Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật (Trang 66)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

2.2.3.1. Đặt nhân vật vào tình huống bước ngoặt

Trong tiểu thuyết nói riêng và thể loại tự sự nói chung, việc đặt nhân vật vào bước ngoặt là một biện pháp cần thiết trong việc xây dựng cốt truyện. Khi nhân vật được đặt vào bước ngoặt, mà bước ngoặt đó có ý nghĩa quan trọng, mang tính chất quyết định tới số phận, cuộc đời, làm thay đổi các mối quan hệ của nhân vật, thì việc nhân vật lựa chọn hướng đi nào sẽ bộc lộ được tính cách, phẩm chất bên trong con người nhân vật, thể hiện được quan niệm, tư tưởng của tác giả khi để cho nhân vật chọn hướng đi đó, đồng thời cũng tạo nên kịch tính, sự chuyển biến các tình tiết, biến cố trong cốt truyện.

Chẳng hạn, trong truyện Bà Chúa Chè, Nguyễn Triệu Luật ngay từ đầu đã có dụng ý xây dựng Đặng Thị Huệ là một nữ nhi cứng rắn, quyết đoán, mang trong mình quyết tâm thay đổi số phận, hoàn cảnh, nên nhà văn đã đưa nhân vật vào một tình huống bước ngoặt, là được gặp bà chúa Tiệp dư và được đề nghị về làm thị nữ trong phủ chúa. Việc Đặng Thị Huệ lựa chọn hướng đi nào trong tình huống bước ngoặt này sẽ thể hiện được con người nàng, đồng thời là một bước nhảy vọt đối với cốt truyện. Mặc cho cha can ngăn việc làm thị nữ, vì sợ đánh mất nhân phẩm, nhưng nàng vẫn quyết tâm vào phủ chúa, để đi tìm cơ nghiệp cho mình. Chính bước ngoặt này sẽ dẫn ra nhiều tình tiết mới của cốt truyện, cũng như xây dựng phần nào tính cách nhân vật.

Không chỉ một bước ngoặt, mà nhân vật còn được đặt vào nhiều bước ngoặt, để qua từng bước ngoặt, tính cách và con người lại được lộ diện nhiều hơn, một cách tự nhiên chứ không áp đặt. Mỗi bước ngoặt ở đây đóng vai trò một tình tiết quan trọng trong cốt truyện, có ảnh hưởng tới số phận nhân vật, để nhân vật nảy sinh những hành động, quan hệ mới, từ đó mà tính cách thay

đổi. Ở cách làm này, Nguyễn Triệu Luật đã học được phương pháp xây dựng tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình, tính cách chịu sự tác động của hoàn cảnh và thay đổi theo hoàn cảnh của chủ nghĩa hiện thực phê phán phương Tây thế kỉ XIX. Ngoài bước ngoặt được vào phủ chúa, Đặng Thị Huệ tiếp tục được đẩy vào nhiều bước ngoặt nữa như được lọt vào mắt xanh của chúa, được chúa yêu thương, đặc biệt là biến cố nàng có thai. Chính bước ngoặt này khiến Đặng Thị Huệ trở nên mưu mô hơn, vì nàng nghĩ: "Nhưng dù sao thì đã có con cũng phải lo tương lai cho con. Ở địa vị nàng, địa vị bây giờ người ta sợ khiếp, tâng bốc, nhưng sau này nếu bất như ý thì người ta khinh bỉ, ghét bỏ, chôn vùi, ở địa vị mà chính cái phúc cái hạnh là mầm cho cái hoạ cái tủi thì lo tương lai cho con tức là lo sao cho con được dựng làm thế tử rồi làm chúa. Nhưng làm những việc to thế phải có vây cánh. Những người nịnh hót luồn cúi nàng bây giờ, nàng biết thừa là chỉ vì thế lợi. Ngày kia thế lợi đổi thay thì những câu nịnh hót, những dáng luồn cúi sẽ biết tìm nơi khác mà vào cửa. Những người ấy chỉ có thể dùng làm đầy tớ sai bảo lúc đắc thế, quyết không thể dùng làm người chân tay lúc có việc, hoặc người vây cánh lúc chờ việc." [31, 86].Điều này lí giải tất cả những âm mưu kéo bè kéo phái của nàng sau này cũng chỉ vì lo cho con.

