Cái tôi trữ tình trong thơ Phùng Ngọc Hùng

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật thơ Phùng Ngọc Hùng (Trang 30 - 42)

Có thể nói, trẻ thơ là cội nguồn của mọi yêu thương, hồn nhiên, đáng yêu, trong trẻo. Thế giới trẻ thơ và thế giới của trẻ thơ là thế giới trong veo, không vướng bận những toan tính đời thường, cũng không có sự bon chen đố kỵ… Trẻ thơ yêu là yêu, ghét là ghét, không nịnh bợ hay giả dối, là những suy nghĩ rất thật. Chính vì thế, người lớn viết cho thiếu nhi, không dễ. Phải tìm cách quên mình, tìm về tuổi thơ, “xin một vé đi tuổi thơ”… Nguyễn Nhật Ánh từng viết cuốn Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ để dành cho trẻ thơ và không quên ghi hàng chữ dành tặng cho “những ai từng là trẻ em”.

Viết như một hành trình trở về với chính mình, viết cho trẻ thơ chính là một lần tác giả lần giở ký ức ngày xưa, của phút giây ngô nghê, vụng dại thơ bé, trở về với khúc hát ru của mẹ, trong khát khao khám phá, bỡ ngỡ bởi những điều mới lạ, và trở về trong trò chơi:

Những đứa trẻ nô đùa với sóng Các em nói gì nào biển biết đâu Nước như xanh, sóng lại bạc đầu Vô tư cát, vô tư chiều lộng gió Tôi bình tâm và hình dung rất rõ Tuổi thơ mình trong trò các em chơi Những tiếng sóng lăn vào hồn lạ lẫm Một phương trời lạ lẫm biển ơi

(Trẻ em và biển - Khoảng trời thầm)

Bao điều rộng lớn mênh mông của đại dương, của bầu trời, đối với người lớn là rất bé nhỏ, nhưng với tâm hồn non nớt bé dại ngày xưa thì đó quả là cả một “phương trời lạ lẫm” ẩn chứa muôn vàn điều kỳ thú, mà tuổi thơ luôn muốn khám phá.

Gặp những đứa trẻ chăn bò, nhà thơ lại nhớ đến tuổi thơ: Một thời tôi như các em/ Chăn bò nhiều hơn đến lớp, để đến lúc trưởng thành, khi nhà thơ

đã thay đổi hoàn cảnh sống, thay đổi môi trường làm việc, điều kiện vật chất kinh tế đủ đầy, không còn phải lam lũ, nhà thơ vẫn: Nay, gặp trẻ chăn bò/ Hình dung quá khứ/ Nắng khét tóc/ Áo nực mùi bò” (Chăn bò - Khoảng trời thầm). Có một chút bùi ngùi, một chút luyến tiếc và một chút trào dâng khi bắt gặp hình ảnh mình trong hình ảnh các em. Nhớ về tuổi thơ, Phùng Ngọc Hùng muốn nhắc lại một tuổi thơ chân chất, vất vả lam lũ, nhưng vẫn vui cười, vô tư để luôn biết rằng, vốn khốn khó nhưng vẫn trân trọng, tuổi thơ dầu vất vả nhưng vẫn tràn ngập tiếng cười và nhớ về tuổi thơ đó để không ngừng phấn đấu trong cuộc sống hôm nay.

