Nghệ thuật tổ chức cốt truyện

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật (Trang 42)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.3.Nghệ thuật tổ chức cốt truyện

2.1.3.1. Liên kết sự kiện, chi tiết theo thời gian tuyến tính

Tiểu thuyết lịch sử thường mang tính sử thi. Hiện thực phong phú, đa dạng; không gian rộng, thời gian kéo dài suốt vài chục đến vài trăm năm. Bởi thế, các sự kiện, chi tiết được liên kết theo thời gian tuyến tính, gắn với các con số, các mốc lịch sử chính xác, để có tính logic, không làm người đọc cảm thấy khó hiểu. Đa số tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật đều được kết cấu theo sự liên kết chi tiết, biến cố như vậy.

Trong truyện Bà Chúa Chè, các sự kiện đều được liên kết theo thời gian tuyến tính, theo các mốc sự kiện như sau:

- Khi Đặng Thị Huệ còn là cô gái hái chè ở núi Chè: "Năm ấy là năm Tân Mão, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 32 đời vua Lê Hiển Tông Vĩnh hoàng đế, nhà chúa vào năm thứ năm đời chúa Tĩnh đô vương Trịnh Sâm, lịch tây vào năm 1771" [31, 12]).

- Gặp bà Tiệp dư và được chiêu vào phủ chúa làm thị nữ. - Lọt vào mắt xanh của chúa Trịnh Sâm.

- Ngăn được việc dựng Trịnh Tông làm thế tử. - Có thai Trịnh Cán.

- Âm mưu giữ Cán bỏ Tông, khiến Trịnh Tông bị phế làm quý tử (bốn năm sau)

- Gặp loạn kiêu binh. Riêng diễn biến loạn kiêu binh, tác giả miêu tả rõ theo thứ tự ngày tháng năm: "Sáng hôm 23 tháng 10, trong kinh thành, chỗ nào cũng thấy dán tờ Tam quân phủ chính hịch. Lời rằng: "Huy Quận công Hoàng Đình Bảo cùng đứa tiện tỳ trong cung là Đặng Thị Huệ khéo dối tiên vương, bỏ vương trưởng tử là Khải mà dựng vương thứ tử Cán.". Tiếp đó là câu chuyện về "Sáng hôm 24 tháng 10”; “Hôm 25 tháng mười”... [31, 112]).

- Bị phế truất, bắt giam.

- Tự sát "Ngày 13 tháng chín năm Giáp Thìn, ngày lễ Đại tường đức Trịnh Thánh Tổ Duệ Đoán Văn Công Võ Đức Thịnh Vương. Từ sớm ở lăng đã bày đủ nghi tiết" [31, 142]).

Trong Chúa Trịnh Khải, các sự kiện cũng được liên kết theo trật tự thời gian tuyến tính như sau:

- Trịnh Khải lập mưu liên kết với quân kiêu binh để đánh đổ bè phái của Đặng Thị Huệ.

- Âm mưu bị vỡ lở, Trịnh Khải và nhiều nhân vật liên quan bị bắt giam. ( xét xử vào ngày rằm tháng chín năm Canh tử, niên hiệu Lê Cảnh Hưng thứ 41).

- Loạn tam phủ nổi lên, quân kiêu binh kéo vào phủ chúa đập phá và "Thế tử chưa kịp đáp thì bọn lính đã cõng Thế tử lên vai chạy ra cổng Tả Xuyên đường." (vào ngày mồng 9 tháng 9, tức sau khi bị bắt giam một năm).

- Quân Tam phủ đòi dựng Hoàng tôn Duy Kỳ lên làm Hoàng thái tôn (năm Quí Mão - Cảnh Hưng thứ 44).

- Chúa chém 7 tên kiêu binh (ngày rằm tháng hai năm Giáp Thìn)

- Mười hai tháng sáu: Nghệ An thất thủ, trấn thủ Bùi Thế Đạt bỏ thành chạy.

- Rằm tháng sáu: Thanh Hoa thất thủ, trấn thủ Tạ Danh Thùy chạy. - Hai mươi tháng sáu: Quân Tây Sơn phạm trấn Sơn Nam Hạ. - Chúa chạy trốn tới làng Hạ Lôi (ngày 26 thâng 6).

