Dườngnhư Lê Mỹ Ý không chỉ viết bằng cảm quan của một người xem như đồng nghiệp của TrầnThùy Mai, một người viết văn, làm thơ, mà còn bởi cùng là phụ nữ nên tác giả thấu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3MỤC LỤC
Trang
U………3
1 Lý do chọn đề tài……… 3
2 Lịch sử vấn đề……… 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………8
4 Phương pháp nghiên cưứu……… 8
5 Cấu trúc luâṇ văn……… 8
PHẦN NÔỊ DUNG CHƯƠNG 1: Khái quát truyện ngắn nữ thời kỳ đổi mới và hành trình sáng tác của Trần Thùy Mai………10
1.1 Bức tranh chung vềtruyêṇ ngắn nữ thời kỳđổi mới……… 10
1.1.1 Nhưững vấn đềchung của văn hocc̣ thời kỳđổi mới ……… 10
1.1.2 Đội ngũ các cây bút truyện ngắn nưữthời kỳđổi mới……… 12
1.2 Trần Thùy Mai, con người và văn chương……… 13
1.2.1.Tiểu sưử Trần Thùy Mai……… 13
1.2.2 Quan niêṃ vềhiêṇ thưcc̣, vềcon người vànghềvăn của Trần Thùy Mai………15
1.2.3 Các chặng đường sáng tác của Trần Thùy Mai………17
CHƯƠNG 2: Đối tượng thẩm mỹ của truyện ngắn Trần Thùy Mai………19
2.1 Tình yêu trong truyện ngắn Trần Thùy Mai……….19
2.1.1 Những cung bậc tình yêu……… 19
2.1.1.1 Tình yêu gắn với định mệnh………19
2.1.1.2 Tình yêu trong sáng, thánh thiện……….22
2.1.1.3 Tình yêu không rào cản……… 26
2.1.2 Những bi kicḥ của tình yêu………28
2.1.2.1 Bi kịch giữa hữu hạn và vĩnh hằng………28
Trang 41Phùng Thu Phương
Trang 52.2.1 Cái nhìn dân chủ hóa về lịch sử……….36
2.2.2 Những tưởng tượng, suy lývề lịch sưử………41
2.3 Màu sắc văn hoá Huế trong truyện ngắn Trần Thùy Mai……… 46
2.3.1 Lối sống, cung cách ứng xử……… 47
2.3.2 Thế giới tinh thần độc đáo……… 49
2.3.2.1 Xu hướng duy mỹ ……… …49
2.3.2.2.Xu hướng tâm linh……… 51
2.3.3.Không gian văn hoá ngoài Huế trong con mắt một người Huế 56
CHƯƠNG 3: Một số thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai 3.1 Nhân vâṭ trong truyêṇ ngắn Trần Thùy Mai 63
3.1.1 Nhân vật nữ với những nghịch lý của tình yêu và số phận……… .64
3.1.2 Nhân vật nam, những hình bóng nhạt nhòa, thụ động……… 68
3.1.3 Nhân vâṭnghê c̣si ữtài hoa, đa tinh̀……… 75
3.2 Nghê ̣thuâṭ xây dưng ̣ cốt truyêṇ………80
3.2.1 Nghê c̣thuâṭtaọ tinh̀ huống……….80
3.2.2 Giải quyết mâu thuẫn, xung đôṭ………81
3.3 Ngôn ngữ 84
3.3.1 Ngôn ngưữđộc thoại nội tâm……… 85
3.3.2 Ngôn ngưữđối thoại………87
3.3.3 Ngôn ngưữđịa phương………93
3.4 Giọng điệu……… ……95
3.4.1 Giọng trữ trình sâu lắng……….96
3.4.2 Giọng xót xa, cay đắng……… 97
3.4.3 Giọng triết lý, suy ngẫm……… 100
PHẦN KẾT LUẬN……….104
TÀI LIỆU THAM KHẢO……….107
Trang 6PHẦN MỞĐẦ
U
1.1 Trước hết ở góc độ cá nhân, công tác trong linhữ vưcc̣ liên quan đến văn hocc̣ nghê c̣
thuâṭ, tôi cóđiều kiêṇ tiếp xúc với truyêṇ ngắn của Trần Thùy Mai , thêm nữa, có dịp tròchuyện với chị, nhận thấy ở người phụ nữ Huế này nét nữ tính, thâm trầm, kín đáo, không
dễ nắm bắt trong ngày một ngày hai, con người cùng văn phong của chi c̣đa ữquyến rũtôi
1.2 Lấy mốc thời gian từ sau khi nước nhà được hoàn toàn độc lập năm 1975, cùng
với sự chuyển biến trên nhiều lĩnh vực thì văn hoá văn nghệ đã có những vận động đáng kể, nhất là sau Nghị quyết của Đại hội VI của Đảng và tiếp theo Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị,tất cả như một luồng gió mới ào ạt thổi vào đời sống văn học Bên cạnh tiểu thuyết, thơ, kí, kịch…Truyện ngắn trở thành một thể loại có những bước tiến vượt bậc trong văn học Việt Nam với rất nhiều cây bút nữ tiêu biểu như: Phạm Thị Hoài, Y Ban, Lý Lan, Trần Thị
Trường, Võ Thị Hảo, Dạ Ngân, Nguyễn Thị Ấm, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Thị Diệp Mai, Nguyễn Lập Em, Trầm
Nguyên Ý Anh, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy, vv…Trong số đó có Trần Thùy Mai, môṭ cây bút truyện ngắn miền Trung khá nổi tiếng , tên tuổi của chị từ lâu không còn xa lạ với nhưững người yêu văn chương Chị viết đều đặn, bền bỉ Thời gian gần đây, hầu như năm nào chị cũng cho ra mắt môṭtâpc̣ truyêṇ ngắn
Trên văn đàn hiêṇ đaị, Trần Thùy Mai đã tạo dưngc̣ cho minh̀ môṭlối viết riêng, môṭ phong cách khótrôṇ l ẫn Không cốgắng chưứng minh sư c̣khác biêṭ, không chaỵ theo nhưững cách thức gây sốc, Trần Thùy Mai viết như môṭnhu cầu tư c̣thân, chị luôn trung thành với lối viết quen thuộc nhưng đồng thời cũng không ngừng tìm tòi đổi mới về nội dung và hình thức thể hiện Bài viết về Trần Thùy Mai xuất hiện nhiều trên các trang báo giấy, báo mạng, nhất là sau khi một số truyện ngắn của chị được chuyển thể thành phim thì sự quan tâm ấy càng sâu rộng hơn Tuy nhiên, thẩm bình về tác phẩm của Trần Thùy Mai phần nhiều mới dừng ở góc độ cảm xúc Một số luận văn tốt nghiệp đại học và thạc sĩ nghiên cứu truyện ngắn Trần Thùy Mai có những tổng hợp, phân tích và phát hiện đáng kể cả về phương diện nội dung và nghệ thuật, tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm chưa được tìm hiểu một cách thấu đáo
và hệ thống thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai còn bề sâu chưa được chạm tới
3
Trang 71.3 Với đề tài nghiên cưứu “Thếgiới nghê ̣thuâṭ truyêṇ ngắn Trần Thùy Mai ”, luận
văn hy vọng sẽ góp thêm một góc nhìn mới về hướng tiếp câṇ và khả năng phản ánh cuôcc̣sống trong truyện ngắn Trần Thùy Mai nhằm nêu lên những nét độc đáo trong phong cáchsáng tạo cũng như những đóng góp của chị trong dòng chảy Văn hocc̣ ViêṭNam đương đaị
Gần 40 năm cầm bút với 10 tập truyện ngắn, Trần Thùy Mai đã miệt mài, cần mẫntạo dựng một vị trí trên văn đàn Giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam, giải thưởng của
Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Giải thưởng văn học Cố
Đô cho hai tập truyện ngắn: Quỷ trong trăng và Thập tự hoa đã phần nào ghi nhận những
đóng góp cho sự nghiệp văn học của Trần Thùy Mai Cho đến thời điểm hiện tại khó có thểthống kê trọn vẹn, đầy đủ những bài viết về Trần Thùy Mai Từ thực tế tìm hiểu, chúng tôitạm chia lịch sử nghiên cứu truyện ngắn Trần Thùy Mai làm hai phần:
2.1 Những đánh giá chung về truyện ngắn Trần Thùy Mai:
Tác giả Bùi Việt Thắng trong Truyện ngắn hôm nay đã dùng hai chữ “ hiện tượng”
để minh chứng cho sự hiện diện vững vàng của Trần Thùy Mai trong đội ngũ sáng táctruyện ngắn hiện nay: “miệt mài với nghiệp văn và trở thành cây bút có sức bền với thể loạitruyện ngắn, truyện ngắn của chị vượt ra ngoài giới hạn của mảnh đất cố đô để đến với bạnđọc cả nước”
Một số bài viết từ con người, cuộc sống đời tư của Trần Thùy Mai để lý giải nhữngđiều chị gửi gắm trong trang viết của mình Nhà thơ Lê MỹÝ có bài viết đăng trên báo Tiền
phong tháng 3/2007 với nhan đề: Nhà văn dịu dàng và đa đoan ít dùng đến lý trí để phân
tích mà dựa hẳn vào dòng cảm xúc đầy nữ tính của mình để hiểu Trần Thùy Mai Dườngnhư Lê Mỹ Ý không chỉ viết bằng cảm quan của một người xem như đồng nghiệp của TrầnThùy Mai, một người viết văn, làm thơ, mà còn bởi cùng là phụ nữ nên tác giả thấu hiểunhững đa đoan, những khúc quanh trong đời sống tình cảm của Trần Thùy Mai như mộtngười em gái Ở bài viết này tác giả gọi tên những “ám ảnh” hé lộ nhiều thông tin liên quanđến cuộc sống, gia đình, thói quen, sở thích của nhà văn xứ Huế này
Cũng trong một bài viết trên báo Người đương thời số tháng 5/2007, Lê Mỹ Ý tiếp tụckhẳng định giá trị nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai: “Từ tập truyện đầu tiên cho đến bâygiờ, chị Mai bao giờ cũng giữ được cho mình một giọng văn, ngôn ngữ, phong cách
Trang 8thật trong sáng Trong sáng đến mức luôn có cảm giác như chị là người luôn đam mê, đắmđuối và đuổi theo một thứ ánh sáng kỳ ảo giữa cuộc đời”.
Tác giả Hồ Thế Hà trong bài Truyện ngắn Trần Thùy Mai - những giấc mơ huyền
thoại chỉ ra vẻ đẹp nổi bật tron truyện ngắn Trần Thuỳ Mai là “yếu tố huyền thoại, cổ tích”
cùng “giọng văn nhẹ nhàng êm dịu, chất thơ”
Tác giả Phan Diễm Phương trong bài viết Nét hấp dẫn của truyện ngắn Trần Thùy
Mai cho rằng: hướng tiếp cận cuộc sống luôn chuyển biến, càng về sau càng đằm sâu,
“thoạt tiên, cuộc sống hiện ra có phần đơn giản và có tính chất bề mặt qua câu chuyện kể.
Nhưng rồi sau đó, một số truyện ngắn của Trần Thùy Mai có vẻ lắng vào chiều sâu hơn…chị đã cố gắng hướng ngòi bút của mình vào các trạng thái tâm tưởng của nhân vật” Trongbài viết này, tác giả đã xác định điểm nhấn đáng chú ý trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai là:
Kiểu nhân vật tâm tưởng.