Viết cho trẻ thơ, nhưng Phùng Ngọc Hùng không quên cất giấu vài điều dành cho người lớn trong đó, nhắc nhở những người đã từng là trẻ thơ, hãy yêu thương, hiểu và có trách nhiệm với các con như có trách nhiệm với chính bản thân mình, dù đó là một lời hứa rất nhỏ:

Mẹ hứa:

Ngày mai cùng con đi dạo Ngày mai may cho con áo mới Ngày mai mua cho con đồ chơi Ngày mai

Ngày mai Ngày mai

Mẹ ơi! Mẹ đừng hứa nữa Ngày mai con lớn mất rồi

(Mẹ ơi)

Là người lớn, có lẽ ai cũng đã từng hứa và thất hứa với trẻ con, nhất là để dỗ dành chúng. Những lời người lớn nói với trẻ dễ dàng, nhưng để giữ được và thực hiện nó lại bằng cả trách nhiệm và tấm lòng, vì vậy, Phùng Ngọc Hùng, bằng giọng điệu trẻ thơ, mong muốn người lớn hãy luôn giữ lời hứa với con trẻ, đó cũng chính là cách người lớn dạy trẻ con biết giữ lời hứa với người

khác sau này.

Trước khi trở thành người lớn, ai cũng qua một thời con trẻ:

Trái đất này

Đâu chẳng có trẻ con Và chúng ta

Ai chẳng qua một thời con trẻ?

Nhưng người lớn vẫn thường: Cho mình đủ mọi quyền/ Có những nỗi bực mình/ Trút lên đầu con trẻ. Do phải bon chen, vật lộn với cuộc mưu sinh mà người lớn sẵn sàng trút lên đầu con trẻ những nỗi bực mình, bất công, những thù hằn và cả những toan tính khiến những đứa trẻ vô tội phải chịu đựng mà không thể lên tiếng chống đối, tác giả hướng người đọc nhận ra giá trị mà bản thân những đứa trẻ non nớt kia đang cảm nhận cuộc sống quanh mình: Hãy soi vào trẻ con để thấy mình rõ hơn/ Có những điều ta chưa mơ ước/ Trẻ con đã ước mơ... (Trẻ con).

Mỗi lần trở về tuổi thơ, Phùng Ngọc Hùng lại trào dâng cảm xúc khi bắt gặp hình ảnh mình trong hình ảnh trẻ thơ, đôi mắt các em luôn có điều gì đó lay gọi nhà thơ trở về với tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng.

Phùng Ngọc Hùng từng xác định: “Viết cho các em trước hết, theo tôi phải có một tình yêu chân thật, yêu các em, yêu cuộc đời. Viết cho các em, nhớ và hình dung về quá khứ của mình là cần nhưng không đủ. Bởi lẽ cuộc sống của các em bây giờ có nhiều điểm khác trước...” (Viết cho các em –

Phùng Ngọc Hùng). Viết để dành tặng cho các em nhỏ, Phùng Ngọc Hùng quan niệm đó không chỉ là món quà nuôi dưỡng tâm hồn các em, mà còn để hiểu các em, hiểu cuộc sống của con trẻ trong đời sống hiện tại:

Trẻ con nhìn là nói Khóc cười cũng dễ thôi Người lớn to mà nhỏ Khi hoà mình cùng chơi

Với Phùng Ngọc Hùng, để hiểu được trẻ, để chơi với trẻ không có cách gì hơn là phải đặt cái nhìn của mình trong cái nhìn của trẻ, am hiểu tâm lý chúng. Bởi vậy, mỗi lần tiếp xúc hay làm bạn với các em, nhà thơ luôn hoà mình vào như một người bạn, điều đó chỉ có thể làm được khi thật tâm dành thời gian, tình thương cho trẻ:

Nào bác thổi sáo cho kêu

Để Hoàng Anh múa mẹ yêu bố mừng Cả nhà ríu rít vui chung

Riêng hai bác cháu mình cùng thơ ngây (Thơ ngây)

Thơ Phùng Ngọc Hùng ẩn chứa một cái tôi giàu cảm xúc, yêu thương trẻ con hết mực và cũng xót xa trước những biến đổi của xã hội hiện đại, kéo theo những hệ lụy nhìn thấy rõ trước mắt. Cái tôi ấy xót xa phát hiện thấy khoảng trời tuổi thơ của các con cũng bị thu hẹp sau những lần “quy hoạch”, chia đất, bán sân làng:

Sân làng chia bán mất rồi

Trẻ con ngơ ngác đứng ngồi mà thương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không chỉ có sân làng bị bán… Nhức nhối hơn, thực trạng đô thị hoá ngày càng mạnh, đô thị mới mọc lên, quy hoạch không đúng, tất cả gây ra những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của các em, trong đó sân chơi cho trẻ. Trẻ con mất không gian tự nhiên để vui chơi, thay vào đó là những công viên bé xíu, những góc phố chật hẹp… Đây là vấn đề cần được cả xã hội quan tâm. Thơ, đặc biệt là thơ viết cho thiếu nhi cũng không thể đứng ngoài cuộc.

Phùng Ngọc Hùng xót xa, đau đớn trước cảnh những đứa trẻ bơ vơ, lang thang không nơi nương tựa, không mẹ không cha, đồng nghĩa với việc các em không có một tổ ấm gia đình trọn vẹn để có thể phát triển đây đủ thể chất, tâm hồn và tương lai mai sau:

Mùa đông lạnh lắm người ơi

Ai gây nên cảnh đất trời lang thang Con từng được quý như vàng

Yêu thương quấn quýt phụ phàng chia ra Một đường mẹ, một đằng cha

Vàng không thiết nữa vứt ra ngoài đường

(Lang thang Trẻ em và biển)

Phùng Ngọc Hùng luôn trăn trở, đau đáu với những cảnh ngộ éo le đó, ông lại càng thương thêm những đứa trẻ vô tội trong xã hội này. Từ những vần thơ, ông mong muốn nhắc nhở những người lớn phải luôn có trách nhiệm với những đứa trẻ vô tội hồn nhiên để trẻ con trên thế giới này luôn được bảo vệ, yêu thương, đó cũng chính là cội rễ lâu bền để phát triển tương lai của trái đất.

2.1.2.2. Cái tôi gắn bó với gia đình, bạn bè

Giữa cuộc sống hiện đại bộn bề lo toan, bận rộn, nhịp sống hối hả, không thể không khiến người ta mệt nhoài, có một chốn quay về để trú ngụ, để thương yêu đích thực, đó là gia đình, chốn bình yên nhất trong tâm khảm mỗi người. Là một người thường xuyên phải công tác xa nhà, Phùng Ngọc Hùng vì thế luôn dành tình cảm tha thiết của mình hướng về người mẹ, người vợ, và những đứa con. Những cuộc hành trình xa cách về không gian, kéo dài bởi thời gian và sự cô đơn, nhớ thương không bao giờ là đủ, Phùng Ngọc Hùng luôn đau đáu hướng về tổ ấm của mình.

Những thành viên trong gia đình đã luôn gắn bó với nhau, nay xa cách nên nỗi nhớ luôn được lấp đầy bằng những hình ảnh thân thương nhất. Có thể nói, mạch cảm xúc mãnh liệt và dồi dào trong lịch sử phát triển thơ ca luôn gắn liền với hình ảnh người mẹ. Nhiều nhà thơ luôn mang trong tim mình hình ảnh về người mẹ yêu thương. Trong ca dao cũng như trong thơ của những nhà thơ tên tuổi, hình ảnh người mẹ mẹ xuất hiện đều đẹp đẽ, đôn hậu, hy sinh hết mình cho con cái.

Trong thơ Phùng Ngọc Hùng, hình ảnh người mẹ cũng được nhà thơ khắc hoạ thành bức chân dung chân thực, cảm động, mang hình bóng một người mẹ Việt Nam anh hùng suốt đời thầm lặng hy sinh và cống hiến, không chỉ cho con mà cho cả dân tộc. Phùng Ngọc Hùng đặc biệt trân trọng, yêu thương từ tận đáy lòng mình dành cho mẹ:

Nếu như không có mẹ Làm sao có chúng con Nếu mà không có mẹ Thế giới kia chẳng còn ... Mẹ đã từng là mẹ Đón cô Tấm về nhà Mẹ cũng là cô Tấm Từ thị vàng bước ra (Mẹ)

Nhà thơ yêu thương và kính trọng mẹ vô cùng, dùng những hình ảnh đẹp để diễn tả tình yêu đối với mẹ: Mẹ là làn gió mát, Mẹ cũng là cô Tấm...

