1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Quang Thanh

142 417 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 624 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHAN THỊ BÍCH HỒNG ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ BÙI QUANG THANH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN, 2014 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHAN THỊ BÍCH HỒNG ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ BÙI QUANG THANH Chuyên ngành văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Biện Minh Điền NGHỆ AN, 2014 4 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Người Việt Nam rất yêu thơ, đặc biệt là những bài thơ về quê hương mình. Hà Tĩnh cũng không nằm ngoài niềm yêu thích đó. Thơ Hà Tĩnh có đặc sắc riêng, đằm thắm tình quê hương, sâu lắng tình người, tình đời… Hà Tĩnh nói riêng, xứ Nghệ nói chung là vùng đất nổi tiếng về truyền thống yêu nước, cách mạng và bề dày văn hóa, văn học. Theo dòng chảy thời gian, văn học xứ Nghệ nói chung, Hà Tĩnh nói riêng luôn cắm được những mốc lớn trên tiến trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc, từ văn học trung đại đến văn học hiện đại, thời nào cũng để lại dấu ấn quan trọng về tác giả, tác phẩm, về khuynh hướng - văn phái cũng như phong cách sang tạo. Cái gốc của vấn đề là bắt nguồn từ truyền thống văn hóa lâu đời, ở bản lĩnh, cốt cách của người Hà Tĩnh. Trong khó khăn gian khổ con người nơi đây càng được tôi rèn thêm ý chí cần cù chịu khó, kiên cường, sáng tạo, luôn có khát vọng vươn lên chiến thắng thiên tai, địch họa, chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, để lại cho mai sau những giá trị văn hóa, tinh thần cao đẹp. Hà Tĩnh là quê hương của Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự, Lê Hữu Trác Đến thời hiện đại nhiều thế hệ nhà văn Hà Tĩnh xuất hiện với những tên tuổi sang giá, tiêu biểu như Hoàng Ngọc Phách, Xuân Diệu, Huy Cận, v.v… Đến nay Hà Tĩnh đã có một đội ngũ nhà văn, nhà thơ đông đảo với hàng ngàn tác phẩm có giá trị, góp phần quan trọng vào nền văn học nước nhà. Đây là nguồn dữ liệu, “vật liệu” hết sức quý giá cho các nhà nghiên cứu, phê bình văn học… 1.2. “Hà Tĩnh là đất thơ” (lời Huy Cận). Nối gót tiền nhân, lớp nhà văn, nhà thơ đương đại Hà Tĩnh đã có những nỗ lực lớn trong làm giàu, làm đẹp cho truyền thống văn hóa, văn học của quê hương. Trong số những thi sĩ ấy, có thể kể đến thơ Bùi Quang Thanh Bùi Quang Thanh - Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Văn học nghệ thuật Hà Tĩnh - đã từng có một quá trình sáng tác khá dài, từng có những tập thơ được công chúng độc giả chú ý: Một thời sao lãng quên (1994), Miền tâm tưởng (in chung,1995), Hạt đắng (1998), Đò dọc sông đêm (2002), Ngọn gió dòng sông (2003), Mật ong vàng lũng núi (2007), 1.3. Thơ Bùi Quang Thanh đã trở nên quen thuộc với người dân Hà Tĩnh, người dân xứ Nghệ, nhất là với những ai đang yêu, đang giữa vòng vây dăng mắc của tình yêu, tình người, tình đời, đang giữa hiện tại mà không nguôi hoài niệm quá khứ, nhớ về cội nguồn, và luôn khát khao, hướng về tương lai… 6 Không chỉ thế, nhìn rộng ra, trong dòng thơ trữ tình đương đại Việt Nam, và cả ở bộ phận thơ viết cho thiếu nhi, Bùi Quang Thanh cũng cũng thực sự đã ghi được những dấu ấn đẹp, rất đáng trân trọng, tôn vinh… Rất cần có những công trình tìm hiểu, nghiên cứu thơ Bùi Quang Thanh, từ đây có thể tìm thấy những bài học quý giá cho sáng tạo và tiếp nhận thơ ca 2. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Quang Thanh 2.2. Giới hạn của đề tài Đề tài bao quát toàn bộ thơ Bùi Quang Thanh Văn bản thơ Bùi Quang Thanh dùng để khảo sát luận văn dựa vào: - Bùi Quang Thanh, Một thời sao lãng quên, Hội VHNT Hà Tĩnh, 1994. - Bùi Quang Thanh (in chung), Miền tâm tưởng, Nxb ,1995. - Bùi Quang Thanh, Hạt đắng, thơ, Nxb Thanh niên, 1998. - Bùi Quang Thanh, Đò dọc sông đêm, Nxb Hội Nhà văn,2002. - Bùi Quang Thanh, Ngọn gió dòng sông, Nxb Hội Nhà văn, 2003. - Bùi Quang Thanh, Mật ong vàng lũng núi, Nxb Hội Nhà văn, 2007. 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3.1. Lịch sử tìm hiểu, nghiên cứu thơ Bùi Quang Thanh. Việc nghiên cứu về các tác phẩm thơ Bùi Quang Thanh cũng đã có khá nhiều bài viết, bài giới thiệu (hoặc riêng lẻ đăng trên một số tờ báo, hoặc bài phê bình trong một số công trình về văn học xứ Nghệ và Hà Tĩnh). Nhìn chung các bài viết cũng đã phần nào thể hiện cái nhìn đáng trân trọng và có những khám phá, kiến giải về đặc điểm thơ Bùi Quang Thanh trên một số phương diện. 7 Trong Nhà văn Hà Tĩnh đương đại, các tác giả Hà Quảng - Nguyễn Văn Quang nói về sự tạo hình trong thơ Bùi Quang Thanh: “Những hình tượng thơ đầy tính biểu tượng mà Bùi Quang Thanh quen sử dụng như Dã Tràng, Cuội, Thạch Sanh, ông Đùng tuy quen thuộc nhưng không cũ nhàm mà gợi được những cảm xúc mới mẻ thích thú cho người đọc” [38, 21]. Trong Lược yếu văn học Hà Tĩnh do Hà Quảng chủ biên, Hà Quảng nhận xét về tập thơ Hạt đắng: "Con người Việt Nam hiện đại không cắt đứt quá khứ. Họ tìm ở đấy nhiều bài học. Nhiều tứ thơ liên tưởng đến những huyền thoại xa xưa, đến lịch sử cha ông cũng như chiến tích thời kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Trong cảm nhận của mình, Bùi Quang Thanh với tập Hạt đắng tìm thấy trong lịch sử những bài học cho bản thân, những bài học tự răn" [35, 207]. Tác giả Văn Giá trong Xuôi cùng đò dọc sông đêm đánh giá cao hình ảnh Mẹ và Quê trong thơ Bùi Quang Thanh: "Xuyên suốt tập thơ và được trở đi trở lại với tần số cao là hai hình ảnh Mẹ và Quê. Là hai, cũng là một. Như hai vầng trăng sáng cùng tỏ, có khi giao nhau, có khi lại hòa lẫn trong nhau. Mẹ là trung tâm, là kết tinh của quê hương. Quê hương lại là sự mở rộng của cõi mẹ mà thành. Mẹ và Quê là một nhất thể" [12, 1]. Cũng theo Văn Giá, "Hồn thơ Bùi Quang Thanh là một hồn quê trọn vẹn. Anh thật mẫn cảm với những gì thuộc thế giới đồng quê. Thơ anh ít bóng dáng về đô thị, nếu có cũng một chút xa lạ và ngờ vực: Người ta nhẹ gót về phố thị - Để chút xuân quê đứng ngập ngừng. Anh rút sâu vào thế giới đồng quê như một thế giới vô nhiễu và đồng thời như một thủy lưu văn hóa. Đó chính là con đường đang đi của thơ anh và trên con đường này, anh đã cho lữ khách một chuyến Đò dọc sông đêm đây ấn tượng" [12, 1]. Đọc tập thơ Mật ong vàng lũng núi của Bùi Quang Thanh, nhà thơ Vương Trọng đặc biệt chú ý bài thơ văn xuôi Lời hương khói và nhận xét: “Đây là bài thơ văn xuôi đầu tiên của anh, vốn là người quen viết bút ký và phóng sự, anh khéo léo đưa vào những chi tiết rất văn xuôi và cũng nên thơ: 8 Con đi. No tròn ba lô con cóc sau lưng. Hoa cỏ may găm đầy quần bộ binh đũng chấm ngang đầu gối Bài thơ đã đoạt giải thưởng của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, ghi nhận một bước trưởng thành trong "nghề" thơ của anh” [61, 2]. Các bài viết về thơ Bùi Quang Thanh mới chỉ là những cảm nhận, những phê bình mang tính chất giới thiệu. Tuy nhiên, có thể xem đó như là những gợi ý đáng tham khảo. Cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào tìm hiểu nghiên cứu thơ Bùi Quang Thanh một cách đầy đủ, hệ thống. Luận văn của chúng tôi là công trình đầu tiên đảm nhận công việc này. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Qua khảo sát, tìm hiểu thơ Bùi Quang Thanh, luận văn nhằm xác định những đặc điểm thơ ông, khẳng định những đóng góp của ông cho thơ Hà Tĩnh nói riêng, thơ Việt Nam hiện đại nói chung; từ đây đề xuất một số vấn đề về việc nghiên cứu và tiếp nhận sáng tác của các nhà thơ, nhà văn "cắm chốt" ở các Hội Văn nghệ địa phương. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.2.1. Đưa ra một cái nhìn chung về thơ Bùi Quang Thanh trong bối cảnh thơ Hà Tĩnh nói riêng và thơ Việt Nam hiện đại nói chung. 4.2.2. Đi sâu khảo sát, phân tích, xác định đặc điểm thơ Bùi Quang Thanh trên phương diện nội dung, cảm hứng. 4.2.3. Đi sâu khảo sát, phân tích, xác định đặc điểm thơ Bùi Quang Thanh trên phương diện phương thức thể hiện. Cuối cùng rút ra một số kết luận về thơ Bùi Quang Thanh 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có các phương pháp chính: phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh - loại hình, phương pháp cấu trúc - hệ thống 9 6. Đóng góp và cấu trúc luận văn 6.1. Đóng góp Luận văn là công trình tập trung tìm hiểu thơ Bùi Quang Thanh với cái nhìn hệ thống. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu và nghiên cứu thơ Bùi Quang Thanh và thơ Hà Tĩnh nói riêng, thơ Việt Nam hiện đại nói chung 6.2. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương. Chương 1. Thơ Bùi Quang Thanh trong bối cảnh thơ Hà Tĩnh và thơ xứ Nghệ đương đại. Chương 2. Cảm hứng sáng tạo và hệ thống hình tượng trong thơ Bùi Quang Thanh Chương 3. Phương thức thể hiện của thơ Bùi Quang Thanh. Chương 1 THƠ BÙI QUANG THANH TRONG BỐI CẢNH THƠ HÀ TĨNH VÀ THƠ XỨ NGHỆ ĐƯƠNG ĐẠI 1.1. Thơ Hà Tĩnh và thơ xứ Nghệ đương đại 1.1.1. Bức tranh thơ Hà Tĩnh và thơ xứ Nghệ đương đại Hà Tĩnh là đất văn vật, nổi tiếng vì nhiều người đỗ đạt nhưng nổi bật hơn là cốt cách con người xứ Nghệ. Đây là mảnh đất giàu truyền thống thi ca, có nhiều cây đại thụ tỏa bóng mát qua nhiều thế kỷ. Nối tiếp truyền thống của những thế kỷ trước, thế kỷ hai mươi, Hà Tĩnh vẫn đóng góp cho thi đàn dân tộc nhiều tên tuổi: Xuân Diệu, Huy Cận, Chính Hữu, Phạm 10 [...]... cảm được tác giả đang nói gì? Muốn gì? Tôi chúa ghét loại thơ hỏa mù Đành rằng thơ là ý ngoài lời, nhưng ngoài xa quá đến mức ngoài vùng huy động của sự liên tưởng thì không thể gọi là thơ" [38, 217]… 1.2 Bùi Quang Thanh - một gương mặt tiêu biểu của thơ ca xứ Nghệ đương đại 1.2.1 Con đường đến với thơ của Bùi Quang Thanh Nhà thơ Bùi Quang Thanh sinh năm 1950 tại xóm Kim Tĩnh, Cẩm Tiến, Cẩm Xuyên,... 2011, Bùi Quang Thanh nghỉ hưu Hiện nay, ông công tác tại Tạp chí Kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân tối cao Từ nhỏ, Bùi Quang Thanh đã được nghe mẹ ông, một người phụ nữ thuộc rất nhiều thơ như Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, đặc biệt là ca dao, dân ca xứ Nghệ Bà có giọng ngâm thơ rất ấm Bùi Quang Thanh được nghe mẹ ru mình, ru em và đã thẩm thấu những ca từ đó Sau này đi học, ông được tiếp xúc thơ của... Bùi Quang Thanh, Tùng Bách Các tác giả Hà Tĩnh cũng đóng góp cho thơ ca hiện đại Việt Nam nhiều tác phẩm đỉnh cao và ít nhiều trong số tác phẩm thành công đã tạo nét riêng cho dòng thơ xứ Nghệ Các nhà thơ xứ Nghệ là những cây bút cự phách trong các thể loại lục bát, năm chữ, thơ tứ tuyệt, thơ tự do có mặt hầu hết trong các tuyển thơ trong Nam cũng như ngoài Bắc Với một đội ngũ đông đảo như vậy, thơ. .. về tư tưởng, cách nhìn, quan niệm về cuộc sống và sự kết tinh nghệ thuật chứ không quá câu nệ về hình thức câu