1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Dạ Ngân : Luận văn ThS. Văn học: 60 22 01 20

109 88 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

Trong khóa luận tốt nghiệp Gia đình hiện đại trong sáng tác của một số cây bút nữ Dạ Ngân, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư của Hoàng Lan Phương khoa Văn h

Trang 1

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Hà Nội - 2014

Trang 4

iv

MỤC LỤC

Mở đầu 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu 7

3.1 Đối tượng nghiên cứu 7

3.2 Mục đích nghiên cứu 7

3.3 Phạm vi nghiên cứu 7

3.4 Phương pháp nghiên cứu 7

4 Cấu trúc luận văn 8

Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ SÁNG TÁC CỦA DẠ NGÂN 9

1.1 Khái lược về thế giới nghệ thuật 9

1.1.1 Khái niệm về thế giới nghệ thuật 9

1.1.2 Quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người 11

1.2 Sáng tác của Dạ Ngân 14

1.2.1 Hành trình sáng tác 14

1.2.2 Quan điểm sáng tác của Dạ Ngân 16

Chương 2: CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN DẠ NGÂN 20

2.1 Mảng đề tài 20

2.1.1 Khái niệm đề tài 20

Trang 5

v

2.1.1 Một số đề tài trong truyện ngắn của Dạ Ngân 20

2.1.1.1 Đề tài gia đình 21

2.1.1.2 Đề tài người lính 24

2.1.1.3 Đề tài người trí thức 25

2.2 Các vấn đề xã hội 26

2.2.1 Nỗi đau chiến tranh trong mỗi gia đình giữa nhịp sống hiện đại 26

2.2.2 Gia đình hiện đại dưới tác động của nhịp sống hiện đại 28

2.2.3 Sự lệch pha giữa hai tâm hồn người đàn ông và đàn bà trong gia đình hiện đại 30

2.2.4 Sự cô đơn của mỗi thành viên trong gia đình hiện đại 35

2.2.5 Sự mâu thuẫn về tư tưởng, cách sống của các thành viên trong gia đình Error! Bookmark not defined 2.3 Thế giới nhân vật trong sáng tác của Dạ Ngân 41

2.3.1 Khái niệm về nhân vật 41

2.3.2 Nhân vật trong văn học đương đại 42

2.3.3 Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Dạ Ngân 44

2.3.3.1 Kiểu nhân vật gặp nhiều bất hạnh trong tình yêu, hôn nhân và gia đình 46

2.3.3.2 Người phụ nữ giàu tình thương yêu, đức hi sinh, thủy chung 50

2.3.3.3 Kiểu nhân vật người trí thức trong thời hậu chiến 57

2.3.3.4 Nhân vật là người chứng kiến sự việc 59

2.3.3.5 Nhân vật người lính 60

Chương 3: PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN 64

Trang 6

vi

3.1 Ngôn ngữ 64

3.1.1 Ngôn ngữ mang sắc thái nữ tính 65

3.1.2 Ngôn ngữ đời thường, dung dị nhưng phong phú và sống động 69

3.1.3 Ngôn ngữ giàu chất triết lý 70

3.1.4 Ngôn ngữ đậm chất trữ tình 74

3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 75

3.2.1 Miêu tả ngoại hình, hành động 76

3.2.2 Thủ pháp độc thoại nội tâm 79

3.2.3 Đặt nhân vật vào các tình huống để nhân vật tự bộc lộ bản chất, tính cách 81

3.3 Không gian, thời gian 83

3.3.1 Không gian 84

3.3.1.1 Không gian trong chiến tranh 86

3.3.1.2 Không gian sinh hoạt thường ngày 88

3.3.1.3 Thiên nhiên 89

3.3.2 Thời gian 92

3.3.2.1 Thời gian hồi tưởng 93

3.3.2.2 Nhịp thời gian 96

KếT LUậN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

Trang 7

đó Với một tiền đề xã hội – thẩm mỹ như thế, sự đổi mới của văn học Việt Nam sau năm 1975 là tất yếu

Từ nửa sau thập kỷ 1980, nhờ công cuộc đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, văn học thực sự có bước chuyển đổi lớn Từ sau năm 1986, văn học bước vào công cuộc “cởi trói” cho mình Sự cởi mở nhiều chiều đã mang đến những chuyển biến lớn lao về tư duy văn học Văn học thời kỳ này phản ánh hiện thực theo những quan điểm mới và những cách nhìn hoàn toàn mới Đề tài được mở rộng theo hướng tiếp cận với hiện thực đời sống Quan điểm sáng tác của nhà văn cũng mang những sắc thái thẩm mỹ mới, cảm hứng sử thi được thay thế bởi cảm hứng đời tư – thế sự, xu hướng ngợi ca được thay thế bằng xu hướng phê phán hiện thực Cách nhìn cuộc sống ở góc độ lạc quan, tốt đẹp được thay bằng cách nhìn trực diện những vấn đề của đời sống xã hội Chính vì vậy, văn học thời kỳ này đa dạng hơn

Trang 8

2

về giọng điệu, phong phú hơn về thể loại và cũng gây nhiều tranh cãi hơn Bước chuyển mình của văn học được thể hiện ở cả ba thể loại: thơ, kịch và văn xuôi Ở văn xuôi, thể loại truyện ngắn tạo được dấu ấn rõ rệt nhất Với lợi thế nhỏ gọn và cơ động, truyện ngắn bắt nhịp một cách nhạy bén và linh hoạt với những biến chuyển của đời sống Truyện ngắn đi sâu vào phản ánh cái hàng ngày, cái thường nhật của cuộc sống Hình thức truyện ngắn cũng

đa dạng hơn với truyền kì hiện đại, giả cổ tích, truyện ngắn – kịch, truyện cực ngắn, truyện ngắn triết luận Về ngôn ngữ và phương thức trần thuật cũng có nhiều thủ pháp mới như: tăng cường đối thoại, độc thoại nội tâm, miêu tả theo dòng ý thức, đồng hiện Tất cả những điều đó đã làm tăng thêm sức hấp dẫn cho truyện ngắn

Văn học Việt Nam sau năm 1975 thực sự có nhiều khởi sắc Những đóng góp cả về phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật của văn học giai đoạn này đã khẳng định những bước chuyển mạnh mẽ của văn học nước nhà Việc xuất hiện ngày càng nhiều các cây bút nữ đã tạo nên sự phong phú, đa dạng cho văn xuôi giai đoạn này như: Nguyễn Thị Thu Huệ,

Lê Minh Khuê, Phan Thị Vàng Anh, Y Ban, Dạ Ngân…đặc biệt là với thể loại truyện ngắn Họ là những cây bút giàu nội lực sáng tạo Những tìm tòi, đổi mới về tư tưởng, chủ đề, về hình thức nghệ thuật trong truyện ngắn là những đóng góp quan trọng tạo nên diện mạo chung cho những bước phát triển của thể loại truyện ngắn

Dạ Ngân là một trong những nhà văn nữ đã ít nhiều thể hiện được phong cách nghệ thuật của mình trên văn đàn Nhà văn Dạ Ngân không còn

xa lạ gì với bạn đọc cả nước Chị nổi danh với truyện ngắn Con chó và vụ

ly hôn và có một bước rẽ khá quyết liệt trong đời: ra Hà Nội làm vợ nhà

Trang 9

3

văn Nguyễn Quang Thân và theo học Trường viết văn Nguyễn Du Những thành công bước đầu của nhà văn chủ yếu là ở thể loại truyện ngắn Dạ Ngân là một trong số ít những nhà văn nữ được sống và cảm nhận giá trị của cuộc sống trong chiến tranh và những năm đầu sau chiến tranh Vì vậy, qua những sáng tác của chị, người đọc có thể cảm nhận được những giá trị tinh thần mà nhà văn gửi gắm ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước cũng như của nền văn học Với lối văn phong chững chạc, thẳng thắn nhưng không kém phần nữ tính, Dạ Ngân thường khai thác những đề tài dung dị, đời thường nhưng cũng không kém phần sâu sắc Văn phong của chị cũng tiêu biểu cho những cây bút nữ giai đoạn văn học này Vì vậy, việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật truyện ngắn Dạ Ngân sẽ góp phần quan trọng trong việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn đổi mới

2 Lịch sử vấn đề

Văn học Việt Nam sau năm 1975 được gọi là “văn học của thời kỳ đổi mới” Để tạo nên những đổi mới của thời kỳ văn học này không thể không nhắc đến những đóng của các nhà văn nữ Họ là lớp nhà văn trẻ, tài năng, giàu nhiệt huyết Văn phong của họ bên cạnh sự kế thừa tinh hoa của nền văn học truyền thống còn có sự sáng tạo, đột phá cả về phương diện nội dung lẫn hình thức

Tuy nhiên, sáng tác của những cây bút nữ giai đoạn văn học đổi mới vẫn còn là những tác phẩm khá mới mẻ với bạn đọc Việc tìm hiểu, nghiên cứu về một tác giả, tác phẩm cụ thể vẫn chưa có hệ thống, chưa đáp ứng được nhu cầu của người đọc