Bên cạnh mẹ là bà - người bà của những đứa con mình và cũng chính là hình ảnh mẹ mình. Nhà thơ luôn sợ người mẹ đã già của mình buồn, cô đơn, bởi vậy, ông thấu hiểu được tâm lý của người mẹ - người bà của các cháu là mong muốn cháu ở bên mình, để được chăm sóc, nâng niu chiều chuộng. Nhưng những đứa trẻ rong chơi theo tuổi của chúng lại vô tư luôn bỏ quên bà, để bà lại với khoảng không khiến nhà thơ chạnh lòng:

Nhắc nhiều lần cháu vẫn bỏ đi chơi Lứa tuổi ấy nhắc hoài vẫn thế Bà cặm cụi với căn nhà lặng lẽ

Mong cháu bên mình bớt chút cô đơn Cháu say sưa vui đùa náo động Đánh rơi bà nơi ngõ nhỏ vô tư...

(Bà - Khoảng trời thầm)

Chỉ có thể xuất phát từ tình yêu thương thật sự, từ một tâm hồn nhạy cảm thì mới để ý những nghĩ suy của mẹ mình như thế. Có thể nói, Phùng Ngọc Hùng là một nhà thơ đa cảm, luôn muốn gắn bó những thế hệ lại với nhau để mọi người luôn quan tâm nhau, dù cho công việc hay cuộc sống bộn bề lo lắng làm cho khoảng cách của mỗi người ngày càng xa cách.

Nếu như hình ảnh người mẹ quá đỗi thân thuộc trong thơ ca thì trái lại, hình ảnh người cha lại không phải là đề tài dễ khai thác đối với nhiều thi nhân. Phải chăng, sự mạnh mẽ của người cha luôn làm cho chúng ta ít dành những vần thơ êm ái cho Người?. Phùng Ngọc Hùng không chỉ gắn bó với người mẹ, mà còn với cả người cha. Trong những bài thơ viết về người cha (hay ông, bà) nhà thơ đều có những vần thơ da diết. Trong tâm khảm nhà thơ, gia đình là nơi thân yêu, che chở, luôn là mối quan tâm lớn. Hình ảnh người cha một đời lam lũ đi vào thơ ông rất tự nhiên, dù chỉ ở một bài (mà lại là cha của vợ)… Vậy mà bài thơ rất thành công, sâu sắc, như rút từ gan ruột mà ra, như viết về chính cha đẻ mình, và viết cho những người cha nghèo, vất vả, chịu khó, có tấm lòng trong sạch, thuần khiết, là tấm gương cho các con noi theo về sự hy sinh, nghị lực sống, về nhân cách và lòng tự trọng:

Suốt một đời tần tảo nuôi con Mẹ mất sớm cha lần hồi mưa nắng Hai mùa vụ trên đôi vai trĩu nặng Bán mặt cho đất bán lưng cho trời Hôm nay cha nằm xuống rồi Mảnh mộ cha vẫn nghèo hơn cả Sống từng vùi trong rơm rạ

Cha sống vì con mặc ai sống vì tiền Cha căm cụi như con cò lặn lội Cha vô tư, chuyện đời thì rắm rối Côi cút cánh buồm giữa trùng khơi Người ta sống đã đào huyệt trước rồi

Những ngôi mộ giả dành phần mình khi chết Cha thành tâm, trắng trong chân thật

Nơi cha nằm sắc cỏ có xanh thêm...?