Tác giả cũng thông qua việc đặt nhân vật vào tình huống bước ngoặt để xây dựng cốt truyện. Chẳng hạn, trong Chúa Trịnh Khải, qua việc đặt nhân vật Lý Trần Quán vào việc được gặp chúa lần đầu tiên, để lộ ra cái sự khúm núm quá mức dù cố giấu đi, khiến Nguyễn Trang biết đó là chúa, mới dẫn cốt truyện đi theo hướng khác.

"Tuy rằng giấu giếm nhưng cử chỉ ngôn ngữ vẫn lộ. Một cái ông cung kính khúm núm quá, người tinh ý cũng đoán ra. Một ông Hàn lâm Học sĩ, Thiêm sai Tri lại phiên đối với một ông Hành Tham tụng, chi mà khúm núm quá thế? Cái khúm núm ấy lại dễ lộ nữa là ông Lý Trần Quán vẫn có tiếng là người khẳng khái, không thèm quị lụy một ai. Chúa thấy ông cung kính một

cách lộ quá, cũng phải làm ra bộ khúm núm lễ nhượng cho đỡ lộ. Sau cùng Chúa gọi riêng ông ra bảo thầm:

- Khanh lộ liễu quá. Cái lễ vua tôi phải bỏ đi trong những lúc này." [31, 365].

Có thể thấy, việc đặt nhân vật vào trong tình huống mang tính bước ngoặt là một đóng góp của Nguyễn Triệu Luật trong tiểu thuyết lịch sử. Nó góp phần làm cho nhân vật hiện lên một cách tự nhiên, sinh động, thay cho lối thuật sự thường thấy trong tiểu thuyết chương hồi trước đó.

2.2.3.2. Miêu tả chấm phá ngoại hình, tính cách nhân vật

Nét đặc trưng trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật là ông ít khi đi vào miêu tả chi tiết, mà thường miêu tả một vài nét chấm phá ngoại hình để toát lên cái thần thái, khí chất của nhân vật. Chẳng hạn, khi miêu tả Đặng Thị Huệ, ban đầu, tác giả chỉ miêu tả duy nhất dáng đi và điệu cười "ung dung như bà chúa". Chỉ cần chấm phá qua một chữ "ung dung" là đủ thấy phong thái tự tin, bản lĩnh của Đặng Thị Huệ, dù sinh ra trong cơ cực, nghèo khó, ở tầng lớp thấp của xã hội, nhưng nàng luôn đi đứng trong tư thế ung dung, không hề luồn cúi, khịu nịu. Đó là phẩm chất của một bà chúa tương lai. Khi miêu tả ngoại hình của Đặng Thị Huệ, tác giả chấm phá qua vài nét: "Người đẹp nhường kia thì mình đây cùng bạn má hồng cũng phải mê, nói chi đến đàn ông, nói chi đến vì quân trưởng mê sắc đẹp như vương thượng... Nhưng làm sao cho cái sắc đẹp khuynh thành này lọt được vào mắt ông chúa đĩ tính kia?" [31, 58]

Cũng như những tiểu thuyết lịch sử khác, Nguyễn Triệu Luật lúc bấy giờ vẫn không thoát ra khỏi cách miêu tả chấm phá, ước lệ tượng trưng, gắn với thiên nhiên trong văn học trung đại, ông vẫn chưa có những đổi mới trong thẩm mỹ về cái đẹp, cách miêu tả vẻ đẹp con người như các nhà thơ Mới. Đây là đoạn ông miêu tả nhân vật Đặng Thị Huệ:

"Bà Tiệp dư cúi nhìn kỹ, nhận ra một người con gái tuyệt kỳ đẹp đẽ sắc sảo, dẫu rằng ăn mặc quá xuềnh xoàng.

