể hiện sự tìm tòi không mệt mỏi của tác giả Sương Nguyệt Minh trong quá trình sáng tác Chính nhờ sự tìm tòi ấy mà các tác phẩm của anh luôn không ngừng đổi mới, mang lại nhiều phong vị khác nhau trong từng giai đoạn sáng tác
Nhìn nhận khái quát về quá trình sáng tác của Sương Nguyệt Minh, các nhà phê bình đều nhận ra những bước chuyển đáng mừng trong văn phong
của nhà văn quân đội này Nếu trong những tập truyện đầu tay như Đêm
làng Trọng Nhân, Người ở bến sông Châu, Đi qua đồng chiều, Sương
Nguyệt Minh được đánh giá là: “mang đến cho người đọc một khuôn mặt văn chương theo lối truyền thống, nhuần nhụy từ giọng văn cho tới tên của các
nhân vật trong tác phẩm” (Thu Phố, Tạp chí tuyên giáo, 10/2009), thì càng về sau với các tập truyện Mười ba bến nước, Chợ tình và đặc biệt là Dị hương,
Sương Nguyệt Minh càng thể hiện những tìm tòi, bứt phá mới như chính anh
quan niệm: Nhà văn là người sáng tạo không ngừng như dòng sông chảy liên
tục chở nặng phù sa tươi tốt bồi đắp cho bờ bãi, ruộng đồng Dòng sông không chảy là dòng sông lấp, sông chết Nhà văn ngừng sáng tạo là nhà văn rơi vào lãng quên trong lòng bạn đọc Các nhà phê bình quan tâm tới sáng tác
của Sương Nguyệt Minh đã tìm ra con đường vận động trong văn chương của Sương Nguyệt Minh là đi từ “hiện thực - lãng mạn” đến “hiện thực - lãng mạn
và kỳ ảo” Nhà lý luận phê bình Phạm Xuân Nguyên đã khẳng định “Nhà văn không nhất thiết phải viết hay hơn người khác, nhưng đến một lúc nào đó, nhà văn phải viết khác mình Nhà văn Sương Nguyệt Minh đã làm được điều này”
(Phát biểu nhân buổi tọa đàm ra mắt tập truyện ngắn Dị hương) Nhà văn Di
Li trên tờ An ninh thủ đô ( Số ngày 18/10/2009) cho rằng: “Trước nay, cái tên
Sương Nguyệt Minh thường gắn liền với những câu chuyện viết về đề tài chiến tranh và nông thôn bằng ngòi bút dù dữ dội vẫn lung linh, trữ tình, nên việc ra đời những truyện ngắn ma mị và nhiều tính dục với bút pháp huyền ảo
và giả tưởng trong tập Dị hương khiến nhiều người đọc lạ lẫm, bất ngờ.”
Trang 9Ở những sáng tác đầu tay những trang viết về không gian quê có thể được coi là “bảo bối” của Sương Nguyệt Minh, chính vì vậy mà nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức đã gọi Sương Nguyệt Minh là “Nhà văn của cảnh sắc đồng quê lung linh”, còn nhà phê bình trẻ Đoàn Minh Tâm đã viết
một bài tiểu luận đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội với nội dung Không
gian làng quê trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh (Số tháng 11/2009)
Trong đó nhà phê bình trẻ này có những khám phá riêng về không gian nghệ thuật đặc trưng của truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - một không gian làng quê đẹp đẽ, đậm đà nghĩa tình mà bộn bề những bi kịch trước sự tấn công của
cơ chế thị trường được viết với tấm lòng âu lo của một người con nặng tình với quê hương
Đến giai đoạn sáng tác sau của Sương Nguyệt Minh, chất kỳ ảo và yếu
tố tính dục lại được nhiều nhà phê bình chú ý tới Tập truyện ngắn Dị hương
ghi dấu những đổi mới và thành công trong sự thay đổi bút pháp của anh, nó vừa thể hiện sự thống nhất, vừa thể hiện những phát triển đáng mừng trong phong cách tác giả, như nhà phê bình trẻ Đoàn Ánh Dương đã viết “chất lãng mạn thăng hoa gặp được cái bí nhiệm đã mở lối cho truyện ngắn Sương
Nguyệt Minh vào thế giới kỳ ảo” (Khi chiếc yếm bay lên - Tạp chí Văn Nghệ
Quân Đội - tháng 11-2009) Phát hiện ra giá trị của những trang viết về tính
dục giàu chất nghệ thuật, Thùy Dương trong bài Sex với Dị hương viết: “Ông
không đi theo lối mòn của bất kỳ ai trong ý tưởng sáng tác cũng như nghệ thuật chuyển hóa “thế giới sex” mang tính thẩm mỹ vào văn học” Điều đáng quý là tác giả Sương Nguyệt Minh đã không sử dụng sex như một món ăn câu khách mà “Sương Nguyệt Minh sử dụng sex như một phương tiện nghệ thuật
để đưa ý tưởng tác phẩm đến với người đọc Đó là thứ tình dục sang trọng,
thanh tao, đầy gợi cảm” (Trần Hoàng Anh, Dị hương và lối viết như nhập
đồng, Tiền phong cuối tuần số 47/2009)
Cũng trong buổi tọa đàm về sự ra đời của Dị hương, nhà phê bình Văn
Giá đã gói gọn phong cách văn chương của Sương Nguyệt Minh trong ba từ Hoạt - Phiêu - Thõa (linh hoạt, phong phú về chất liệu và sự trẻ trung) Ba từ
Trang 10ấy đã phản ánh khá đầy đủ điểm mạnh trong truyện ngắn của tác giả quân đội này
Những nhận định, ý kiến của các nhà phê bình, nghiên cứu văn học
đã góp phần giúp bạn đọc dần dần khám phá những nét đặc sắc trong sáng tác của Sương Nguyệt Minh Tuy nhiên hiện chưa có một công trình nghiên cứu nào hệ thống lại những đặc điểm nổi bật trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh hay đánh giá một cách tổng quan về phong cách riêng của tác giả này Hầu hết các nhà phê bình đề chỉ đi vào một khía cạnh hoặc một tác phẩm cụ thể mà chưa có cái nhìn khái quát về đóng góp của Sương Nguyệt Minh hay phân tích những đặc điểm chung của thời kỳ văn học phản ánh qua những sáng tác của nhà văn Tuy nhiên, những bài viết ấy vẫn
là những gợi ý quý báu cho chúng tôi thực hiện luận văn này
3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chính: Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn
Sương Nguyệt Minh với những nét chính: Cảm hứng nghệ thuật; Thế giới
nhân vật và Các phương diện nghệ thuật đặc sắc
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, nhưng để có một cái nhìn tổng thể, trọn vẹn về thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh chúng tôi có liên hệ, so sánh với thể loại khác của nhà văn như bút ký, cũng như so sánh với truyện ngắn của một số nhà văn cùng và khác thời
Phương pháp nghiên cứu:
Hướng vào thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
1 Phương pháp loại thống kê, phân loại:
Trang 11Phương pháp thống kê, phân loại giúp cho việc tìm hiểu, phân loại các kiểu nhân vật, mô hình cốt truyện khi nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh
2 Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Phương pháp này giúp cho việc nghiên cứu, phân tích các vấn đề, các chi tiết nghệ thuật … từ đó khái quát nên những đặc điểm chung về hình thức nghệ thuật trong toàn bộ hệ thống truyện ngắn của nhà văn này
3 Phương pháp lịch sử:
Phương pháp này cho thấy những nét đặc trưng nghệ thuật của Sương Nguyệt Minh có sự kế thừa của văn học truyền thống, nhưng cũng có nhiều cách tân độc đáo tạo nên dấu ấn riêng của nhà văn
4 Phương pháp đối chiếu, so sánh:
Phương pháp này nhằm làm nổi bật những đặc trưng riêng trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh giữa tương quan với các sáng tác khác thời kỳ đổi mới, nhất là với các sáng tác về đề tài chiến tranh và những
bi kịch hậu chiến, bi kịch đời thường
5 Phương pháp loại hình
4 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tham khảo, phần nội dung luận văn gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cảm hứng nghệ thuật
Chương 2: Thế giới nhân vật
Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn Sương
Nguyệt Minh
Trang 12Chương I CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT
1 Cảm hứng nghệ thuật và cảm hứng nghệ thuật trong các tác phẩm văn học Việt Nam sau 1986
Từ trước đến nay có nhiều cách hiểu về khái niệm “cảm hứng nghệ thuật”, song hầu hết các nhận định đều khẳng định vai trò quan trọng của cảm hứng nghệ thuật trong sáng tác Vì cảm hứng nghệ thuật giống như một sợi chỉ đỏ xâu chuỗi các yếu tố trong văn bản, tạo nên một sự gắn kết bền vững
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đưa ra khái niệm về cảm hứng nghệ
thuật (hay còn gọi là cảm hứng chủ đạo) là “trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm.”[6, tr 32] Cảm hứng nghệ thuật trong tác phẩm văn học với niềm say mê khẳng định cái tốt, cái tích cực; phủ nhận những điều xấu xa giả dối sẽ đem lại cho tác phẩm một luồng sinh khí, biến những tư tưởng khô khan thành các hình tượng sinh động, tạo ra một bầu khí quyển nóng bỏng, biến tác phẩm trở thành một sợi dây truyền tình cảm của tác giả đến người tiếp nhận Sự nhiệt thành trong việc bộc lộ cảm xúc của nhà văn, nhà thơ sẽ khiến “cảm hứng chủ đạo của tác phẩm chi phối sự thống nhất cảm xúc của hình tượng, chi phối hệ thống nghệ thuật biểu cảm của tác phẩm” Đặc biệt trong thể loại truyện ngắn - một thể loại có dung lượng khiêm tốn, thường lấy cái “khoảnh khắc”, cái “lát cắt” cuộc sống làm căn cốt - thì vai trò của cảm hứng nghệ thuật càng quan trọng Truyện càng ngắn thì sự dồn nén của tình tiết và sự mãnh liệt trong tình cảm càng đòi hỏi cao Truyện ngắn cũng có điểm tương đồng với thơ ở chỗ những xúc cảm tâm lý thường bộc lộ một cách cao độ hơn, thể hiện nội dung tư tưởng một cách nổi bật, tập trung vào một vấn đề nhân sinh trọng tâm chứ không dàn trải như ở thể loại tiểu thuyết, như lời nhận xét của nhà văn Lỗ Tấn “qua một mảng lông mà biết toàn bộ con báo, qua một con mắt mà truyền được cả tinh thần” Vì vậy, truyện ngắn luôn đòi hỏi cảm hứng nghệ thuật phải dồi dào, có định hướng, từ đó thể hiện nội
Trang 13dung tư tưởng một cách sắc bén và tạo nên một cấu trúc nghệ thuật chặt chẽ, hài hòa giữa yếu tố lí trí và tình cảm
Cảm hứng nghệ thuật không phải là tình cảm được xướng lên thành một phát ngôn trong tác phẩm, nó là tình cảm mà người đọc cảm nhận được
