6. Cấu trúc luận văn
3.2. Giọng điệu
3.2.1. Giới thuyết khái niệm
Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức, quan niệm của nhà văn với hiện tượng được miêu tả. thể hiện trong lời văn [37,111]. Giọng điệu quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm... Giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm. Nếu như trong đời sống, ta thường chỉ nghe giọng nói nhận ra con
người thì trong văn học, giọng điệu giúp chúng ta nhận ra tác giả. Giọng điệu ở đây không phải giản đơn là một tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc trưng để nhận ra người nói, mà là giọng điệu mang nội dung tình cảm, thái độ ứng xử trước các hiện tượng đời sống Người đọc có thể nhận thấy tất cả chiều sâu tư tưởng thái độ, vị thế, phong cách, tài năng cũng như sở trường ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ thông qua giọng điệu.
Nền tảng của giọng điệu là cảm hứng chủ đạo của nhà văn. Chẳng hạn, cảm hứng thế sự, tình yêu trong văn học hiện đại dẫn tới giọng điệu trẻ trung, khát khao, khác với văn học trung đại. Cảm hứng xuất hiện khi nhà văn nói đến một cái gì đó cao cả, có ý nghĩa đối với tồn tại con người, nói đến niềm vui, nỗi đau, lòng căm giận có ý nghĩa sâu rộng. Nếu cảm hứng là cao cả, thì giọng điệu là cao cả, nhà văn sẽ sử dụng các từ cao cả, to lớn, những từ ngữ cổ kính, có âm hưởng biểu hiện thống thiết, về cú pháp sẽ sử dụng các câu hỏi, câu cảm thán, câu mệnh lệnh, câu kêu gọi... Nếu nhà văn có cảm hứng chính luận, phê phán, bất mãn với hiện thực, thì anh ta sẽ có giọng điệu mỉa mai, lên án, tố cáo, lúc đó anh ta sẽ sử dụng các biện pháp mỉa mai, châm biếm, giễu nhại...
Kiểu tác giả là một phạm trù nghiên cứu của thi pháp học, mỗi một kiểu tác giả đều có những kiểu giọng điệu khác nhau trong từng tác phẩm của mình. Tìm hiểu giọng điệu của tác giả là một cách để khám phá đặc trưng nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật.