Quan niệm của Nguyễn Triệu Luật về tiểu thuyết lịch sử

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật (Trang 27)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.2.Quan niệm của Nguyễn Triệu Luật về tiểu thuyết lịch sử

Nguyễn Triệu Luật đã từng tuyên ngôn nghệ thuật của mình như sau: "Tôi chỉ là người thợ vụng, có thế nào làm nên thế, gốc tre già cứ để là gốc tre già, chứ không thể hun khói lấy màu, vẽ vân cho thành gốc trúc hoá long" [40]. Qua tuyên ngôn trên, có thể thấy, Nguyễn Triệu Luật trong khi sáng tác luôn tôn trọng sự thật lịch sử. Điều này được ông xác định ngay từ khi còn đi dạy học, viết những bài luận, bài phê bình trên báo chí, để rồi theo suốt sự nghiệp sáng tác của ông. Đối với Nguyễn Triệu Luật, tiểu thuyết lịch sử có một đặc thù riêng, khác với tất cả các thể loại văn học khác, là dùng lịch sử làm chất liệu sáng tạo, coi lịch sử như cái khung xương để bồi đắp hình tượng văn học lên đó. Theo cách nói của Lê Văn Ba: "Với Nguyễn Triệu Luật, không phải “cái này diệt cái kia” mà phải là “cái này phục vụ cái kia, bù đắp cho cái kia”. [8] Thái độ tôn trọng lịch sử đã được Nguyễn Triệu Luật quán xuyến thành tư tưởng sáng tác của mình ngay từ những ngày đầu cầm

bút. Năm 1935, ông đã phê phán kịch liệt tác giả cuốn Vua Hàm Nghi. Theo ông, “Ông Phan Trần Chúc bôi nhọ lịch sử”. Ông không chỉ trích dẫn những "cái dốt" của Phan Trần Chúc mà còn vạch trần những đánh giá sai lầm về lịch sử dân tộc, về những nhân vật trong lịch sử dân tộc. Cuối cùng, Nguyễn Triệu Luật khẳng định:“ông Phan Trần Chúc bôi nhọ vua Hàm Nghi đến thế là cùng! Muốn phê phán người thì mình phải có sự hiểu biết hơn người. " [8]. Với ông, người viết luôn luôn phải tôn trọng lịch sử, có thế nào nói thế ấy, không được phép thổi phồng sự thật, tô vẽ lịch sử một cách quá đáng. Nhiều người viết tiểu thuyết lịch sử trong khi viết thường tôn vinh hoặc hạ bệ một cá nhân, tổ chức có thật trong lịch sử một cách thái quá, mà không giữ được lập trường trung lập của nhà văn. Chẳng hạn, tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí

của “Ngô Gia văn phái” vì chịu ảnh hưởng của tư tưởng chính thống, nên tỏ ra không thiện cảm, đôi lúc dùng từ không đúng về Nguyễn Huệ và quân của ông. Vì vậy, Nguyễn Triệu Luật đòi hỏi ở người cầm bút một thái độ khách quan với lịch sử, tôn trọng các sự kiện, nhân vật lịch sử dù mình có đồng tình hay không đồng tình với họ. Trong khi viết tiểu thuyết lịch sử, không được để cảm xúc chi phối quá nhiều mà làm sai lệch thông tin một cách quá mức. Lịch sử cần sự chính xác, nên người cầm bút không được phép gian dối, dù cho đó là sáng tạo văn học. Tác giả được quyền hư cấu, sáng tạo hình tượng và thêm thắt những chi tiết mới cho hấp dẫn, sinh động, phong phú, nhưng vẫn phải trên nguyên tắc tôn trọng sự thật lịch sử. Tức là hình tượng văn học trong tiểu thuyết lịch sử có thể không đồng nhất, nhưng phải thống nhất với sự thật lịch sử. Thống nhất không có nghĩa là phải theo sát mọi sự kiện, mọi chi tiết có trong sử học một cách khô cứng, nhà văn vẫn có thể sáng tạo lại theo ý mình, truyền đạt những tư tưởng của mình vào đó, nhưng không được phép tạo ra những tư tưởng lệch lạc về lịch sử một cách chủ quan.

