Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 103 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
103
Dung lượng
499,5 KB
Nội dung
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ ĐINH THỊ MINH ĐỨC ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NGUYỄN TRIỆU LUẬT CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM Mà SỐ: 62.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN VĂN HẠNH Nghệ An, 2014 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Cấu trúc luận văn Chương 1. Thể tài tiểu thuyết lịch sử trong đời văn Nguyễn Triệu Luật 1.1. Về cuộc đời Nguyễn Triệu Luật 1.1.1. Gia đình và quê hương 1.1.2. Đời sống cá nhân 1.2. Vài nét về đời văn Nguyễn Triệu Luật 1.3. Tiểu thuyết lịch sử - Thể tài thành công của Nguyễn Triệu Luật 1.3.1. Diện mạo tiểu thuyết lịch sử thời kỳ 1930 - 1945 1.3.2. Quan niệm của Nguyễn Triệu Luật về tiểu thuyết lịch sử 1.3.3. Những thành tựu nổi bật của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật Chương 2. Cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật 2.1. Cốt truyện 2.1.1. Giới thuyết khái niệm 2.1.2. Các kiểu cốt truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật 2.1.3. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện 2.2. Nhân vật 2.2.1. Giới thuyết khái niệm 2.2.2. Hệ thống nhân vật 2.2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Chương 3. Ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật 3.1. Ngôn ngữ 3.1.1. Sử dụng kết hợp nhiều lớp ngôn ngữ 3.1.2. Đan xen nhiều hình thức ngôn ngữ 3 3.2. Giọng điệu 3.2.1. Giới thuyết khái niệm 3.2.2. Các sắc thái giọng điệu KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thế kỉ XX đã chứng kiến nhiều thành tựu của tiểu thuyết lịch sử, "vượt qua những quy phạm cằn cỗi, đem lại sinh khí cho văn chương về lịch sử". Nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam những năm 30 của thế kỷ trước nhưng tên tuổi Nguyễn Triệu Luật (1903 - 1946) không được nhắc tới suốt thời gian dài sau đó. Hội thảo khoa học về Nguyễn Triệu Luật gần đây đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu phê bình văn học. Nhiều vấn đề đã được gợi mở, trong đó có việc nhìn nhận đánh giá những đóng góp của Nguyễn Triệu Luật trong tư cách một nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử. 1.2. Nguyễn Triệu Luật là một tác giả nổi tiếng thời kì trước cách mạng tháng Tám. Ông tham gia viết báo, truyện cho các tạp chí như Tiểu thuyết thứ bảy, Trung Bắc tân văn, Phổ thông bán nguyệt san Ông được biết đến nhiều với chùm tiểu thuyết lịch sử về thời kì Lê tàn Trịnh mạt. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về sự nghiệp văn học cũng như tiểu thuyết lịch sử của ông chưa nhiều. Năm 1998, các tiểu thuyết lịch sử của tác giả được tập hợp và in lại với tiêu đề Tuyển tập tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật. 1.3. Thế giới văn chương là thế giới của những tâm hồn riêng, mỗi nhà văn có cách cảm nhận riêng về cuộc sống, thời cuộc, con người. Nhờ đó, 4 người đọc hôm nay có thể nhận ra diện mạo riêng của một thời kỳ văn học nói chung và mỗi nhà văn nói riêng. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Đặc điểm nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật làm luận văn thạc sỹ, với mong muốn góp thêm một tiếng nói vào quá trình nghiên cứu nhà văn tài năng này, trước hết là ở thể loại tiểu thuyết lịch sử. 2. Lịch sử vấn đề Xuất hiện vào những năm 30 của thế kỷ trước, Nguyễn Triệu Luật được biết đến trong tư cách một nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử. Các sáng tác của ông sau khi được công bố trên một số tờ báo, lập tức nhận được sự quan tâm của công chúng, nhất là giới trí thức Tây học. Nhiều nhà văn cùng thời với ông như Lan Khai, Nguyễn Tuân đã giành cho tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật một sự quan tâm, trân trọng. Nhận xét về tác phẩm Bà chúa Chè của Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Tuân viết: “Viết đến chính sử, người ta thường kể đến cái học - khảo cứu của sử gia. Viết về tiểu thuyết, người ta thường bàn tới nghệ thuật của tác giả. Nói về lịch sử tiểu thuyết, ngoài cái học kê cứu, sở cứu vào tài liệu, người ta còn phải điểm đến cả cái tài của bố cục, của tưởng tượng. Cuốn Bà Chúa Chè toàn thể được cả…” [8]. Là nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử, sống cùng thời với Nguyễn Triệu Luật, Lan Khai đã chỉ ra những khác biệt giữa cách viết về lịch sử của Nguyễn Triệu Luật. Trong lời giới thiệu tiểu thuyết Bà Chúa Chè của ông, Lan Khai viết: “Cũng như tôi, ông Nguyễn Triệu Luật viết tiểu thuyết lịch sử. Nhưng, khác với tôi, ông Luật riêng chú trọng về sự thực, trong khi tôi chỉ khuynh hướng về nghệ thuật”. Đọc các tác phẩm của Lan Khai, độc giả sẽ “mơ màng, say đắm bởi những cái có thể có được”, thì khi đọc tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật “người ta phải sống đầy đủ những cái đã có rồi Các truyện và người của ông hoạt động hiển nhiên, không được ông tô điểm cho, nhưng cũng không bị ông làm cho mất đi bản sắc. Đọc các tiểu thuyết của ông, tức là xem những bức ảnh. 5 Người có thể mất đi rồi, cảnh có thể mất đi rồi, mà hình ảnh vẫn là của những người và cảnh đã có thực” [30,15]. Từ góc nhìn của nhà khảo cứu, Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại đã có những phân tích, đánh giá khá sâu sắc, chi tiết về tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật. Ông xếp Nguyễn Triệu Luật vào số các nhà văn viết kí sự lịch sử, như Phan Trần Chúc, Đào Trinh Nhất, Trần Thanh Mại, Trúc Khê Và theo ông, viết kí sự lịch sử thì “nhà văn có thể viết một cách tỉ mỉ những việc cá nhân không ảnh hưởng gì đến dân chúng mà chỉ có cái thú vị riêng của nó thôi. Không những thế, khi viết một quyển lịch sử kí sự, nhà văn lại cần phải lưu tâm đến những việc tư lắm, lối ấy cũng gần như lối chép dã sử vậy Còn như viết tiểu thuyết lịch sử, nhà văn chỉ phải căn cứ vào vài việc cỏn con đã qua, rồi vẽ vời cho ra một truyện lớn, cốt giữ cho mọi việc đừng trái với thời đại, còn không cần phải toàn sự thật” [41,489-490]. Từ những dẫn giải về quan niệm tiểu thuyết lịch sử, Vũ Ngọc Phan nhận thấy Nguyễn Triệu Luật không coi lịch sử là cái đinh để treo các bức họa tư tưởng. Từ đó, cho rằng “tôi dám quyết ông cho in mấy chữ “lịch sử tiểu thuyết” ở ngoài bìa là sai”. Vũ Ngọc Phan đã dẫn lời Nguyễn Triệu Luật, khi ông tự nhận mình là “người thợ vụng, có thế nào làm nên thế ấy”. Tuy nhiên, Vũ Ngọc Phan đánh giá cao ưu điểm trong lối viết về lịch sử của Nguyễn Triệu Luật. Ông viết: “Tôi nhận thấy Nguyễn Triệu Luật đã xếp mọi việc khéo, có những đoạn tự nhiên, tuy là nhắc nhớ đến một điển tích hay một sự tích mà không cầu kì, không làm vướng động tác. Văn ông sáng suốt, những lời nói của người xưa vừa hợp thời, vừa có ý nghĩa. Thật là một lối văn thích hợp với một quyển lịch sử kí sự”. Nhận xét về ba tác phẩm Bà Chúa Chè, Loạn kiêu binh, Chúa Trịnh Khải của Nguyễn Triệu Luật, Vũ Ngọc Phan cho rằng nên nhập làm một quyển. Bởi vì, trong đó có sự trùng lặp câu văn về cả ý lẫn lời. Theo ông, Nguyễn Triệu Luật đã rút tài liệu từ Hoàng Lê nhất thống chí, nhiều đoạn trong Chúa Trịnh Khải gần như được