từ tình huống, từ khung cảnh, từ chất liệu… từ không khí chung của toàn tác phẩm Lí luận văn học coi cảm hứng nghệ thuật là một yếu tố của bản thân nội dung nghệ thuật, của thái độ tư tưởng xúc cảm của nhà văn với thế giới được mô tả Cảm hứng nghệ thuật trong tác phẩm văn học luôn thống nhất với
đề tài và tư tưởng tác phẩm, nó tạo nên cho tác phẩm một sự thống nhất ở mọi cấp độ Đồng thời, cảm hứng nghệ thuật còn thể hiện được thế giới quan của nhà văn, bộc lộ được quan điểm của nhà văn trước mọi vấn đề của cuộc sống
vì “Cảm hứng là một tình cảm mạnh mẽ, mang tư tưởng, là một ham muốn tích cực đưa đến hành động” [10, 268] Cảm hứng nghệ thuật trong tác phẩm
có vai trò quan trọng, có vai trò không thể thiếu, như Bêlinxki đã nói, bởi nó
“biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với tư tưởng thành tình yêu đối với tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành”
Cảm hứng chủ đạo trong văn chương Việt Nam trước năm 1975 gắn liền với những sự kiện lớn lao có liên quan tới vận mệnh dân tộc: công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Sau ngày đất nước thống nhất (1975), đời sống con người đổi khác, tư tưởng, tâm lí, nhu cầu vật chất và tinh thần của con người cũng không còn như trước, vì vậy văn học cũng không thể chỉ mang mãi cảm hứng cũ Hiện thực cuộc sống đời thường sau chiến tranh mở ra những vùng đất mới, khơi gợi những nguồn cảm hứng mới mẻ cho các nhà văn Thêm vào đó, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã mở ra con đường cho các văn nghệ sĩ “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” Và từ đó, một khuynh hướng văn học mới phát triển mạnh mẽ với cái nhìn hiện thực thẳng thắn hơn, đa chiều hơn Công cuộc đổi mới càng ngày càng phát triển cả ở chiều rộng lẫn bề sâu, sự đổi mới diễn ra từ tư tưởng thẩm mĩ đến hệ thống thể loại, thi pháp và phong cách nghệ thuật Các nhà văn không còn “nhìn đời
Trang 14và nhìn người một phía”, họ không chỉ dừng lại ở cảm hứng ngợi ca mà nhận thức được rằng “hiện thực không phải là một cái gì đơn giản, xuôi chiều; con người là một sinh thể phong phú, phức tạp, còn nhiều bí ẩn phải khám phá; nhà văn phải là người có tư tưởng, phải nhập cuộc bằng tư tưởng chứ không chỉ bằng nhiệt tình và trong tìm tòi sáng tạo không chỉ dựa vào kinh nghiệm cộng đồng mà còn phải dựa vào kinh nghiệm của cá nhân mình nữa…”[18,16] Với cái nhìn đa chiều ấy, văn học đồng thời cũng xuất hiện những cảm hứng mà văn học thời chiến tranh rất ít xuất hiện như: cảm hứng
bi kịch, cảm hứng trào lộng…
Cảm hứng bi kịch khai thác những bi kịch đổi đời; bi kịch hậu chiến;
bi kịch tình yêu, hôn nhân…phản ánh đúng những bộn bề của cuộc sống của thời kinh tế thị trường đầy xáo động Những tác phẩm mang cảm hứng này đánh dấu sự khởi sắc của văn chương thời kỳ đổi mới Có thể nhắc tới những
sáng tác ở giai đoạn đầu như Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Người đàn bà
trên chuyến tàu tốc hành (Nguyễn Minh Châu), Thời xa vắng (Lê Lựu), Mùa
lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng)… Và ở chặng đường sau là hàng loạt
những tên tuổi như Bảo Ninh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ…
Cảm hứng phê phán, cảm hứng trào lộng cũng là một nguồn cảm hứng lớn trong văn học giai đoạn này Khi ý thức cá nhân phát triển, khi con người không còn được nhìn ở góc nhìn lịch sử, công dân nữa mà chủ yếu được nhìn nhận ở phương diện cá nhân trong quan hệ đời thường, những bi, hài kịch bắt đầu xuất hiện Cảm hứng trào lộng mở ra những bức tranh cuộc sống với nhiều mảng màu tương phản: niềm vui chiến thắng xen với nỗi buồn mất mát,
sự đủ đầy của vật chất thời mở cửa lại là mầm mống của mất mát đạo đức, tình cảm trong cuộc sống tinh thần , hạnh phúc tồn tại song song với những bất hạnh của đời thường…Những hiện tượng dở khóc dở cười diễn ra tạo thành nguồn cảm hứng cho các tác giả sáng tác Cái Tôi cá nhân càng được đề cao, thì việc khai thác vào tận cùng của những nỗi niềm càng được chú ý tới
và vì thế mà văn chương ngày càng sâu sắc hơn Chính vì vậy sáng tác văn
học trong giai đoạn này đã đạt được đến những thành công nhất định khi Vấn
Trang 15đề quyền sống, nỗi đau khổ và hạnh phúc của con người được khai thác trong văn chương với cảm hứng nhân đạo sâu sắc [27, tr.3]
Việc tìm hiểu những đặc điểm tiêu biểu của văn học Việt Nam sau năm
1975 là một điều quan trọng, vì trong bài Khái quát về văn học Việt Nam từ
cách mạng tháng tám 1975 đến hết thế kỷ XX [18, tr.17] có nhận xét về văn
học thời kỳ đổi mới như sau “cảm hứng thế sự tăng mạnh, trong khi cảm hứng
sử thi lãng mạn giảm dần; từ đó văn học quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những quy luật phức tạp của đời thường; nội tâm của nhân vật được khai thác sâu hơn, bút pháp hướng nội được phát huy, không gian đời tư được chú ý, thời gian tâm lý ngày càng mở rộng, phương thức trần thuật trở nên đa dạng, giọng điệu trần thuật trở nên phong phú hơn; ngôn ngữ văn học cũng gần với hiện thực đời thường hơn…”[18, tr.18] Từ đó có thể thấy sự tác động to lớn của cảm hứng nghệ thuật với các thành tố khác trong văn chương Tìm hiểu được kỹ cảm hứng nghệ thuật người nghiên cứu sẽ hiểu rõ thế giới nghệ thuật, quan niệm sáng tác, phong cách nhà văn, thậm chí của cả một giai đoạn văn học
Sương Nguyệt Minh vốn là một nhà văn quân đội luôn biết đổi mới văn chương của mình, trong sáng tác của anh vừa có những cảm hứng văn chương thời chiến tranh (cảm hứng lãng mạn, ngợi ca) vừa có những cảm hứng của văn chương thời đổi mới (cảm hứng bi kịch, cảm hứng trào lộng…) Chính vì thế anh đã tạo được một phong cách văn chương đa dạng, một thế giới nghệ thuật đa chiều, tiếp thu và sáng tạo không ngừng
2 Cảm hứng nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh
2.1 Cảm hứng lãng mạn, ngợi ca đan xen với cảm hứng bi kịch trong các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh
Vốn là một cây bút quân đội, một trong những quan tâm hàng đầu của Sương Nguyệt Minh là đề tài chiến tranh và những người lính Điều này cũng không có gì là khó hiểu, nhất là với một cây bút vốn xuất thân từ quân đội như anh Sương Nguyệt Minh đã từng trực tiếp cầm súng trên chiến trường Campuchia trong nhiều năm, từng ngày từng giờ chìm lút trong biển lửa trận mạc, chứng kiến nhiều cái chết trẻ trong nỗi bi quan tuyệt vọng, anh cũng đã
Trang 16từng sống nhiều năm với những người lính thời đánh Mỹ Vì vậy, viết về họ, viết về chiến tranh như là một nhu cầu tự thân, một lẽ tất nhiên là một mảng không thể thiếu trong văn chương của anh Khi nói về truyện ngắn viết theo
đề tài chiến tranh, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý từng nói : “… chiến tranh còn nhiều tầng vỉa để khai thác Bao nhiêu kỳ tích, con người, sự việc chưa được phản ánh miêu tả, bao nhiêu hy sinh mất mát của đồng chí đồng bào chưa tri
ân đầy đủ, bao nhiêu câu hỏi về chiến tranh chưa được trả lời…Món nợ của người cầm bút vẫn còn lớn lắm…Chiến tranh vẫn là một đề tài nóng của văn học Tôi nghĩ rằng 30 năm, 50 năm hoặc lâu hơn nữa thì sự quan tâm của người cầm bút đối với nó vẫn không hoàn toàn mất đi ” (www.baomoi.com) Điều này cũng rất gần với quan điểm của Chu Lai khi nhà văn mặc áo lính này cho rằng “ …chiến tranh là một siêu đề tài Càng khám phá càng thấy những độ rung không mòn nhẵn, miễn là người viết biết tìm ra một lối đi riêng”
Chiến tranh là một biến động quá lớn trong lịch sử của một dân tộc, ấn tượng về nó khó lòng có thể phôi phai trong mỗi người Một phần nữa là viết
về chiến tranh với một số nhà văn còn như một món nợ, mà nếu như không viết nhà văn sẽ có cảm giác như mình vô ơn với những gì đã nhận được từ đồng đội, từ nhân dân…Sương Nguyệt Minh cũng viết với tâm thế như vậy
Trong những sáng tác của Sương Nguyệt Minh chỉ có một số ít các truyện ngắn viết về người lính thời bình là mang dáng dấp, hơi hướng của những tác phẩm viết trước năm 1975, còn lại đa phần các tác phẩm cũng hướng về đề tài chiến tranh, người lính song cách tiếp cận của anh lại có nhiều đổi mới Truyện viết về chiến tranh của Sương Nguyệt Minh tuy văn phong giản dị song có nhiều điểm khác với tác phẩm của những cây bút trẻ viết về cùng đề tài, bởi hiện thực trong đó được gợi lại nóng hổi, bởi đó chính
là vùng kí ức sâu đậm khi anh là lính, chứ không chỉ là những ấn tượng lờ mờ qua những câu chuyện nghe được, đọc được Ví như ký ức không thể nào
quên của thời son trẻ ở mặt trận biên giới Tây Nam (Quãng đời xưa in dấu);
hay cuộc sống binh ngũ trong thời kỳ đất nước ổn định, khi những người lính thời bình dù không còn phải đối mặt với những hiểm nguy của bom đạn
Trang 17chiến tranh, song đời sống quân ngũ vất vả nhọc nhằn, luôn đòi hỏi họ phải hy
sinh những tình cảm riêng tư, phải luôn ở tư thế sẵn sàng phục vụ (Khi chúng
tôi là lính, Khi cơn lũ đi qua, Hai người lính và tôi ) Đọc những tác phẩm
này thấy rõ những ưu thế của một nhà văn lính viết về những đồng đội của mình
Càng giai đoạn sáng tác sau, những truyện ngắn của Sương Nguyệt
Minh khai thác những sự kiện, con người trong các cuộc chiến càng không dừng lại ở cái nhìn xuôi chiều, phiến diện Với chỗ đứng của một người đã có
