1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thế giới nghệ thuật truyện ngắn sương nguyệt minh

128 40 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 591,11 KB

Nội dung

Với những cái nhìn mới mẻ, họ có những đóng góp không nhỏ làmphong phú, sâu sắc thêm cho những trang viết về chiến tranh và người lính, vềnhiều mặt bộn bề, phức tạp, sinh động của cuộc s

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn

- 0

-TRẦN THỊ PHƯƠNG LOAN

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN SƯƠNG NGUYỆT MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Chuyờn ngành : Văn học Việt Nam

Mó số : 60.22.34

Hà Nội – 2010

Trang 2

Tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn

- 0

-TRẦN THỊ PHƯƠNG LOAN

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN SƯƠNG NGUYỆT MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Chuyờn ngành : Văn học Việt Nam

Mó số : 60.22.34

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Dục Tú

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Lịch sử vấn đề 5

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8

4 Cấu trúc luận văn 9

Chương 1: CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT 10

1 Cảm hứng nghệ thuật và cảm hứng nghệ thuật trong các tác phẩm văn học Việt Nam sau 1986 10

2 Cảm hứng nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh 13

2.1 Cảm hứng lãng mạn, ngợi ca đan xen với cảm hứng bi kịch trong các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh 13

2.2.1 Bi kịch cộng đồng 25 2.2.2 Bi kịch cá nhân 28 2.3 Cảm hứng phê phán và cảm hứng trào lộng 35

2.4 Cảm hứng khám phá con người bản năng 43

Chương 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN SƯƠNG NGUYỆT MINH 52

1 Đặc điểm nhân vật trong văn học giai đoạn trước và sau 1986 và đặc điểm nhân vật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh 52

2 Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh 55

2.1 Kiểu nhân vật truyền thống 55

2.2 Kiểu nhân vật đổi mới 60

2.2.1 Nhân vật cô đơn 60 2.2.2 Nhân vật dị biệt 65 2.2.3 Nhân vật giả huyền thoại, giả lịch sử 68 Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN SƯƠNG NGUYỆT MINH 72

1 Cốt truyện 72

Trang 4

1 1 Cốt truyện truyền thống được kế thừa và phát triển 73

1 2 Cốt truyện tâm lý … 76

1.3 Cốt truyện phân rã 77

1.3.1 Kết cấu đảo lộn thời gian tuyến tính 78 1.3.2 Kết cấu mở 80 1.3.3 Kết cấu sắp xếp nhiều mạch truyện 82 2.Tình huống truyện 85

3 Không gian - Thời gian nghệ thuật 90

3 1 Không gian 90

3.1.1 Không gian bối cảnh 91 3.1.2 Không gian ảo 99 3 2 Thời gian nghệ thuật 100

3.2.1 Thời gian hiện thực 101 3.2.2 Thời gian tâm lý 103 4 Giọng điệu trần thuật 105

4.1 Giọng điệu trữ tình 107

4.2 Giọng khách quan gai góc, lạnh lùng 111

4 3 Giọng điệu mỉa mai, giễu nhại, bỡn cợt 113

PHẦN KẾT LUẬN 118

TÀI LIỆU THAM KHẢO 121

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Văn học Việt Nam thời kỳ sau đổi mới có nhiều thành tựu đáng kể

cả về nội dung lẫn hình thức Góp phần không nhỏ vào thành tựu chung củanền văn học hiện đại là những nhà văn - người lính Thời kỳ văn học trướcnăm 1975, họ là đội quân sáng tác chủ lực của văn chương Việt Nam, đến khibước vào thời kỳ đổi mới, những người lính cầm bút cũng vẫn là những tácgiả quan trọng của nền văn học dân tộc Bên cạnh những “cây đa cây đề” của

các nhà văn quân đội mở đường tiên phong cho sự nghiệp đổi mới văn

chương như Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu…, người ta còn thấy xuất hiện mộtlớp nhà văn quân đội trẻ trung hơn xuất hiện và trưởng thành trong thời kì đổimới Với những cái nhìn mới mẻ, họ có những đóng góp không nhỏ làmphong phú, sâu sắc thêm cho những trang viết về chiến tranh và người lính, vềnhiều mặt bộn bề, phức tạp, sinh động của cuộc sống, con người hiện tại…Việc tìm hiểu đóng góp của một nhà văn quân đội vào sự khởi sắc của vănhọc thời kỳ này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khái quát hơn không chỉ về va itrò của những nhà văn mặc áo lính trong công cuộc xây dựng nền văn họcmới, mà còn thấy được phần nào con đường phát triển của văn xuôi Việt Namnhững năm gần đây

1.2 Sương Nguyệt Minh hiện nay được đánh giá là một trong nhữngnhà văn quân đội tiêu biểu Anh xuất hiện trên văn đàn vào khoảng nhữngnăm đầu của thập niên chín mươi của thế kỉ XX, cho tới nay với sự đam mê

và lao động nghệ thuật nghiêm túc, nhà văn đã cho ra đời sáu tập truyện ngắn,rất nhiều bài bút ký, tùy bút…, định hình được một phong cách riêng vừa ổnđịnh lại không ngừng đổi mới Trong những năm gần đây, Sương NguyệtMinh đã nhận được rất nhiều giải thưởng như: Giải thưởng cuộc thi truyện

ngắn Văn nghệ Quân đội (1996) với tác phẩm Bản kháng án bằng văn; Giải

thưởng truyện ngắn cuộc thi Cây bút vàng của Tạp chí Văn hóa - văn nghệ

Công an (1998 -2001) với tác phẩm Lửa cháy trong rừng hoang; Giải thưởng

cuộc thi truyện ngắn cuộc thi Nhà xuất bản Giáo dục (2004) với tác phẩm

Những bước đi vào đời; Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn của Nhà xuất bản

Trang 6

Thanh niên (2004) với tập truyện ngắn Đi qua đồng chiều; Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ (2003-2004) với tác phẩm Mười ba bến nước;

Hai lần Giải thưởng sáng tác văn học của Bộ Quốc phòng về đề tài "Chiến

tranh và Người lính" với tập bút ký Trong cơn đại hồng thủy và tập truyện ngắn Mười ba bến nước Và gần đây, tập truyện ngắn Dị hương ra đời đã tạo

ra những cuộc tranh luận khá sôi nổi

Những thành công bước đầu của nhà văn Sương Nguyệt Minh chủ yếu

ở thể loại truyện ngắn Với vốn sống phong phú của một người lính đã từng đinhiều, đọc nhiều, trăn trở nhiều, cộng thêm một tấm lòng nhân hậu luôn hướng vềcuộc đời và con người với cái nhìn trìu mến và lo lắng, các sáng tác của SươngNguyệt Minh cho người đọc thấy được nhiều điều trong cuộc sống: những được -mất, vui buồn trong chiến tranh hay khi đã hòa bình; những mặt sáng - tối của đờisống nông thôn, thành thị; những góc khuất trong đời sống riêng tư con người…Đọc văn của Sương Nguyệt Minh, người đọc được bước vào một thế giới nghệthuật riêng, phong phú, đa chiều với một phong cách văn chương giản dị nhưngluôn không ngừng tìm tòi, đổi mới Có thể nói truyện ngắn của Sương NguyệtMinh vừa có cái trầm tĩnh, đôn hậu của một người lính cầm bút vừa có cái sắc sảocủa một nhà văn tinh nhạy khi sống trong xã hội thời kinh tế thị trường đầy biếnđộng, vì thế nghiên cứu sự nghiệp sáng tác của nhà văn có thể thấy được phần nào

sự phát triển của thể loại truyện ngắn Việt Nam từ lúc đất nước bắt đầu bước vàoThời kỳ đổi mới (1986) tới nay kể cả mặt đề tài, cảm hứng lẫn bút pháp… Trong

buổi tọa đàm giới thiệu tập truyện ngắn Dị hương tháng 10 năm 2009

với sự có mặt của đông đảo các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà lý luận phêbình, có nhiều ý kiến cho rằng Sương Nguyệt Minh là cây bút có mặt trongtốp đầu hiện nay của đội ngũ nhà văn quân đội (Nhà văn Vũ Ngọc Tiến, vànhà LLPB Yên Trang, Nguyễn Hoàng Đức…)

Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Thế giới nghệ thuật truyện

ngắn Sương Nguyệt Minh mong muốn qua việc tìm hiểu tường tận những giá

trị nghệ thuật trong sáng tác của một tác giả sẽ giúp làm nổi rõ hơn một sốphương diện trong văn học Việt Nam đương đại

Trang 7

Ngay từ khi truyện ngắn đầu tiên của anh (Nỗi đau dòng họ) được in

trên báo đã có ý kiến đánh giá đó là những trang văn “có mùi có vị, rõ ra tưchất nhà văn”[54] Liên tiếp sau đó, cùng với sự ra đời đều đặn của các tậptruyện ngắn, những ý kiến bình luận về tác phẩm của Sương Nguyệt Minhngày càng nhiều hơn

Nhận xét về cách viết của Sương Nguyệt Minh, nhà văn Phong Điệp

trên tờ Văn nghệ trẻ (2002) đã từng khẳng định: “Truyện của anh viết kỹ đến

từng câu chữ, từng chi tiết Đặc biệt anh rất dụng công trong việc dựng cốt

truyện”… Nhà văn - nhà phê bình Văn Chinh trong bài viết Tôi muốn cái lục

lạc ấy bằng đất nung (www.vanchinh.net, ngày 18/12/2008) cũng cho rằng:

“Một trong những yếu tố đảm bảo cho thành công của Sương Nguyệt Minh là

sự tích tụ các chi tiết và tình huống khác lạ” Có thể thấy rằng Sương NguyệtMinh đã rất có lý khi lựa chọn thể loại truyện ngắn, bởi với anh nó có sức tảilớn, chứa đựng được nhiều tâm tưởng Đọc truyện của Sương Nguyệt Minh dễthấy yếu tố cốt truyện, tình huống và sự đậm đặc của các chi tiết là thế mạnhcủa anh Bên cạnh đó thế giới nhân vật trong truyện rất phong phú, có nhữngnét tính cách chân thực, sinh động, thường để lại ấn tượng sâu, như Hoài Anhnhận xét: “Tâm lý nhân vật được tác giả phân tích khá kỹ, ý nghĩ được biếnđổi thành các hành động minh họa dẫn người đọc tới thế giới trong câuchuyện” và “Đọc truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh thấy cuộc sống lầnlượt đi qua trang viết nhẹ nhàng, hư và thực lẫn lộn, quá khứ và hiện tại, nam

và nữ…” [19]

Nhà văn Khuất Quang Thụy trong lời tựa cho tập truyện ngắn Mười ba

bến nước thì phát hiện ra “những cái không thông thường” trong cách viết của

Sương Nguyệt Minh, ngay ở những “bến nước” đầu tiên trên con đường sáng

Trang 8

tạo văn học nghệ thuật, từ việc phá vỡ bút pháp truyền thống của thể loại, đếnviệc phá vỡ môtip chủ đề và tạo ra sự đa thanh trong tác phẩm Tất cả nhữngcái “không thông thường” ấy thể hiện sự tìm tòi không mệt mỏi của tác giảSương Nguyệt Minh trong quá trình sáng tác Chính nhờ sự tìm tòi ấy mà cáctác phẩm của anh luôn không ngừng đổi mới, mang lại nhiều phong vị khácnhau trong từng giai đoạn sáng tác.

Nhìn nhận khái quát về quá trình sáng tác của Sương Nguyệt Minh, cácnhà phê bình đều nhận ra những bước chuyển đáng mừng trong văn phong

của nhà văn quân đội này Nếu trong những tập truyện đầu tay như Đêm làng

Trọng Nhân, Người ở bến sông Châu, Đi qua đồng chiều, Sương Nguyệt

Minh được đánh giá là: “mang đến cho người đọc một khuôn mặt văn chươngtheo lối truyền thống, nhuần nhụy từ giọng văn cho tới tên của các nhân vật

trong tác phẩm” (Thu Phố, Tạp chí tuyên giáo, 10/2009), thì càng về sau với các tập truyện Mười ba bến nước, Chợ tình và đặc biệt là Dị hương, Sương

Nguyệt Minh càng thể hiện những tìm tòi, bứt phá mới như chính anh quan

niệm: Nhà văn là người sáng tạo không ngừng như dòng sông chảy liên tục

chở nặng phù sa tươi tốt bồi đắp cho bờ bãi, ruộng đồng Dòng sông không chảy là dòng sông lấp, sông chết Nhà văn ngừng sáng tạo là nhà văn rơi vào lãng quên trong lòng bạn đọc Các nhà phê bình quan tâm tới sáng tác của

Sương Nguyệt Minh đã tìm ra con đường vận động trong văn chương củaSương Nguyệt Minh là đi từ “hiện thực - lãng mạn” đến “hiện thực - lãng mạn

và kỳ ảo” Nhà lý luận phê bình Phạm Xuân Nguyên đã khẳng định “Nhà vănkhông nhất thiết phải viết hay hơn người khác, nhưng đến một lúc nào đó, nhàvăn phải viết khác mình Nhà văn Sương Nguyệt Minh đã làm được điều này”

(Phát biểu nhân buổi tọa đàm ra mắt tập truyện ngắn Dị hương) Nhà văn Di

Li trên tờ An ninh thủ đô ( Số ngày 18/10/2009) cho rằng: “Trước nay, cái tên

Sương Nguyệt Minh thường gắn liền với những câu chuyện viết về đề tàichiến tranh và nông thôn bằng ngòi bút dù dữ dội vẫn lung linh, trữ tình, nênviệc ra đời những truyện ngắn ma mị và nhiều tính dục với bút pháp huyền ảo

và giả tưởng trong tập Dị hương khiến nhiều người đọc lạ lẫm, bất ngờ.”