- Chúa biết không còn đường thoát nên tự sát (Lúc ấy vào khoảng giờ Ngọ ngày hai mươi bẩy tháng sáu, năm Bính Ngọ, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 47, lịch tây vào năm 1786).

- Lý Trần Quán tự sát theo chúa (ngày 29 tháng sáu, hai ngày sau ngày chúa Đoan Nam Vương tự sát).

- Nguyễn Trang bị chém đầu (Hôm ấy là ngày 30 tháng chạp năm Bính Ngọ, niên hiệu Chiêu Thống năm thứ nhất (1786).

Lối kết cấu cốt truyện về cơ bản không mới. Cái mới của Nguyễn Luật là ở chỗ, không chỉ kể sự kiện, chi tiết mà còn có sự đan xen tâm lý, tâm trạng nhân vật. Nhờ đó, các nhân vật hiện lên sinh động, chân thực, cụ thể. Nói cách khác, đây không còn là câu chuyện lịch sử thuần túy, mà là câu chuyện của tiểu thuyết. Ở đó, ít nhiều có hư cấu, tưởng tượng của nhà văn.

2.1.3.2. Lồng ghép, đan cài giữa hư và thực

Việc lồng ghép, đan cài giữa hư và thực là thủ pháp nghệ thuật của cốt truyện truyền kì, thường được sử dụng trong các tiểu thuyết lịch sử. Hiệu quả nghệ thuật của nó là tăng trí tưởng tượng, tính huyền ảo, giãn sự dồn ép của các sự kiện lịch sử, gây hứng thú, hấp dẫn người đọc. Nguyễn Triệu Luật đã tiếp thu lối kết cấu này trong tiểu thuyết lịch sử.

Trong Bà Chúa Chè, tuy đa số các chi tiết là thực, nhưng ở đầu tác phẩm vẫn có chi tiết mang tính huyền ảo được lồng vào để tăng tính kì bí, cổ xưa cho câu chuyện, khiến nó giống một tác phẩm truyền kì. Đó là câu chuyện về ông Trạng Bịu có một cô con gái bị mất sớm, vợ ông vì thương tiếc mới cho mời đồng thiếp đến để đánh đồng thiếp xuống âm phủ tìm con, cô gái hiện lên mà nói: "Kiếp này thì không có gì, nhưng kiếp trước thì tội bà to lắm. Tôi mượn cửa mà ra, thác sinh vào nhà bà mười mấy năm là để báo cái oán tôi đối với bà từ kiếp trước. Nay tiền oan nghiệp chướng đã đền bù, tôi với bà bây giờ "nhĩ ngã vô thù"... Trong mười mấy năm tôi ở nhờ cửa, xét ra kiếp này ông bà thật trung hậu tử tế. Nhưng phải chuộc hết tội và nợ kiếp trước thì sau đây mới mong thanh thản mọi bề được." [31, 6]. Trong Hòm đựng người, ở cuối tác phẩm, tác giả sử dụng đan cài nhiều yếu tố hư và thực để tăng tính kì ảo, mơ hồ và kịch tính cho cốt truyện. Chẳng hạn, trong câu chuyện về chiếc chuông vàng ở chùa Thiên Bảo, tác giả đã lồng ghép giữa hư và thực. Ở các chi tiết về địa danh, chùa Thiên Bảo là một địa danh không có thực, nhưng lại được cài vào địa danh có thực là chùa Liên Hoa, làm cho toàn bộ câu chuyện trở thành nửa hư nửa thực, mờ ảo, khó xác định: "Có hai ngõ, một ngõ ở phía tây toà Khâm là lối đi vào chùa Thiên Bảo, một ngõ ởphía đông,