Mặt nàng trái soan, đôi mắt hơi xếch điểm bộ lòng đen đen ngời. Cái vẻ sáng như gương, sắc như dao của khoé mắt được cái sắc đen thẫm của lòng đen làm dịu lại. Thật là sáng như tia chớp mà êm đềm như nước hồ thu.

Nàng cúi gầm mặt xuống, thì như đem cả làn thu ba chìm tận đáy lòng, mà khi nàng ngước mắt nhìn lên thì như đem hết tinh hoa bật lên một tia sáng làm chóa mắt người xem. Ngắm một lúc, bà Tiệp dư truyền cho phu tiến lên nương chè trên núi mà cho nàng lùi ra." [31, 52]

Khi miêu tả tính cách nhân vật, Nguyễn Triệu Luật thường không dài dòng, mà chỉ chấm phá bằng một vài từ ngữ đắt, đủ để lột tả toàn bộ tính cách con người đó. Chẳng hạn, khi nói về Trịnh Sâm, tác giả chỉ dùng một từ "ông chúa đĩ tính" là đủ để khái quát, nhấn mạnh vào thói hám sắc, hoang dâm của chúa. Hay như khi miêu tả quan Nguyễn Hoãn, chỉ cần dùng một từ "tròn trặn" là đủ để nói về sự hiền lành, khôn khéo, dĩ hòa vi quý trong con người này:

"Quan Bồi tụng Quốc sư là Nguyễn Hoãn cố hết sức tìm thày chạy thuốc cho nàng chóng có thai. Nguyễn Hoãn tuy là người khoa bảng xuất thân, văn hay chữ tốt, nhưng tính nết tròn trặn quá. Ông chỉ đáng chê ở cái chỗ tính tròn trặn quá ấy mà thôi. Vì tròn trặn, nên ông chỉ cầu "duyệt lòng người", mặc lòng cái cách "duyệt lòng người" nhiều khi có thương tổn đến cái phẩm giá nhà nho của ông." [31, 44]. Cũng như thế, khi kể về Huy quận công Hoàng Đình Bảo, tác giả chỉ cần chấm phá qua một câu nói của nhân vật, đã lột tả được khí phách của nhân vật này:

"- Tình thế nguy lắm ! Hay là anh hãy tạm lánh đi Ông cười lạt:

- Làm sao mà lánh?" [31, 92]

Tính cách thanh bạch, chuẩn mực của Đặng tri phủ lại được miêu tả chấm phá trong thế đòn bẩy, tức là miêu tả một tư thế xấu, nhưng tư thế đó lại được phản biện ở thế ít thấy xuất hiện ở nhân vật: "Ngồi trên sập, tựa khuỷu tay phải vào chồng sách, ông ngả người ra dáng uể oải. Dáng ấy ít khi ông

có..." [31, 134]. Trong khi đó, miêu tả về sự bỉ ổi của tên quan Tuần huyện Nguyễn Trang, kẻ ác tâm hại chúa, tác giả chỉ cần chấm phá qua điệu cười, giọng nói:

"Trang lại cười, cái cười của thằng kẻ cướp chịt được chủ nhà, cái cười của đứa tiểu nhân được lúc đè đầu người quân tử, cái cười của đứa đầy tớ hại được chủ nhà, cái cười của nó làm đau ruột Trịnh Vương hơn là mũi giao đâm cổ.

- Thế thì được. Xin rước chúa thượng về trụ tất ở nhà hạ thần.

