Các kiểu cốt truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật (Trang 36)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Các kiểu cốt truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật

2.1.2.1. Cốt truyện truyền kì

Truyền kì là một thể loại tự sự cổ bắt nguồn từ Trung Quốc thời cổ trung đại [37, 250]. Truyền là truyền miệng, kì nghĩa là kì ảo, hoang đường, là những chuyện không có thật, mà thường là những chuyện ma quái, thần yêu được lưu truyền từ đời này qua đời khác, gắn với nhiều địa danh có thật trong

sử sách, hoặc những hình tượng được lưu truyền trong dân gian. Truyền kì thường gắn với các loại hình văn học dân gian, truyền miệng, rồi mới đi vào văn học viết. Như vậy, cốt truyện truyền kì là cốt truyện có chi tiết ma quái, hoang đường, mang tính chất truyền miệng, và thường có kết cấu kịch tính, cao trào, thắt nút, mở nút.

Trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật, cốt truyện truyền kì xuất hiện phổ biến, câu chuyện mang màu sắc dân gian, tác giả dường như chỉ là người thu thập và kể lại. Chẳng hạn, trong truyện Bà Chúa Chè, mở đầu tác phẩm là câu chuyện về trạng Bịu xây Cầu Vồng với chi tiết ma quái là bà vợ xuống âm phủ gặp con gái biết được câu chuyện oan nợ từ kiếp trước nên phải xây cầu báo oán. Các nhân vật, địa danh, mốc thời gian trong câu chuyện đều có thật trong lịch sử hoặc được tương truyền trong dân gian như:

- Địa danh: huyện Tiên Du, tổng Ném, tổng Bịu, làng Bịu. - Nhân vật: Nguyễn Đăng Cảo, Nguyễn Đăng Minh.

- Mốc thời gian: năm Chính Hoà thứ 23 (vào năm 1702) đời vua Lê Hi Tông, khoa Quí Hợi, niên hiệu Chỉnh Hoà thứ tư đời vua Lê Hi Tông Chương hoàng đế.

Hòm đựng người cũng sử dụng cốt truyện truyền kì, khi tác giả sử dụng các chi tiết liên hệ giữa địa danh trong quá khứ lịch sử với địa danh có thật ở hiện tại trong đoạn cuối tác phẩm, gắn với một tích kể dân gian mang tính ma quái, để ngụ ý câu chuyện về Ấu Mai là có thật, hoặc ít ra đã từng là một truyền kì trong dân gian, được truyền từ đời nọ qua đời kia, lại kết hợp với yếu tố hoang đường để tăng tính hấp dẫn, li kì cho cốt truyện. Đầu tiên, tác giả dẫn ra một địa danh có thật ở thời hiện tại, rồi kể về lịch sử của nó:

"Khách làng chơi ngày nay xuống phố Khâm Thiên chắc cũng nhận thấy rằng: ở Hà Nội đi xuống, theo đường ga xe lửa, đi đến chỗ gần giữa phố rẽ vào tay phải, có cái ngõ con đi vào chùa Liên Hoa. Về thời chuyện này xảy ra, ngõ ấy ở cạnh toà Khâm Thiên giám. Có hai ngõ, một ngõ ở phía tây toà Khâm là lối đi vào chùa Thiên Bảo, một ngõ ở phía đông, đi sát cạnh đài

Toàn cơ Ngọc Hành là lối đi vào nhà ông Hoàng giáp Đặng Phi Hiển. Ngõ con ngày nay đi vào chùa Liên Hoa tức là cái ngõ phía tây, mà chùa Liên Hoa ngày nay phỏng chừng cũng làm trên cố chỉ chùa Thiên Bảo. Ở góc đông bắc chùa Thiên Bảo có cái tháp chuông cao hai trượng, từng trên cùng để cái chuông đồng cao năm thước, miệng rộng ba thước, dầy hai tấc, nặng hai vạn năm nghìn bảy trăm cân. Chuông ấy đúc từ hồi nước ta còn thuộc nhà Minh." [31, 262]

Sau đó, tác giả tiếp tục kể lại tích về chiếc chuông vàng ở chùa Thiên Bảo (địa danh năm xưa, không có trong hiện tại) với nhiều chi tiết hoang đường xảy ra xung quanh nó:

- "Khi đúc, dùng đến hai vạn năm nghìn cân đồng và bảy trăm cân vàng." [31, 124]

- "Vì sao vua Lê Thái Tổ đuổi được quân Minh, bình định được nước, thiên hạ cho là chùa ấy, chuông ấy thiêng lắm, nên có điều gì cũng đến đó thỉnh chuông cầu nguyện." [31, 124]

- "Linh ứng như vàng treo là câu tục ngữ khẩu truyền đời ấy. Câu ấy nghĩa là: cầu đến chuôngVàng Treo chùa Thiên Bảo là linh ứng nhất. Sau dùng rộng mãi nghĩa ra thì bất cứ ai nói câu gì linh ứng trời, đất có điểm gì linh ứng... thiên hạ đều gọi là linh ứng như vàng treo." [31,124]

- "Nhiều người thời đó quả quyết nói rằng: "Đêm khuya có tiếng chuông từ ngọn tháp Vàng Treo ra". [31, 125]

Các tác phẩm như Rắn báo oán, Bốn con yêu và hai ông đồ cũng sử dụng cốt truyện truyền kì.

Sử dụng kiểu cốt truyện truyền kỳ, Nguyễn Triệu Luật đã kế thừa kiểu cốt truyện phổ biến trong văn học trung đại. Tuy nhiên, trong tác phẩm của ông, dấu ấn sáng tạo, ít nhiều đã có, mà rõ nhất là tính chất truyền kỳ được sử dụng như một mô típ để xây dựng một cốt truyện lớn hơn với nhiều chi tiết, sự kiện đan cài vào nhau.

Cốt truyện đồng tâm là loại cốt truyện mà nhiều câu chuyện nhỏ, với những chi tiết nhỏ cùng diễn ra trong một câu chuyện lớn, cùng đồng tâm ở một biến cố lớn đóng vai trò trung tâm, để phục vụ cho biến cố đó. Loại cốt truyện này được tìm thấy trong truyện Bà Chúa Chè, khi các sự kiện xoay quanh một biến cố trung tâm để đồng nhất vào đó. Các câu chuyện về cuộc sống riêng lẻ của Khê Trung Hầu, Trương Ngọc Hoan, Đặng Thị Lộc, Trịnh Tông, Trịnh Sâm, thầy đồ... đều quy tụ lại ở câu chuyện của Đặng Thị Huệ.

Trong truyện Hòm đựng người, các câu chuyện về Tố Hà, Hoàng Trịch, Đặng Tri Phủ, Trịnh Kha... với nhiều chi tiết, sự kiện khác nhau đều xoay quanh biến cố trung tâm là cuộc tình của Ấu Mai và Duy Vũ, tác động và làm nảy sinh các chi tiết ở cốt truyện chính đó.

Cốt truyện đồng tâm cũng được sử dụng trong Chúa Trịnh Khải. Trong đó, các cốt truyện nhỏ về Lý Trần Quán, Nguyễn Đường, Nguyễn Trang đều xoay quanh cốt truyện chính về cuộc đời của chúa Trịnh Khải.

- Cốt truyện về Lý Trần Quán:

+ Làm quan Thiêm Sai Tri lại phiên tại làng Hạ Lôi. + Là thầy học của Nguyễn Trang.

+ Được Nguyễn Noãn giới thiệu đi hộ tống chúa trong lúc chúa đang chạy loạn kiêu binh.

+ Giới thiệu một học trò của mình là Nguyễn Trang để hộ tống chúa nhưng vô tình để lộ thân phận của chúa với hắn.

+ Chứng kiến sự phản thầy bán chúa của Nguyễn Trang + Quá đau đớn và hối hận nên tự sát theo chúa sau đó ít lâu. - Cốt truyện về Nguyễn Trang:

+ Là học trò của Lý Trần Quán.

+ Làm tuần huyện ở làng Hạ Lôi, nơi chúa dừng chân. + Được cử đi hộ tống chúa.

+ Biết được thân phận của chúa qua cung cách nói chuyện của thầy mình.

+ Quyết định ám hại chúa bằng cách bắt chúa làm con tin đến nộp cho Nguyễn Huệ.

+ Chúa tự sát bằng cách tự mổ bụng, không cản được.

+ Sau đó đi đến đâu cũng không ai dung, cuối cùng thì bị Đỗ Thế Dận chém đầu.

- Cốt truyện về Nguyễn Đường. + Anh trai của Nguyễn Noãn. + Làm quan ở Sơn Tây. + Bị người hạt hạ bắt chúa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trên đường đưa chúa đi làm lạc vào tay Nguyễn Noãn là một kẻ bỉ ổi.