đi sát cạnh đài Toàn cơ Ngọc Hành là lối đi vào nhà ông Hoàng giáp Đặng Phi Hiển. Ngõ con ngày nay đi vào chùa Liên Hoa tức là cái ngõ phía tây, mà chùa Liên Hoa ngày nay phỏng chừng cũng làm trên cố chỉ chùa Thiên Bảo" [31, 106]. Ở chi tiết làm ra chiếc chuông vàng, tác giả lại dùng những nhân vật có thật trong lịch sử: "Năm ấy là năm Lê Thái Tổ Cao hoàng đế đánh được tướng nhà Minh là Lý Bân ở Thi Lăng rồi lùi về đóng ở Lỗi Giang. Chuông ấy do một bọn sư ở Bắc Hà quyên tiền đúc ra để cầu nguyện cho công việc vá trời lấp bể của Bình Định Vương chóng thành." [31, 124]. Các chi tiết hư ảo xoay quanh chiếc chuông đã được khai thác như một phần của cốt truyện: "Lại còn nỗi, chuông thiêng thì gác treo chuông cũng phải thiêng, nên vì sợ ma, sợ quỉ, sợ thần chuông, sợ cái vô lý... ít ai dám lên gác chuông ấy nữa. Nhiều người thời đó quả quyết nói rằng: "Đêm khuya có tiếng chuông từ ngọn tháp Vàng Treo ra". Lại có người nói rằng: Chính mắt tôi trông thấy nửa đêm có người áo trắng quần trắng ngồi trên gác ấy đánh vào chỗ treo chuông cũ, nghe lanh lảnh rõ tiếng đồng ngân. Hoà thượng chùa ấy cũng nói rằng: "Mỗi khi thỉnh chuông ở nhà tổ thì chính chỗ thỉnh chuông không thấy kêu mà ở trên gác chuông cũ kia thì tiếng nghe rõ mồn một". Vì thế không ai dám nhìn nhận chữa chạy gì đến gác chuông ấy nữa." [31, 126]. Từ chi tiết chiếc chuông vàng nửa hư nửa thực, tác giả dẫn dắt vào cốt truyện chính về việc Ấu Mai bị phạt phơi thây ở gác chuông. Chi tiết về Ấu Mai là chi tiết thực, nhưng lại được cài vào trước đó một chi tiết ma quái, về việc người đàn bà đi chợ sớm gặp bóng ma áo trắng ở gác chuông. Việc đan cải giữa hư và thực như vậy chủ yếu để tăng sự kịch tính, hấp dẫn cho cốt truyện.

Trong Chúa Trịnh Khải, tác giả cũng đan cài giữa hư và thực trong việc móc nối các địa danh có thật ở hiện tại với các chi tiết trong lịch sử, để tăng tính xác thực cho chi tiết trong cốt truyện: "Ở phố Cửa Nam, phường Gia Ngư, vào khoảng góc đường Gambetta (Hàng Cỏ) và đường đi xuống Ô Đồng Lầm, khu đất trường Mỹ thuật, khách sạn nhà Gare, hội sở hội Tam Điểm bây giờ, về lúc chuyện này xẩy ra, là biệt thự Viêm Quận công Nguyễn

Trọng Viêm. Viêm quận là em ruột bà Chính phi chúa Tĩnh Vương. Chính phi không có con trai nên coi thế tử Khải như con đẻ vậy"[31, 340].

Việc đan cài giữa hư và thực cũng được sử dụng trong các truyện Rắn báo oán, Bốn con yêu và hai ông đồ. Điều này cho thấy, Nguyễn Triệu Luật đã có ý thức nghệ thuật trong việc tiếp thu lối tổ chức cốt truyện trong truyện truyền ký.

