Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 96 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
96
Dung lượng
523 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ THỊ HÒA ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ PHÙNG NGỌC HÙNG Chuyên ngành: Lý luận Văn học Mã số: 60.22.01.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Biện Minh Điền NGHỆ AN, 2014 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thơ ca, đặc biệt là thơ trữ tình là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với bất cứ dân tộc nào, đặc biệt đối với Việt Nam - một dân tộc yêu thơ, sống thiên về tình cảm, trọng tình cảm… Thơ trữ tình Việt Nam đã có một quá trình sinh thành, phát triển lâu dài, ngay từ thế kỷ X. Bước sang thế kỷ XX - thế kỷ lên ngôi của cái tôi cá nhân cá thể (individu), thơ trữ tình càng phát triển mạnh. Sang thế kỷ XXI, thơ trữ tình vẫn giữ vị thế không thể thay thế… Bức tranh thơ trữ tình Việt Nam đương đại (xin giới hạn từ 1986 đến nay) phong phú, đa dạng, với một đội ngũ nhà thơ đông đảo, nhiều thế hệ. Có thể nói đến một dòng thơ trữ tình đương đại - dòng thơ có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam, với nhiều phong cách, nhiều tiếng nói khác nhau. Mỗi người một giọng nói riêng, góp phần tạo nên âm hưởng, tinh thần mới mẻ của thơ trữ tình Việt Nam đương đại. Trong số những giọng nói riêng đó, có tiếng thơ khiêm tốn, nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, dễ thấm sâu vào lòng người của Phùng Ngọc Hùng 1.2. Nếu như trong bức tranh chung của thơ Việt Nam đương đại, thơ trữ tình có vị trí ưu thế, thì mảng thơ viết cho thiếu nhi không phải ai cũng biết đến. Ai cũng đã từng là trẻ con, nhưng rất lạ, lớn lên, ai cũng dùng từ “trẻ con” để dè bỉu, mỉa mai, coi thường người đời! Văn học cho thiếu nhi nói chung, thơ nói riêng, rõ ràng không thể chối cãi, có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống văn học của đất nước. Mảng văn học thiếu nhi không quá xa lạ, cũng không khan hiếm, nhưng phải nói, trong nhịp sống hiện đại, thơ thiếu nhi dễ bị lãng quên do nhiều yếu tố tác động của xã hội, và của người lớn… Thơ thiếu nhi đương đại, số lượng tác giả đã có sự tăng lên đáng kể, nhiều cây bút tài hoa xuất hiện Trong số đó, có Phùng Ngọc Hùng – nhà thơ của “Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai”… 1.3. Phùng Ngọc Hùng (sinh 1950, quê quán Nghi Hương - Cửa Lò - Nghệ An, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam) được độc giả chú ý và biết đến qua hai mảng thơ viết cho thiếu nhi và thơ trữ tình viết cho người lớn. Ông đã có 8 tập thơ được xuất bản… Phùng Ngọc Hùng là tác giả phần lời các ca khúc được phổ nhạc nổi tiếng: Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai - được bình chọn là một trong 50 ca khúc hay nhất viết cho thiếu nhi thế kỷ XX, Giận mà thương (do Trọng Hoàn phổ nhạc), Thì thầm Phùng Ngọc Hùng đã đạt nhiều giải thưởng văn học: Giải thưởng thơ viết cho nhi đồng (Hội Nhà văn Việt Nam và Trung ương Đoàn, 1987); Giải thưởng văn học thiếu nhi (Hội Nhà văn Việt Nam, 1989), Giải thưởng cuộc thi thơ (Báo Văn nghệ, 1990); Giải thưởng cuộc thi thơ, (Báo Phụ Nữ Việt Nam, 1995); Giải thưởng cuộc thi thơ (Báo Văn Nghệ 1995 – 2000). Vậy mà, vẫn chưa có một công trình nào tìm hiểu, nghiên cứu đầy đủ, hệ thống về thơ Phùng Ngọc Hùng mà chỉ có một số bài phê bình đăng ở các trang báo, chủ yếu tập trung ở mảng thơ thiếu nhi. Phải chăng, chúng ta chỉ chú ý những tác gia lớn, vĩ đại, mà bỏ quên nhiều tác giả vốn dĩ thơ văn của họ không kém phần hấp dẫn, nhiều giá trị. Việc khai thác, nghiên cứu, đánh giá thơ Phùng Ngọc Hùng là điều cần thiết. Đề tài vì vậy mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Phùng Ngọc Hùng bắt đầu sáng tác khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Năm 1987, ông cho xuất bản tập thơ viết cho thiếu nhi đầu tiên là Bé Hương 4 và mèo con, sau đó các tập thơ khác lần lượt được xuất bản, các tập thơ ra đời được công chúng bạn đọc bao gồm lứa tuổi thiếu nhi và bạn đọc lớn tuổi đón nhận. Các bài đánh giá, phê bình về thơ ông chủ yếu đăng trên các báo Hoa học trò, báo Văn nghệ cho thiếu nhi. Trên báo Nhân dân cuối tuần, số 39, năm 1999, xuất hiện bài viết “Một tập thơ giàu chất trẻ thơ” của tác giả Võ Gia Trị. Bài viết chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật của thơ viết cho thiếu nhi của Phùng Ngọc Hùng. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất giới thiệu, phạm vi nghiên cứu còn nhỏ, hẹp, chưa bao quát thơ viết cho thiếu nhi của Phùng Ngọc Hùng. Trương Hữu Lợi với bài viết “Gọi bạn, cuộc dạo chơi thú vị với nhà thơ Phùng Ngọc Hùng”, nhận thấy có một thế giới trẻ thơ vô tư hồn nhiên và những người bạn rất đỗi thú vị của trẻ thơ, những bức tranh sinh động về thiên nhiên, về con người trong thơ Phùng Ngọc Hùng. Trương Hữu Lợi cũng đã đề cập đến bút pháp, ngôn từ, nhạc điệu thơ Phùng Ngọc Hùng. Tuy nhiên, bài viết này cũng chỉ mới đề cập đến một tập thơ của Phùng Ngọc Hùng. Nhà thơ và là nhà phê bình Vũ Quần Phương khi đọc tập thơ Bé Hương và mèo con, đã nhìn thấy tâm hồn đôn hậu của nhà thơ Phùng Ngọc Hùng dành cho thiếu nhi… Mai Hạnh với bài “Triết lý lãng mạn trong Khoảng trời thầm”, đã chỉ ra các khía cạnh khác của thơ Phùng Ngọc Hùng: chất lãng mạn, những triết lý đời thường trong thơ Phùng Ngọc Hùng. Bài viết cũng khẳng định giá trị mảng thơ dành cho người lớn của Phùng Ngọc Hùng. Mai Hạnh có những phát hiện lý thú. Theo tác giả bài viết, “có thể còn nhiều góc cạnh cần được khám phá, đề cập tới nữa, nhưng tôi muốn cảm nhận một mạch thi tứ xuyên suốt cả tập thơ, đó là triết lý lãng mạn trong Khoảng trời thầm”. Mặc dầu đã có khá nhiều ý kiến nhận xét, đánh giá và một số bài phê bình về thơ Thơ Phùng Ngọc Hùng, nhưng nhìn chung, còn mỏng, chưa tương xứng với những gì mà Phùng Ngọc Hùng dành cho con người, cho cuộc đời, đặc biệt cho đối tượng thiếu nhi - “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, và 5 những ai trong cuộc đời thường với những giăng mắc “giận mà thương” của tình người, tình đời… 3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Đặc điểm nghệ thuật thơ Phùng Ngọc Hùng 3.2. Giới hạn của đề tài Đề tài bao quát toàn bộ thơ Phùng Ngọc Hùng, gồm 8 tập thơ đã được xuất bản. Văn bản thơ dùng Phùng Ngọc Hùng dùng để khảo sát, luận văn