Đan xen nhiều hình thức ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật (Trang 84)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Đan xen nhiều hình thức ngôn ngữ

3.1.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện

Người kể chuyện cũng là một nhân vật trong truyện, không đồng nhất với tác giả, nên cũng có ngôn ngữ riêng [27, 2650]. Trong truyện Hòm đựng người, ngôn ngữ người kể chuyện được cá tính hóa nhiều hơn với việc sử dụng nhiều thành ngữ, giao tiếp với người đọc. Chẳng hạn:

"Mặc câu chuyện gái lo thành đổ, ta thử xem người thiếu niên công tử kia đã đến biệt thự kia chưa." [31, 188]

"Hôm nọ đông cả các bạn đoạn trường, trong khi nói chuyện em còn bỏ sót một đoạn trong chuyện em. Đoạn ấy là gốc nỗi đau lòng ngày nay." [31, 214]

Khi phê phán nhân vật, ngôn ngữ người kể chuyện trở nên khá gay gắt với nhiều từ thông tục.

"Cái gia đình bảy người Bắc này... vô Nam lúc năm cùng tháng hết, ở giữa xóm hẻo lánh lạnh lùng, khiến cái dân luôn ba năm, óc nhồi toàn điềm trời vạ đất, phải để ý như trẻ bé một nhà kiện tụng gặp khách lạ đến nhà." [31, 216]

Người kể chuyện có khi là chính nhân vật trong truyện, nên ngôn ngữ mang tính cá thể hơn, được thay đổi ở các ngôi kể, từ ngôi thử ba thành ngôi thứ nhất, từ đại từ "tôi" thành các đại từ khác như "anh", "em"... Chẳng hạn, khi Ấu Mai kể về chuyện xưa của mình với một thị nữ, cô xưng "em", làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, tự nhiên hơn. Có khi, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ tác giả đan xen lẫn nhau giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.

"Em đọc:

Hỡi trời lạnh lẽo bóng trăng soi. Uống rượu đông người ai cũng cười. Gái bé rượu cay không uống được, Sau nhà ra hái cánh hoa chơi".

Tố Hà nói:

Hiểu trẹo nghĩa đi như chị, nghe lại có thi vị hơn." [31, 225]

Tiểu thuyết lịch sử và sử học đều đi chung một con đường là giúp công chúng nhận ra những bài học, ý nghĩa từ những sự kiện, câu chuyện lịch sử. Tuy nhiên, ở sử học, người ta rút ra các bài học, ý nghĩa bằng tư duy lí trí, tư duy khoa học, nên rất chính xác nhưng cũng rất khô khan còn tiểu thuyết lịch sử lại tiếp cận lịch sử từ tư duy hình tượng, tức là lồng ghép bài học, ý nghĩa thông qua các hình tượng văn học, các ẩn dụ nghệ thuật, từ đó mà tác động vào tư tưởng, tình cảm tới người đọc. Đó chính là lí do vì sao trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật, ở ngôn ngữ người kể thường có những đoạn lan man, không đi vào chủ đề chính, được tác giả gọi bằng “những lông bông”. Hình thức ngôn ngữ lan man ấy là sự bộc lộ trực tiếp và nhanh chóng cái ý của tác giả, để người đọc phải hiểu ngay tức khắc. Thực ra, đây chính là cách kết cấu tác phẩm lồng ghép phần trữ tình ngoại đề, mà Nguyễn Triệu Luật đã học được ở các nhà văn lãng mạn chủ nghĩa Pháp thế kỉ XIX, điển hình là Victor Hugo. Nguyễn Triệu Luật không chỉ lan man ở giữa chừng câu chuyện đang kể, mà còn đưa ngay vào lời nói đầu, vào lời giới thiệu, để người đọc ít có cơ hội hiểu lầm nhất đối với thông điệp lịch sử, tư tưởng của mình. Lời nói đầu trong tác phẩm mang nội dung súc tích, cô đọng, nó đánh giá từng vai trò cá nhân trong toàn bộ sự kiện.