Tác giả Hoàng Nguyên Vũ trong bài viết đăng trên báo điện tử Văn nghệ công an(http//www.vnca.com) lý giải vì sao truyện của Trần Thùy Mai lại có sức sống mãnh liệtchính là vì chất “đời” trong đó, “những trang viết của Trần Thùy Mai chứa đựng những cuộcđời nhỏ nhỏ, có cuộc đời thoáng qua, có cuộc đời gặp một lần rồi hun hút, có cuộc đời vềtrong những giấc mơ miên viễn Nhưng vấn đề không phải nói ai, hay viết về ai, thấpthoáng cuộc đời của ai mà là cái thông điệp đằng sau những cuộc đời ấy là gì”, tác giả bàiviết khẳng định: “tình yêu ngập tràn các trang viết Dù buồn hay vui, cô đơn hay hạnh phúcthì với Trần Thùy Mai phải có tình yêu mới khiến ngòi bút của chị chắp cánh (…), tình yêulà động lực của bút lực (…) Tình yêu thúc đẩy cuộc sống đẹp hơn và làm được nhiều việccó ích”
Tác giả Lý Hạnh có bài: Nhà văn Trần Thùy Mai : Viết vềtình yêu không phải để
“câu khách” đăng trên báo Công an nhân dân sốtháng 3 năm 2008 đưa ra nhận định mang
hướng mở cho những phân tích về truyện ngắn Trần Thùy Mai: chị dành tình cảm ưu ái rấtriêng cho các nhân vật được đặt trong “cuộc sống vốn đa chiều và phức tạp”, cụ thể ở đây làtrong tình yêu Tình yêu dẫu mất mát, phụ bạc và đớn đau đến nhường nào thì con ngườicũng chỉ thật sự tìm thấy hạnh phúc khi có nó Mỗi nhân vật một hoàn cảnh, một vết thươnglòng khác nhau nhưng tất cả đều mang khát vọng về một tình yêu mãnh liệt và bất tử
5
Trang 9Cũng về nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, tác giả Diệu Hiền trong
bài: Trần Thùy Mai và bi kịch của người phụ nữ đăng trên báo Kiến thức gia đình số tháng 11
năm 2002 chỉ ra nhân vật trung tâm trong các sáng tác của Trần Thuỳ Mai là người
phụ nữ “sống tốt hết mình nhưng kết cục phần nhiều họ đều gặp bất hạnh, đau khổ”
Tác giả Lê Hương Thủy trong bài : Môṭ góc nhìn vềtruyêṇ ngắn năm 2008 đăng trên
tạp chí Văn nghê c̣quân đôịnhâṇ thấy nét nổi bâṭnhất trong nhưững tâpc̣ truyêṇ vềsau của TrầnThuỳ Mai là chuyển hướng vào đề tài lịch sử với một cách tiếp cận mới với cái nhìn giảithiêng, thân mật hóa đối tượng Tuy mới chỉ khái quát nhưng là nhận định rất chuẩn xác vềmảng đề tài lịch sử có thể coi là tạo nên phong cách của Trần Thùy Mai
Nhà thơ Mai Văn Hoan có bài viết nhan đề khá ấn tượng: Trần Thùy Mai và những
giấc mơ hoang tưởng, bên cạnh việc khẳng định đề tài xuyên suốt trong truyện ngắn của
Trần Thùy Mai là đề tài tình yêu, ông đặc biệt quan tâm đến các thủpháp nghê c̣thuâṭ: từ cốttruyêṇ, cách xây dựng nhân vật , giọng điệu… trong đó không thể không nhắc đến cách kểtruyện “theo ngôi thứ nhất” Đây là bài viết hiếm hoi bàn đến nghệ thuật trong truyện ngắnTrần Thùy Mai
Trên đây là nhưững đánh giá, nhâṇ xét ít n hiều đa ữđôngc̣ chạm tới nét riêng trongtruyêṇ ngắn Trần Thùy Mai về phương diện nội dung, nghệ thuật: đề tài tình yêu, lịch sử,những nhân vật bình thường, bé nhỏ, thế giới nhân vật nữ nhiều đa đoan, giọng văn dịudàng mang âm hưởng của vùng đất cố đô
2.2 Những đánh giá, phân tích tác phẩm cụ thể của Trần Thùy Mai:
Có thể nói, Hồ Thế Hà là một trong những người nghiên cứu khá chi tiết về sáng tác
của Trần Thùy Mai, trong bài: Thế giới truyện ngắn Trần Thùy Mai qua Trò chơi cấm (Tìm
trong trang viết, NXB Thuận hoá, Huế, 1998) trình bày một cách hệ thống các khía cạnhtrong thế giới nghệ thuật của tập truyện này như: kết cấu, cốt truyện, không gian và thờigian nghệ thuật Theo tác giả, thời gian và không gian khát vọng được miêu tả bằng bút
pháp huyền thoại Về giọng điệu chủ đạo trong Trò chơi cấm là “giọng văn tâm tình, mềm
mại gắn với những phản ứng tâm thức kín đáo của nhân vật đã tạo nên giá trị nhân văn;giọng văn thủ thỉ tâm tình và thấm đẫm chất thơ, quyến rũ bởi chất huyền thoại”, qua đóthấy được truyện ngắn Trần Thùy Mai mang đậm chất triết lý về sự sống của con người thờihiện đại
Trang 10Cũng về tập truyện này, bài: Nữ tính trong“ Trò chơi cấm” của Trần Thùy Mai đăng
trên báo Sài Gòn giải phóng theo nhà văn Lý Lan - người đã từng in chung với Trần Thùy
Mai tập truyện Cỏ hát thì chất nữ tính trong cách viết của Trần Thùy Mai rất rõ rệt, tiếc là Lý Lan đã không đi sâu phân tích những biểu hiện cụ thể của tính nữ trong Trò chơi cấm.
Tập truyện Quỷ trong Trăng của Trần Thùy Mai nhận được nhiều sự quan tâm Bài
Cuộc hành hương bên bờ xa vắng của tác giả Vọng Thảo đăng trên Tạp chí Sông Hương số
157 (3/2002) gọi ra điểm nhấn trong“Quỷ trong trăng” chính là tạo lập một thế giới mà ở
đó, phận người vẫn còn những khắc khoải cô đơn
Phân tích kiểu người phụ nữ nổi loạn là cách tiếp cận rất riêng của Nguyễn Thị Kim
Huệ trong bài viết Quỷ trong trăng và thế giới nữ đậm cá tính Tây Phương Tác giả cho rằng
nét độc đáo trong cách xây dựng hình tượng biểu hiện ở chỗ “những người phụ nữ phươngĐông dịu dàng Ấy thế mà trái tim họ, lại còn mang dòng máu nóng phương Tây bất chấpvà nổi loạn, dù đôi lúc nổi loạn trong bế tắc Các nhân vật nữ bên nét thánh thiện, đều tiềmtàng một dòng máu “quỷ” mộng yêu, ngông cuồng vì yêu và chết vì yêu”
Báo Thanh niên (2001) và Quảng Nam chủ nhật (2002) đăng bài của các tác giả:
Ngô Thị Kim Cúc và Bảo Anh phân tích về phần người - phần quỷ trong Quỷ trong trăng.
Về tập truyện Mưa đời sau, trên báo Nhân dân số 305 Minh Phương có bài giới thiệu: Đọc sách: Mưa đời sau, khẳng định nhân vật trung tâm trong tập truyện này đều giàu
lòng hướng thiện, “diễn biến tâm lý với lối kết hợp tự nhiên, bất ngờ, lôi cuốn”
Về tập truyện Mưa ở Strasbourg, bài viết có nhan đề Em ơi, phía ấy mưa rơi đăng
trên trang báo điện tử http//www.tuanvietnam.vn đưa ra những nhận xét ngắn gọn, sắc sảorằng Trần Thùy Mai “táo bạo trong việc thể hiện những khoảng trống tâm hồn của ngườiphụ nữ ngày nay, ẩn chứa ở đó là những khao khát rất đời” Theo bài viết trên thì bên cạnhviệc tiếp tục khắc họa đậm nét số phận người phụ nữ thì ở tập truyện này xuất hiện nhiềuhơn những mặt trái, ty tiện, đớn hèn
Về tập truyện: Một mình ở Tokyo, Nxb Văn nghệ có lời giới thiệu: Trần Thùy Mai đã
đổi món cho độc giả bằng các bối cảnh và các tuyến nhân vật độc đáo, khác lạ (nhưng
Trang 11không xa lạ), người đọc như được chạm vào những vàng son xưa cũ rồi lại thấy mình đangở đâu đó rất xa xôi giữa lòng hiện tại.
Cũng về tập truyện này, đọc “Một mình ở Tokyo - Tấm lòng vị tha nhân hậu là cội rễ
của hạnh phúc” tác giả Xuân Viêm cho rằng cái mới lạ nhất ở tập truyện này chính là sự
thay đổi thị giác, Một mình ở Tokyo vượt khỏi không gian tĩnh lặng “rất Huế” của Trần
Thùy Mai
Ngoài ra còn một số tiểu luận, luận văn tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ về truyện
ngắn Trần Thùy Mai như: Thi pháp nhân vật của truyện ngắn Trần Thuỳ Mai (Nguyễn Thị Hồng Lê), Hình tượng tác giả và nhân vật nữ trong truyện ngắn nữ thời kỳ đổi mới (Trần Thị Lệ Thanh), Phong cách truyện ngắn Trần Thuỳ Mai (Trần Thị Hậu)…
Ở những mức độ khác nhau các ý kiến, nhận xét của người nghiên cứu đi trước lànhững gợi mở quý giá cho chúng tôi khi đi sâu tìm hiểu thế giới nghệ thuật truyệnngắn Trần Thùy Mai
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là toàn bộ truyêṇ ngắn đa ữđươcc̣ xuất bản của Trần
Thùy Mai Bên canḥ đólànhưững ýkiến phát biểu , trả lời phỏng vấn của tác giả trên các
phương tiêṇ thông tin đaịchúng
Ngoài ra để làm sáng rõ hơn những phân tích , nhâṇ đinḥ , trong luâṇ văn chúng tôicũng chú ý tới tác phẩm của một số cây bút nữ cùng thế hệ với Trần Thùy Mai
Phạm vi nghiên cứu: luận văn tìm hiểu truyện ngắn của Trần Thùy Mai trên haiphương diện với những điểm nhấn quan trọng về nội dung (tình yêu, lịch sử, văn hoá Huế)và nghệ thuật (nhân vật, kết cấu, ngôn từ, giọng điệu)
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp thông kê, phân loại
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học
Trang 12Luận văn của chúng tôi được triển khai thành ba phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luâṇ và tài liệu tham khảo.
Phần nội dung được triển khai trong 3 chương:
CHƯƠNG 1: Khái quát truyện ngắn nữ thời kỳ đổi mới và hành trình sáng tác của Trần Thùy Mai
CHƯƠNG 2: Đối tượng thẩm mỹ của truyện ngắn Trần Thùy Mai
CHƯƠNG 3: Một số thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai
Trang 13PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT TRUYỆN NGẮN NỮ THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG
TÁC CỦA TRẦN THÙY MAI
1.1 Bưức tranh chung vềtruyêṇ ngắn nưữthời kỳđổi mới :
1.1.1 Những vấn đềchung của văn hoc ̣ thời kỳđổi mới:
Nhìn trên tổng thể tiến trình văn học Việt Nam trong thế kỷ XX và cho đến nay, cóthể thấy ba thời kỳ lớn với xu hướng vận động khác nhau Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945,văn học vận động theo hướng hiện đại hóa Trong 30 năm tiếp theo (từ năm 1945 đến năm1975) có thể nói đại chúng hóa và cách mạng hóa là xu hướng vận động cơ bản của nền vănhọc cách mạng trong hoàn cảnh chiến tranh Còn từ sau năm 1975, nhất là từ giữa nhữngnăm 80 trở đi, dân chủ hóa là xu thế lớn của xã hội và trong đời sống tinh thần của conngười, cũng đã trở thành xu hướng vận động bao trùm của nền văn học”[34]
Một đặc điểm riêng của văn học Việt Nam từ năm 1945 - 1975, phát triển trong hoàncảnh lịch sử đặc biệt của ba mươi năm chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.Đây là ba mươi năm văn học chủ yếu phục vụ kháng chiến: kháng chiến chống thực dânPháp từ năm 1945 - 1954 và kháng chiến chống đế quốc Mỹ từ năm 1955 đến năm 1975
Từ giữa năm 1975, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cả nướcđộc lập và thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xãhội Chúng ta có nhiều thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nước Thế nhưng khó khăn làhậu quả chiến tranh để lại là quá nặng nề, để hồi phục và phát triển kinh tế đất nước cần phải cónhững kế sách lâu dài, những điều chỉnh hợp lý Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm
1986 đã đánh giá đúng mức những thành tựu đạt được trong 20 năm xây dựng xã hội chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời nhìn thẳng vào sự thật, đi sâu phân tích những tồn tại vànghiêm khắc tự phê bình Đại hội đã chỉ rõ: Đảng phải đổi mới sự lãnh đạo và chỉ đạo một cáchmạnh mẽ, phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế Chính đường lối đổi mới này đãmang đến cho cách mạng nước ta nguồn sức mạnh mới để tiến lên theo
Trang 14định hướng xã hội chủ nghĩa Trong đó sự hình thành của nền kinh tế hàng hoá nhiều thànhphần, vận động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước Nhiều mặt của đờisống xã hội đã thay đổi, trong đó có đời sống nghệ thuật Sự đổi mới trong văn học đầu tiênphải nói tới là sự thay đổi về tư duy nghệ thuật và ý thức cầm bút của nghệ sĩ Tư tưởng đổimới do Đại hội Đảng lần thứ VI khởi xướng và tinh thần dân chủ của thời đại mới cho phépnhà văn có quyền tiếp cận và tái hiện đời sống trong tính đa dạng và sinh động của nó.Không còn chuyện phân biệt đề tài ưu tiên hay đề tài không ưu tiên, đề tài chính hay đề tàiphụ Công cuộc đổi mới sau năm 1986 với chủ trương “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giáđúng sự thật, nói rõ sự thật” đã mở ra định hướng rõ ràng không khuôn sáo, gò ép, ngườiviết được tự do trong sáng tạo nghệ thuật.
Về đề tài, nổi trội nhất, có sức hấp dẫn nhất, không viết về những điều gì quá xa vời,
to tát, các nhà văn hướng sự quan tâm tới cuộc sống đời thường với các mối quan hệ phứctạp Góc độ đời tư quy chiếu trong đạo đức, gia đình, công việc, tình yêu, nỗi đau khổ.vv luôn được thể hiện trên trang viết của các nhà văn
Về nhân vật trung tâm, nhà văn có thể miêu tả cả những mặt trái của đời sống, nhữngmặt khuất kín của con người vì “tất cả những gì thuộc về con người đều không xa lạ đối vớitôi” (Marx)
Chưa bao giờ mối liên hệ giữa tác giả - tác phẩm - người đọc lại trở nên gần gũi vànhuần nhụy đến thế Nhà văn không phải là người răn dạy, giáo huấn về đạo đức mà thựchiện cuộc đối thoại với người đọc thông qua các văn bản nghệ thuật của mình Đó phải lànhững văn bản nghệ thuật đa nghĩa, giàu sức gợi và giàu tính nhân văn Điều đó chứng tỏ tưduy đối thoại đã thấm sâu vào đời sống văn học
Vềhinh̀ thưức nghê c̣thuâṭ, nhiều thủ pháp nghệ thuật xuất hiêṇ , xuất phát từ tinh thầndân chủ và ý thức cá tính hóa, nhà văn có cách ứng xử ngôn ngữ tự do hơn với tinh thần coitrọng sự sáng tạo nghệ thuật Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp cho rằng: Chưa bao giờvăn học Việt Nam lại phong phú như thế về cách thức biểu hiện và giọng điệu nghệ thuật.Hiện nay chủ yếu có hai hướng đổi mới: đổi mới trên nền truyền thống và đổi mới theo kiểuhiện đại phương Tây
11
Trang 15Cũng cần nói thêm rằng, gần đây xuất hiện cụm từ: văn học trẻ để chỉ thế hệ ngườiviết thuộc thế hệ 8x Đây là một tập hợp những cây bút có sức trẻ, có ý thức tự tạo cho mìnhnhững khoảng riêng trong cách viết, vì vậy, hướng đến mọi đối tượng người đọc khôngphải là mục đích của họ Bắt gặp việc sử dụng ngôn ngữ khá hiện đại, thậm chí là rất “cute”rất “teen” để trình bày những vấn đề họ quan tâm Có nhiều ý kiến trái triều về sáng tác củathế hệ 8x, tuy nhiên, góc độ nào đấy chứng tỏ nền văn học của chúng ta vẫn đang vận độngvới những thể nghiệm mới, những nhân tố mới đang hình thành và phát triển Cũng nhưvậy, trong dòng chảy của văn học đương đại cần phải quen với một khái niệm mới: văn họcmạng Hiện nay có hai hướng gần như ngược nhau: thứ nhất, tập hợp các bài viết, sáng táctrên mạng rồi xuất bản (in); thứ hai, tung những tác phẩm đã in (giấy) lên mạng Công bằngmà nói, không ai có thể phủ nhận tính nhanh, nhậy của văn học mạng nhưng xét về chấtlượng thì còn rất nhiều điều phải lên tiếng, nếu tìm trong văn học mạng những tác phẩm đạtchất lượng nghệ thuật cao thì rất khó.