dựa vào các tập thơ của tác giả: Phùng Ngọc Hùng, Bé Hương và mèo con, Nxb Hà Nội, 1989. Phùng Ngọc Hùng, May áo cho mèo, Nxb Kim Đồng, 1992 Phùng Ngọc Hùng, Khoảng trời thầm, Nxb Văn học, 1996 Phùng Ngọc Hùng, Chùa tiên- Giếng tiên, Nxb Văn hóa Dân tộc, 1997. Phùng Ngọc Hùng, Gọi bạn, Nxb Hội Nhà văn, 1999. Phùng Ngọc Hùng, Trẻ em và biển, Nxb Thanh niên, 2001. Phùng Ngọc Hùng, Ngày xửa ngày xưa, Nxb Kim Đồng, 2008. Phùng Ngọc Hùng, Mùa thơ Hà Nội, Nxb Hội Nhà văn, 2008. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Qua khảo sát, tìm hiểu thơ Phùng Ngọc Hùng, luận văn nhằm xác định đặc điểm nghệ thuật thơ của Phùng Ngọc Hùng, xác định ý nghĩa xã hội - thẫm mỹ, giá trị nhân văn nhân bản, và những đóng góp của Phùng Ngọc Hùng cho thơ Việt Nam đương đại nói chung, đặc biệt thơ viết cho thiếu nhi. Cũng từ đây đề xuất một vấn đề về việc tìm hiểu thơ Việt Nam đương đại, đặc biệt là thơ thiếu nhi. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 4.2.1 Đưa ra ra cái nhìn chung về thơ Phùng Ngọc Hùng trong bối cảnh thơ đương đại, đặc biệt là mảng thơ dành cho thiếu nhi. 4.2.2 Đi sâu, khảo sát, phân tích xác định những đặc điểm thơ Phùng Ngọc Hùng trên phương diện nội dung, cảm hứng (hình tượng trữ tình, cái tôi trữ tình). 4.2.3 Đi sâu khảo sát phân tích xác định những đặc điểm thơ Phùng Ngọc Hùng trên phương diện nghệ thuật thể hiện (cấu tứ, nghệ thuật tổ chức ngôn từ thơ, giọng điệu thơ). Cuối cùng rút ra một số kết luận về về thơ Phùng Ngọc Hùng. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài, người viết chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thống kê - phân loại, Phương pháp phân tích - tổng hợp, Phương pháp so sánh - đối chiếu, Phương pháp cấu trúc, hệ thống… 6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn 6.1. Đóng góp Có thể xem luận văn là công trình đầu tiên tìm hiểu, nghiên cứu thơ Phùng Ngọc Hùng một cách tập trung với cái nhìn hệ thống. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu thơ Phùng Ngọc Hùng nói riêng, thơ hiện đại nói chung… 6.2. Cấu trúc luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận, và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Thơ Phùng Ngọc Hùng trong dòng thơ trữ tình đương đại và thơ viết cho “Trẻ em hôm nay”… Chương 2. Cái tôi trữ tình và hệ thống hình tượng trong thơ Phùng Ngọc Hùng Chương 3. Nghệ thuật tổ chức ngôn từ thơ Phùng Ngọc Hùng 7 Chương 1 THƠ PHÙNG NGỌC HÙNG TRONG DÒNG THƠ TRỮ TÌNH ĐƯƠNG ĐẠI VÀ THƠ VIẾT CHO “TRẺ EM HÔM NAY’’… 1.1. Thơ Phùng Ngọc Hùng trong dòng thơ trữ tình Việt Nam đương đại 1.1.1. Thơ trữ tình Việt Nam đương đại (từ 1986 đến nay) Thơ Việt Nam đương đại là một bức tranh sinh động, với muôn hình muôn vẻ những phong cách, cá tính, tên tuổi. Khó mà xác định một dòng chủ đạo nào chiếm ưu thế cũng như một tên tuổi xuất sắc như trước. Nói như thế không có nghĩa thơ Việt Nam giai đoạn này lại không có đỉnh cao hay không có những thành công nhất định, vì dù sao, trên bước hành trình còn nhộn nhịp những bước chân thơ thì đó quả cần có thời gian để nhìn nhận lại. Nói đến thơ đương đại là nói đến sự cách tân thơ truyền thống, sự tìm tòi đổi mới thi pháp