dịch lại, “được cái ông dàn việc khéo và biết thận trọng trong dùng tài liệu. Nếu ông biết loại bớt những 6 cái rườm rà ra, như lời bàn, những điều so sánh vô lí, những sự giảng giải không đâu, thì những thiên kí sự của ông sẽ được nhẹ nhàng biết bao! Khi viết về những người thời xưa, ông đã không thể quên được những cái ông viết về thời nay. Bởi thế ông hay đem những việc cổ kim ra so sánh, thành ra ông hay bàn suông tán hão, lắm khi ra ngoài cả vấn đề”. Vũ Ngọc Phan đánh giá cao lối hành văn của Nguyễn Triệu Luật. Ông viết: “trong số các nhà văn viết lịch sử kí sự, có lẽ lối văn của Nguyễn Triệu Luật là lối văn gọn gàng và sáng suốt hơn cả” [41,396-397]. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, một thời gian sau đó, tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật không còn được quan tâm. Nguyễn Đăng Mạnh trong giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945, khi bàn về trào lưu văn học lãng mạn có đề cập tới thể tài tiểu thuyết lịch sử, trong đó có Nguyễn Triệu Luật. Ông viết: “Dòng tiểu thuyết lịch sử với những cây bút như Lan Khai, Phan Trần Chúc, Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Huy Tưởng Ở đây, cảm hứng lãng mạn có dịp thêu dệt nên những mối tình lâm li giữa những tráng sĩ và giai nhân thời phong kiến xa xưa Nhìn chung, chúng ít để lại được những thành tựu nghệ thuật thật sự có giá trị” [36, 66]. Việc xếp tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật vào trào lưu lãng mạn là điều cần phải được xem xét thêm. Mặt khác, xem tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật là nhằm thêu dệt những câu chuyện tình lâm li, lãng mạn liệu có phù hợp? Trong một số bài viết của Nguyễn Vy Khanh, Bùi Văn Lợi khi viết về các giai đoạn phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam, đã đánh giá Nguyễn Triệu Luật là cây bút có phong cách, có đóng góp cho tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI, tiểu thuyết lịch sử phát triển mạnh và có nhiều thành tựu đặc sắc. Nhiều hội thảo khoa học, nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử đã xuất hiện. Năm 1998, Nhà xuất bản Văn học đã xuất bản tám tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật trong cuốn Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật. Đây là cơ sở để đánh giá tài 7 năng, phong cách và những đóng góp của Nguyễn Triệu Luật cho văn học hiện đại Việt Nam. Trong lời giới thiệu cuốn sách, Đinh Xuân Lâm đã đánh giá cao giá trị của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật. Thứ nhất, khác với các tác giả cùng thời đã chọn đề tài xuyên qua nhiều thế kỉ, từ cổ trung đại đến cận đại, Nguyễn Triệu Luật chỉ tập trung nghiên cứu giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn (thế kỉ XVIII). Thứ hai, trong tiểu thuyết của Nguyễn Triệu Luật có nhiều chi tiết vụn vặt, nhưng đó chính là thế mạnh của ông. Các sự kiện lịch sử được tái tạo trong đúng bối cảnh của chúng, với cái không khí lịch sử đích thực của chúng, cả với ngôn ngữ của con người thời đó, tất cả làm cho người và việc như hiện lên, sống lại và đang hoạt động trước mắt chúng ta. Thứ ba, đọc tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật, bạn đọc sẽ rất thích thú khi bắt gặp những tiếng cổ trong giao tiếp, những cảnh cũ, những tên phường lạ, những loài hoa hiếm, thấy cả bóng dáng của thành Thăng Long xưa [30,6-8]. Ngày 23/ 8/ 2012, Hội nhà văn Hà Nội đã tổ chức “Hội thảo Nguyễn Triệu Luật - con người và tác phẩm”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm, tham dự của đông đảo nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Hội