Hệ thống nhân vật

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật (Trang 51)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Hệ thống nhân vật

2.2.2.1. Nhân vật vua, chúa

Viết về lịch sử, tức là viết về các sự kiện lớn, được lưu truyền trong sử sách, có ảnh hưởng tới vận mệnh quốc gia, dân tộc, nên nhân vật thường là những con người có vai vế, vị trí lớn. Vì vậy, mô típ nhân vật đầu tiên mà thể loại tiểu thuyết lịch sử hướng đến là các nhân vật vua, chúa, từ đó đánh giá và thể hiện quan điểm của mình về lịch sử.

Vì chủ trương viết về một thời kì "đau thương" của lịch sử dân tộc để tác phẩm mang tính giáo dục, cảnh tỉnh, nên đa số các nhân vật vua, chúa đều được Nguyễn Triệu Luật miêu tả là kẻ hoang dâm, háo sắc, luôn luôn thèm khát sắc dục. Chẳng hạn như Trịnh Sâm mới mười bảy tuổi đã trải qua chuyện vợ chồng, không đêm nào mà không có phụ nữ, tuy chưa có vợ mà "trong nội phủ đã có đến ba người đàn bà đã từng được luôn luôn chăn gối và cũng đã từng bị bỏ gối lạnh chăn đơn. Ngoài ba người đàn bà nối nhau mà được thắm bị phai ấy, còn một đoàn thị nữ để dâng hoa rót nước, cầm đèn và... một đôi khi tạm cùng ngài chung bóng chung hơi" [31, 62], sẵn sàng bỏ bê vợ mình trong cô quạnh để ân ái với người phụ nữ khác.

Hay như vua Lê Thái Tông trong truyện Rắn báo oán cũng được mô tả là một kẻ hoang dâm, hám sắc, sẵn sàng bỏ qua đạo lí, luân thường mà chiếm đoạt bề tôi. Mặc dù Nguyễn Thị Lộ (vợ Nguyễn Trãi) đã hết sức phản kháng, thậm chí còn lấy cái chết ra để đe dọa: "Vua lùi lại, Thị Lộ cầm gươm lăm lăm:Bệ hạ không nghĩ đến đạo quân thần, thần thiếp xin liều chết để toàn đạo làm vua cho bệ hạ, và đạo làm tôi, làm vợ của thần thiếp”. [31,74]. Nhưng vua vẫn một mực đòi ân ái với bà, để rồi chết vì ân ái quá độ. Cái chết mang tính châm biếm, hài hước này mang tính giễu nhại vào những vua chúa thối nát của chế độ phong kiến, báo trước một thời đại suy thoái của lịch sử sắp diễn ra.

Việc miêu tả tầng lớp vua chúa hám sắc, hoang dâm là một cách để Nguyễn Triệu Luật phơi bày sự cổ hủ, lỗi thời của chế độ phong kiến, dung túng quyền lực cho những kẻ tha hóa làm trò đồi bại. Trước cách mạng tháng Tám, khi giai cấp phong kiến cấu kết với bè lũ thực dân đàn áp nhân dân, bán rẻ đất nước, thì tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật như một tiếng nói đả kích ngầm bọn chúng. Việc xây dựng các nhân vật vua chúa thể hiện quan niệm nghệ thuật rất rõ của tác giả, gắn với tư tưởng của thời đại là bài xích phong kiến. Có thể thấy được tính tư tưởng rõ ràng của tác giả qua đoạn đối thoại sau:

"Một lần khác, thầy tôi nhận xét:

- Hình như trong sách của anh, những điều xấu xa, như sự thoán nghịch, sự phản trắc, sự tranh giành xâu xé nhau, cũng như những nhân vật không hay ho gì như bọn gian thần, nịnh thần, vua hèn chúa nhát, một Đặng Thị Huệ hay đám Kiêu binh lại dược mô tả khá sắc sảo, khá đậm nét, làm người ta nhớ lâu hơn những người tốt, những người có lương tâm hay đức độ... Tại sao vậy?