Dạ Ngân là một nhà văn khá thành công ở mảng truyện ngắn và đã có những dấu ấn trên văn đàn Giải nhất Hội nhà văn Hà Nội, Giải thưởng Hội

Trang 10

4

nhà văn Việt Nam, Giải nhì Tạp chí Văn nghệ Quân đội, giải nhì truyện ngắn báo Tuổi trẻ… đã phần nào ghi nhận những đóng góp cho sự nghiệp văn học của Dạ Ngân Tuy nhiên, những nghiên cứu về sáng tác của Dạ Ngân vẫn chưa nhiều, còn tản mạn như các bài viết trên báo mạng, tạp chí hay được nghiên cứu lồng ghép với các sáng tác của những nhà văn khác

Trong khóa luận tốt nghiệp Gia đình hiện đại trong sáng tác của một

số cây bút nữ Dạ Ngân, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư của Hoàng Lan Phương (khoa Văn học, Đại học

KHXH&NV HN) vấn đề những góc khuất trong gia đình hiện đại trong truyện ngắn Dạ Ngân đã được người viết nghiên cứu cùng với các sáng tác của các nhà văn khác như: Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo Trong đó, những thiệt thòi và sự hy sinh của người phụ nữ trong gia đình được người viết nhấn mạnh nhiều hơn cả

Tác giả Nguyễn Hoàng Sơn với bài viết Duyên văn (Dạ Ngân, Nguyễn

Quang – hai mươi năm tình yêu và tác phẩm) đã có những nhận xét rất sâu

sắc về truyện ngắn đầu tay Quãng đời ấm áp của Dạ Ngân: “Tôi đọc truyện ngắn Quãng đời ấm áp của Dạ Ngân từ hồi nó mới xuất hiện trên báo Văn

nghệ Đọc mà ngạc nhiên vì một cây bút ở tít tắp một vùng quê Nam Bộ

nào đó mà có được một truyện ngắn chững chạc như vậy, chững chạ từ cốt truyện đến giọng điệu, câu chữ Truyện ngắn này báo hiệu một cây bút giàu

nữ tính, có khả năng đi vào những tình huống phức tạp trong đời sống tinh thần của nhân vật”

Nhà văn Tô Hoài trong bài viết Bức tranh lịch sử của người mở cõi

phương Nam đã nhận xét về tác phẩm Miệt vườn xa lắm của Dạ Ngân:

“Đọc Miệt vườn xa lắm mỗi đoạn, mỗi chữ dường như tôi lẫn lộn những

Trang 11

5

làng mạc và vườn tược ven sông trong trang sách và trong kỷ niệm của tôi,

những câu hò không phân biệt được xưa kia hay chỉ mới đây Miệt vườn xa lắm là bức tranh lịch sử trường kỳ của người đi vào phương Nam mở cõi”.1

Về tiểu thuyết Gia đình bé mọn tác giả Lê Tú Anh với bài viết “Gia

đình bé mọn” dưới góc nhìn thể loại đã chỉ ra: “Gia đình bé mọn là một

cuốn tiểu thuyết trong đó nhà văn rõ ràng đã sử dụng chất liệu đời mình một cách có chủ ý chứ không hoàn toàn hư tâm”2 Ngoài ra, liên quan đến vấn

đề thể loại của tiểu thuyết Gia đình bé mọn của Dạ Ngân cũng có khá nhiều

các bài viết của các tác giả: Bốn lời bình cho Gia đình bé mọn (Hoài Nam,

in trong Gia đình bé mọn, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2006), Tự truyện và tiểu

thuyết trong Gia đình bé mọn (Lê Tú Anh, in trên Văn nghệ số 15/2006), Gia đình bé mọn và sự khác nhau giữa tự truyện và tiểu thuyết (Phan Quý

Bích, in trên Văn nghệ trẻ, số 47/2006), Khuynh hướng tự truyện trong tiểu

thuyết Việt Nam đương đại (Đỗ Hải Ninh, in trong tạp chí Khoa học, trường

ĐHSP Hà Nội 2, số 7/2009)

Tác giả Hoàng Thị Huế trong bài viết Tiểu thuyết Dạ Ngân - nhìn từ

tâm thức hậu thực dân đăng trên trang điện tử Tạp chí khoa học – Đại học Huế (jos.hueuni.edu.vn) đã nhận định: “Tiểu thuyết Dạ Ngân không phải là

sự tái hiện quá trình xã hội hậu thực dân mà tồn tại như một sự diễn giải, minh định thực tại ấy Chất liệu đời sống và chiều sâu nhân bản từ cuộc đời thực khiến tiểu thuyết của Dạ Ngân tồn tại như một chứng từ lịch sử, khắc họa một thời kì hậu chiến khó khăn của đất nước Đồng thời, ở một phương diện khác, không xuất phát từ những sự kiện chính trị lớn mà từ logic của

1 Tô Hoài, Bức tranh lịch sử của người mở cõi phương Nam, http://phongdiep.net/

2 http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/

Trang 12

6

những điều thường nhật, từ điểm nhìn của các cá nhân, Dạ Ngân đã diễn giải một thời kỳ của lịch sử từ một góc nhìn khác, một cách chép sử bằng hình tượng, theo quan điểm cá nhân, lịch sử là cái cớ, là chứng nhân để khơi dậy những vấn đề đời tư cá nhân.”

Tác giả Tuy Hòa trong bài viết Nhà văn Dạ Ngân giữa Nước nguồn

xuôi mãi đăng trên báo điện tử Sài Gòn giải phóng (tp//sggp.org.vn) đã lý

giải: “Truyện ngắn Dạ Ngân không phải đọc để nắm bắt cuộc sống mà đọc

để nghĩ ngợi cuộc sống Không còn một Dạ Ngân náo nức xông thẳng vào những xung đột nhân tình, mà là một Dạ Ngân xao xác thương lượng với

những quan hệ xã hội Nước nguồn xuôi mãi nôn nao nhìn vào những góc

khuất chứa đựng nhiều bất an nhưng lúc nào cũng phải cố nương nhẹ đi, để khỏi tổn thương, để đỡ giày vò, để bớt ray rứt” Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra rằng nhà văn Dạ Ngân đã có chuyển biến đáng kể về bút pháp từ giọng điệu, chữ nghĩa cho đến nhấn nhá tình tiết của mỗi truyện ngắn

Đọc 100 tản mạn hồn quê của Dạ Ngân, tác giả Bùi Ngọc Tân đã phát

hiện ra “Một Dạ Ngân nhà văn tinh tế biết bao khi cảm thụ cuộc đời Chị nhìn cây gạo như nhìn một người phụ nữ”.3 Bên cạnh đó tác giả cũng khẳng

định: 100 tản mạn hồn quê tuy chỉ là những bài báo cho một chuyên mục

hàng tuần nhưng là những bài báo giàu chất thơ, những bài báo về một hồn quê được viết ra với một ngòi bút có trách nhiệm, giàu cảm xúc

Nhìn chung, những bài viết, công trình nghiên cứu trên đã đề cập tới những nét tiêu biểu về con người và văn chương của Dạ Ngân Tuy nhiên, với tám tập truyện ngắn, bốn tiểu thuyết và hai kịch bản phim, sáng tác của

3 Hồn quê của Dạ Ngân - http://buingoctan.wordpress.com/

Trang 13

7

Dạ Ngân cần có thêm những công trình nghiên cứu cụ thể để người đọc có thêm nhiều cơ hội tìm hiểu và yêu mến cây bút này hơn

3 Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật truyện ngắn Dạ Ngân: bức tranh cuộc sống thế giới nhân vật, các phương diện nghệ thuật cụ thể… góp phần khẳng định những đóng góp về những cách tân nghệ thuật của Dạ Ngân đối với văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới

2 Con chó và vụ li hôn, Nxb Hội nhà văn, 1990

3 Cõi nhà, Nxb Thanh niên, 1993

4 Nhìn từ phía khác, Nxb Hà Nội, 2002

5 Nước nguồn xuôi mãi, Nxb Phụ nữ, 2008

3.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này vừa đi sâu nghiên cứu thế giới nghệ thuật truyện ngắn Dạ Ngân, vừa hệ thống, tổng hợp các kết quả để minh chứng cho các luận điểm của luận văn

Trang 14

8

Phương pháp so sánh: So sánh truyện ngắn của Dạ Ngân với các nhà văn khác để thấy được điểm khác biệt và đặc trưng trong sáng tác của Dạ Ngân

Phương pháp thống kê: Phương pháp này giúp phân loại các đặc điểm nổi bật về nội dung, các kiểu dạng nhân vật và các phương thức nghệ thuật trong truyện ngắn Dạ Ngân

4 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm ba chương: Chương 1: Khái lược về thế giới nghệ thuật và sáng tác của Dạ Ngân