Với quan điểm của một nhà văn viết về lịch sử, Nguyễn Triệu Luật cho rằng người viết luôn cần đến sự sáng tạo nghệ thuật, chứ không chỉ đơn giản là chép lại lịch sử. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cho rằng, ông đã học được

nhiều điều trong cách viết tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật mà điều quan trọng nhất là hư cấu. Hư cấu là một đặc quyền của tiểu thuyết và không ngoại lệ với tiểu thuyết lịch sử. Trong khi nhắc tới ba bài tựa Hòm đựng người (1937), Bà Chúa Chè (1938) và Ngược đường Trường Thi (1939), nhà văn đã nêu rõ 3 quan điểm của Nguyễn Triệu Luật về tiểu thuyết lịch sử: có thể hư cấu hoàn toàn, có thể dựa trên sự kiện có thật 100% nhưng phải bằng đánh giá khách quan và có thể trộn lẫn giữa cái hư, cái thực. Rõ ràng, ngay từ đầu, Nguyễn Triệu Luật đã xác định được một quan niệm nghệ thuật đúng đắn, là phải tôn trọng khách quan, nhưng không thể sao chép lịch sử, mà phải có sự sáng tạo, hư cấu. Và chính Nguyễn Triệu Luật cũng từng nói lên quan điểm này khi viết tiểu thuyết lịch sử. Ông viết: “lịch sử tiểu thuyết” (roman historique) không cần theo phép của Sử học. Tác giả chỉ phải tưởng tượng ra một “truyện có thể có” ở một thời đại, rồi đem chuyện ấy lồng vào khung thời đại ấy. Mục đích là lấy một chuyện không đâu mà làm sống một thời đại. Những tiểu thuyết “Notre-Dame de Paris”, “Quatre-vingt Treize” của Victor Hugo, “Les filles d’autrefois” của Léon Daudet, đều là bịa đặt, nhưng đọc truyện đó, ta thấy cả thời đại hồi Vua Louis và hồi Đại Cách mạng sống lại” (Lời nói đầu cho tiểu thuyết Hòm đựng người)" [9]. Ông nhận thấy, hư cấu là một đặc trưng không thể tách rời của thể loại tiểu thuyết, dù là tiểu thuyết sinh hoạt, tiểu thuyết thần kì hay tiểu thuyết lịch sử cũng cần phải có hư cấu, nếu chỉ chạy theo lịch sử mà không có hư cấu thì không thể làm nên tiểu thuyết được. Hư cấu là điều kiện cần, là cái để phân biệt tiểu thuyết lịch sử, một thể loại văn chương, với sử học. Sau hư cấu, thì khách quan chính là điều kiện đủ để hình thành tiểu thuyết lịch sử, là cái quan trọng để phân biệt tiểu thuyết lịch sử với các thể loại tiểu thuyết khác. Hai điều kiện này luôn đi với nhau không thể tách rời trong quá trình sáng tác tiểu thuyết lịch sử, như hai mặt của một tờ giấy, mà nếu thiếu đi một trong hai điều kiện này thì không thể gọi là tiểu thuyết lịch sử được. Sự trộn lẫn giữa hư cấu và sự thật, giữa cái hư và cái thực chính là điểm khác biệt tạo nên tính hấp dẫn riêng có của thể loại tiểu