Nói như vật để thấy, nền văn học đương đại của chúng ta luôn vận động và biến đổikhông ngừng Nhà văn hơn ai hết phải tự đổi mới mình thì mới bắt nhịp được với hơi thởvội vàng, gấp gáp của cuộc sống
1.1.2 Đội ngũ các cây bút truyêṇ ngắn nữthời kỳđổi mới:
Cũng cần nói xa hơn một chút nếu như trên văn đàn ViêṭNam nhưững năm đầu thếkỷ
XX chỉ có môṭ sốít gương măṭnưữxuất hiêṇ , hay nói một cách khác thì giới văn sĩ nữ vâñ vắng bóng trên văn đàn Giai đoaṇ 1930- 1945, lĩnh vực thơ có đô i ba người (Anh Thơ ,Môngc̣ Tuyết, Vân Đài, Hằng Phương) còn riêng lĩnh vực truyện ngắn gần như không có têntuổi nổi bật Giai đoaṇ 1945-1975, xuất hiêṇ một số tác giả nữ như : Lê Minh , Vũ Thị
Thường, Bích Thuận, Thanh Hương, Nguyêñ Thị Ngọc Tú, Nguyêñ Thi c̣Như Trang, DươngThị Xuân Quý, Lê Minh Khuê… Sau năm 1975 đặc biệt là thời kỳ đổi mới, trong lĩnh vực
truyêṇ ngắn có hiện tượng“âm thinḥ dương suy ” (75% người viết truyêṇ ngắn l à nữ , theo
thống kê của tác giả Bùi Việt Thắng ) với những tên tuổi như: Phạm Thị Hoài , Y Ban, Võ Thị
Hảo , Võ Thị Xuân Hà , Nguyêñ Thi c̣Âứ
m , Dạ Ngân , Trần Thùy Mai , Nguyêñ Thi c̣T huHuê,c̣Phan Thi Vạ̀ng Anh , Đỗ Bích Thúy , Trầm Nguyên Ý Anh, Nguyêñ Thi c̣Diêpc̣ Mai , Đỗ
Trang 16Hoàng Diệu , Nguyêñ Ngocc̣ Tư , Đỗ Bích Thúy…[56,200] Có ý kiến cho rằng: “Văn họcđương đại Việt Nam mang gương mặt nữ” quả không phải không có căn cứ Nhà thơ Đức J.Bêsơ đã nói “nền văn học mới bao giờ cũng ra đời những con người mới”, mỗi giai đoạnvăn học đều có những nhân vật văn học đặc trưng Xét riêng các tác giả nữ thời kỳ đổi mới,họ đặc biệt quan tâm những vấn đề thuộc về giới mình Không theo hướng phê phán hayngợi ca từ cái nhìn đạo đức, sử dụng nhân vật nữ để chuyển tải một quan niệm, tư tưởngnhư trước đây, trong văn xuôi thời kỳ đổi mới, việc xem phụ nữ như một khách thể thẩm
mỹ độc lập, như một thế giới riêng đầy bí ẩn và hấp dẫn cần được khám phá và lý giải như
đã trở thành một “trào lưu” Trong bài “Chủ đề phụ nữ từ văn học dân gian đến văn họchiện đại Việt Nam (Tạp chí Văn hoá Dân gian số 1/2006) tác giả Trần Ngọc Dung nhấnmạnh nét mới trong sáng tác về người phụ nữ đó là “ sự bí ẩn trong thế giới nội tâm củangười phụ nữ là một đề tài luôn hấp dẫn…”
Với những trải nghiệm trong nghề viết, trong cuộc đời, những cây bút nữ thườngđưa ra những kinh nghiệm, triết lý về cuộc đời, về gia đình, hôn nhân, hạnh phúc, tình yêuvà cả những khổ đau, bất hạnh Bên cạnh những tác giả truyện ngắn gây “sốc” với những đềtài nóng bỏng, cách viết mới và lạ, tạo những ý kiến khen chê trái ngược, còn có một bộphận tác giả nữ ít tạo ra những sóng gió trong dư luận Trong vườn hoa văn học nở rộ vớirất nhiều loài hoa mang hương sắc ấy, nổi bật lên những cây bút để lại dấu ấn đậm nét tronglòng người đọc Trần Thùy Mai với những tập truyện ngắn đặc sắc của mình cũng là mộtgương mặt tiêu biểu trong số đó
1.2 Trần Thuỳ Mai con người và văn chương:
1.2.1 Tiểu sửTrần Thùy Mai:
Để thành danh, tạo dựng sự nghiệp thì những đô thị lớn thường là miền đất hứa chonhiều cây bút Trong lần trả lời phỏng vấn trên một tờ báo với câu hỏi: “Chị viết văn khálâu, cũng chăm chút độc giả đến từng chi tiết nhưng sống ở Huế, chị thấy mình thiệt thòinhững gì so với đồng nghiệp ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh?” Nhà văn Trần ThuỳMai bằng cơ duyên của một người cầm bút gần 40 năm đã trả lời rằng: “Có cái mất và cái
Trang 17được, điều này thì ngay cả những người ở hai thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố HồChí Minh cũng thế Dù được hay mất thì mình luôn mong muốn được sống và viết ở đây, vì
cả cuộc đời và trang viết của mình đã gắn chặt với vùng đất này nên khó mà đi xa được”
“Vùng đất này” mà chị nói tới ấy là Huế Trần Thùy Mai vẫn luôn coi mình là mộtngười gốc Huế, không chỉ bởi cha mẹ chị là người Huế, mà Huế còn là mảnh đất chị lớnlên, lập gia đình ở đó và gắn bó suốt cả cuộc đời
Trong những năm 50 vì lý do công tác nên cha mẹ chị chuyển vào HôịAn Năm
1954, cô bé Trần Thùy Mai cất tiếng khóc chào đời và không lâu sau, năm chị tròn một tuổilại theo gia đinh̀ quay trởlaịHuế
Chị tâm sự: “tôi sinh ra ở Hội An…Dù đã rời xa Hội An khi còn quá nhỏ nhưng tôi luôngởi về đấy nhiều mộng tưởng huyễn hoặc lung linh, đẹp như cổ tích Còn Huế là nơi để lại dấuấn đậm nét nhất trong tác phẩm của tôi, bởi đó là nơi tôi sống hầu hết cuộc đời mình ,“Tôiđược đến nhiều nơi ở Thừa Thiên Huế và Quảng Nam để ghi chép dân ca, ca dao Tôi rất cảmcái chất u uẩn, thầm kín của hò mái nhì Huế, yêu cái chất mãnh liệt, nồng nàn hò khoan QuảngNam Một bên thì mơ màng sương khói: “Lên non ngậm ngải tìm hương / Em đây ở với ngườithương tới cùng Còn một bên thì dữ dội: “Tay em cầm con dao sắc/ Trao qua cái rổ, cắt cái cổcon kê/ Hai ta lên miếu mà thề/ Cạn sông lở núi đừng hề bỏ nhau ”, dường như dù ít dù nhiều,những câu ca dao, dân ca thấm đẫm hơi thở cuộc sống đã nuôi dưỡng con người văn trong TrầnThùy Mai để rồi sau này có một người văn Trần Thùy Mai dịu dàng, tinh tế nhưng cũng có mộtngười văn Trần Thùy Mai mãnh liệt và quyết đoán
Với Trần Thuỳ Mai thì: “Một thành phố nói hoài không hết, viết hoài không hếtchuyện, đó là Huế Người ta thường bảo Huế là xứ đi để mà nhớ, không phải xứ ở để màthương Đúng vậy, trong những chặng thăng trầm của Huế, nhiều bạn bè của tôi đã ra đi,phần tôi cũng đã có lúc nghĩ đến một chuyến đi xa nhưng rồi vẫn ở lại Đấy là duyên phậncủa tôi với mảnh đất này” Trần Thùy Mai bắt đầu được các bạn trẻ yêu thích văn chương ởHuế biết đến khi chị đang học ở trường Đồng Khánh những năm trước giải phóng (1975).Tình yêu của chị dành cho văn chương tiếp tục được nuôi dưỡng khi chị quyết định thi vàotrường Đaịhocc̣ sư phaṃ Huếnăm 1972 Trong 4 năm là sinh viên, Trần Thùy Mai tiếp tụcsáng tác Năm 1975, Trần Thùy Mai có truyện ngắn đầu tiên đăng báo Văn nghệ
Trang 18Ra trường chi c̣đươcc̣ giưữlaịlàm giảng viên Năm 1987, chị chuyển sang công tác tại Nhà xuất bản Thuận Hóa.
Năm 2009, Trần Thùy Mai nghỉhưu vàtiếp tucc̣ công viêcc̣ viết lách của minh̀ Chịmiêu tả cuộc sống hiện tại của mình như thế này: “Một mình trong ngôi nhà yên tĩnh, tôiviết về xứ Huế xưa và nay, nắm bắt những dáng nét cổ xưa và hiện đại của một vùng đất, đểtặng cho người đọc những phút giây chia sẻ cảm xúc và ngẫm nghĩ chung về cuộc sống Đólà quà tặng dành cho những người sống quanh tôi, chắt lọc từ những tinh hoa của một vùngđất mà tôi đã chọn ở để mà thương”
Trần Thuỳ Mai là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Văn nghệ dân gianViệt Nam
1.2.2 Quan niêṃ vềhiêṇ thưc ̣, vềcon người vànghềvăn của Trần Thùy Mai:
Trần Thùy Mai là người cởi mở, dễ gần, chị sẵn sàng chia sẻ về công việc sáng tácvới những người yêu văn thơ Một thái độ làm việc nghiêm túc, thống nhất trong lời nói vàhành động, có những tôn chỉ sáng tác rõ ràng, hiểu được điều đó sẽ giúp soi tỏ ý nghĩa tưtưởng, những tâm sự ẩn sâu trong các trang viết của chị
Bất cứ nhà văn nào khi dấn thân vào sáng tác cũng phải biết tạng của mình, lãnh địamình thông thuộc hay nói một cách khác là xác định được sở trường, không thể viết văntheo kiểu đốt đuốc đi đêm
“Tôi như một mảnh nam châm hút về mình những đau khổ”, hiêṇ thưcc̣ phản ánh màTrần Thùy Mai quan tâm đầu tiên là “tập trung thể hiện những đau khổ của con người ” Qua
câu nói này của chị chợt liên tưởng đến hình ảnh chú chim nhỏ trong trong tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụii mận gai, tự nguyện và kiêu hãnh lao mình vào bụi mận gai, cắm chiếc gai
dài nhất, nhọn nhất vào ngực mình để ca lên bài ca bất tử về khổ đau trên trần thế, bài ca khiếnchúa trên thiên đàng cũng phải mỉm cười Dù bài ca ấy có phải trả giá bằng máu, thậm chí là cảcái chết Chị quan niệm tác phẩm văn học bắt đầu từ mâu thuẫn, xung đột trong cuộc đời Đaukhổ có đầy trong cõi sống này Viết, cảm nhận nỗi buồn của người bên cạnh, về gian khó củađời mình để tạo ra mối đồng cảm chung là đường hướng theo đuổi của chị
Dường như là thế, trong các truyện ngắn của Trần Thùy Mai phảng phất cuộc đời đađoan của chị, câu chuyện của những người bạn hay những câu chuyện tình cờ chị đã tình cờ
15
Trang 19nghe được từ những người sống quanh mình “Văn chương cho tôi thêm baṇ bè , nhất là
nhưững baṇ gái, họ đến và kể cho tôi nghe những tâm tình của họ”
Trần Thùy Mai đã dùng một hình ảnh cụ thể để diễn tả khả năng biểu đạt chân thực
của văn chương: “Jack London viết về thế giới vàng vì bản thân ông ấy từng là người đi
tìm vàng.” Cho nên “viết về những điều mình từng trải nghiệm” với “lấy chuyện mình ra để
viết” vẫn có chút khác nhau về ý nghĩa Nhưng cả hai cách nói đó cùng nhấn mạnh một ý:
người viết không thể dựng nên nhân vật mà không lên thác xuống ghềnh cùng nó
Có một nhà văn nói đại ý thế này: “Viết văn phải đứng trên đôi bờ cảm xúc, một là
yêu mãnh liệt, hai là căm ghét tột cùng, không thể lỡ cỡ trong tình cảm mà mong viết văn”
Trần Thùy Mai đã chọn cho mình bến đậu đầu tiên, phần vì tạng người của chị chỉ có thể
yêu nhiều hơn ghét: “Tôi nghĩ rằng các hành động của con người chung quy đều thuộc một
trong hai nhóm: thương yêu nhau hoặc đấu đá lẫn nhau Tôi chọn viết về nhóm thứ nhất”
Mười tập truyện ngắn, quá nửa số truyện trong đó là viết về tình yêu Chị cho rằng “khát
vọng sống, khát vọng hạnh phúc là điều mà ai cũng quan tâm, mà trong đó, tình yêu là
môṭdangc̣ thểhiêṇ gần gũi vàdê ữcảm nhâṇ nhất Viết vềcái gìthìbắt đầu cũn g làtừ thương
yêu, kết thúc cũng làtừ thương yêu”
Sống để yêu, yêu để viết, đây cũng là mục đích dấn thân vào nghiệp văn của Trần
Thùy Mai “viết văn với tôi làmôṭcách thương yêu với chinhứ minh̀ vànhưững người xung
quanh Nghềvăn đối với tôi làkhung cưửa hepc̣ dâñ đến thiên đường Nếu không đủtinh̀ yêu
thì đừng dấn thân Cưứ sống h ết lòng và viết hết lòng , bởi nghê c̣thuâṭcũng giống như tinh̀
yêu, ngươi ta chi co thểnhâṇ đươcc̣ ngay trong luc cho đi Cuôcc̣ hanh trinh cua văn chương
là cuộc hành trình không ngừng nghỉ…khi mở lòng ra , mình sẽ luôn được đón nhận”
Chính vì tình yêu, trách nhiệm và ý thức về sứ mệnh của người cầm bút mà Trần
Thùy Mai coi “văn chương làmôṭcông viêcc̣ nghiêm
đây không phải là công việc khiến tôi mệt mỏi , vì đó là niềm yêu thích của tô i Hạnh phúc
của người phụ nữ viết văn giống như niềm vui của cái cây được mọc lên trong đất và khí
trời để sống Niềm hạnh phúc ấy giúp tôi sống và vượt qua những năm tháng khó khăn nhất
trong cuộc đời” Trần Thùy Mai đến với văn chương như một sự bấu víu cho nỗi cô đơn của
mình, như thế, văn chương là cứu cánh, là tiên dược điều trị bệnh trong tâm, là định mệnh
không thể khác
Trang 20Nói về việc làm mới mình trong văn chương, Trần Thùy Mai cho rằng: “Tôi cùng thếhệ với Lý Lan, Minh Ngọc, thế hệ cầm bút đầu tiên sau chiến tranh Nhìn lại, đây chính làthế hệ dò đường đi tìm những đề tài hậu chiến Có thể có những sáng tạo, nhưng vẫn khôngthể không bị ảnh hưởng bởi những lối mòn Cho đến bây giờ ngay chính tôi, khi viết vẫn dễbị cóng tay vì nghĩ tới những người độc giả với lối đọc cũ Không chấp nhận sự thay đổi,hạn chế cái mới, chỉ thừa nhận một lối đi chính là nguy cơ mà mọi người viết hiện nay vẫnphải đương đầu”.