Y nói câu ấy lại bắt giọng phường tuồng nghe nó đểu giả chó má vô cùng. Có điều lạ: ở trên sân khấu rạp tuồng thì câu nói giọng tuồng là câu tử tế, mà câu nói giọng thường là giọng đểu giả. Ở ngoài thì trái lại." [31, 366]

Hay khi miêu tả về tính cách cương trực, trung thành của quan Đốc đồng trấn Kinh Bắc Ngô Thì Nhậm, tác giả lại chấm phá qua ngôn ngữ. Lối miêu tả chấm phá là bút pháp không mới. Cái mới của Nguyễn Triệu Luật là ở chỗ, ông đã có ý thức cá thể hóa nhân vật qua chi tiết cụ thể, sinh động. Đó là biện pháp kỹ thuật được các nhà tiểu thuyết hiện đại sử dụng nhiều trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.

2.2.3.3. Sử dụng ngôn ngữ đối thoại

Đối thoại là một thành phần chủ yếu của các nhân tố lời nói trong tác phẩm tự sự, là lời nhân vật trong mối quan hệ tương tác với lời người trần thuật [15, 68]. Các thành phần lời nói này thực hiện chức năng thẩm mỹ, tạo nên tính chỉnh thể của cấu trúc văn bản nghệ thuật, không chỉ biểu hiện ở phương diện xây dựng hình tượng nghệ thuật mà còn hướng tới sự tương tác với các thành phần lời nói khác để bộc lộ đặc trưng phong cách của tác phẩm tự sự, biểu hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả.

Với giọng điệu của người kể chuyện là đa thanh, đa điệu để tiến gần hơn với ngôn ngữ hiện đại, Nguyễn Triệu Luật dùng nhiều đối thoại, và ngôn ngữ kịch nói, phù hợp với nhịp nghĩ suy và nhịp vận động của con người hiện đại. Đây là nghệ thuật kể chuyện và sử dụng ngôn ngữ đặc trưng và thành

công của Nguyễn Triệu Luật so với các tác gia viết tiểu thuyết lịch sử đương thời. Đến với tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật, người đọc bị hấp dẫn bởi những tiếng nói đa thanh, những đối thoại sinh động trong từng trang viết, làm cho không khí tiểu thuyết sôi động, không nhàm chán, không gây căng thẳng, mệt mỏi bởi lời kể lan man, dài dòng của tác giả theo lối chương hồi truyền thống của văn chương trung đại. Tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật sử dụng rất nhiều đối thoại. Những đối thoại liên tiếp của hai hoặc nhiều nhân vật, nhiều người kết nối được tác giả sử dụng để kể một câu chuyện dài, hoặc làm nổi rõ tính cách nhân vật. Suy cho cùng, ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật trong tác phẩm vẫn là ngôn ngữ của tác giả, nhưng được biến hóa một cách đa dạng, phong phú theo từng ngữ cảnh, từng loại người nhất định. Trong ngôn ngữ đối thoại bao giờ cũng có những hành động tại lời và hành động mượn lời, nghĩa trực tiếp và nghĩa hàm ẩn. Hành động tại lời và nghĩa trực tiếp là mặt ngôn từ, đóng vai trò cái biểu đạt, để biểu đạt cái được biểu đạt là hành động mượn lời của nhân vật, hay nghĩa hàm ẩn. Qua đó, tác giả gửi gắm thông tin về tính cách nhân vật, ý nghĩa hình tượng, tư tưởng của mình, là tầng thứ hai và thứ ba trong cấu trúc tác phẩm văn học. Việc sử dụng ngôn ngữ đối thoại cũng là một nghệ thuật để xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật. Chẳng hạn, trong đoạn đối thoại giữa Đặng Thị Huệ và bà Tiệp dư họ Trần, có thể thấy được khí phách tự nhiên, bản lĩnh của nàng, không hề sợ hãi trước những thế lực lớn hơn mình:

"Vừa hát, người con gái vừa tươi cười lấy liềm vơ cỏ cắt cỏ. Bà Tiệp dư bắt phu dừng lại, bảo thị nữ gọi người con gái ấy đến gần. Ai nấy đều sợ hãi mà người con gái vẫn điềm nhiên tiến đến chiếc ghế đăng sơn. Bà Tiệp dư hỏi:

- Con ở đâu, bao nhiêu tuổi? Nàng chững chạc nói:

- Con ở nhờ chiếc nhà tre sườn núi này. Con làm nghề hái chè hầu lệnh bà." [31, 52]

Bản lĩnh và sự bình tĩnh, rắn rỏi của Đặng Thị Huệ cũng được thể hiện qua một vài câu đối thoại với cha mình:

"- Thày cứ an tâm. Rồi đâu sẽ có đấy. Thày nên nhớ rằng: Việc gì đã nghiệp dĩ rồi thì băn khoăn lo lắng cũng vô ích. Chi bằng ta nghĩ cái việc cần phải làm, cái việc kế tiếp sau này có hơn không.

- Con nói cũng có lẽ, nhưng lẽ ấy chỉ phải với người còn có địa thế chứ triều bất cập tịch như cha con ta thì nói lý lắm chỉ đến chết nhăn răng ra là cùng.

Thì lo lắng băn khoăn mà đến lúc phải chết nhăn răng ra cũng vẫn phải chết như thường. Thày an tĩnh con hỏi nghĩa mấy chữ." [31, 32]

Bản lĩnh đó tiếp tục được thể hiện khi nàng cự lại lời bà Tiệp dư.

"Chán nản, bà gọi người thị nữ hái hoa vào, bảo một giọng giằn dỗi: - Thôi! Con mang hoa ra vứt ngoài vườn.

Người thị nữ nói:

- Công vun xới hàng năm để hưởng một buổi sáng, can chi lệnh bà lại truyền bỏ đi." [31, 68]

Không chỉ bản lĩnh, sự khôn khéo của Đặng Thị Huệ cũng được thể hiện qua những đoạn đối thoại với chúa:

"Chúa nói:

- Đừng đùa thế, lỡ ra rơi vỡ đó. Đặng Thị sầm mặt lại:

- Lỡ vỡ thì sao? - Đừng đùa nhảm!

Có thế mà nàng tru tréo lên:

- Chúa Thượng quí vật hơn người! Lỡ ra vỡ thì chúa thượng giết thần thiếp chứ gì! Thôi thì tấm thân đã không được chuộng bằng hòn đá Quảng Nam thì thà chết cho xong, sống làm gì. Đầu thần thiếp cùng ngọc này cùng vỡ!" [31, 72]

Sự trung thành, ngay thẳng của Lý Trần Quán cũng được thể hiện qua đoạn đối thoại với viên quan họ Trần. Ngôn ngữ đối thoại được sử dụng nhiều ở nhân vật quần chúng, đặc biệt là nhân dân lao động, để tăng sự phnog phú, sinh động cho cốt truyện. Ở loại nhân vật này, ngôn ngữ đối thoại được sử dụng hết sức tự nhiên với các thán từ, tình thái từ dân giã, không gượng ép, mô thức:

"Đi đường họ kháo chuyện cùng nhau:

- Chúa thượng mê man vô lý quá. Vương tử năm nay 18 tuổi rồi mà không dựng làm thế tử, còn đợi đến bao giờ?

- Ứ ừ! Ngôi thế tử, chúa thượng phải để dành cho con Bà Chúa Chè chứ!" [31, 283]

Ở ngôn ngữ đối thoại, tác giả tích cực sử dụng các cách nói, xưng hô, từ ngữ thông tục dân giã để cá tính hóa nhân vật.

"- Có thượng lệnh truyền không cho ai được vào nội cung cả. - Tao cũng không vào được?

- Vương tử tha tội cho. Quan cứ lệnh, lính cứ truyền, chúng con không dám trái thượng lệnh.

- Mày gọi thằng nào sai mày ra đây tao bảo." [31, 285]

"- Con mẹ Trịnh Thị Hành (tên thái hậu) nó ác nghiệt quá, Hoàng

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w