Chương 2: Cuộc sống và con người trong truyện ngắn Dạ Ngân

Chương 3: Phương thức biểu hiện

Trang 15

9

Chương 1 KHÁI LƯợC Về THế GIớI NGHệ THUậT

VÀ SÁNG TÁC CủA Dạ NGÂN 1.1 Khái lược về thế giới nghệ thuật

1.1.1 Khái niệm về thế giới nghệ thuật

Thế giới nghệ thuật là thiên nhiên thứ hai do người nghệ sĩ sáng tạo ra Một mặt nó phản ánh hiện thực, mặt khác nó biểu hiện những khát vọng chân, thiện, mĩ của chủ thể sáng tạo Với ý nghĩa này, vấn đề đặt ra là cần phải có một khái niệm về thế giới nghệ thuật thật bao quát, thật đầy đủ để làm cơ sở cho việc tiếp cận các hiện tượng và tác giả văn học

Đáp ứng yêu cầu đó, ở Liên Xô cũ vào những năm 70 đã có một số

công trình nghiên cứu về khái niệm này như các công trình: Thế giới nghệ

thuật của M.Gorki, Thế giới nghệ thuật của Sôlôkhốp Ở Việt Nam khái

niệm được nhắc đến vào những năm 80 nhưng cách hiểu của các tác giả chưa hoàn toàn cụ thể về nội dung của nó

Năm 1985 trong luận án Tiến sĩ khoa học Sự hình thành và những vấn

đề của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Nghĩa Trọng đã xác định hàm nghĩa khái niệm thế giới nghệ

thuật như sau: “Thế giới nghệ thuật là một phạm trù mĩ học bao gồm tất cả các yếu tố của quá trình sáng tạo nghệ thuật và tất cả kết quả của quá trình hoạt động nghệ thuật của nhà văn Nó là một chỉnh thể nghệ thuật và một giá trị thẩm mĩ Thế giới nghệ thuật bao gồm hiện thực - đối tượng khách quan của nhận thức nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn hay chủ thể nhận thức nghệ thuật, ngôn ngữ hay chất liệu nghệ thuật Trong thế giới

Trang 16

10

nghệ thuật chứa đựng sự phản ánh hiện thực, tư tưởng, tình cảm cửa nhà văn Thế giới nghệ thuật không chỉ tương đương đối với tác phẩm nghệ thuật mà còn rộng hơn bản thân nó Nó có thể bao gồm tất cả các tác phẩm nghệ thuật của một nhà văn, một trào lưu nghệ thuật, một thời kỳ nhất định của văn học, một nền văn học của dân tộc hay nhiều dân tộc nhưng đồng thời cũng có thể liên quan đến nhiều yếu tố khác của sáng tạo nghệ thuật nhỏ hơn khái niệm hình tượng nghệ thuật Thế giới nghệ thuật là thiên nhiên thứ hai được người nghệ sĩ tạo dựng trong đó chứa đựng hiện thực và quan niệm về hiện thực, tự nhiên và con người …là thế giới sinh động và

đa dạng vô cùng, mỗi nhà văn, mỗi trào lưu văn học mỗi dân tộc, mỗi thời

kỳ lịch sử để có thế giới nghệ thuật riêng của mình”

Đây là một khái niệm rộng, được triển khai với nhiều cấp độ Tuy còn dừng ở mức khái quát song quan niệm sẽ là những gợi ý hết sức quý báu, phù hợp với nhiều luận điểm mà chúng tôi sẽ triển khai trong luận văn Năm 1992, nhóm tác giả Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đã định nghĩa: “Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, một tác giả, một trào lưu) Sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được tạo ra theo các nguyên tắc riêng của nghệ thuật Thế giới nghệ thuật có thời gian, không gian riêng,

có quy luật tâm lí thang bậc giá trị riêng trong việc phản ánh thế giới Mỗi thế giới nghệ thuật ứng với một cách cắt nghĩa về thế giới [14; 201, 202] Ngoài những cách hiểu tiêu biểu trên còn một số công trình nghiên cứu

khác cũng đề cập đến khái niệm này như : Nguyễn Đăng Mạnh với Con

đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn (1996), Trần Đình Sử với Những thế giới nghệ thuật thơ (1997) Khái niệm thế giới nghệ thuật là

Trang 17

11

phương diện của thi pháp học Theo Trần Đình Sử: “Thi pháp học là bộ môn cổ xưa nhất đồng thời cũng là bộ môn hiện đại nhất [16;55] Qua đó, chúng ta thấy rằng rằng: Nội hàm của thế giới nghệ thuật đã được nghiên cứu từ rất xa xưa dù chưa được hình thành khái niệm cụ thể như ngày nay Các quan niệm đưa ra ở trên có giá trị rất lớn về mặt lí luận để ta vận dụng vào thực tiễn tìm ra giá trị đích thực của văn học Việc khẳng định thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể ngoài việc chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố còn giúp người nghiên cứu tránh được những suy diễn chủ quan, lệch lạc trong việc khám phá, chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật Vì vậy,

dù nghiên cứu văn học ở cấp độ nào đều phải làm rõ thuật ngữ này

1.1.2 Quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người

Thế giới nghệ thuật của một nhà văn là thế giới riêng, không trộn lẫn mà nhà văn đó đã tạo dựng nên, chứa đựng những quan niệm nhân sinh, xã hội của người sáng tạo Có thể nói, một trong những yếu tố cơ bản cấu tạo nên thế giới nghệ thuật của một nhà văn chính là quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người của nhà văn

Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa quan niệm nghệ thuật là:

“nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó” [11; 229] Cuộc sống và con người là đối tượng hướng tới của văn chương, nhà văn phải hiểu cách họ giao tiếp với nhau, với thế giới và với bản thân, cách họ sống, hành động và suy nghĩ, điều họ quan tâm và không quan tâm trong cuộc đời Những điều đó tạo thành mô hình nghệ thuật về thế giới và con người bao quát mà tác giả xuất phát để khắc họa hình tượng những con người, số phận cụ thể, tổ chức quan hệ của các nhân vật, giải

Trang 18

12

quyết xung đột, xây dựng kết cấu cho tác phẩm Cuộc sống và con người trong văn học không phải là cuộc sống và con người có trong thực tế mà là cách quan niệm về cuộc sống và con người ấy một cách thẩm mỹ và nghệ thuật của nhà văn Quan niệm nghệ thuật thể hiện “giới hạn tối đa trong cách hiểu thế giới và con người của một hệ thống nghệ thuật, thể hiện khả năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống của nó” [11; 229] Vấn đề quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người thực chất là vấn đề tính năng động của nghệ thuật trong việc phản ánh hiện thực, lí giải cuộc sống, con người bằng các phương tiện nghệ thuật, là vấn đề về giới hạn, phạm vi chiếm lĩnh đời sống của một hệ thống nghệ thuật

Con người là trung tâm của cuộc sống đồng thời cũng là đối tượng chủ yếu của văn học Do đó, cốt lõi trong quan niệm nghệ thuật của nhà văn chính là quan niệm nghệ thuật về con người Quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức đặc thù thể hiện con người trong văn học Trần Đình Sử

trong Thi pháp học đã cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự

lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó [29; 55] Nhân vật là hình thức cơ bản để miêu tả con người trong văn học và quan niệm nghệ thuật về con người hướng người ta khám phá cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu

tả con người giống hay không giống với đối tượng Quan niệm nghệ thuật

về con người chính là sự khám phá về con người Nó phản ánh cấu trúc của nhân cách con người và các hình thức phức tạp tương ứng trong quan hệ

Trang 19

Mỗi nhà văn có quan điểm, tư tưởng, cách cảm thụ, cách phản ánh khác nhau…nên thế giới qua “sự thanh lọc” của lăng kính thẩm mỹ của mỗi người cũng rất khác nhau, tạo nên sự phong phú, đa dạng, đa sắc trong văn chương nghệ thuật Thế giới trong tác phẩm còn là sự phản chiếu thế giới tâm hồn của nhà văn Tuy nhiên không phải người sáng tác nào cũng đủ tài năng để tạo dựng cho mình một thế giới nghệ thuật riêng, không trộn lẫn

Dạ Ngân là một trong số những nhà văn làm được điều đó Dạ Ngân đã tìm cho mình những góc độ riêng khi phản ánh, cắt nghĩa, lý giải về cuộc sống và con người, để khám phá ra những giá trị, chiều sâu trong bức tranh cuộc sống và con người

Trang 20

Tuổi thơ của Dạ Ngân được bao bọc bởi nghề vườn, cây vườn và nhà nội, trong đó vai trò quyết định thuộc người cô của Dạ Ngân – người đàn bà góa đã ở vậy đến già để chăm lo cho bầy cháu Tâm hồn và tính cách của người cha và người cô đã quyết định tư chất của Dạ Ngân sau này Gia đình

Dạ Ngân có truyền thống yêu nước, cha hi sinh trong kháng chiến còn tất cả các chị em gái của Dạ Ngân đều vào Cứ tham gia đánh giặc