Ngôn ngữ của người kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật đã mang phong cách hiện đại, đa thanh, đa giọng điệu, dùng nhiều đối thoại, và ngôn ngữ kịch nói, hợp với nhịp nghĩ suy và nhịp vận động của con người hiện đại. Trong một tác phẩm, người kể chuyện có thể sử dụng đan xen nhiều loại ngôn ngữ khác nhau, từ cổ kính đến hiện đại; từ hiện thực đến kỳ ảo; từ hình ảnh đến trần trụi gần khẩu ngữ... Lời kể, lời bình đan xen. Đôi khi, người kể chuyện xuất hiện một cách trực tiếp trong tác phẩm ở ngôi thứ nhất, xưng hô và giao tiếp trực tiếp với người đọc, thậm chí là tự đưa mình vào câu chuyện. Đây là cách sử dụng ngôn ngữ giao tiếp khá mới trong văn học khi

ấy, mà trước đó ít thấy. Nếu như trong văn học trung đại, các tác phẩm thường được diễn đạt ở ngôi thứ ba, chỉ trong hồi kí mới sử dụng ngôi thứ nhất, thì Nguyễn Triệu Luật đã đi một bước mới khi sử dụng ngôi thứ nhất trong tiểu thuyết lịch sử của mình và đưa người kể chuyện vào trong cốt truyện. Bằng việc làm này, Nguyễn Triệu Luật đã mở rộng trường giao tiếp văn chương giữa tác giả và người đọc và đóng góp một hướng kể mới trong văn học hiện đại, giúp tiểu thuyết lịch sử trở nên gần gũi, đại chúng hơn, không quá khô cứng, nghi thức như trước kia. Chẳng hạn, trong truyện Chúa Trịnh Khải, tác giả vào vai một nhân vật trong truyện, tự xưng là "trứ giả" để kể lại câu chuyện mình từng chứng kiến, trải qua, khiến người đọc có cảm giác thật và sống động hơn. Chẳng hạn:

" Vào khoảng trăm rưởi năm trước đây, cái hồ ấy là hồ riêng trong phủ đệ Hân Quận công Nguyễn Phương Đĩnh, quan A bảo của con đầu lòng chúa Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm, tên là Trịnh Khải; khoảng đất hẹn hò của phường gà đấu ấy chính là đấu trường của hết thảy những gà chọi khắp nơi kinh kỳ." [31, 280]

Có khi người kể chuyện xưng hô dưới vai trò khách quan là "kẻ chép chuyện".

"Kẻ chép chuyện đây dùng hai chữ "rầm rĩ" là dùng chữ vuốt đuôi sau khi đã biết thừa tỏ rõ, chứ dân gian hồi ấy, vùng ấy đố ai có thấy động tĩnh gì khác thường." [31, 232]

Xuất hiện ở ngôi thứ ba, nhưng người kể chuyện vẫn thường sử dụng tình thái từ hoặc thán từ trong lời kể để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của mình hoặc bộc lộc cảm xúc thay cho nhân vật. Việc sử dụng tình thái từ và thán từ trực tiếp trong lời kể ở ngôi thứ ba như một sự đồng hóa giữa người kể và nhân vật, giúp miêu tả nội tâm của nhân vật được sâu sắc, tinh tế hơn. Cách thức này trong văn chương trung đại không hề có mà mới chỉ xuất hiện trong văn học hiện đại sau 1930, mà có lẽ Nguyễn Triệu Luật là một trong những tác giả tiên phong:

"Đêm hôm ấy, hai cha con cùng trằn trọc, mỗi người băn khoăn về một ý nghĩ riêng.