thảo được xem như “một buổi cấp lại giấy khai sinh cho một con người, một nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử gần như bị quên lãng, giúp nhiều người biết được Nguyễn Triệu Luật là ai và giá trị những tác phẩm văn chương của ông” [3]. Với hơn 10 bản tham luận các tác giả đã tiếp cận con người và tác phẩm Nguyễn Triệu Luật theo nhiều hướng khác nhau. Lần đầu tiên nhiều vấn đề bí ẩn, những khúc quanh trong cuộc đời Nguyễn Triệu Luật đã được nói tới, qua hồi ức của những người đã có thời gian gần gũi với Nguyễn Triệu Luật, như nhà nghiên cứu Hữu Ngọc, người học trò Nguyễn Chí Tình, con trai Nguyễn Triệu Căn Phần có ý nghĩa khoa học nhất là những tham luận về tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật. Theo Phạm Toàn, tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật đã giúp ông nhận ra một định nghĩa về tiểu thuyết lịch sử. Ông viết: “…viết tiểu thuyết lịch sử không cần theo phép Sử học. Tác giả chỉ phải tưởng tượng ra một “truyện có thể có” ở một thời đại, rồi đem chuyện ấy 8 lồng vào khung thời đại ấy. Mục đích là lấy một chuyện không đâu mà làm sống một thời đại”, và “Theo Phạm Toàn, lịch sử là một dòng chảy, sử gia chỉ là những người câm và nhà văn viết lịch sử là người góp phần gợi nỗi niềm cho người đời về những sự thật của lịch sử. Khác với các sử gia, người viết tiểu thuyết lịch sử tham gia vào tâm lý của nhân vật. Nguyễn Triệu Luật đã viết tiểu thuyết lịch sử với tinh thần như thế chứ không phải một sử gia chép sử.” [3]. Là người viết tiểu thuyết lịch sử, Nguyễn Xuân Khánh cho rằng: “Nguyễn Triệu Luật là người phổ biến quan niệm tiểu thuyết lịch sử phương Tây vào Việt Nam, khác với Nguyễn Huy Tưởng - một người gần thời và cũng viết tiểu thuyết lịch sử - không trực tiếp đưa ra quan niệm. Nguyễn Xuân Khánh cho rằng, ông đã học được nhiều điều trong cách viết tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật mà điều quan trọng nhất là hư cấu - hư cấu là một đặc quyền của tiểu thuyết và không ngoại lệ với tiểu thuyết lịch sử” [3]. Ông nêu lên ba quan điểm của Nguyễn Triệu Luật khi viết tiểu thuyết lịch sử. Đó là: “có thể hư cấu hoàn toàn, có thể dựa trên sự kiện có thật 100% nhưng phải bằng đánh giá khách quan và có thể trộn lẫn giữa cái hư, cái thực”[3]. Mai Thục trong bài viết Nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật đã có những phân tích, đánh giá cao giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật. Tác giả viết: “Nguyễn Triệu Luật đã nghiên cứu sâu sắc bản chất thời đại, qua các sự kiện lịch sử, qua cuộc đời con người sống trong thời đó, mà tưởng tượng và cấu trúc tác phẩm. Đây là tư duy khoa học chính xác, hiện đại của người phương Tây. Lịch sử là hình bóng con người thật. Họ đã sống và đã chết trong hoàn cảnh xã hội của họ. Cuộc đời họ còn in dấu trong nhiều sự kiện, liên quan đến nhiều người trong quá khứ, không dễ phai mờ. Người viết tiểu thuyết lịch sử là viết về chính những con người thật đó, không thể tưởng tượng, hư cấu một cách tuỳ tiện, theo cách nghĩ phóng túng của mình” [8] Điểm lại những thành tựu nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật hơn tám mươi năm qua, có thể thấy, cho đến nay con người, văn 9 chương Nguyễn Triệu Luật vẫn còn nhiều điều chưa được biết đến. Hầu hết các ý kiến đánh giá cao tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật. Song tất cả mới dừng lại ở những nhận xét mang tính khái quát. Cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Như tên đề tài đã xác định, mục đích nghiên cứu đề tài là tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật. 3.2. Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ: Thứ nhất, chỉ ra vị trí của thể tài tiểu thuyết lịch sử trong đời văn Nguyễn Triệu Luật. Thứ hai, khảo sát, phân tích một số phương diện nổi bật trong thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật. Thứ ba, qua so sánh, đối chiếu, bước đầu nhận diện phong cách tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thế giới nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật, trong đó tập trưng một số phương diện tiêu biểu. 4.2. Về tư liệu khảo sát, chúng tôi chọn khảo sát một số tiểu thuyết sau: - Hòm đựng người (1936) - Bà chúa Chè (1938) - Loạn kiêu binh (1939) - Ngược đường Trường Thi (1939) - Chúa Trịnh Khải (1940) - Rắn báo oán (1941) - Bốn con yêu và hai ông đồ (1943) 5. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu, như: Phương pháp lịch sử - xã hội; Phương pháp cấu trúc - 10 hệ thống; Phương pháp thống kê, phân loại; Phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Thể tài tiểu thuyết lịch sử trong đời văn Nguyễn Triệu Luật. Chương 2: Cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật. Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật. Chương 1 THỂ TÀI TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ TRONG ĐỜI VĂN NGUYỄN TRIỆU LUẬT 1.1. Về cuộc đời Nguyễn Triệu Luật 1.1.1. Gia đình và quê hương Nguyễn Triệu Luật sinh ra và lớn lên tại làng Du Lâm, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội) [27,1200]. Nhắc đến Bắc Ninh chúng ta không thể không nhớ đến vùng đất Kinh Bắc đầy truyền thống với một nền tảng văn hóa - lịch sử lâu dài, nơi được coi như cái nôi của nền văn hóa Việt cổ với biết bao hình thức sinh hoạt văn hóa, biết bao sự kiện lịch sử trải dài trong suốt hơn hai ngàn năm qua. Chính mảnh đất giàu truyền thống văn hóa này đã tạo điều kiện lớn giúp Nguyễn Triệu Luật sớm được tiếp xúc với lịch sử dân tộc từ thưở ấu thơ, qua những câu chuyện kể dân gian từ các bà, các mẹ, các chị trong làng, thậm chí là qua các trò chơi, lễ hội, các hình thức diễn xướng dân gian vốn được diễn ra thường xuyên tại đây (như chèo, múa rối, tuồng cổ ). Nguyễn Triệu Luật được sinh ra trong một gia đình có truyền thống học hành, khoa cử. Ông là cháu 5 đời của danh sĩ Nguyễn Án, tác giả tập Tang thương ngẫu lục (cùng soạn với Phạm Đình Hổ). Ông nội của Nguyễn Triệu [...]... thông tin, kiến thức, tư tưởng Thành tựu lớn nhất của ông nằm ở mảng tiểu thuyết lịch sử 1.3 Tiểu thuyết lịch sử - thể tài thành công của Nguyễn Triệu Luật 1.3.1 Diện mạo tiểu thuyết lịch sử thời kỳ 1930 - 1945 Trước khi khái quát về diện mạo tiểu thuyết lịch sử giai đoạn 1930 1945, cần phải tìm hiểu qua về sự hình thành tiểu thuyết lịch sử trong giai đoạn trước đó, tức là giai đoạn đầu thế kỉ XX Vào năm... nhà văn viết về lịch sử, Nguyễn Triệu Luật cho rằng người viết luôn cần đến sự sáng tạo nghệ thuật, chứ không chỉ đơn giản là chép lại lịch sử Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cho rằng, ông đã học được 29 nhiều điều trong cách viết tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật mà điều quan trọng nhất là hư cấu Hư cấu là một đặc quyền của tiểu thuyết và không ngoại lệ với tiểu thuyết lịch sử Trong khi nhắc tới... cho tiểu thuyết Hòm đựng người)" [9] Ông nhận thấy, hư cấu là một đặc trưng không thể tách rời của thể loại tiểu thuyết, dù là tiểu thuyết sinh hoạt, tiểu thuyết thần kì hay tiểu thuyết lịch sử cũng cần phải có hư cấu, nếu chỉ chạy theo lịch sử mà không có hư cấu thì không thể làm nên tiểu thuyết được Hư cấu là điều kiện cần, là cái để phân biệt tiểu