Đọc thơ Phùng Ngọc Hùng, người đọc nhận ra trước hết là một thế giới trẻ và của trẻ thơ hồn nhiên trong vắt, với muôn nghìn hoa lá cây cành, con vật và những trò chơi... Xây dựng thế giới đó không thể sử dụng chất liệu ngôn từ bụi bặm, thô bạo mà phải sử dụng một loạt ngôn từ trong sáng, giản dị. Tiếp nối mạch nguồn truyền thống, Phùng Ngọc Hùng luôn có ý thức sử dụng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, ông dùng ngôn từ trong sáng, giản dị, giàu hình ảnh và giàu giá trị biểu cảm. Đấy là nét đặc trưng bao trùm dễ nhận thấy của ngôn ngữ thơ Phùng Ngọc Hùng.
Thơ thiếu nhi đòi hỏi ngôn ngữ phải trong sáng, giản dị. Trẻ em là lứa tuổi còn rất bé chưa thể hiểu sự cách tân, biến đổi là gì, thơ cho các em là đối tượng vỡ lòng, mới được làm quen mặt chữ, học viết và tập đếm. Ngôn ngữ trong sáng giản dị trong thơ là điều cần thiết để các em hiểu được ý nghĩa của bài thơ, làm quen với các từ ngữ biểu cảm, gợi hình, yêu tiếng Việt, và khám phá thế giới một cách dễ dàng nhất.
Bằng ngồn từ rất dễ thương, ngây ngô của con trẻ, Phùng Ngọc Hùng viết:
Bé Hoàng Anh ba tuổi Một mình lên gác ba Bác yêu nào bác bế
Các em hẳn sẽ thấy quen quen và rất dễ đọc, bởi đó là ngôn ngữ đúng là của các em. Từ “chánh da” ngọng líu ngọng lo sẽ khiến các em phì cười bởi các em nhận ra chính mình một thời cũng chưa tròn vành rõ chữ như thế, nhưng đọc lên lại rất yêu. Làm được độc giả - là các em thiếu nhi cười và rung động khi đọc thơ cũng là điều thành công và đáng trân trọng.
Còn đây là cách ví von âm thanh của những chú gà:
Gà con kêu khiếp khiếp Gà mẹ kêu cục cục Bé thương chú gà con Vắng mẹ kêu khiếp khiếp Bé càng thương gà mẹ Vắng con cục cục hoài!...
Tiếng chiếp chiếp của chú gà như cũng mang cảm xúc. Chú sợ hãi khi chú phải xa mẹ, và mẹ gà cũng hốt hoảng để tìm con. Nhà thơ gợi mở giúp các em học được cách chia sẻ và yêu thương động vật hơn.
Còn đây là những chú vịt: Những chú vịt Như cục tơ Đôi mắt tròn Nhìn ngây thơ Thích tập thể Kết thành đàn Xếp dọc ngang Đi đều bước…
Bài thơ có thể giúp các em quan sát, nhận ra được sự đoàn kết, trật tự của chú vịt nhỏ bé, từ đó, càng có ý thức hơn trong việc xây dựng tập thể.
giàu hình ảnh: Hạt sương đọng trên lá/ Đêm lăn xuống đất đai/ Giúp nhành cây nảy lộc/ Giúp mầm non đâm chồi, viết về Hương bưởi: Hương bưởi thoang thoảng/ Mà thơm rất lâu/ Nửa rắc xuống đất/ Nửa treo trên đầu…
Sự tương giao, hoà hợp của thiên nhiên, bề ngoài ít ai nhận ra:
Gió thì thầm với lá Lá thì thầm cùng cây Và hoa và ong bướm Thì thầm điều chi đây...
Với sự nhạy cảm và tinh tế của tâm hồn nhà thơ, thơ Phùng Ngọc Hùng đã mang đến cho các em một cái nhìn mới về thiên nhiên, thiên nhiên không vô tri vô giác. Thiên nhiên cũng có hồn, cũng thầm thì với nhau những chuyện của cây lá, gió, trời sao... Từ “thì thầm” mang giá trị biểu cảm lớn, chỉ thì thầm rất bé, nhưng phải thật tĩnh lặng để lắng nghe, thấu hiểu và thật nhạy cảm. Cảm xúc nhẹ nhàng, lời thơ trong trẻo nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu xa là thành công của thơ Phùng Ngọc Hùng khi viết cho trẻ thơ.