Ông Luật trả lời:

- Nếu anh đọc thấy như vậy thì tôi không cãi lại, dù tôi không hẳn chỉ nghĩ đến cái xấu. Nhưng có một điều: dầu yêu dân tộc mình đến bao nhiêu thì

tôi cũng không tán thành những ai chỉ muốn nhìn thấy những cái hay, cái đẹp của dân tộc mình. Đừng ru ngủ nhau bằng những bài "ba lát" ngọt ngào, mà đừng quên rằng chúng ta đang là những kẻ mất nước. Tốt đẹp cả thì đã không như thế này. Tôi có nói ra những sự thật ấy là để chúng ta tỉnh táo nhận ra trách nhiệm của mình, nhất là với những người được gọi là có học, là kẻ sĩ như chúng ta..." [9]

2.2.2.2. Nhân vật vương phi

Vương phi là vợ của thái tử, thường là các cung nữ, tỳ nữ may mắn được vua chúa sùng ái mà lấy làm vợ. Trong dòng tiểu thuyết lịch sử, các vương phi thường được nhắc đến như một mô típ nhân vật quen thuộc, vì họ là người thân cận với vua, chúa, quan lại, dù không trực tiếp tham gia triều chính, nhưng lại có vai trò quan trọng trong cung, nên có khả năng tác động và làm thay đổi dòng chảy lịch sử. Trong nhiều câu chuyện lịch sử, các vương phi thường có ảnh hưởng lớn tới chính sự, thậm chí là cả vận mệnh của quốc gia, dân tộc. Tất nhiên, ảnh hưởng này thường không diễn ra công khai mà ngầm sau những thế lực nhất định, thông qua các cuộc tình ái, sự tranh giành, mưu mô và thủ đoạn. Trên thực tế, có rất nhiều vương phi bằng nhan sắc của mình làm xáo trộn cả một quốc gia, gây khuynh đảo sử sách, như Điêu Thuyền, Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Dương Quý Phi... Chính những câu chuyện cá nhân như vậy sẽ tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn độc giả. Bởi vậy, đa số các tiểu thuyết lịch sử đều có sự xuất hiện của một vài cung phi, bên cạnh vua, chúa, anh hùng là chủ yếu. Nói cách khác, mô típ nhân vật vương phi là mô típ không thể thiếu trong tiểu thuyết lịch sử, đóng vai trò quan trọng để xây dựng cốt truyện, đồng thời cũng thể hiện nhiều quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn.

Nhân vật vương phi tiêu biểu nhất trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật là Đặng Thị Huệ, vợ chúa Trịnh Sâm (trong Bà Chúa Chè), đồng thời cũng là một trong những nhân vật được nhà văn xây dựng thành công nhất, giàu tính văn học nhất, không hề khô cứng như sử sách miêu tả. Trong