thuyết lịch sử, một thể loại văn chương, với sử học... trọng tới tiểu thuyết lịch sử và các giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của nó, từ đó đưa ra những định hướng, quan niệm nghệ thuật cho loại thể này Lần đầu tiên trong lịch sử văn học, tiểu thuyết lịch sử được đem ra bàn luận một cách công khai và có quy mô, có tính đầu tư, nghiêm túc Lan Khai và Nguyễn Triệu Luật được coi là những người đầu tiên mở ra hướng đi mới cho tiểu thuyết lịch sử Bên cạnh... Nguyễn Triệu Luật với tiến trình văn học đã cho rằng: "Ông Nguyễn Triệu Luật đã “có công phục sinh những cái gì đã chết gần ba trăm năm nay" [8] Còn theo Lê Văn Ba: "Nguyễn Triệu Luật viết tiểu thuyết - lịch sử, cũng có thể nói ông làm tiểu thuyết - văn hóa - lịch sử Một cách 34 làm sáng tạo, độc đáo của riêng ông Bên trong Nguyễn Triệu Luật là một nhà khảo cổ học Cái “ngòi bút có linh hồn” của Nguyễn Triệu. .. nghĩa nhất định Đối với Nguyễn Triệu Luật cũng vậy, ông viết tiểu thuyết lịch sử nhưng vẫn lồng vào đó những trạng thái nhân sinh của thực tại mình sống, mượn lịch sử để giãi bày nhân sinh quan, thế giới quan của mình Đó là một trong những giá trị nghệ thuật lớn của tiểu thuyết lịch sử Đặc biệt hơn cả, khi viết tiểu thuyết lịch sử, Nguyễn Triệu Luật lại chọn những thời kì "đau thương" của dân tộc và thành... học, đưa lịch sử vào văn chương Là một nhà nghiên cứu, một nhà sư phạm lịch sử, các thể tài chính của Nguyễn Triệu Luật ban đầu vẫn là báo chí, chuyên luận, và sau này là tiểu thuyết lịch sử Những thành tựu nổi bật đầu tiên của Nguyễn Triệu Luật nằm ở mảng học thuật, nghiên cứu, phê bình, khi ông dám lật lại lịch sử, phê bình những bài viết không chính xác, tìm lại chính xác sự thật lịch sử, xây dựng... tác tiểu thuyết đáng trân trọng" [8] Lan Khai, một cây bút viết tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng cùng thời với Nguyễn Triệu Luật cũng đã không tiếc lời ca ngợi: "Đọc tiểu thuyết của Nguyễn Triệu Luật tức là xem những bức ảnh Người mất rồi, cảnh khác rồi, nhưng hình ảnh vẫn là những người và cảnh đã có thực Bên trong Nguyễn Triệu Luật là một nhà khảo cổ học " [8] Nguyễn Tuân, khi đánh giá về đóng góp Nguyễn. .. thành tiểu thuyết lịch sử, là cái quan trọng để phân biệt tiểu thuyết lịch sử với các thể loại tiểu thuyết khác Hai điều kiện này luôn đi với nhau không thể tách rời trong quá trình sáng tác tiểu thuyết lịch sử, như hai mặt của một tờ giấy, mà nếu thiếu đi một trong hai điều kiện này thì không thể gọi là tiểu thuyết lịch sử được Sự trộn lẫn giữa hư cấu và sự thật, giữa cái hư và cái thực chính là điểm. .. quan điểm của Nguyễn Triệu Luật về tiểu thuyết lịch sử: có thể hư cấu hoàn toàn, có thể dựa trên sự kiện có thật 100% nhưng phải bằng đánh giá khách quan và có thể trộn lẫn giữa cái hư, cái thực Rõ ràng, ngay từ đầu, Nguyễn Triệu Luật đã xác định được một quan niệm nghệ thuật đúng đắn, là phải tôn trọng khách quan, nhưng không thể sao chép lịch sử, mà phải có sự sáng tạo, hư cấu Và chính Nguyễn Triệu Luật . bài viết Nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật đã có những phân tích, đánh giá cao giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật. Tác giả viết: Nguyễn Triệu Luật đã. tiểu thuyết lịch sử trong đời văn Nguyễn Triệu Luật. Chương 2: Cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật. Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu. mảng tiểu thuyết lịch sử. 1.3. Tiểu thuyết lịch sử - thể tài thành công của Nguyễn Triệu Luật 1.3.1. Diện mạo tiểu thuyết lịch sử thời kỳ 1930 - 1945 Trước khi khái quát về diện mạo tiểu thuyết lịch