Cấu trúc đố i đáp trong thơ Phùng Ngọc Hùng

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật thơ Phùng Ngọc Hùng (Trang 63)

Phùng Ngọc Hùng luôn có ý thức tổ chức thơ sao cho hấp dẫn bạn đọc, đặc biệt là lứa tuổi thiếu nhi - đối tượng ông quan tâm nhiều nhất. Bên cạnh cách tổ chức thơ thông thường, Phùng Ngọc Hùng còn sử dụng kết cấu đối đáp và kết cấu trùng điệp trong thơ viết cho thiếu nhi. Đây là hai đặc điểm dễ nhận thấy trong kỹ thuật viết của Phùng Ngọc Hùng.

Bám sát tâm lý thích lắng nghe những câu chuyện được kể đi kể lại, thích đọc đi đọc lại một bài thơ, một bài hát của trẻ, thích đố nhau câu hỏi mà ai cũng biết rõ đáp án... Phùng Ngọc Hùng sử dụng kết cấu trùng điệp để nhấn mạnh cho các em những ấn tượng thẫm mỹ của nhân vật trữ tình, về câu thơ, lời thơ, hình ảnh thiên nhiên. Sự vận hành ngôn ngữ như thế cũng để các em có một lượng thông tin hữu ích giúp quá trình khám phá thế giới được mở rộng hơn.

Các em sẽ thấy liên tục xuất hiện câu thơ: Gà mẹ xoè đôi cánh trong mỗi khổ thơ, hình tượng đó tạo ấn tượng về mẹ gà mái đang dang đôi cánh để bảo vệ đàn con, lúc là mái nhà xinh, lúc che con khi mèo khoang chó vện tấn công, lúc lại làm chăn ấm chở che ấp ủ cho con trong bài thơ Gà mẹ. Nhờ có phép trùng điệp về từ, về hình thức câu, các em biết nhiều hơn về những vật cùng tên được miêu tả. Chẳng hạn bài Lưỡi:

Lưỡi dao thì dài bằng lưng

Trăng non đầu tháng dáng cong lưỡi liềm Lưỡi câu khéo uốn khó tìm

...

Biết trò chuyện, biết hỏi chào

Lưỡi gửi nhờ miệng, lưỡi trao nhờ lời...

Kết cấu trùng điệp tương tự như vậy còn có mặt trong những bài thơ:

Cánh, Hỏi, Bạn, Qua cánh đồng làng, Lửa, v.v…

Kết cấu đối đáp là dạng kết cấu được sử dụng khá nhiều bên cạnh dạng kết cấu trùng điệp trong thơ Phùng Ngọc Hùng. Kết cấu đối đáp là dạng kết cấu được sử dụng phổ biến trong văn học. Trong ca dao, lối đối đáp giao duyên trở thành một mô típ quen thuộc và mang giá trị nghệ thuật đặc sắc trong hình thức thể hiện. Nhà thơ Tố Hữu cũng rất thành công với lối thơ có kết cấu đối đáp này. Phát huy lợi thế đối thoại trong thơ ca, Phùng Ngọc Hùng đã ứng dụng để tạo dựng một thế giới trẻ thơ đặc sắc trong mảng thơ viết cho thiếu nhi. Hình thức đối thoại hình thành sớm hơn hình thức độc thoại, nên với trẻ, việc được tiếp xúc trò chuyện trở thành một thú vui không bao giờ chán, bởi thông qua đối đáp, mỗi lần các em lại được khám phá một điều lý thú, kỳ diệu của cuộc sống.

Kết cấu đối đáp giúp thơ Phùng Ngọc Hùng mang tính chất đối thoại, tính đối thoại tạo nên tính tương tác giữa các đối tượng, ở đây là sự tương tác giữa trẻ thơ với người lớn:

Bé Hoàng Anh ba tuổi Tự mình lên gác ba Bác yêu nào bác bế Bé nũng nịu: chánh da

Tính đối thoại làm gia tăng lượng thông tin qua những câu hỏi và những câu trả lời của bé, thông tin ở đây được tương tác sinh động, khác với tính một chiều của cách tổ chức ở những bài thơ được tổ chức một cách thông thường:

Ông trăng tròn sáng quá Chị Hằng dịu hiền sao

Ông và chị là một Nên gọi như thế nào? Biết ở trên trời cao Trên trăng còn có Cuội Chắc một mình buồn rượi Tự thêm người cho vui

(Ông trăng - chị Hằng).

Tính đối thoại trong kết cấu đối đáp không chỉ thể hiện ở việc hỏi đáp mà đó còn là những thắc mắc, tò mò của trẻ về thế giới thiên nhiên xung quanh, những điều kỳ diệu đó đối với bé quả là những dấu hỏi to tướng:

Trung thu là gì hở mẹ Cớ sao trái bưởi lại tròn Trăng treo trên trời cao thế Ngỡ ai cũng là trẻ con Trung thu là gì hở mẹ Mốt mai trăng nữa có tròn Nếu mà đêm nào cũng vậy Người lớn có thành trẻ con?