Dạ Ngân yêu thích văn chương từ khi còn ở Cứ Mỗi đêm chị đều lén

đọc Sông Đông êm đềm – cuốn sách thời đó bị coi là “có vấn đề về chính

trị và đạo đức Năm 1978, vì nhiều nguyên nhân do nội tâm chị thấy mình

cần phải viết Truyện ấy được tạp chí Văn nghệ tỉnh in vào số Tết, đó chính

là kiệt tác đầu tay của Dạ Ngân

Từ bộ phận làm tin thuộc Sở văn hóa thông tin tỉnh Hậu Giang, Dạ Ngân được chuyển sang Hội văn nghệ tỉnh sau truyện ngắn ấy Đầu năm

1982, truyện ngắn Quãng đời ấm áp của Dạ Ngân khi mới xuất hiện trên

tuần báo Văn nghệ của Hội nhà văn đã gây được sự chú ý của người đọc bởi phong cách viết chững chạc, giàu nữ tính, có khả năng đi sâu vào những diễn biến phức tạp trong nội tâm nhân vật Tháng tư năm đó, Dạ Ngân được mời đi dự Trại sáng tác của Hội ở Vũng Tàu Tại đây, cuộc đời rồng rắn đã đưa chị bước xuống một con đò khác Dạ Ngân tâm sự: “Đời tư của tôi đóng vai trò rất lớn trong công việc của một nhà văn, ngược lại văn chương

Trang 21

1975 Mặc dù được dư luận đặc biệt chú ý kể từ sau truyện ngắn Con chó

và vụ ly hôn (1985) khi lần đầu tiên, những chuyện thầm kín khó nói của

đời sống vợ chồng được một nhà văn nữ phơi bày thẳng thắn nhưng sự hiện diện nở rộ của một loạt những tên tuổi nữ sĩ trẻ: Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Lý Lan trong thập kỉ 90 sau đó dường như khiến bạn đọc bỏ lại đằng sau cái tên Dạ Ngân Song, trải qua hơn một phần tư thế

kỷ cầm bút suốt trong Nam ngoài Bắc, người phụ nữ miệt vườn viết văn ấy

đã chứng minh được sức bền trong sáng tạo nghệ thuật khi chị lần lượt cho

ra đời cả thảy mười đầu sách, kịch bản phim và mới đây nhất là tiểu thuyết

Miệt vườn xa lắm, Gia đình bé mọn cùng hàng trăm tản văn, hàng nghìn kì

thư Tư vấn gia đình với bút danh Dạ Hương

Năm 1987, Dạ Ngân được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam và con

đò thứ hai đã đưa chị đi thật xa miệt vườn của mình nhưng đó là hành trình thuận theo nhiều nghĩa Cuối cùng Dạ Ngân cũng được tu nghiệp bốn năm

ở Trường viết văn Nguyễn Du, cũng được sống trong bầu không khí của văn hóa cội nguồn, giữa Hà Nội từng cưu mang chị và người chồng sau của chị, hai nhà văn, hai con người khốn khó trong thời kỳ đi tìm một chỗ dừng chân để tồn tại cùng với văn chương

4 Dạ Ngân, Tự thuật tiểu sử văn học, truy cập https://sites.google.com/site/dangannga ngày 15/11/2013

Trang 22

16

Tiểu thuyết và truyện ngắn là hai mảng mà Dạ Ngân đạt nhiều thành

công nhất, trong đó phải kể đến những tác phẩm: Cõi nhà (1993), Nhìn từ phía khác (2002), Nước nguồn xuôi mãi (2008)… Bên cạnh đó, Dạ Ngân còn có những sáng tác cho thiếu nhi: Mẹ mèo (1992), Miệt vườn xa lắm ( 2003); tản văn Mùa đốt đồng (2000), 100 tản mạn hồn quê (2007); tiểu thuyết Gia đình bé mọn (2005)

Gia đình bé mọn là cuồn tiểu thuyết thứ hai trong văn nghiệp của Dạ Ngân (sau Miệt vườn xa lắm) và được xem là tác phẩm thành công nhất

của chị cho tới thời điểm này khi vinh dự được nhận liền hai giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội năm 2005, với số phiếu tuyệt đối và Hội nhà văn Việt Nam năm 2006 Đồng thời mới đây trở thành cuốn tiểu thuyết đầu tiên

ở Việt Nam được nhà xuất bản Curbstone Press dịch sang tiếng Anh, xuất bản ở Mỹ với sự chuyển ngữ của bà Rosemary Nguyễn – một trong hai người phụ nữ nói tiếng Việt giỏi nhất nước Mỹ, được mệnh danh là thần đồng ngôn ngữ Việt Nam

Ngoải ra, Dạ Ngân còn viết kịch bản phim với hai kịch bản Chuyến đi của mẹ - kịch bản phim nhựa sản xuất năm 1988 và Chân trời nơi ấy – kịch

bản phim nhựa sản xuất năm 1995 Những tác phẩm này đã góp phần làm đầy đặn thêm hành trình sáng tác của Dạ Ngân trên con đường đến với công chúng

1.2.2 Quan điểm sáng tác của Dạ Ngân

Dạ Ngân viết không nhiều, như chị từng thú nhận cũng “ham vui lắm”

Những dòng bộc bạch trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại có thể là chìa

khóa để người đọc hiểu được quan niệm về văn học và cuộc sống của cây bút nữ rất có phong cách này: “Văn chương, đó không chỉ là nghề như mọi

Trang 23

17

nghề mà còn là con đường khổ ải cho những người đàn bà cầm bút Dù vậy, vẫn hơn, vì con đường ấy cho người ta sự cô độc tối cao, niềm tin dai dẳng và có thể khóc, cười thoải mái một mình Với tôi, văn chương hoàn toàn xứng đáng được coi như đạo, bởi có nói gì, nó vẫn có nghĩa cứu rỗi, hướng thiện cho con người Tôi chấp nhận nó cày xới mặt trái của xã hội loài người và mảnh đất tâm linh của kiếp người Tôi quan niệm nhà văn phải sống trước đã Sống tức là viết được phần nửa điều mình muốn tuyên ngôn Cũng có chỗ khác người ở vấn đề sống này Nghĩa là sống với tất cả các cung bậc tình cảm, với sự nhảy cảm của từng tế bào nguyên liệu sẽ sinh ra

từ từng giây phút ấy”

Trong lần trả lời phỏng vấn của phóng viên trên báo Vnexpress, Dạ

Ngân tâm sự: “Mỗi người có một miền sáng tác Quê hương trong tôi rất đầy đặn, cho tôi trữ lượng dồi dào để sống và viết Và có lẽ sự xa cách về không gian, thời gian đã cho tôi cái nhìn đẹp nhất, trong sáng nhất về nơi mình sinh ra”5 Quê hương mà chị nói tới ấy là Đồng Tháp Dạ Ngân vẫn luôn coi mình là một người con của miền Tây, không chỉ bởi đó là mảnh đất nơi chị được sinh ra, lớn lên mà còn là cái nôi nuôi dưỡng, rèn luyện tư chất, lối sống của chị

Trên báo VanVN.net (Cơ quan ngôn luận của Hội nhà văn Việt Nam)

Dạ Ngân bày tỏ những suy nghĩ về nghề văn mà chị dấn thân bằng tất cả trái tim, trí tuệ và tâm hồn: “Là một nghề khổ nhọc và cao quý Trong xã hội nhiều biến động của Việt Nam, nhân cách nhà văn đôi khi quan trọng

5 Thu Hà, Dạ Ngân, mỗi người có một miền sáng tác, Vnexpress.net, truy cập

sang-tac-1882206.html ngày 15/12/2013

Trang 24

http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/da-ngan-moi-nguoi-co-mot-mien-18

hơn cả các tài năng và các giải thưởng Tôi biết mình có thể mưu sinh bằng nghề dạy học, làm vườn, chăn nuôi, bán hàng… nhưng nghề văn cho tôi sự giác ngộ”6

Với tám tập truyện ngắn, hai tiểu thuyết và kịch bản phim, Dạ Ngân đã miệt mài, cần mẫn tạo dựng cho mình một vị trí trên văn đàn Chị luôn ý thức được sứ mệnh, tình yêu và trách nhiệm của người cầm bút Chia sẻ về công việc sáng tác của mình, Dạ Ngân cho rằng: “Với truyện ngắn, trước tiên tôi chuẩn bị một cái tứ Tôi quan niệm thiếu tứ như hoa thiếu hương, món hàng thiếu cái đặc sắc của dấu ấn Có người gọi nó là chủ đề tư tưởng,

có người gọi nó thành tiêu chí triết học, tôi gọi nó là tứ cho gọn, cho vừa với sức mình Tứ càng kín, truyện càng đậm, càng thấm thía”