Dưới ngọn đèn dầu lạc, ông giở tập thơ văn cổ ra xem. Cầm sách xem thơ, chẳng qua là theo thói quen mà thôi, chứ thật ra ông còn bận lòng vì lời nói của con ông ban chiều. Ông vốn biết con ông là người quyết đoán và xử sự rất rành mạch, có khi nhẫn tâm nữa. Con ông đã nói như thế thì tất việc biết rõ lắm rồi, mà cũng có thật như thế chứ chẳng sai. Nếu hắn tố cáo thì bao nhiêu người chết. Ông áng chừng cũng biết qua loa ai là đảng với Khải, nên ngồi nghĩ nhẩm lại ông thấy toàn bạn thân của ông cả. Chết nỗi! Như thế thì ra con ông nhẫn tâm giết toàn người phụ chấp của hắn cả. Giời ơi! Nếu quả việc xẩy ra thì ta không còn mặt mũi nào sống ở dương gian nữa. Để cho con giết bạn mà không cứu được, còn nhục nào hơn nữa. Ông hồi tưởng lại ba mươi tư năm trước, năm ông mới hai mươi nhăm mà Thì Nhậm, con đầu lòng ông, mới lên năm" [31, 290].

Đôi khi, người kể chuyện lại can dự vào câu chuyện để lí giải trực tiếp một số chi tiết, địa danh, sự kiện hoặc bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về những chi tiết ngoài lề nào đó để giãn mạch cốt truyện và giao tiếp trực tiếp với người đọc, rồi mới tiếp tục tác phẩm từ những lí giải đó:

"Nhà văn - nhất là những nhà văn cổ, còn chịu ảnh hưởng Hán tự nhiều, - mỗi khi nói đến thành phố Hà Nội là dùng đến mấy chữ Nùng Nhị, Nùng Khán, tức là dùng danh sơn danh thủy để chỉ đất. Vì thế Nùng Sơn và Khán Sơn mới nổi tiếng. Thật ra, Nùng Sơn và Khán Sơn không đáng gọi là sơn là núi chi cả, trừ ra khi nào theo sự hiểu riêng của các nhà địa lý mà đống đất cao không đầy một mét cũng gọi là sơn (cao nhất thốn giả vi sơn: cao một tấc cũng là núi). Bà con Hà Thành ai còn lạ gì cái mô đất cao chưa đầy hai từng nhà tây cao, rộng độ bằng mẫu đất, nằm gọn thon lỏn đằng sau cái chuồng dài nuôi chim khỉ rắn rết trong trại Bách thảo nữa. Đó Khán Sơn đó. Còn Nùng Sơn? Hiện bây giờ mất rồi, nhưng hai mươi năm trước đây - vào khoảng năm 1918, 1919 gì đó - hãy còn. Ngày ấy nó chỉ còn là cái mô

đất rộng chừng hai gian nhà, cao chừng vài ba thước tây, ở bên cạnh con đường République (trước cửa học hiệu Albert Saraut, thẳng cửa phủ Toàn quyền ra). Chắc trước kia nó cũng cao rộng như Khán Sơn. Sau vì cần việc lấp những vũng để làm đường, người Pháp mới gọt dần nó đi. Đến khi trường Albert Saraut khởi công thì "Núi Nùng" quí báu của nhà văn mới bị bạt hẳn cho khỏi bẩn mắt." [31, 346]

Ngôn ngữ người kể chuyện đôi khi còn sử dụng những kết cấu ngôn ngữ cân xứng, có vần, nhịp trong khi dẫn dắt cốt truyện để hấp dẫn người đọc.

"Nửa ngày sau, tức là sáng hai mươi ba lại có phi kỵ báo về: Thái Đình hầu đóng thủy quân ở khúc sông Câm Động thấy quân Liễu Trung hầu thua ở cửa Luộc, quân tự tan rồi.