+ Vài năm sau khi chúa và Lý Trần Quán tự sát thì cũng chết vì bệnh. Các cốt truyện phụ này đều đồng tâm với cốt truyện chính ở kết thúc là cái chết của các nhân vật chính, như một cách để tác giả thể hiện lòng trung quân ái quốc của các vị quan võ khi xưa, cũng như kết cục của kẻ phản bề trên của mình. Đây là một trong những quan niệm, tư tưởng nho giáo mà tác giả còn mang nặng, đồng thời thể hiện một tinh thần dân tộc sâu sắc.

2.1.2.3. Cốt truyện lồng ghép

Cốt truyện lồng ghép là đan cài nhiều cốt truyện khác nhau vào một cốt truyện lớn, nhưng các cốt truyện đó không liên quan, ảnh hưởng tới cốt truyện lớn, chỉ đóng vai trò làm phong phú thêm cho câu chuyện. Loại cốt truyện này thường thấy trong văn học dân gian, ở các tác phẩm tự sự mang tính dài hơi. Nguyễn Triệu Luật vận dụng lối kết cấu này vào tiểu thuyết lịch sử như một phương thức làm phong phú thêm nội dung, tình tiết của truyện.

Trong truyện Hòm đựng người, có đoạn các cung nữ trong Quả Thịnh Lăng kể về cuộc đời thân phận mình, lí do vì sao mình lại phải vào Quả Thịnh Lăng, mỗi câu chuyện đều có cốt truyện riêng nhưng hầu như không liên quan tới cốt truyện chính, chỉ được lồng ghép vào mà thôi. Các cốt truyện nhỏ được kể trong đoạn đó gồm:

- Câu chuyện của bà Tiệp dư họ Tạ: được tiến vào cung năm 13 tuổi để hầu thái hậu. Năm 19 tuổi được thăng làm cung nga. Năm 24 tuổi được thăng làm Tiệp dư, cũng năm đó đức Thần Tông phải nhường ngôi cho đức Chân Tông, mà bà thì phải giam ở Linh Ngữ bên Phủ liêu mất hai tháng. Đến một hôm, bà bị Thanh Đô Vương nắm tay, việc đó bị rùm beng ra ngoài. Khi Thần Tông thượng hoàng lại về ngôi cũ, vì việc mấy năm trước, ngài cũng không dám gần bà nữa.

Ngay ở đầu tác phẩm Hòm đựng người, tác giả đã lồng ghép một cốt truyện nhỏ về chàng công tử đến thăm bệnh cho Đặng Tri phủ, cốt truyện này hầu như không liên quan tới cốt truyện chính của truyện. Cách làm này giúp tác giả "đánh lừa" được người đọc, dẫn người đọc vào thế giới các tình tiết của truyện một cách mới lạ, hấp dẫn, không bị lộ ý ngay từ đầu.

Trong Chúa Trịnh Khải, tác giả cũng sử dụng cốt truyện lồng ghép để xây dựng cốt truyện. Xoay quanh cốt truyện chính là cuộc đời thăng trầm của Trịnh Khải từ lúc bị thất sủng, đến lúc lên ngôi chúa và tự sát trong tay phiến quân là các cốt truyện nhỏ khác, và các cốt truyện này không có sự tác động tới cốt truyện chính. Chẳng hạn, đây là những câu chuyện kể của nhân vật người kể chuyện, tự xưng là "trứ giả", với các tình tiết:

+ "Hồi hai mươi nhăm năm trước đây, trứ giả còn là một thằng bé lên mười tuổi, đã từng chơi đùa ở đó (quãng đất giữa những con đường Phổ Nhi (Rue Colomb), con đường Rollandes, sau phố Hàng Lọng (Route Mandarine) có một cái hồ tục gọi là Hồ Tây Cú. Phía tây và phía bắc hồ, có hai khu đất hoang, không ra vườn, không ra bãi cỏ, đất mà chữ Pháp có tiếng gọi rất đúng là terrain vague(đất vu vơ, không nhất định gọi là gì được)" [31, 280]

+ "Ở chỗ đầu đường Rollandes, chỗ đỗ ô tô đi Nam Định, Hà Đông, có một cái ngõ đi thông ra phố Hàng Lọng. Trong ba năm trời, từ lên bẩy đến lên mười, trứ giả ở cùng gia thân ở một gian nhà con trong cái ngõ ấy." [31, 280]

Từ các tình tiết trên, tác giả mới dẫn vào cốt truyện lịch sử về cuộc đời thăng trầm của chúa Trịnh Khải là cốt truyện chính. Hai cốt truyện này hầu như không có sự tác động lẫn nhau.

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật (Trang 36)