Khái niệm và vai trò của yếu tố giọng điệu trong thơ

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật thơ Phùng Ngọc Hùng (Trang 81 - 82)

Nếu được ví von, bài thơ là cánh diều thì giọng điệu chính là gió đẩy cánh diều thơ bay cao bay xa. Trong thơ trữ tình, giọng điệu là yếu tố quyết định đến sự thành công của thơ, nét riêng biệt của nhà thơ, bởi giọng điệu góp phần quyết định tạo nên tính chỉnh thể, hoàn thiện của bài thơ.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu thể hiện “thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn”, “Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẫm mỹ của tác giả”[22, 112], “giọng điệu còn phản ánh cá tính sáng tạo, giúp định hình phong cách của người nghệ sỹ”[22, 112]... Nguyễn Đăng Điệp nhấn mạnh, giọng điệu “bản thân nó là một yếu tố vô hình nhưng lại là một thành tố tham gia trực tiếp vào quá trình sáng tạo, vừa cho phép nhận ra vẻ đẹp riêng độc đáo, vừa có ý nghĩa xác định nhân tài của một nhà văn”[19, 11]. Mang sứ mệnh quan trọng như vậy nên giọng điệu là yếu tố

không thể thiếu trong mỗi tác phẩm nghệ thuật.

Trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, thơ ca có sứ mệnh song hành cùng những bước đi thăng trầm của đất nước, phản ánh những biến cố, sự kiện cũng như tâm trạng của thi nhân thời đại ấy… Mỗi giai đoạn lịch sử, thơ ca lại có một giọng điệu, một âm hưởng chủ đạo, riêng biệt. Chẳng hạn, giọng điệu thơ trung đại là giọng điệu hoài cổ; thơ mới mang giọng êm ái, đưa ru; thơ cách mạng mang giọng điệu ngợi ca, cổ vũ, động viên, thúc giục... Khi đất nước thống nhất, con người trở về cuộc sống thường nhật sau chiến tranh, thơ văn cũng phải thay đổi giọng điệu để phù hợp với nhịp sống lúc bấy giờ. Các nhà thơ phải tìm được cho mình giọng điệu thích hợp, phải tạo được tiếng nói riêng của mình. Có thể nói Phùng Ngọc Hùng đã làm được điều đó trong thơ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật thơ Phùng Ngọc Hùng (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w