Hệ thống hình tượng trong thơ Phùng Ngọc Hùng 1 Hình tượng trẻ thơ

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật thơ Phùng Ngọc Hùng (Trang 42)

2.2.1. Hình tượng trẻ thơ

Trẻ thơ luôn là mối quan tâm lớn của toàn xã hội, là măng non của đất nước cần được chở che bao bọc, Bác Hồ từng viết: Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan, Người luôn dành những tình cảm đặc biệt cho trẻ thơ, chăm sóc, nâng niu những mầm non của tổ quốc.

Trong thơ Phùng Ngọc Hùng, trẻ thơ là hình tượng xuyên suốt quá trình sáng tác, điều này có dễ dàng lý giải bởi xuất phát từ tình yêu thương của người cha dành cho những đứa con bé bỏng của mình một người lớn dành cho những đứa trẻ hồn nhiên, những số phận mồ côi, bất hạnh. Hình tượng trẻ em xuyên suốt quá trình sáng tác cũng là sự ảnh hưởng từ cương vị công tác của nhà thơ.

Với tình thương yêu con trẻ của mình, Phùng Ngọc Hùng nhìn trẻ thơ dưới đôi mắt trìu mến, thân thương, trẻ con trong thơ ông trước hết không ai khác đó là những đứa con xinh xắn của ông, một cậu con trai khoẻ mạnh và cô gái rất đáng yêu, cùng với những đứa cháu bên nhà.

Trẻ thơ trong thế giới nghệ thuật của Phùng Ngọc Hùng là những đứa trẻ chập những tập đi: Đông qua và xuân tới/ Hôm nay ngày hè sang/ Con tròn mười tháng tuổi/ Tập bước vào nhân gian. Hay bập bẹ tập nói: Bé Hoàng Anh ba tuổi/ Một mình lên gác ba/ Bác yêu nào bác bế/ Bé nũng nịu: chánh da. Đến cả cái giọng điệu “ngọng líu ngọng lo”: “chánh da” đáng yêu của đứa trẻ đang thời kỳ tập đi tập nói rất dễ thương cũng được nhà thơ lắng nghe và ghi lại hết sức tỉ mỉ, thể hiện đúng sự hồn nhiên của đứa trẻ. Nó đang tự khẳng định mình trong việc tập đi, rằng bé không cần giúp đỡ, bé phải tự đi lên

những bậc thang kia, cũng như bé sẽ tự vươn lên tầm cao của cuộc đời.

Trẻ thơ trong thơ Phùng Ngọc Hùng thường được khai thác mặt tâm lý - hành động. Nhà thơ am hiểu tâm lý trẻ con thông qua những hành động ngộ nghĩnh, đáng yêu của chúng. Đó là những đứa trẻ rất thích tập làm người lớn, thích “thể hiện”: Chữ bé chưa được học/ Quyển sách lại in đầy/ Cún con thì thắc mắc/ Bé đọc vèo xong ngay, trước mặt những người bạn ngộ ngĩnh là chú cún, chú mèo, bé thể hiện mình là người lớn, là “đàn chị”, biết nhiều hơn các bạn, nên mới có chuyện dù chưa được học chữ những quyển sách dày cộm bé vẫn đọc vèo một lát là xong làm những người bạn kia hết sức ngỡ ngàng. Hay hành đông may áo cho mèo: Bé may áo mới cho mèo/ Mèo mừng mèo thích meo meo một hồi. Qua một thời trẻ con, nhất là những bé gái, chắc hẳn bé nào cũng có những cô búp bê xinh xắn, để tập may áo quần cho nó, trong thơ Phùng Ngọc Hùng, bé không may áo cho búp bê, mà may áo cho bạn mèo con, điều đó không những là điều thú vị cho mèo, sự ngạc nhiên cho cún mà còn làm cho cả nhà vui mừng trước hành động “người lớn”, biết chia sẻ, chăm lo cho “bạn bè” mình... Bằng sự quan sát khách quan, nhà thơ thể hiện đứa trẻ vô tư, hồn nhiên thể hiện những hành động rất đáng yêu. Nhà thơ như ngồi ở góc nào đó, để ngắm nhìn các cháu say sưa vui chơi, thể hiện mình.