độ lùi khoảng cách thời gian với “một thời đã qua”, Sương Nguyệt Minh nhìn chiến tranh và những người đi ra từ chiến tranh với một cái nhìn sâu hơn, đa chiều hơn Yêu cầu tái hiện lịch sử giờ chỉ là một phần, nhà văn còn khám phá được thế giới tâm lý con người, số phận con người trong và sau cuộc chiến Sương Nguyệt Minh biết đặt cuộc chiến trong tương quan với cuộc sống hôm nay, từ đó có những đóng góp không nhỏ vào mảng đề tài viết về chiến tranh
Sự đan xen cảm hứng ở những tác phẩm viết về chiến tranh tạo ra những mảng màu đa dạng trong tác phẩm của Sương Nguyệt Minh Đọc những câu chuyện của anh viết về thời kỳ khói lửa, người đọc vừa được cảm nhận vẻ đẹp lung linh của những mối tình thời chiến, vừa thấy cái khốc liệt
mà bom đạn gây ra cũng như những đổi thay đau lòng khi con người bước
vào cuộc sống hòa bình Một loạt truyện ngắn của anh như Nanh sấu, Quãng
đời xưa in dấu, Chuyến tàu đêm… đều viết với sự đan xen hai cảm hứng chủ
đạo này Truyện Dòng sông trinh nữ trong tập truyện đầu tay của anh cũng là
một ví dụ điển hình Tác phẩm khai thác một mối tình xuyên thời đại của một
cô nữ sinh và một người chiến sĩ trẻ Cuộc gặp gỡ vô tình một đêm mưa đã khiến họ gắn bó với nhau trong tình yêu ngọt ngào và lãng mạn Thế nhưng, chiến tranh không cho họ ở bên nhau Mối tình ấy giống như biết bao mối tình sét đánh, ngắn ngủi thời chiến mà âm vang của nó thì còn mãi, nhất là khi cô gái đã có một giọt máu cùng người lính, và luôn giữ trọn lời thề đợi chờ Nếu chuyện kết thúc ở đó, thì dư ba của nó hẳn không nhiều Sương Nguyệt Minh
đã viết tiếp những trang viết lãng mạn bằng một hiện thực nhói lòng Trong
Trang 18khi người phụ nữ xưa cùng đứa con gái giờ đã trưởng thành ngày ngày vẫn ngóng đợi người lính trở về với niềm hy vọng cháy bỏng, thì ở một nơi chân trời xa người lính ấy đã không còn giữ được chính mình, đã tha hóa Cuộc sống hòa bình cuốn xô anh vào những mối quan hệ lầm tưởng: lấy vợ là một họa sĩ có chồng ở ngoại quốc, trong cuộc hôn nhân ấy anh chỉ như một bức bình phong che chắn cho cô ta trong những ngày đầu giải phóng, rồi sau đó người vợ ấy bỏ rơi anh lại với nỗi đắng cay; tiếp tục trượt dốc anh lao vào rượu chè bê tha và sống tạm bợ với một người đàn bà thất học, lỗ mãng… Con người lý tưởng ngày xưa giờ đã biến chất một cách thảm hại Người lính trong chiến tranh đẹp lung linh, nhưng hòa bình đã tự đánh mất mình Cái nhìn sâu sắc giúp Sương Nguyệt Minh không xuôi chiều chỉ biết ngợi ca những người cầm súng, không nông nổi khẳng định họ mãi là đẹp đẽ một cách thô giản Anh thấy rằng họ cũng là con người, cũng có nhiều lầm lỗi Thậm chí họ còn dễ lầm lỗi hơn vì có một thời họ sống quá trong sáng và luôn ở trong một “bầu không khí vô trùng”, khi kết thúc chiến tranh, tâm lý hưởng lạc cùng với những ấu trĩ trong suy nghĩ dễ khiến họ không giữ được mình Kết thúc truyện là một cái kết mở mang không khí lãng mạn, song nỗi buồn hậu chiến thì khó ai có thể khẳng định sẽ nguôi ngoai
Ngay bên cạnh cảm hứng ngợi ca những tình cảm tốt đẹp giữa những người đồng đội trong kháng chiến, là những dòng viết rất tỉnh táo về sự đổi thay đen bạc của con người sau chiến tranh Có nhiều tác phẩm của anh có những dòng viết say sưa về một mối tình đẹp thời chiến, rồi sau đó lại xen vào cảm xúc đau đớn khi có những con người không giữ được lòng thủy chung, không giữ được bản chất tốt đẹp mà mình từng có Nếu trước đây, bạn đọc nào đã quá quen với những tác phẩm chỉ mang không khí ngợi ca, miêu tả những người chiến sĩ anh hùng, lý tưởng hẳn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước những tác phẩm mà hình tượng trung tâm vẫn là những người lính, song hoặc những tính cách tốt đẹp của họ bị biến chất trong cơ chế thị trường, hoặc họ bị rơi vào “hội chứng lãng quên chiến tranh” hoặc họ không còn là những con người chủ động mà trở thành nạn nhân của một cuộc sống thực dụng, khi đồng tiền đóng vai trò chủ đạo Môtip về những người đi qua chiến tranh với
Trang 19những kỉ niệm sâu đậm nghĩa tình rồi dần lãng quên, hờ hững, quay lưng lại với những gì mình từng tôn thờ và chịu ơn lặp đi lặp lại trong một số tác
phẩm Chuyến tàu đêm viết về một người lính đi du lịch cùng vợ qua miền
đất đầy kỉ niệm Kí ức làm anh ta nhớ lại kỉ niệm sâu nặng với H’Linh - cô gái dân tộc trong sáng và nhân hậu đã cứu sống anh trong một trận lũ rừng Vậy mà, anh đã lãng quên cô Cái lãng quên ấy cũng lặp lại ở nhân vật ông
họa sĩ trong Những tháng ngày đã qua và lãng quên đến mức tha hóa, đánh mất mình nhất là ở nhân vật ông đạo diễn trong Nanh sấu
Các mô típ về những anh bộ đội dũng cảm, thủy chung, son sắc giờ không còn nữa Ngay từ thời kỳ đầu của văn chương đổi mới, Nguyễn Duy
trong Ánh trăng, Nguyễn Minh Châu trong Bức tranh,… đã phát hiện ra rằng
tính cách bội bạc của con người dường như không có ngoại lệ, ngay cả ở những người lính đã từng một thời được tôn thờ như những mẫu hình lý tưởng nhất Trước sức hút của bao sự cám dỗ trong đời sống thường ngày, những người lính - người hùng một thời, cũng khó lòng trụ vững Họ lãng quên quá khứ, lãng quên nghĩa tình với đồng đội với người thân, họ sống trong sự ích kỷ đáng chê trách
Ngay trong những tác phẩm mang cảm hứng bi kịch cũng ngầm chứa
cả cảm hứng phê phán Trong đa phần các tác phẩm giọng điệu phê phán của Sương Nguyệt Minh không mãnh liệt, sâu cay mà nhẹ nhàng thấm thía, có khi
nó còn không được bộc lộ trực tiếp qua ngôn từ mà ẩn rất sâu đằng sau cách
kể chuyện đầy khách quan của tác giả Ở những tác phẩm viết về đề tài người lính, tính phê phán bộc lộ qua việc tác giả phơi bày một số hiện tượng đáng buồn về sự biến chất của những người một thời đã từng được vinh danh trên
mặt trận chống quân thù Nổi bật trong số những tác phẩm này là Nanh sấu
Nhân vật Lê Mãnh trước đây đã từng là một người lính can trường, chiến công đầy mình, từng dầm thân thể xuống cửa sông đánh tầu giặc…Nhưng, khi
về sống giữa thời bình, ông ta đã bị tha hóa, quên khứ hào hùng và quên cả người thân… Con người ấy lại trở thành một đạo diễn ăn chơi sa đọa, quan hệ với cả những cô gái đáng tuổi con mình, dùng cả kỷ vật thiêng liêng ngày xưa
để làm vật giải nguy trong những cuộc mây mưa Ở tác phẩm này Sương
Trang 20Nguyệt Minh đã “giải thiêng lịch sử”, không lý tưởng hóa nhân vật của mình như kiểu xây dựng nhân vật của văn học thời kỳ trước Ông đã lách sâu ngòi bút để làm rõ thêm những biến dạng nhân cách của những con người ngay ở hàng ngũ “quân ta” Vì thế mà nhân vật của Sương Nguyệt Minh trở nên thật hơn, gần hơn với đời thường và cũng có sức thuyết phục hơn
Cùng cảm hứng với những tác phẩm viết về sự lạc lõng của những
người lính trở về sau chiến tranh rất nổi tiếng cùng thời như Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai)…Sương Nguyệt Minh cũng
có cái nhìn đầy cảm thông với những người lính vốn từng giữ vai trò chủ chốt trong một giai đoạn lịch sử, giờ không thể hòa nhập với cuộc sống bon chen
đời thường Đó là nhân vật Bùi Như Lạc trong Chuyện gia đình bạn tôi hay nhân vật người cha trong Bản kháng án bằng văn, Cha tôi Họ vốn là những
người lính đã cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho quân ngũ, về với cuộc sống đời thường, họ chỉ có hai bàn tay trắng Có người thì cố gắng bằng mọi cách chạy đua với đời để kiếm miếng cơm manh áo cho vợ con mà không sao làm nổi, có kẻ thì sống trong nhà mình mà cứ như lạc vào đảo hoang Họ không hiểu những gì đang diễn ra quanh mình, không làm chủ được gia đình mình đành cứ đứng nhìn những người thân trong gia đình bị vòng xoáy của kinh tế thị trường, của cuộc sống hiện đại kéo tuột khỏi tay mình Đọc loạt truyện ngắn này của Sương Nguyệt Minh cũng như của Nguyễn Huy Thiệp,
Ma Văn Kháng, Chu Lai… người đọc dễ có liên tưởng tới những tác phẩm viết về “thế hệ vứt đi” của nhà văn Mỹ Hêminguây khi ông rời khỏi quân ngũ sau Đại chiến thế giới thứ nhất
Không chỉ thay đổi cách nhìn những người lính, Sương Nguyệt Minh cũng có cách đánh giá chiến tranh không theo lối mòn Giờ đây, sau một thời gian dừng lại để suy ngẫm anh cũng như các nhà văn, nhà thơ và cả công chúng đều không còn ngợi ca một chiều chiến thắng vẻ vang của dân tộc trong các cuộc chiến tranh Đúng là thắng lợi huy hoàng thật đáng tự hào, nhưng để giành được thắng lợi ấy chúng ta cũng mất rất nhiều Cái mất mát tính bằng người bằng của thì đã có rất nhiều tác phẩm nói tới, song những di chứng nặng nề tạo nên những bi kịch hậu chiến âm ỉ thì phải đợi đến giai
Trang 21đoạn này mới thấy được nhắc đến nhiều trong các tác phẩm văn chương Văn học đổi mới giúp chúng ta hiểu rõ hơn cái được cái mất của chiến tranh Nguyễn Duy nhận ra:
Xét đến cùng mọi cuộc chiến tranh Phe nào thắng thì nhân dân cũng bại
Còn Bảo Ninh với cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Nỗi buồn chiến tranh thì
khơi sâu vào những mất mát không thể đong đếm được trong nhân cách, trong cuộc sống của những con người đã từng đi qua sự tàn khốc của một cuộc chiến Khác với cách khai thác thật nặng nề và đầy day dứt (như là một chủ ý của Bảo Ninh), Sương Nguyệt Minh có những trang viết tuy nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần ám ảnh về những tổn thất trong và sau các cuộc chiến
Có thể kể đến những tác phẩm nổi bật ở dòng cảm hứng này như Bên dòng
Tonlê Sáp, Hòn đá cháy màu lửa, Mười ba bến nước, Tiếng sét bên triền núi, Người ở bến sông Châu… Ở những tác phẩm ấy Sương Nguyệt Minh giúp
người ta có một cái nhìn sâu sắc, giàu nhân bản hơn với những gì chiến tranh gây ra và lấy mất, từ đó dấy lên trong lòng người đọc sự ghê sợ những trận chiến tương tàn
Trong hoàn cảnh chiến tranh - một hoàn cảnh đặc biệt, con người cũng phải sống một cách khác đi với bản chất thật của mình Những điều cấm kỵ của chiến tranh đôi khi gây nên những bi kịch đau đớn vô cùng Những bi kịch ấy xuất phát từ việc chiến tranh không cho phép người ta tự do lựa chọn
số phận cho mình Truyện ngắn Bên dòng Tonle Sap phản ánh một bi kịch
như vậy Truyện viết về những ngày quân đội Việt Nam sang giúp nước bạn Campuchia chiến đấu với tàn quân Pôn Pốt Bên cạnh những cái chết thương tâm của các chiến sĩ dưới bàn tay bạo tàn của lũ giặc, còn có những sự việc thật buồn diễn ra trong đời sống tình cảm của con người Chuyện tình của Chương và Saly - cô gái Campuchia xinh đẹp không chỉ bị đứt đoạn bởi hành động đố kị ghen tuông tức thời của Kiên mà chủ yếu là bởi sự cấm đoán của chiến tranh Kỷ luật dân vận thời đó buộc đôi bạn trẻ phải “tạm gác hạnh phúc riêng tư và chờ đợi” ngay cả khi tình cảm của họ chẳng có tội lỗi gì Rồi sau
đó, sự thuyên chuyển công tác cùng với cái nghiệt ngã của chiến tranh khiến
Trang 22cho họ xa nhau vĩnh viễn: Chương chết thật thảm khốc, còn Saly thì mãi mãi không bao giờ nguôi quên những mất mát đau lòng Phải sống trong hoàn cảnh chiến tranh bất thường, con người không thể có cuộc sống bình thường yên ổn, và cái không bình thường ấy còn đeo bám họ đến cả thời hòa bình, độc lập
Chiến tranh với mỗi người mang một khuôn mặt khác nhau và bi kịch
do chiến tranh gây nên cũng không ai giống ai, nhất là những bi kịch hậu chiến Cũng giống như nhiều tác giả khác thời kỳ đổi mới, Sương Nguyệt Minh cũng có một cái nhìn khác hơn, sâu hơn về chiến tranh, khi nhà văn phát hiện ra cuộc chiến không dừng lại ở những mất mát có thể tính được bằng số người, số của, mà còn có những tổn tâm lý, những thương tật “què quặt” tâm hồn, những di chứng nặng nề nhất vẫn tồn tại âm ỷ, dai dẳng, khi chiến tranh qua rồi còn để lại những bi kịch gia đình, những đứa con quái thai…Truyện
ngắn Người ở bến sông Châu được người đọc đánh giá cao ở một cái nhìn có
chiều sâu khi Sương Nguyệt Minh viết về những người nữ chiến sĩ sau ngày rời khỏi chiến trường, họ phải chịu nhiều sự thiệt thòi hơn cả những người đồng đội khác giới Nhân vật Mây xuất ngũ trở về đúng cái ngày đau khổ nhất: ngày người yêu đi lấy vợ Chiến tranh đã lấy mất của chị tuổi trẻ, nhan sắc Khi đi chị là cô gái xinh đẹp nhất làng, còn khi về là hình hài “cái chân cụt đến đầu gối và tấm thân còm nhom, xanh lướt” Vết thương trên người cứ mỗi khi trở trời lại làm chị đau đớn, nhưng nào có thấm thía gì với nỗi đau tinh thần, khi ngày ngày chị nhìn sang hàng xóm thấy thấy người xưa “bên kia hàng dâm bụt … như đôi chim cu”, còn chị thì chỉ một thân một mình với chiếc nạng gỗ và con búp bê không biết rồi sẽ dành cho đứa trẻ nào! Rồi không chịu nổi cảnh trớ trêu, Mây bỏ nhà ra căn chòi bên bờ sông để ở, sống với nỗi buồn thầm lặng không biết bao giờ mới nguôi ngoai
Các tác phẩm văn học đổi mới thể hiện bi kịch hậu chiến này không
phải là hiếm hoi Võ Thị Hảo cũng có truyện ngắn nổi tiếng Người sót lại của
rừng cười phản ánh nỗi đau khổ, mất mát của những cô thanh niên xung
phong sống trong hoàn cảnh nghiệt ngã của núi rừng Trường Sơn Chiến tranh khiến họ có một cuộc sống không bình thường với những chuỗi ngày cô đơn
Trang 23đến rợn người và những chuỗi cười ma quái, để về sau kẻ thì chết thê thảm, người thì sống dở chết dở với những vết thương tinh thần không gì có thể xoa dịu Trong truyện, Võ Thị Hảo đã cho nhân vật của mình nói lên những điều
rất xúc động: Việc chiến tranh lôi những người phụ nữ vào cuộc chiến thật là
khủng khiếp Tôi sẵn sàng chết hai lần cho họ khỏi lâm vào cảnh ấy Và cái
kết truyện của Võ Thị Hảo thật đến đớn đau, khi nhân vật chính cuối cùng mất hết: tuổi trẻ, tình yêu và sự bình yên trong cuộc sống, cô ra đi mà không biết đến nơi đâu Còn ở tác phẩm của Sương Nguyệt Minh, với cái nhìn yêu
thương, cảm thông, chia sẻ của tác giả, kết truyện Người ở bến sông Châu vẫn
hé mở một niềm hy vọng, khi có người đồng đội năm xưa về xây cầu và trăn trở với những lời ru của Mây Đó có lẽ là một điểm khác trong tác phẩm của Sương Nguyệt Minh so với các tác phẩm viết về chiến tranh cùng thời, ngay trong cảm hứng bi kịch, văn của Sương Nguyệt Minh vẫn hé mở cho người đọc một niềm tin đầy nhân hậu
Đọc kỹ các tác phẩm của Sương Nguyệt Minh, người đọc sẽ thấy, mặc
dù là một nhà văn đã từng trải qua những tháng ngày cầm súng, song truyện của Sương Nguyệt Minh không có nhiều những cảnh tượng chiến tranh dữ dội, những cuộc chiến tương tàn với tiếng súng, tiếng bom Anh viết nhiều hơn về những bi kịch lặng thầm mà âm ỉ Những bi kịch chiến tranh trong
truyện của anh không gây ấn tượng ghê sợ như những tác phẩm Ăn mày dĩ
vãng (Chu Lai), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)… song nó ám ảnh người
đọc bằng chính những sự lặng im đầy đau đớn Tác phẩm được nhắc tới nhiều
hơn cả của Sương Nguyệt Minh theo đề tài bi kịch hậu chiến là Mười ba bến
nước… Truyện bắt đầu bằng một sự việc đầy nghịch lý, hiếm có trên đời:
nhân vật tôi trong truyện lấy vợ cho chồng Tình tiết ấy là hệ quả của một chuỗi những bi kịch của người đàn bà “mười ba bến nước” Cứ mượn nhan đề của tác phẩm mà ứng với những khổ đau người phụ nữ trong truyện phải trải qua, người đọc mới thấm thía câu “đời là bể khổ” Bến nước đầu tiên của Sao
có lẽ là bến nước thời con gái, khi trót nặng lòng yêu Tào rồi khi Tào nhập ngũ, họ phải xa nhau Cái bến nước này trong thời chiến, hỏi có bao nhiêu người con gái đã phải đi qua? Song nỗi đau của Sao còn nhiều hơn thế, đó là
Trang 24lúc nghe tin Tào mất, Sao đi lấy chồng và đúng cái ngày cô vu quy, thì là ngày Tào bị áp giải đi khắp xóm, trước ngực treo một cái mẹt tròn ghi dòng chữ “Thanh niên như tôi thì mất nước” và bao lời đồn thổi về việc trốn chạy của Tào Bến nước thứ hai cũng không phải là chuyện buồn nhỏ, dù nó âm ỉ
và khó ngỏ cùng ai, vì đây là chuyện riêng tư khó nói của một người phụ nữ
có chồng đi chiến trận Cưới nhau song, ngày hôm sau Lãng - chồng Sao lại lên đường ra trận sau một đêm tân hôn không trọn vẹn Mô típ về người chinh phụ không phải là hiếm trong văn học tự cổ chí kim, song do những quan niệm ngặt nghèo về đạo đức, văn học cổ không dám phơi bày những khao khát bản năng của con người trên trang giấy mà chỉ dừng lại ở những câu thơ thể hiện nỗi mong đợi chung chung
Lòng này gửi gió đông có tiện Nghìn vàng xin gửi đến non Yên Non Yên dù chẳng tới miền Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời
(Chinh phụ ngâm, Đoàn Thị Điểm)
Đến thời Sương Nguyệt Minh, thiếu thốn tình cảm bản năng cũng được coi là những bi kịch mà chiến tranh gây ra Sương Nguyệt Minh đã viết rất thực về những nỗi khổ thầm kín ấy “Người vợ xa chồng có trăm ngàn cơ cực, chẳng nỗi khổ nào giống nỗi khổ nào Có những đêm dài ghê gớm, tôi lục sục không ngủ Nằm một mình ôm gối, nhớ chồng, trằn trọc chờ sáng Tôi lôi cái
áo cũ bạc màu của chồng ra ấp vào mặt, nỗi nhớ càng nôn nao, da diết hơn… Đêm đêm, tôi nằm tưởng tượng ra đủ điều, vò gối ấp áo vào mặt tìm hơi chồng Không chịu nổi lại đổ lúa vào xay, xay đến sáng, hoặc múc nước giếng khơi đổ ào ào tắm cho lửa lòng dịu đi…vv… vv” Bi kịch ấy cứ ngấm ngầm giết chết tuổi xuân của người phụ nữ, nhưng nó chưa phải là bi kịch ghê gớm nhất Bởi sau đó Sao còn đi qua bến nước của sự nghi kỵ lòng chung thủy và phải sống trong sự ghẻ lạnh của bao nhiêu người, của cả bà mẹ chồng vốn vẫn yêu thương cô như con gái May sao, Lãng về! Dường như hạnh phúc đã mỉm cười với vợ chồng chị, dường như chiến tranh vẫn còn “nhân nhượng” với cái gia đình nhỏ bé của Sao hơn với rất nhiều gia đình có người đi mà không có
Trang 25ngày đoàn tụ Nhưng, (sau và trong chiến tranh có thật nhiều những cái
“nhưng” oan nghiệt!), bi kịch chưa dừng lại, điều khủng khiếp liên tiếp xảy ra
- Sao 5 lần đẻ và cả 5 lần đều là những đứa con dị dạng, quái thai Còn bi kịch nào đau đớn hơn cho người phụ nữ khi sau mỗi lần mang nặng đẻ đau, lại sinh ra những hài nhi không mang hình dạng con người Chất độc hóa học đã cướp mất quyền làm cha làm mẹ của Sao và Lãng, gây nên những giấc mơ ám ảnh kinh hoàng Người ta có nhiều cách để đo đếm những mất mát thương vong của chiến tranh, nhưng biết lấy gì để đong đếm những giọt nước mắt của những người vợ, người mẹ khi sinh ra những đứa con quái thai, dị dạng; lấy
gì để đo những nỗi đau đến điên loạn khi nhìn thấy những chã đất, liễn sành, những bè chuối chở những hài nhi không được làm người! Có lẽ mỗi lần Sao
đẻ con quái thái là một lần cô đi qua bến nước của sự tột cùng đớn đau Bất hạnh dồn dập đổ xuống đầu Sao, cũng là bất hạnh mà chiến tranh gieo xuống những gia đình Việt Nam, ngay cả khi tiếng súng đạn đã ngừng Mười ba bến nước ấy vừa là những bến nước mà người phụ nữ nông thôn nào cũng phải qua, vừa có những bến nước mới mà chỉ có người phụ nữ kinh qua chiến tranh mới phải nếm trải Bến nước thứ mười ba đưa Sao trở về với gánh nặng gia đình mà chị đã yêu thương gắn bó, song không biết đó có phải là bến nước cuối cùng của đời chị không?
