Tính đến thời điểm này, chị đã cho xuất bản nhiều tác phẩm hay và thu hút được sự quan tâm của độc giả như các tập truyện ngắn: Khi ta hai mươi, Ma mèo, Phòng trọ, Giấc mơ bay qua cửa sổ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======
NGUYỄN THỊ HUẾ
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN PHONG ĐIỆP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận văn học
HÀ NỘI - 2016
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======
NGUYỄN THỊ HUẾ
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN PHONG ĐIỆP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Người hướng dẫn khoa học
ThS NGUYỄN THỊ VÂN ANH
HÀ NỘI - 2016
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sác đến cô giáo Nguyễn Thị Vân Anh - người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo trực tiếp giúp tôi hoàn thành khóa luận này
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lý luận văn học và các bạn sinh viên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2016
Người thực hiện
NGUYỄN THỊ HUẾ
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Nguyễn
Thị Vân Anh, tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi
- Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực
- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khớp với bất kì công trình nghiên cứu nào từng công bố
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2016
Người thực hiện
NGUYỄN THỊ HUẾ
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Nhiệm vụ, mục tiêu của khóa luận 5
6 Đóng góp của khóa luận 5
7 Bố cục của khóa luận 5
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT 6 1.1 Quan niệm về thế giới nghệ thuật 6
1.1.1 Thế giới vật chất 6
1.1.2 Thế giới nghệ thuật 6
1.2 Các yếu tố cơ bản của thế giới nghệ thuật 8
1.2.1 Nhân vật 8
1.2.1.1 Khái niệm nhân vật 8
1.2.1.2 Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học 9
1.2.1.3 Cách phân loại nhân vật văn học 9
1.2.2 Không gian và thời gian nghệ thuật 11
1.2.2.1 Không gian nghệ thuật 11
1.2.2.2 Thời gian nghệ thuật 12
1.2.3 Ngôn ngữ 13
CHƯƠNG 2 MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN TRONG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN PHONG ĐIỆP 15
2.1 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Phong Điệp 15
2.1.1 Quan niệm nghệ thuật về con người của phong Điệp 15
Trang 62.1.2 Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Phong Điệp 18
2.1.2.1 Kiểu nhân vật tư tưởng 19
2.1.2.2 Kiểu nhân vật bi kịch 25
2.1.2.3 Kiểu nhân vật cô đơn 32
2.1.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 35
2.1.3.1 Khắc họa nhân vật qua ngôn ngữ của chính nó 35
2.1.3.2 Sử dụng yếu tố kì ảo 37
2.2 Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Phong Điệp 39
2.2.1 Không gian nghệ thuật 39
2.2.1.1 Không gian căn phòng 39
2.2.1.2 Không gian đô thị 43
2.2.2 Thời gian nghệ thuật 45
2.2.2.1 Thời gian tâm trạng 45
2.2.2.2 Thời gian phi lý 48
2.3 Ngôn ngữ 50
2.3.1 Ngôn ngữ thông tục 51
2.3.2 Ngôn ngữ giàu âm thanh 54
KẾT LUẬN 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 71
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 "Thế giới nghệ thuật" là vấn đề có ý nghĩa lí luận và thực tiễn quan
trọng trong nghên cứu văn học Khi đọc văn bản ngôn từ hay xem phim trên màn ảnh, xem biểu diễn trên sân khấu, chúng ta bước vào thế giới nghệ thuật của tác giả, một thế giới sống động đầy ắp xung đột, buồn vui, hạnh phúc, đau đớn
Một thế giới nghệ thuật nhất định, với tư cách là hệ thống không chỉ đặc trưng cho tác phẩm đó mà còn đặc trưng cho cả nhà văn nói chung Likhachev cho biết: Văn học diễn tấu lại bản đàn của hiện thực, nhưng diễn tấu lại theo các khuynh hướng "tạo phong cách" tiêu biểu đối với sáng tác của nhà văn nào đó hay "phong cách thời đại" nào đó Các khụyh hướng, phong cách ấy làm cho tác phẩm văn học
đa dạng hơn, phong phú hơn về phương diện nào đấy so với thế giới hiện thực, mặc
dù nó là tỉ lệ rút gọn một cách ước lệ Nghiên cứu cấu trúc thế giới nghệ thuật vừa cho ta hiểu hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, quan niệm của tác giả về thế giới vừa có thể khám phá thế giới bên trong ẩn kín của nhà văn, cái thế giới chi phối sự hình thành phong cách nghệ thuật
1.2 Phong Điệp sinh năm 1976 tại thành phố Nam Định, chị là một trong số các nhà văn trẻ, cần mẫn đã sáng tác với tinh thần chuyên nghiệp, tác phẩm của chị khá đa dạng bao gồm cả truyện ngắn và tiểu thuyết Tính đến thời điểm này, chị đã cho xuất bản nhiều tác phẩm hay và thu hút được sự quan tâm của độc giả như các
tập truyện ngắn: Khi ta hai mươi, Ma mèo, Phòng trọ, Giấc mơ bay qua cửa sổ,
Người của ngày hôm qua, Vườn hoang, Kẻ dự phần, Nhật kí nhân viên văn phòng và tập truyện ngắn mới nhất chị mới của chị đó là Biên bản bảo (NXB Phụ
nữ, 2015) và cả nhiều truyện dài, tiểu thuyết khác như Tiểu thuyết: Blogger … Có
thể thấy, Phong Điệp đã sớm tìm cho mình một lối đi, và gặt hái được thành công lớn đặc biệt ở thể loại truyện ngắn chẳng hạn: Giải nhì (không có giải nhất) cuộc thi
truyện ngắn trên báo Văn nghệ Trẻ năm 1996 - 1997 với truyện ngắn Ma mèo, giải
thưởng “Văn học tuổi xanh” 1996 do Tạp chí Tuổi xanh tổ chức năm 1996 với truyện
ngắn Hoạ sĩ , giải: Chùm truyện ngắn hay nhất về đề tài phụ nữ hậu chiến, cuộc thi
Trang 82
truyện ngắn Tạp chí VNQĐ 2014 với truyện ngắn Chuyến đêm; Mẹ con và trần thế
Ngòi bút của chị tập trung đi khai thác nhiều khía cạnh của cuộc sống thế giới nghệ thuật của truyện ngắn Phong Điệp mang đậm hơi thở của cuộc sống đương đại Có thể thấy Phong Điệp đã tạo được cho mình một phong cách riêng và gặt hái cho mình nhiều thành công lớn trong đó đặc biệt nổi bật là thể loại truyện ngắn
Trong hành trình lao động nghệ thuật, Phong Điệp đã có những tìm tòi thể nghiệm riêng và đã xây dựng nên một thế giới nghệ thuật độc đáo Thế giới ấy là sự tổng hòa mối quan hệ của các yếu tố như: Nhân vật, thời gian, không gian, ngôn
ngữ, giọng điệu Và chúng tạo nên một chỉnh thể thống nhất Nghiên cứu về Thế giới nghệ thuật Phong Điệp, chúng tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về cảm quan đời
sống, những thể nghiệm sáng tạo mang tính cách tân nghệ thuật, kĩ thuật biểu hiện trong các truyện ngắn của nhà văn Đây cũng là con đường để bạn đọc đến gần hơn với văn học đương đại, tiếp xúc với một nền văn hóa đầy biến động ở sự góp mặt của hàng loạt cây bút trẻ
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phong Điệp là một gương mặt không còn xa lạ với bạn đọc Việt Nam, bạn đọc đã khá quen thuộc với các tác phẩm của chị ngay từ khi tập truyện ngắn đầu tay
ra đời là truyên ngắn Khi ta hai mươi xuất bản năm 1996 và từ đó đến nay chị liên
tục cho ra mắt các tác phẩm khác Có thể nói đây là một trong số các nhà văn trẻ cần mẫn và có sức viết tốt trong làng văn Việt Nam hiện đại, đặc biệt chị đã có một
trang web riêng cho mình đó là phongdiep.net - nơi để gặp gỡ bạn bè và chia sẻ
những tâm huyết đối với văn chương, trang web đã thu hút được rất nhiều các nhà văn tham gia đóng góp Tuy nhiên những công trình nghiên cứu về nhà văn này vẫn chưa thật phong phú Nó mới chỉ dừng lại ở những lời giới thiệu tác phẩm, những bài điểm sách trên các website, những cuộc trả lời phỏng vấn trao đổi Qua những cuộc trả lời phỏng vấn, Phong Điệp đã trực tiếp thổ lộ những suy tư, quan niệm về nghề viết… Chẳng hạn như cuộc trò chuyện của chị với khán giả trong chương trình
Đường tới thành công phát trên kênh truyền hình VTC10 và đăng tải trên trang
web youtube.com
Trang 93
Sáng tác của Phong Điệp không tạo nên những cơn sốt, nhưng vẫn dành được quan tâm, bình luận của các báo, các nhà phê bình, các nhà nghiên cứu và bạn đọc, một số bài viết đã đưa ra quan niệm mới rất đáng chú ý:
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà nhận xét: "Phong Điệp là một cái tên rất quen
thuộc với bạn đọc Bạn viết nhiều, viết khỏe, phong phú về thể loại và đa dạng về
đề tài như nông thôn, thành thị, miền núi Và nói thật tôi rất khó để có thể nói rằng
cá nhân tôi thích mảng nào của bạn hơn, nỗi khắc khoải nhớ nhung làng quê hay nỗi
xót xa của thân phận người dân đô thị."