thơ, 14 bài thơ Thơ của họ thiên về suy tư, giàu sức gợi Nguyễn Sĩ Đại, Lê Quốc Hán, Phan Tùng Lưu, Bùi Quang Thanh, Quỳnh Như thuộc xu hướng này Xu hướng thứ ba là xu hướng muốn cách tân nghệ thuật, tiếp cận với thơ hiện đại Loại thơ này thường không rõ mạch, không dễ nắm bắt ý tưởng tác giả... lắng Bùi Quang Thanh, khỏe khoắn mà say đắm Lê Duy Văn thành công nhiều ở những bài thơ kỷ niệm lính, tình thơ đậm đà, lời thơ giản dị sâu lắng, hơi có chút ngang tàng Nguyễn Ngọc Phú, cây thơ tràn đầy sinh lực, thơ ông mang hương vị riêng của một miền quê biển ngập tràn sóng gió, hình thức tân kỳ, ngôn ngữ sống động Thái Vĩnh Linh, một cây bút sung sức trên cả hai mảng thơ người lớn cũng như thơ trẻ... đứng xứng đáng trong lòng người đọc các thế hệ trên mảnh đất này 1.1.3 Các tác giả tiêu biểu thơ Hà Tĩnh và thơ xứ Nghệ đương đại 1.1.3.1 Nhà thơ Duy Thảo Duy Thảo là nhà thơ thuộc thế hệ chống Mỹ của Hà Tĩnh Ông đã đạt rất nhiều giải thưởng: Giải Ca dao Nghệ An - 1963, giải Thơ Nghệ An 1964, giải đặc biệt Thơ chống Mỹ Hà Tĩnh 1968, giải thưởng văn học Nguyễn Du lần 1- 1990, Cành xanh lá xanh, giải... hiện, để rồi thơ ông đã neo đậu được trong tâm hồn bạn đọc 1.1.3.3 Nhà thơ Nguyễn Ngọc Phú Trong những năm gần đây, có một cây bút được được người yêu thơ đánh giá cao, đó là Nguyễn Ngọc Phú Hai tập thơ được liên tiếp ra đời, Đám mây màu vảy cá và Giấc mơ lưới Cả hai tập thơ thống nhất như một chỉnh thể, bộc lộ một cảm quan nghệ thuật sắc bén, một tư duy thơ khá độc đáo, cũng như một giọng thơ riêng rất... đoan trang ( Thơ cho con ngày đi lấy chồng) Duy Thảo thử thách nhiều trên lối thơ năm chữ, thơ tự do, thơ tám chữ, thơ lục bát, tứ tuyệt đâu cũng gặp một cách nói ấy: chân thật, giản dị, 25 không khoa trương, màu mè, không hô to gọi giật ngay cả khi viết chiến công, viết về Đảng, về lãnh tụ (Gửi trọn niềm tin, Trước ảnh Bác) Mảng thơ tứ tuyệt ghi dấu một thành công của ông Đặc biệt các bài thơ về hoa... đội Năm 1971, nhà thơ cùng đơn vị của mình vào chiến trường Tây Nguyên Ông nguyên là lính tiểu đoàn xe 827, sư đoàn 10 quân giải phóng Tây Nguyên 1971 – 1974 Trong các chiến dịch đánh lớn của quân ta vào mùa khô 1972, Bùi Quang Thanh bị thương và được chuyển ra Bắc chữa trị và tiếp tục được đi học về kĩ thuật sửa chữa ô tô của ngành giao thông vận tải Đất nước thống nhất, Bùi Quang Thanh tiếp tục công... đạt mới lạ, kết cấu tự do, phóng túng, nhiều trường hợp bài thơ gây khó hiểu, vì thế không hợp với số đông độc giả Nguyễn Ngọc Phú là nhà thơ luôn có ý thức phấn đấu theo hướng này… Đã có những thành công và chưa thành công, nhưng có thể nói tiềm năng của thơ Hà Tĩnh là rất đáng hy vọng 1.1.2 Những đặc điểm chính của thơ Hà Tĩnh và thơ xứ Nghệ đương đại Chiến tranh vẫn là đề tài lớn của văn học Việt . là Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Quang Thanh 2.2. Giới hạn của đề tài Đề tài bao quát toàn bộ thơ Bùi Quang Thanh Văn bản thơ Bùi Quang Thanh dùng để khảo sát luận văn dựa vào: - Bùi Quang Thanh, . HỒNG ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ BÙI QUANG THANH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN, 2014 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHAN THỊ BÍCH HỒNG ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ BÙI QUANG THANH Chuyên. của thơ Bùi Quang Thanh. Chương 1 THƠ BÙI QUANG THANH TRONG BỐI CẢNH THƠ HÀ TĨNH VÀ THƠ XỨ NGHỆ ĐƯƠNG ĐẠI 1.1. Thơ Hà Tĩnh và thơ xứ Nghệ đương đại 1.1.1. Bức tranh thơ Hà Tĩnh và thơ xứ Nghệ đương

Ngày đăng: 19/07/2015, 18:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w