cũ. Theo Lưu Khánh Thơ, có hai nhóm xu hướng cách tân thơ hiện nay. Nhóm thứ nhất là những cây bút đã có quá trình sáng tác từ trước 1975 như: Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần, Đặng Đình Hưng, Dương Tường, Hoàng Hưng,… Họ được coi là những người đầu tiên đánh dấu sự xuất hiện của một dòng thơ mới gây nhiều tranh cãi. Phần lớn tác phẩm của họ được sáng tác khá lâu trước thời kì đổi mới. Nhóm thứ hai là những cây bút xuất hiện và trưởng thành sau 1975 như: Nguyễn Quang Thiều, Dương Kiều Minh, Nguyễn Lương Ngọc, Mai Văn Phấn, Trần Anh Thái, Nguyễn Quyến, Dư Thị Hoàn, Tuyết Nga, Trần Quang Đạo, Đặng Huy Giang,… Sau đó 8 những cây bút đương đại được nhắc đến nhiều nhất có thể kể đến: Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Văn Cầm Hải, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Lê Vĩnh Tài, Nguyễn Vĩnh Tiến, Trương Quế Chi,… “Quan sát trên thi đàn Việt những năm gần đây có thể thấy các tác giả trẻ đang khao khát thể hiện tiếng nói của thế hệ mình như một giá trị. Giá trị ấy được đảm bảo bằng cái mới, cái hiện đại trong quan niệm về thơ, trong giọng điệu, bút pháp, hình thức thể hiện… Dù có thể những tìm tòi, cách tân chưa trở thành xu hướng chủ đạo, chưa dễ tìm được sự đồng thuận trong đánh giá và tiếp nhận của người đọc nhưng vẫn có thể cảm nhận được một nguồn sinh lực mới đang tiềm ẩn trong thơ hiện nay”[72]. Bên cạnh dòng thơ cách tân đó, một mạch ầm vẫn âm thầm chảy trong nền văn học là sự tiếp nối của thơ ca truyền thống, nó như “khuôn vàng thước ngọc” đánh giá phẩm chất thơ mà rất nhiều nhà thơ sau khi bôn ba trên chặng đường đổi mới lại quay trở về. Trở về không phải là sự lặp lại hay lùi bước so với sự phát triển mà từ độ lùi của thời gian, con người ta lại lắng lại với cảm xúc, với những suy nghĩ, cảm xúc chín muồi của mình, trở lại với cái êm đềm, nhẹ nhàng của cảm xúc Tiếp nối thơ ca truyền thống là để tôn vinh và đảm bảo rằng, giá trị truyền thống còn có rất nhiều ý nghĩa trong quá trình phát triển và hội nhập. Trong dòng thơ đương đại, mảng thơ tình là mảng thơ phát triển rầm rộ. Thơ tình đương đại vừa mãnh liệt, vừa mang yếu tố tình dục của những cây bút táo bạo, những khát khao nhục thể được phơi bày trần trụi, không còn cái e ấp ngày xưa như trong thơ Nguyễn Bính, không còn xa lạ và hư ảo như thơ Hàn Mặc Tử, cũng không tuyệt mỹ như trong thơ Chế Lan Viên: Em đi như chiều đi/ Gọi chim rừng bay hết/ Em về như chiều về/ Rừng non xanh lộc biếc Tình yêu trong thơ đương đại thiên về cảm xúc hoài nghi, đổ vỡ, thiên về cảm giác trực quan được thể hiện bằng những hình thức thơ mới lạ, độc đáo, hình ảnh mang tính biểu tượng cao… 9 1.1.2. Dấu ấn Phùng Ngọc Hùng trong dòng thơ trữ tình Việt Nam đương đại Khi nói Phùng Ngọc Hùng trong hành trình thơ trữ tình đương đại, người viết muốn đề cập đến mảng thơ viết về tình yêu, tình cảm gia đình, viết về thiên nhiên đất nước của Phùng Ngọc Hùng. Bởi trong quá trình sáng tác, ông không chỉ miệt mài trong mảng đề tài viết cho thiếu nhi mà còn có những bài thơ bộc bạch tâm tình của mình. Viết như một cách tìm lại mình và đổi mới mình, Phùng Ngọc Hùng không ngừng sáng tạo để thoả mãn niềm