Trang 9

Ở những sáng tác đầu tay những trang viết về không gian quê có thểđược coi là “bảo bối” của Sương Nguyệt Minh, chính vì vậy mà nhà phê bình vănhọc Nguyễn Hoàng Đức đã gọi Sương Nguyệt Minh là “Nhà văn của cảnh sắcđồng quê lung linh”, còn nhà phê bình trẻ Đoàn Minh Tâm đã viết một bài tiểu

luận đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội với nội dung Không gian làng quê trong

truyện ngắn Sương Nguyệt Minh (Số tháng 11/2009).

Trong đó nhà phê bình trẻ này có những khám phá riêng về không gian nghệthuật đặc trưng của truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - một không gian làngquê đẹp đẽ, đậm đà nghĩa tình mà bộn bề những bi kịch trước sự tấn công của

cơ chế thị trường được viết với tấm lòng âu lo của một người con nặng tìnhvới quê hương

Đến giai đoạn sáng tác sau của Sương Nguyệt Minh, chất kỳ ảo và yếu

tố tính dục lại được nhiều nhà phê bình chú ý tới Tập truyện ngắn Dị hương

ghi dấu những đổi mới và thành công trong sự thay đổi bút pháp của anh, nóvừa thể hiện sự thống nhất, vừa thể hiện những phát triển đáng mừng trongphong cách tác giả, như nhà phê bình trẻ Đoàn Ánh Dương đã viết “chất lãngmạn thăng hoa gặp được cái bí nhiệm đã mở lối cho truyện ngắn Sương

Nguyệt Minh vào thế giới kỳ ảo” (Khi chiếc yếm bay lên - Tạp chí Văn Nghệ

Quân Đội - tháng 11-2009) Phát hiện ra giá trị của những trang viết về tính

dục giàu chất nghệ thuật, Thùy Dương trong bài Sex với Dị hương viết: “Ông

không đi theo lối mòn của bất kỳ ai trong ý tưởng sáng tác cũng như nghệthuật chuyển hóa “thế giới sex” mang tính thẩm mỹ vào văn học” Điều đángquý là tác giả Sương Nguyệt Minh đã không sử dụng sex như một món ăn câukhách mà “Sương Nguyệt Minh sử dụng sex như một phương tiện nghệ thuật

để đưa ý tưởng tác phẩm đến với người đọc Đó là thứ tình dục sang trọng,

thanh tao, đầy gợi cảm” (Trần Hoàng Anh, Dị hương và lối viết như nhập

đồng, Tiền phong cuối tuần số 47/2009).

Cũng trong buổi tọa đàm về sự ra đời của Dị hương, nhà phê bình Văn

Giá đã gói gọn phong cách văn chương của Sương Nguyệt Minh trong ba từHoạt - Phiêu - Thõa (linh hoạt, phong phú về chất liệu và sự trẻ trung) Ba từ

Trang 10

ấy đã phản ánh khá đầy đủ điểm mạnh trong truyện ngắn của tác giả quân độinày.

Những nhận định, ý kiến của các nhà phê bình, nghiên cứu văn học đãgóp phần giúp bạn đọc dần dần khám phá những nét đặc sắc trong sáng táccủa Sương Nguyệt Minh Tuy nhiên hiện chưa có một công trình nghiên cứunào hệ thống lại những đặc điểm nổi bật trong thế giới nghệ thuật truyện ngắnSương Nguyệt Minh hay đánh giá một cách tổng quan về phong cách riêngcủa tác giả này Hầu hết các nhà phê bình đề chỉ đi vào một khía cạnh hoặcmột tác phẩm cụ thể mà chưa có cái nhìn khái quát về đóng góp của SươngNguyệt Minh hay phân tích những đặc điểm chung của thời kỳ văn học phảnánh qua những sáng tác của nhà văn Tuy nhiên, những bài viết ấy vẫn lànhững gợi ý quý báu cho chúng tôi thực hiện luận văn này

3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu chính: Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn

Sương Nguyệt Minh với những nét chính: Cảm hứng nghệ thuật; Thế giới

nhân vật và Các phương diện nghệ thuật đặc sắc

Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là truyện ngắn Sương Nguyệt Minh,nhưng để có một cái nhìn tổng thể, trọn vẹn về thế giới nghệ thuật trongtruyện ngắn Sương Nguyệt Minh chúng tôi có liên hệ, so sánh với thể loạikhác của nhà văn như bút ký, cũng như so sánh với truyện ngắn của một sốnhà văn cùng và khác thời

Phương pháp nghiên cứu:

Hướng vào thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, luậnvăn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

1 Phương pháp loại thống kê, phân loại:

Trang 11

Phương pháp thống kê, phân loại giúp cho việc tìm hiểu, phân loại cáckiểu nhân vật, mô hình cốt truyện khi nghiên cứu thế giới nghệ thuật trongtruyện ngắn Sương Nguyệt Minh

2 Phương pháp phân tích, tổng hợp:

Phương pháp này giúp cho việc nghiên cứu, phân tích các vấn đề, các chi tiếtnghệ thuật … từ đó khái quát nên những đặc điểm chung về hình thức nghệthuật trong toàn bộ hệ thống truyện ngắn của nhà văn này

3 Phương pháp lịch sử:

Phương pháp này cho thấy những nét đặc trưng nghệ thuật của Sương NguyệtMinh có sự kế thừa của văn học truyền thống, nhưng cũng có nhiều cách tânđộc đáo tạo nên dấu ấn riêng của nhà văn

4 Phương pháp đối chiếu, so sánh:

Phương pháp này nhằm làm nổi bật những đặc trưng riêng trong thế giới nghệthuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh giữa tương quan với các sáng tác khácthời kỳ đổi mới, nhất là với các sáng tác về đề tài chiến tranh và những bikịch hậu chiến, bi kịch đời thường

5 Phương pháp loại hình

4 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tham khảo, phần nội dung luận văn gồm 3 chương sau:

Chương 1: Cảm hứng nghệ thuật

Chương 2: Thế giới nhân vật

Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh

Trang 12

Chương I CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT

1 Cảm hứng nghệ thuật và cảm hứng nghệ thuật trong các tác phẩm văn học Việt Nam sau 1986.

Từ trước đến nay có nhiều cách hiểu về khái niệm “cảm hứng nghệthuật”, song hầu hết các nhận định đều khẳng định vai trò quan trọng của cảmhứng nghệ thuật trong sáng tác Vì cảm hứng nghệ thuật giống như một sợichỉ đỏ xâu chuỗi các yếu tố trong văn bản, tạo nên một sự gắn kết bền vững

Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đưa ra khái niệm về cảm hứng nghệ

thuật (hay còn gọi là cảm hứng chủ đạo) là “trạng thái tình cảm mãnh liệt, sayđắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một

sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhậntác phẩm.”[6, tr 32] Cảm hứng nghệ thuật trong tác phẩm văn học với niềmsay mê khẳng định cái tốt, cái tích cực; phủ nhận những điều xấu xa giả dối sẽđem lại cho tác phẩm một luồng sinh khí, biến những tư tưởng khô khanthành các hình tượng sinh động, tạo ra một bầu khí quyển nóng bỏng, biến tácphẩm trở thành một sợi dây truyền tình cảm của tác giả đến người tiếp nhận

Sự nhiệt thành trong việc bộc lộ cảm xúc của nhà văn, nhà thơ sẽ khiến “cảmhứng chủ đạo của tác phẩm chi phối sự thống nhất cảm xúc của hình tượng,chi phối hệ thống nghệ thuật biểu cảm của tác phẩm” Đặc biệt trong thể loạitruyện ngắn - một thể loại có dung lượng khiêm tốn, thường lấy cái “khoảnhkhắc”, cái “lát cắt” cuộc sống làm căn cốt - thì vai trò của cảm hứng nghệthuật càng quan trọng Truyện càng ngắn thì sự dồn nén của tình tiết và sựmãnh liệt trong tình cảm càng đòi hỏi cao Truyện ngắn cũng có điểm tươngđồng với thơ ở chỗ những xúc cảm tâm lý thường bộc lộ một cách cao độ hơn,thể hiện nội dung tư tưởng một cách nổi bật, tập trung vào một vấn đề nhânsinh trọng tâm chứ không dàn trải như ở thể loại tiểu thuyết, như lời nhận xétcủa nhà văn Lỗ Tấn “qua một mảng lông mà biết toàn bộ con báo, qua mộtcon mắt mà truyền được cả tinh thần” Vì vậy, truyện ngắn luôn đòi hỏi cảmhứng nghệ thuật phải dồi dào, có định hướng, từ đó thể hiện nội

Trang 13

dung tư tưởng một cách sắc bén và tạo nên một cấu trúc nghệ thuật chặt chẽ,hài hòa giữa yếu tố lí trí và tình cảm.

Cảm hứng nghệ thuật không phải là tình cảm được xướng lên thànhmột phát ngôn trong tác phẩm, nó là tình cảm mà người đọc cảm nhận được

từ tình huống, từ khung cảnh, từ chất liệu… từ không khí chung của toàn tácphẩm Lí luận văn học coi cảm hứng nghệ thuật là một yếu tố của bản thânnội dung nghệ thuật, của thái độ tư tưởng xúc cảm của nhà văn với thế giớiđược mô tả Cảm hứng nghệ thuật trong tác phẩm văn học luôn thống nhất với

đề tài và tư tưởng tác phẩm, nó tạo nên cho tác phẩm một sự thống nhất ở mọicấp độ Đồng thời, cảm hứng nghệ thuật còn thể hiện được thế giới quan củanhà văn, bộc lộ được quan điểm của nhà văn trước mọi vấn đề của cuộc sống

vì “Cảm hứng là một tình cảm mạnh mẽ, mang tư tưởng, là một ham muốntích cực đưa đến hành động” [10, 268] Cảm hứng nghệ thuật trong tác phẩm

có vai trò quan trọng, có vai trò không thể thiếu, như Bêlinxki đã nói, bởi nó

“biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với tư tưởng thành tình yêu đối với tưtưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành”

Cảm hứng chủ đạo trong văn chương Việt Nam trước năm 1975 gắnliền với những sự kiện lớn lao có liên quan tới vận mệnh dân tộc: công cuộckháng chiến chống ngoại xâm và sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Sau ngày đấtnước thống nhất (1975), đời sống con người đổi khác, tư tưởng, tâm lí, nhucầu vật chất và tinh thần của con người cũng không còn như trước, vì vậy vănhọc cũng không thể chỉ mang mãi cảm hứng cũ Hiện thực cuộc sống đờithường sau chiến tranh mở ra những vùng đất mới, khơi gợi những nguồn cảmhứng mới mẻ cho các nhà văn Thêm vào đó, Báo cáo chính trị của Ban chấphành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lầnthứ VI của Đảng đã mở ra con đường cho các văn nghệ sĩ “nhìn thẳng vào sựthật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” Và từ đó, một khuynh hướng vănhọc mới phát triển mạnh mẽ với cái nhìn hiện thực thẳng thắn hơn, đa chiềuhơn Công cuộc đổi mới càng ngày càng phát triển cả ở chiều rộng lẫn bề sâu,

sự đổi mới diễn ra từ tư tưởng thẩm mĩ đến hệ thống thể loại, thi pháp vàphong cách nghệ thuật Các nhà văn không còn “nhìn đời

Trang 14

và nhìn người một phía”, họ không chỉ dừng lại ở cảm hứng ngợi ca mà nhậnthức được rằng “hiện thực không phải là một cái gì đơn giản, xuôi chiều; conngười là một sinh thể phong phú, phức tạp, còn nhiều bí ẩn phải khám phá;nhà văn phải là người có tư tưởng, phải nhập cuộc bằng tư tưởng chứ khôngchỉ bằng nhiệt tình và trong tìm tòi sáng tạo không chỉ dựa vào kinh nghiệmcộng đồng mà còn phải dựa vào kinh nghiệm của cá nhân mìnhnữa…”[18,16] Với cái nhìn đa chiều ấy, văn học đồng thời cũng xuất hiệnnhững cảm hứng mà văn học thời chiến tranh rất ít xuất hiện như: cảm hứng

bi kịch, cảm hứng trào lộng…

Cảm hứng bi kịch khai thác những bi kịch đổi đời; bi kịch hậu chiến;

bi kịch tình yêu, hôn nhân…phản ánh đúng những bộn bề của cuộc sống củathời kinh tế thị trường đầy xáo động Những tác phẩm mang cảm hứng nàyđánh dấu sự khởi sắc của văn chương thời kỳ đổi mới Có thể nhắc tới những

sáng tác ở giai đoạn đầu như Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Người đàn bà

trên chuyến tàu tốc hành (Nguyễn Minh Châu), Thời xa vắng (Lê Lựu), Mùa

lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng)… Và ở chặng đường sau là hàng loạt

những tên tuổi như Bảo Ninh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn ThịThu Huệ…