Ngày 21-7-2009, Ban Văn trẻ Hội Nhà văn Việt Nam đã lựa chọn các tác
phẩm mới nhất của Phong Điệp là Blogger và Kẻ dự phần để tổ chức buổi tọa đàm,
trong buổi tọa đàm này Phong Điệp nhận được rất nhiều ý kiến phê bình từ những nhà văn và những nhà nghiên cứu Có người lắc đầu chê bai song cũng có những con mắt ngỡ ngàng thích thú và tỏ thái độ mong ngóng những tác phẩm tiếp theo của Phong Điệp
Nói về nghệ thuật trong văn xuôi của nhà văn Phong Điệp nhà văn Hoàng
Quảng Uyên nhận xét:"truyện của Phong Điệp hầu như không có cốt truyện Truyện
chỉ mang những mảnh ghép số phận và hoàn cảnh bằng một chất keo dính chặt bởi bàn tay khéo léo, xâu chuỗi bởi sợ chỉ đỏ Những mảnh ghép tưởng bình thường, không có gì, đôi khi còn "vớ vẩn" nữa bỗng trở nên có vấn đề, có tư tưởng Nhận xét chung về sáng tác của Phong Điệp, bên cạnh việc khẳng định những thành công, nhà phê bình Trần Thiện Khanh cũng chỉ ra một số điểm hạn chế "truyện của Phong Điệp giàu tính thời sự đồng thời bộc lộ rõ một khả năng tư duy nhanh trước nhiều vấn đề của cuộc sống hiện đại Phong Điệp đã có nhiều cố tìm tòi trong việc sử dụng yếu tố kì ảo và nén chuyện vào một bài văn ngắn Rất tiếc ở một số truyện người kể chỉ chạy theo cái bên ngoài của sự kiện để lộ ý tưởng, lộ ngay từ mở
chuyện Không ít truyện trong Kẻ dự phần đã dừng lại ở cái ngưỡng mô tả những gì
diễn ra trước mắt, và thiếu hẳn một chiều sâu của sự phân tích, khái quát, tổng hợp"
Có thể thấy những bài nhận xét, đánh giá trên là những bài nghiên cứu đầu tiên có tính chất học thuật về truyện ngắn của Phong Điệp Song nhìn chung, các tác
Trang 104
giả này đều tập trung vào phân tích, đánh giá những cách tân, đổi mới trên phương diện hình thức nghệ thuật ở từng yếu tố riêng lẻ, chưa có bài viết nào tập trung đi
sâu vào các bình diện thuộc thế giới nghệ thuật truyện ngắn Phong Điệp với tư cách
là một chỉnh thể Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn triển khai đề tài Thế giới nghệ thuật
truyện ngắn Phong Điệp như là sự đóng góp thêm một hướng tiếp cận tác phẩm
của nhà văn này dưới sự soi sáng của lý thuyết Lý luận văn học hiện đại
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài đã chọn, chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu thế giới nghệ thuật truyện
ngắn Phong Điệp Trong quá trình nghiên cứu những biểu hiện đặc trưng cơ bản của
nó, người viết có liên hệ với một số tác phẩm văn xuôi của các nhà văn khác để thấy
rõ hơn nét độc đáo trong truyện ngắn của nhà văn
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Thế giới nghệ thuật là một phạm vi rộng thể hiện qua nhiều phương diện như: Nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, không gian, thời gian, quan niệm nghệ thuật… Các yếu tố này thể hiện đan xen vào nhau trong tác phẩm và phụ thuộc vào
tư duy của nhà văn, góp phần làm nên tính sinh động của cái được miêu tả Tuy nhiên, trong khuôn khổ của khóa luận và qua thực tiễn khảo sát tác phẩm, người viết chỉ khai thác một số biểu hiện rõ nhất của thế giới nghệ thuật, đó là: Thế giới nhân vật, không gian và thời gian và ngôn ngữ
Nhóm tác phẩm chúng tôi chọn làm đối tượng nghiên cứu gồm 3 tập truyện ngăn của Phong Điệp:
1- Phong Điệp (2012), Nhật kí nhân viên văn phòng, Nxb Trẻ
2- Phong Điệp (2008), Kẻ dự phần, Nxb Hội nhà văn
3- Phong Điệp (2015), Biên bản bão, Nxb Phụ nữ
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luân này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
Trang 115
- Phương pháp xác định lịch sử phát sinh
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
5 Nhiệm vụ, mục tiêu của khóa luận
5.1 Nhiệm vụ của khóa luận
Xác lập một cách hiểu thống nhất về thế giới nghệ thuật và những yếu tố nằm trong` cấu trúc của nó
Chỉ ra được điểm độc đáo, mới mẻ của thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Phong Điệp
5.2 Mục tiêu của khóa luận
Khóa luận hướng tới mục tiêu tìm ra những điểm độc đáo, mới mẻ của thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Phong Điệp Trên cơ sở đó, khóa luận nêu lên những đánh giá về tài năng và những đóng góp cũng như vị trí của Phong Điệp trong nề văn học đương đại
6 Đóng góp của khóa luận
Khái quát lý thuyết về thế giới nghệ thuật, vận dụng để tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Phong Điệp
Chỉ ra và phân tích những khía cạnh mới của thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Phong Điệp trong tương quan với một số nhà văn đương thời Qua đó, khẳng định vị trí của Phong Điệp trong đời sống văn học đương đại
7 Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung được chúng tôi triển khai thành hai chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về thế giới nghệ thuật
Chương 2: Một số yếu tố cơ bản trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn Phong Điệp
Trang 126
NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
1.1 Quan niệm về thế giới nghệ thuật
1.1.1 Thế giới vật chất
“Thế giới” là một khái niệm thuộc phạm trù triết học Theo Từ điển triết
học, “thế giới” có thể được hiểu theo các nghĩa sau:
Theo nghĩa rộng: Thế giới là toàn bộ hiện thực khác quan (tất cả những gì tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức con người) Thế giới là nguồn gốc của nhận thức
Theo nghĩa hẹp: Thế giới dùng để chỉ đối tượng của vũ trụ, nghĩa là bộ phận của thế giới vật chất do thiên văn học nghiên cứu Người ta chia bộ phận thế giới vật chất đó thành hai lĩnh vực, nhưng không có ranh giới tuyệt đối: thế giới vĩ mô
và thế giới vi mô
Như vậy, có thể nói, thế giới là một phạm vi rất rộng, một vũ trụ rộng lớn tồn tại xung quanh con người và độc lập bên ngoài ý thức con người
1.1.2 Thế giới nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính
chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả, một trào lưu) Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay tâm lí con người, mặc dù nó phản ánh các thế giới ấy Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng… xuất hiện một cách ước lệ trong sáng tác nghệ thuật” [12, Tr 302] Chẳng hạn, trong thế giới truyện cổ tích, con người và loài vật, cây cối, thần phật đều có thể nói chung một thứ tiếng người, đôi hài có thể đi một bước bảy dặm, nồi cơm vô tận ăn mãi không hết… Trong văn học lãng mạn, quan hệ nhân vật thường xây dựng trên cơ sở cảm hóa Trong văn học cách mạng, nhân vật thường chia thành hai tuyến
địch - ta, người chiến sĩ cách mạng và quần chúng Như thế, mỗi thế giới nghệ thuật
có một mô hình nghệ thuật trong việc phản ánh thế giới Sự hiện diện của thế giới
Trang 13Theo giáo trình Lý luận văn học (Trần Đình Sử chủ biên), “thế giới nghệ
thuật là một thế giới kép: Thế giới được miêu tả và thế giới miêu tả Thế giới được miêu tả gồm nhân vật, sự kiện, cảnh vật… Thế giới miêu tả là thế giới của người kể chuyện, người trữ tình Hai thế giới này gắn kết không tách rời như hai mặt của một