(Cha - Khoảng trời thầm)

Người cha trong thơ Phùng Ngọc Hùng là một nông dân hiền lành, nhẫn nhịn, “sống từng vùi trong rơm rạ”, cha thay cả công lao của người mẹ mà “cặm cụi như con cò lặn lội” nhưng vẫn vô tư, vẫn điềm nhiên. Ngay trước lúc ra đi, cha cũng không tham lam ích kỷ mà nhận trước cho mình một ngôi huyệt đào sẵn, mặc cho thiên hạ dù sắp chết nhưng vẫn cố khoanh vùng cho mình “những miếng đất đẹp”… Phùng Ngọc Hùng viết về cha với một cái tôi đầy kính trọng, tự hào và biết ơn.

Với những ông bố, bà mẹ, con cái là tài sản vô giá không gì đánh đổi được, họ luôn cố gắng hết mình để những đứa con được bao bọc, bảo ban thành người có ích cho xã hội. Phùng Ngọc Hùng cũng chứa chan tình cảm với những đứa con của mình, con là ngọn nguồn của yêu thương, có con, thế giới bỗng trở nên tươi đẹp hơn:

Con nhìn vào nắng Nắng nở thành hoa Con nhìn vào cây Cây đang kết trái Con nhìn vào nước

Nước chảy thành sông

Nhìn đứa con chập chững bước những bước đi đầu đời, ê a những tiếng nói đầu tiên, nhà thơ không khỏi xúc động: Đông qua và xuân tới/ Hôm nay ngày hè sang/ Con tròn mười tháng tuổi/ Tập bước vào nhân gian. Một người cha dành rất nhiều tình cảm của mình cho con, theo dõi hành trình khôn lớn của con, cùng con trải nghiệm những sự thay đổi trong quá trình khôn lớn, đó là biểu hiện một người cha đầy trách nhiệm, giàu tình thương đối với con cái. Nỗi nhớ con càng hằn lên khi nhà thơ đi công tác xa nhà, nhớ con bởi sự cách trở không gian: Mùa thu về gửi nắng cho cha/ Nhớ ánh mắt con qua sắc trời thăm thẳm/ Cứ đêm đêm hình dung con rõ lắm/ Tháng chín con vui năm học mới đến rồi... / Khoảng cách thì xa nỗi nhớ thì dài/ Tháng chín làm cầu nhích không gian lại…(Mùa thu và thơ cho con). Qua những vần thơ ngọt ngào, tha thiết viết cho con, viết về con và viết về trẻ thơ, người đọc mới dễ dàng bắt gặp một Phùng Ngọc Hùng gắn bó với con cái, yêu thương con hết mực, quan tâm chăm lo cho con từng ly từng tý mà không phải người bố nào cũng làm được tỉ mỉ như thế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người ta có rất nhiều nơi để đến, nhưng chỉ có một chốn để quay về. Gia đình - đó là nơi bình yên và an toàn nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Cho dù mọi thứ có quay lưng lại với ta thì có một thứ mãi mãi không hề thay đổi vẫn lặng thầm đi bên ta, vẫn giang tay đón ta trở về. Gia đình chính là nơi ta tìm về khi mệt nhoài trên con đường đời đầy rẫy chông gai... Có một nơi để về, đó là nhà. Có những người để yêu thương, đó là gia đình. Có được cả hai, đó là hạnh phúc. Cái tôi gắn bó với những thành viên trong gia đình đã tạo cho thơ Phùng Ngọc Hùng những vần thơ trữ tình, ấm áp, góp vào dòng thơ hiện đại những vần thơ ca ngợi tình cảm gia đình sâu sắc.

Bên cạnh những người thân yêu trong gia đình của mình, Phùng Ngọc Hùng còn thể hiện một cái tôi nội cảm hướng về bạn bè. Bạn bè vốn được ông

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật thơ Phùng Ngọc Hùng (Trang 30 - 42)