Đã có nhiều tác phẩm viết về nỗi đau da cam, song truyện ngắn Mười
ba bến nước của Sương Nguyệt Minh được đánh giá cao bởi một lối viết giàu
cảm xúc, nhiều chi tiết và nhất là những khung cảnh ám ảnh vừa rất thực mà cũng rất giàu tính biểu tượng mang đậm chất điện ảnh Truyện tuy ngắn song lại có chồng lớp những thân phận con người, đan xen giữa yếu tố ảo và thực,
giữa hiện thực khốc liệt và trữ tình lung linh Chính vì thế, Mười ba bến nước
đã được chuyển thể thành bộ phim truyền hình đạt giải cao trong Liên hoan
phim Việt Nam 2010 Và cũng không quá khi nhiều người đánh giá Mười ba
bến nước là tác phẩm xuất sắc của Sương Nguyệt Minh viết về những bi kịch
hậu chiến
Những tác phẩm viết về chiến tranh của Sương Nguyệt Minh chiếm phần không nhỏ trong các sáng tác của anh, mỗi tác phẩm phản ánh một vấn
Trang 26đề của hiện thực song đều cuốn hút người đọc ở cái nhìn sâu sắc khi tiếp tục đào sâu vào những gì chiến tranh gây ra cho con người Sương Nguyệt Minh viết về chiến tranh bằng cả sự trải nghiệm bản thân, bằng những thể nghiệm qua những gì được nghe, được kể Mặc dù tác phẩm của anh không nói nhiều đến hiện thực chiến tranh tàn khốc song những mất mát và tổn thương bên trong tâm hồn người thì được miêu tả thật chân thực và xúc động Những tác phẩm này giúp người đọc hiểu hơn về một thời đã qua, hiểu hơn bản chất thực của những cuộc chiến và đáng quý hơn là khơi gợi trong lòng người những tình cảm cảm thông đầy nhân bản Đọc những câu chuyện Sương Nguyệt Minh kể trên những trang giấy, người đọc nghĩ tới câu nói của Tim O’Brien:
“Các truyện về chiến tranh thực chất không phải bao giờ cũng viết về chiến tranh Chúng không viết về bom đạn và mưu mô quân sự Chúng không viết
về chiến thuật, chúng không viết về các hố cá nhân và lều trại Truyện chiến tranh giống như bất kỳ truyện hay nào, rốt cuộc là viết về trái tim con người”
Và chính điều đó đã làm cho truyện viết về chiến tranh của Sương Nguyệt Minh mang ấn tượng sâu sắc
2.2 Cảm hứng bi kịch trước những vấn đề đời thường
Xã hội Việt Nam những năm đổi mới vừa có những dấu hiệu phát triển đáng mừng, vừa đem lại nhiều biến động dữ dội, làm lung lay những giá trị cuộc sống và tạo ra nhiều bi kịch trớ trêu Các nhà văn trong giai đoạn này muốn người đọc đối diện với một thực tại thô ráp, phức tạp “hằng ngày hằng giờ diễn ra một cuộc đối chứng giữa hai mặt nhân cách và phi nhân cách, giữa cái hoàn thiện và chưa hoàn thiện, giữa ánh sáng và bóng tối vẫn còn rơi rớt bên trong tâm hồn của mỗi con người - miếng đất nương náu và gieo mầm nhiều lỗi lầm và tội ác”[23,144] Hiện thực ấy với những xung đột, mâu thuẫn đầy phức tạp đã khơi dòng cho cảm hứng bi kịch xuất hiện nhiều trong văn chương Như nhiều tác giả cùng thời, Sương Nguyệt Minh cũng viết nhiều tác phẩm mang cảm hứng bi kịch, phản ánh nhiều sự đáng buồn đang diễn ra trong xã hội hay trong cuộc sống cá nhân mỗi con người
Trang 272.2.1 Bi kịch cộng đồng
Vốn là một nhà văn nặng lòng với quê hương, Sương Nguyệt Minh viết nhiều về làng Yên Mỹ, huyện Yên Mô quê mình (hóa thân thành làng Yên Hạ trong tác phẩm) và từ những trang viết rất thực thấm đẫm không khí của một làng quê bán sơn địa, nhà văn mở ra những bi kịch đáng buồn nơi thôn quê Ở nơi đây vừa có những con người mộc mạc chân quê, có lối sống nghĩa tình; vừa có những hủ tục lạc hậu bao đời đè nặng lên đôi vai của những con người một nắng hai sương; vừa có những bước chuyển mình đô thị hóa đầy đau đớn
Đề tài hủ tục nông thôn vốn trước đây được gắn với những cây bút thành danh như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Bùi Hiển… giờ được khai thác lại với
sự kế thừa và đổi mới, làm giàu thêm những trang viết về nông thôn Việt Nam Nếu như văn học trước năm 1986, văn học viết về nông thôn thường quan tâm đến phong trào hơn đến con người thì giờ đây, các nhà văn gắn bó với nông thôn như Sương Nguyệt Minh chủ yếu “đứng ở góc độ con người để nhìn con người, xã hội và các vấn đề chung”[24]
Mặc dù từ lâu đã trở thành “một con người thành thị”, Sương Nguyệt Minh vẫn không nguôi đau đáu hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra Trong tác phẩm của anh, người đọc sẽ không còn thấy một nông thôn thuận chiều và yên ổn nữa mà sẽ có bi kịch của những vùng quê còn nặng nề những tập tục
cổ hủ, những mâu thuẫn dòng họ truyền kiếp thói đố kỵ, ghen ăn tức ở, ganh
đua, gây bao đau khổ cho người dân ( Nỗi đau dòng họ, Đi trên đồng năn…)
Truyện ngắn đưa tên tuổi của Sương Nguyệt Minh trở nên nổi tiếng, cũng là tác phẩm gây ra phiền toái, hiểu lầm giữa câu chuyện thật và hư cấu nghệ thuật đến mức người nhà quê ra tận tòa soạn kiện cáo, và khi mọi chuyện sáng
tỏ thì tác phẩm đã bị rút ra khỏi vòng chung khảo Cuộc thi truyện ngắn Tạp
chí Văn Nghệ Quân Đội năm 1992-1994 là truyện Nỗi đau dòng họ Câu
chuyện kể về mối hận thù truyền kiếp giữa hai dòng họ trong một ngôi làng, chỉ vì bộ xương vô chủ không hiểu vì sao táng vào mộ tổ dòng họ Nguyễn,
đã dẫn đến việc họ Nguyễn và họ Ninh rơi vào một cuộc chiến tương tàn suốt mấy thế hệ Nhà văn đã ngược dòng thời gian, kể lại những sự việc đau lòng (dựa trên những sự việc có thực ở làng quê ông) “Đời này qua đời khác ngọn
Trang 28lửa thù hằn giữa hai họ không bao giờ hết, lúc âm ỉ lúc bùng lên dữ dội Làng quê xơ xác, mùa màng thất bát, việc nông chểnh mảng, cỏ mọc đầy đồng, đói nghèo… có người chịu không thấu bỏ đi tha phương cầu thực” Sự đố kị, kình địch của các dòng họ đã gây ra bao tấn kịch đớn đau: những cuộc đụng độ, những vụ kiện tụng, những trận trả thù đẫm máu và nhất là gây ra bao oan nghiệt cho những kiếp người Từ đời ông Đốn, bà Gái đến đời ông Giáo, cô Mây trai gái hai họ yêu nhau luôn bị cấm đoán, phỉ nhổ và sinh ra những đứa trẻ bị tẩy chay phải chịu nỗi bất hạnh không cha không mẹ Mối hận thù dòng
họ ấy như bóng đêm bao phủ lên nhiều làng quê Bắc Bộ, bao phủ lên số phận
nhiều người Chẳng thế mà khi truyện ngắn Nỗi đau dòng họ ra đời, đã có
làng “kiện” tác giả phanh phui những chuyện ẩn khuất của làng mình, xã mình Điều đó chứng tỏ hiện tượng này khá phổ biến ở nông thôn Việt Nam
Một hiện tượng nữa cũng đáng buồn không kém ở thôn quê, đó là tệ mê tín, nặng nề những tập tục cổ hủ Người nhà quê hay có thói ganh đua, hay
nặng về tiệc tùng đình đám, nặng về xây cất lăng mộ, đền đài Truyện Đi trên
đồng năn kể về việc một dòng họ xây lăng cho mộ tổ, đua với dòng họ khác
vừa xây lăng to một, họ hô hào anh em họ hàng đóng góp để xây lăng to gấp mười Nhà này đóng một, nhà kia tức khí cũng đóng hai, đóng ba cho bõ mặt,
vì “ làm bất cứ việc gì cũng bị chê Sợ bị chê mà không làm thì chẳng bao giờ làm được việc gì Nhưng đã làm rồi thì làm đến cùng và đua nhau mà làm, chỉ
sợ người ta hơn mình.” Thế là cả làng nhao lên chạy tiền đóng góp xây mộ tổ, trong khi năm hết Tết đến, trong nhà chưa có lấy một đồng thì phải bán thóc, bán gạo đi mà góp để có thể vênh mặt với đời Thế là từ đó mà sinh ra cảnh
vợ chồng đánh lộn, anh em cãi cọ, đau lòng hơn là người dân cứ nai lưng đổ
mồ hôi nước mắt “lóp ngóp, lóp ngóp trên đồng năn”rồi lại để đổ vào những chuyện hão huyền đau lòng cả người sống lẫn người chết Những tác phẩm
này có cùng chung một đề tài với Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh… tuy dung lượng truyện
của Sương Nguyệt Minh không lớn, song vấn đề đặt ra cũng làm sáng rõ một hiện thực nhức nhối đằng sau những dãy tre làng tưởng như bình lặng
Trang 29Bên cạnh những chuyện cũ viết mãi không hết đó, khi nền kinh tế thị trường len vào từng ngôi nhà, từng góc phố, từng xóm thôn thì những bi kịch mới lại nảy sinh Đứng trước sự đổi thay trong cơ chế, người nông dân không khỏi ngỡ ngàng và có nhiều sai lầm khi phải gồng mình chống chọi với nó, người đứng vững có nhiều, và kẻ bị tha hóa cũng không ít Nhận thức được sự nghiệt ngã của nền kinh tế thị trường ấy, ngay từ thời kỳ đầu đổi mới Ma Văn