tờ giấy Không có thế giới miêu tả thì không có thế giới được miêu tả và ngược lại Tuy nhiên chúng không thể liên thông Người kể chuyện không thể trực tiếp tham gia vào sự kiện trong thế giới được miêu tả như một nhân vật” [, Tr 82] Thế giới được miêu tả trong tác phẩm có các bình diện của nó Đó là con người riêng (nhân vật), không gian, thời gian riêng, đồ vật, âm thanh, màu sắc có ý nghĩa tượng trưng riêng không đồng nhất với thực tại Các bình diện trên đều là yếu tố của thế giới nghệ thuật, mỗi yếu tố có một vị trí nhất định và không thể thiếu đối với hệ thống Không nên đánh giá tác phẩm chỉ trong một bình diện, cũng như không nên xem xét các bình diện trên một cách tách rời, bỏ qua mối quan hệ và liên hệ qua lại của chúng Chỉ có nghiên cứu đồng bộ các bình diện mới đem lại bức tranh đầy đặn về thế giới mà nhà văn sáng tạo ra
Như vậy, thế giới nghệ thuật là một phạm trù rất rộng Thuật ngữ này chỉ dùng trong văn học, trong sáng tác nghệ thuật Có nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau về thế giới nghệ thuật Qua các định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra cách hiểu: Thế giới nghệ thuật là thế giới riêng mà nhà văn sáng tạo trong tác phẩm của mình Thế giới ấy là hình bóng của thế giới vật chất nhưng không hoàn toàn là thế giới vật chất Bước vào thế giới nghệ thuật, người đọc đã tự nguyện cùng nhà văn bắt đầu hành trình khám phá bản chất của cuộc sống và bản thể con người Đó là một cuộc chơi thú vị, hấp dẫn nhưng cũng không ít những đắng cay cần sự trải nghiệm Thế giới nghệ thuật bao gồm tất cả các yếu tố trong tác phẩm văn học Có
Trang 148
bao nhiêu yếu tố cấu thành nên tác phẩm văn học sẽ có bấy nhiêu yếu tố thuộc thế
giới nghệ thuật Trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi sẽ đi tìm hiểu
những yếu tố cấu trúc cơ bản của thế giới nghệ thuật được biểu hiện cụ thể qua các truyện ngắn của Phong Điệp
1.2 Các yếu tố cơ bản của Thế giới nghệ thuật
1.2.1 Nhân vật
1.2.1.1 Khái niệm nhân vật
Nhìn một cách rộng nhất, nhân vật là khái niệm không chỉ được dùng trong
văn chương mà còn ở nhiều lĩnh vực khác Theo bộ Từ điển tiếng Việt của viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên thì nhân vật là khái niệm mang hai nghĩa: Thứ nhất,
“đó là đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn
học” Thứ hai, đó là “người có vai trò nhất định trong xã hội” Tức là, thuật ngữ nhân
vật được dùng phổ biến ở nhiều mặt cả ở đời sống nghệ thuật, đời sống xã hội - chính trị lẫn đời sống sinh hoạt hằng ngày… Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của khóa
luận này, chúng tôi chỉ đề cập đến khái niệm nhân vật theo nghĩa thứ nhất mà bộ Từ
điển tiếng Việt định nghĩa, đó là nhân vật trong tác phẩm văn chương
Cuốn Lý luận văn học do tác giả Phương Lựu chủ biên định nghĩa về nhân
vật văn học như sau: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả thể hiện trong tác phẩm, bằng phương tiện văn học” [16,Tr.227] Đó là nhân vật
không tên như thằng bán tơ trong Truyện Kiều… Đó là những con vật trong truyện
cổ tích, thần thoại, đồng thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung và ý nghĩa như con người… Khái niệm nhân vật đôi khi được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm nhưng chủ yếu bằng hình tượng con người Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để nhận ra
Trong cuốn giáo trình Lý luận văn học do giáo sư Hà Minh Đức chủ biên,
các tác giả cuốn này cho rằng: “Nhân vật văn học là một hình tượng mang tính ước
lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ
là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính
Trang 15Như vậy, các nhà nghiên cứu lí luận văn học, bằng cách này hay cách khác, khi định nghĩa về nhân vật văn học vẫn cơ bản gặp nhau ở những nội hàm không
thể thiếu được của khái niệm này: Thứ nhất, đó phải là đối tượng mà văn học miêu
tả, thể hiện bằng những phương tiện văn học Thứ hai, đó là những con người, hoặc
những con vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng mang linh hồn con người là ẩn dụ của con
người Thứ ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời sống
hiện thực bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn
1.2.1.2 Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học
Là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành nên mỗi tác phẩm văn học, nhân vật có một vai trò, vị trí hết sức quan trọng
Trước tiên, nhân vật văn học là đơn vị cơ bản, là phương tiện tất yếu và quan trọng nhất giúp nhà văn phản ánh một cách chân thực đời sống Bằng sự suy ngẫm, chiêm nghiệm, bằng những tìm tòi, khám phá, nhà văn xây dựng nên nhân vật và hệ thống nhân vật trong tác phẩm để từ đó khái quát các tính cách xã hội và mảng đời sống gắn liền với nó
Bên cạnh việc phản ánh, khái quát hóa hiện thực cuộc sống với những mảng đời sống xã hội gắn liền với nó, nhân vật còn có chức năng thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người, về cuộc đời Văn học phản ánh thế giới bằng hình tượng Song, điều đó không có nghĩa là nhà văn sao chép nguyên xi hiện thực cuộc sống vào trong tác phẩm Nhà văn phải là người sáng tạo trên cơ sở trải nghiệm, sự suy ngẫm theo sự cảm thụ của bản thân mình
1.2.1.3 Cách phân loại nhân vật văn học
Nhân vật văn học là một hiện tượng đa dạng về mặt kiểu loại Có rất nhiều cách phân chia nhân vật văn học:
Trang 1610
Xét về cấu trúc tác phẩm: Dựa vào vị trí của nhân vật đối với nội dung cụ
thể và với cốt truyện trong tác phẩm, nhân vật văn học được chia thành nhân vật chính, nhân vật phụ và nhân vật trung tâm Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện
Đó là con người liên quan đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình Trong các nhân vật chính của tác phẩm lại có thể nhận thấy nổi lên những nhân vật trung tâm xuyên suốt tác phẩm từ đầu đến cuối về mặt ý nghĩa Đó là nơi quy tụ các mâu thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm Ngoài nhân vật trung tâm và nhân vật chính, còn lại là các nhân vật phụ Nhân vật phụ mang các tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ bổ sung Nó góp phần làm đầy đủ phương diện cấu trúc của nhân vật văn học
Xét về ý thức hệ: Dựa vào đặc điểm của tính cách, mối quan hệ với tư tưởng
tác giả và lý tưởng của thời đại, có thể chia ra thành nhân vật chính diện, nhân vật phản diện Sự phân biệt nhân vật chính diện và nhân vật phản diện gắn liền với những mâu thuẫn đối kháng trong đời sống xã hội, hình thành trên cơ sở đối lập về quan điểm tư tưởng và lý tưởng sống Nhân vật chính diện và phản diện là những phạm trù lịch sử Nhân vật chính diện mang lý tưởng, quan điểm tư tưởng, đạo đức tốt đẹp của tác giả và của thời đại Ngược lại, nhân vật phản diện lại mang những phẩm chất xấu xa, trái với đạo lý và lý tưởng, đang lên án và phủ định Như vậy, hai loại nhân vật này luôn ở vị trí đối kháng nhau
Dựa vào cấu trúc hình tượng: Theo tiêu chí này, người ta chia nhân vật
thành nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách và nhân vật tư tưởng Nhân vật chức năng xuất hiện trong văn học cổ đại và trung đại Đó là loại nhân vật thường không được khăc họa đời sống nội tâm, các phẩm chất, đặc điểm nhân vật cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối Hơn nữa, sự tồn tại và hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng nhất định, đóng một số vai trò nhất định Nhân vật loại hình là nhân vật thể hiện tập trung các phẩm chất xã hội, phẩm chất của một loại người nhất định của một thời Đó là nhân vật nhằm khái quát cái chung về loại của các tính cách và nhờ vậy mà được gọi là điển hình Nhân vật tính
Trang 1711
cách là một kiểu nhân vật phức tạp Ở trên đã nói, tính cách như là đối tượng chủ yếu của nhận thức văn học Đó là tính cách trong nghĩa rộng Nhưng không phải mọi nhân vật văn học đều phản ánh cấu trúc của tính cách Do đó, trong nghĩa hẹp, nhân vật tính cách là một loại nhân vật được mô tả như một nhân cách, một cá nhân
có tính cách nổi bật Trong nhân vật tính cách, cái quan trọng không phải chỉ là cái đặc điểm, thuộc tính xã hội nào đó mà người ta có thể liệt kê ra được.Tính cách còn thể hiện ở tương quan của các thuộc tính đó với nhau, tương quan giữa các thuộc tính đó với môi trường, tình huống Nhân vật tính các thường có những mâu thuẫn nội tại, những nghịch lý, những chuyển hóa Vì vậy, tính cách có một quá trình tự phát triển, và nhân vật không đồng nhất giản đơn vào chính nó Trong văn học có những nhân vật mà hạt nhân cấu trúc của nó không phải là cá tính, cũng không phải
là các phẩm chất loại hình, mà là một tư tưởng, một ý thức Đó là kiểu nhân vật tư tưởng Chẳng hạn, các nhân vật “quỷ sứ” như Malfret, Cain, Luifer, Jean Valiean, Javais của Huygo; Andray của L.Tolstoi; Laconnicov của Dostoevski Trong sáng tác, loại nhân vật này dễ rơi vào công thức, minh họa, trở thành cái loa tư tưởng của tác giả và loại nhân vật “dẹt” thiếu sức sống
Trên đây là những loại nhân vật thường gặp Sự phân biệt này chỉ mang tính chất tương đối Nó chỉ nhằm nhấn mạnh nét trội, nét đặc trưng cơ bản của một loại nhân vật nào đó
1.2.2 Không gian và thời gian nghệ thuật
Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều có một không gian và thời gian riêng Không gian và thời gian ấy là sự quy ước, mã hóa của nhà văn về không gian, thời gian thực tại Không gian và thời gian nghệ thuật là hai yếu tố cơ bản cấu thành nên thế giới nghệ thuật
1.2.2.1 Không gian nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “không gian nghệ thuật là hình thức bên
trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính cách chỉnh thể của nó Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong
trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ
quảng tính của nó: Cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao,
Trang 181.2.2.2 Thời gian nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn
học chính là “hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của
nó Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian nghệ thuật Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước
lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược quay về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát thành vô tận” [12, Tr.322]
Trong tác phẩm văn chương, thời gian chỉ trở thành nghệ thuật khi nó trực tiếp tác động vào nhân vật, vào môi trường mà ở đó diễn ra số phận của nhân vật và những biến động của tâm tư, tình cảm con người Thời gian nghệ thuật là hình thức của hình tượng nghệ thuật thể hiện tài năng và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ…
Nó được nhận biết nhờ các mối quan hệ giữa các biến cố, có thể là quan hệ nhân
Trang 1913
quả, quan hệ tâm lí hoặc liên tưởng Tuy nhiên, điều quan trọng không chỉ là cách biểu thị thời gian mà là quan niệm, cách hiểu thời gian của tác giả
Tóm lại, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật là hai khái niệm luôn
đi song hành với nhau, tạo ra tính cấu trúc và tính quá trình của các tác phẩm, là yếu
tố mở ra thế giới nghệ thuật của nhà văn
1.2.3 Ngôn ngữ
Theo quan niệm của ngôn ngữ học: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu trong đời sống con người “Ngôn ngữ là ý thức thực tại thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả người khác nữa, như vậy cũng tồn tại lần đầu tiên cho bản thân tôi nữa, và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra do nhu cầu, do cần thiết phải giao
dịch với người khác” Theo Từ điển thuật ngữ mỹ học phổ thông: “Ngôn ngữ là hệ
thống tín hiệu đặc biệt bao gồm những dấu hiệu, kí hiệu được sử dụng với mục đích trao đổi hoặc truyền đạt thông tin.Trong nghệ thuật, mỗi chuyên ngành đều có ngôn ngữ riêng để điễn đạt loại hình nghệ thuật của mình”
Trong văn học, ngôn ngữ mang những giá trị đặc biệt, vừa truyền tải dung lượng thông tin nhất định, vừa mang tính thẩm mỹ cao Phân biệt ngôn ngữ văn học
và ngôn ngữ có tính chất nghệ thuật cao của tác phẩm văn học, Từ điển thuật ngữ
văn học viết: “ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ có tính nghệ thuật cao của tác phẩm
văn học Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ này có ý nghĩa rộng lớn, nhằm bao quát các hiện tượng ngôn ngữ được dùng một cách chuẩn mực trong các biên bản ngôn ngữ, trên báo chí, trên đài phát thanh, trong văn học và trong khoa học”[13,Tr.215]
Ngôn ngữ là chất liệu của văn học Khác với các loại hình nghệ thuật như: Hội họa, kiến trúc, điêu khắc, hình tượng nghệ thuật trong văn học được xây dựng bằng ngôn từ Vì thế, nó không trực tiếp tác động vào các giác quan của công chúng, mà tác động sâu xa đến trí tưởng tượng, cảm xúc của người đọc, lay động tâm hồn người đọc Đó chính là tính phi vật thể của hình tượng nghệ thuật ngôn từ
Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện cá tính của nhà văn
Nó cũng là sự biểu hiện phong cách, tâm lý, quan điểm, lập trường, ý thức sáng tạo, tâm huyết của nhà văn gửi gắm trong đó Đồng thời cũng có vai trò quan trọng dẫn
Trang 2014
dắt người đọc tìm hiểu tác phẩm Trong đây, có ngôn ngữ mực thước, nghiêm trang của người uyên thâm, tao nhã Có thứ ngôn ngữ chua xót, đau đớn, hoài nghi của người luôn trăn trở về thế thái nhân tình Có thứ ngôn ngữ bông đùa, hài hước của người tư duy trào lộng… Nhưng dù nói thế nào đi nữa một khi đã gắn với người nghệ sĩ thì ngôn ngữ cũng là thứ đã được ý thức sáng tạo một cách sâu sắc Bởi vì:
“Người hạ bút làm thơ mà không am hiểu ngôn ngữ khác gì chàng mất trí lao xuống dòng sông cuồn cuộn mà không biết bơi”
Tóm lại, thế giới nghệ thuật là một phạm trù rộng và được tạo nên từ nhiều yếu tố Các yếu tố này có vị trí, vai trò nhất định trong hệ thống và có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo thành chỉnh thể của hệ thống đó Thế giới nghệ thuật của tác phẩm ngôn từ là một hệ thống hoàn chỉnh vận động theo quy luật và nguyên tắc vốn có của nó Không nên đánh giá toàn bộ tác phẩm chỉ qua một bình diện hoặc xem xét các bình diện trong sự tách rời mà phải đặt chúng trong chỉnh thể Như vậy, thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học mới hiện ra sống động và toàn vẹn trong
sự chiếm lĩnh của bạn đọc
Trang 2115
CHƯƠNG 2 MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN TRONG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRUYỆN NGẮN PHONG ĐIỆP
2.1 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Phong Điệp
2.1.1 Quan niệm nghệ thuật về con người của phong Điệp
Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm trung tâm của thi pháp
học, nó phản ánh một cách sâu sắc và toàn diện bản chất nhân học của văn học Ở một phương diện nào đó, thuật ngữ quan niệm nghệ thuật về con người có giá trị tương đương với khái niệm "tính tư tưởng” trong tác phẩm văn học Nếu tư tưởng là linh hồn của tác phẩm (Korolenco) thì quan niệm nghệ thuật về con người là cốt lõi
tư tưởng, chiều sâu nhân bản của tác phẩm đó, đồng thời là thước đo sự tiến bộ của nhà văn Quan niệm nghệ thuật về con người là cái giới hạn tối đa trong cách hiểu, cách cảm, cách nhìn và cách lý giải về con người của nhà văn được hóa thân thành các nguyên tắc , các phương tiện, biện pháp, hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật đó Quan niệm nghệ thuật
về con người gắn liền với vốn sống, vốn văn hóa, tài năng, cá tính sáng tạo của nhà
văn và ý thức hệ của cộng đồng xã hội Nói gắn gọn thì quan niệm nghệ thuật về
con người chính là cách cắt nghĩa của văn học về con người thông qua các phương
tiện nghệ thuật đặc thù Mỗi nhà văn đều có quan niệm nghệ thuật riêng và luôn chịu sự chi phối của các quan niệm đó Có tác phẩm văn học tức là đã tồn tại một quan niệm nghệ thuật nhất định về con người và cuộc đời
Văn học Việt Nam sau 1975, đặc biệt sau đổi mới 1986 đã có những chuyển
biến mạnh mẽ trong quan niệm nghệ thuật về con người Không chấp nhận quan
niệm văn học mô phỏng một cách công thức, giản đơn về cuộc sống con người, các nhà văn biết lánh xa lối văn chương chỉ ca ngợi một chiều và dần dần lấy số phận của con người làm "miếng đất khám phá những quy luật nhân vĩnh hằng của giá trị nhân bản", coi đó là điểm xuất phát, là chuẩn mực để nhà văn soi ngắm và định giá thế giới Có thể nói, Nguyễn Minh Châu chính là người mở đường tinh anh và tài
Trang 2216
hoa với các sáng tác thể hiện sự tìm tòi và thể nghệm theo hướng đó Lớp nhà văn
kế tiếp như: Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương đã đón lấy làn gió dân chủ trong văn học, mạnh dạn đi sâu vào những khía cạnh riêng tư, khuất lấp của con người và xã hội Trong quan niệm nghệ thuật của đa số những nghệ sĩ lớn, việc lấy số phận cá nhân làm gương soi lịch sử
và lấy nội tâm con người để nói về cuộc sống chung hầu như là việc bình thường bởi suy cho cùng, văn học và hiện thực là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm
là con người (Nguyễn Minh Châu)
Phong Điệp là một trong những gương mặt trẻ tiêu biểu trong văn học đương đại Ở cái tuổi vừa tròn bốn mươi, nhờ tài năng, một tư duy nhạy bén chị cùng sức viết cần mẫn chị đã thử nghiệm được ở trên nhiều thể loại sáng tác khác nhau và đạt được nhiều thành quả đáng nể với mười tập truyện ngắn, ba tiểu thuyết, một tập tản văn, ba cuốn sách thiếu nhi và một tập phỏng vấn, đối thoại văn học Phong Điệp là một trong số những cây bút có vốn liếng văn chương có thể coi là dày dặn trong lứa viết văn thế hệ 7X Trong đó truyện ngắn là thể loại chị yêu thích và đạt được nhiều
thành công nhất với nhiều truyện đã đạt nhiều giải thưởng lớn như: Ma mèo (NXb Trẻ 1997) - trong đó có truyện ngắn Ma mèo - giải nhì (không có giải nhất) cuộc thi truyện ngắn trên báo Văn nghệ Trẻ 1996- 1997) và truyện ngắn Họa sĩ - giải
thưởng Văn học tuổi xanh 1996 do Tạp chí Tuổi xanh tổ chức năm 1996 Chị cũng
đã tường phát biểu "sức ngắn gọn, sức công phá của thể loại này khiến truyện ngắn
luôn là sự lựa chọn số một của tôi Tuy có những vấn đề buộc phải giải quyết bằng thể loại tiểu thuyết nên tôi vẫn tìm cách duy trì song song cả hai" Đọc những truyện ngắn của chị người đọc có thể nhận ra một quan niệm nghệ thuật về con người đầy
ý nghĩa Các sáng tác của Phong Điệp có thể nói chính là những trải nghiệm của Phong Điệp, là những gì mà chị đã nhìn thấy, nghe thấy trong suốt những tháng năm làm báo, một nghề nghiệp có điều kiện được tiếp xúc với nhiều môi trường sống khác nhau rồi từ đó khái quát thành những mẩu truyện đầy ám ảnh Truyện của chị thường tập trung ở hai mảng đề tài chính là bức tranh cuộc sống miền núi và cuộc sống nơi đô thị Nhiều trang viết của chị thấm đẫm sự cảm thông chia sẻ với số phận của từng nhân vật Đó là câu chuyên về cô bé Thu Hoài, một cô bé dở bị người
đàn ông lợi dụng làm chuyện phi nhân tính trong truyện Tiếng ru, là cậu bé Phong
Trang 2317
một dân đào vàng chuyên nghiệp kể từ khi mới mười ba tuổi trong Dốc gió, hay là
số phận của Sa - một cô gái Nam Định cả tin đi theo tiếng gọi của tình yêu tìm đến một thị trấn heo hút để rồi một ngày chàng trai trong mộng cũng rời bỏ cô, để lại
một mình Sa trong cái thị trấn buồn tẻ đến tê tái trong Phố núi, hay một tình yêu đầy khắc khoải của Miên dành cho Thụy trong Thị trấn chân mây Tuy vậy nổi
bật hơn cả vẫn là cuộc đời và số phận của những nhân viên văn phòng, tất cả họ đề sống với những lo toan, bất tận của cuộc sống Đồng lương còng cõi không đủ đảm bảo cho họ yên tâm, cuộc sống hàng ngày cứ bập bềnh trôi đi cùng những lo toan vụn vặt như: lo tắc đường không kịp về đón con, lo một điều gì đó bất trắc có thể xày ra khi phóng xe máy vù vù trên đường hàng ngày, lo bệnh tật, lo con cái hư hỏng Họ những nhân viên văn phòng ấy cứ như một đàn cừu đã bị lùa vào chuồng loanh quanh, luẩn quẩn không tìm ra lối thoát cho cuộc sống của chính mình, một đôi người đã dũng cảm đi tìm sự thay đổi bằng cách bỏ việc, rời bỏ gia đình, hay thậm chí đơn giản là ngoại tình để tìm sự an ủi trong phút chốc Nhưng tất cả đều nhanh chóng nhận ra rằng mọi quyết định thay đổi ấy đều là những sai lầm tai hại bởi họ đã quá quen với cuộc sống tù túng kia mất rồi
Những câu chuyện, những cuốn sách đã ra đời trong một không gian buồn xám như vậy Qua đó tác giả đã đặt ra một vấn đề: Đằng sau những lộng lẫy, phù phiếm phố xá mà ta đang nhìn thấy ngoài kia, là biết bao cuộc đời, biết bao thân phận tuổi trẻ đang gồng mình với đời sống Và không ít người trẻ tuổi, trong cuộc mưu sinh, đã không chiến thắng được chính mình, đã “bỏ quên” những lý tưởng ban đầu, những giá trị cần thiết để chạy theo những thực dụng tầm thường… Con người cần tỉnh táo để nhận ra những giá trị của hạnh phúc, và trên hành trình tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc thật chẳng dễ dàng gì, và nếu bạn đang “sở hữu” nó, hãy biết nâng niu, giữ gìn Con người cần làm gì đó sao cho có ý nghĩa với bản thân, gia đình, cộng đồng Đừng để cuộc sống trôi đi một cách vô nghĩa, nhạt nhẽo Có thể nói Phong Điệp đã thâu tóm được cả một thế hệ những người trẻ tuổi trong truyện ngắn của mình, giúp người đọc có thể nhận thức được đầy đủ hiện thực đời sống con người
