Nếu như thơ ngắn phù hợp với tầm đón nhận của lứa tuổi thiếu nhi thì để thể hiện cảm xúc của mình đối với những vấn đề trong cuộc sống, thể hiện tình cảm của mình với người thân, bạn bè... bằng thứ tình cảm chân thành, sâu sắc thì thể thơ truyền thống là dạng thơ phù hợp để nhà thơ lựa chọn thể hiện.
Khi viết về người thân trong gia đình như ông bà, mẹ, cha, vợ, nhà thơ thường dùng thể lục bát quen thuộc để thể hiện những tình cảm chân thành, biết ơn và yêu mến những thành viên trong một nhà:
Ước gì bà chẳng còng lưng
Tóc không bạc nữa, răng đừng rụng thêm Mắt mờ chân yếu tay mềm
Bà ơi cháu sợ những đêm trở trời... (Bà ơi)
Lục bát phù hợp để thể hiện nỗi buồn mênh mang:
Xa em ngày tím hoàng hôn
Hoa bằng lăng tím nỗi buồn riêng hoa Anh như đứa trẻ xa nhà
Mênh mông trời cũng chia ra mà buồn (Buồn)
Và nỗi nhớ trong hương cốm:
Cốm xanh đùm lá sen xanh
Thương nhau thì cứ để dành cho nhau Dẫu đi đâu, dù về đâu
Cốm xanh còn để mùa sau vẫn chờ...
(Mùa cốm)
Lục bát vốn hay bởi sự đều đặn của các cặp câu lục - bát, sự liên thông vần giữa hai câu 6 - 8, 8 – 6, tạo sự nhịp nhàng, có thể viết dài hơi mà không sợ thiếu vần… Phùng Ngọc Hùng không chỉ dùng lục bát trong giãi bày tình cảm trữ tình mà ông còn dùng nó để viết cho các em thiếu nhi:
Ngỗng ngan vịt bạn với gà
Có cánh sao chẳng bay xa lúc nào Cánh xanh cánh đỏ cào cào
Cánh buồm thuyền mọc đón chào biển khơi ...
Cánh diều như nửa vầng trăng
Nâng bao hồn trẻ ước mong tháng ngày (Đôi cánh)
Bên cạnh thể thơ lục bát là thể thơ 7, 8 chữ, thể thơ này cho phép người viết giãi bày tâm trạng của mình nhưng âm điệu vẫn du dương, mềm mại, không tràn ra như dạng thơ tự do, nó vẫn trong khuôn khổ vần điệu để người đọc cảm thấy thơ có nhịp điệu, âm thanh, tiết tố. Thơ 7, 8 chữ được Phùng
Ngọc Hùng sử dụng thành công trong các bài Cha, Buổi đầu, Dấu những bàn chân, Nghe đàn bầu trên sông Hồng, Ngoại thành...