Cảm hứng phê phán, cảm hứng trào lộng cũng là một nguồn cảm hứnglớn trong văn học giai đoạn này Khi ý thức cá nhân phát triển, khi con ngườikhông còn được nhìn ở góc nhìn lịch sử, công dân nữa mà chủ yếu được nhìnnhận ở phương diện cá nhân trong quan hệ đời thường, những bi, hài kịch bắtđầu xuất hiện Cảm hứng trào lộng mở ra những bức tranh cuộc sống vớinhiều mảng màu tương phản: niềm vui chiến thắng xen với nỗi buồn mất mát,

sự đủ đầy của vật chất thời mở cửa lại là mầm mống của mất mát đạo đức,tình cảm trong cuộc sống tinh thần , hạnh phúc tồn tại song song với nhữngbất hạnh của đời thường…Những hiện tượng dở khóc dở cười diễn ra tạothành nguồn cảm hứng cho các tác giả sáng tác Cái Tôi cá nhân càng được đềcao, thì việc khai thác vào tận cùng của những nỗi niềm càng được chú ý tới

và vì thế mà văn chương ngày càng sâu sắc hơn Chính vì vậy sáng tác văn

học trong giai đoạn này đã đạt được đến những thành công nhất định khi Vấn

Trang 15

đề quyền sống, nỗi đau khổ và hạnh phúc của con người được khai thác trong văn chương với cảm hứng nhân đạo sâu sắc [27, tr.3].

Việc tìm hiểu những đặc điểm tiêu biểu của văn học Việt Nam sau năm

1975 là một điều quan trọng, vì trong bài Khái quát về văn học Việt Nam từ

cách mạng tháng tám 1975 đến hết thế kỷ XX [18, tr.17] có nhận xét về văn

học thời kỳ đổi mới như sau “cảm hứng thế sự tăng mạnh, trong khi cảm hứng

sử thi lãng mạn giảm dần; từ đó văn học quan tâm nhiều hơn tới số phận cánhân trong những quy luật phức tạp của đời thường; nội tâm của nhân vậtđược khai thác sâu hơn, bút pháp hướng nội được phát huy, không gian đời tưđược chú ý, thời gian tâm lý ngày càng mở rộng, phương thức trần thuật trởnên đa dạng, giọng điệu trần thuật trở nên phong phú hơn; ngôn ngữ văn họccũng gần với hiện thực đời thường hơn…”[18, tr.18] Từ đó có thể thấy sự tácđộng to lớn của cảm hứng nghệ thuật với các thành tố khác trong văn chương.Tìm hiểu được kỹ cảm hứng nghệ thuật người nghiên cứu sẽ hiểu rõ thế giớinghệ thuật, quan niệm sáng tác, phong cách nhà văn, thậm chí của cả một giaiđoạn văn học

Sương Nguyệt Minh vốn là một nhà văn quân đội luôn biết đổi mới vănchương của mình, trong sáng tác của anh vừa có những cảm hứng văn chươngthời chiến tranh (cảm hứng lãng mạn, ngợi ca) vừa có những cảm hứng củavăn chương thời đổi mới (cảm hứng bi kịch, cảm hứng trào lộng…) Chính vìthế anh đã tạo được một phong cách văn chương đa dạng, một thế giới nghệthuật đa chiều, tiếp thu và sáng tạo không ngừng

2 Cảm hứng nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh

2.1 Cảm hứng lãng mạn, ngợi ca đan xen với cảm hứng bi kịch trong các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh

Vốn là một cây bút quân đội, một trong những quan tâm hàng đầu củaSương Nguyệt Minh là đề tài chiến tranh và những người lính Điều này cũngkhông có gì là khó hiểu, nhất là với một cây bút vốn xuất thân từ quân đội nhưanh Sương Nguyệt Minh đã từng trực tiếp cầm súng trên chiến trườngCampuchia trong nhiều năm, từng ngày từng giờ chìm lút trong biển lửa trậnmạc, chứng kiến nhiều cái chết trẻ trong nỗi bi quan tuyệt vọng, anh cũng đã

Trang 16

từng sống nhiều năm với những người lính thời đánh Mỹ Vì vậy, viết về họ,viết về chiến tranh như là một nhu cầu tự thân, một lẽ tất nhiên là một mảngkhông thể thiếu trong văn chương của anh Khi nói về truyện ngắn viết theo

đề tài chiến tranh, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý từng nói : “… chiến tranh cònnhiều tầng vỉa để khai thác Bao nhiêu kỳ tích, con người, sự việc chưa đượcphản ánh miêu tả, bao nhiêu hy sinh mất mát của đồng chí đồng bào chưa tri

ân đầy đủ, bao nhiêu câu hỏi về chiến tranh chưa được trả lời…Món nợ củangười cầm bút vẫn còn lớn lắm…Chiến tranh vẫn là một đề tài nóng của vănhọc Tôi nghĩ rằng 30 năm, 50 năm hoặc lâu hơn nữa thì sự quan tâm củangười cầm bút đối với nó vẫn không hoàn toàn mất đi ” (www.baomoi.com).Điều này cũng rất gần với quan điểm của Chu Lai khi nhà văn mặc áo línhnày cho rằng “ …chiến tranh là một siêu đề tài Càng khám phá càng thấynhững độ rung không mòn nhẵn, miễn là người viết biết tìm ra một lối điriêng”

Chiến tranh là một biến động quá lớn trong lịch sử của một dân tộc, ấntượng về nó khó lòng có thể phôi phai trong mỗi người Một phần nữa là viết

về chiến tranh với một số nhà văn còn như một món nợ, mà nếu như khôngviết nhà văn sẽ có cảm giác như mình vô ơn với những gì đã nhận được từđồng đội, từ nhân dân…Sương Nguyệt Minh cũng viết với tâm thế như vậy

Trong những sáng tác của Sương Nguyệt Minh chỉ có một số ít cáctruyện ngắn viết về người lính thời bình là mang dáng dấp, hơi hướng củanhững tác phẩm viết trước năm 1975, còn lại đa phần các tác phẩm cũnghướng về đề tài chiến tranh, người lính song cách tiếp cận của anh lại cónhiều đổi mới Truyện viết về chiến tranh của Sương Nguyệt Minh tuy vănphong giản dị song có nhiều điểm khác với tác phẩm của những cây bút trẻviết về cùng đề tài, bởi hiện thực trong đó được gợi lại nóng hổi, bởi đó chính

là vùng kí ức sâu đậm khi anh là lính, chứ không chỉ là những ấn tượng lờ mờqua những câu chuyện nghe được, đọc được Ví như ký ức không thể nào

quên của thời son trẻ ở mặt trận biên giới Tây Nam (Quãng đời xưa in dấu);

hay cuộc sống binh ngũ trong thời kỳ đất nước ổn định, khi những người línhthời bình dù không còn phải đối mặt với những hiểm nguy của bom đạn

Trang 17

chiến tranh, song đời sống quân ngũ vất vả nhọc nhằn, luôn đòi hỏi họ phải hy

sinh những tình cảm riêng tư, phải luôn ở tư thế sẵn sàng phục vụ (Khi chúng

tôi là lính, Khi cơn lũ đi qua, Hai người lính và tôi ) Đọc những tác phẩm

này thấy rõ những ưu thế của một nhà văn lính viết về những đồng đội củamình

Càng giai đoạn sáng tác sau, những truyện ngắn của Sương NguyệtMinh khai thác những sự kiện, con người trong các cuộc chiến càng khôngdừng lại ở cái nhìn xuôi chiều, phiến diện Với chỗ đứng của một người đã có

độ lùi khoảng cách thời gian với “một thời đã qua”, Sương Nguyệt Minh nhìnchiến tranh và những người đi ra từ chiến tranh với một cái nhìn sâu hơn, đachiều hơn Yêu cầu tái hiện lịch sử giờ chỉ là một phần, nhà văn còn khám pháđược thế giới tâm lý con người, số phận con người trong và sau cuộc chiến.Sương Nguyệt Minh biết đặt cuộc chiến trong tương quan với cuộc sống hômnay, từ đó có những đóng góp không nhỏ vào mảng đề tài viết về chiến tranh

Sự đan xen cảm hứng ở những tác phẩm viết về chiến tranh tạo ranhững mảng màu đa dạng trong tác phẩm của Sương Nguyệt Minh Đọcnhững câu chuyện của anh viết về thời kỳ khói lửa, người đọc vừa được cảmnhận vẻ đẹp lung linh của những mối tình thời chiến, vừa thấy cái khốc liệt

mà bom đạn gây ra cũng như những đổi thay đau lòng khi con người bước

vào cuộc sống hòa bình Một loạt truyện ngắn của anh như Nanh sấu, Quãng

đời xưa in dấu, Chuyến tàu đêm… đều viết với sự đan xen hai cảm hứng chủ

đạo này Truyện Dòng sông trinh nữ trong tập truyện đầu tay của anh cũng là

một ví dụ điển hình Tác phẩm khai thác một mối tình xuyên thời đại của một

cô nữ sinh và một người chiến sĩ trẻ Cuộc gặp gỡ vô tình một đêm mưa đãkhiến họ gắn bó với nhau trong tình yêu ngọt ngào và lãng mạn Thế nhưng,chiến tranh không cho họ ở bên nhau Mối tình ấy giống như biết bao mối tìnhsét đánh, ngắn ngủi thời chiến mà âm vang của nó thì còn mãi, nhất là khi côgái đã có một giọt máu cùng người lính, và luôn giữ trọn lời thề đợi chờ Nếuchuyện kết thúc ở đó, thì dư ba của nó hẳn không nhiều Sương Nguyệt Minh

đã viết tiếp những trang viết lãng mạn bằng một hiện thực nhói lòng Trong

Trang 18

khi người phụ nữ xưa cùng đứa con gái giờ đã trưởng thành ngày ngày vẫnngóng đợi người lính trở về với niềm hy vọng cháy bỏng, thì ở một nơi chântrời xa người lính ấy đã không còn giữ được chính mình, đã tha hóa Cuộcsống hòa bình cuốn xô anh vào những mối quan hệ lầm tưởng: lấy vợ là mộthọa sĩ có chồng ở ngoại quốc, trong cuộc hôn nhân ấy anh chỉ như một bứcbình phong che chắn cho cô ta trong những ngày đầu giải phóng, rồi sau đóngười vợ ấy bỏ rơi anh lại với nỗi đắng cay; tiếp tục trượt dốc anh lao vàorượu chè bê tha và sống tạm bợ với một người đàn bà thất học, lỗ mãng…Con người lý tưởng ngày xưa giờ đã biến chất một cách thảm hại Người línhtrong chiến tranh đẹp lung linh, nhưng hòa bình đã tự đánh mất mình Cáinhìn sâu sắc giúp Sương Nguyệt Minh không xuôi chiều chỉ biết ngợi canhững người cầm súng, không nông nổi khẳng định họ mãi là đẹp đẽ mộtcách thô giản Anh thấy rằng họ cũng là con người, cũng có nhiều lầm lỗi.Thậm chí họ còn dễ lầm lỗi hơn vì có một thời họ sống quá trong sáng và luôn

ở trong một “bầu không khí vô trùng”, khi kết thúc chiến tranh, tâm lý hưởnglạc cùng với những ấu trĩ trong suy nghĩ dễ khiến họ không giữ được mình.Kết thúc truyện là một cái kết mở mang không khí lãng mạn, song nỗi buồnhậu chiến thì khó ai có thể khẳng định sẽ nguôi ngoai

Ngay bên cạnh cảm hứng ngợi ca những tình cảm tốt đẹp giữa nhữngngười đồng đội trong kháng chiến, là những dòng viết rất tỉnh táo về sự đổithay đen bạc của con người sau chiến tranh Có nhiều tác phẩm của anh cónhững dòng viết say sưa về một mối tình đẹp thời chiến, rồi sau đó lại xen vàocảm xúc đau đớn khi có những con người không giữ được lòng thủy chung,không giữ được bản chất tốt đẹp mà mình từng có Nếu trước đây, bạn đọcnào đã quá quen với những tác phẩm chỉ mang không khí ngợi ca, miêu tảnhững người chiến sĩ anh hùng, lý tưởng hẳn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trướcnhững tác phẩm mà hình tượng trung tâm vẫn là những người lính, song hoặcnhững tính cách tốt đẹp của họ bị biến chất trong cơ chế thị trường, hoặc họ bịrơi vào “hội chứng lãng quên chiến tranh” hoặc họ không còn là những conngười chủ động mà trở thành nạn nhân của một cuộc sống thực dụng, khiđồng tiền đóng vai trò chủ đạo Môtip về những người đi qua chiến tranh với

Trang 19

những kỉ niệm sâu đậm nghĩa tình rồi dần lãng quên, hờ hững, quay lưng lạivới những gì mình từng tôn thờ và chịu ơn lặp đi lặp lại trong một số tác

phẩm Chuyến tàu đêm viết về một người lính đi du lịch cùng vợ qua miền đất

đầy kỉ niệm Kí ức làm anh ta nhớ lại kỉ niệm sâu nặng với H’Linh - cô gáidân tộc trong sáng và nhân hậu đã cứu sống anh trong một trận lũ rừng Vậy

mà, anh đã lãng quên cô Cái lãng quên ấy cũng lặp lại ở nhân vật ông họa sĩ

trong Những tháng ngày đã qua và lãng quên đến mức tha hóa, đánh mất mình nhất là ở nhân vật ông đạo diễn trong Nanh sấu.