2.1.3.3. Lắp ghép chi tiết, sự kiện dựa trên một biến cố trung tâm

Trong một cốt truyện bao giờ cũng có chi tiết đóng vai trò biến cố trung tâm, làm mắt xích lớn nhất của chuỗi chi tiết, khiến các chi tiết khác nảy sinh và tồn tại để phục vụ và xoay quanh nó. Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật cũng thường xây dựng cốt truyện như vậy. Việc lắp ghép các chi tiết sự kiện nhỏ dựa trên một biến cố trung tâm giúp nội dung tác phẩm trở nên đa dạng, phong phú, với nhiều tình tiết, sự kiện mới lạ, hấp dẫn, nhưng không bị dàn trải vào quá nhiều chi tiết không liên quan, mà vẫn quy tụ lại ở một biến cố trung tâm. Cách làm này giúp người đọc tiếp thu được nhiều chi tiết lịch sử khác nhau mà vẫn nắm bắt được cốt truyện chính của tác phẩm, giúp cho tác phẩm liền mạch dù phải mang một dung lượng lớn. Đây chính là nghệ thuật tổ chức cốt truyện khéo léo của Nguyễn Triệu Luật khi viết tiểu thuyết lịch sử. Vì tiểu thuyết lịch sử cũng giống như sử sách, phải truyền tải một dung lượng thông tin lịch sử lớn, với nhiều nhân vật, sự kiện, nhưng không thể dàn trải các sự kiện một cách ngang bằng và đều đều, mà phải có biến cố trung tâm để quy tụ về một mối, giúp tác phẩm văn học có cấu trúc nội tại rõ ràng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong truyện Bà Chúa Chè, biến cố trung tâm là việc Đặng Thị Huệ âm mưu phế Trịnh Tông, đưa Trịnh Cán lên ngôi dẫn tới loạn kiêu binh, tất cả các chi tiết trong cốt truyện đều đóng vai trò là cội nguồn nảy sinh biến cố đó, hoặc từ biến cố đó mà sinh ra, bao gồm cả các chi tiết không liên quan trực tiếp đến Đặng Thị Huệ, nhưng vẫn là mắt xích trong cốt truyện để dẫn tới việc Đặng Thị Huệ âm mưu lập Trịnh Cán:

"Theo cố sự, con trai trưởng Trịnh Vương khi tới mười hai tuổi thì dựng làm Đông Cung và cho xuất các. Tới năm mười tám tuổi thì cho ra ở riêng phủ và dự coi vào việc triều chính. Năm Cảnh Hưng thứ mười bốn, Trịnh Minh Đô Vương phong cho con trưởng là Trịnh Sâm làm thế tử và khiến quan Tham tụng Nguyễn Công Thể làm A Bảo. Tới tháng mười, năm Cảnh Hưng mười chín, Minh Đô Vương lại cho thế tử làm Tiết Chế thuỷ bộ chư quân, hàm Thái Uý, tước Tĩnh Quốc Công và cho Nguyễn Hoãn làm A Bảo. Thế tử được phong rồi bèn ở riêng phủ, dự coi vào việc triều chính. Phủ thế tử, gọi là Lượng Quốc phủ." [31, 62]

- Trịnh Sâm lấy Trương Ngọc Hoan làm phi nhưng bỏ bê nàng. - Trịnh Sâm gặp và say mê Trần Thị Lộc.

- Trương Ngọc Hoan bày mưu để Trịnh Sâm quên Trần Thị Lộc, nên nghe lời Khê Trung Hầu mà tiến cử tỳ nữ là Trương Ngọc Khoan.

- Trịnh Sâm say mê Trương Ngọc Khoan nên bỏ rơi Trương Ngọc Hoan và Trần Thị Lộc.

- Một đêm, Trịnh Sâm cho gọi Trương Ngọc Khoan vào hầu nhưng không ghi thẻ.

- Khê Trung Hầu lợi dụng điều đó, giả vờ nghe nhầm thành Trần Thị Hoan để đưa nàng vào.

- Trương Ngọc Hoan có thai, sinh con trai là Trịnh Tông nhưng bị Trịnh Sâm ghẻ lạnh.

- Trần Thị Lộc (còn gọi là bà Tiệp dư) muốn tìm một nữ tỳ xinh đẹp để Trịnh Sâm quên đi Trương Ngọc Khoan.

Từ những chi tiết không liên quan trực tiếp đó móc nối với nhau mới dẫn đến các chi tiết liên quan trực tiếp tới Đặng Thị Huệ, là nhân vật chính của biến cố trung tâm:

- Đặng Thị Huệ lọt vào mắt bà Tiệp dư

- Đặng Thị Huệ được bà Tiệp dư đưa vào phủ chúa để thay mình chiếm cảm tình của chúa, gạt bỏ Ngọc Khoan.