Có một nhà văn nói đại ý rằng: “Viết văn phải đứng trên đôi bờ cảm xúc, một là yêu thương mãnh liệt, hai là căm ghét tột cùng” Và với Dạ Ngân thì cảm xúc “chính là máu, thiếu nó các tế bào từ ngữ sẽ xanh xao và đứa con sẽ èo uột, có khi chẳng ra hình thù gì Đó là những giây phút tuyệt diệu khi cảm xúc ùa đến giống như cảm giác nhập thần, ngay từ khi đưa tờ giấy trắng vào máy chủ ta đã có thể nghe vang trong ta những dòng kết thúc Một cái gì đó vừa xuyên qua ta, vắt lấy ta và cuối cùng để lại cảm giác tan rã thiêng liêng, ngọt ngào.” Không phải ngẫu nhiên mà thể loại truyện ngắn được Dạ Ngân chú trọng sáng tác nhiều hơn cả bởi với chị “truyện ngắn là những tiếng nói thỏ thẻ cần cho mọi người, mãi mãi là những chốc lát bổ ngang để có thể nhìn thấy được cái lõi của cuộc sống và với nhà văn

nó mãi mãi là những chốc lát tuyệt vời”

6 VanVn.net (2012), Chùm truyện ngắn của Dạ Ngân, truy cập

http://vanvn.net/news/5/1664-chum-truyen-ngan-cua-da-ngan.html ngày 15/12/2013

Trang 25

19

Bằng một vốn sống đủ đầy, từng trải, bằng chất văn hồn hậu, tinh tế, phóng khoáng mà cũng cẩn trọng đến từng chi tiết, những trang viết của Dạ Ngân thực sự đã tạo được một chỗ đứng vững vàng trong lòng độc giả trong dòng chảy ồ ạt của văn chương hiện nay Với bút pháp hiện thực nghiêm ngặt và nhịp điệu trần thuật nhanh Dạ Ngân đã đưa vào tác phẩm một lượng thông tin khá đồ sộ Qua những tác phẩm của chị, người đọc không những hình dung ra bối cảnh xã hội lúc bấy giờ mà còn cung cấp cho bạn đọc những thông điệp, quan niệm sống rất bổ ích Đó chính là lí do vì sao nói tác phẩm của Dạ Ngân là bức tranh chân thực và sinh động về hiện thực cuộc sống khó khăn thời bao cấp

Dạ Ngân – người phụ nữ miền Tây viết văn bằng bản năng và trải nghiệm của chính mình nên sự chân thực trong tác phẩm là yếu tố tạo ấn tượng mạnh với bạn đọc Phần lớn các tác phẩm của Dạ Ngân đều viết về gia đình mà đặc biệt là sự đổ vỡ trong hôn nhân, chẳng hạn như truyện ngắn

Con chó và vụ li hôn hay tiểu thuyết Gia đình bé mọn…

Với sức viết bền bỉ, đề tài hấp dẫn, văn phong lôi cuốn, luôn có sự tìm tòi, đổi mới trong nghệ thuật thể hiện, Dạ Ngân đã góp phần không nhỏ vào dòng chảy sôi động của văn học Việt Nam đương đại

Trang 26

20

Chương 2 CUộC SốNG VÀ CON NGƯờI TRONG TRUYệN NGắN Dạ

NGÂN 2.1 Mảng đề tài

2.1.1 Khái niệm đề tài

Đối tượng phản ánh của văn học rất rộng, bao gồm toàn thể thế giới tự nhiên, đời sống xã hội với những con người cụ thể Trong cái bao la, rộng lớn của đối tượng phản ánh như thế thì đề tài là một phương diện của nội dung tác phẩm, nó chỉ phạm vi hiện thực cụ thể đã được nhà văn nhận thức, lựa chọn và phản ánh trong tác phẩm Ta có thể nói nếu tác phẩm văn học là một chỉnh thể thẩm mỹ thì đề tài là vùng thẩm mỹ Đề tài không đơn thuần mang tính khách quan mà còn mang tính chủ quan Mỗi một nhà văn lựa chọn đề tài theo khuynh hướng của mình

Nếu một tác phẩm hướng tới một phạm vi hiện thực là vấn đề bình thường, nhưng một tác phẩm có hướng tới nhiều đề tài là rất đặc biệt Bởi khi đó, tác phẩm cũng đồng thời hướng tới nhiều phạm vi hiện thực cụ thể Như vậy, một tác phẩm văn học có thể có một hệ thống đề tài, trong đó, có một đề tài quan trọng bao quát, chi phối các đề tài khác Đề tài quan trọng

đó được gọi là đề tài chính Các đề tài còn lại gọi là đề tài phụ Khi phân tích tác phẩm, ta cần tập trung vào đề tài chính

2.1.1 Một số đề tài trong truyện ngắn của Dạ Ngân

Đọc truyện ngắn của Dạ Ngân, ta thấy hiện lên một số mảng đề tài Những đề tài này không mới, thậm chí đã được rất nhiều nhà văn khai thác

Trang 27

yêu và tình cảm họ dành cho nhau: “Những ngày ấy mới thật là trăng mật

Ông đưa bà lên núi với tổ tiên, đi loanh quanh khắp vùng và đi lại với đám ruộng ngô rồi cùng ngồi ngất ngây như một đôi trẻ Chuyến về, xe đứa cháu kẹp ba lên thị trấn để ông bà theo đôi vé mà con gái đã đặt cho…Ông nắm lấy tay bà, tay trong tay, ánh mắt rạng ngời, quả quyết” [23; 15] Gia đình

của đôi vợ chồng trong Ai người Hà Nội là một gia đình như thế Họ đã

vượt qua những khúc mắc, những hiểu lầm trong cuộc sống để yêu thương và sống bên nhau trọn đời Đó là gia đình hạnh phúc

Rồi cả những người mẹ và những người con trong một gia đình cứ nối

tiếp nhau trong Nước nguồn xuôi mãi: “Ba con người, má chị, chị và con

gái như đang đứng trong cùng một đội hình, người này chỉ thấy cái ót của người kia và phía trước là thời gian và những nỗi lo muôn đời”[22; 177]

Tình thương yêu dạt dào mà những người mẹ dành cho con thì không bao giờ cạn Thế hệ này tiếp nối thế hệ kia và cứ thế truyền từ đời này sang đời khác không thay đổi, như nước nguồn xuôi mãi

Trang 28

22

Nhưng cuộc đời thì vẫn đẩy đưa và không phải gia đình nào cũng có thể vượt qua những lỗi lầm, tha thứ cho những lỗi lầm của nhau để mà vẹn nguyên như trước được Đó là gia đình của anh Hoành Một gia đình có được trong chiến tranh và rồi bị hủy hoại không chỉ vì chiến tranh mà còn

vì cả thời bình trong Cái ban công trống Cuộc sống cơm áo, gạo tiền với

những khát vọng làm giàu đã khiến Biên (vợ Hoành) trở nên đầy toan tính,

“có máu con buôn, biết nuôi ép gà con bán cho lối xóm, biết gửi heo con

cho người ta nuôi “rẻ” kiếm lời, biết bổ hàng ngoài chợ về buôn bán lặt vặt cho dân vịnh và cho cả đám lính của anh Hoành” [22; 203], đã đẩy anh và

chị ngày càng cách xa nhau, đã khiến cho chính những đứa con của Hoành cũng không còn tôn trọng anh nữa

Đó là người phụ nữ phải chịu bao nhiêu dằn vặt, đau khổ trong cuộc sống gia đình ngột ngạt, tù túng và không có lối thoát với một người chồng

quá thô kệch, tàn nhẫn trong Con chó và vụ ly hôn: “Toàn là chuyện của

cảm giác và chi tiết đối với tòa là vặt vãnh, Đoan không có cách nào khác

là giữ nó lại để chỉ đau một mình” [28; 38] Những mâu thuẫn lên tới đỉnh

điểm đã làm cho hạnh phúc vỡ tan, gia đình cũng vỡ tan

Những gia đình chật vật vì đời sống vật chất, người mẹ lo cho con, cho cháu không bao giờ hết dù chúng đã lớn khôn Thế nhưng những người con nào đâu có hiểu được tình yêu của mẹ mình Người đó chính là anh thanh

niên mang tiếng là tri thức trong truyện ngắn Xương hai nước, giấy hai gang Anh ta liên tục gọi điện từ nước ngoài về cho mẹ, nhắc nhở giục giã

mẹ đánh răng mỗi ngày cho đứa con của mình Thậm chí, anh ta còn coi mẹ

mình như một tội đồ, là nguyên nhân khiến cho anh ta không có được hàm

răng trắng đẹp

Trang 29

23

Trong thời chiến, có những gia đình phải chia lìa vì chiến tranh khốc

liệt Những người vợ nhớ chồng trong Vợ lính là một điển hình về sự bất

hạnh trong cuộc sống gia đình Những người chồng của họ không phải đi bồ bịch như gia đình của người phụ nữ phải bế con từ Sài Gòn bỏ ra Hà Nội