Trần Thuỳ Mai với tôn chỉ trong đời sống và nghệ thuật là ở sự chân than Ở chị nhậnthấy nỗ lực, nghiêm túc trong sáng tạo, bởi “ Nghệ thuật cũng như tình yêu, phải khó khăn,
không chấp nhận sự dễ dãi”(Khói trên sông hương).
1.2.3 Các chặng đường sáng tác của Trần Thùy Mai:
Trần Thùy Mai đã tâm sự về những ngày đầu chị sáng tác: “bắt đầu cầm bút sau ngàyhòa bình lập lại, tôi viết về Huế sau chiến tranh như một niềm hy vọng vươn lên và tái sinh.Tập truyện ngắn đầu tay “Bài thơ về biển khơi” viết tại trại viết Vũng Tàu năm 1982 là tậptruyện mà tôi gửi gắm rất nhiều mơ ước của mình về một cuộc sống tốt đẹp và lương thiện giữamột thời kỳ đời sống rất khó khăn Từ ấy đến nay tôi đã có thêm tám tập truyện nữa Tám tậptruyện tôi đã âm thầm viết trong những ngày tháng buồn bã nhất cũng như vui sướng nhất trong
đời mình Trong những tập này có tập Quỷ trong trăng được viết trong thời kỳ tôi viết với nhiều đam mê nhất” Cuối năm 2002, tập truyện ngắn Quỷ trong trăng của chị được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam Một năm sau, tập truyện ngắn Thập tự hoa được giải thưởng của Ủy ban
Toàn quốc các Hội liên hiệp Văn học và Nghệ thuật Cùng năm đó, báo Tuổi Trẻ đưa tin: “TrầnThùy Mai lập Hattrick” vì trong cùng một năm Trần Thùy Mai có ba truyện ngắn được ký hợp
đồng chuyển thể thành phim truyện nhựa Thập tự hoa là truyện ngắn nói về tình yêu của một người đàn bà đơn thân, một mình nuôi đứa con gái nhỏ Gió thiên đường có nhân vật là những
người trẻ trong một lớp khiêu vũ, những người trẻ lớn lên sau chiến tranh, với cách nói, cáchnghĩ, cách yêu đương không còn giống thế hệ trước, nhưng vẫn mang đậm nét nội tâm của con
người xứ Huế Gió thiên đường đã được dịch giả Kato Sarkaie dịch ra tiếng Nhật đăng ở tạp
chí Shincho là tạp chí Văn nghệ
Trang 21lớn nhất ở Nhật Bản Với sự dàn dựng của đạo diễn Lâm Lê Dũng truyện đã được chuyểnthành phim truyện nhựa chiếu ra mắt trong lễ hội hoa Đà Lạt năm 2006 Đến năm 2008, với
đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn, truyện ngắn Trăng nơi đáy giếng được dựng thành một bộ phim
mang đậm sắc thái văn hóa Huế Phim đã được nhiều liên hoan phim trên thế giới chú ý vàmời tham dự: Liên hoan phim Dubai, Munich, Zurich, Đài Loan, Bangkok , Lyon và đượcchiếu tại hơn hai mươi trường Đại học danh tiếng của Hoa Kỳ
Vậy là, truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai khá có duyên với điện ảnh, nó làm đầy đặnthêm hành trình sáng tác của chị trên con đường đến với công chúng Khái quát lại có thểthấy chặng đường sáng tác của Trần Thùy Mai như sau: Tâpc̣ truyêṇ ngắn đầu tay của Trần
Thùy Mai xuất bản tại Nhà xuất bản Thuận Hóa năm 1983 có tên: Bài thơ về biển khơi Năm
1984, Trần Thùy Mai in chung cùng nhàvăn LýLan tâpc̣ truyêṇ ngắn Cỏ hát Năm 1994, chị cho ra mắt tâpc̣ truyêṇ ngắn : Thị trấn hoa quỳ vàng (Nhà Xuất bản Tác phẩm mới ) Năm 1998: Trò chơi cấm (Nhà xuất bản Trẻ); Quỷ trong trăng (Nhà xuất bản Trẻ, 2001); Thâp ̣ Tư ̣
Hoa (Nhà xuất bản Thuận Hóa , 2003; Mưa đời sau (Nhà xuất bản văn nghệ 2005); Mưa ở Starbourg (Nhà Xuất bản phu c̣nưữ, 2007); Môṭ mình ởTokyo (Nhà xuất bản Văn nghệ, 2008)
và tập Onkel yêu dấu ra mắt vao Ngay lê ữtinh yêu Valentine năm 2010 Đó là chưa kể các
̀̀
tập truyện như: Đêm tái sinh, Nxb Thuận Hóa, Huế; Lửa hoàng cung, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Chuyện tình trong cung Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế tập hợp những
truyện ngắn được coi là xuất sắc từ các tập truyện của Trần Thùy Mai
Với sức viết bền bỉ, đề tài hấp dẫn, văn phong lôi cuốn, luôn có sự tìm tòi đổi mớitrong nghệ thuật thể hiện, Trần Thùy Mai đã góp phần không nhỏ vào dòng chảy sôi độngcủa văn học Việt Nam đương đại
Trang 22CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG THẨM MỸ CỦA TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI
Nằm trong nội dung của tác phẩm văn học, đề tài là lĩnh vực cuộc sống được nhà vănnhận thức và thể hiện trong văn bản Lựa chọn đề tài rộng hay hay hẹp, lớn hay nhỏ phụthuộc vào chủ ý và sở trường của người viết Có khi cùng viết về một đề tài, nhưng cáchtiếp cận và thể hiện lại không ai giống ai Đây chính là điểm mấu chốt nhất để tạo nên phongcách đa dạng trong văn chương Khảo sát truyện ngắn Trần Thùy Mai chúng tôi nhận thấyviệc xác định đối tượng phản ánh rất rõ ràng, ý thức đi sâu tận cùng vấn đề khiến các trangviết của chị vừa có cái chung vừa lại có cái riêng, khá độc đáo Ở chương này, chúng tôi đivào tìm hiểu những nội dung phản ánh được coi là nổi trội và là thế mạnh của truyện ngắnTrần Thùy Mai
2.1.Tình yêu trong truyện ngắn Trần Thùy Mai:
“Đề tài tình yêu trong văn học đã, đang và sẽ đựơc các nhà văn khai thác, thể hiện ởnhiều góc độ Tình yêu và mục đích cao đẹp của tình yêu muôn đời vẫn là đề tài luôn mới
mẻ, không có câu trả lời kết thúc và lặp lại cho từng con người và cho từng mối tình trêncõi nhân gian bé tý này Và vì vậy, sự tìm kiếm trong nghệ thuật thể hiện các cung bậc tìnhyêu vẫn còn đặt ra cho nhà văn những thử thách và thể nghiệm mới”[13] Chỉ xét riêng cácnhà văn nữ thời kỳ đổi mới đều thấy họ coi tình yêu là mảng đề tài số một, “ tình yêu đúnglà một thế giới mà không ai có thể hiểu đến tận cùng ý nghĩa của nó” Trong truyện ngắncủa Trần Thùy Mai, thế giới tình yêu với nhiều trạng huống và cảm xúc đã được trình bàyrất tinh tế, sâu sắc và đa dạng Tuy là đề tài không mới nhưng lại là đề tài nổi bật trongtruyện ngắn Trần Thuỳ Mai
2.1.1 Những cung bậc tình yêu.
2.1.1.1 Tình yêu gắn với định mệnh.
Trang 23Trong quan niệm của người phương Đông, định mệnh là cái trời định sẵn, có nhữngyêu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của con người, nghĩa là dù có dùng lý trí can thiệp thì cũngkhông thể chống đối, trốn chạy hay vượt thoát Sức nặng của “định mệnh” hiển hiện ngaynơi chốn tưởng như đã thoát khỏi vòng quay của duyên số, ấy là cửa phật Đây có thể coi lànét phá cách ấn tượng, không ai có lối tiếp cận tình yêu mạnh dạn và trực diện như chị.
Trong Thương nhớ Hoàng Lan, chú tiểu Đăng Minh trước khi thoát tục, dù cố cầm lòng, tự
nguyện khổ hạnh giam mình vài tháng đào giếng trên núi xa, vẫn không tài nào bỏ ra khỏitâm trí hình ảnh Lan có “ đôi mắt trong trẻo với cái miệng cười hồn nhiên như trẻ thơ”, là
chú tiểu Phước Tuệ trong Hoa phù dung dưới núi không thể đi chọn kiếp tu hành vì đã gặp
Dung, “hai bàn tay Dung nhỏ bé, mềm và lạnh, đầy mồ hôi, ấm dần lên trong tay tôi Giờphút ấy tôi biết định mệnh của mình Cả hai chúng tôi đều rất đau, nên sẽ phải dựa vào nhaumãi mãi” Trên con đường định mệnh dẫn đến cõi tu hành, họ gặp phải định mệnh trong tìnhyêu, có người đã tránh được nó (như Đăng Minh) có người không thể thoát tục, phải quaytrở về theo tiếng gọi của tình yêu (như Phước Tuệ) Lối tiếp cận độc đáo này tạo nên phongcách nổi bật trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai
Các nhân vật trong truyện của chị, không thể sống mà không yêu Tình yêu là định
mệnh không thể thay đổi được.Trong Thị trấn hoa quỳ vàng người đàn ông bảo Ng “ Anh
tin là có định mệnh trong cuộc gặp gỡ tay ba này: anh, em và (quán) Hướng Dương” Địnhmệnh của tình yêu ru họ yên lòng trong 10 năm, sống với cảm giác chờ mong đến ngày ấy,
tháng ấy được hội ngộ Trong Thuốc ba màu, Akiko, một thiếu nữ Nhật ngoài 20 tuổi, đi bất
cứ đâu cũng nhớ Sài Gòn khôn tả “linh cảm là ở Sài Gòn em đã gặp định mệnh của mình, ấyvậy mà lúc đó em cứ cố tình lẩn tránh” Vũ, người họa sĩ cô tôn thờ chính là định mệnh.Theo sự sắp đặt, an bài của tạo hóa, con người dù có gắng sức cũng không thể cưỡng lại.Tình yêu, hư - thực, thực - hư, tồn tại trong đời như một giấc mơ, nửa được thực hiện, nửatrôi vào cõi vô định Tình yêu, nhiều lúc trở thành thói quen, cuốn con người vào vòng tuầnhoàn, ngày ấy, tháng ấy, năm ấy, đến được với nhau, cũng có thể ngày ấy, năm ấy, tháng ấy,
xa nhau Năng lượng mặt trời còn cháy được bao nhiêu năm? câu hỏi được đặt ra trong
truyện ngắn Thiên thạch không hỏi chỉ để hỏi, năng lượng mặt trời tựa như năng lượng tình
yêu, mặt trời còn tồn tại, sự sống còn duy trì, thế giới còn tình yêu Với lối kể chuyện lồng
Trang 24trong chuyện, kết cấu cắt lớp của điện ảnh, chuyện tình yêu từ cổ chí kim được tái hiện rấtsinh động tựa như câu chuyện nghìn lẻ một đêm mà nàng Sêhênarat kể cho đức vua, chuyệntiếp chuyện nối dài những thiên tình sử về tình yêu của nhân loại Từ xưa, lâu lắm, thờichưa thể gọi theo tháng, theo năm, ngày tình yêu ra đời với câu chuyện của Anu và Eta, họcần có nhau đến thế nào, hàng ngàn năm tình yêu bị lễ giáo phong kiến hà khắc phong tỏaqua bi kịch của Tang Nương, tình yêu với bao bề bộn trong thời hiện đại qua câu chuyện
của Nori Mỗi người đàn ông chỉ của riêng một người đàn bà” (tên một tuyện ngắn của Y Ban) đi tìm một nửa để nửa còn lại thấy mình ý nghĩa, để hai nửa được ghép lại thành một
hoàn chỉnh như quy luật của tạo hoá Tình yêu không là một miếng bánh, thích thì san chongười này, thương thì chia cho kẻ kia một ít Tình yêu chỉ có thể là hai nửa hợp nhất, Anuvà Eta chạy trốn, tách xa khỏi thứ tình yêu thị tộc chung chạ Hình ảnh bao con người đãvượt sông, bởi bên kia sông là khu vườn tình ái, có thể xây cất trên đó ngôi nhà tình yêu, vìước vọng chân chính đó mà bao người đã không tiếc thân mình, cố vượt sông Hành trìnhtình yêu được tiếp nối từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, đờinày sang đời khác
Câu chuyện của nàng công chúa cùng chàng dũng sĩ trên lưng ngựa trắng phóng như
bay về phía mặt trời trong Lửa hoàng cung, chàng đã giải thoát cho nàng khỏi thế giới của
chốn thâm cung âm khí và cô đơn để đến một thế giới hoàn toàn khác, nơi chỉ có sự ấm ápcủa tình yêu… những câu chuyện tình cảm động nối tiếp nhau ra đời Thông qua đó, TrầnThùy Mai muốn khẳng định: không ai sống được mà không yêu Tình yêu là quy luật muônđời trong cõi nhân gian
Định mệnh khiến hai trái tim yêu gặp nhau; cũng vì định mệnh, họ xa nhau Có thể so
sánh tình yêu của Ng và người đàn ông trong Thị trấn hoa quỳ vàng tồn tại hư hư thực thực
như cái thị trấn ấy, có đó, rồi mất đó, thay đổi để rồi không nhận ra “ Lời sấm tiên đoán rằngcái thị trấn nhỏ đáng thương này được thành lập trên một doi cát phù du đang bị xói lở dần dầnvà chỉ trong một thời gian ngắn sẽ hoàn toàn sụp đổ”, nàng đắm chìm trong những hồi tưởngdịu ngọt và chợt cảm thấy cũng như cái lữ quán ấy, cuộc đời hai người luôn có hai thực tại, mộtthực tại mỗi ngày, tầm thường, bất lực, cay đắng và thực tại trong khát vọng, huy hoàng, rực rỡ,không bờ bến Chẳng ai thắc mắc thực hư sự tồn tại hay biến mất của
Trang 25một cái quán, chỉ biết rằng Ng đã đến, người đàn ông ấy cũng đã đến, cả hai vẫn như trướcvà tất nhiên tình yêu của họ vẫn như thế, nhưng đã có thứ níu bước chân họ lại, có một cái
gì đó đã chảy trôi đi không thể níu giữ được nữa, như quán kia đã đến lúc phải thay đổi.Người đàn ông mà Ng ví như một luồng gió ngang ngược không chịu dừng lại trong bấtkỳ thung lũng nào nên Ng đã quyết tâm cầm giữ anh bằng sự vô hạn của cả vòm trời.Nhưng không thể trìu kéo những gì không thuộc về mình Đó là bản chất của tình yêu Đãđến lúc phải ra đi, Ng mường tượng nàng thanh thản mỉm cười và nép mình trong vòngtay người yêu dấu trong khi cả hai cùng với ghềnh đá trôi theo hành trình xa hút, xa hơnmọi nơi có ánh sáng mặt trời Bởi chính mặt trời cũng không vĩnh cửu… như thế, tình yêucó bất tử hay không? Như quy luật của tạo hoá, có cái sinh ra, có cái mất đi, có thể ra khỏi