đam mê viết cũng như để giải toả những tâm tình riêng. Thơ về tình yêu, về con người, về Hà Nội, về quê hương đất nước… của Phùng Ngọc Hùng cũng không kém phần hấp dẫn. Nó thu hút người đọc không phải bằng những vần thơ gai góc, sắc nhọn mà bằng những vần thơ nhẹ nhàng, ý vị, hiền từ, xúc động, bùi ngùi, dễ chạm vào trái tim của người đọc. Phùng Ngọc Hùng đến với thơ trước hết từ tiếng gọi của tình yêu, từ cảm hứng tình yêu. Trong một cuộc nói chuyện thân tình và cởi mở với Thiên Kim, Thiên Kim cho biết: “Ông (Phùng Ngọc Hùng) nói rằng, khởi nghiệp, ông làm thơ tình, và cho đến nay, ông vẫn chưa bao giờ ngừng viết về tình yêu, nhưng vì mảng thơ trẻ em của ông nổi trội hơn nên người ta vẫn quen với một Phùng Ngọc Hùng “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Rồi ông đọc cho tôi nghe bài thơ tình “Giận mà thương” (Bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc): Anh xa em nghe câu dân ca/ Giận mà thương sao da diết thế/ Ơi câu ca nặng tình nặng nghĩa/ Có lúc nào em giận anh không?/ Có lúc nào em giận anh không?/ Để anh thương suốt cả ngày em giận/ Khi xa nhau đến hàng nghìn dặm/ Giận chẳng còn mà thương rộng dài thêm…”[38]. Phùng Ngọc Hùng viết về tình yêu bằng một trái tim chân thành, nhiệt tình. Tiếng nói trong thơ ông là tiếng nói của cảm xúc, tiếng nói của nhịp đập con tim, của tình yêu. Chính vì thế, với Phùng Ngọc Hùng, dù đi đâu, về đâu, dù là quan chức hay nhà thơ, tất cả đều không ngoài một triết lý giản dị mà sâu sắc mà ông đã chiêm nghiệm, đúc kết: Giận thì giận mà thương thì 10 [...]... tĩnh, trầm lắng Phùng Ngọc Hùng muốn gìn giữ, bảo vệ những giá trị sâu lắng của thơ truyền thống cho thơ hiện đại Dẫu chưa phải là một nhà thơ đạt đến đỉnh cao thành tựu, nhưng những đóng góp của Phùng Ngọc Hùng cho bức tranh thơ Việt Nam hiện đại, đặc biệt ở dòng thơ trữ tình là rất đáng trân trọng 1.2 Thơ Phùng Ngọc Hùng trong dòng thơ dành cho thiếu nhi – “Trẻ em hôm nay” 1.2.1 Dòng thơ dành cho thiếu... này vào thơ Phùng Ngọc Hùng 1.2.2.2 Phùng Ngọc Hùng – Nhà thơ của “Trẻ em hôm nay”… Bao quát thơ Phùng Ngọc Hùng, hoàn toàn có cơ sở để khẳng định: Trong những tên tuổi đã khẳng định được vị trí của mình ở dòng văn học thiếu nhi, có Phùng Ngọc Hùng Và cũng hoàn toàn có cơ sở để gọi ông là Nhà thơ của Trẻ em hôm nay – thế giới ngày mai ! Là cây bút chuyên tâm viết cho thiếu nhi, ông có 6 tập thơ viết... hàng sấu, Đêm Noen,… cũng xuất hiện nhiều trong thơ Phùng Ngọc Hùng Điều quan trọng đáng nói nhất là Phùng Ngọc Hùng cảm được, nghe được một cách tinh tế cái hồn của các sự vật, hiện tượng mà mình nói đến 13 Những con chữ của Phùng Ngọc Hùng có nét tương đồng gặp gỡ những con chữ của Thạch Lam: nhẹ nhàng, sâu lắng, có hồn… Dễ nhận thấy thơ Phùng Ngọc Hùng trong sáng, giản dị, thuần khiết: Thế là có... năng để trở thành một nhà thơ trữ tình ở Phùng Ngọc Hùng là hoàn toàn có thể Phùng Ngọc Hùng là một người chỉn chu trong công việc, luôn cố gắng hoàn thành những trọng trách được giao (từ là một giáo viên phổ thông lên đến Bí thư Trung ương Đoàn, Thứ trưởng,…) Phùng Ngọc Hùng sớm bộc lộ năng khiếu văn hóa, văn nghệ, không chỉ yêu thơ, còn rất say mê