- Đặng Thị Huệ chiếm được cảm tình, được chúa Trịnh sùng ái.

- Đặng Thị Huệ mang thai và sinh Trịnh Cán (nên mới dẫn tới âm mưu phế Tông lập Cán).

Trong Hòm đựng người, các chi tiết tưởng chừng không liên quan đến nhau cũng được sắp đặt để xoay quanh biến cố trung tâm là câu chuyện của Ấu Mai và Duy Vũ. Trong đó bao gồm các chi tiết thuộc các cốt truyện nhỏ hơn:

- Câu chuyện về Đặng tri phủ:

+ Làm quan vì cương trực bị giáng chức: bao gồm các chi tiết về việc góp ý thẳng thắn với Thanh Đô Vương nên bị giáng chức.

+ Cương quyết bắt Trịnh Kha ở gá bạc → bị hắn báo thù.

- Câu chuyện về ông Hoàng Trịch lập mưu báo thù gia tộc: gồm các chi tiết về cuộc đời ông Hoàng Trịch và hành động lập mưu, mộ quân nuôi ngựa, kết liên với thẩy các chủ động Mán, Mường. Không ngờ công việc làm chưa đầy một năm thì ở Cao Bằng Mạc Kính Vũ nghi là có ý ngầm nuôi thế lực, để tranh đoạt ngôi vua, cho quân lên Vườn Cam bắt cả nhà Hoàng Trịch và Cao Trường Bộ về Cao Bằng; rồi theo đó, một năm sau, nhà Trịnh sai bọn Đinh Văn Tả lên đánh Mạc Kính Vũ. Cả nhà họ Mạc bị giết.

- Câu chuyện về cuộc đời Tố Hà:

+ Gia đình bị tan nát, mỗi người một nơi.

+ Phải chia cách với tình nhân là Cao Trường Bộ.

+ Bị bắt đem về làm cung nhân hầu vua Lê Huyền Tông mà không biết ngày nào ra .

- Câu chuyện về Trịnh Kha bị Đặng tri phủ bắt khi trong khi đánh bạc. - Câu chuyện về Ấu Mai:

+ Mồ côi cha, sống với ông nội. + Bị tiến vào cung.

+ Được thái hậu yêu mến, nên buộc phải ở lại hầu hạ mà không được nhìn thấy mặt mũi đấng quân vương → sống trong cô quạnh, tủi nhục.

+ Một tháng được về nhà hai lần → Một lần về nhà gặp cướp → được Duy Vũ hàm ơn → áo bị rách nên Duy Vũ phải theo về nhà để làm chứng là không làm chuyện tầm bậy → nảy sinh tình cảm.

+ Được gia nhân trong nhà giúp đỡ để gặp Duy Vũ bằng cách cho Duy Vũ nằm trong chiếc hòm đựng đồ đưa vào cung.

+ Kể toàn bộ câu chuyện với Tố Hà với mong muốn được giúp đỡ → kết hợp với các chi tiết trong cốt truyện về Tố Hà đồng tâm lại mới dẫn tới việc Tố Hà vì khao khát được trả về nhà nên tố cáo Ấu Mai và Duy Vũ tình tự trong Qủa Thịnh Lăng.

+ Bị đưa ra xét xử và tra tấn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc lắp ghép các sự kiện theo một biến cố trung tâm giúp nhà văn không cần xây dựng chi tiết theo trật tự thời gian tuyến tính thông thường, mà có thể đảo ngược các chi tiết. Chẳng hạn, trong Hòm đựng người, các chi tiết được kể không đi theo trật tự tuyến tính. Chi tiết đầu tiên kể về Đặng Tri phủ có một đứa cháu là Ấu Mai đi ở trong cung cấm. Đáng lẽ các chi tiết tiếp theo phải kể về việc Ấu Mai sống tiếp diễn cuộc sống trong cung như thế nào, nhưng tác giả lại cho nhân vật tự hồi tưởng lại thời ấu thơ, đến quá trình vào

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật (Trang 42)