sự xoay vần của tạo hoá hay không? câu trả lời là không
2.1.1.2 Tình yêu trong sáng, thánh thiện.
Trước khi đi vào chi tiết về tình yêu trong sáng, thánh thiện trong truyện ngắn TrầnThùy Mai, chúng tôi muồn đề cập đến một khái niệm mà nhiều người ít tìm thấy trong văncủa chị: đó là “sex” Theo phân tích của nhà lý luận phê bình văn học Nguyễn Hòa thì: “sựcó mặt một cách bất thường của “sex” trong đời sống văn chương vài năm gần đây đã đượclý giải qua những nguyên cớ khác nhau, nhưng tựu trung, những người tán thưởng đều vôtình (cố tình?) lẩn tránh việc còn cần phải xem xét “sex” từ các quy chiếu văn hoá Thiếtnghĩ, chỉ với trí tưởng tượng nghèo nàn, với động cơ văn chương đáng ngờ… người ta mớicó thể phô bày “sex” vượt ra khỏi sự chi phối của văn hoá Một tác phẩm có yếu tố “sex” sẽkhông có gì là xấu nếu nó đem tới những rung cảm trong sáng và lành mạnh Nhưng mộttác phẩm sẽ trở nên ghê tởm nếu nó chỉ đưa tới sự nhầy nhụa và phản cảm”[20] Chúng tôicho rằng đây là ý kiến rất đáng suy ngẫm, với các nhà văn, việc sử dụng yếu tố sex phải có ýnghĩa, nó phải nằm trong trong mạch truyện chứ không phải là một thứ gia vị, cắt bỏ đi thìmón ăn vẫn ngon Theo chúng tôi, nhà văn Trần Thùy Mai là người đã rất khéo với kiểu giagiảm gia vị này, không bao giờ lỡ tay trong truyện ngắn của mình
Đã có lần chị nói đầy ý tứ về sex trong tình yêu: “Sex là món quà lớn của tình yêu,
nó không thể lớn hơn chính tình yêu” (Chiếc phao cứu sinh) Trần Thùy Mai không chạy
theo model, không gây sốc, không có những cảnh nóng trong truyện khiến người đọc phải
đỏ mặt Không phủ nhận có lúc Trần Thùy Mai miêu tả những phút giây đôi lứa yêu nhau
Trang 26rất tình tứ, có thể là cặp đôi Tuấn và Na qua cách “ôm nhau rất lâu, bất động, những cánhtay càng lúc càng riết chặt, mũi họ hít càng lúc càng sâu vào lồng ngực mùi da thịt của nhau,
một nỗi hứng khởi sâu sắc và mãnh liệt làm cả hai như bay lên, bay mãi” (Người bán linh
hồn), là hành động sẵn sàng dâng hiến của Chăn Tha với người ân nhân “Chăn Tha bỗng
nắm lấy tay tôi ủ vào giữa đôi tay nàng Thật bất ngờ, nàng đặt nó vào giữa đôi gò vú tròntrĩnh của mình, kéo tấm xàrông ướt đẫm xuống ngang lưng: thân mình nàng đầy đặn hiện ra
dưới trăng, dưới mớ tóc ướt đang nhỏ nước ròng ròng xuống vai” (Chăn Tha), là trạng thái
của Hưng khi biết năng lực đàn ông của anh vẫn còn tồn tại “anh gắng hết sức nhẹ nhàng,nhưng rồi Vy vẫn đau Hóa ra với nàng đó là lần đầu Máu rỉ ra từ cơ thể nàng như huyếtcủa con cừu trong lễ hiến tế…Nàng mệt lả, mồ hôi rịn ướt hai thái dương Nàng rúc đầu
vào nách anh ngủ, và anh thì nằm yên lặng suốt đêm, ôm đầu nàng sát vào ngực mình”(Eva
dại dột), không nhiều những cảnh kiểu như thế trong truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai Ngay
cả khi miêu tả rất trực diện, Trần Thùy Mai vẫn tạo đường biên rõ ràng, sự cuồng si thể xác
không phải là đích đến cuối cùng trong một cuộc tình
Tình yêu thánh thiện với đời sống tinh thần lãng mạn, đẹp đẽ, ngay cả khi ôm khối
tình xuống tuyền đài vẫn vẹn nguyên tấm lòng trong trắng Trong Thuyền trên núi, Đồng
-một thầy giáo miền biển lên miền núi dạy học đã đem đến cho vùng núi xa xôi -một luồnggió mới, anh đã gieo vào tấm chân tình của H’Thuyền một biển trời khát khao và hy vọng.Hai năm sống trong đợi chờ, tuyệt vọng, cuối cùng H’Thuyền thắt cổ tự tử trên đỉnh núi caonhất Khi chết, mắt cứ mở, nhìn về phía Quy Nhơn, nơi ấy là khoảng không gian hoàn toànmới lạ, có người cô thương mến mà không thể cất lời tình yêu H’Thuyền như biết baonhân vật trong các truyện ngắn khác luôn khao khát đi đến tận cùng của tình yêu Tuyệtnhiên không thấy ở họ chút dục vọng bản năng nào
Những người yêu nhau nhìn thấy sự hiện diện bằng xương, bằng thịt; chưa đủ, đócòn là sự hoà điệu về tâm hồn, tin rằng, dẫu có xa xôi cách trở, dẫu không thể gần nhau vềkhoảng cách, thì khi linh hồn đến được với linh hồn, khi thức nhọn giác quan, sẽ cảm nhận
được sự tồn tại của nhau Tình yêu giữa Naoko và Khang trong Chiếc phong linh là tình yêu
trọn vẹn như thế Trái tim Naoko ngừng đập thì linh hồn nàng vẫn trở về bên Khang để thực
hiện lới hứa lúc còn sống Khánh trong Ngôi đền sống yêu duy nhất một lần trong đời, nàng
tuyệt đối hóa người tình, tôn thờ tình yêu Cường là thiên đường của nàng và nàng xây cất
Trang 27thiên đường bằng tất cả những rung động nguyên sơ, không tỳ vết Thiên đường và địangục, Khánh sẽ vịn vào Cường để lánh xa hố sâu địa ngục đầy sợ hãi Tình yêu giúp Khánhbước ra khỏi vỏ bọc của mình Một Khánh nữ tu, rất lặng lẽ và xa cách, Khánh sợ đàn ôngvới những dục vọng bản năng, cần ở nàng những động chạm tầm thường Cường khác xavới đám đàn ông đó Vì vậy, Khánh yêu Cường Khánh bám chặt suy nghĩ ấy để tin và gửigắm tình yêu trong sáng như pha lê để Cường giữ gìn Nếu chỉ còn lại một mình, ngườiyếu đuối như Khánh sẽ không đủ sức chống đỡ những lời bịa đặt, đàm tiếu, không thể lấylại trạng thái cân bằng Tình yêu sẽ giúp nàng lấy lại thăng bằng Vậy mà Cường đã đẩynàng xuống địa ngục bằng những lời nói trắng trợn: “Đích thực anh đã chơi đểu em, em gáiạ Điều anh muốn là nhìn thấy em chết như một con gián Điều anh muốn là xỏ dây vào mũi
em mà dắt như dắt trâu Bây giờ công việc của anh xong rồi, từ biệt em” Có thể giết chếtmột con người bằng một mũi dao, một phát súng, nhưng lời nói cũng có sức mạnh tựa nhưvậy, nó có thể khiến một con người sống mà như chết Cường đã đưa Khánh đến gần địangục sau những báng bổ ấy Cường đã sổ toẹt vào tình yêu của nàng Tình yêu là một cuộcchơi và Khánh chẳng khác con rối trong cuộc chơi ấy Thiên đường bỗng chốc sụp đổ dướichân nàng, không thể sống trở về vẹn nguyên như cũ, nàng đã tự nguyện giam mình trongthiên đường ấy nên khi cánh cửa thiên đường đã khép, hố sâu địa ngục sẽ chờ đón nàng.Hai lần Khánh chết, chết trong tinh thần và cái chết ấy kéo theo cái chết về thể xác như mộthệ quả tất yếu Tình yêu trong truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai thường ở trong trạng tháiđược ngưỡng vọng, tôn thờ
Bên cạnh đó, tình yêu trong sáng và thánh thiện rất gần với kiểu tình yêu mang yếu tố cổ
tích huyền thoại Giấc mơ trên đỉnh ngựa trắng đan cài những giấc mơ và giác quan thứ sáu quá
tinh nhạy của Ngọc phiêu lưu cùng câu chuyện nửa hư nửa thực của Tuấn Anh về mối tình đầy
bi kịch của một thiếu phụ người Pháp tóc vàng trẻ đẹp tên là Lilly với một chàng phiên dịch trẻtuổi đáng yêu Thủ pháp đồng hiện không gian, thời gian quá khứ khiến câu chuyện tình xảy racách họ nửa thế kỷ không hề xa lạ mà trở nên sống động, hấp dẫn Không ai được chứng kiếntoàn bộ cuộc tình đau đớn ấy, Lilly gieo mình xuống dòng thác dữ, tự nguyện chết để ngườitình được sống, nàng chết đau chết đớn sau những viên đạn bắn đuổi của người chồng biếtmình bị vợ phản bội Với Lilly, sự ra đi của nàng còn nhẹ nhàng hơn phải sống với một ngườichồng ghen tuông khủng khiếp, sở hữu nàng như một đồ vật
Trang 28Mối tình của nàng còn mãi với cỏ cây, hoa lá trên đỉnh ngựa trắng, linh hồn nàng vẫn lẩnquất đâu đấy với nơi mà nàng được sống như một con người, được yêu và hy sinh vìngười mình yêu.