Đọc những truyện ngắn của Phong Điệp ta thấy một không khí đầy bế tắc tù túng về kể cả nhân vật và tinh thần Tuy nhiên, những truyện của chị sẽ có thể giúp cho nhiều người trong số chúng ta nhận ra nhận ra được hình ảnh của mình trong đó
Trang 24đó, hình thành nên một thế giới nhân vật sinh động, phong phú - thế giới nhân vật trong truyện ngắn Phong Điệp
2.1.2 Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Phong Điệp
Trước năm 1975, văn học nhìn con người với tư cách người công dân, con người dân tộc, con người giai cấp Bởi vậy, lý luận văn học luôn xem xét nhân vật ở các kiểu cố định như: nhân vật tính cách, nhân vật chức năng, nhân vật tư tưởng, nhân vật phản diện, nhân vật chính diện; và xem xét nhân vật ở các phương diện khái quát nhất: Tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp
Sau năm 1975, từ những nhận thức và quan niệm mới về con người dẫn đến những đổi thay về kiểu nhân vật văn học Văn học có sự dịch chuyển từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết, từ cảm hứng lịch sử dân tộc sang cảm hứng thế sự đời tư nên khả năng tiếp cận, phản ánh hiện thực và con người cũng được tăng cường một cách nhạy cảm, sắc bén Số phận con người trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà văn
Họ nhìn nhận con người như một cá thể bình thường trong đời sống Họ khai thác con người tự nhiên trước nhu cầu hạnh phúc riêng tư Con người trong văn học là con người trần thế với tất cả các đặc tính tự nhiên và xã hội của nó Trong con người ấy
có cả ánh sáng và bóng tối, cao cả và thấp hèn, ý thức và vô thức
Sự thay đổi trên đã dẫn đến sự xuất hiện nhiều kiểu nhân vật trong văn học đương đại: nhân vật cô đơn, nhân vật bi kịch, nhân vật lạc thời, nhân vật kì ảo, nhân vật tha hóa Các nhà văn đã phá vỡ cái nhìn một phía, tĩnh tại đơn điệu để tạo ra cái nhìn phức tạp, sinh động và sâu sắc hơn Vì thế, việc đánh giá về cách thức xây dựng nhân vật, vai trò, chức năng của nhân vật trong thời kì văn học này cũng có sự dịch chuyển theo xu hướng văn học và tư duy nghệ thuật của nhà văn
Trang 2519
Thế giới nhân vật của Phong Điệp vô cùng phong phú và đa dạng, mỗi tác phẩm lại chứa đựng những số phận khác nhau, đó là: Cô gái nhẫn nhục, cam chịu hoàn cảnh mà không dám đứng lên phản kháng; là chân dung những thanh niên bế tắc sống giữa cuộc đời nhiều lừa lọc, dối trá; anh chàng trông xe với cuộc đời nhiều bất hạnh, vô định; cô gái bán hoa hoàn lương nhưng không thoát khỏi những trận đòn tàn nhẫn của kẻ giang hồ; anh chàng hám lợi, hám danh, liều bỏ quê hương đi tìm cuộc đổi đời ở thành phố; một nghệ sĩ coi thường sinh mệnh, hạnh phúc gia đình để chạy theo cái hào nhoáng, sang trọng bề ngoài; những người bị công việc cuốn đi, phải ăn ngủ qua quýt và tước bỏ dần những ham muốn, đam mê; một nữ nhân vật bất đắc dĩ phải dự phần vào cuộc sát sinh, đang tìm cách thoát khỏi những cuộc truy sát lúc rạng sáng; những nhân viên văn phòng với cuộc sống buồn chán,tẻ nhạt; cô bé ngoan ngoãn,thương mẹ nhưng bị tật nguyền và sau đó cũng không tránh khỏi những nghiệt ngã của số phận; những nông dân khốn khổ đưa con ra phố phường thi cử; người mẹ vội về đón con với bao lo lắng về sự bất trắc có thể xảy ra với những đứa trẻ của mình Các nhân vật này đều được hiện lên rất chân thực trên những trang viết của chị, chị hay đi sâu vào những cảnh huống bất thường, lạ lẫm hoặc oái oăm, những cái
bị văng ra khỏi quỹ đạo chung, quy luật chung để nhân vật bộc lộ mình Qua khảo sát
ba tập truyện ngắn của Phong Điệp, chúng tôi đã khái quát lên ba kiểu nhân vật tiêu biểu mà nhà văn thường xây dựng trong các tác phẩm của mình, đó là: Kiểu nhân vật
tư tưởng, kiểu nhân vật bi kịch, kiểu nhân vật cô đơn
2.1.2.1 Kiểu nhân vật tư tưởng
Nhân vật tư tưởng là loại nhân vật tập trung thể hiện một tư tưởng, một ý thức tồn tại trong đời sống tinh thần của xã hội Chẳng hạn, nhân vật Độ trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao nhằm thể hiện nhận thức của người trí thức yêu nước về cuộc kháng chiến chống Pháp khi cách mạng còn ở thời kỳ gay go và gian khổ Thông thường, loại nhân vật này hay xuất hiện khi xã hội có những dấu hiệu biến động và nhà văn thông qua nhân vật để gửi gắm tư tưởng của Đọc truyện ngắn Phong Điệp, chúng ta cảm nhận đằng sau mỗi nhân vật, mỗi câu chuyện bao giờ cũng là cách nhìn, cách đánh giá của nhà văn - tư tưởng của con người trên hành
Trang 2620
trình đi đến ước mơ và hạnh phúc Mỗi câu chuyện của chị như một sự trăn trở về thân phận con người Đó có thể là người phụ nữ cam chịu hoàn cảnh, không dám phản kháng, là những thanh niên bế tắc sống giữa cuộc đời, hay những thân phận lao động nhỏ nhoi, tù túng, vô định trong sống Gánh nặng mưu sinh và những chật vật của mỗi số phận trong dòng chảy nghiệt ngã được tác giả nâng niu và trân trọng, thông qua cái nhìn thấu cảm, giọng văn giản dị, chan chứa tình người Cuộc sống thực tế hiện đại đã làm mất đi nhiều giá trị sống đích thực, điều này cũng được nhà
văn khéo léo đề cập trong những trang viết xúc động đến xót xa: Không thể cất lời,
Nở một nụ cười Bên cạnh đó, là sự có mặt của một số truyện ngắn mang phong
cách trẻ trung, hiện đại như Tình trạng của facebook, Nho xanh và cáo già với
những tình huống dở khóc dở cười khi mà con người ngày càng chỉ tin vào cuộc sống ảo trên mạng internet mà quên đi đời sống thực của chính mình.Với mỗi truyện ngắn của mình ta thấy được dường như Phong Điệp không đưa ra chuẩn mực nhân tính, một cách như là ngẫu nhiên, những mô típ lãng mạn được lồng ghép, chuyển đổi thành mô típ hiện thực và cứ như vậy những trang văn của Phong Điệp chống lại một cách mạnh mẽ, gay gắt mọi hình thức nô dịch của con người, nhất là của nữ giới, về mặt tinh thần và cả về mặt xã hội
Truyện ngắn “Tàn tro” ma mị như một loại truyền kỳ nhưng được khéo léo
dẫn thành một loại hiện thực ám ảnh Chuyện kể về một người phụ nữ tên Linh, là một trong ba cô chủ của ba quán nướng trên Dốc Mù, nơi được coi là chứa nhiều bí
ẩn đáng sợ Cuộc đời Linh liên quan đến hai người đàn ông là Quân và Sàng: ''Quân cao mét tám, mặt mũi thư sinh, lúc nào cũng sơ mi dắt trong quần, đẹp như tài tử Hàn Quốc’' Trở thành người chồng vô dụng, vô trách nhiệm Sàng ''người nhỏ thó, đen như củ ấu, cả năm chỉ dám đứng đầu dốc chợ thị trấn, ngày ngày nhìn Linh đi qua Sàng chẳng nói chẳng rằng Hôm nào thấy Linh vui là Sàng vui Thấy mặt Linh