(Tóc dài mấy lạng), không phải lạnh lùng với họ Những người chồng là

người lính, đi chiến đấu bảo vệ độc lập của Tổ quốc Họ là những anh hùng của dân tộc Nhưng đối với gia đình, mà đặc biệt là đối với vợ của họ, đó là những mất mát thật lớn lao Vợ không được ở bên chồng, chuyện vợ chồng

cũng chỉ chốc lát Hạnh phúc gia đình vì thế mà chẳng được trọn vẹn: “Mấy

giờ đồng hồ trong chiến tranh là bao lâu, nó chỉ là một khoảnh khắc vút đi nhưng cũng có thể là cả một chuỗi kỉ niệm để lưu dấu và để sống Một bé gái đã hình thành trong em tôi nhưng người chồng thương yêu của nó không bao giờ thấy mặt con mình được nữa Người đi, chiến tranh cũng qua đi và mầm cây đã gửi lại nhưng tôi không sao quên được vẻ bứt rứt đàn

bà của em tôi khuya ấy” [23; 63] Nhân vật Xuân trong truyện ngắn Xuân

nữ cũng như vậy Những người đàn ông trong cuộc đời chị cứ đến rồi đi

Vì chiến tranh mà hết lần này đến lần khác, chị đã bị mất đi hạnh phúc của mình, phải chịu không ít những lời dèm pha, đàm tiếu là người phụ nữ “sát

chồng”: “Chị đi tu đi, sao chị không xuống tóc đi cho thiên hạ nhờ!” [23;

95]

Và có những gia đình tưởng như rất hạnh phúc nhưng bên trong nó thât ra là sự chịu đựng tất cả vì gia đình của người phụ nữ Như một giảng viên môn folklore tại một trường đại học ở Sài Gòn Một nàng dâu như nàng luôn phải gồng mình để gánh lấy cái trách nhiệm nặng nề lo cho cả đại gia đình nhà chồng đến nỗi không còn giây phút nào được sống cho bản

Trang 30

24

thân mình (Nàng ở đâu ra): “Nàng muốn lẩn tránh, muốn từ chối nhưng

nàng sợ cái giọng buộc tội của má Càng lúc nàng càng thấy loay hoay, ngột ngạt bởi hai gọng kiềm của quá khứ, hay tại vì nàng đang bắt đầu già, bắt đầu sợ tình không khoan nhượng của thời gian, bắt đầu thấy mọi thứ đều vô nghĩa” [22; 86]

Nhân vật Thuyên trong truyện ngắn Người thương mến chỉ vì muốn

níu giữ gia đình đã tan vỡ của mình, không muốn đứa con phải chịu cảnh mất cha đã chấp nhận quay trở lại với người chồng thô bỉ, không đem lại hạnh phúc cho cô Đó cũng là một bi kịch, bất hạnh trong cuộc sống hôn nhân của người phụ nữ này

2.1.1.2 Đề tài người lính

Trong chiến tranh, người lính được đặt ở vị trí rất cao trong tình cảm của mỗi con người thời bấy giờ Những người lính thật đẹp được hiện lên như một bức tranh vẽ không chỉ về mặt ngoại hình mà còn hiện lên với

những nét thanh tú của tâm hồn Cô Nguyệt trong Trăng về là một người

lính đẹp như thế: “Nguyệt là vậy, với sức vóc gan lì, chị dễ dàng phản ứng

như chiếc lò xo dưới sức ép của hoàn cảnh Dưới trăng, chị đứng trên sạp xuồng, mái tóc dày bới tém trên cổ áo bà ba đen, vai và hông uyển chuyển một cách quyết liệt theo nhịp sào” [22; 113] Đọc đến cô Nguyệt, ta dường

như liên tưởng tới truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh

Châu Hai người con gái cùng tên là Nguyệt và cùng đẹp như ánh trăng Cái đẹp rạng ngời dường như xua tan đi sự khốc liệt của chiến tranh, của bom đạn Nó khẳng định cho một chân lý luôn đúng rằng không phải trong cái khốc liệt là không có cái đẹp hiện hữu

Trang 31

25

Đó là cái đẹp của người lính Thế nhưng chiến tranh vẫn là chiến tranh Nó gieo bao đau khổ cho con người và những người hứng chịu nó cũng có những người lính Những người lính hi sinh ngoài chiến trận khi chiến đấu với kẻ thù và có cả những người lính “hi sinh” chỉ vì tò mò, bất

cẩn nghịch một trái pháo như anh đại đội trưởng trong Một lát cắt: “Không

có cái chết giống hệt nhau nhưng luôn có những cái chết từ bất cẩn hay ngờ nghệch Không sao lý giải nổi một người dạn dày như trung đội trưởng

mà lại khinh suất như thế Ba mạng người, ba tờ báo tử, ba vong hồn ngơ

ngác không biết mình có được gọi là liệt sĩ hay không?” [23; 20] Có những

người may mắn sống sót trở về với gia đình thì lại gặp một bi kịch gia đình mang tên thời hậu chiến Sự đổi thay của con người khi chiến tranh kết thúc khiến những người lính không thể nào thích nghi với những điều kiện mới, cách cư xử mới của con người thời bình – cái thời mà họ đã phải nằm gai nếm mật, thậm chí cả xương máu của mình để đánh đổi Nhân vật Hoành

trong Cái ban công trống là nhân vật có số phận như vậy Chính vì không

thích nghi được với hoàn cảnh mới, họ rơi vào bi kịch Đó cũng là một trong những hậu quả của chiến tranh để lại

2.1.1.3 Đề tài người trí thức

Nói đến người trí thức là ta nghĩ ngay đến những người có học thức không ít thì nhiều Đáng lẽ ra, những người có học phải biết suy nghĩ chín chắn hơn những người ít học hơn Nhưng không phải ai cũng làm được như vậy Người thanh niên được mang tiếng là “trí thức”, đang du học bên trời

Tây trong Xương hai nước, giấy hai gang đã không cảm thông cho sự khó

khăn về vật chất trong gia đình của mình, không sẻ chia được nỗi xoay sở chật vật của người mẹ mà luôn tỏ ý trách móc Đơn giản chỉ bởi vì trong

Trang 32

26

hoàn cảnh cuộc sống khó khăn: xương phải tận dụng hầm lại nước hai để tiết kiệm chi phí, giấy vệ sinh mỗi khi dùng đều phải đo bằng gang tay, người mẹ không có điều kiện để chăm sóc cho hàm răng của con mình trở nên trắng đẹp

Và cũng có những người trí thức dù trong mọi hoàn cảnh thử thách, khó khăn vẫn ý thức được đúng đắn về nghề nghiệp của mình Đó là cô nhà

báo trong Chưa phải ngày buồn nhất bị “bắt buộc” phải xem phim sex để

rồi phê bình, bàn luận về nó Lòng chị tràn ngập giận dữ và đau buồn trước cái gọi là “phê bình văn hóa” của một số người có chức trách trong xã hội:

“Buồn không biết nói sao cho hết Thực sự chị muốn tru lên như một con

chó hoang – có những lúc không phải thét hay rú hay khóc nấc lên mà là

tru lên thì mới đáng và mới thỏa” [21; 85] Truyện ngắn Chuyện người bay

lại là sự trăn trở của một biên tập viên khi bắt gặp một bản thảo của một tác giả tài hoa nhưng chưa kịp lưu thì bị “sếp” ném vào sọt rác vì thói quan liêu, vô trách nhiệm Anh ta đã rất hối hận, hối hận vì đã không dự tính trước cách làm việc của ông sếp kia và hối hận vì một tài năng đã bị chìm

khuất: “Tôi luôn có ý trông nhưng không bao giờ được gặp lại nét chữ ấy,

màu mực bic ấy trên khuôn giấy kẻ ngang ấy nữa Tôi cứ bâng khuâng với một bóng hình, một người ơn, một món nợ” [21; 26]

2.2 Các vấn đề xã hội

2.2.1 Nỗi đau chiến tranh trong mỗi gia đình giữa nhịp sống hiện đại

Nói tới chiến tranh, người ta thường nghĩ ngay tới thời điểm của những cái hôm qua Có thể nói, bước ra từ chiến tranh, những con người đã từng sống và nếm trải nó đều có những hồi ức vừa đẹp đẽ vừa cay đắng về cuộc chiến Phần đông trong số họ không khỏi ám ảnh về kỉ niệm chiến

Trang 33

27

tranh trong một khoảnh khắc nào đó của cuộc sống hôm nay Đối với nhà văn Dạ Ngân, chiến tranh có một ý nghĩa khá lớn bởi bà là người đã từng sống và viết trong cuộc chiến tranh đầy gian khổ nhưng vẻ vang và hào hùng của dân tộc Trong truyện ngắn Dạ Ngân những năm sau 1986, hình ảnh chiến tranh được nhìn nhận theo một khía cạnh mới, riêng tư hơn, gần với cuộc sống con người và với mỗi gia đình hơn Đó không đơn thuần còn là cảm hứng ca ngợi theo nguyên tắc “ôn cố tri tân” mà chủ yếu được đề cập dưới hai vấn đề cơ bản là nói về những nỗi đau, sự cô đơn mà chiến tranh để lại trong mỗi gia đình

Điều dễ nhận thấy trong những truyện ngắn Dạ Ngân viết về chiến tranh giai đoạn sau 1986 là vấn đề “nhà không có đàn ông” Một hệ quả tất yếu của chiến tranh, khá nhiều gia đình tồn tại ở dạng khuyết các thành viên mà đặc biệt là những người đàn ông: người cha, người chồng, người anh…