Nhân vật trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai, trong thế giới của tình yêu thánh thiện,người phụ nữ thường lắng nghe cảm xúc của chính mình, bởi lẽ, nếu không biết mình muốn gì,cần gì, làm gì thì cuộc sống sẽ mất phương hướng Nhưng trong truyện ngắn của chị còn có sựhiện diện của cả những cảm xúc vô thức Dù ở bất cứ cảnh huống nào , các nhân vâṭtrongtruyêṇ ngắn của Trần Thùy Mai sống làphải yêu môṭai đó , phải gắn bó với môṭ điều gì đó Họsẵn sàng sống với cảm xúc ấy vì họ luôn khao khát đi đến tận cùng tình yêu Những cuộc vượtthoát trong tâm tưởng nhưng không phải ai cũng dám bước qua ranh giới Trong tình yêu, TrầnThùy Mai xác lập những đường biên, dù là trong đau khổ tột cùng nhân vật không bao giờ sống
trong chút toan tính vụ lợi hay dục vọng bản năng Quyên trong truyện ngắn Cánh cửa thứ chín,
một người đàn bà đã có chồng và một con trai Những tưởng hạnh phúc như thế cũng đã đếnlúc đủ đầy, nhưng không, càng trong hoàn cảnh như thế, mới thấm thía cái cảm giác được sốngtrong một tình yêu thực sự càng cháy bỏng Như một người tù khao khát tự do, như kẻ lữ hànhtrên sa mạc khao khát nhìn thấy dòng nước mát, Quyên ý thức rất rõ mình là một “ người tùhèn nhát”, ở ngoài kia, phía ngoài cái gia đình mà chị đang sở hữu là một thế giới hoàn toànkhác: ngoài kia có anh, anh tồn tại như một thế giới duy nhất trong chị Duy chỉ anh là người cóthể nói với chị rằng: “Anh nghe trong giọng nói tưởng như bình thường của em một điều gìđấy, giống như tiếng kêu cứu của một người tù Từ giọng nói của anh, Quyên thấy “màu xanhvà những đám mây…đó là cảm giác khi thấy đường chân trời Trong tiếng anh cười, như cótiếng sóng biển, có ánh hoàng hôn cháy rực trên sóng và phản quang của một vùng đất xa rất xa,nơi tôi chưa từng thấy bao giờ (…) Tôi có thể thấy gì, ngoài khu vườn nhỏ bị che kín” Ngườichủ của khu vườn ấy là một người chồng luôn thoả mãn sống trong một căn nhà hương hoả,một công việc ổn định, một người vợ hiền, một đứa con trai may mắn được đỡ đầu chắc chắnsẽ thành đạt Một người chồng cả ngày đi làm về chỉ có thể hỏi vợ mình một câu duy nhất: ởnhà có việc gì không? Không thể chịu đựng nhàm chán và lạnh lùng, hạnh phúc mà Quyênkhao khát là một điều gì đó khác hẳn Một sự giải thoát Ước mơ được rực cháy suốt quãng đờicòn lại chợt như một ám ảnh điên rồ thiêu đốt tâm trí Quyên Quyên không thể tiếp tục sống
Trang 29trong bốn bức tường lạnh lẽo Quyên nghĩ: “ Tôi sẽ chịu bỏng, chịu cháy, để được đau đớn,được yêu thương Tôi muốn chịu đựng mọi thứ trên đời, ngoại trừ sự tẻ lạnh” Nhiều nhânvật trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai đã rất lao lung như thế, họ trăn trở, dằn vặt trongsuy nghĩ, có đôi lúc còn ngoại tình trong tâm tưởng nữa, nhưng họ là người biết nhận ramình đang ở đâu trong thế giới này Nhân vật đã dám đối diện với cảm xúc thật của mìnhdẫu sau này cả cuộc đời khóc thương cho một thế giới tình yêu mãi mãi bị lấp vùi.
Trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai, nhiều khi nhân vật chỉ có thể sống với mộttình yêu trong tâm tưởng Nó âm ỷ, bền bỉ và mãnh liệt Trong tình yêu, dù đau đớn, mấtmát, nhưng người phụ nữ được sống thực là mình
2.1.1.3 Tình yêu không rào cản.
Tình yêu không biên giới, vượt qua định kiến về tuổi tác, thân phận, Trần Thùy Maigọi đó là định kiến về trật tự, khi cả gan đảo lộn trật tự mà người đời cho là thuận, thì tấtngười trong cuộc sẽ phải lường hết những khó khăn, chuẩn bị đủ bản lĩnh mà đương đầu
với búa rìu dư luận Chị và anh trong Giông mùa xuân đến với nhau trong hoàn cảnh khắc
nghiệt như thế “Và họ đã hạnh phúc Một thứ hạnh phúc đầy thương tích, bởi dường nhưthế giới chung quanh không bao giờ để cho họ yên Nhưng họ dần quen với những lời đàmtiếu, giống như dân du mục quen với cuộc sống lều trại Người ta bảo đó là cuộc tình khôngcó ngày mai” Tình yêu ấy không tự nhiên mà sống, không đơn thuần tồn tại kiêu hãnhthách thức miệng lưỡi thế gian Anh yêu chị trong cái sôi nổi mãnh liệt như lửa của tuổi trẻ,chị yêu anh bằng sự cân nhắc của một người đàn bà chín chắn Anh không phải chỉ là tìnhyêu, anh là sự sống của chị, không có anh, chị sẽ không có những điệu múa, nghĩa là khôngcòn gì hết: vẻ trẻ trung bên ngoài, sự nể nang của đồng nghiệp Chị sẽ có anh không phảichỉ để thương yêu, mà là để sinh tồn Trần Thùy Mai luôn đi sâu lý giải lý do người ta đếnvới nhau và cũng đưa ra lý do người ta xa nhau Không bao giờ chị mập mờ giữa hai điềuđó
Họ bất chấp khoảng cách tuổi tác để đến với nhau, nhưng cũng chính khoảng cáchnày khiến một trong hai người thay đổi Anh không là chàng trai của bẩy năm về trước.Cách nhìn nhận về cuộc đời, cách cư xử của anh giờ không còn hợp với chị, ước mơ rộnglớn hơn vượt khỏi không gian gia đình, khiến anh chán nản với thực tại Hôn nhân như một
Trang 30tấm áo, khi chiếc áo trở nên quá chật, người ta phải thay một chiếc áo mới Người đàn bàchín chắn như chị hiểu đã đến lúc chị phải ra đi.
Cùng môtíp này, Trần Thùy Mai có truyện Chị Hai ơi! miêu tả tình yêu giữa chị Trúc
và út Hiệp kém hơn chị 6 tuổi Mối tình thầm lặng mà đẹp đến cao quý, run rẩy, nhưng hạnhphúc không mỉm cười với họ, khi mẹ Hiệp đã đuổi chị Trúc ra khỏi nhà vì bà cho đó là tìnhyêu không chân chính, con mình bị Trúc quyến rũ Chị Trúc ngậm ngùi và xót xa, lặng lẽ,trái lại, út Hiệp rất kiên tâm, anh sẽ vượt qua tất cả, “rồi đây mình cũng sẽ cưới nhau” Anhcó thể vượt qua dư luận cũ kỹ, bởi vì anh có chân lý của riêng mình “tôi còn chưa vợ, Trúckhông có chồng, vậy mà sao chúng tôi không được sống với nhau?” Đó chính là thông điệpcủa Trần Thùy Mai muốn xoá tan đi những quan niệm khe khắt và bất công của người đời
Chính lý lẽ của trái tim mới là tất cả (Chị Hai ơi).
Đôi khi những món đồ bằng pha lê, rực rỡ và mong manh như bọt nước, lại có tuổithọ lâu hơn những vật cứng hơn nó rất nhiều, bởi chúng luôn được gượng nhẹ, nâng niu
Tình yêu đối chọi lại sự an bày của tạo hóa đều phải được cư xử như thế Trong Mưa đời
sau, hôn nhân của cô con gái Thể Tú với người đàn ông tên Lãm không được ủng hộ.
Người cha không tài nào chịu nổi ý nghĩ con rể hơn cả tuổi của mình Trong mắt cha mẹ, có
thể Thể Tú còn bồng bột non trẻ, nhưng yêu và biết giá trị người yêu mình khiến cô vữngtin vào sự quyết định của mình, rằng: “Nhân loại rất đông nhưng chẳng có ai thay thế đượcai” Quan điểm ấy đã tác động đến mẹ cô, một người đàn bà sống cạnh chồng nhưng chưabao giờ tới bờ hạnh phúc Đặt trong mối tương quan như thế để thấy tuổi tác là ranh giới vônghĩa lý Người mẹ cảm nhận rõ ngọn lửa tình yêu bùng cháy mãnh liệt từ phía con gái,
“bên cạnh người đàn ông trông cao lớn, mảnh mai với gương mặt ửng hồng rạng rỡ Congái tôi đang sống trong màu đẹp nhất của một đời, lúc mọi cảm xúc được khơi dậy vớinhững khả năng kỳ lạ, khiến cơn mưa chợt có mùi thơm và màu trời buổi chiều cũng có độsâu như tiếng nhạc”
Tình yêu không rào cản, vượt qua ranh giới người trần và người tu hành Đây là nét
tiếp cận rất độc đáo của Trần Thuỳ Mai Lan trong Thương nhớ Hoàng lan sẵn sàng yêu và
hy sinh bất chấp Đăng Minh là chú tiểu đã quy y cửa phật; tình cảm của Dung trong Hoa
Phù Dung dưới núi đã khiến chú tiểu Phước Tuệ phải cảm động, nhận ra đâu là cuộc sống
đích thực của mình
Trang 31Với tình yêu không có cái gọi là khoảng cách về địa lý, phong tục, tập quán, văn hóa,
ngôn ngữ Trong truyện ngắn Mưa ở Straburg, nhân vật Miên, một diễn viên đi lưu diễn ở
nước ngoài đã cảm mến một người Pháp vì tất cả những việc anh làm chứng tỏ anh làngười tốt bụng và dễ thương : “Lúc ở Pháp em thấy Claude thật chán, vậy mà thực ra anhấy lại là người rất có tâm hồn” Rõ ràng, nếu nhìn nhau bằng sự nhân ái, con tim sẽ cùng
chung nhịp đập Tình yêu của Kha và Naoko trong Chiếc phong linh, tình yêu online giữa Ngân và Stephan người Ailen trong Nến hoa hồng, của Như và Stephano người Ý trong
Hoa sứ trắng, tình yêu của Chăn Tha, một cô gái Campuchia với một người lính Việt Nam
trong Chăn Tha, tình yêu tôn thờ của Akikô và hoạ sĩ tên Vũ trong Thuốc ba màu, tình yêu không phân biệt thân thế sự nghiệp của Ando Chie dành cho Hoàng Thân Cường để trong
Nơi có cây tùng xanh biếc, tình yêu vượt ra khỏi hoàn cảnh dù hai người đã yên bề gia thất,
kết quả là sự ra đời của một bé gái sau này tìm gặp cha mình ở bữa tiệc sinh nhật lần thứ bẩy mươi của cha trong Trò chơi cấm.
“Trong tình yêu hạnh phúc thật ngọt ngào mà khổ đau cũng đầy thi vị Chỉ có sự
trống rỗng chán chường của kẻ không yêu mới thật sự là khủng khiếp” (Gió thiên đường),
tràn ngập yêu thương trong truyện ngắn của mình, Trần Thùy Mai muốn thể hiện một ýnghĩa nhân sinh cao cả rằng tình yêu là lẽ sống ở đời Các nhân vật của chị luôn khát khaođược yêu, họ luôn trên con đường đi tìm ý nghĩa đích thực của tình yêu
2.1.2 Những bi kịch tình yêu.
Có trăm ngàn lý do để người ta yêu nhau., thì cũng chừng ấy lý do khiến người ta rời
bỏ nhau.Lại cũng có rất nhiều mảnh vỡ tình yêu được hàn gắn bằng cách này, cách khác.Nhưng có cuộc tình trở thành vết thương vĩnh viễn không lành Trong truyện ngắn Trần ThùyMai tình yêu thường thấm đẫm xót xa, không có một cuộc tình nào đạt đến độ viên mãn, hầuhết đều kết thúc không có hậu, đỉnh điểm là cái chết của nhân vật cả về thể xác lẫn tâm hồn.Vìtrên thực tế có những giấc mộng không thể đứng vững trước cuộc đời Nhưng không phải vì thếmà người ta thôi ước mơ, không phải vì thế mà những giấc mơ không đẹp
Trần Thùy Mai luôn đặt nhân vật mình vào thế đối trọng, sự va chạm giữa các phạmtrù không thể cân bằng hay hóa giải Bi kịch trong tình yêu của họ thật sự nhức nhối
2.1.2.1 Bi kịch giữa hữu hạn và vĩnh hằng.
Trang 32Nhiều người cho rằng, sở dĩ có bi kịch này vì nhân vật của Trần Thùy Mai luôn thầnthánh hóa tình yêu, coi tình yêu chỉ là để ngưỡng vọng, tôn thờ Cho nên dù cố gắng đếnđâu cũng không thể xóa nhòa ranh giới hữu hạn và vĩnh hằng Vậy sự thật là như thế nào?Trước hết, có thể thấy trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai, khi những mâu thuẫn nội tâmlên đến đỉnh điểm, nhân vật chạm tới đáy của cảm xúc, họ thường lựa chọn cho mình: hoặc
ra đi, hoặc câm nín mãi mãi Lối hành xử đã ngấm rất sâu vị mặn mòi của những suy nghĩ,trăn trở Sự thật là cái hữu hạn của cuộc sống luôn tồn tại, họ là những con người bìnhthường đang sống trong cuộc sống có quá nhiều nguyên tắc, chuẩn mực, những đường biênkhông thể phá vỡ Tự ý thức về mình quá rõ khiến bi kịch càng hiển lộ
Vũ trong Thuốc ba màu ví mình như “một cái chai không, trống rỗng tận đáy, nằm
chỏng chơ trên bàn cạnh cái cốc đổ nghiêng” Đó cũng là biểu tượng cho cuộc sống đờithường chật chội và nhỏ bé Khi tất cả sinh lực của một đời đã đi gần hết trong thế giớikhông bờ bến của những bức tranh “Khi trong tôi chỉ còn những giọt tinh huyết cuối cùng,sôi trào mãnh liệt để một mai sẽ thình lình khô cạn Có thể một ngày kia Akikô nhận ramình đi tìm những giọt thơm ngát ngọt lành nhưng chỉ gặp cái vỏ đã khô xác nằm lăn lócgiữa khu vườn hoang phế” Vũ ý thức rất rõ “Hạnh phúc Hạnh phúc không là tĩnh vật,không là người, không là phong cảnh, tôi không bao giờ vẽ nó ra được Hôn nhân, đó làmột hạnh phúc lớn mà Vũ không thể cưu mang” Nhân vật Vũ ý thức về tuổi tác, về bệnhtật và cuộc đời anh đã gửi gắm tất cả trong nghệ thuật, anh không đủ tự tin mình có thể đemlại hạnh phúc cho Akiko Nên Vũ đã dừng lại Phần đời sau này của anh thật sự bi kịch, mộtmặt anh chối bỏ Akiko, mặt khác, anh luôn khắc khoải mong nàng quay trở lại dù chỉ mộtlần Sự mâu thuẫn này là bi kịch không thể giải quyết được Ở đây ta bắt gặp kiểu nhân vật
tự ý thức của Trần Thùy Mai
Khói trên sông Hương kể về “một cô gái và hai chàng trai giống như trong truyện cổ
tích Nhưng khác với truyện cổ, Trang chọn người em”[18,34] Số phận của một người phụ nữ
“không tin chắc chắn vào bất cứ điều gì, trừ những bài ca” đã bắt đầu từ sự lựa chọn nghiệt ngãấy Cuối cùng vì không muốn bị mẹ chồng đạp bóng một lần nữa, không muốn lìa xa những câuhát, Trang rời bỏ Hoành, từ chối Tùng Trang bị ám ảnh dường như cô sinh ra không phải đểhưởng hạnh phúc Dù Trang biết tình yêu trong mình như là “có cái gì đấy nóng bỏng dướilòng sông” và đang “âm thầm cháy một mình” Và cô đã chấp nhận tình yêu
Trang 33như “khói trên sông Hương” để giữ lại bên mình những câu ca luôn là vĩnh cửu Nhiềunhân vật trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai không bao giờ chạm tới được hạnh phúc Phần vìhọ mặc cảm, không đủ tự tin để đi tìm hạnh phúc, phần vì họ đã yêu với tất cả cảm xúc củamình đến độ chấp nhận hy sinh cho người mình yêu.