Các mô típ về những anh bộ đội dũng cảm, thủy chung, son sắc giờkhông còn nữa Ngay từ thời kỳ đầu của văn chương đổi mới, Nguyễn Duy

trong Ánh trăng, Nguyễn Minh Châu trong Bức tranh,… đã phát hiện ra rằng

tính cách bội bạc của con người dường như không có ngoại lệ, ngay cả ởnhững người lính đã từng một thời được tôn thờ như những mẫu hình lý tưởngnhất Trước sức hút của bao sự cám dỗ trong đời sống thường ngày, nhữngngười lính - người hùng một thời, cũng khó lòng trụ vững Họ lãng quên quákhứ, lãng quên nghĩa tình với đồng đội với người thân, họ sống trong sự ích

kỷ đáng chê trách

Ngay trong những tác phẩm mang cảm hứng bi kịch cũng ngầm chứa

cả cảm hứng phê phán Trong đa phần các tác phẩm giọng điệu phê phán củaSương Nguyệt Minh không mãnh liệt, sâu cay mà nhẹ nhàng thấm thía, có khi

nó còn không được bộc lộ trực tiếp qua ngôn từ mà ẩn rất sâu đằng sau cách

kể chuyện đầy khách quan của tác giả Ở những tác phẩm viết về đề tài ngườilính, tính phê phán bộc lộ qua việc tác giả phơi bày một số hiện tượng đángbuồn về sự biến chất của những người một thời đã từng được vinh danh trên

mặt trận chống quân thù Nổi bật trong số những tác phẩm này là Nanh sấu.

Nhân vật Lê Mãnh trước đây đã từng là một người lính can trường, chiếncông đầy mình, từng dầm thân thể xuống cửa sông đánh tầu giặc…Nhưng, khi

về sống giữa thời bình, ông ta đã bị tha hóa, quên khứ hào hùng và quên cảngười thân… Con người ấy lại trở thành một đạo diễn ăn chơi sa đọa, quan hệvới cả những cô gái đáng tuổi con mình, dùng cả kỷ vật thiêng liêng ngày xưa

để làm vật giải nguy trong những cuộc mây mưa Ở tác phẩm này Sương

Trang 20

Nguyệt Minh đã “giải thiêng lịch sử”, không lý tưởng hóa nhân vật của mìnhnhư kiểu xây dựng nhân vật của văn học thời kỳ trước Ông đã lách sâu ngòibút để làm rõ thêm những biến dạng nhân cách của những con người ngay ởhàng ngũ “quân ta” Vì thế mà nhân vật của Sương Nguyệt Minh trở nên thậthơn, gần hơn với đời thường và cũng có sức thuyết phục hơn.

Cùng cảm hứng với những tác phẩm viết về sự lạc lõng của những

người lính trở về sau chiến tranh rất nổi tiếng cùng thời như Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai)…Sương Nguyệt Minh cũng

có cái nhìn đầy cảm thông với những người lính vốn từng giữ vai trò chủ chốttrong một giai đoạn lịch sử, giờ không thể hòa nhập với cuộc sống bon chen

đời thường Đó là nhân vật Bùi Như Lạc trong Chuyện gia đình bạn tôi hay nhân vật người cha trong Bản kháng án bằng văn, Cha tôi Họ vốn là những

người lính đã cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho quân ngũ, về vớicuộc sống đời thường, họ chỉ có hai bàn tay trắng Có người thì cố gắng bằngmọi cách chạy đua với đời để kiếm miếng cơm manh áo cho vợ con mà khôngsao làm nổi, có kẻ thì sống trong nhà mình mà cứ như lạc vào đảo hoang Họkhông hiểu những gì đang diễn ra quanh mình, không làm chủ được gia đìnhmình đành cứ đứng nhìn những người thân trong gia đình bị vòng xoáy củakinh tế thị trường, của cuộc sống hiện đại kéo tuột khỏi tay mình Đọc loạttruyện ngắn này của Sương Nguyệt Minh cũng như của Nguyễn Huy Thiệp,

Ma Văn Kháng, Chu Lai… người đọc dễ có liên tưởng tới những tác phẩmviết về “thế hệ vứt đi” của nhà văn Mỹ Hêminguây khi ông rời khỏi quân ngũsau Đại chiến thế giới thứ nhất

Không chỉ thay đổi cách nhìn những người lính, Sương Nguyệt Minhcũng có cách đánh giá chiến tranh không theo lối mòn Giờ đây, sau một thờigian dừng lại để suy ngẫm anh cũng như các nhà văn, nhà thơ và cả côngchúng đều không còn ngợi ca một chiều chiến thắng vẻ vang của dân tộctrong các cuộc chiến tranh Đúng là thắng lợi huy hoàng thật đáng tự hào,nhưng để giành được thắng lợi ấy chúng ta cũng mất rất nhiều Cái mất máttính bằng người bằng của thì đã có rất nhiều tác phẩm nói tới, song những dichứng nặng nề tạo nên những bi kịch hậu chiến âm ỉ thì phải đợi đến giai

Trang 21

đoạn này mới thấy được nhắc đến nhiều trong các tác phẩm văn chương Vănhọc đổi mới giúp chúng ta hiểu rõ hơn cái được cái mất của chiến tranh.Nguyễn Duy nhận ra:

Xét đến cùng mọi cuộc chiến tranh Phe nào thắng thì nhân dân cũng bại

Còn Bảo Ninh với cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Nỗi buồn chiến tranh thì

khơi sâu vào những mất mát không thể đong đếm được trong nhân cách, trongcuộc sống của những con người đã từng đi qua sự tàn khốc của một cuộcchiến Khác với cách khai thác thật nặng nề và đầy day dứt (như là một chủ ýcủa Bảo Ninh), Sương Nguyệt Minh có những trang viết tuy nhẹ nhàng nhưngcũng không kém phần ám ảnh về những tổn thất trong và sau các cuộc chiến

Có thể kể đến những tác phẩm nổi bật ở dòng cảm hứng này như Bên dòng

Tonlê Sáp, Hòn đá cháy màu lửa, Mười ba bến nước, Tiếng sét bên triền núi, Người ở bến sông Châu… Ở những tác phẩm ấy Sương Nguyệt Minh giúp

người ta có một cái nhìn sâu sắc, giàu nhân bản hơn với những gì chiến tranhgây ra và lấy mất, từ đó dấy lên trong lòng người đọc sự ghê sợ những trậnchiến tương tàn

Trong hoàn cảnh chiến tranh - một hoàn cảnh đặc biệt, con người cũngphải sống một cách khác đi với bản chất thật của mình Những điều cấm kỵcủa chiến tranh đôi khi gây nên những bi kịch đau đớn vô cùng Những bikịch ấy xuất phát từ việc chiến tranh không cho phép người ta tự do lựa chọn

số phận cho mình Truyện ngắn Bên dòng Tonle Sap phản ánh một bi kịch

như vậy Truyện viết về những ngày quân đội Việt Nam sang giúp nước bạnCampuchia chiến đấu với tàn quân Pôn Pốt Bên cạnh những cái chết thươngtâm của các chiến sĩ dưới bàn tay bạo tàn của lũ giặc, còn có những sự việcthật buồn diễn ra trong đời sống tình cảm của con người Chuyện tình củaChương và Saly - cô gái Campuchia xinh đẹp không chỉ bị đứt đoạn bởi hànhđộng đố kị ghen tuông tức thời của Kiên mà chủ yếu là bởi sự cấm đoán củachiến tranh Kỷ luật dân vận thời đó buộc đôi bạn trẻ phải “tạm gác hạnh phúcriêng tư và chờ đợi” ngay cả khi tình cảm của họ chẳng có tội lỗi gì Rồi sau

đó, sự thuyên chuyển công tác cùng với cái nghiệt ngã của chiến tranh khiến

Trang 22

cho họ xa nhau vĩnh viễn: Chương chết thật thảm khốc, còn Saly thì mãi mãikhông bao giờ nguôi quên những mất mát đau lòng Phải sống trong hoàncảnh chiến tranh bất thường, con người không thể có cuộc sống bình thườngyên ổn, và cái không bình thường ấy còn đeo bám họ đến cả thời hòa bình,độc lập.

Chiến tranh với mỗi người mang một khuôn mặt khác nhau và bi kịch

do chiến tranh gây nên cũng không ai giống ai, nhất là những bi kịch hậuchiến Cũng giống như nhiều tác giả khác thời kỳ đổi mới, Sương NguyệtMinh cũng có một cái nhìn khác hơn, sâu hơn về chiến tranh, khi nhà văn pháthiện ra cuộc chiến không dừng lại ở những mất mát có thể tính được bằng sốngười, số của, mà còn có những tổn tâm lý, những thương tật “què quặt” tâmhồn, những di chứng nặng nề nhất vẫn tồn tại âm ỷ, dai dẳng, khi chiến tranhqua rồi còn để lại những bi kịch gia đình, những đứa con quái thai…Truyện

ngắn Người ở bến sông Châu được người đọc đánh giá cao ở một cái nhìn có

chiều sâu khi Sương Nguyệt Minh viết về những người nữ chiến sĩ sau ngàyrời khỏi chiến trường, họ phải chịu nhiều sự thiệt thòi hơn cả những ngườiđồng đội khác giới Nhân vật Mây xuất ngũ trở về đúng cái ngày đau khổnhất: ngày người yêu đi lấy vợ Chiến tranh đã lấy mất của chị tuổi trẻ, nhansắc Khi đi chị là cô gái xinh đẹp nhất làng, còn khi về là hình hài “cái châncụt đến đầu gối và tấm thân còm nhom, xanh lướt” Vết thương trên người cứmỗi khi trở trời lại làm chị đau đớn, nhưng nào có thấm thía gì với nỗi đautinh thần, khi ngày ngày chị nhìn sang hàng xóm thấy thấy người xưa “bên kiahàng dâm bụt … như đôi chim cu”, còn chị thì chỉ một thân một mình vớichiếc nạng gỗ và con búp bê không biết rồi sẽ dành cho đứa trẻ nào! Rồikhông chịu nổi cảnh trớ trêu, Mây bỏ nhà ra căn chòi bên bờ sông để ở, sốngvới nỗi buồn thầm lặng không biết bao giờ mới nguôi ngoai

Các tác phẩm văn học đổi mới thể hiện bi kịch hậu chiến này không

phải là hiếm hoi Võ Thị Hảo cũng có truyện ngắn nổi tiếng Người sót lại của

rừng cười phản ánh nỗi đau khổ, mất mát của những cô thanh niên xung

phong sống trong hoàn cảnh nghiệt ngã của núi rừng Trường Sơn Chiến tranhkhiến họ có một cuộc sống không bình thường với những chuỗi ngày cô đơn

Trang 23

đến rợn người và những chuỗi cười ma quái, để về sau kẻ thì chết thê thảm,người thì sống dở chết dở với những vết thương tinh thần không gì có thể xoadịu Trong truyện, Võ Thị Hảo đã cho nhân vật của mình nói lên những điều

rất xúc động: Việc chiến tranh lôi những người phụ nữ vào cuộc chiến thật là

khủng khiếp Tôi sẵn sàng chết hai lần cho họ khỏi lâm vào cảnh ấy Và cái

kết truyện của Võ Thị Hảo thật đến đớn đau, khi nhân vật chính cuối cùngmất hết: tuổi trẻ, tình yêu và sự bình yên trong cuộc sống, cô ra đi mà khôngbiết đến nơi đâu Còn ở tác phẩm của Sương Nguyệt Minh, với cái nhìn yêu

thương, cảm thông, chia sẻ của tác giả, kết truyện Người ở bến sông Châu vẫn

hé mở một niềm hy vọng, khi có người đồng đội năm xưa về xây cầu và trăntrở với những lời ru của Mây Đó có lẽ là một điểm khác trong tác phẩm củaSương Nguyệt Minh so với các tác phẩm viết về chiến tranh cùng thời, ngaytrong cảm hứng bi kịch, văn của Sương Nguyệt Minh vẫn hé mở cho ngườiđọc một niềm tin đầy nhân hậu