Kháng, Nguyễn Khắc Trường… đã có những tác phẩm như Mùa lá rụng
trong vườn, Mảnh đất lắm người nhiều ma… phản ánh sự đổi thay của số
phận con người trong thời buổi nhà nhà làm giàu, người người làm giàu Bi kịch diễn ra không ở không sót một xó xỉnh nào từ nông thôn tới thành thị Ngòi bút của Sương Nguyệt Minh đã lách sâu vào đời sống của cả cộng đồng
để phơi bày những chuyện đáng buồn đó
Đa phần các truyện ngắn trong tập truyện Đi qua đồng chiều của nhà
văn đều viết về sự đổi thay của nông thôn trong cơn bão thị trường Một trong những bi kịch nổi lên trong tập truyện là bi kịch đô thị hóa nông thôn Với một tấm lòng nặng tình yêu quê hương, nhà văn đã thể hiện một nỗi niềm trăn trở của một người luôn vừa mong cho quê hương, làng xóm mình đi lên, vừa
lo lắng khi tác động của cơ chế thị trường đã làm méo mó cả khuôn mặt xóm
làng lẫn khuôn mặt của những người nông dân chất phác (Mây bay cuối
đường, Đi qua đồng chiều, Đi trên đồng năn, Trang trại lúc mờ sáng, Lửa cháy trong rừng hoang, Làng động, Trần gian biến cải, Bản kháng án bằng văn…) Trong những tác phẩm này, cái làng Yên Hạ không hề yên ả như tên
gọi của nó Những hình ảnh “Sáng sáng, dê từng đàn đeo lục lạc đinh đinh… Chiều chiều, khi mặt trời gác núi, thợ sơn tràng ra khỏi cửa rừng, người trên đồng Cỏ rủ nhau lũ lượt quẩy quang gánh lên đường về nhà… Làng tôi bình
an, trong trẻo đến vô cùng…” giờ không còn nữa, chỉ vì biến cố “người ta đầu
tư làm đường từ thị xã qua làng…” “Làn gió kinh tế thị trường cứ tưởng chỉ tung hoành ở chốn thị thành, nay cũng đã thổi tới làng tôi” và tạo ra những bi kịch thật giống với cảnh ngày xưa trong thơ Tú Xương:
Trời kia khiến vậy: sông nên bãi
Ai khéo xoay ra phố nửa làng
(Vị Hoàng hoài cổ)
Trang 30Cái làng nhỏ bé ấy xảy ra toàn những “chuyện dữ, ghê gớm, động rừng, động làng” khi xuất hiện một khu du lịch sinh thái, xuất hiện những quán Karaoke, xuất hiện những ông Tây ba lô bụi…Người dân làng đua nhau làm kinh tế, kẻ thì buôn bán đặc sản rừng biển, người thì đấu thầu đầm đất làm thành trang trại, mở công ty cổ phần, bọn con gái mới lớn thì đi làm nhà hàng hoặc nhoai ra thành phố kiếm sống… và thế là những hệ lụy đáng buồn cũng tới Cảnh chồng ham của lạ giấu thóc mang đi cho cave, cảnh bà con lối xóm đấu đá nhau vì chuyện làm ăn, cảnh những cô gái nhẹ dạ bị thất thân rồi chết oan vì phải đi làm côvắc… xảy ra nhan nhản Làng nước đổi thay, song vui ít buồn nhiều Đọc những truyện ngắn về chủ đề này của Sương Nguyệt Minh, người ta thấy nhức nhối với những hiện tượng phổ biến thời mở cửa, khi quá trình đô thị hóa như muốn nuốt trôi cả những thuần phong mĩ tục, cả những nghĩa tình đậm đà sau lũy tre làng Và qua những trang viết đó người đọc còn thấy được cả nỗi lòng đau đáu của nhà văn dành cho đồng đất quê hương mình khi anh biết rằng quy luật đô thị hóa là tất yếu song vẫn không khỏi nhói lòng trước những giá trị đẹp đẽ mất đi, như Văn Chinh từng nhận xét “bản lĩnh nhà văn của Sương Nguyệt Minh là nhìn thấu cái tất yếu, tôn trọng nó trong khi vẫn không nguôi nỗi xót xa thương cảm” Cách nhìn nhận và phản ánh hiện thực nông thôn của Sương Nguyệt Minh thật kỹ càng, phơi bày cả những điều nằm trong tầng sâu, mạch ngầm của đời sống nông thôn Bên cạnh những chuyện nghĩa tình, những điều tốt đẹp trong nông thôn truyền thống, những vấn đề thuộc thực trạng của nông thôn hiện tại cũng được làm nổi bật lên Cảm hứng bi kịch đan xen với cảm hứng phê phán khiến những tác phẩm của anh viết có chiều sâu, có xúc cảm cuốn hút được người đọc
2.2.2 Bi kịch cá nhân
Những bi kịch chung của cả cộng đồng ấy dẫn đến những bi kịch của một lớp người trong xã hội Đồng tiền trong kinh tế thị trường có một ma lực đáng sợ, nó thúc đẩy con người phải sống, phải làm việc tận lực, nó cũng dẫn đến bi kịch của những con người ngùn ngụt khát vọng thay đổi thân phận, đổi đời bằng mọi giá mà phải trả những cái giá quá đắt Ánh sáng thị thành cuốn hút lớp thanh niên ở các làng quê, biến họ thành những con thiêu thân và
Trang 31quăng họ vào những câu chuyện trớ trêu đầy nỗi buồn và nước mắt Nhạy cảm trước hiện tượng xã hội ấy, Sương Nguyệt Minh viết một loạt các tác phẩm phản ánh số phận những con người hoặc chen chân vào chốn thị thành
mà mất dần nhân cách, tự trọng (Mây bay cuối đường, Đi qua đồng chiều,
Những vùng trời của họ, Những bước đi vào đời, Sao băng lúc mờ tối, Tha phương, Mùa trâu ăn sương…), hoặc để đồng tiền làm thay đổi bản chất (Cái nón mê thủng chóp, Bản kháng án bằng văn….) Bi kịch cá nhân bắt đầu nảy
sinh khi con người có khát vọng xong không vượt qua được những cám dỗ và rào cản của hiện thực xã hội
Đọc Mây bay cuối đường, người đọc cứ ám ảnh mãi về số phận của cô
bé Gấm, mặc dù Gấm gắn bó và yêu thương vô cùng mảnh đất làng Sơn Hạ đẹp đẽ song Gấm cũng cảm nhận được cuộc sống quanh quẩn, tù túng nơi làng quê Vầng sáng đô thị lấp lánh cuối đường xa cùng với bao nhiêu lời mời gọi không khỏi tác động đến cô gái ấy Chị gái Gấm, Toàn, vợ Sang… cùng bao nhiêu người làng khác đã rời khỏi nơi chôn nhau cắt rốn của mình để thực hiện ước vọng thay đổi thân phận Còn Gấm, dù chưa ra đi song cái ngọn gió thị thành đã bắt đầu khiến cô biết mặc váy ngủ cổ trễ, biết dùng shampoo thay cho hương xả đồng quê… Và mặc dầu vô cùng nặng lòng khi nghe tiếng thở dài của cha, Gấm vẫn cứ say sưa ngắm nhìn “Chân trời pha màu xanh, tím, hồng rực Những tảng mây bay bồng bềnh nơi cuối con đường xa ngái” Gấm
đã nhiều lần muốn trốn cha, bỏ làng lên thành phố, dù cả ba lần định đi thì đều không thành Lần cuối cùng là hình ảnh chị vợ của Sang trở về làng cùng với cái thai hoang to kềnh càng như một bài học nhỡn tiền khiến Gấm lỡ chuyến tàu đó Nhưng ai dám chắc cô sẽ bỏ giấc mộng đổi đời nơi thành thị phồn hoa?
Trong tác phẩm Đi qua đồng chiều, người đọc cũng thấy những tâm sự
ngổn ngang của Na - một cô bé nông thôn đầy mặc cảm tự ti về gốc gác xuất thân Những bài thơ của cô mang nỗi day dứt, nửa như luyến tiếc, nửa như muốn dứt bỏ cái thế giới ao làng tù đọng, ruộng làng, xóm mạc nhỏ bé ngột
ngạt và lầm lụi Giấc mộng đổi đời của Gấm (Mây bay cuối đường) cũng như những trăn trở, khát vọng đổi đời của Na trong Đi qua đồng chiều thật đáng
Trang 32trân trọng và cũng thật đáng thương Viết về họ, Sương Nguyệt Minh có cái phấp phỏng âu lo vì họ thì quá non nớt, quá mong manh mà chốn thị thành thì đầy khắc nghiệt và cạm bẫy Bi kịch của Gấm, Na là bi kịch của các cô gái nông thôn, muốn thay đổi thân phận mà không thể thay đổi được vì họ còn chưa vượt qua được nghĩa vụ, trách nhiệm của chức phận; chưa dứt lòng hoàn toàn được với đồng đất quê hương Trong họ luôn có sự giằng xé nội tâm, đắn
đo day dứt lựa chọn giữa đi và ở Cả hai con đường ấy đều mở ra trước họ những gian truân gập ghềnh Ở lại thì quẩn quanh tù túng Ra đi cũng quá bấp bênh mạo hiểm Còn tìm một lối đi hoàn hảo thì họ chưa đủ khả năng
Có biết bao nhiêu cô gái như Gấm, như Na trong thời buổi này? Hiện vẫn chưa có một con số thống kê cụ thể Song nhìn ra xã hội người ta thấy đầy rẫy những chàng trai, cô gái vứt bỏ màu áo nâu sồng để bon chen nơi phố thị Gấm còn chưa bước chân ra khỏi làng, nên cái sự biến chất còn chưa bộc
lộ rõ, còn nhiều người bạn của cô đã bị cuốn vào vòng xoáy của xã hội kim
tiền và dần tha hóa Đó là nhân vật tôi trong Những bước đi vào đời Truyện
có bốn cô gái với bốn sự lựa chọn khác nhau Để bám trụ lại thành phố, Lan Anh phải nhẫn nhục đi phục vụ nhà hàng, để muối mặt nghe mắng chửi và chịu đựng những trò bỉ ổi của những kẻ có tiền Còn nhân vật tôi sau khi bán chữ “nhẫn” để làm gia sư vài tháng, muốn bước vào xã hội thành đô nên cặp với một công tử nhà giàu, cuối cùng phải vào bệnh viện làm côvắc trong nỗi nhục nhã ê chề và hậu quả khôn lường là tuyệt đường sinh nở!