(Trung thu)

Những câu hỏi ngộ nghĩnh, đáng yêu nhưng cũng không kém phần hóc búa mà trẻ con dành cho người lớn tạo một khoảng không thú vị để người đọc tìm kiếm câu trả lời cho bé.

Mở ra những cuộc đối đáp vui vẻ, ngộ nghĩnh, nhà thơ Phùng Ngọc Hùng như muốn mở một lối để dẫn người đọc vào thế giới trẻ thơ một cách thân thuộc nhất, tiếng bi bô của trẻ khiến cho người lớn cũng phải bất thốt lên những câu trả lời thú vị:

Con:

- Giá ban đêm mà có mặt trời

Người ta sẽ làm việc nhiều hơn mẹ nhỉ Mẹ:

- Ừ đúng vậy

Nhưng người ta sẽ ngủ ban ngày

Lối kết cấu đối đáp còn thể hiện sự thông minh, nhạy bén của đứa trẻ, nhà thơ muốn thông qua đối đáp, cuộc sống sẽ mở ra muôn màu và các em dễ nắm bắt hơn, không còn bị động lệ thuộc vào những gì người lớn mang lại, nhất là cảm giác được chiếm lĩnh thế giới tự nhiên.

Đôi khi, đối đáp không phải là sự tương tác giữa các đối tượng, mà nhà thơ khéo vận dụng hình thức lay gọi, tạo thành một cuộc nói chuyện đầy lôi cuốn giữa hai nhân vật thức và ngủ:

Một hôm thức bảo rằng: Ngủ ơi nào hãy dậy Mở mắt mà nhìn trời Trời cao xanh biết mấy Ngủ ơi nào hãy dậy Cùng bạn bè dạo chơi Cùng vui tập thể dục Cùng đá bóng tập bơi ...

Chẳng phải đó là tiếng gọi dậy giữa cô học trò siêng năng, tinh nghịch với một cậu bạn còn lười biếng, hay ngủ gà ngủ gật, mặt trời đã lên cao mà vẫn vùi mình trong chăn đó ư?. Khổ cuối bài thơ là một câu trả lời vô cùng đáng yêu của nàng thức: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thức ta buồn bực quá Chẳng nói năng gì thêm Nếu ai đến có hỏi

Thức nói: - ngủ chết rồi.

(Thức và ngủ)

Hùng còn có những bài thơ xoáy vào tâm trí người đọc bởi nỗi đau tinh thần của những đứa trẻ không có một phần tuổi thơ, không biết rõ về quá khứ:

Bố mẹ đẻ con là ai Con sinh ở nơi nào?

Sao bố mẹ da trắng tóc nâu Con tóc đen da vàng

Quá khứ là một phần cuộc đời Lẽ nào con không có?

(Ám ảnh)

Bên cạnh hình thức thơ mang kết cấu đối đáp, hình thức định nghĩa cũng làm cho thơ Phùng Ngọc Hùng thêm phong phú sinh động hơn trong việc thể hiện nội dung, thu hút bạn đọc nhỏ tuổi. Chẳng hạn, để miêu tả cái lá, người đọc hình dung bài thơ sẽ miêu tả chiếc lá như thế nào, nhưng tác giả lại mở một hướng khác, bằng cách định nghĩa:

Lá là mái tóc của cây

Cũng là ngàn vạn ngón tay của cành Là màu áo của rừng xanh

Mái nhà im mát cây dành cho chim Ve kim xâu nắng trốn tìm

Bao nhiêu lá hình trái tim bạn bè... (Lá)

Bằng cách định nghĩa như thế, bài thơ không còn khô khan, cứng nhắc mà mở ra sự liên tưởng, tưởng tượng cho trẻ thơ, giúp các em có cái nhìn sinh động hơn với thiên nhiên, cảm giác thiên nhiên cũng có hồn như chính cơ thể con người, từ đó, các em biết chăm sóc, vun vén và bảo vệ thiên nhiên.

Hình thức tổ chức trong thơ thiếu nhi, mảng thơ chính của Phùng Ngọc Hùng, sự làm việc nghiêm túc của ông đã mang lại những giá trị cho mảng thơ ông. Không quá rườm rà kiểu cách, nhưng thông minh và chuyên nghiệp, Phùng

Ngọc Hùng dẫn dụ trẻ vào thế giới của riêng trẻ, cảm nhận những giá trị của cuộc sống mà không phải nhà thơ nào cũng làm được. Khám phá và vận dụng hình thức thơ đó tạo cho Phùng Ngọc Hùng có lối nói riêng dành cho các em. Không những thế, sâu xa hơn, bằng kết cấu trùng điệp, đối thoại, thơ ông còn làm cho người đọc lớn tuổi cũng phải băn khoăn trăn trở bởi những câu hỏi xoáy vào tim can của những đứa trẻ mồ côi, lạc loài thân phận…

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật thơ Phùng Ngọc Hùng (Trang 63)