Đọc kỹ các tác phẩm của Sương Nguyệt Minh, người đọc sẽ thấy, mặc

dù là một nhà văn đã từng trải qua những tháng ngày cầm súng, song truyệncủa Sương Nguyệt Minh không có nhiều những cảnh tượng chiến tranh dữdội, những cuộc chiến tương tàn với tiếng súng, tiếng bom Anh viết nhiềuhơn về những bi kịch lặng thầm mà âm ỉ Những bi kịch chiến tranh trong

truyện của anh không gây ấn tượng ghê sợ như những tác phẩm Ăn mày dĩ

vãng (Chu Lai), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)… song nó ám ảnh người

đọc bằng chính những sự lặng im đầy đau đớn Tác phẩm được nhắc tới nhiều

hơn cả của Sương Nguyệt Minh theo đề tài bi kịch hậu chiến là Mười ba bến

nước… Truyện bắt đầu bằng một sự việc đầy nghịch lý, hiếm có trên đời:

nhân vật tôi trong truyện lấy vợ cho chồng Tình tiết ấy là hệ quả của mộtchuỗi những bi kịch của người đàn bà “mười ba bến nước” Cứ mượn nhan đềcủa tác phẩm mà ứng với những khổ đau người phụ nữ trong truyện phải trảiqua, người đọc mới thấm thía câu “đời là bể khổ” Bến nước đầu tiên của Sao

có lẽ là bến nước thời con gái, khi trót nặng lòng yêu Tào rồi khi Tào nhậpngũ, họ phải xa nhau Cái bến nước này trong thời chiến, hỏi có bao nhiêungười con gái đã phải đi qua? Song nỗi đau của Sao còn nhiều hơn thế, đó là

Trang 24

lúc nghe tin Tào mất, Sao đi lấy chồng và đúng cái ngày cô vu quy, thì làngày Tào bị áp giải đi khắp xóm, trước ngực treo một cái mẹt tròn ghi dòngchữ “Thanh niên như tôi thì mất nước” và bao lời đồn thổi về việc trốn chạycủa Tào Bến nước thứ hai cũng không phải là chuyện buồn nhỏ, dù nó âm ỉ

và khó ngỏ cùng ai, vì đây là chuyện riêng tư khó nói của một người phụ nữ

có chồng đi chiến trận Cưới nhau song, ngày hôm sau Lãng - chồng Sao lạilên đường ra trận sau một đêm tân hôn không trọn vẹn Mô típ về người chinhphụ không phải là hiếm trong văn học tự cổ chí kim, song do những quanniệm ngặt nghèo về đạo đức, văn học cổ không dám phơi bày những khaokhát bản năng của con người trên trang giấy mà chỉ dừng lại ở những câu thơthể hiện nỗi mong đợi chung chung

Lòng này gửi gió đông có tiện Nghìn vàng xin gửi đến non Yên Non Yên dù chẳng tới miền Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời

(Chinh phụ ngâm, Đoàn Thị Điểm)

Đến thời Sương Nguyệt Minh, thiếu thốn tình cảm bản năng cũng đượccoi là những bi kịch mà chiến tranh gây ra Sương Nguyệt Minh đã viết rấtthực về những nỗi khổ thầm kín ấy “Người vợ xa chồng có trăm ngàn cơ cực,chẳng nỗi khổ nào giống nỗi khổ nào Có những đêm dài ghê gớm, tôi lục sụckhông ngủ Nằm một mình ôm gối, nhớ chồng, trằn trọc chờ sáng Tôi lôi cái

áo cũ bạc màu của chồng ra ấp vào mặt, nỗi nhớ càng nôn nao, da diết hơn…Đêm đêm, tôi nằm tưởng tượng ra đủ điều, vò gối ấp áo vào mặt tìm hơichồng Không chịu nổi lại đổ lúa vào xay, xay đến sáng, hoặc múc nước giếngkhơi đổ ào ào tắm cho lửa lòng dịu đi…vv… vv” Bi kịch ấy cứ ngấm ngầmgiết chết tuổi xuân của người phụ nữ, nhưng nó chưa phải là bi kịch ghê gớmnhất Bởi sau đó Sao còn đi qua bến nước của sự nghi kỵ lòng chung thủy vàphải sống trong sự ghẻ lạnh của bao nhiêu người, của cả bà mẹ chồng vốn vẫnyêu thương cô như con gái May sao, Lãng về! Dường như hạnh phúc đã mỉmcười với vợ chồng chị, dường như chiến tranh vẫn còn “nhân nhượng” với cáigia đình nhỏ bé của Sao hơn với rất nhiều gia đình có người đi mà không có

Trang 25

ngày đoàn tụ Nhưng, (sau và trong chiến tranh có thật nhiều những cái

“nhưng” oan nghiệt!), bi kịch chưa dừng lại, điều khủng khiếp liên tiếp xảy ra

- Sao 5 lần đẻ và cả 5 lần đều là những đứa con dị dạng, quái thai Còn bi kịchnào đau đớn hơn cho người phụ nữ khi sau mỗi lần mang nặng đẻ đau, lại sinh ranhững hài nhi không mang hình dạng con người Chất độc hóa học đã cướp mấtquyền làm cha làm mẹ của Sao và Lãng, gây nên những giấc mơ ám ảnh kinhhoàng Người ta có nhiều cách để đo đếm những mất mát thương vong của chiếntranh, nhưng biết lấy gì để đong đếm những giọt nước mắt của những người vợ,người mẹ khi sinh ra những đứa con quái thai, dị dạng; lấy gì để đo những nỗi đauđến điên loạn khi nhìn thấy những chã đất, liễn sành, những bè chuối chở nhữnghài nhi không được làm người! Có lẽ mỗi lần Sao đẻ con quái thái là một lần cô điqua bến nước của sự tột cùng đớn đau Bất hạnh dồn dập đổ xuống đầu Sao, cũng

là bất hạnh mà chiến tranh gieo xuống những gia đình Việt Nam, ngay cả khi tiếngsúng đạn đã ngừng Mười ba bến nước ấy vừa là những bến nước mà người phụ nữnông thôn nào cũng phải qua, vừa có những bến nước mới mà chỉ có người phụ nữkinh qua chiến tranh mới phải nếm trải Bến nước thứ mười ba đưa Sao trở về vớigánh nặng gia đình mà chị đã yêu thương gắn bó, song không biết đó có phải làbến nước cuối cùng của đời chị không?

Đã có nhiều tác phẩm viết về nỗi đau da cam, song truyện ngắn Mười

ba bến nước của Sương Nguyệt Minh được đánh giá cao bởi một lối viết giàu

cảm xúc, nhiều chi tiết và nhất là những khung cảnh ám ảnh vừa rất thực màcũng rất giàu tính biểu tượng mang đậm chất điện ảnh Truyện tuy ngắn songlại có chồng lớp những thân phận con người, đan xen giữa yếu tố ảo và thực,

giữa hiện thực khốc liệt và trữ tình lung linh Chính vì thế, Mười ba bến nước

đã được chuyển thể thành bộ phim truyền hình đạt giải cao trong Liên hoan

phim Việt Nam 2010 Và cũng không quá khi nhiều người đánh giá Mười ba

bến nước là tác phẩm xuất sắc của Sương Nguyệt Minh viết về những bi kịch

hậu chiến

Những tác phẩm viết về chiến tranh của Sương Nguyệt Minh chiếmphần không nhỏ trong các sáng tác của anh, mỗi tác phẩm phản ánh một vấn

================================================================ 25

Trang 26

đề của hiện thực song đều cuốn hút người đọc ở cái nhìn sâu sắc khi tiếp tụcđào sâu vào những gì chiến tranh gây ra cho con người Sương Nguyệt Minhviết về chiến tranh bằng cả sự trải nghiệm bản thân, bằng những thể nghiệmqua những gì được nghe, được kể Mặc dù tác phẩm của anh không nói nhiềuđến hiện thực chiến tranh tàn khốc song những mất mát và tổn thương bêntrong tâm hồn người thì được miêu tả thật chân thực và xúc động Những tácphẩm này giúp người đọc hiểu hơn về một thời đã qua, hiểu hơn bản chất thựccủa những cuộc chiến và đáng quý hơn là khơi gợi trong lòng người nhữngtình cảm cảm thông đầy nhân bản Đọc những câu chuyện Sương NguyệtMinh kể trên những trang giấy, người đọc nghĩ tới câu nói của Tim O’Brien:

“Các truyện về chiến tranh thực chất không phải bao giờ cũng viết về chiếntranh Chúng không viết về bom đạn và mưu mô quân sự Chúng không viết

về chiến thuật, chúng không viết về các hố cá nhân và lều trại Truyện chiếntranh giống như bất kỳ truyện hay nào, rốt cuộc là viết về trái tim con người”

Và chính điều đó đã làm cho truyện viết về chiến tranh của Sương NguyệtMinh mang ấn tượng sâu sắc

2.2 Cảm hứng bi kịch trước những vấn đề đời thường

Xã hội Việt Nam những năm đổi mới vừa có những dấu hiệu phát triểnđáng mừng, vừa đem lại nhiều biến động dữ dội, làm lung lay những giá trịcuộc sống và tạo ra nhiều bi kịch trớ trêu Các nhà văn trong giai đoạn nàymuốn người đọc đối diện với một thực tại thô ráp, phức tạp “hằng ngày hằnggiờ diễn ra một cuộc đối chứng giữa hai mặt nhân cách và phi nhân cách, giữacái hoàn thiện và chưa hoàn thiện, giữa ánh sáng và bóng tối vẫn còn rơi rớtbên trong tâm hồn của mỗi con người - miếng đất nương náu và gieo mầmnhiều lỗi lầm và tội ác”[23,144] Hiện thực ấy với những xung đột, mâu thuẫnđầy phức tạp đã khơi dòng cho cảm hứng bi kịch xuất hiện nhiều trong vănchương Như nhiều tác giả cùng thời, Sương Nguyệt Minh cũng viết nhiều tácphẩm mang cảm hứng bi kịch, phản ánh nhiều sự đáng buồn đang diễn ratrong xã hội hay trong cuộc sống cá nhân mỗi con người

Trang 27

2.2.1 Bi kịch cộng đồng

Vốn là một nhà văn nặng lòng với quê hương, Sương Nguyệt Minh viếtnhiều về làng Yên Mỹ, huyện Yên Mô quê mình (hóa thân thành làng Yên Hạtrong tác phẩm) và từ những trang viết rất thực thấm đẫm không khí của mộtlàng quê bán sơn địa, nhà văn mở ra những bi kịch đáng buồn nơi thôn quê Ởnơi đây vừa có những con người mộc mạc chân quê, có lối sống nghĩa tình;vừa có những hủ tục lạc hậu bao đời đè nặng lên đôi vai của những con ngườimột nắng hai sương; vừa có những bước chuyển mình đô thị hóa đầy đau đớn

Đề tài hủ tục nông thôn vốn trước đây được gắn với những cây bút thành danhnhư Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Bùi Hiển… giờ được khai thác lại với

sự kế thừa và đổi mới, làm giàu thêm những trang viết về nông thôn ViệtNam Nếu như văn học trước năm 1986, văn học viết về nông thôn thườngquan tâm đến phong trào hơn đến con người thì giờ đây, các nhà văn gắn bóvới nông thôn như Sương Nguyệt Minh chủ yếu “đứng ở góc độ con người đểnhìn con người, xã hội và các vấn đề chung”[24]

Mặc dù từ lâu đã trở thành “một con người thành thị”, Sương NguyệtMinh vẫn không nguôi đau đáu hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra Trongtác phẩm của anh, người đọc sẽ không còn thấy một nông thôn thuận chiều vàyên ổn nữa mà sẽ có bi kịch của những vùng quê còn nặng nề những tập tục

cổ hủ, những mâu thuẫn dòng họ truyền kiếp thói đố kỵ, ghen ăn tức ở, ganh

đua, gây bao đau khổ cho người dân ( Nỗi đau dòng họ, Đi trên đồng năn…).