Trong Thị trấn hoa quỳ vàng là một bi kịch tình yêu vô cùng đau đớn của
những con người khao khát muốn thoát ra cái hữu hạn của cuộc sống để vươn đến một tìnhyêu vĩnh cửu Họ đã khao khát như thế suốt mười năm Thế nhưng “mặt trời cũng khôngvĩnh cửu” với sự thay đổi của thị trấn bên bờ biển thì tình yêu cũng xa dần Bộ ba định mệnh
“anh, em và Hướng dương” không còn nguyên vẹn, muốn vươn đến một cái gì bên ngoàicuộc sống nhưng lại bị “ám ảnh bởi lời của bà tiên dặn cô lọ lem không được vui chơi quánửa đêm” Thật bi kịch khi biết rằng “Cuộc đời hai người luôn luôn có hai thực tại: mộtthực tại mỗi ngày, tầm thường, bất lực, cay đắng và thực tại trong khát vọng, huy hoàng, rực
rỡ, không bến bờ” Sự đối chọi của hai thế giới trong một con người thật sự dai dẳng vànhức nhối Trần Thùy Mai dường như đã chia những con người ấy ra làm hai nửa để thấynửa nào cũng chống chếnh, cô đơn Khát khao hạnh phúc quá lớn trong một thực tại chật
chội và nhiều gian dối, con người sống mòn mỏi trong chờ mong Ở Người điên vì hoa, Vân
vốn là một cô giáo dạy văn, bỏ nghề để sống với tình yêu của mình Vân yêu thương và chờđợi đám cưới với Sơn, chờ đợi đến mệt mỏi trong một ảo tưởng về tình yêu trong khi “kếhoạch ly dị của Sơn kéo dài trong hai năm, ba năm rồi năm năm”, rồi Sơn “tiếp tục hẹn.Tháng sáu, rồi lại tháng mười, rồi lại tháng sáu sang năm, rồi lại tháng mười và thángsáu…” Vân trở thành nạn nhân của những ảo tưởng tốt đẹp về hạnh phúc và tình yêu màchính mình khao khát Không bao giờ Vân đến được với hạnh phúc ở tương lai Trongtruyện ngắn Trần Thuỳ Mai, có thể người phụ nữ luôn sống trong tâm trạng chờ đợi khắckhoải như vậy, hoặc sống trong hoài niệm về quá khứ Với truyện ngắn Thập tự hoa, Trần
Thuỳ Mai nói: “thập tự giá trước khi trở thành biểu tượng mang tính tôn giáo thì nó vốn làmột công cụ dùng để xử giảo, để đóng đinh những kẻ có tội Những người này thường phải
tự mình vác trên lưng cây thập tự đến chỗ sẽ bị hành hình, tự chôn xuống Người ta thườngdùng hình ảnh cây thánh giá như là một biểu tượng nói về kiếp người Kiếp người là nhọcnhằn, vất vả và kết thúc là cái chết Nhưng thực ra trong cuộc sống con người ta cũng thunhặt được biết bao điều hạnh phúc Bởi vậy, theo mình tình yêu rồi hạnh phúc như những
Trang 34bông hoa mọc lên trên thập giá của đời người Mỗi đời người đều có một cây thập tự phảimang, cái cứu cánh chuộc sự nhọc nhằn hữu hạn của kiếp người chính là tình yêu” Trongrất nhiều truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai, người phụ nữ mang cây thập tự ấy trọn đời Cóngười tự nguyện giam mình trong căn phòng quá khứ rồi vứt đi chiếc chìa khoá mở cửa.
Chẳng ai còn tìm được lối vào căn phòng ấy nữa Người đàn bà trong Thập tự hoa đã đóng
đinh mình vào quá khứ và đoạ đầy mình trong thập giá tình yêu, bó hoa khô - minh chứngcho tình yêu đầu tiên và cũng là duy nhất ở tuổi hai sáu của chị đáng bị vứt bỏ nhưng vớichị lại là vật thiêng liêng chị sẽ mang nó xuống mồ Đời người hữu hạn trong khi hạnh phúccứ trôi đi về nơi nào xa lắm Chị chỉ còn có thể ngược dòng quá khứ chứ không tiếp tục đưacon thuyền tình của mình về bến bờ tương lai Còn ở tương lai, liệu có gì sáng sủa hơnchăng? điều gì sẽ chờ đợi những khát khao yêu đương tột cùng? Một người đàn bà đa sầu,
đa cảm trong truyện ngắn Quỷ trong Trăng, luôn mang trong lòng “cái gì đó nặng kinh
khủng, nhiều khi muốn vùng lên rứt ra mà không được Sao lúc nào em cũng như đang đợi.Thế nhưng em cũng không biết mình đợi điều gì”, “Giá như có điều gì để chờ” Không phảiNguyệt không ý thức được những gì mình đang có, cũng không hàm hồ để đẩy những thứấy đi xa mình Chỉ có điều, hiện tại chật chội, nhàm chán và mệt mỏi, trong khi sự khát khaovề một thực tại khác lại quá đỗi lớn lao Nguyệt đã ra đi vì không chịu nổi cảm giác ấy, sứcnặng của một vùng đời hoang vắng luôn chờ bão tới ”
Sự đối chọi giữa cái hữu hạn và vĩnh hằng đã làm nảy sinh nhiều tình huống thể hiện
sự bất an của con người Đi xa hơn câu chuyện về một người đàn bà ngoại tình, Về phủ
chiều cuối năm là một cảnh báo ý nghĩa với những ai đang chông chênh hay manh nha chán
chường cuộc sống gia đình quen thuộc, xung đột giữa cái hữu hạn với cái vô hạn, giữa hiệnthực và khát vọng xuất hiện Ngày hôm qua giống ngày hôm nay, bữa cơm quen thuộc, tiếngngáy quen thuộc, những yêu đương vợ chồng cũng chẳng mới mẻ gì hơn Và thật dễ dàngxao lòng, gục ngã khi bất ngờ một ngày kia, người phụ nữ trung niên vẫn mặn mòi, đằmthắm bỗng gặp ánh mắt nồng nàn, những lời lẽ ngọt ngào của một người đàn ông khác,không phải chồng mình Cái kết thấm thía mở ra một góc nhìn khác Hóa ra chẳng phải Liênnhẹ dạ Một, hai và hình như là số đông phụ nữ đã không dưới một lần gặp gỡ người đànông “ mày râu nhẵn nhụi” có tên gọi Đôn - Joăng Không sớm thì muộn, sẽ tới một ngày, họngộ ra rằng: những lời lẽ ngọt ngào, có cánh chợt đến rồi cũng chợt đi Điều giản dị mà đôi
Trang 35khi ta ngỡ là nhàm chán của cuộc sống lứa đôi mới chính là thứ mà ta cần giữ gìn Hãy biếtlàm tươi mới tình yêu bình dị mà ta đang sở hữu trong tay.
Không phải sự hữu hạn nào cũng là vô nghĩa, không phải sự vĩnh hằng nào cũng đềuđáng ngưỡng vọng Trần Thuỳ Mai đã rất kín kẽ và sâu sắc khi kết hợp cả ba chiều thời gianquá khứ, hiện tại và tương lại, trong đó nhân vật bộc lộ hết chiều kích tâm trạng Nhưng rõràng trong mọi động thái của nhân vật đều chứng tỏ tình yêu là sức mạnh để nâng conngười ta bay lên nhưng rồi hiện thực nhỏ hẹp đã không cho phép họ được sải rộng đôi cánhcủa mình
2.1.2.2 Bi kịch giữa cao thượng và thấp hèn.
Cái đẹp, cái cao cả, cái cao thượng có những điểm gần gũi nhau Nhiều người nói,cái cao cả rất cần cho đời sống Nó làm cho cuộc sống không bị tầm thường và nhỏ bé đi.Trần Thùy Mai thường đặt nhân vật trong sự đối nghịch này để thấy họ không hề ảo tưởngtrước cuộc đời, nhìn thấy rõ những giới hạn, khắt khe của hiện thực
Truyện ngắn Lên Phố để lại đau đáu niềm thương và xa xót cho một điều gì đó chảy
trôi, dường như vượt qua vòng kiểm xoát của cả lý trí và con tim Tình cảm giữa nhân vật Tývà Dũng đẹp tựa câu chuyện cổ tích thời hiện đại Không phải là thứ tình cảm được dệt bằngsợi tơ của những mơ mộng hão huyền, càng không phải vì vụ lợi Hai người đã từng bấu víuvào nhau, bên nhau họ trưởng thành, tự tin và vững vàng hơn, thậm chí, thăng trầm thử tháchcàng khiến Tý và Dũng sống có trách nhiệm hơn Họ đã có những phút giây bên nhau đẹp tuyệttưởng không gì có thể chia cắt Tình cảm quý giá ấy xây đắp từ viên gạch được tính bằng thờigian nhuốm vị mặn mòi của hai từ: “nhân nghĩa”, thứ mà cả quãng đời tuổi trẻ họ giữ gìn, nângniu Đêm giáng sinh là đêm của cảm xúc thăng hoa, là đêm vẹn nguyên của những con ngườivùi mình trong phố nhưng cái xô bồ của phố chưa đủ mạnh để làm đổi thay bất cứ điều gì.Nhưng rồi chuyện tình đẹp tựa cổ tích ấy đã kết thúc không có hậu bởi vì một trong hai người
đã “tham vàng bỏ ngãi”, trên đời vẫn có thứ mạnh hơn tình cảm xuất phát từ trái tim, đủ cuốntrôi hai con người xa về hai phía Nếu đối xử thậm tệ để rũ bỏ nhau, nếu có thể làm bất cứ điều
gì xoa dịu sự tổn thương thì có lẽ dễ chịu hơn chăng? Điều đặc biệt ở đây, nhân vật đã khônglàm thế Họ đến với nhau tự nhiên và rời xa nhau cũng tựa như quy luật vậy Điều khắc khoảinhất, bàng hoàng nhất là con người bị trôi tuột đi trong biển đời rộng lớn, thay đổi lúc nàokhông biết Dũng, một người đàn ông mạnh mẽ
Trang 36nhường ấy, người không bao giờ buột miệng nói chơi rằng: Đã là nhân nghĩa thì không buônbán cho được, đã phải ôm mặt khóc rưng rức khi chịu đầu hàng trước số phận Dũng đến vớimột người con gái đủ đầy vật chất hơn Tý Tý đã để Dũng ra đi không một lời oán hận Vị thavà cao thượng như Tý không nhiều trong cuộc sống này Cuộc đời cũng tựa giấc mơ vậy, có thểcầm tay ai đó đi một giấc mơ trọn vẹn, nhưng cũng thật phù du Giấc mơ Dũng trở lại bên mìnhcủa nhân vật Tý mãi mãi bị bỏ dở vì người hoàn thiện giấc mơ ấy không thể hoàn nguyên nhưcũ Đánh đổi mình như thế trong cuộc đời này liệu có đáng không?
Na trong Người bán linh hồn sẵn sàng bán thân xác để để cứu rỗi một linh hồn, một tài
năng, còn người đàn ông lại bán linh hồn cho quỷ để đổi lấy danh vọng, tiền tài Chưa bao giờcặp phạm trù cao thượng - thấp hèn lại va chạm mạnh mẽ đến như vậy Tất nhiên ban đầu, sựgiả dối, xấu xa tầm thường được bao bọc bởi vẻ ngoài hoàn toàn khác, chưa có dịp nào để kéobức màn đang che đậy ấy Những con người cao thượng chưa một phút giây nào cân, đong, đo,đếm sự hy sinh của mình Được sống và yêu hết mình, đó là hạnh phúc, Na “xem người yêunhư một thần tượng, khi đã sống chung, nàng là người yêu, người phục vụ, người bảo vệchàng, ngủ cùng giường với chàng ban đêm, nấu ăn cho chàng ban ngày, làm người mẫuthường xuyên cho chàng vẽ, bởi chàng chẳng có tiền thuê mẫu mà không muốn vẽ ai ngoàinàng”; Na lăn xả vào bất cứ đâu, làm bất cứ điều gì để kiếm tìm cho Tuấn dù chỉ một cơ hộiphát lộ tài năng, kể cả Na biến mình thành một con mồi cho kẻ khác xúc phạm và ra giá Tuấnkhông thể hiểu hết những việc mà Na đã làm vì anh Tuấn đi con đường tắt để đổi đời “Tuấn đãbán linh hồn mình cho một người đàn bà tuyệt đẹp…bà ta đến bằng xe hơi Anh chưa bao giờnhìn thấy ai đẹp và lịch lãm như bà ấy” Trần Thùy Mai đã dùng một hình ảnh cực đắt để minhchứng cho sự tha hóa của Tuấn, trước tiếng hét chết điếng của Na “Tuấn không ngừng tay đậpnhững tảng mầu lên khung vải Đó là bức chân dung của nàng, giờ đây Tuấn đang vội vã trétnhững đường nét mới lên Vẫn màu nền đó, nhưng thay vì mái tóc xõa rối là mái tóc búi caoquý phái và bộ ngực đồ sộ mỡ màng của nữ chủ nhân gallery Kình Dương… một bức chândung chắp nối dị dạng, vô hồn, trông giống như một thứ côn trùng đang biến thái dở dang Vậylà Na đã bị thay thế bằng một người đàn bà khác, trong mắt Tuấn lúc này, chủ gallery KìnhDương là bà hoàng ban phát một cuộc sống đủ đầy như anh hằng ao ước Tuấn ngày xưa hếtmình vì nghệ thuật đã chết, Na thắp
Trang 37nén hương trước bức chân dung Tuấn như một hành động vĩnh biệt cuối cùng Tiếc thay choTuấn, một người đàn ông nông cạn đã vĩnh viễn đánh mất người duy nhất yêu anh thực sự.
Trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai, không ít người phụ nữ hy sinh hết mình chongười họ yêu thương Họ không cần đến bất cứ môt sự tôn vinh nào, cho nên khi nói nhữngnhân vật cao thượng chỉ xuất hiện khi cái thấp hèn cũng hiện hữu Đó có thể là sự thấp hèncủa kẻ nuôi ong tay áo như Thắm, kẻ ích kỷ và trơ trẽn như Phương đã khiến Hạnh rơi vào
bi kịch (Trăng nơi đáy giếng) Qua đây có thể thấy, những nhân vật của Trần Thuỳ Mai hầu
hết đều bất hạnh, cô đơn Họ sống và chết cho tình yêu, chấp nhận hi sinh và gánh chịu sốphận bi kịch Cay đắng nhất là họ luôn vấp phải những cá nhân coi trọng những giá trị khácngoài tình yêu
2.1.2.3 Bi kịch giữa cõi đời và cõi đạo.
Đây là một bi kịch rất đặc biệt trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai Viết về bi kịch nàykhông dễ, bởi lẽ, rất dễ rơi vào giáo điều hay lên gân Trước nhất, Trần Thuỳ Mai khẳngđịnh, đã là con người, ai cũng có đầy đủ trong mình những cảm giác, cảm xúc đời nhất Aicũng có quyền yêu và được yêu Đó là lẽ tự nhiên không thể né tránh Vì vậy, với nhữngngười tu hành phải vật lộn với bi kịch cõi đời - cõi đạo khó khăn gấp trăm nghìn lần ngườithường
Hạnh trong Trăng nơi đáy giếng không thể tìm thấy hạnh phúc trong cõi đời đã tìm
đến cõi đạo để nuôi dưỡng hạnh phúc trong hư vô Đau đớn thay, người chỉ có thể hiểu cô,thương cô lại là người thuộc về cõi tâm linh Chồng Hạnh ư? Đó là ông Hoàng Bảy - trấnthủ Thừa Thiên; con Hạnh ư? Hạnh có một đứa con của riêng cô không ai có thể tranh cướpđược, cô giấu nó ở cõi vô hình Cô không sống cuộc đời thực “ngay giữa nhà một bàn thờ
đồ sộ mà cô trang hoàng như một cung điện rực rỡ vàng son”, rồi ngày rằm, mồng một “côchất hương hoa đầy thánh thiện của cô, rồi ra nhà bà đồng Thơi lễ bái” và đi chầu điện HònChén - chầu đức mẫu cho phải đạo dâu con Hạnh tận tâm lo lắng cho chồng con chốn vôhình như ngày xưa một thời cô đã chăm bẵm ông Phương Niềm tin ở cõi đời thực trongHạnh đã chết
Một người vợ bất hạnh, một người mẹ bất hạnh, Niết - Vãi Thông trong Lửa của
khoảnh khắc cả cuộc đời không thể vượt thoát vũng lầy quá khứ Quá khứ tựa như một thứ
gông vô hình xiềng xích tâm hồn người đàn bà bất hạnh ấy Một người đàn bà đã dám
Trang 38đương đầu với mọi trừng phạt, với cả cái chết để đánh đổi có một đứa con Người đàn bàsẵn sàng quỳ sụp dưới chân đức ông chồng không trừng phạt nàng bằng mọi lời rủa sả màđày đoạ vợ mình bằng lòng bao dung của kẻ ghen tuông khủng khiếp Nhân vật nữ trongtruyện ngắn của Trần Thùy Mai là thế, chưa bao giờ họ tồn tại trong cuộc đời mà không bấuvíu vào một điều gì, họ có thể cam chịu tất cả, nhưng họ phải có điểm tựa của mình Niếtcủa quá khứ tựa mình vào hy vọng, dấn thân đến với Dõng Niết hy vọng về một đứa con,đứa con ấy sẽ làm dịu mát nỗi đau của người đàn bà mang tội lỗi phản bội chồng Đau đớnthay, hy vọng cuối cùng đã sụp đổ Thằng Cọt - đứa con của Niết sản phẩm của cuộc tìnhchớp nhoáng với Dõng sống như để ám ảnh người còn sống Nỗi ám ảnh bởi sự tồn tại trêncõi đời mấy chục năm trời của một đứa con như “một vật kỳ dị, lạc lõng”, “nom nó hệt mộtcon gấu, với những nếp nhăn hằn sâu trên trán, với đôi tay vểnh và cái mũi thỉnh thoảng khịtkhịt đánh hơi”, nó làm sống lại một thời Niết sống theo bản năng làm vợ, “công việc trongnhà với những động tác đơn giản và lập đi lập lại biến cuộc sống của Niết thành một vòngtròn những bổn phận và những thói quen Kể cả lúc thầy Thông (chồng Niết) thỉnh thoảngtrở về, cái vòng tròn ấy cũng không hề bị phá tung, bởi Niết luôn sống trong cõi đời với tưthế một người chấp nhận, trước cả nỗi buồn và niềm vui, chia xa và hội ngộ” Nếu trướckia Niết sống theo bản năng làm vợ thì nay khi đã thành Vãi Thông, Niết sống theo bảnnăng làm mẹ Thứ bản năng giết chết cảm xúc trước cuộc đời Lại nói về điểm tựa, về nơibấu víu, khi không thể sống mà nhìn về phía trước, Niết chỉ có thể gặm nhấm quá khứ hiệnhữu ngay trước mặt qua hình ảnh đứa con Cho nên thật dễ hiểu khi Niết - Vãi Thông “chônthằng Cọt, chôn cả nỗi ám ảnh suốt cuộc đời” cũng đồng nghĩa “không có nỗi ám ảnh củaquá khứ thì cả cuộc đời của bà cũng chẳng còn gì để sống” Vãi Thông không bao giờ được
an tịnh dù đã tìm đến cửa Phật Sống đến tận cùng nỗi đau, quen với nỗi đau, khi nỗi đau ấybiến mất, con người cũng không còn lý do để tồn tại Viết được như thế, âu không nhiềungười làm được
Cõi đời và cõi đạo, khiến con người ở vào tình thế ấy buộc phải chọn một trong hai.Nhân vật của Trần Thùy Mai vật lộn trong bao đau đớn để chọn đường Và khi hai người đi vềhai ngả, ắt một người sẽ đau Cõi đạo tận diệt tham sân si, người chọn nó có thể được yên lòng,nhưng người ở lại, một mình trên cõi đời cũng sống mà hồn lìa khỏi xác từ lâu Nhân vật Lan
trong Thương nhớ hoàng lan là một ví dụ, nàng sống mà như chết, sống để Đăng
Trang 39Minh an lòng mà tu hành, còn từ khi quyết định lấy chồng Việt Kiều, cũng có nghĩa là Lan
đã chết phần hồn Những nhân vật tìm đến niềm an ủi của tâm linh mong cầu sự an lành, hivọng vào một viễn cảnh siêu thoát nơi cửa phật, nhưng cõi đời trì níu, bi kịch cõi đời, cõiđạo xảy ra tạo nên sự nhức nhối khôn nguôi và nỗi ám ảnh day dứt
Nói như tác giả Bùi Việt Thắng: “Trần Thùy Mai, theo chúng tôi, là cây bút nữ tínhnhất hôm nay trong làng truyện ngắn Truyện của chị lúc nào cũng nhiều nước mắt; Nhưngđó không phải là những giọt nước mắt làm ta ủy mị, bế tắc, trái lại làm cho ta trong sánghơn và thấm thía hơn về lẽ đời, tình người” Đi hết những bi kịch trong truyện ngắn TrầnThùy Mai mới thấu “khổ đau cũng đầy thi vị, chỉ có sự trống rỗng chán chường của kẻkhông yêu mới thật sự là khủng khiếp”, chỉ trong chữ tình, con người mới tìm thấy ý nghĩacủa sự tồn tại trên đời
2.2 Cảm hứng lịch sử trong truyện ngắn Trần Thùy Mai.
Những tiền đề mới trong thời kỳ mới đã tạo ra sự biến đổi rõ rệt trong nền văn xuôinước ta Bước đầu xuất hiện đường hướng đổi mới cả về mặt nội dung lẫn hình thức thể hiện,trong sự nỗ lực tìm tòi của lực lượng sáng tác đông đảo khi viết về đề tài lịch sử Nhận thấy,lịch sử trong sáng tác văn học không chỉ là cái xác cứng đờ trong chính sử hay sách giáo khoalịch sử Là một trong không nhiều nhà văn nữ theo đuổi đề tài này, nhà văn Võ Thị Hảo chorằng nhà văn huy động tối đa trí tưởng tượng, sự hư cấu để “hưởng thụ lịch sử” Những nhânvật, sự kiện và tư liệu lịch sử sẽ phục tùng ý đồ tư tưởng của người sáng tạo Cái khó của đềtài lịch sử trong văn học như Karl Marx đã nói, không phải để “triệu về những bóng ma của quákhứ” mà phải chỉ ra ý nghĩa cho cuộc sống hôm nay Không chỉ nhà văn mà người tiếp nhận sẽđược quyền làm công việc “phán xét cả lịch sử, chưng cất lại lịch sử, cãi ngầm với sử học vềnhân sinh, thế sự để giúp nhận thức thêm, nhận thức lại lịch sử”
Trần Thùy Mai đã dành một sự quan tâm đặc biệt cho đề tài lịch sử theo góc độ nhìnnhận của chị
2.2.1 Cái nhìn dân chủ hóa về lịch sử.
Trần Thùy Mai không khai thác hiện thực lịch sử với tất cả sự bề bộn của nó, mà là ngườibiết tinh lọc, từ những chi tiết ấy, chị hư cấu theo tinh thần của hiện thực, phát triển theo tư duycủa con người hiện đại Rõ ràng, để theo đuổi đề tài lịch sử, đề tài vẫn được coi là kén người
Trang 40viết này, đòi hỏi nhà văn phải có một phông nền kiến thức hiểu biết lịch sử Để những câuchuyện lịch sử ấy không sơ cứng, phải rất có nghề trong cách tiếp cận, phải chọn cho đượclối đi riêng, nếu không chính sức nặng lịch sử sẽ đè chết trang viết Trần Thùy Mai khônglàm công việc của một người chép sử, tường thuật hay ghi lại những biến cố lớn lao tronglịch sử Các trang viết về lịch sử của chị đều rất đời, chất đời ấy khiến cho những câuchuyện kể không khô cứng, không bị áp đặt hay lên gân Nó tựa như những câu chuyện dãsử để Trần Thùy Mai gửi gắm tâm sự về cuộc đời, về con người Trần Thùy Mai tâm sự:
“Bên cạnh khai thác những nét mới của Huế ngày nay, tôi cũng dành rất nhiều hứng thú choviệc tái dựng hình ảnh Huế xưa, với những truyện ngắn viết về lịch sử Huế Chuyện Hoàngđế Gia Long với nàng cung phi vốn là hoàng hậu triều Tây Sơn, truyện loạn chày vôi thờivua Tự Đức với số phận bi thương của nàng Thể Cúc, truyện công chúa Ngọc Du với ngườichồng tự thiêu chết ở thành Quy Nhơn Là những chuyện có thực trong buổi đầu triềuNguyễn Tôi muốn dùng trí tưởng tượng và suy lý lịch sử để làm sống dậy những số phận,bởi dường như trong những câu chuyện của quá khứ luôn hàm chứa những bài học muônđời”
Trần Thùy Mai quan tâm đến lịch sử các vương triều ở Huế, đặc biệt là triều Nguyễn; phần
vì đây là giai đoạn lịch sử phong kiến gần cuộc sống hiện đại nhất Trần Thùy Mai được sốngtrong một không gian cổ kính của cố đô xưa, dấu tích một thời còn in hằn trên từng con đường,ngõ phố Không làm công việc của người chép sử bằng văn chương, Trần Thùy Mai có cáchtiếp cận rất riêng, chị dựa vào chính sử, các sử gia thường ghi rất sơ lược về nhân vật, thậm chícó những phần bị giấu nhẹm, nhưng qua những dòng chữ còn lại đó ta có thể thấy những sốphận, những tình cảnh rất con người Chị “muốn phục dựng lại những chỗ bị lướt nhoà đó bằngcách bổ sung những giai thoại trong dân gian” Nếu như ở truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp,
dù Quang Trung, Gia Long, Đề Thám, hay Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Tú Xương… Tất cả đều
hiện lên rất đỗi bình thường trong số phận của những cá nhân, đặc biệt quan niệm về con người
bi kịch, con người cô đơn gắn với nhân vật lịch sử xuất hiện đậm nét trong bộ ba truyện ngắn giả lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp, tiểu thuyết Hồ Quý Li của Nguyễn Xuân Khánh, tiểu thuyết Giàn thiêu của Võ Thị Hảo… Nhân vật lịch sử được dựng dậy, được thổi vào một linh hồn, với
tư cách người cụ thể, sống động với
tất cả những yêu ghét, khát vọng và bi kịch… Các nhà văn đã “đi xa hơn lịch sử để xâm