Sự ra đi của họ đã để lại một sự thiếu hụt lớn trong cuộc sống của mỗi gia

đình Nhân vật chị hai Mận (Trên mái nhà người phụ nữ) cả cuộc đời mòn

mỏi nhìn lên mái nhà từng đêm, chưa từng biết đến dư vị và sự ân ái vợ chồng một lần Gia đình Hai Mận chỉ bao gồm hai người phụ nữ: Hai Mận và bé Thảo (con nuôi) Ba người đàn ông xuất hiện trong cuộc đời Hai Mận đều là những người lính; Cường, Tráng, ba Thảo Họ đến rồi đi, hứa hẹn – chờ đợi và đã không bao giờ trở lại Nếu như trong chiến tranh người phụ

nữ ấy còn có lí do để ngóng chờ, hy vọng mong manh, còn niềm tin để sống thì đến hòa bình, giữa nhịp sống mới chị càng lạc lõng, cô đơn hơn bởi tất

cả tình yêu chị đã gửi lại trong quá khứ: “Chị chợt hiểu và cảm thấy hoảng

sợ với ý nghĩ không bao lâu nữa mình sẽ làm bà ngoại Đã trù tính hết mọi chuyện nhưng khi nó đến chị lại bất ngờ như là nó ập đến Thời gian mới

Trang 34

28

nghiệt ngã làm sao! Chị vẫn còn trinh nguyên mà con gái chị sắp không còn con gái nữa” [27;42] Gia đình của Hai Mận toát lên sự cô đơn kỳ lạ

Nó buồn và lặng lẽ đến nao lòng trong sự ngóng trông tuyệt vọng Nó thiếu

đi một người chồng, người cha để làm thành một mái ấm thực sự

2.2.2 Gia đình hiện đại dưới tác động của nhịp sống hiện đại

Cuộc sống hiện đại với những thay đổi chóng mặt của nền kinh tế thị trường và nền văn hóa mới đã góp phần không nhỏ vào sự chuyển biến tư duy, nếp sống, nếp nghĩ của mỗi người, làm thay đổi trên nhiều bình diện các vấn đề của đời sống gia đình Bên cạnh một số ít các nhà văn viết về đề tài cuộc sống con người và gia đình sau chiến tranh với nỗi đau và dư âm để lại thì phần nhiều trong các tác phẩm sau này họ viết về gia đình hiện đại với guồng máy xã hội hiện đại đang vận động và cuốn con người theo, làm rạn nứt nhiều mái ấm dưới nhiều khía cạnh khác nhau như: vấn đề của đồng tiền, lối sống mới, sự cám dỗ và lừa lọc của con người… Trong truyện ngắn

Người của mỗi người xuất hiện hình ảnh người mẹ già lạc lõng, bơ vơ

ngay trong chính gia đình mình Vốn có những đứa con thành đạt nhưng người mẹ không tìm được chốn bình yên, một mái ấm thực sự để sống Mỗi đứa con đều đùn đẩy trách nhiệm chăm sóc người mẹ già, coi bà như một người thừa làm xấu mặt những đứa con muốn chối bỏ lai lịch đồng ruộng

của mình: “Đã nói má phải ở đâu có lợi cho má mà cũng có lợi cho tụi con

nữa”; “Nhà lầu, nước máy, xe cộ thuốc men đầy đủ còn eo sách hoài” [22;

69] Cùng khai thác đề tài này, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ với truyện

ngắn Một chiều mưa lại có một cách thể hiện khác Nếu như truyện ngắn

Dạ Ngân mang một dư ba sâu sắc, nhức nhối và đau buốt một cách lặng lẽ thì giọng văn của Nguyễn Thị Thu Huệ lại mang đậm tính hiện thức chua

Trang 35

29

chát hơn Xã hội càng hiện đại, càng phát triển thì tình cảm của những đứa con dành cho bố mẹ mình càng thay đổi, đời sống vật chất có vẻ phát triển cao hơn thì tình cảm lại xuống cấp nghiêm trọng

Nguy hại nhất là những thế hệ sau, dưới tác động của cuộc sống hiện đại và từ tấm gương cuộc đời bố mẹ, chúng ngày càng thay đổi hơn Ham

hố danh vọng và quyền lực, nhân vật thằng Tâm trong Cõi nhà, sau khi bố

mẹ chia tay, nó quyết không về sống cùng mẹ và chị gái chỉ bởi vì không chịu được cuộc sống nghèo khó Nó bám lấy cuộc sống giàu sang, chức tước với người bố và mẹ kế, dù nơi đó không có tình thương Nó lạnh lùng

chê bai gia cảnh nghèo khó của mẹ và chị gái: “Nhà vầy cũng nhà! Vừa

chật vừa hổng lót gạch, hổng làm trần, Coi nè, dộng gót chân xuống, nền xi măng bể như bánh tráng nướng, còn thua cái chuồng heo đằng ba” [28;

121].Sự lựa chọn ấy đã phản ánh một thái độ, quan niệm sống của một bộ phận lớp thanh niên thời hiện đại Truyện mang ý nghĩa dự báo, cảnh tỉnh khá sâu sắc và ý nghĩa về cuộc sống hôm nay

Trong truyện ngắn Vòng tròn im lặng nhân vật thuộc thế hệ thứ ba đã

bước ra khỏi số phận của mẹ, của bà và có lối sống thực dụng, mang hơi hướng phương Tây Bất chấp tình yêu thương và sự khuyên bảo của mẹ và bà ngoại, nhân vật người cháu đã đi du học để được sống trong vật chất xa

hoa với người cha bên trời Tây: “Báo cho mẹ và dượng “yêu dấu” một tin

buồn: ông bố giàu nứt đố của con đã bị bà vợ xỏ mũi, ông không nhả tiền cho con nữa đâu Mẹ và dượng hãy gửi sang cho con đủ để mua một cái ô

tô …nếu không con sẽ nghỉ học để đi làm và mua bằng được” [27;145] Cô

chỉ thực sự thấy ân hận và dằn vặt khi người cha giàu có của mình có vợ

mới và sẵn sàng ruồng bỏ cô

Trang 36

30

Người con trai khi đi học ở phương Tây đã chất vấn, buộc tội người

mẹ chỉ vì chuyện hàm răng không trắng sáng, không “văn minh” như người phương Tây mà không hiểu được nỗi cơ cực khó nói của người mẹ trong

cuộc sống thời bao cấp (Xương hai nước, giấy hai gang) Với anh ta, hàm

răng được coi như cửa sổ tâm hồn, là năng lực cá nhân, thậm chí còn là trí tuệ, là kĩ năng sống Ngày ngày, anh ta vẫn gọi điện về nhà chỉ để giám sát,

nhắc nhở người mẹ đánh răng cho đứa con của mình: “Sáng, trưa, chiều,

tối Đánh răng sáng, trưa, chiều, tối Mẹ nhớ cho thằng Lâm đánh răng sau tất cả các bữa ăn sáng, trưa, chiều, tối, nghen”[22; 65]

Truyện Cái ban công trống lại đề cập tới sự mâu thuẫn vợ chồng vì gánh nặng cơm áo Nhân vật người chồng – một người lính trở về sau cuộc

chiến với lòng kiêu hãnh và những lí tưởng sống cao đẹp đã cảm thấy bất lực, đau khổ, dằn vặt khi vợ mình vì gánh nặng cơm áo mà phải dùng

những mánh khóe, chiêu trò buôn bán, trở thành chủ nợ: “Anh, một thằng sĩ

quan già đời như anh mà phải theo sau vợ, phóng lên nhà người ta sừng sộ rồi xông vô bồ xúc lúa của người ta để trừ nợ được sao? Lần đầu anh bụng bảo dạ thà chết còn hơn nên anh chỉ đi cầm máy giúp chị, chỉ ngồi dưới ghe nhưng dù trốn ở đâu thì anh vẫn phải chứng kiến cảnh chủ nợ và con nợ Đúng là thà chết còn hơn” [22; 221]

2.2.3 Sự lệch pha giữa hai tâm hồn người đàn ông và đàn bà trong gia

đình hiện đại

Ngoài tiêu chuẩn tình yêu, một gia đình hình thành, tồn tại và duy trì còn dựa trên nhiều yếu tố Cuộc sống phức tạp là một hiện thực trái ngược với những lí thuyết, những giấc mơ và sự tưởng tượng của người ta trước

Trang 37

31

đó Trước kia, gia đình được ví như một “lô cốt” bền chặt mà con người không thể phá bỏ khi đã xây dựng nên Nhân vật người bà – thế hệ xưa

trong truyện ngắn Cõi mê – Nguyễn Thị Thu Huệ đã nói: “Thời bà ít có sự

lựa chọn như các cháu sau này Bảo lấy ai thì lấy Bảo làm gì thì làm Ước

mơ không nhiều, tham vọng chẳng có Được yên ổn là sướng rồi (…) Chịu chứ, ngày xưa người ta hay chịu lắm” [12; 97] hay trong Tắt đèn – Ngô Tất