Truyện ngắn đưa tên tuổi của Sương Nguyệt Minh trở nên nổi tiếng, cũng làtác phẩm gây ra phiền toái, hiểu lầm giữa câu chuyện thật và hư cấu nghệthuật đến mức người nhà quê ra tận tòa soạn kiện cáo, và khi mọi chuyện sáng

tỏ thì tác phẩm đã bị rút ra khỏi vòng chung khảo Cuộc thi truyện ngắn Tạp

chí Văn Nghệ Quân Đội năm 1992-1994 là truyện Nỗi đau dòng họ Câu

chuyện kể về mối hận thù truyền kiếp giữa hai dòng họ trong một ngôi làng,chỉ vì bộ xương vô chủ không hiểu vì sao táng vào mộ tổ dòng họ Nguyễn, đãdẫn đến việc họ Nguyễn và họ Ninh rơi vào một cuộc chiến tương tàn suốtmấy thế hệ Nhà văn đã ngược dòng thời gian, kể lại những sự việc đau lòng(dựa trên những sự việc có thực ở làng quê ông) “Đời này qua đời khác ngọn

Trang 28

lửa thù hằn giữa hai họ không bao giờ hết, lúc âm ỉ lúc bùng lên dữ dội Làngquê xơ xác, mùa màng thất bát, việc nông chểnh mảng, cỏ mọc đầy đồng, đóinghèo… có người chịu không thấu bỏ đi tha phương cầu thực” Sự đố kị, kìnhđịch của các dòng họ đã gây ra bao tấn kịch đớn đau: những cuộc đụng độ,những vụ kiện tụng, những trận trả thù đẫm máu và nhất là gây ra bao oannghiệt cho những kiếp người Từ đời ông Đốn, bà Gái đến đời ông Giáo, côMây trai gái hai họ yêu nhau luôn bị cấm đoán, phỉ nhổ và sinh ra những đứatrẻ bị tẩy chay phải chịu nỗi bất hạnh không cha không mẹ Mối hận thù dòng

họ ấy như bóng đêm bao phủ lên nhiều làng quê Bắc Bộ, bao phủ lên số phận

nhiều người Chẳng thế mà khi truyện ngắn Nỗi đau dòng họ ra đời, đã có

làng “kiện” tác giả phanh phui những chuyện ẩn khuất của làng mình, xãmình Điều đó chứng tỏ hiện tượng này khá phổ biến ở nông thôn Việt Nam

Một hiện tượng nữa cũng đáng buồn không kém ở thôn quê, đó là tệ mêtín, nặng nề những tập tục cổ hủ Người nhà quê hay có thói ganh đua, hay

nặng về tiệc tùng đình đám, nặng về xây cất lăng mộ, đền đài Truyện Đi trên

đồng năn kể về việc một dòng họ xây lăng cho mộ tổ, đua với dòng họ khác

vừa xây lăng to một, họ hô hào anh em họ hàng đóng góp để xây lăng to gấpmười Nhà này đóng một, nhà kia tức khí cũng đóng hai, đóng ba cho bõ mặt,

vì “ làm bất cứ việc gì cũng bị chê Sợ bị chê mà không làm thì chẳng bao giờlàm được việc gì Nhưng đã làm rồi thì làm đến cùng và đua nhau mà làm, chỉ

sợ người ta hơn mình.” Thế là cả làng nhao lên chạy tiền đóng góp xây mộ tổ,trong khi năm hết Tết đến, trong nhà chưa có lấy một đồng thì phải bán thóc,bán gạo đi mà góp để có thể vênh mặt với đời Thế là từ đó mà sinh ra cảnh

vợ chồng đánh lộn, anh em cãi cọ, đau lòng hơn là người dân cứ nai lưng đổ

mồ hôi nước mắt “lóp ngóp, lóp ngóp trên đồng năn”rồi lại để đổ vào nhữngchuyện hão huyền đau lòng cả người sống lẫn người chết Những tác phẩm

này có cùng chung một đề tài với Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh… tuy dung lượng truyện

của Sương Nguyệt Minh không lớn, song vấn đề đặt ra cũng làm sáng rõ mộthiện thực nhức nhối đằng sau những dãy tre làng tưởng như bình lặng

Trang 29

Bên cạnh những chuyện cũ viết mãi không hết đó, khi nền kinh tế thịtrường len vào từng ngôi nhà, từng góc phố, từng xóm thôn thì những bi kịchmới lại nảy sinh Đứng trước sự đổi thay trong cơ chế, người nông dân khôngkhỏi ngỡ ngàng và có nhiều sai lầm khi phải gồng mình chống chọi với nó,người đứng vững có nhiều, và kẻ bị tha hóa cũng không ít Nhận thức được sựnghiệt ngã của nền kinh tế thị trường ấy, ngay từ thời kỳ đầu đổi mới Ma Văn

Kháng, Nguyễn Khắc Trường… đã có những tác phẩm như Mùa lá rụng

trong vườn, Mảnh đất lắm người nhiều ma… phản ánh sự đổi thay của số

phận con người trong thời buổi nhà nhà làm giàu, người người làm giàu Bikịch diễn ra không ở không sót một xó xỉnh nào từ nông thôn tới thành thị.Ngòi bút của Sương Nguyệt Minh đã lách sâu vào đời sống của cả cộng đồng

để phơi bày những chuyện đáng buồn đó

Đa phần các truyện ngắn trong tập truyện Đi qua đồng chiều của nhà

văn đều viết về sự đổi thay của nông thôn trong cơn bão thị trường Một trongnhững bi kịch nổi lên trong tập truyện là bi kịch đô thị hóa nông thôn Vớimột tấm lòng nặng tình yêu quê hương, nhà văn đã thể hiện một nỗi niềm trăntrở của một người luôn vừa mong cho quê hương, làng xóm mình đi lên, vừa

lo lắng khi tác động của cơ chế thị trường đã làm méo mó cả khuôn mặt xóm

làng lẫn khuôn mặt của những người nông dân chất phác (Mây bay cuối

đường, Đi qua đồng chiều, Đi trên đồng năn, Trang trại lúc mờ sáng, Lửa cháy trong rừng hoang, Làng động, Trần gian biến cải, Bản kháng án bằng văn…) Trong những tác phẩm này, cái làng Yên Hạ không hề yên ả như tên

gọi của nó Những hình ảnh “Sáng sáng, dê từng đàn đeo lục lạc đinh đinh…Chiều chiều, khi mặt trời gác núi, thợ sơn tràng ra khỏi cửa rừng, người trênđồng Cỏ rủ nhau lũ lượt quẩy quang gánh lên đường về nhà… Làng tôi bình

an, trong trẻo đến vô cùng…” giờ không còn nữa, chỉ vì biến cố “người ta đầu

tư làm đường từ thị xã qua làng…” “Làn gió kinh tế thị trường cứ tưởng chỉtung hoành ở chốn thị thành, nay cũng đã thổi tới làng tôi” và tạo ra những bikịch thật giống với cảnh ngày xưa trong thơ Tú Xương:

Trời kia khiến vậy: sông nên bãi

Ai khéo xoay ra phố nửa làng

(Vị Hoàng hoài cổ)

Trang 30

Cái làng nhỏ bé ấy xảy ra toàn những “chuyện dữ, ghê gớm, động rừng,động làng” khi xuất hiện một khu du lịch sinh thái, xuất hiện những quánKaraoke, xuất hiện những ông Tây ba lô bụi…Người dân làng đua nhau làmkinh tế, kẻ thì buôn bán đặc sản rừng biển, người thì đấu thầu đầm đất làmthành trang trại, mở công ty cổ phần, bọn con gái mới lớn thì đi làm nhà hànghoặc nhoai ra thành phố kiếm sống… và thế là những hệ lụy đáng buồn cũngtới Cảnh chồng ham của lạ giấu thóc mang đi cho cave, cảnh bà con lối xómđấu đá nhau vì chuyện làm ăn, cảnh những cô gái nhẹ dạ bị thất thân rồi chếtoan vì phải đi làm côvắc… xảy ra nhan nhản Làng nước đổi thay, song vui ítbuồn nhiều Đọc những truyện ngắn về chủ đề này của Sương Nguyệt Minh,người ta thấy nhức nhối với những hiện tượng phổ biến thời mở cửa, khi quátrình đô thị hóa như muốn nuốt trôi cả những thuần phong mĩ tục, cả nhữngnghĩa tình đậm đà sau lũy tre làng Và qua những trang viết đó người đọc cònthấy được cả nỗi lòng đau đáu của nhà văn dành cho đồng đất quê hươngmình khi anh biết rằng quy luật đô thị hóa là tất yếu song vẫn không khỏi nhóilòng trước những giá trị đẹp đẽ mất đi, như Văn Chinh từng nhận xét “bảnlĩnh nhà văn của Sương Nguyệt Minh là nhìn thấu cái tất yếu, tôn trọng nótrong khi vẫn không nguôi nỗi xót xa thương cảm” Cách nhìn nhận và phảnánh hiện thực nông thôn của Sương Nguyệt Minh thật kỹ càng, phơi bày cảnhững điều nằm trong tầng sâu, mạch ngầm của đời sống nông thôn Bên cạnhnhững chuyện nghĩa tình, những điều tốt đẹp trong nông thôn truyền thống,những vấn đề thuộc thực trạng của nông thôn hiện tại cũng được làm nổi bậtlên Cảm hứng bi kịch đan xen với cảm hứng phê phán khiến những tác phẩmcủa anh viết có chiều sâu, có xúc cảm cuốn hút được người đọc.

2.2.2 Bi kịch cá nhân

Những bi kịch chung của cả cộng đồng ấy dẫn đến những bi kịch củamột lớp người trong xã hội Đồng tiền trong kinh tế thị trường có một ma lựcđáng sợ, nó thúc đẩy con người phải sống, phải làm việc tận lực, nó cũng dẫnđến bi kịch của những con người ngùn ngụt khát vọng thay đổi thân phận, đổiđời bằng mọi giá mà phải trả những cái giá quá đắt Ánh sáng thị thành cuốnhút lớp thanh niên ở các làng quê, biến họ thành những con thiêu thân và

Trang 31

quăng họ vào những câu chuyện trớ trêu đầy nỗi buồn và nước mắt Nhạy cảmtrước hiện tượng xã hội ấy, Sương Nguyệt Minh viết một loạt các tác phẩmphản ánh số phận những con người hoặc chen chân vào chốn thị thành mà mất

dần nhân cách, tự trọng (Mây bay cuối đường, Đi qua đồng chiều, Những

vùng trời của họ, Những bước đi vào đời, Sao băng lúc mờ tối, Tha phương, Mùa trâu ăn sương…), hoặc để đồng tiền làm thay đổi bản chất (Cái nón mê thủng chóp, Bản kháng án bằng văn….) Bi kịch cá nhân bắt đầu nảy

sinh khi con người có khát vọng xong không vượt qua được những cám dỗ vàrào cản của hiện thực xã hội

Đọc Mây bay cuối đường, người đọc cứ ám ảnh mãi về số phận của cô

bé Gấm, mặc dù Gấm gắn bó và yêu thương vô cùng mảnh đất làng Sơn Hạđẹp đẽ song Gấm cũng cảm nhận được cuộc sống quanh quẩn, tù túng nơilàng quê Vầng sáng đô thị lấp lánh cuối đường xa cùng với bao nhiêu lời mờigọi không khỏi tác động đến cô gái ấy Chị gái Gấm, Toàn, vợ Sang… cùngbao nhiêu người làng khác đã rời khỏi nơi chôn nhau cắt rốn của mình để thựchiện ước vọng thay đổi thân phận Còn Gấm, dù chưa ra đi song cái ngọn gióthị thành đã bắt đầu khiến cô biết mặc váy ngủ cổ trễ, biết dùng shampoo thaycho hương xả đồng quê… Và mặc dầu vô cùng nặng lòng khi nghe tiếng thởdài của cha, Gấm vẫn cứ say sưa ngắm nhìn “Chân trời pha màu xanh, tím,hồng rực Những tảng mây bay bồng bềnh nơi cuối con đường xa ngái” Gấm

đã nhiều lần muốn trốn cha, bỏ làng lên thành phố, dù cả ba lần định đi thìđều không thành Lần cuối cùng là hình ảnh chị vợ của Sang trở về làng cùngvới cái thai hoang to kềnh càng như một bài học nhỡn tiền khiến Gấm lỡchuyến tàu đó Nhưng ai dám chắc cô sẽ bỏ giấc mộng đổi đời nơi thành thịphồn hoa?