sử sách, Đặng Thị Huệ là vợ của chúa Trịnh Sâm, quê ở làng Trà Hương, huyện Phù Đổng, trấn Kinh Bắc, nay thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Bà là con nhà thường dân nghèo khổ, có một người em trai là Đặng Mậu Lân, hai chị em dựa vào nhau mà sống. Trước khi vào phủ chúa, bà làm nghề hái chè mưu sinh kiếm sống, nổi tiếng có sắc đẹp nhất vùng. Sau đó, bà nhập vào làm gia nhân của phủ chúa, từ đây cuộc đời bà cũng thay đổi hẳn. Khi vào phủ chúa, Đặng Thị Huệ vốn chỉ là nữ tỳ. Một hôm, Tiệp dư Trần Thị Vịnh sai bà bưng một khay hoa đến trước nơi chúa Trịnh Sâm ngồi. Trịnh Sâm nhìn thấy bà rất bằng lòng, bèn ân ái với bà. Từ đó bà ngày càng được Trịnh Sâm yêu quí, phong làm chính cung của mình, gọi là Tuyên Phi. Vốn là cô thôn nữ hái chè, nay một bước lên làm bà chúa, tục dân gian quen gọi là Bà Chúa Chè. Năm Đinh Dậu (1777), Đặng Thị Huệ lại sinh hạ một người con trai, tên là Trịnh Cán (1777 - 1782), nên càng được Trịnh Sâm sủng ái, lập làm Tuyên Phi. Được chúa yêu, Đặng Thị Huệ bèn hỏi con gái chúa là Công nữ Ngọc Lan cho em trai mình là Đặng Mậu Lân, người có tính hung bạo, dâm dật, càn quấy. Chúa Trịnh cũng nghe theo, khiến Sử trung hầu bị Mậu Lân chém chết trong việc bảo vệ Ngọc Lan. Biết chúa rất sủng ái mình, Đặng Thị Huệ ngày đêm mưu tính việc giành lấy ngôi vị Thế tử cho con trai. Kể từ đó, một mặt bà bí mật sai thuộc hạ thân tín, sớm tối thêu dệt đủ mọi chuyện xấu vu cho Trịnh Khải; mặt khác, bà liên kết với Huy Quận công Hoàng Đình Bảo để cùng mưu sự. Phía Trịnh Tông cũng có lực lượng hậu thuẫn. Hậu quả của cuộc tranh giành quyền lực này đã gây ra hai vụ biến động lớn là Vụ án năm Canh Tý và cuộc nổi dậy của lính Tam phủ. Cuối cùng, phe Đặng Thị Huệ thắng thế. Theo sách Hoàng Lê nhất thống chí, thì có ba đại thần theo phe Trịnh Khải đều phải mất mạng: Khê trung hầu, Tuân sinh hầu (Nguyễn Khắc Tuân) đều uống thuốc độc tự tử, Nguyễn Quốc Tuấn (thuộc hạ của Khắc Tuân) bị án chém; còn Trịnh Khải bị quản thúc ngặt trong một ngôi nhà ba gian. Nhưng, khi loạn kiêu binh nổ ra sau đó, lính kiêu binh ủng hộ Trịnh Tông cùng nhau mưu đảo chính lật đổ Trịnh Cán để lập Trịnh

Tông. Theo Lê quý dật sử, họ ngầm liên hệ với mẹ Trịnh Sâm xin ý chỉ, bên ngoài dựa vào sự chi viện của Phan quận công (Nguyễn Phan), và nhờ tiến triều Nguyễn Nhưng làm bài hịch khích lệ quân lính. Khi quân Tam phủ nổi dậy, quận Huy ra chống cự nhưng không nổi, bị kiêu binh giết chết. Lính Tam phủ rước Trịnh Tông lên nối nghiệp chúa. Các đình thần im lặng không dám chống cự. Hôm việc biến xảy ra, Đặng Thị Huệ khiếp sợ quá, phải thay đổi quần áo, nấp ở hậu cung. Riêng chúa Trịnh Cán, được Quận Diễm bế đi lánh nạn. Đến đêm, bà nội Trịnh Cán (bà Sét - mẹ Trịnh Sâm) sai người tìm rước cháu về. Hôm sau, Trịnh Cán bị giáng xuống làm Cung quốc công, rồi hơn tháng sau thì bị bệnh qua đời.

