Các cấp độ cấu tứ trong thơ Phùng Ngọc Hùng

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật thơ Phùng Ngọc Hùng (Trang 58 - 63)

thơ trong thơ ông tồn tại ở nhiều cấp độ: tứ toàn bài và tứ cục bộ. Tứ toàn bài là tứ thơ xuất hiện xuyên suốt bài thơ, tứ đó bao trùm, bàng bạc suốt cả bài thơ khi thể hiện một cảm xúc nhất quán, nối dài theo bài thơ. Tứ toàn bài có khi chỉ xuất hiện trong một câu, một khổ một đoạn, và tứ ở loại này nó bao hàm tứ của cả bài, khác với dạng tứ xuất hiện cục bộ. Tứ cục bộ xuất hiện cục bộ trong khổ thơ, đoạn thơ, nó chỉ là tứ của khổ thơ, đoạn thơ đó, không mang tính tổng thể của tứ toàn bài.

Tứ của cả bài thơ như xuất hiện ngay ở nhan đề bài thơ, tức là nó có những từ ngữ chỉ những vấn đề cốt lõi mà nhà thơ mang đến cho độc giả, ví dụ, trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử, tứ thơ nằm ở từ chín trong nhan đề Mùa xuân chín, từ chín vừa diễn tả thái độ hân hoan, vui mừng vừa tạo cảm giác lo lắng, bồn chồn trước bước chân của thời gian. Từ tứ thơ đó, có thể thấy hàng loạt hình ảnh trong bài thơ diễn tả hai trạng thái cảm xúc đó của Hàn Mặc Tử.

Trong thơ Phùng Ngọc Hùng, nhà thơ cũng có những phút bắt gặp thi tứ và diễn tả nó ngay trong nhan đề: Mây thi vẽ, Đôi cánh, Lưỡi,… Tác giả bắt gặp và thể hiện nó ngay nhan đề, đó cũng là sự lựa chọn khá hợp lý khi viết cho thiếu nhi. Những bài thơ nhỏ xinh viết cho thiếu nhi cần có một cấu tứ rõ ràng, dù các em chưa biết thế nào là tứ thơ, bởi các em cần phải hiểu nội dung bài thơ đó như thế nào, nói về cái gì, ngay từ đầu nhan đề, tác giả đã đề cập thì các em sẽ dễ dàng tiếp nhận hơn.

Tứ thơ xuất hiện ở khổ thơ trong bài thơ là dạng cấu tứ dễ bắt gặp trong thơ Phùng Ngọc Hùng, đi suốt bài thơ, tứ thơ mới vụt sáng, làm cho bài thơ trở nên có ý nghĩa, có hồn và được khai mở. Bài thơ Hai ông mặt trời là một ví dụ. Đầu bài thơ tác giả viết bốn câu miêu tả hình ảnh mặt trời đậu trên ngọn cỏ:

Ngọn cỏ đọng sương mai Long lanh như ngọc bích

Chú dế mèn tưởng thật Rung râu cười ngất ngây

Kết thúc khổ thơ thứ nhất, tứ thơ chưa xuất hiện, bởi hai ông mặt trời như nhan đề ở đâu?. Hoá ra tứ thơ chỉ xuất hiện ở bốn câu thơ cuối, khi có hình ảnh:

Râu dế vương ngọn cỏ Hạt sương chia làm hai Anh kiến càng khoái chí Ngỡ là hai mặt trời

Đúng là một khám phá thú vị của anh kiến càng khi ngỡ hai giọt sương chứa ánh nắng lung linh trên râu dế là hai ông mặt trời đẹp đẽ. Tứ thơ kết thúc bài thơ tạo một bất ngờ thú vị, khiến cho bài thơ trở nên hóm hỉnh, giàu hình ảnh.

Sự xuất hiện của tứ thơ còn dựa vào sự liên tưởng, tưởng tượng. Chẳng hạn ở bài thơ Mẹ, tứ thơ xuất hiện ở khổ cuối:

Mẹ đã từng là mẹ Đón cô Tấm về nhà Mẹ cũng là cô Tấm Từ thị vàng bước ra

Sự liên tưởng gắn với những hình ảnh đã được gây dựng từ trước, hình ảnh cô Tấm dịu hiền, chăm chỉ, không sống giả dối xuất hiện trong truyện cổ tích khiến người đọc, mà nhất là trẻ em dễ tưởng tượng ra, nhờ phép liên tưởng đó, hình ảnh người mẹ được so sánh, ví von, tạo nên thi tứ của bài thơ Mẹ.

Hay ở bài thơ Dấu những bàn chân, hình ảnh những dấu chân xuất hiện từ đầu đến cuối bài thơ, nhưng người đọc cũng chỉ bắt gặp tứ thơ quan trọng nhất trong hai câu thơ đắc địa, đây là hai câu thơ chứa đựng những khám phá, phát hiện đồng thời cũng là ý nghĩa của cả bài thơ:

Anh kéo lưới giúp cụ già xóm bến Phải kéo lùi bàn chân vẫn đi lên

Hình ảnh dấu bàn chân in trên nền cát rõ ràng, sâu hoắm, sóng chưa kịp hất đi để tác giả và người đọc đủ thời gian ngắm nhìn dấu những bàn chân hướng về phía biển, dù hành động kéo lưới là hành động kéo giật lùi về phía sau.