Tố; Đời thừa – Nam Cao; Vợ nhặt – Kim Lân, người đọc thấy cái mô hình

gia đình truyền thống được gắn kết khá đơn giản nhưng bền chặt Trong đó, các nhà văn miêu tả gia đình trong sự thử thách của đời sống xã hội và hiện thực khắc nghiệt Người ta hi vọng có được một cuộc sống đủ đầy, bình lặng Với họ, đó là tất cả niềm hạnh phúc Tuy nhiên, đến xã hội hiện đại cùng với quan niệm về tình yêu mới mẻ thì gia đình hiện đại cũng xuất hiện nhiều hơn những rạn nứt, nguy cơ đổ vỡ tự thân bên trong Đây là nguy cơ lớn nhất, khó khắc phục nhất và cũng là điểm khác biệt của gia đình hiện đại so với mô hình gia đình truyền thống trước đó Nền tảng gắn kết mối quan hệ giữa các thành viên gia đình đã thay đổi rất nhiều Người ta không chỉ đơn thuần sống vì tình, vì nghĩa, vì truyền thống đạo lí “gừng cay, muối mặn”, hoặc “thuyền theo lái, gái theo chồng” như xưa nữa mà nghiêng về

sự phức tạp trong đời sống tinh thần hơn Khi đời sống vật chất đầy đủ, người ta không phải nghĩ nhiều đến cơm áo thì nhu cầu về đời sống tinh thần lại trở nên phức tạp hơn bao giờ hết Khi những tâm hồn không tìm được tiếng nói chung thì những rạn nứt bên trong của mối quan hệ gia đình càng bộc lộ rõ hơn

Truyện ngắn Con chó và vụ li hôn của Dạ Ngân lần đầu xuất hiện đã

gây ra tranh luận và những phản ứng dữ dội về vấn đề này: “Lần đầu tiên

Trang 38

32

những chuyện khó nói nhất trong quan hệ vợ chồng lại được một cây bút nữ viết ra một cách thẳng thắn, sòng phẳng đến thế (…) Vài năm sau, một số cây bút trẻ hơn (Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà, Y Ban…) đã không còn phải kiêng dè khi động bút đến những “chuyện ấy” [27; 3] Ngay từ nhan đề tác phẩm đã bộc lộ tính chất phi lý của nó: vụ li hôn của một cặp vợ chồng và sự hiện diện, vai trò, mối liên quan đến một con chó Bà thẩm phán và những người xung quanh nghĩ Đoan là một phụ

nữ có vấn đề về thần kinh khi kiên quyết đưa chồng mình ra tòa li hôn chỉ

vì một con chó Tác giả đã miêu tả đời sống gia đình họ khi chêm xen vào

đó sự xuất hiện của một nhân vật: con Mực Sự xuất hiện của con Mực khiến người chồng cảm thấy mình bị mất vị trí trong gia đình Anh ghen tị với sự thương yêu của vợ dành cho nó, dần dần thấy khó chịu và thù hằn một con vật Nhiêu (người chồng) tìm mọi cách đánh đuổi con Mực ra khỏi nhà, hằm hè, thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với con Mực mỗi khi có cơ hội

Sự mâu thuẫn trong lối sống của hai vợ chồng Đoan – Nhiêu ngày càng lộ

rõ Đoan từ chối cả sự gần gũi của chồng mỗi đêm để ngủ bên con gái và con Mực là “vệ sĩ” canh giữ Lần đầu tiên, Dạ Ngân đưa vào truyện ngắn những nhu cầu tình cảm nhục dục của con người để nói lên khoảng cách đời sống tinh thần của vợ chồng Đoan thấy kinh tởm, xa lánh chồng khi Nhiêu làm tình với vợ chỉ vì kích thích từ việc nhìn cuộc làm tình của bầy chó

Không phải chỉ trong Con chó và vụ li hôn mà ở tiểu thuyết Gia đình bé mọn sau này cũng vậy, Dạ Ngân đã đề cập đến sự khác biệt trong nhu cầu

thể xác của mỗi người trong gia đình Người chồng đòi hỏi nhục dục như một nhu cầu cần có, một thứ nhu cầu của phần Con trong phần Người; còn người vợ lại đòi hỏi ở đó sự rung động, yêu thương xuất phát từ tình yêu:

“Chị trân trối nhìn đôi mắt anh hung hăng, dài dại (…) Chị không chỉ thấy

Trang 39

33

“bị dùng” mà còn thấy bị làm nhục bởi trong chị đang tràn đầy cảm giác thánh thiện tuyệt vời do những trang sách tuyệt vời đưa lại; chị còn cảm thấy bị xúc phạm thê thảm vì hành động của hai người không xuất phát từ nhu cầu của hai người mà từ sự khêu gợi súc vật” [18; 32] Người vợ thấy

thất vọng và dần dần xa lánh với chồng sau mỗi lần như thế: “ Nhiêu thở

hắt ra, cách thở không gì lạ với Đoan mỗi khi anh tức giận nhưng giờ chị nghe nó xa xôi, nó không khiến chị lo nghĩ hay bực mình” [18; 17] Nguy

hại hơn, sự xa cách đó còn làm nguội lạnh cả không khí gia đình: “Đã lâu,

giữa anh và chị không còn cảnh đầu ấp, tay gối, thay vào đó là cuộc chiến tranh lạnh làm đông đặc không khí trong nhà, tưởng có thể xắn ra được Nó ướp lạnh người ta trong sự giá cóng đó, làm người ta nguội lạnh với nhiều thứ chung quanh.” [18; 17] Chọn góc độ riêng tư nhất của đời sống vợ

chồng thời hiện đại, Dạ Ngân đã nói lên những khoảng cách trong nhu cầu đời sống tình cảm giữa hai người đàn ông và đàn bà đồng thời cho thấy được nguy cơ rạn nứt gia đình bởi những nguyên nhân thầm kín bên trong

Trong truyện ngắn Cõi nhà, nguyên nhân dẫn đến sự mâu thuẫn, tan

đàn, xẻ nghé trong cuộc sống gia đình cũng lại bắt nguồn từ chính sự thực dụng tới mức đánh mất cả lòng tự trọng của người chồng Đầu tiên là ước

muốn mang đầy tính bản năng, xác thịt của anh ta: “Anh ta luôn ước Tâm có

nhiều thịt hơn, ước có một tấm đệm dày” [27; 122] Nguyên nhân thứ hai

bắt nguồn từ việc người chồng mang bản tính “cùn quằn”, thô thiển không chịu được người vợ tri thức, biết lí lẽ Người phụ nữ mà anh ta cần là một người của bếp núc, trơn mềm, no đủ, thậm chí “đã tai tiếng chán với những người được coi là “chức sắc” trong giới anh ta” Gia đình Tâm vốn là một gia đình tiêu biểu cho bao gia đình hiện đại khác thời hậu chiến Không còn

Trang 40

34

những nỗi sợ hãi, ám ảnh bởi chết chóc, bom đạn chiến tranh, không còn những mối lo về cơm áo nhưng sự mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình lại trở nên gay gắt, phức tạp Phải chăng ở đó, con người ta có thể lựa chọn cho mình những cách sống, ứng xử, những nhu cầu thể xác, thậm chí rũ bỏ cả tình nghĩa máu mủ, trách nhiệm Vì là kẻ coi trọng công danh, vật chất nên người chồng Tâm, vốn có có cái vỏ “quân tử” đã nhẫn tâm cướp đi căn nhà, đẩy vợ con vào cảnh sống cửa chung, nước chung và vô số phiền toái khác tại khu tập thể cơ quan Người chồng Tâm sau khi nhận nuôi đứa con trai đã đối xử với nó chẳng khác gì một người thừa, một gánh nặng Trong nhà, bên cạnh những đồ đạc hiện đại như: bộ salon, ti vi, tủ buyp – phê; phòng ngủ với đèn màu hồng, tủ kiếng, bàn trang điểm tân thời, quạt ngoại là căn

phòng mang đầy vẻ “phế thải” của đứa con trai với: “Chiếc giường sắt thời

xưa, chiếc chiếu rách góc, chiếc gối trần, chiếc tủ con cóc, chiếc máng đèn mất bóng và giá áo treo bằng sợi ni lông xộc xệch” [27;125] Rõ ràng, sự

mâu thuẫn trong cách sống của hai vợ chồng Tâm đã gây ra một hậu quả nghiêm trọng với những đứa con Nhân vật đứa con trai, sau khi bố mẹ li hôn, vì không có sự định hướng trong lối sống mặt khác lại bị ảnh hưởng bởi người bố có chức quyền, giàu sang nên nó đã kiên quyết bỏ mẹ và chị gái để sống với bố và dì kế mặc dù nơi đó không có tình thương Ngay cả

Tâm cũng đã hình dung ra “cách đứa con tự xoay sở với căn phòng bỏ xó,

những bữa ăn lạnh lùng” [27; 128], để rồi sau đó nó sẽ sống một cách bất

cần để trả thù số phận “Tâm những muốn lao đến với con nhưng chị đã bất

lực hoàn toàn” [27; 128]

Ngày đăng: 22/09/2020, 00:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w