Đó là tình thế ở ngoài cõi. Còn tình thế ở trong." [31, 355]

3.1.2.2. Ngôn ngữ nhân vật

Ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật hết sức phong phú, đa dạng. Thường thì với các nhân vật thuộc tầng lớp cao quý, ngôn ngữ sẽ sang trọng, đài các, nhiều lễ nghi, nhưng cũng có lúc, các nhân vật dùng ngôn ngữ rất bình dân. Chẳng hạn, khi Đặng Thị Huệ giục bà Tiệp dư viết thiếp dâng hoa, bà đã thốt lên: "- Tuy vậy, tự nhiên đường đột, ta cũng sợ lắm. Chúa Thượng là người nghiêm khắc, rủi ra phạm đến mà ngài lôi đình thì chết cả lũ chứ chẳng phải chuyện vừa". [31, 89]

Cách dùng ngôn ngữ này cho thấy khả năng cá tính hóa nhân vật của nhà văn, làm nhân vật không bị khô cứng trong hình mẫu được giao phó, mà có sự sinh động, chân thực, đời thường hơn. Ngôn ngữ của nhân vật được sử dụng theo đúng sắc thái ngữ cảnh, trạng thái tâm lí và tầng lớp xuất thân, để tăng sự đa dạng cho tính cách nhân vật. Chẳng hạn, quân lính trong loạn kiêu binh vốn xuất thân từ tầng lớp thấp, không được ăn học, lại đang cơn giận giữ, họ sẵn sàng chửi Tuyên phi là "con đĩ": "- Giết con đĩ Phù Đổng! Băm

nát thằng quận Huy! Mở cửa nhanh! Mở cửa nhanh! Không việc gì đến lão già." [31, 143].

Ngôn ngữ nhân vật nhiều lúc được sử dụng hết sức bình dân, tự nhiên, có nét gần gũi, nhất là ở tầng lớp dưới: “- Tôi không mặc anh thì sao?- Anh không mặc thì thiệt đời anh, chứ anh dọa gì chúng tớ." [31, 148]. Ngôn ngữ nhân vật được sử dụng một cách tự nhiên, dù là nhân vật ở tầng lớp cao, không theo những quy tắc ngôn ngữ thường thấy ở văn chương trung đại. Chẳng hạn, khi hoàng tử Duy Lễ nói về thái hậu, đã dùng những lớp từ rất thông tục, không theo chuẩn mực. Điều này khiến nhân vật được cá tính hóa, trở nên gần gũi hơn với người đọc, tính cách được bộc lộ sinh động, không quá khô cứng: "- Con mẹ Trịnh Thị Hành (tên thái hậu) nó ác nghiệt quá, Hoàng Khảo tôi không biết quí gì mà lấy nó." [31, 193]. Hay như Trịnh Khải dù là thái tử trong cung cũng có lúc bức xúc mà sử dụng ngôn ngữ thông tục của tầng lớp dưới: "- Tức quá! Thế nào ta cũng giết thằng quận Huy cùng con đĩ làng Phù Đổng mới hả giận." [31, 284]

Trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật, ngôn ngữ nhân vật đóng vai trò quan trọng bậc nhất, thay tác giả kể chuyện. Dù nhân vật là những con người thuộc về lịch sử, nhưng lại không hề đóng khung trong không khí lịch sử mà vẫn mang vóc dáng của con người hiện đại, nên ngôn ngữ nhân vật cũng luôn bộc lộ những tâm tình mang tính lãng mạn hiện đại, khát khao và đòi hỏi tự do trong tình yêu, tình cảm. Ngoài nhân vật cá nhân, ngôn ngữ nhân vật đám đông cũng góp phần làm cho tác phẩm trở nên chân thực, gần gũi với người đọc. Việc sử dụng ngôn ngữ của nhân vật quần chúng trong tiểu thuyết cũng là phương thức mà Nguyễn Triệu Luật đã học được từ các nhà văn lãng mạn Pháp thế kỉ XIX. Qua ngôn ngữ của nhân vật quần chúng, tác giả đã làm sống dậy thời vua Lê, Chúa Trịnh. Chúa chiếm quyền lực vua Lê, khuynh đảo thiên hạ. Sự tàn bạo, lộn sòng, hỗn loạn, chết chóc của kinh thành Thăng Long đã được Nguyễn Triệu Luật mô tả tài tình qua tiếng kháo nhau của các nhân vật đám đông:

- "Kể hát thì lúc ấy vui mồm tao cũng hát. Kể bắt thì trăm người mới đủ". [31, 138]

- "Làm chính phủ đại thần, chịu di mệnh thiên vương mà ngủ cả với chính phi, lại còn cắt lưỡi người ta. Sao mà thằng Hoàng Đình Bảo nhà chúng mày chó thế?" [31, 236]

Không chỉ vậy, tác giả còn thêm vào tiếng kháo nhau một câu, mà thấy hiện ra một đám đông bạc nhược và vô cảm: "Mọi người ngơ ngác sợ hãi và lấy làm khoái chí." [31, 234]

Ngôn ngữ nhân vật cũng được dùng để bộc lộ quan điểm của tác giả, nói cách khác, tác giả mượn ngôn ngữ nhân vật để gửi gắm ngôn ngữ sâu kín trong lòng mình. Chẳng hạn, trong đoạn được gặp lại cha sau nhiều năm xa cách ở nhà giam Hộ tăng đường, nàng vẫn nói về hành động của mình với giọng cương quyết: “con vẫn cho làm phải”. Câu nói này phản ánh rõ ước vọng "đảo hành, nghịch thi" của nhân vật, cũng chính là ước vọng của tác giả với mong muốn đánh đuổi quân thù, giành độc lập cho dân tộc nhưng bất thành. Qua ngôn ngữ nhân vậtđám đông, tác giả có thể bộc lộc thái độ của nhân dân trước những biến cố lịch sử, chứng tỏ nhân dân không hề thờ ơ với đất nước, dân tộc, chỉ có điều họ không được quyền nói ra suy nghĩ của mình. Bằng cách thức này, Nguyễn Triệu Luật đã dần dần đưa hình tượng nhân vật quần chúng vào văn học, khác với văn chương trung đại thường chỉ xoay quanh nhân vật chính là người thuộc tầng lớp trên, hoặc những anh hùng, mỹ nhân

Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ tác giả trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật là thường có sự giao tiếp trực tiếp với người đọc, để nối gần khoảng cách giữa tác giả và người đọc. Qua đó, tác giả cũng có thể chen ngang câu chuyện để giải thích, làm giãn các tình tiết, giúp các sự kiện không bị dồn nén vào nhau. Do có sự giao tiếp trực tiếp với người đọc, nên đôi khi ngôn ngữ tác giả mang nhiều sắc thái khẩu ngữ, chứ không phải ngôn ngữ văn bản viết, với nhiều tình thái từ đi kèm sau câu kể: “Độc giả đã rõ rằng Trịnh

Tông khi đẻ ra đã không được chúa để ý lắm rồi." [31, 51]. Đôi khi nhà văn đưa cả không gian, thời gian của thời hiện tại vào câu chuyện lịch sử, để dẫn dắt câu chuyện mang tính chân thực hơn. Chẳng hạn, trong Hòm đựng người, ở cuối tác phẩm, tác giả lại đưa người đọc về thời hiện đại, với nhà ga, xe lửa, làm giãn mạch câu chuyện kể:

"Khách làng chơi ngày nay xuống phố Khâm Thiên chắc cũng nhận thấy rằng: ở Hà Nội đi xuống, theo đường ga xe lửa, đi đến chỗ gần giữa phố rẽ vào tay phải, có cái ngõ con đi vào chùa Liên Hoa. Về thời chuyệnnày xảy ra, ngõ ấy ở cạnh toà Khâm Thiên giám. Có hai ngõ, một ngõ ở phía tây toà Khâm là lối đi vào chùa Thiên Bảo, một ngõ ở phía đông, đi sát cạnh đài

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w