Như vậy, theo sử sách và Hoàng Lê nhất thống chí ghi chép, thì Đặng Thị Huệ là một kẻ mưu mô, thủ đoạn và tàn nhẫn. Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Triệu Luật gạt bỏ những tư tưởng xưa cũ, đã ăn sâu nhiều đời, để xây dựng nên một nhân vật vương phi hoàn toàn khác, đậm tính nhân văn hơn rất nhiều. Hình ảnh Đặng Thị Huệ được Nguyễn Triệu Luật xây dựng là một cô gái nghèo khó, cơ cực, mẹ mất sớm, nhưng lại chịu thương chịu khó, ngày ngày hái chè nuôi cha và em, dù mệt cũng gắng đi hái chè: "Vì sáng nay thày tôi mệt mà thằng em Lân tôi thì nó chạy đi chơi đâu từ hôm qua chưa về. Sáng nay tôi không đi hái chè được sớm. Đến lúc thày tôi đỡ mệt, tôi mới đi hái được chè. Hái xong thì trời gần đứng bóng" [31, 16]. Với thiên tính nữ, nàng rất thương cha, thương em, thấy cha bị ốm, không nỡ đi làm: "Ông Đồ thấy gánh hàng của con còn nguyên vội nói: Chết chửa! sáng ngày thày đã bảo con là cứ đi hái chè sớm rồi cứ đi chợ sớm. Con không nghe. Không bán được thì lấy gì mà ăn. Gánh chè này mai bán thì lại lỗ vốn đó thôi. Nàng nói: Con không thể nào bỏ thày ốm mà đi được!"[31, 24]. Tuy là phận nữ nhi, nhưng Đặng Thị Huệ lại rất ham học hỏi, với ý chí cầu tiến. Chỉ vì băn khoăn không hiểu nghĩa của mấy chữ "Nhật mộ đồ viễn"... mà nàng thẩn thơ suốt cả buổi làm, quyết về hỏi cha bằng được, chỉ để không bị quên. Trong thời phong kiến, con gái không cần học nhiều chữ, nên ông đồ thấy lạ mà hỏi lại:

"Con hỏi làm gì những chữ ấy?". Nàng trả lời một cách thẳng thắn: "Con hỏi cho đỡ nhớ thôi!" [31, 42]. Chỉ một câu nói ngắn gọn đó đã đủ thấy được quyết tâm học hành, vươn lên của Đặng Thị Huệ, khác hẳn với hình ảnh các nhân vật nữ trong các tiểu thuyết lịch sử khác. Đọc những dòng về Đặng Thị Huệ, mà lại cứ ngỡ như tác giả đang thuật về một nhân vật anh hùng, nam nhi. Một nền nghệ thuật mới bao giờ cũng ra đời với những kiểu nhân vật mới, để thể hiện những quan niệm nghệ thuật mới về con người trong văn học. Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 là giai đoạn hiện đại hóa, hình thành nên những tư tưởng mới về con người, với mục đích xây dựng kiểu con người mới, chống lại lễ giáo phong kiến, gia đình phong kiến, chống lại những mô típ xưa cũ, gò bó, kìm kẹp con người trong văn học trung đại. Các nhân vật trong văn chương lãng mạn khi ấy thường sống nhiều hơn cho cá nhân, biết vươn lên, chống lại phong kiến một cách tự ý thức. Có thể thấy kiểu nhân vật này trong các truyện lãng mạn của Tự Lực văn đoàn. Chẳng hạn như nhân vật Mai trong Nửa chừng xuân, sẵn sàng nuôi con một mình, chứ quyết không chịu quay lại làm dâu nhà bà Án, dù rất yêu Lộc con trai bà, thậm chí còn nói một câu rất lạnh lùng và đanh thép: "Bẩm bà lớn, nhà con không có mả đi làm lẽ". Thái độ quyết liệt này thể hiện sự phản kháng, quyết tâm dứt bỏ gia đình, lễ giáo phong kiến của nhân vật Mai, thà ở vậy chứ không chịu làm lẽ, không chịu đi theo cảnh năm thê bảy thiếp của phong kiến. Tiếp thu những tư tưởng nhân văn mới của thời đại, Nguyễn Triệu Luật dù viết tiểu thuyết lịch sử, viết về hàng trăm năm trước, đã xây dựng nên những nhân vật kiểu mới. Đặng Thị Huệ được xây dựng như một nhân vật nữ không cam chịu số phận, mà quyết vươn lên bằng được. Kiểu nhân vật nữ này khá mới trong văn học khi ấy, vốn thường đề cao sự cam chịu, nhẫn nhịn của người phụ nữ. Đã nhiều lần, Đặng Thị Huệ tự băn khoăn, chất vấn chính mình: "Mình có kém gì thiên hạ mà chịu khổ mãi, chịu khổ dấm dúi mãi ở sườn đồi này? Nhan sắc mình có, học thức mình có, đức hạnh mình có, mà mình chịu bỏ thân trong hang tối, trong khi những kẻ xấu như ma, ngu như