u ám là cả ngày hôm ấy Sàng như đi đón đám ma của chính mình Linh đi chơi chợ mất túi, chỉ mình Sàng tìm được túi cho Linh Tìm được cũng chẳng dám giáp mặt đưa túi mà treo ngoài cửa nhà Linh Lúc Linh lấy chồng, Sàng ốm mất một tháng”, một kẻ lẳng lặng yêu trong nhu nhược, lẳng lặng bám theo cuộc đời Linh và lẳng
Trang 2721
lặng mất tích Người đọc, sau khi gấp sách lại, sẽ nhận ra hai nhân vật nam này đều
là đối tượng bị lên án, đều là nguyên nhân dẫn đến cuộc đời đẫm nước mắt buồn bã, khổ nhọc của Linh và cũng là ngọn lửa bí ẩn rợn người tiếp theo của Dốc Mù Phải chăng với cái nhịp điệu truyền kỳ nối tiếp như vậy, tác giả muốn khắc họa, muốn đưa ra ánh sáng một thứ hiện trạng ám muội, u buồn, khó thay đổi của những thân phận phụ nữ vùng cao Hơn cả sự chia sẻ, nó là một phản kháng! Hơn cả sự khám phá tâm lý, hiểu thấu, đồng cảm, nó là lời trách móc lương tâm con người, nó muốn gọi tên chính xác những nghịch dị có thật trong đời sống xã hội hiện nay
Phong Điệp chỉ viết bằng những chi tiết đậm nét, bằng những đào xoáy tận cùng con người, không tô vẽ sặc sỡ, không đao to búa lớn, không ảo não xót thương
nhưng cái tình sâu thẳm ấy đã truyền được đến người đọc Đọc xong Chàng trông
xe hạnh phúc người đọc chắc chắc sẽ không khỏi băn khoăn suy ngẫm về nhân vật
này với cái tên khá ấn tượng Trần Hạnh Phúc, nhưng sau cái tên ấy lại là một câu chuyện đời, và khi nhà văn cho chàng trai trông xe ra đi, độc giả có lẽ đã hiểu được lòng chị Hạnh phúc và khát khao hạnh phúc là điều thiêng liêng trong mỗi con người, không chỉ là vấn đề của một cá nhân nào, nó còn mang cả khát vọng truyền đời và tất nhiên nó còn hàm chứa thông điệp bình đẳng Xã hội phát triển, mối quan
hệ giữa người với người, có hiện tượng gần như vô cảm Cuộc sống dù đầy đủ vật chất tới mấy, liệu người ta có được hạnh phúc, nếu các mối quan hệ trở nên lỏng lẻo thậm chí vô tình, vô tâm? Câu chuyện thật ra không chỉ kể về một nhân vật Chàng
Có ba thành viên trong một gia đình mù lòa, tật nguyền tưởng như chỉ có bất hạnh đáng để ta suy nghĩ Tình tiết đơn giản, nhưng tinh tế tới run rẩy, lại được liên kết với nhau một cách hết sức hợp lý, nhuyễn và cô đặc, đã tạo nên mạch chấn động, chạm vào phần thẳm sâu đầy tính Người Ngôn ngữ bình thản, không cầu kỳ lộ liễu,
sự phân chuyện hiện đại, thiên truyện ngắn khá thành công, mang được hơi thở cuộc sống mà lại dung hàm kín đáo được cái tình và quan niệm sống của nhà văn
Có những chân lý thật giản dị, nó chỉ ý nghĩa với con người khi dám sống, dám hy sinh dù là với kẻ nào đó, có khi lại là vô lý, là vụn vặt Một truyện ngắn buồn và lay động vì bởi được truyền ra, gửi đi, chia sẻ từ một tâm hồn thấm đẫm yêu
Trang 2822
thương, một tâm hồn mênh mang tình người Những trang chữ biến mất, tình yêu mãi đọng lại như chính sự im lặng của chàng trai xấu xí ít tỏ bày nhưng thấu hiểu đạo làm người Trong đạo có tình, trong tình có đạo là vì vậy
Mỗi cây bút khi viết văn đều gắn cho tác phẩm của mình một hay nhiều mục đích khác nhau Có thể là để giải toả tâm trạng, có thể để mua vui, và có thể là những mục đích ghê gớm hơn cỡ như để cải tạo xã hội, để chỉ đường vạch lối thế nào đó Cũng từ những mục đích ấy mà một thời đã từng có những cuộc tranh luận nảy lửa giữa nghệ thuật vị nghệ thuật với nghệ thụât vị nhân sinh Với Phong Điệp cũng vậy, khi sáng tạo ra các nhân vật của mình, cũng có nghĩa là chị gửi gắm quan niệm văn chương của mình qua các nhân vật đó Bên cạnh những trăn trở về số phận, những cảnh đời éo le, các nhân vật của chị ít nhiều còn để "tải đạo", điều đó
được thể hiện rõ nét qua câu chuyện như: Tiếng ru, Sau cánh gà, Từ độ cao tầng
mười tám
Tiếng ru là nơi mà nhà văn nghiêng mình xuống một số phận tật nguyền - cô
bé gái có cái tên rất hay Thu Hoài, một cô bé bị dở từ nhỏ, không khi nào em khóc, ''Bị ngã: cười Bị đánh: cười Bị trêu ghẹo: càng cười dữ hơn Cả ngày nó tha thẩn đi chơi quanh xóm Không ai cùng chơi thì tự chơi Cũng may có người thương nên còn chơi với nó, hỏi chuyện nó Chứ cứ một mình thui thủi cả ngày, chẳng nói chẳng rằng, sớm muộn nó cũng trở nên người câm mất” Những lúc một mình thú vui duy nhất với em là vày vò đóng bã đậu Điều khốn nạn hơn là lại còn có kẻ lợi dụng sự tật nguyền ấy để thoả mãn dục vọng May thay, xen kẽ với những mảng tối tăm của hoàn cảnh, thấp hèn của nhân cách ấy, và thay thế từng phần cho chúng là những niềm vui nho nhỏ khi đứa trẻ chào đời, là “Cả nhà diễn ra một sự thay đổi lớn lao Tiếng trẻ thay cho tiếng cười hềch hệch giữa giấc đêm Ông ngoại đi làm
về, phải xuống xe từ đầu ngõ, rồi kẽo kẹt đẩy cái xích lô vào giữa sân để khỏi đánh động cháu Bác hai tan giờ làm cũng tranh thủ ngó nghiêng kiếm đồ chơi cho cháu Bác cả hết ca đêm về đến nhà còn phải nhìn mặt “con chó con” rồi mới ngủ được
Bà ngoại thì khỏi nói Hết giờ chợ là tất ta tất tưởi về nhà Mà lần nào cũng mang về lúc thì đôi tất, khi thì cái mũ che thóp cho cháu Trước, chẳng mấy khi cả nhà ngồi nói chuyện được với nhau, giờ thì nửa đêm vẫn còn chưa hết chuyện Nào thì nóng
Trang 29đả động đến chuyện cho đứa trẻ đi” Ở truyện này, bắt đầu ghi nhận những ý niệm xuất hiện với tần suất cao về luật nhân quả, về sự ở hiền gặp lành, và trời cũng bắt đầu trở thành vật bấu víu, nơi nương tựa tinh thần cho những con người yếm thế:
“Thôi chịu khó rau cháo mà nuôi nhau Ông trời chẳng bạc người lành đâu"
Sau cánh gà thì lại là một trớ trêu khác, và bản thân cái tên truyện đã ít
nhiều gợi lên tính hai mặt của mỗi phận người, theo cái mẫu chung “tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại” ấy Đọc đến truyện này có lẽ một số người trong chúng ta sẽ chợt nhớ đến một chuyện vui, có một anh chuyên đóng vai lãnh tụ, nhưng đứng ở cánh
gà thì nói vọng vào trong với anh bạn thân khi chuẩn bị lên sân khấu: đề về bao
nhiêu đấy? Nhọc nhằn thay công cuộc người Ngày hôm qua đề cao sự tha thứ cho
những lỗi lầm của con người trong quá khứ khi mà nó có vẻ như do hoàn cảnh xô đẩy mà thành Mang triết lý “đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại” Tuy nhiên, anh chồng độ lượng ở trong truyện ngắn này dường như là độ lượng theo cái cách trời sinh ra thế, chứ không phải do tu luyện, do “đắc đạo” mà thành
Trở về viết về một nhân vật được học hành đàng hoàng, tử tế, lại được sự hỗ
trợ từ bố mẹ, mặc dù bố mẹ anh ta nghèo, nhưng không đủ năng lực để bám trụ với môi trường khắc nghiệt nơi thành thị, với 600 ngà đồng một tháng anh ta ki cóp, căn
cơ sao cho tiết kiệm nhất và không phải tiêu đến tiền của bố mẹ cho Nhưng giống chiếu bạc, lúc nào cũng có vài chục kẻ ngồi chầu rìa, chờ đến lượt vào và cũng chừng ấy kẻ phải lặng lẽ rút lui Và anh ta quyết định về quê vì "Chả ai chết đói trên mảnh đất của mình cả" Vai trò công dân của nhà văn trong câu chuyện này là đưa
ra lời khuyên trở về cho kẻ không còn khả năng thi thố tiếp