Bi kịch không chỉ đến với những cô gái chân yếu tay mềm, mà cả những chàng trai có sức khỏe, có học thức cũng biến thành miếng mồi ngon
cho cuộc sống kim tiền Cả hai chàng trai trong Sao băng lúc mờ tối và Mùa
trâu ăn sương đều xuất thân từ nông thôn, đều cố gắng học hành để tiến thân
Song chỉ với kiến thức sách vở, họ không đủ sức để chen lên với đời, họ chấp nhận làm đủ mọi nghề để có thể sống, còn mộng làm giàu thì quá xa vời
Chàng trai trong Sao băng lúc mờ tối đã từng chấp nhận cả việc “rửa bát thuê,
chạy bàn, ngày nghỉ cụp cái mũ xuống ngồi hong hóng ở Ngã Tư Sở chờ người ta đến thuê làm cửu vạn, thông cống tắc, đào móng nhà, phụ hồ, thỉnh thoảng lại được thuê phụ đẩy xe phân tươi từ nội thành ra Cổ Nhuế….” Còn
Trang 33anh chàng thạc sĩ văn chương tương lai trong Mùa trâu ăn sương muốn đủ
tiền để sống, để trợ cấp cho vợ con ở nhà, để hoàn thành cái luận văn của cả cuộc đời, đành chọn một cái nghề tay trái chẳng hề liên quan đến chuyện văn chương: nghề đồ tể giết trâu Thế nhưng sự cố gắng ấy không thể đưa các chàng trai lên đẳng cấp những người giàu Và cuộc sống cơm áo gạo tiền đã khiến họ phải bán rẻ danh dự, làm “cửu vạn” tình ái cho những cô chủ, bà chủ rửng mỡ lắm tiền Tất nhiên, sự lựa chọn ấy không đem lại cho những con người này những điều tốt đẹp Chỉ một thời gian ngắn sau những cuộc tình
chênh lệch tuổi tác, văn hóa, địa vị xã hội , chàng trai trẻ trong Sao băng lúc
mờ tối bất ngờ gặp lại chính người yêu của mình trong ngôi nhà của tình
nhân Cú sốc ấy khiến cô gái trẻ trở nên câm lặng suốt đời và chàng trai với nỗi ân hận và nhục nhã chọn nghề tẩm quất lương thiện nhọc nhằn để rồi sau này gặp lại người yêu cũ trong cảnh ngộ chủ - tớ đầy trớ trêu Còn anh thạc sĩ văn chương tương lai thì lại khăn gói về quê sau khi bị tai nạn nghề nghiệp suýt mất cả khả năng làm chồng, suýt mất mạng Trong cuộc chinh phục thị
thành các nhân vật này có khác gì anh chàng Đ’Raxtinhắc trong Tấn trò đời
của Banzắc, muốn chinh phục nó, ai ngờ lại để nó đồng hóa và đánh gục!
Một số nhân vật nam trong các tác phẩm của Sương Nguyệt Minh ở dòng bi kịch này khiến người đọc liên tưởng tới bi kịch của những trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao Họ đều là những người “tài cao, phận thấp, chí khí uất”, có học hành, có lý tưởng song lại bị cuộc sống cơm áo “ghì xuống sát đất” đến mức bị tha hóa Song khác với cách khai thác của Nam Cao, thường chỉ dừng lại ở những tha hóa về tinh thần, Sương Nguyệt Minh
đã mạnh dạn hơn khi khơi sâu vào những tha hóa cả về nhân cách lẫn thể xác; bởi có lẽ nhà văn được tiếp thêm sức mạnh của khuynh hướng văn chương
“nhìn thẳng vào sự thật” và chỉ rõ ra mặt trái của cơ chế thị trường khi nó làm biến dạng nhân cách con người
Việc trở lại với đời thường, với số phận riêng của con người được coi
là một trong những đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới Mối quan tâm đến con người thì nền văn học nào cũng có, song ở trong hoàn cảnh chiến tranh, người ta phải dành nhiều ưu tiên cho cái chung, cho vận
Trang 34mệnh dân tộc, vấn đề con người cá nhân bị đặt xuống thứ yếu Bước ra khỏi chiến tranh, sau một độ lùi thời gian cần thiết, người cầm bút có điều kiện hơn trong việc khơi sâu vào những số phận riêng, quan sát cuộc sống cá nhân ở nhiều góc độ và khám phá ra những góc khuất trong tâm hồn con người Về
cơ bản, cuộc sống con người bộn bề và phức tạp, nhất là trong thời điểm xã hội đang có những đột biến, những khúc rẽ ngoặt có thể thụt lùi, hoặc phát triển Nói như Nguyễn Khải: “Đã gọi là một kiếp người thì không chỉ có vui
mà còn có buồn, thường là buồn nhiều hơn, không chỉ có thắng mà còn có bại, thường là bại nhiều hơn, không chỉ có đúng mà còn có lầm lẫn, thường là lầm lẫn nhiều hơn Có những kiếp người một đời đau buồn, một đời thất bại, một đời lầm lẫn, những tiếng kêu thống thiết của họ vẫn còn vang vọng tới tận hôm nay”[33] Nhận thức được điều đó, những nhà văn đổi mới - vốn rất nhạy cảm trước nỗi đau con người đã viết nên nhiều tác phẩm bộc lộ tình cảm trước những tấn bi kịch của kiếp người Với cái nhìn tinh nhạy và sắc sảo, nhà văn Sương Nguyệt Minh khám phá ra những bi kịch trong cuộc sống riêng tư: nỗi cô đơn lạc lõng giữa xã hội văn minh mà đời sống vật chất làm lu mờ những giá trị tình cảm, khiến con người bơ vơ ngay chính trong ngôi nhà của
mình (Đêm thánh vô cùng); sự đau khổ tột cùng dẫn đến bi kịch khi trong gia đình xuất hiện một kẻ thứ ba (Đàn bà, Tuổi thơ của con ở đâu)…
Sự xuất hiện của người thứ ba là một bi kịch xảy ra không ít ở thời buổi hiện nay Sách báo, phim ảnh nói về chuyện này rất nhiều và Sương Nguyệt Minh cũng góp thêm vào mảng đề tài này một câu chuyện hấp dẫn mang tên
Đàn bà Toàn bộ bi kịch của hai người đàn bà trong câu chuyện diễn ra cũng
bởi thói bạc tình của một người đàn ông Đã có vợ con đề huề, song người chồng thành đạt ấy vẫn “chơi trống bỏi” với một cô gái chỉ đáng tuổi bằng con mình Khi biết sự thật, người vợ đau đớn đến đứt ruột đứt gan Cái trò chị bày ra, giữ con bé lại trong nhà mình để đợi chồng về “bắt tận tay, day tận trán” chỉ là hệ quả của nỗi đau khổ ê chề khi biết sự thật về người đã đầu gối tay ấp suốt bao nhiêu năm trời Nhà văn đi sâu miêu tả tâm trạng của người phụ nữ trong truyện khi đứng trước sự việc thật trớ trêu: bồ nhí của chồng đến nhà chị cầu cứu và chị phải giơ tay cứu vớt cô ta Trong tâm lý người vợ này
Trang 35vừa có cái cay đắng tột cùng vì bị phụ bạc, vừa có sự căm hận đứa con gái trẻ cướp chồng mình, lại vừa có sự đồng cảm vì dù sao chị cũng là đàn bà Câu chuyện không có một cái kết cụ thể, mọi chuyện có thể chỉ là tưởng tượng của người phụ nữ về ngày chồng chị bước vào nhà và nhìn thấy cô bồ nhí trong vai trò một oshin Nhưng dù có chuyện gì xảy ra nữa thì nỗi bất hạnh cũng sẽ không chỉ đến với một người Gia đình ấy, những con người ấy liệu có thể sống yên ổn trong sự phụ tình, giả dối, bạc bẽo hay không?
Một hiện thực đáng buồn nữa của xã hội được phản ánh vào trong tác phẩm của Sương Nguyệt Minh là sự phụ bạc của giới nữ Đã có nhiều bi kịch gia đình phát sinh ra từ sự đổi thay của người đàn bà do nhiều nguyên nhân khác nhau Sự bạc tình của những người đàn bà được nhắc tới trong hàng loạt
truyện ngắn: Chuyến đi săn cuối cùng, Giếng cạn, Những bước đi vào đời,
Trò đời, Tuổi thơ con ở đâu, Mây bay cuối đường, Cái nón mê thủng chóp, Tha hương, Đêm mùa hạ tuyết rơi, Đồi con gái …
Truyện ngắn Chuyến đi săn cuối cùng có cốt truyện xoay quanh lòng
nghi kỵ về sự thay lòng đổi dạ của giới nữ Trong đó, Mại - người thanh niên trong truyện làm nghề thợ săn, ngay từ nhỏ đã được cha dạy cách săn bắn và lại chỉ toàn săn những con giống cái, bởi cha anh bằng kinh nghiệm chua chát
của cuộc đời mình đã truyền cho con lời máu thịt giống cái là giống bạc tình
Người cha của Mại đã suốt đời dằn vặt về sự thiếu trọn vẹn của người vợ khi ông lấy về và chính Mại sau này cũng đau đớn đi qua những mối tình bị phụ bạc với cô gái cùng làng tên Sim, và sau đó là với cô bé Chíp hôi mà anh đã cưu mang suốt một thời gian dài
Xã hội đổi thay từng ngày từng giờ, những cạm bẫy của cuộc sống là những ngọn lửa thử thách lòng thủy chung của con người, nhất là với những người phụ nữ vốn yếu đuối Không ít người nữ giới, vì vật chất mà mất đi tình
cảm chân thành của mình Đọc Giếng cạn, thấy sự ruồng rẫy lạnh lùng của
Bống chị với chàng trai đã che chở, cưu mang cô suốt thời gian làm thợ thùng đào thùng đấu nhọc nhằn lam lũ lấy tiền gửi cho người yêu ăn học, người ta nhớ đến câu ca dao:
Công anh bắt tép nuôi cò
Cò ăn cò lớn cò dò sang sông
Trang 36Những trường hợp đưa đẩy người phụ nữ vượt qua cái ngưỡng của đạo đức cũng có nhiều Không tính đến những trường hợp con người chạy theo
phù hoa, theo lối sống buông thả như cô nhà văn trong Đêm mùa hạ tuyết rơi,
cô vợ đua đòi trong Chiếc nón mê thủng chóp, hay người người đàn bà trong chuyện Trò đời, đã có một gia đình êm ấm mà không biết trân trọng, còn ảo
tưởng khi đi theo một anh chàng dạy khỉ, đẹp mã nhưng vô cùng bẩn tính… Thì đa phần những người con gái trong truyện của Sương Nguyệt Minh đều bị đưa đẩy vào con đường ngoại tình do hoàn cảnh Sự cám dỗ của xã hội, cám
dỗ của bản năng, đưa đẩy người phụ nữ đến chỗ không giữ được những phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình và phụ bạc những người thân yêu Có trường hợp đáng trách, có trường hợp đáng thương, nhưng rõ ràng sự mềm yếu của
họ đã tạo nên bi kịch không chỉ cho gia đình, cho người thân mà họ còn phải hứng chịu bi kịch từ chính sự dằn vặt của mình Mong được giàu sang nhanh
chóng, cô gái trong Tha hương sẵn lòng cặp bồ với một tên chủ thầu vô học
bằng tuổi cha mình để rồi đánh mất cả tình yêu đầu đời chân thành, đánh mất
cả sự thanh thản trong tâm hồn của mình Đáng thương hơn là cô gái hư ảo
trong Đồi con gái Bản thân cô rất hiểu đạo nghĩa vợ chồng, rất thương và
thông cảm với người chồng lớn tuổi suốt ngày lênh đênh nơi góc bể chân trời, rất lo lắng nếu mình làm gì không phải sẽ gieo tai họa cho người đầu ấp má