thuyết lịch sử, đồng thời cũng là giá trị lớn của nó, như trong lời tựa cuốn

Ngược đường Trường Thi, tác giả viết: "người viết tiểu thuyết lịch sử giống như nhà kim hoàn trộn lẫn vàng với bạc, với đồng. Vàng thuần thì dễ mòn, đồng thuần tuy cứng nhưng rẻ quá, không có giá, nay đem trộn lẫn với nhau - một sự hóa hợp chứ không phải hỗn hợp - thì vẫn có giá. Có giá vì không lừa ai, có giá vì không ai thấy nổi vết hàn gắn. Chín phần vàng không bị hạ giá bởi một phần đồng cho nên vẫn chân giá, tạo ra một giá trị mới…" [8]. Người đọc tìm đến tiểu thuyết lịch sử để biết thêm về lịch sử, nhưng không phải tiếp nhận một cách khô khan, mà sẽ được trải nghiệm hứng thú văn chương, với mọi cung bậc cảm xúc như khi đọc một tác phẩm văn chương, và sau đó còn có thể chiêm nghiệm, suy ngẫm về tư tưởng được nhà văn gửi gắm, cũng như rút ra những bài học cho riêng mình. Qua đây, có thể hiểu thêm quan niệm sáng tác nữa của Nguyễn Triệu Luật, đó là dùng lịch sử để phản ánh hiện tại. Đây là quan niệm mà ông đã học được từ các nhà văn Pháp, mà điển hình là Victor Hugo. Trong hoàn cảnh bị thực dân đàn áp lúc bấy giờ, nhà văn muốn viết văn hợp pháp mà không bị truy cứu, thì không thể nhắc tới hiện thực một cách công khai, mà phải nương nhờ những "mã nghệ thuật" nào đó, và cái cách mà nhà tiểu thuyết lịch sử như Nguyễn Triệu Luật lựa chọn là dùng phông nền lịch sử để phản ánh hiện thực đương thời, lồng ghép, tư tưởng của mình một cách tinh tế vào đó. Đây là quan niệm đúng đắn về tính chân thật, một trong những phẩm chất cần phải có của tác phẩm văn học, tức là dù viết về thời đại nào, hiện thực lịch sử nào, thì người cầm bút vẫn phải phản ánh được thời đại mình đang sống một cách chân thực, kèm theo những ý nghĩa nhất định. Đối với Nguyễn Triệu Luật cũng vậy, ông viết tiểu thuyết lịch sử nhưng vẫn lồng vào đó những trạng thái nhân sinh của thực tại mình sống, mượn lịch sử để giãi bày nhân sinh quan, thế giới quan của mình. Đó là một trong những giá trị nghệ thuật lớn của tiểu thuyết lịch sử.

Đặc biệt hơn cả, khi viết tiểu thuyết lịch sử, Nguyễn Triệu Luật lại chọn những thời kì "đau thương" của dân tộc và thành công ở mảng đề tài

này, ngược với hướng đi của các tác giả lúc bấy giờ. Lí giải về quan niệm và hướng đi này, ông từng nói:

"Một lần khác, thầy tôi nhận xét:

- Hình như trong sách của anh, những điều xấu xa, như sự thoán nghịch, sự phản trắc, sự tranh giành xâu xé nhau, cũng như những nhân vật không hay ho gì như bọn gian thần, nịnh thần, vua hèn chúa nhát, một Đặng Thị Huệ hay đám Kiêu binh lại được mô tả khá sắc sảo, khá đậm nét, làm người ta nhớ lâu hơn những người tốt, những người có lương tâm hay đức độ... Tại sao vậy? Ông Luật trả lời:

- Nếu anh đọc thấy như vậy thì tôi không cãi lại, dù tôi không hẳn chỉ nghĩ đến cái xấu. Nhưng có một điều: dầu yêu dân tộc mình đến bao nhiêu thì tôi cũng không tán thành những ai chỉ muốn nhìn thấy những cái hay, cái đẹp của dân tộc mình. Đừng ru ngủ nhau bằng những bài "ba lát" ngọt ngào, mà đừng quên rằng chúng ta đang là những kẻ mất nước. Tốt đẹp cả thì đã không như thế này. Tôi có nói ra những sự thật ấy là để chúng ta tỉnh táo nhận ra trách nhiệm của mình, nhất là với những người được gọi là có học, là kẻ sĩ như chúng ta..."[9].

Và trong hoàn cảnh không thể hoạt động cách mạng một cách công

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật (Trang 27)