lợn, hư thân mất nết, được cưỡi đầu cưỡi cổ mình, đạo trời còn có gì là công bằng nữa?" [31, 40]. Những đoạn độc thoại nội tâm này cho thấy nhân vật đã ý thức được những bất công của thời đại, và khát khao vươn lên. Thậm chí, Đặng Thị Huệ còn "sẵn lòng làm một điều nào ngược đời, quỉ quyệt để ra khỏi xó tối ấy lắm, nhưng làm thế nào mà làm được một cái hành động phi thường? Làm điều ác hay điều thiện cũng cần phải có thế, có cơ, có thì. Hiện nay, thân thế, thì cơ có gì lợi cho nàng đâu" [31,41]. Qua đây, tác giả đã lí giải phần nào lí do khiến Đặng Thị Huệ mưu tính việc tranh giành quyền lực trong phủ chúa, đó là điều quỷ quyệt mà nàng sẵn sàng làm để đảo ngược số phận, chứ nhất quyết không cam chịu số phận an bài. Bằng hành động và suy nghĩ này, nhân vật nữ của Nguyễn Triệu Luật đã thoát khỏi tư tưởng định mệnh, an bài vốn tồn tại lâu dài trong văn chương trung đại.

Dưới ngòi bút Nguyễn Triệu Luật, Đặng Thị Huệ là một người con gái rất có bản lĩnh, trên dưới đều không sợ. Trong khi mọi người sợ hãi trước uy thế của bà Tiệp dư, thì nàng vẫn thản nhiên hát, khi được gọi đến, "ai nấy đều sợ hãi mà người con gái vẫn điềm nhiên tiến đến chiếc ghế đăng sơn" [31,54], lại đối đáp rất chững chạc, tự tin. Ngay cả việc gạt bỏ danh dự của cha để vào phủ chúa làm thị nữ, nàng cũng đã có toan tính sâu xa: "Thì cơ, muốn có thì phải đổi chỗ ở, bước sang một dịp cầu khác. May ra... Ta cũng chẳng cầu gì làm một đứa thị nữ, ta chỉ cầu lọt vào hoàng cung vương phủ để chờ xem có dịp gì không. Không vào rừng, sao bắt được cọp, mà đã vào rừng thì vào đường hoàng hay vào chui rúc cũng thế mà thôi". [31,56]

Không chỉ bản lĩnh, Đặng Thị Huệ còn là người phụ nữ thông minh, biết nhận thức rõ giá trị và những lợi thế về nhan sắc của mình và tận dụng nó. Đây là phẩm chất độc lập, tự chủ cần phải có ở những con người thời đại mới, mà Nguyễn Triệu Luật đã tiếp thu. Chẳng hạn, trong khi tất thảy mọi người đều run sợ trước quyền lực của Trịnh Sâm, thì chỉ riêng Thị Huệ dám trái lời, thậm chí còn dám đập vỡ viên ngọc quý nhất của chúa, ngay trước mặt chúa. Hành động này không chỉ thể hiện bản lĩnh, mà còn bộc lộc sự

khôn ngoan của nàng, khi đoán trước mọi tình huống, biết chắc rằng chúa vì quá đam mê nhan sắc mà không dám làm gì mình.

Đặng Thị Huệ cũng chính là nhân vật được tác giả dùng để gửi gắm tâm sự của mình, đây là một đặc điểm mới của nhân vật trong văn học hiện

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật (Trang 51)