Hành động đáng yêu, tính cách vô tư của trẻ được nhà thơ chú ý: Trẻ con nhìn là nói/ Khóc cười cũng dễ thôi/ Người lớn to mà nhỏ/ Khi hoà mình cùng chơi/ Đã yêu là bạn tất/ Búp bê với mèo con/ Mẹ cha và khách quý/ Lơ mơ là giận hờn (Với con trẻ). Vô tư thế như nhưng với Phùng Ngọc Hùng, trẻ cũng không kém phần tinh ý: Bởi vì mẹ ở xa/ Áo con rách bố vá/ Đường chỉ khâu nhìn lạ/ Con mặc áo chẳng vui (Vá áo cho con). Đó là những đứa trẻ vô tư, “sẵn sàng” bỏ bà nơi ngõ nhỏ vô tư để theo chúng bạn: Nhắc nhiều lần cháu vẫn đi chơi/ Lứa tuổi đó nhắc hoài vẫn thế... Đánh rơi bà nơi ngõ nhỏ vô tư, nhà thơ tôn trọng tính cách đó của trẻ, bởi chúng còn quá bé để hiểu sự mong ngóng của bà khi cô quạnh. Nhưng không vì thế mà các bé hoàn toàn vô

tâm, với bài thơ Bà, Mỗi ngày, bé lại rất biết quan tâm bà, yêu thương bà - ham chơi, chỉ là do tính cách vô tư của bé mà thôi!

Bên cạnh sở thích tập làm người lớn, là tính cách tò mò, hiếu kỳ và luôn muốn khám phá thế giới xung quanh của trẻ. Một lần, bé cầm chiếc gương lên soi, hình ảnh phản chiếu của chiếc gương là một cô bé có dáng người y hệt mình, bé tỏ ra vô cùng tò mò: Cầm chiếc gương lên soi/ Ơ! chiếc gương lạ nhỉ/ Không biết vào đường nào/ Trong gương cũng có bé?. Và tất nhiên sự tò mò đó thôi thúc bé khám phá sự vật ngay tức thì mà không cần suy nghĩ lâu hơn: Bé cười, nó cũng cười/ Thè lưỡi, nó thè lưỡi/ Bé liếm thử vào gương/ Nó liếm ngay vào bé. Đúng là chỉ có trẻ con mới có những hành động đáng yêu như thế. Bởi tính hiếu kỳ, tò mò và muôn vàn câu hỏi “tại sao” hiển hiện trong đầu nên mọi thứ với bé đều cần phải được lý giải: Ông trăng tròn sáng quá/ Chị Hằng dịu hiền sao/ Ông và chị là một/ Nên gọi như thế nào?, rồi Người kiến thì bé xíu/ Cắn thì thật là đau/ Nó lấy sức ở đâu/ Mà phàm phu đến vậy?. Rồi bé hỏi với sự thơ ngây vô cùng: Giá ban đêm có mặt trời/ Người ta sẽ làm việc nhiều hơn mẹ nhỉ?. Tâm lý đặc trưng của trẻ em mặc dù được các nhà tâm lý trẻ khai thác rất kỹ nhưng khi đi vào thơ Phùng Ngọc Hùng, những hành động cụ thể của các em làm cho người đọc phải ngạc nhiên, lý thú, dù trẻ có những câu hỏi ngô nghê, nhưng không phải không có ý nghĩa, ở đó ẩn chứa sự thắc mắc, mà bé muốn được người lớn giải đáp ngay cho mình. Trong thơ Phùng Ngọc Hùng cũng không quên lý giải cho các em những tò mò, vướng mắc đó và tất nhiên là lý giải dưới góc nhìn của những đứa trẻ con, hay đó chính là cách lý giải đáng yêu của trẻ, chẳng hạn: Biết ở trên trời cao/ Trong trăng còn có Cuội/ Chắc một mình buồn rượi/ Tự thêm người cho vui...

Hình tượng trẻ thơ còn được xây dựng trong cách chúng nhìn thiên nhiên, vạn vật xung quanh, chơi với thiên nhiên và đối xử với thiên nhiên. Thiên nhiên là nơi nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, sự gắn bó và yêu thiên nhiên tạo cho các em một tính cách yêu đời, yêu cuộc sống. Thiên nhiên trong lành,

kỳ diệu càng gợi mở cho các em những khám phá thú vị về cuộc sống. Bởi vậy mà rất nhiều nhà thơ lớn, như Tagor, Hồ Chí Minh, Phạm Hổ... khi viết cho thiếu nhi đều xây dựng một thế giới trẻ thơ trong sự hoà đồng với thiên nhiên. Trong cái nhìn của trẻ thơ, vầng trăng là một điều kỳ diệu: Khi non như chồi lá/ Mọc giữa đêm cao vời/ Lúc tròn như chiếc bánh/ Rán vàng trong chảo trời/ Vô tư vầng trăng sáng/ Chia đều khắp nơi nơi/ Nếu như trăng quả chín/ Sợ có ngày trăng rơi. Quá trình trăng bắt đầu nhú, cho đến lúc tròn vành vạch là sự khám phá những hình ảnh đẹp của trăng, những hình ảnh non tơ, ngon lành, chín mọng là món quà của thiên nhiên ban tặng các em, dưới góc nhìn trẻ thơ, Phùng Ngọc Hùng thay các em nhìn ánh trăng trong sự trìu mến và thân thương. Gắn bó với biển, Trẻ em và biển cũng được nhà thơ khắc hoạ thành bức tranh đẹp: Mặt trời như cục lửa/ Vùi trong biển bao giờ?”