âm nhạc, am hiểu về nhạc lý Thơ ông được phổ nhạc khá... Theo Dương Thuấn, Điểm đáng chú ý trong thơ Phùng Ngọc Hùng là anh thường tả, các sự vật qua thơ anh đều trở nên sắc cạnh, rõ nét”[74] Hướng về thiên nhiên sau những bận rộn đời thường, Phùng Ngọc Hùng lại mở ra một không gian nên thơ của Hà Nội - Thủ đô của đất nước Mùa thơ Hà Nội là tập thơ tác giả viết, gần như để tri ân mảnh đất đẹp đẽ mà nhà thơ lựa chọn lập nghiệp Đến với Mùa thơ Hà Nội, người... nuôi dưỡng nên biết bao anh hùng, hiền tài, là nguồn cảm hứng vô tận cho nhiều văn nghệ sỹ, trong đó có Phùng Ngọc Hùng. … Tất cả đó thấm đẫm một cách tự nhiên vào tâm hồn Phùng Ngọc Hùng tự ngày nào, để rồi góp phần hình thành một tiếng thơ, một hồn thơ thật đôn hậu, đậm chất xứ Nghệ Phùng Ngọc Hùng “tự giới thiệu”: Mẹ sinh con ở biển Muối thấm vào máu, mồ hôi Từng giọt nước mắt rơi Cũng là từng giọt... thơ - sự cộng hưởng của âm thanh cuộc sống; kết cấu đối thoại và con đường khám phá cuộc sống Có thể thấy, từ 1986 đến nay, thơ thiếu nhi không chỉ phát triển về số lượng (tác giả, tác phẩm), mà còn có sự thay đổi về chất lượng nghệ thuật 1.2.2 Thơ Phùng Ngọc Hùng trong dòng thơ dành cho thiếu nhi – “Trẻ em hôm nay”… 1.2.2.1 Con đường đến với thơ và “Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai…” của Phùng Ngọc. .. tuổi trẻ Mỗi tập thơ xuất bản là một tiếng nói thân thương - một thế giới của trẻ em hôm nay – thế giới ngày mai mà nhà thơ tâm huyết dành tặng cho các em Trẻ thơ trong cuộc sống nhộn nhịp thời hiện đại, dễ bị tước đi nhiều quyền lợi của trẻ, thơ Phùng Ngọc Hùng thực sự là món quà vô cùng quý giá đối với các em 28 Chương 2 CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG TRONG THƠ PHÙNG NGỌC HÙNG 2.1 Cái tôi... hình ảnh mình trong hình ảnh các em Nhớ về tuổi thơ, Phùng Ngọc Hùng muốn nhắc lại một tuổi thơ chân chất, vất vả lam lũ, nhưng vẫn vui cười, vô tư để luôn biết rằng, vốn khốn khó nhưng vẫn trân trọng, tuổi thơ dầu vất vả nhưng vẫn tràn ngập tiếng cười và nhớ về tuổi thơ đó để không ngừng phấn đấu trong cuộc sống hôm nay Viết cho trẻ thơ, nhưng Phùng Ngọc Hùng không quên cất giấu vài điều dành cho người... của các em bây giờ có nhiều điểm khác trước ” (Viết cho các em – Phùng Ngọc Hùng) Viết để dành tặng cho các em nhỏ, Phùng Ngọc Hùng quan niệm đó không chỉ là món quà nuôi dưỡng tâm hồn các em, mà còn để hiểu các em, hiểu cuộc sống của con trẻ trong đời sống hiện tại: Trẻ con nhìn là nói Khóc cười cũng dễ thôi Người lớn to mà nhỏ Khi hoà mình cùng chơi 34 Với Phùng Ngọc Hùng, để hiểu được trẻ, để chơi . luận văn là Đặc điểm nghệ thuật thơ Phùng Ngọc Hùng 3.2. Giới hạn của đề tài Đề tài bao quát toàn bộ thơ Phùng Ngọc Hùng, gồm 8 tập thơ đã được xuất bản. Văn bản thơ dùng Phùng Ngọc Hùng dùng. thuật tổ chức ngôn từ thơ Phùng Ngọc Hùng 7 Chương 1 THƠ PHÙNG NGỌC HÙNG TRONG DÒNG THƠ TRỮ TÌNH ĐƯƠNG ĐẠI VÀ THƠ VIẾT CHO “TRẺ EM HÔM NAY’’… 1.1. Thơ Phùng Ngọc Hùng trong dòng thơ trữ tình Việt. tập thơ của tác giả: Phùng Ngọc Hùng, Bé Hương và mèo con, Nxb Hà Nội, 1989. Phùng Ngọc Hùng, May áo cho mèo, Nxb Kim Đồng, 1992 Phùng Ngọc Hùng, Khoảng trời thầm, Nxb Văn học, 1996 Phùng Ngọc