Khi nói đến tứ thơ cục bộ, tức là nó có gí trị khai mở cho toàn bộ bài thơ mà tác giả không đặt trong tất cả các câu chữ, tuy nhiên, nếu không có những ngôn từ, hình ảnh đóng góp của những khổ thơ đi kèm với khổ thơ chứa đựng tứ thì cũng không thể khám phá ra tứ thơ và bài thơ cũng không hoàn chỉnh.

Phùng Ngọc Hùng còn có những sáng tạo ở những bài thơ mà tứ thơ trải dài, bàng bạc suốt cả bài thơ. Điều đó có nghĩa, khi nhà thơ xác định được cảm xúc, thì mạch cảm xúc đó tạo thành thi tứ trải rộng ra mênh mông trong những câu từ của bài thơ. Có thể kể đến những bài thơ mà tứ của nó xuyên thấm trong các hình ảnh, từ đầu đến cuối bài thơ: Phù sa, Gió biển, Tìm con ở nghĩa trang Trường Sơn, Cha, Thời gian tròn...

Bài thơ Giận mà thương được gợi cảm hứng từ bài dân ca của xứ Nghệ, nhà thơ nắm bắt tứ ấy mà lần lượt thể hiện mạch cảm xúc của mình. Khổ thứ nhất là niềm băn khoăn khi nghe câu dân ca trong bài hát, hay là một gợi ý lúc nào em giận anh không? để nhà thơ được giãi bày. Sang khổ thơ thứ hai, nhà thơ diễn tả tâm tình của mình nếu như em có giận Để anh thương suốt cả ngày em giận… Và cái sự giận thương đó đốt cháy tâm can nhà thơ ở khổ thơ thứ ba… Rồi nhà thơ cũng chợt nhận ra, thì ra cảm giác giận mà thương đó không phải ở ai cũng có được, mà chỉ có thể Anh chỉ tìm thấy ở em thôi. Nếu nhà thơ không dùng những ngôn từ, hình ảnh để nói lên công lao to lớn của người vợ thì người đọc không thể hiểu được trạng thái cảm xúc vừa giận vừa thương của nhân vật trữ tình.

lo liệu cho người đọc những liên tưởng đến hình ảnh bao người mẹ người vợ vất vả đêm ngày lo lắng cho gia đình để chồng con yên tâm công tác đã nói lên những nhọc nhằn vất vả họ phải đảm đương khi chồng đi vắng, cũng để tác giả thấm thía hơn câu ca quê mình.

Cuối bài thơ, câu thơ kết thúc như một sự thoả mãn cảm xúc, nhưng nó lại da diết vô cùng, bởi nhà thơ hiểu rằng, mọi sự lo lắng, bồn chồn của vợ cũng chính là vì thương mình vô kể, cho nên nhà thơ kết lại bài thơ, cũng để mở ra mênh mông tình người sâu thẳm:

Bởi giận rồi cũng chỉ để thương thêm…

Tình thương đó mênh mông vô tận chỉ có những người vợ người chồng sống tình nghĩa với nhau mới thấu hiểu hết.

Dạng cấu tứ xuyên suốt bài thơ này một lần nữa cho thấy mạch cảm xúc thơ trong thi nhân luôn dồi dào, bất tận. Người đọc còn thấy được ở các bài thơ như Chùa Tiên - Giếng Tiên (dành cho thiếu nhi). Đây là truyện thơ kể về sự tích Chùa Tiên, Giếng Tiên, hai danh lam ở Lạng Sơn, giúp cho các em hiểu biết hơn về những danh thắng trên đất nước. Với dạng cấu tứ toàn bài khi viết cho thiếu nhi, Phùng Ngọc Hùng giúp các em có cái nhìn tổng thể, không quá khó để đánh đố các em và cũng không nhiều cấp độ hình tượng, như thế sẽ khiến các em dễ dàng hơn trong cách tiếp nhận.

Sự xuất hiện tứ cục bộ cũng làm cho thơ Phùng Ngọc Hùng tạo được dấu ấn trong lòng độc giả, tứ cục bộ xuất hiện ở từng đoạn, từng khổ, tạo nên sức hấp dẫn trong tổng thể của bài thơ. Nhưng tứ này chỉ là tứ của từng đoạn, từng khổ này mà thôi, nó không phải là tứ của toàn bài. Chẳng hạn trong bài thơ Gọi bạn (thơ thiếu nhi), khổ cuối tác giả viết:

Cả hai vui đi ngửa

Ngoe ngẩy bụng trần nhà Điều này chưa ai biết

Gánh xiếc đầy tài hoa

Tứ thơ ở hai câu cuối cũng chỉ nhằm phục vụ cho hình ảnh Cả hai vui đi ngửa/ Ngoe nguẩy bụng trần nhà chứ không thể là tứ lớn của bài thơ Gọi bạn được.

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật thơ Phùng Ngọc Hùng (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w