Trong tác phẩm Đi qua đồng chiều, người đọc cũng thấy những tâm sự

ngổn ngang của Na - một cô bé nông thôn đầy mặc cảm tự ti về gốc gác xuấtthân Những bài thơ của cô mang nỗi day dứt, nửa như luyến tiếc, nửa nhưmuốn dứt bỏ cái thế giới ao làng tù đọng, ruộng làng, xóm mạc nhỏ bé ngột

ngạt và lầm lụi Giấc mộng đổi đời của Gấm (Mây bay cuối đường) cũng như những trăn trở, khát vọng đổi đời của Na trong Đi qua đồng chiều thật đáng

Trang 32

trân trọng và cũng thật đáng thương Viết về họ, Sương Nguyệt Minh có cáiphấp phỏng âu lo vì họ thì quá non nớt, quá mong manh mà chốn thị thành thìđầy khắc nghiệt và cạm bẫy Bi kịch của Gấm, Na là bi kịch của các cô gáinông thôn, muốn thay đổi thân phận mà không thể thay đổi được vì họ cònchưa vượt qua được nghĩa vụ, trách nhiệm của chức phận; chưa dứt lòng hoàntoàn được với đồng đất quê hương Trong họ luôn có sự giằng xé nội tâm, đắn

đo day dứt lựa chọn giữa đi và ở Cả hai con đường ấy đều mở ra trước họnhững gian truân gập ghềnh Ở lại thì quẩn quanh tù túng Ra đi cũng quá bấpbênh mạo hiểm Còn tìm một lối đi hoàn hảo thì họ chưa đủ khả năng

Có biết bao nhiêu cô gái như Gấm, như Na trong thời buổi này? Hiệnvẫn chưa có một con số thống kê cụ thể Song nhìn ra xã hội người ta thấy đầyrẫy những chàng trai, cô gái vứt bỏ màu áo nâu sồng để bon chen nơi phố thị.Gấm còn chưa bước chân ra khỏi làng, nên cái sự biến chất còn chưa bộc lộ

rõ, còn nhiều người bạn của cô đã bị cuốn vào vòng xoáy của xã hội kim tiền

và dần tha hóa Đó là nhân vật tôi trong Những bước đi vào đời Truyện có

bốn cô gái với bốn sự lựa chọn khác nhau Để bám trụ lại thành phố, Lan Anhphải nhẫn nhục đi phục vụ nhà hàng, để muối mặt nghe mắng chửi và chịuđựng những trò bỉ ổi của những kẻ có tiền Còn nhân vật tôi sau khi bán chữ

“nhẫn” để làm gia sư vài tháng, muốn bước vào xã hội thành đô nên cặp vớimột công tử nhà giàu, cuối cùng phải vào bệnh viện làm côvắc trong nỗi nhụcnhã ê chề và hậu quả khôn lường là tuyệt đường sinh nở!

Bi kịch không chỉ đến với những cô gái chân yếu tay mềm, mà cảnhững chàng trai có sức khỏe, có học thức cũng biến thành miếng mồi ngon

cho cuộc sống kim tiền Cả hai chàng trai trong Sao băng lúc mờ tối và Mùa

trâu ăn sương đều xuất thân từ nông thôn, đều cố gắng học hành để tiến thân.

Song chỉ với kiến thức sách vở, họ không đủ sức để chen lên với đời, họ chấpnhận làm đủ mọi nghề để có thể sống, còn mộng làm giàu thì quá xa vời

Chàng trai trong Sao băng lúc mờ tối đã từng chấp nhận cả việc “rửa bát thuê,

chạy bàn, ngày nghỉ cụp cái mũ xuống ngồi hong hóng ở Ngã Tư Sở chờngười ta đến thuê làm cửu vạn, thông cống tắc, đào móng nhà, phụ hồ, thỉnhthoảng lại được thuê phụ đẩy xe phân tươi từ nội thành ra Cổ Nhuế….” Còn

Trang 33

anh chàng thạc sĩ văn chương tương lai trong Mùa trâu ăn sương muốn đủ

tiền để sống, để trợ cấp cho vợ con ở nhà, để hoàn thành cái luận văn của cảcuộc đời, đành chọn một cái nghề tay trái chẳng hề liên quan đến chuyện vănchương: nghề đồ tể giết trâu Thế nhưng sự cố gắng ấy không thể đưa cácchàng trai lên đẳng cấp những người giàu Và cuộc sống cơm áo gạo tiền đãkhiến họ phải bán rẻ danh dự, làm “cửu vạn” tình ái cho những cô chủ, bà chủrửng mỡ lắm tiền Tất nhiên, sự lựa chọn ấy không đem lại cho những conngười này những điều tốt đẹp Chỉ một thời gian ngắn sau những cuộc tình

chênh lệch tuổi tác, văn hóa, địa vị xã hội , chàng trai trẻ trong Sao băng lúc

mờ tối bất ngờ gặp lại chính người yêu của mình trong ngôi nhà của tình

nhân Cú sốc ấy khiến cô gái trẻ trở nên câm lặng suốt đời và chàng trai vớinỗi ân hận và nhục nhã chọn nghề tẩm quất lương thiện nhọc nhằn để rồi saunày gặp lại người yêu cũ trong cảnh ngộ chủ - tớ đầy trớ trêu Còn anh thạc sĩvăn chương tương lai thì lại khăn gói về quê sau khi bị tai nạn nghề nghiệpsuýt mất cả khả năng làm chồng, suýt mất mạng Trong cuộc chinh phục thị

thành các nhân vật này có khác gì anh chàng Đ’Raxtinhắc trong Tấn trò đời

của Banzắc, muốn chinh phục nó, ai ngờ lại để nó đồng hóa và đánh gục!

Một số nhân vật nam trong các tác phẩm của Sương Nguyệt Minh ởdòng bi kịch này khiến người đọc liên tưởng tới bi kịch của những trí thứctiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao Họ đều là những người “tài cao, phậnthấp, chí khí uất”, có học hành, có lý tưởng song lại bị cuộc sống cơm áo “ghìxuống sát đất” đến mức bị tha hóa Song khác với cách khai thác của NamCao, thường chỉ dừng lại ở những tha hóa về tinh thần, Sương Nguyệt Minh

đã mạnh dạn hơn khi khơi sâu vào những tha hóa cả về nhân cách lẫn thể xác;bởi có lẽ nhà văn được tiếp thêm sức mạnh của khuynh hướng văn chương

“nhìn thẳng vào sự thật” và chỉ rõ ra mặt trái của cơ chế thị trường khi nó làmbiến dạng nhân cách con người

Việc trở lại với đời thường, với số phận riêng của con người được coi

là một trong những đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới.Mối quan tâm đến con người thì nền văn học nào cũng có, song ở trong hoàncảnh chiến tranh, người ta phải dành nhiều ưu tiên cho cái chung, cho vận

Trang 34

mệnh dân tộc, vấn đề con người cá nhân bị đặt xuống thứ yếu Bước ra khỏichiến tranh, sau một độ lùi thời gian cần thiết, người cầm bút có điều kiện hơntrong việc khơi sâu vào những số phận riêng, quan sát cuộc sống cá nhân ởnhiều góc độ và khám phá ra những góc khuất trong tâm hồn con người Về

cơ bản, cuộc sống con người bộn bề và phức tạp, nhất là trong thời điểm xãhội đang có những đột biến, những khúc rẽ ngoặt có thể thụt lùi, hoặc pháttriển Nói như Nguyễn Khải: “Đã gọi là một kiếp người thì không chỉ có vui

mà còn có buồn, thường là buồn nhiều hơn, không chỉ có thắng mà còn có bại,thường là bại nhiều hơn, không chỉ có đúng mà còn có lầm lẫn, thường là lầmlẫn nhiều hơn Có những kiếp người một đời đau buồn, một đời thất bại, mộtđời lầm lẫn, những tiếng kêu thống thiết của họ vẫn còn vang vọng tới tậnhôm nay”[33] Nhận thức được điều đó, những nhà văn đổi mới - vốn rất nhạycảm trước nỗi đau con người đã viết nên nhiều tác phẩm bộc lộ tình cảm trướcnhững tấn bi kịch của kiếp người Với cái nhìn tinh nhạy và sắc sảo, nhà vănSương Nguyệt Minh khám phá ra những bi kịch trong cuộc sống riêng tư: nỗi

cô đơn lạc lõng giữa xã hội văn minh mà đời sống vật chất làm lu mờ nhữnggiá trị tình cảm, khiến con người bơ vơ ngay chính trong ngôi nhà của mình

(Đêm thánh vô cùng); sự đau khổ tột cùng dẫn đến bi kịch khi trong gia đình

xuất hiện một kẻ thứ ba (Đàn bà, Tuổi thơ của con ở đâu)….

Sự xuất hiện của người thứ ba là một bi kịch xảy ra không ít ở thời buổihiện nay Sách báo, phim ảnh nói về chuyện này rất nhiều và Sương NguyệtMinh cũng góp thêm vào mảng đề tài này một câu chuyện hấp dẫn mang tên

Đàn bà Toàn bộ bi kịch của hai người đàn bà trong câu chuyện diễn ra cũng

bởi thói bạc tình của một người đàn ông Đã có vợ con đề huề, song ngườichồng thành đạt ấy vẫn “chơi trống bỏi” với một cô gái chỉ đáng tuổi bằngcon mình Khi biết sự thật, người vợ đau đớn đến đứt ruột đứt gan Cái trò chịbày ra, giữ con bé lại trong nhà mình để đợi chồng về “bắt tận tay, day tậntrán” chỉ là hệ quả của nỗi đau khổ ê chề khi biết sự thật về người đã đầu gốitay ấp suốt bao nhiêu năm trời Nhà văn đi sâu miêu tả tâm trạng của ngườiphụ nữ trong truyện khi đứng trước sự việc thật trớ trêu: bồ nhí của chồng đếnnhà chị cầu cứu và chị phải giơ tay cứu vớt cô ta Trong tâm lý người vợ này

Trang 35

vừa có cái cay đắng tột cùng vì bị phụ bạc, vừa có sự căm hận đứa con gái trẻcướp chồng mình, lại vừa có sự đồng cảm vì dù sao chị cũng là đàn bà Câuchuyện không có một cái kết cụ thể, mọi chuyện có thể chỉ là tưởng tượng củangười phụ nữ về ngày chồng chị bước vào nhà và nhìn thấy cô bồ nhí trongvai trò một oshin Nhưng dù có chuyện gì xảy ra nữa thì nỗi bất hạnh cũng sẽkhông chỉ đến với một người Gia đình ấy, những con người ấy liệu có thểsống yên ổn trong sự phụ tình, giả dối, bạc bẽo hay không?

Một hiện thực đáng buồn nữa của xã hội được phản ánh vào trong tácphẩm của Sương Nguyệt Minh là sự phụ bạc của giới nữ Đã có nhiều bi kịchgia đình phát sinh ra từ sự đổi thay của người đàn bà do nhiều nguyên nhânkhác nhau Sự bạc tình của những người đàn bà được nhắc tới trong hàng loạt

truyện ngắn: Chuyến đi săn cuối cùng, Giếng cạn, Những bước đi vào đời,

Trò đời, Tuổi thơ con ở đâu, Mây bay cuối đường, Cái nón mê thủng chóp, Tha hương, Đêm mùa hạ tuyết rơi, Đồi con gái ….

Truyện ngắn Chuyến đi săn cuối cùng có cốt truyện xoay quanh lòng

nghi kỵ về sự thay lòng đổi dạ của giới nữ Trong đó, Mại - người thanh niêntrong truyện làm nghề thợ săn, ngay từ nhỏ đã được cha dạy cách săn bắn vàlại chỉ toàn săn những con giống cái, bởi cha anh bằng kinh nghiệm chua chát

của cuộc đời mình đã truyền cho con lời máu thịt giống cái là giống bạc tình.

Người cha của Mại đã suốt đời dằn vặt về sự thiếu trọn vẹn của người vợ khiông lấy về và chính Mại sau này cũng đau đớn đi qua những mối tình bị phụbạc với cô gái cùng làng tên Sim, và sau đó là với cô bé Chíp hôi mà anh đãcưu mang suốt một thời gian dài

Xã hội đổi thay từng ngày từng giờ, những cạm bẫy của cuộc sống lànhững ngọn lửa thử thách lòng thủy chung của con người, nhất là với nhữngngười phụ nữ vốn yếu đuối Không ít người nữ giới, vì vật chất mà mất đi tình

cảm chân thành của mình Đọc Giếng cạn, thấy sự ruồng rẫy lạnh lùng của

Bống chị với chàng trai đã che chở, cưu mang cô suốt thời gian làm thợ thùngđào thùng đấu nhọc nhằn lam lũ lấy tiền gửi cho người yêu ăn học, người tanhớ đến câu ca dao:

Công anh bắt tép nuôi cò

Cò ăn cò lớn cò dò sang sông

Trang 36

Những trường hợp đưa đẩy người phụ nữ vượt qua cái ngưỡng của đạođức cũng có nhiều Không tính đến những trường hợp con người chạy theo

phù hoa, theo lối sống buông thả như cô nhà văn trong Đêm mùa hạ tuyết rơi,

cô vợ đua đòi trong Chiếc nón mê thủng chóp, hay người người đàn bà trong chuyện Trò đời, đã có một gia đình êm ấm mà không biết trân trọng, còn ảo

tưởng khi đi theo một anh chàng dạy khỉ, đẹp mã nhưng vô cùng bẩn tính…Thì đa phần những người con gái trong truyện của Sương Nguyệt Minh đều bịđưa đẩy vào con đường ngoại tình do hoàn cảnh Sự cám dỗ của xã hội, cám

dỗ của bản năng, đưa đẩy người phụ nữ đến chỗ không giữ được những phẩmchất tốt đẹp vốn có của mình và phụ bạc những người thân yêu Có trườnghợp đáng trách, có trường hợp đáng thương, nhưng rõ ràng sự mềm yếu của

họ đã tạo nên bi kịch không chỉ cho gia đình, cho người thân mà họ còn phảihứng chịu bi kịch từ chính sự dằn vặt của mình Mong được giàu sang nhanh

chóng, cô gái trong Tha hương sẵn lòng cặp bồ với một tên chủ thầu vô học

bằng tuổi cha mình để rồi đánh mất cả tình yêu đầu đời chân thành, đánh mất

cả sự thanh thản trong tâm hồn của mình Đáng thương hơn là cô gái hư ảo

trong Đồi con gái Bản thân cô rất hiểu đạo nghĩa vợ chồng, rất thương và

thông cảm với người chồng lớn tuổi suốt ngày lênh đênh nơi góc bể chân trời,rất lo lắng nếu mình làm gì không phải sẽ gieo tai họa cho người đầu ấp má

kề Thế nhưng, phần bản năng đàn bà trong cô lại không ngừng réo gọi, đưađẩy cô đi theo tiếng hồ mê dụ, khiến cô có quan hệ với những người đàn ôngkhông phải chồng mình, mặc dù có thể đó chỉ là ngoại tình trong tư tưởng Đểrồi cuối cùng cô phải chịu một cái chết thê thảm sau khi đã đi qua nhữngchuỗi ngày dằn vặt và lo lắng không nguôi vì sự bội phản của mình