“Những đứa trẻ nô đùa với sóng/ Các em nói gì nào biển biết đâu/ Nước như xanh, sóng lại bạc đầu/ Vô tư cát, vô tư chiều lộng gió. Biển là một nơi chứa nhiều kỳ thú mà trẻ con rất thích khám phá, đó là “phương trời lạ lẫm” có những chú còng gió “quặp còn đau đến giờ”, những chú còng đào cát “Tìm bạn ở bên kia đại dương”. Đứng trước biển, trẻ con thoả chí chơi đùa với cát, với sóng, với gió và những chú còng lúc ẩn lúc hiện xinh xắn. Tính cách hoà mình với thiên nhiên là một nét đặc trưng trong tâm lý của trẻ, thiên nhiên là bầu bạn, là đất mẹ, và là nôi nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Trong những hương cây, quả ngọt và những chiếc lá, trẻ thơ cũng đối xử với chúng trìu mến, đó là những người bạn tuổi thơ mà bé Lom khom nhặt làm trò chơi cho mình. Trẻ thơ với thiên nhiên còn được thể hiện trong bài thơ Trẻ em vẽ, đó là những hình ảnh hoà nhập của thiên nhiên: Trẻ em vẽ/ Cá lơ lửng lội trên trời/ Mặt trăng trôi trong biển/ Người cùng cảnh vật múa ca. Bởi thiên nhiên được soi chiếu qua lăng kính của trẻ thơ nên trẻ thơ có những lý giải, cắt nghĩa thú vị về sự sống xung quanh khiến cho người lớn hết sức ngạc nhiên: Lưỡi, Cánh,...

thiên nhiên, sự hoà nhập đó đã tạo nên những hình ảnh trẻ thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu và thích thú trong thơ Phùng Ngọc Hùng. Trẻ thơ với thiên nhiên tạo nên bức tranh toàn bích, sự hoà điệu hoàn hảo, tạo nên một thế giới tươi xanh và tràn ngập sức sống.

Qua các trò chơi, hình ảnh trẻ thơ hiện lên khá thú vị, đó là những đứa trẻ chăm chỉ và biết yêu thương bạn mình khi May áo cho mèo, sự ngạc nhiên đến thích thú trong lúc bắt được những chú đom đóm (Đom đóm), khi chơi với cát (Diệu kỳ).v.v...

Trẻ thơ khôn lớn và dần hình thành tính cách là bởi có sự tương tác, được xây dựng trong mối quan hệ với người lớn, bạn bè. Thơ Phùng Ngọc Hùng viết cho thiếu nhi, viết về thiếu nhi đặc biệt chú ý đến các mối quan hệ của trẻ. Với người lớn, trẻ con rất thích được yêu chiều, nũng nịu, nhưng đôi khi vẫn chứng tỏ mình là người lớn: Bé lên ba khuyên bố đừng uống rượu, bé thích quan tâm người khác: Bé thường đọc sách têm trầu/ Bà yêu bà quý gật đầu khen ngoan..., với những người bạn, bé rất vô tư khi vui chơi và cũng rất quan tâm chúng bạn. Xây dựng hình tượng vừa trẻ con vừa như trưởng thành, Phùng Ngọc Hùng muôn nhắc nhở và hướng các cháu sớm hình thành những thói quen tự lập, biết quan tâm, yêu thương và sống vô tư, thoải mái, để dần dần trở thành những thói quen tốt giúp các em sớm hoàn thiện nhân cách.

Nhưng bên cạnh đó, trẻ con trong thơ ông còn là những đứa trẻ chịu thiệt thòi, mồ côi, là những đứa trẻ trong làng SOS. Phùng Ngọc Hùng cảm thấy day dứt trước những đứa trẻ sinh ra đã chịu thiệt thòi, sớm phải lam lũ, những đứa trẻ sinh ra đã không cha không mẹ, những đứa trẻ sống trong chiến tranh bom đạn. Trong cái nhìn day dứt và xót xa đó, nhà thơ lại bao dung và đầy niềm tin trước những nghị lực mà các em đang cố gắng vươn lên dù mồ côi, dù khiếm khuyết trên cơ thể.

Viết về trẻ thơ, Phùng Ngọc Hùng hơn ai hết, là người cả sự nghiệp gắn với các em, bảo vệ, chăm sóc các em nên luôn có trách nhiệm với

chúng, những đứa trẻ được viết lên chân thực, sinh động, là những đứa trẻ hồn nhiên, trong sáng, vô tư và thánh thiện. Viết về các em nhưng một lần nữa cho thấy nhà thơ viết cho các em, và cho người lớn, về thế giới xung quanh các em, về những trải nghiệm của các em đối với đời sống, với thiên nhiên, qua đó người đọc sẽ hiểu hơn về con trẻ, người lớn quan tâm, tôn trọng các em, hiểu các em hơn.

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật thơ Phùng Ngọc Hùng (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w