Và sự văn dĩ tải đạo ấy lên đến đỉnh cao ở Kẻ dự phần - truyện ngắn được
lấy làm tiêu đề cho cả một tập truyện Nhân vật “cô” và người chồng bỗng nhiên trở
Trang 30“Trong cơn bấn loạn, lũ lợn đồng loạt giương mắt về phía cô, khẩn cầu” Nhân vật
“cô” đã có hẳn một quá trình từ “đường đi trong cô chật chội và khô khan…” đến
“họ đi vào nhau mê mải, cuồng nhiệt” và cuối cùng là “Cô trân trối nhìn chúng đang giẫy đạp một cách tuyệt vọng trong lúc bị cuốn trôi đi” Cảnh tượng rùng rợn gây sự
sợ hãi và hậu quả là “cô” bị sảy thai Ở đây sự bàn quan và ích kỷ của những người trong cuộc (chủ lò mổ và chính quyền) đã dự phần vào những cơn mộng du, thảng thốt và trầm cảm của một phụ nữ Cặp vợ chồng đã “đào thoát” một ngày nào đó mà
người đọc chỉ biết được rất vắn tắt qua những người còn lại “Họ đột nhiên biến mất”, “Chúng tôi không hay biết gì cả” “Tuần trước chúng tôi còn thấy họ mà”
Không ai biết gì, thậm chí không thấy cả lúc vợ chồng “cô” lỉnh kỉnh dọn nhà đi! Tìm kiếm ở tác giả, thì cũng chỉ biết “những người hàng xóm ngỡ ngàng nhìn ngôi nhà như đã bị bỏ hoang từ lâu lắm rồi” Cái hay của truyện là ở chỗ này, ra đi như một sự giả định và đi đâu là tìm tòi của người đọc Tác giả chỉ viết, có một căn bệnh
lạ xuất hiện tại tổ dân phố nơi có một cặp vừa đào thoát, tất nhiên là xuất phát từ cái
lò mổ nhưng không phải một thứ dịch thông thường “Cả ông chủ lò mổ lẫn cánh
thợ đều mắc một chứng bệnh kỳ lạ: Thay vì nói thì họ rống lên những tiếng như lợn
bị chọc tiết, hai mắt trợn ngược ” Không ai biết bệnh gì, vì đấy là căn bệnh do tác
giả tạo ra cho, như một sự bế tắc mà một cộng đồng chỉ có thể tìm được lời giải khi không đánh mất lòng nhân ái, sự tôn trọng
Nhân vật tư tưởng là kiểu nhân vật đặc sắc trong truyện ngắn của Phong Điệp, giúp thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả Qua đó, chị bàn đến nhiều vấn đề mà đôi khi chúng ta hành động như một thói quen bản năng chứ chưa có sự trăn trở, suy ngẫm Chị lôi tất thảy những chuyện sau cánh gà: chuyện gia đình, chuyện làng xóm,
Trang 3125
chuyện công ty, chuyện cá nhân, cho vào một giỏ Chị phơi bày tất cả ra trên bề mặt của cuộc sống hiện tại Nó rung lên hồi chuông cảnh tỉnh, báo động sự biến chất của con người đương đại, đưa con người trở về đúng bản chất của mình Vì thế nó khiến cho tác phẩm của chị thêm sức nặng, vượt thoát được những minh họa giản đơn của loại nhân vật này, truyện của chị có thể coi là nhật kí xã hội là như vậy
2.1.2.2 Kiểu nhân vật bi kịch
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt có lí giải: ''Bi kịch có nội dung phản ánh cuộc
xung đột gay gắt giữa nhân vật chính diện với hiện thực, có kêt cục bi thảm" [67, tr.82]
Arixtot trong Nghệ thuật thi ca khi bàn về bi kịch và hài kịch cũng đưa ra so sánh
và cho rằng: Bi kịch khác với hài kịch và nó có một kết thúc không vui Nhân vật bi kịch là con người ở trên mức bình thường về địa lý và tính cách, phải chịu một sự thay đổi vận mệnh, định mệnh và họ chấp nhận nó Họ tìm thấy ý nghĩa trong sự khốn khổ của mình Khi bi kịch được nâng lên trên mức điển hình nó trở thành nghệ thuật Nhân vật văn học mang bi kịch là sự đại diện cho một tư tưởng của nhà văn trước xã hội Nó phải tiêu biểu, đặc trưng cho một lớp người Lúc này nhân vật bi kịch mới có một chỗ đứng, vị trí trong lòng độc giả
Khảo sát các tác phẩm văn học giai đoạn trước 1975, ta thấy ngay từ văn học
cổ đã xuất hiện những tấn bi kịch như bi kịch tình yêu Mị Châu - Trọng Thủy, bi kịch thân phận của chàng Trương Chi đến văn học trung đại là bi kịch trong Cung
oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn - Đoàn Thị
Điểm) tuy nhiên chúng tôi nhận thấy hiện thực được nhìn nhận bằng cách lý tưởng hóa nên được trình bày như một tiến trình hợp lý tuyệt đối Sau 1975, xu hướng dân chủ hóa xuất hiện định lại giá trị cá nhân Với sự thức tỉnh của ý thức cá nhân, sự nảy sinh của nhu cầu tự ý thức trước những thay đổi của đời sống xã hội,
sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Hiện thực trong văn chương trở thành hiện thực của những trải nghiệm riêng, nó mang tính phức tạp đa dạng Trước hiện thực xã hội, trước tình thế đáng buồn của cuộc sống, người có ý thức sẽ dễ rơi vào trong những bi kịch Các sáng tác của Phong Điệp cho thấy một cái nhìn chân thực về cuộc sống con người Ở đó người ta luôn phải sống với những trăn trở, hoài nghi, bất an, dằn vặt Với nhãn quan tỉnh táo và sự nhạy cảm tinh tế,
Trang 3226
chị đã biểu đạt thật thuyết phục một hiện thực ngổn ngang nhiều bất cập của xã hội
ở cuộc sống hiện đại Hiện thực mà ở đó mọi giá trị bị đảo lộn, thiếu vắng một niềm tin đủ sức làm điểm tựa trong con người Con người rơi vào trạng thái tâm lí cô đơn với những bất hạnh Xây dựng nhân vật bi kịch, tác giả đã quan tâm đến một thực trạng mà không ít người đã từng trải qua Họ là những nhân vật phải "nếm trải" có thể là bi kịch trong tình yêu, bi kịch gia đình, bi kịch xã hội, cộng đồng
Đọc qua các tác phẩm của Phong Điệp, đặc biệt là truyện ngắn, luôn bắt gặp những lát cắt nhức nhối trong cuộc sống thường nhật, cuộc sống con người sao lắm lợi tham, nhiều toan tính vậy? Nhiều người lo ngại cho chị sẽ thấy mệt mỏi nếu luôn đào xới những mặt tiêu cực và bi đát của cuộc sống như vậy Thậm chí, có người còn gọi chị là kẻ dự phần bất đắc dĩ chính trong tác phẩm của mình Tuy nhiên Phong Điệp cho rằng chị không phải là người bi quan, dù luôn viết về những thứ tiêu cực và bi đát Chị chỉ thừa nhận mình hay nặng lòng với bất hạnh, đau khổ của người khác Và điều đó khiến chị luôn muốn tìm hiểu, giải mã những thân phận ấy Chị từng tâm sự, có lần chỉ bắt gặp ánh mắt u uất của một người phụ nữ ở ngã tư đường chừng 15 giây chờ đèn xanh, chị cũng bị ám ảnh cả tuần, để rồi từ đó lại nảy sinh ra một ý tứ cho một truyện ngắn mới Đọc văn Phong Điệp, người đọc sẽ rất dễ
có cảm giác thiếu sự bình lặng, sự bế tắc rợn ngợp, sự thờ ơ của tình người len qua từng câu chữ, đập vào tâm lão người đọc Rất khó để vui vẻ, thư giãn khi đọc truyện Phong Điệp, chị không cho người đọc nghỉ ngơi hay dừng lại nghĩ ngợi Truyện của chị là để người đọc suy ngẫm là như vậy Tư tưởng ấy được chị thể hiện thông qua những nhân vật của mình
Có thể thấy, nét nổi bật trong các nhân vật của Phong Điệp đó là họ đều có một đặc điểm chung: Đó là sự không trọn vẹn của ước mơ, của hạnh phúc, những thứ họ mong muốn khao khát đều trở nên khó khăn và điều đó đã dẫn tới những bi kịch Cuộc sống với biết bao ngang trái khiến người ta phải gồng mình lên chống
trọi lại Nếu ai đã từng đọc Lạc phố thì chắc chắn cũng sẽ có cùng cảm nhận như tôi rằng “Cuộc đời, hóa ra chỉ là những cuộc chơi”, đó là lời một nhân vật trong Nhật
ký nhân viên văn phòng, nhưng đó cũng là lời của những con người đang bước đi
trên mặt đất này Tạo hóa đã sinh ra con người, nhưng chính tạo hóa cũng cấp cho