kề Thế nhưng, phần bản năng đàn bà trong cô lại không ngừng réo gọi, đưa đẩy cô đi theo tiếng hồ mê dụ, khiến cô có quan hệ với những người đàn ông không phải chồng mình, mặc dù có thể đó chỉ là ngoại tình trong tư tưởng Để rồi cuối cùng cô phải chịu một cái chết thê thảm sau khi đã đi qua những chuỗi ngày dằn vặt và lo lắng không nguôi vì sự bội phản của mình
Có một câu chuyện nhỏ Sương Nguyệt Minh viết rất xúc động đề cập tới vấn đề bi kịch gia đình đồng thời bộc lộ cả tình thương với những đứa trẻ
không có tuổi thơ, đó là truyện Tuổi thơ của con ở đâu? Gạt sang một bên
lớp ý nghĩa nói về sự đáng thương của những đứa trẻ trong thời buổi nhà nào cũng chạy đua bắt con mình học tập, người đọc thấy được cả nỗi xót xa của nhà văn khi viết về một cậu bé phải sống trong cảnh bố mẹ chia tay Mỗi tháng, thằng bé ở với một người Ở với bố thì sợ cảnh bố giận cá chém thớt, ở
Trang 37với mẹ thì sợ cảnh mẹ đi với người đàn ông khác mà quên mất sự tồn tại của
nó Những lời nói của thằng bé với bố và cái nhìn đau đáu của nó qua lỗ cửa ngóng trông mẹ đón, những bước đi thất thểu của nó trong những ngày mẹ nó tiếp người đàn ông mới quen…, tất cả như những nhát roi quất vào tâm khảm những ông bố bà mẹ vì sự ích kỷ riêng mình mà quên mất con cái Cốt truyện không hề mới, song với những dòng văn đầy xúc động, Sương Nguyệt Minh giúp người đọc nhận thêm thấy một kiểu bi kịch mới của thời buổi hiện đại: bi kịch của những đứa trẻ trong các gia đình không hạnh phúc Và trẻ con, cũng
là con người, là những cá thể đáng được nâng niu trân trọng không đáng bị chịu những thiệt thòi bất hạnh vì mẹ cha
Có thể nhận thấy rằng những tác phẩm của Sương Nguyệt Minh mang cảm hứng bi kịch rất phong phú.Viết theo cảm hứng này, cũng như nhiều nhà văn khác cùng thời, Sương Nguyệt Minh có điều kiện thể hiện được nhiều mặt ngổn ngang, bộn bề của xã hội, khai thác được đời sống cá nhân, số phận con người cũng như đặt ra được những câu hỏi bức thiết cho xã hội Có một điểm khác biệt dễ nhận thấy trong ngòi bút của Sương Nguyệt Minh khi viết với cảm hứng này là dù miêu tả những cảnh đời bất hạnh, phản ánh các bi kịch vỡ mộng, song tác phẩm của anh vẫn luôn ấm áp tình người và chứa chan niềm hy vọng, đúng như anh nói “Từ lâu, bút pháp chủ yếu của tôi là hiện thực và lãng mạn Một hiện thực có những số phận đau đớn, những va đập dữ dội, thậm chí có những nỗi buồn u ám Nhưng, nhìn chung vẫn yêu đời, yêu người, ấm áp, nhân tình, không bi lụy, sướt mướt” (Trả lời phỏng vấn
báo Thể Thao và Văn Hóa, tháng 10/2009) Chính điểm khác biệt này khiến
tác phẩm của Sương Nguyệt Minh rất giàu chất nhân văn, khơi gợi được nhân tính và tình yêu thương con người, gia đình, làng xóm…
2.3 Cảm hứng phê phán và cảm hứng trào lộng
Như trên đã nói, cảm hứng chủ đạo trong các tác phẩm của Sương Nguyệt Minh là cảm hứng bi kịch, bên cạnh đó ở những tác phẩm nằm trong những tập truyện gần đây, người ta còn thấy có sự xuất hiện của cảm hứng phê phán và trào lộng Nhà văn bị cuốn vào cảm hứng này cũng không mấy khó hiểu, nhất là với một cây bút nhạy cảm trước những vấn đề thời đại như
Trang 38Sương Nguyệt Minh Cảm hứng phê phán và trào lộng gắn liền với “sự phát hiện cái xấu và nhu cầu phê phán cái xấu”[23], mà trong xã hội đương đại thì
có biết bao nhiêu điều chưa đẹp “cái nhất thời trong cái muôn đời, cái độc ác nằm giữa cái nhân hậu, cái cực đoan nằm giữa cái tinh thần xởi lởi, cởi mở; cái nhảy cẫng lên lấc láo giữa cái dung dị, thái độ bình thản chịu đựng và tinh thần trách nhiệm đầy suy nghĩ” [25] Trước sự thay đổi của xã hội, cảm hứng ngợi ca người tốt việc tốt trong văn chương được thay thế bằng cảm hứng phê phán, châm biếm những hiện tượng xấu và mặt trái của xã hội Tính chất phê phán của văn học giai đoạn này đa chiều hơn nhiều so với giai đoạn trước Như trên đã dẫn, cảm hứng phê phán thường đi cùng với cảm hứng bi kịch, khi viết về những mặt đáng buồn trong cuộc sống nhà văn đồng thời thường thể hiện một thái độ (thẳng thắn hoặc kín đáo) phê phán chính những hiện tượng đó hay chỉ ra nguyên nhân dẫn đến chúng bằng các hình tượng nghệ thuật Như vậy khi tìm hiểu cảm hứng bi kịch, chúng ta đồng thời cũng thấy được phần nào cảm hứng phê phán trong văn Sương Nguyệt Minh Vì vậy ở phần này chỉ xin đi sâu vào cảm hứng trào lộng
Cảm hứng trào lộng thực chất là một cách nhìn nhận, tiếp cận và phản ánh hiện thực Văn học trước những năm tám mươi của thế kỷ trước luôn hướng tới những vấn đề thời đại trang nghiêm, cao cả liên quan đến vận mệnh dân tộc nên hầu như không thể hiện cảm hứng này Cảm hứng trào lộng khởi nguyên từ cái hài, từ “sự không tương xứng mà người ta có thể cảm nhận được về phương diện thẩm mĩ xã hội” [dẫn theo Nguyễn Thị Bình, 23], mà xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới thì đầy rẫy những chuyện “không tương xứng”, chuyện vênh lệch tạo nên những cách đánh giá khác nhau về đời sống Hơn thế nữa “ý thức cá nhân được giải phóng, ý thức cá tính được đề cao trong văn chương đã là cơ sở cho tiếng cười nở rộ” [23] Trong văn học Việt Nam đã ghi nhận những cây bút trào phúng nổi bật như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan của thời kỳ trước, phanh phui hiện thực nhố nhăng, lên án cái giả bằng tiếng cười Đến giai đoạn này cảm hứng trào phúng đem lại cho văn chương tính dân chủ hóa và nhiều giá trị nhân văn hơn
Trang 39Trong giai đoạn đầu sáng tác, các tác phẩm của Sương Nguyệt Minh ít
mang cảm hứng trào lộng, chủ yếu hai tập truyện Đêm làng Trọng Nhân và
Người ở bến sông Châu viết bằng một giọng văn trữ tình ấm áp, nhân hậu
Song ngay ở trong hai tập này, người đọc cũng đã thấy thấp thoáng một nụ
cười hóm hỉnh trong một vài tác phẩm, như Chuyện gia đình bạn tôi, Nạn văn
chương Ở những tập truyện sau, cảm hứng trào lộng mới bắt đầu hiện rõ hơn
khi nhà văn phản ánh những cái chuyện dở khóc dở cười trong cuộc sống
Trước tiên, Sương Nguyệt Minh tái hiện một cách sinh động nhiều chuyện trớ trêu nơi làng quê còn nặng nề tập tục cổ hủ Với lối nói nhại, nhà văn nhắc lại nguyên văn những lời của ông anh trưởng gửi cho em trong một
lá thư thông báo việc đóng góp xây mộ tổ (Đi qua đồng năn) Sau những lời
lẽ dài dòng vừa khuyên bảo, vừa nhắc nhở về nghĩa vụ đóng tiền xây mộ, ông anh còn ghi: “Tái bút: Tôi cũng báo tin cho chú biết để mà liệu: Nhà Ngõa có con trai đầu lòng làm chủ thầu trên thị xã đóng đủ suất đinh còn cúng tiến năm trăm ngàn đồng Nhà Bống có con Lan Anh (ngày còn ở nhà, tên nó là Hĩm ấy) người gầy quắt gầy queo, mặt như ngón tay chéo mới đỗ Luận văn tiến sĩ dinh dưỡng ăn sắn nhiều calo hơn ăn gạo gì đó, cúng tiến ba trăm ngàn đồng” Chỉ một đoạn thư ngắn được trích dẫn nguyên văn ấy thôi, tác giả đã cho người ta thấy cái sự nhiêu khê trong tập tục ở nhà quê, việc xây lăng xây
mộ chỉ một phần ít là do con cháu nhớ công lao của các vị tiên tổ, còn phần nhiều là bởi “con gà tức nhau tiếng gáy”, do thói ganh đua vô lối, thiển cận
Và cái tập tục ấy, tạo nên những màn bi hài kịch trong làng, điển hình là cảnh
vợ chồng anh cu Bần, tức khí vì bị cả làng khích bác không có con trai, anh
cu Bần quyết định bắt vợ “dốc bồ còn hai tạ lúa bán nốt, đóng hẳn bằng thằng chủ thầu con nhà Ngõa cho chúng nó biết mặt cu Bần”! Chị vợ chẳng làm được gì lôi mấy đứa con bưng thóc đi bán, vừa đi vừa rêu rao việc “nhà cháu bớt ăn bớt mặc đi để mộ cụ họ ta to đẹp hơn mộ cụ tổ nhà khác”, làm ê mặt mấy ông bà trong họ và sau đó bị chồng gọi về “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” một trận ê chề Những chuyện bi hài ở nông thôn xuất phát từ những tập tục và lối suy nghĩ cũ kỹ khơi gợi cả cảm hứng bi kịch lẫn cảm hứng trào
Trang 40lộng, hai nguồn cảm hứng cho người ta những cách nhìn khác nhau với những hiện thực đáng buồn nơi thôn dã
Không chỉ dừng lại ở đó, nông thôn Việt Nam thời mở cửa còn xuất hiện nhiều cái lố lăng khi quá trình đô thị hóa tràn về Nào là cảnh “dòng chữ Karaoke sơn trắng viết trên cái nẹp tròn chị tôi thường sảy thóc”, nào là cảnh mấy mẹ con nhà thím Hào sang đánh ghen khi thấy chú Hào xúc thóc để đi
hát (Làng động)… Rồi xuất hiện những ông chủ trang trại, nói ngọng líu ngọng lô mà rất vênh vác với đời, sành điệu từ việc gọi thịt chó đến việc bo
cho phục vụ nhà hàng, cậy giàu sang xây mộ bố mẹ to nhất làng nhưng lại thuê trẻ con mang giấy mời ăn cỗ khánh thành mộ đến các nhà và đến giờ ăn
thì bắc loa lên gọi cả xóm (Trần gian biến cải) Hậu quả là: " Bần và vợ
chồng Đại Phú nhìn cỗ ế bày mênh mông mà đờ đẫn cả hai mắt Sáng hôm sau, người ta thấy thức ăn thừa nổi lều bều ở dầm, ao, hồ trong trang trại nhà Đại Phú" Cái thói hợm của và những cảnh nực cười như thế ở đâu cũng có, nhưng chỉ khi nó biến thành đối tượng của ngòi bút giễu nhại, châm biếm trào lộng, nó mới lộ hết tính phi lý, đáng mỉa mai, đáng bài trừ
Những màn hài kịch không chỉ xuất hiện ở nơi thôn quê còn nhiều điều lạc hậu mà ở nơi đô thị cũng xuất hiện những chuyện nực cười khác Trong
tập Dị hương của Sương Nguyệt Minh có tới gần một phần hai số truyện được
viết với cảm hứng trào phúng, khi nhà văn khám phá ra những tấn trò trong đời sống gia đình, trong chuyện tình cảm yêu đương của con người trong thời