Có một câu chuyện nhỏ Sương Nguyệt Minh viết rất xúc động đề cậptới vấn đề bi kịch gia đình đồng thời bộc lộ cả tình thương với những đứa trẻ

không có tuổi thơ, đó là truyện Tuổi thơ của con ở đâu? Gạt sang một bên

lớp ý nghĩa nói về sự đáng thương của những đứa trẻ trong thời buổi nhà nàocũng chạy đua bắt con mình học tập, người đọc thấy được cả nỗi xót xa củanhà văn khi viết về một cậu bé phải sống trong cảnh bố mẹ chia tay Mỗitháng, thằng bé ở với một người Ở với bố thì sợ cảnh bố giận cá chém thớt, ở

Trang 37

với mẹ thì sợ cảnh mẹ đi với người đàn ông khác mà quên mất sự tồn tại của

nó Những lời nói của thằng bé với bố và cái nhìn đau đáu của nó qua lỗ cửangóng trông mẹ đón, những bước đi thất thểu của nó trong những ngày mẹ nótiếp người đàn ông mới quen…, tất cả như những nhát roi quất vào tâm khảmnhững ông bố bà mẹ vì sự ích kỷ riêng mình mà quên mất con cái Cốt truyệnkhông hề mới, song với những dòng văn đầy xúc động, Sương Nguyệt Minhgiúp người đọc nhận thêm thấy một kiểu bi kịch mới của thời buổi hiện đại: bikịch của những đứa trẻ trong các gia đình không hạnh phúc Và trẻ con, cũng

là con người, là những cá thể đáng được nâng niu trân trọng không đáng bịchịu những thiệt thòi bất hạnh vì mẹ cha

Có thể nhận thấy rằng những tác phẩm của Sương Nguyệt Minh mangcảm hứng bi kịch rất phong phú.Viết theo cảm hứng này, cũng như nhiều nhàvăn khác cùng thời, Sương Nguyệt Minh có điều kiện thể hiện được nhiều mặtngổn ngang, bộn bề của xã hội, khai thác được đời sống cá nhân, số phận conngười cũng như đặt ra được những câu hỏi bức thiết cho xã hội Có một điểmkhác biệt dễ nhận thấy trong ngòi bút của Sương Nguyệt Minh khi viết vớicảm hứng này là dù miêu tả những cảnh đời bất hạnh, phản ánh các bi kịch vỡmộng, song tác phẩm của anh vẫn luôn ấm áp tình người và chứa chan niềm

hy vọng, đúng như anh nói “Từ lâu, bút pháp chủ yếu của tôi là hiện thực vàlãng mạn Một hiện thực có những số phận đau đớn, những va đập dữ dội,thậm chí có những nỗi buồn u ám Nhưng, nhìn chung vẫn yêu đời, yêu

người, ấm áp, nhân tình, không bi lụy, sướt mướt” (Trả lời phỏng vấn báo Thể

Thao và Văn Hóa, tháng 10/2009) Chính điểm khác biệt này khiến tác phẩm

của Sương Nguyệt Minh rất giàu chất nhân văn, khơi gợi được nhân tính vàtình yêu thương con người, gia đình, làng xóm…

2.3 Cảm hứng phê phán và cảm hứng trào lộng

Như trên đã nói, cảm hứng chủ đạo trong các tác phẩm của SươngNguyệt Minh là cảm hứng bi kịch, bên cạnh đó ở những tác phẩm nằm trongnhững tập truyện gần đây, người ta còn thấy có sự xuất hiện của cảm hứngphê phán và trào lộng Nhà văn bị cuốn vào cảm hứng này cũng không mấykhó hiểu, nhất là với một cây bút nhạy cảm trước những vấn đề thời đại như

Trang 38

Sương Nguyệt Minh Cảm hứng phê phán và trào lộng gắn liền với “sự pháthiện cái xấu và nhu cầu phê phán cái xấu”[23], mà trong xã hội đương đại thì

có biết bao nhiêu điều chưa đẹp “cái nhất thời trong cái muôn đời, cái độc ácnằm giữa cái nhân hậu, cái cực đoan nằm giữa cái tinh thần xởi lởi, cởi mở;cái nhảy cẫng lên lấc láo giữa cái dung dị, thái độ bình thản chịu đựng và tinhthần trách nhiệm đầy suy nghĩ” [25] Trước sự thay đổi của xã hội, cảm hứngngợi ca người tốt việc tốt trong văn chương được thay thế bằng cảm hứng phêphán, châm biếm những hiện tượng xấu và mặt trái của xã hội Tính chất phêphán của văn học giai đoạn này đa chiều hơn nhiều so với giai đoạn trước.Như trên đã dẫn, cảm hứng phê phán thường đi cùng với cảm hứng bi kịch,khi viết về những mặt đáng buồn trong cuộc sống nhà văn đồng thời thườngthể hiện một thái độ (thẳng thắn hoặc kín đáo) phê phán chính những hiệntượng đó hay chỉ ra nguyên nhân dẫn đến chúng bằng các hình tượng nghệthuật Như vậy khi tìm hiểu cảm hứng bi kịch, chúng ta đồng thời cũng thấyđược phần nào cảm hứng phê phán trong văn Sương Nguyệt Minh Vì vậy ởphần này chỉ xin đi sâu vào cảm hứng trào lộng

Cảm hứng trào lộng thực chất là một cách nhìn nhận, tiếp cận và phảnánh hiện thực Văn học trước những năm tám mươi của thế kỷ trước luônhướng tới những vấn đề thời đại trang nghiêm, cao cả liên quan đến vận mệnhdân tộc nên hầu như không thể hiện cảm hứng này Cảm hứng trào lộng khởinguyên từ cái hài, từ “sự không tương xứng mà người ta có thể cảm nhậnđược về phương diện thẩm mĩ xã hội” [dẫn theo Nguyễn Thị Bình, 23], mà xãhội Việt Nam thời kỳ đổi mới thì đầy rẫy những chuyện “không tương xứng”,chuyện vênh lệch tạo nên những cách đánh giá khác nhau về đời sống Hơnthế nữa “ý thức cá nhân được giải phóng, ý thức cá tính được đề cao trong vănchương đã là cơ sở cho tiếng cười nở rộ” [23] Trong văn học Việt Nam đãghi nhận những cây bút trào phúng nổi bật như Vũ Trọng Phụng, NguyễnCông Hoan của thời kỳ trước, phanh phui hiện thực nhố nhăng, lên án cái giảbằng tiếng cười Đến giai đoạn này cảm hứng trào phúng đem lại cho vănchương tính dân chủ hóa và nhiều giá trị nhân văn hơn

Trang 39

Trong giai đoạn đầu sáng tác, các tác phẩm của Sương Nguyệt Minh ít

mang cảm hứng trào lộng, chủ yếu hai tập truyện Đêm làng Trọng Nhân và

Người ở bến sông Châu viết bằng một giọng văn trữ tình ấm áp, nhân hậu.

Song ngay ở trong hai tập này, người đọc cũng đã thấy thấp thoáng một nụ

cười hóm hỉnh trong một vài tác phẩm, như Chuyện gia đình bạn tôi, Nạn văn

chương Ở những tập truyện sau, cảm hứng trào lộng mới bắt đầu hiện rõ hơn

khi nhà văn phản ánh những cái chuyện dở khóc dở cười trong cuộc sống

Trước tiên, Sương Nguyệt Minh tái hiện một cách sinh động nhiềuchuyện trớ trêu nơi làng quê còn nặng nề tập tục cổ hủ Với lối nói nhại, nhàvăn nhắc lại nguyên văn những lời của ông anh trưởng gửi cho em trong một

lá thư thông báo việc đóng góp xây mộ tổ (Đi qua đồng năn) Sau những lời

lẽ dài dòng vừa khuyên bảo, vừa nhắc nhở về nghĩa vụ đóng tiền xây mộ, ônganh còn ghi: “Tái bút: Tôi cũng báo tin cho chú biết để mà liệu: Nhà Ngõa cócon trai đầu lòng làm chủ thầu trên thị xã đóng đủ suất đinh còn cúng tiếnnăm trăm ngàn đồng Nhà Bống có con Lan Anh (ngày còn ở nhà, tên nó làHĩm ấy) người gầy quắt gầy queo, mặt như ngón tay chéo mới đỗ Luận văntiến sĩ dinh dưỡng ăn sắn nhiều calo hơn ăn gạo gì đó, cúng tiến ba trăm ngànđồng” Chỉ một đoạn thư ngắn được trích dẫn nguyên văn ấy thôi, tác giả đãcho người ta thấy cái sự nhiêu khê trong tập tục ở nhà quê, việc xây lăng xây

mộ chỉ một phần ít là do con cháu nhớ công lao của các vị tiên tổ, còn phầnnhiều là bởi “con gà tức nhau tiếng gáy”, do thói ganh đua vô lối, thiển cận

Và cái tập tục ấy, tạo nên những màn bi hài kịch trong làng, điển hình là cảnh

vợ chồng anh cu Bần, tức khí vì bị cả làng khích bác không có con trai, anh cuBần quyết định bắt vợ “dốc bồ còn hai tạ lúa bán nốt, đóng hẳn bằng thằngchủ thầu con nhà Ngõa cho chúng nó biết mặt cu Bần”! Chị vợ chẳng làmđược gì lôi mấy đứa con bưng thóc đi bán, vừa đi vừa rêu rao việc “nhà cháubớt ăn bớt mặc đi để mộ cụ họ ta to đẹp hơn mộ cụ tổ nhà khác”, làm ê mặtmấy ông bà trong họ và sau đó bị chồng gọi về “thượng cẳng chân, hạ cẳngtay” một trận ê chề Những chuyện bi hài ở nông thôn xuất phát từ những tậptục và lối suy nghĩ cũ kỹ khơi gợi cả cảm hứng bi kịch lẫn cảm hứng trào

Trang 40

lộng, hai nguồn cảm hứng cho người ta những cách nhìn khác nhau với nhữnghiện thực đáng buồn nơi thôn dã.

Không chỉ dừng lại ở đó, nông thôn Việt Nam thời mở cửa còn xuấthiện nhiều cái lố lăng khi quá trình đô thị hóa tràn về Nào là cảnh “dòng chữKaraoke sơn trắng viết trên cái nẹp tròn chị tôi thường sảy thóc”, nào là cảnhmấy mẹ con nhà thím Hào sang đánh ghen khi thấy chú Hào xúc thóc để đi

hát (Làng động)… Rồi xuất hiện những ông chủ trang trại, nói ngọng líu ngọng lô mà rất vênh vác với đời, sành điệu từ việc gọi thịt chó đến việc bo

cho phục vụ nhà hàng, cậy giàu sang xây mộ bố mẹ to nhất làng nhưng lạithuê trẻ con mang giấy mời ăn cỗ khánh thành mộ đến các nhà và đến giờ ăn

thì bắc loa lên gọi cả xóm (Trần gian biến cải) Hậu quả là: " Bần và vợ

chồng Đại Phú nhìn cỗ ế bày mênh mông mà đờ đẫn cả hai mắt Sáng hômsau, người ta thấy thức ăn thừa nổi lều bều ở dầm, ao, hồ trong trang trại nhàĐại Phú" Cái thói hợm của và những cảnh nực cười như thế ở đâu cũng có,nhưng chỉ khi nó biến thành đối tượng của ngòi bút giễu nhại, châm biếm tràolộng, nó mới lộ hết tính phi lý, đáng mỉa mai, đáng bài trừ

Những màn hài kịch không chỉ xuất hiện ở nơi thôn quê còn nhiều điềulạc hậu mà ở nơi đô thị cũng xuất hiện những chuyện nực cười khác Trong

tập Dị hương của Sương Nguyệt Minh có tới gần một phần hai số truyện được

viết với cảm hứng trào phúng, khi nhà văn khám phá ra những tấn trò trongđời sống gia đình, trong chuyện tình cảm yêu đương của con người trong thời

Ngày đăng: 27/10/2020, 22:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w