1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đặc điểm nghệ thuật thơ hoàng cầm

110 525 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 16,24 MB

Nội dung

Trang 1

PHẢN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Hoàng Cầm là một thi sĩ được đông đảo bạn đọc yêu mến Thi điệu riêng, chất men say cuốn hút độc giả đối với thơ ông trước hết là ở sự ngưng đọng văn hóa Kinh Bắc, cũng chính văn hóa Kinh Bắc là ngọn nguồn khởi sinh ra thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm Nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp: “chính hồn vía Kinh Bắc, chính niềm khao khát cháy bỏng về một tình yêu lớn đành cho quê hương, cho cái đẹp một khi sâu sắc đến tràn bờ liền sẽ cất thành thơ” Với một linh khiếu đặc biệt, một tâm thức văn hóa gan chặt với cội nguồn, Hoàng Cầm nhanh chóng tìm thấy một không gian vĩnh cửu nằm ngoài mọi thời gian lịch sử Thơ Hồng Cầm khơng chỉ có lịch sử, địa lý, thiên nhiên Kinh Bắc trong thực tế mà thực sự sống động trong mảng hồn Kinh Bắc

Là một kẻ đa tình, Hoàng Cầm yêu thơ ngay từ khi còn niên thiếu Chính tình yêu đã đem đến một thứ ánh sáng kì diệu cho cái thế giới mà người nghệ sĩ giao tiếp Để rồi, trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, Hoàng Cầm xuất hiện như một

bông hoa lạ giữa thi đàn Bạn đọc yêu thơ đã quen với cái tên Hoàng Cầằm- nhà thơ

của Bên kia sông Đuống, của Lá diêu bông, của Cây tam cúc Ông đã tạo cho mình một chỗ đứng riêng bằng phong cách thơ lạ, độc đáo, một cõi thơ riêng đầy ấn ức và tràn trề lối thoát Cũng bằng tài thơ độc đáo, Hoàng Cầm đã có công làm “ phát sáng” và thăng hoa những nét đẹp tiềm ấn của quê hương Kinh Bắc

Có thể nói thơ Hoàng Cầm là sự đan cài giữa thực và mơ, giữa cuộc đời và huyền thoại, giữa hiện tại và quá khứ, giữa bóng hình giai nhân và những con người Kinh Bắc Thơ Hoàng Cầm vì thế mãi là mảnh đất không bao giờ cũ, luôn mời gọi bước chân khám phá của các nhà nghiên cứu, những người yêu thơ

Trang 2

Hoàng Cầm là thi sĩ luôn đi tìm, khám phá cách biểu hiện mới trong sáng tác Mỗi bài thơ của ông khi được trình chánh trên thi đàn thật sự là một sáng tạo, một bản sắc thơ riêng mang “thương hiệu” Hoàng Cầm Bởi thế lựa chọn đề tài “Đặc điểm nghệ thuật thơ Hồng Cầm”, chúng tơi muốn đóng góp một tiếng nói mới khẳng định đặc trưng nghệ thuật thơ Hoàng Cầm, đồng thời cũng cho thấy VỊ trí, những đóng góp của nhà thơ trong nền văn học Việt Nam hiện đại

Hoang Cam là tác giả được yêu thích ở trường phô thông với bài Bên kia sông Đuống Tuy nhiên, việc dạy thơ Hoàng Cầm là việc không phải giáo viên nào cũng cảm thấy dễ dàng Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài này còn giúp người đọc đi sâu vào tìm hiểu thơ Hoàng Cầm, từ đó có thêm những hiểu biết hữu ích, một cách trọn vẹn hơn, có được sự đồng cảm sâu sắc hơn với thi nhân, giúp cho việc giảng dạy sau này được tốt hơn

Hơn nữa, người viết khi tìm đến thơ Hoàng Cầm bên cạnh những lí do nêu trên còn bởi lòng yêu mến con người và thơ ca của thi sĩ Qua đó bày tỏ lòng kính yêu đối với thi nhân, niềm tự hào được sống và làm việc trên quê hương Kinh Bắc

Từ những lí do nêu trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài Đặc điểm nghệ thuật thơ Hoàng Cầm là đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình

Cho đến nay, đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về thơ Hoàng Cầm Các tác giả đã xuất phát từ nhiều góc độ đề khám phá thế giới thơ Hoàng Cầm Dưới đây chúng tôi xin được điểm qua một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:

Nhà nghiên cứu Phan Huy Dũng khi tiếp cận bài thơ: Bên kia sông Đuống- một trong những thi phẩm độc đáo nhất trong đời thơ Hoàng Cầm đã đánh giá rất cao đối tượng miêu tả và ngôn ngữ trong bài thơ nói riêng va trong tho Hoang Cam nói chung: “Nói đến thơ Hoàng Cầm có thể nói đến chất đân gian biểu hiện khá đậm đà qua đối tượng miêu tả và ngôn ngữ ( thường là một thứ ngôn ngữ giản đị mà rất mực đa tình) Bên kia sông Đuống quả thực có sắc thái dân gian, đọc lên ta cứ ngỡ bắt gặp hồn xưa đất nước”.[27,tr.92]

Trang 3

Hoài Việt nhận xét: “Ở Hoàng Cầm “chồi tam” nay lên từ nền văn hiến truyền thống Kinh Bắc, vùng đất cổ còn đề lại đến đời nay bao nhiêu đình chùa, miéu mao, bao nhiêu ông trạng, ông nghè, bao “trai Cầu Vồng Yên thế, gái Nội Duệ- Cầu Lim” Hoàng Cầm đắm mình trong đó có lúc đến chệnh choạng”.[27,tr.34]

Cùng quan điểm như Hoài Việt, Đỗ Đức Hiểu đã có những nhận xét kha tinh tế về nghệ thuật thơ Hoàng Cầm: “sử dụng âm vang cuối cùng bài thơ, để ngỏ bài thơ, kéo dài vô cùng nỗi đau của tình yêu đơn phương, của cái cô đơn (hay thân phận con người), đó là một đặc trưng phong cách thơ Hoang Cam [51,tr.284]

Đẳng sau những con chữ là nỗi niềm, tình cảm của thiên nhiên gửi gắm vào Chu Văn Sơn lại đánh giá: “Bản lĩnh già dặn của một thi sĩ là biết tiết chế tình cảm của mình, Hoàng Cầm đã nén chìm tính biểu cảm vào câu chữ, để nỗi nghẹn ngào khuất chìm trong câu chữ, đặng ký thác trọn vẹn vết thương tủi cực của sé phan minh”, [51,tr.297]

Hoàng Cầm may mắn được sinh ra trên mảnh đất quan họ nên âm hưởng những thi phẩm của ông luôn ngân lên làn điệu í a ngọt ngào níu chân du khách Nguyễn Đăng Điệp gọi đó là: “Điệu ngọc rung lên huyền diệu trên những sợi tơ vàng trong sâu thắm tâm hồn nhà thơ Đó là tiếng lòng của một tâm hồn biết yêu đến mê đắm, khơng tính tốn so bì” [51,tr.53]

Ấn sau những hình ảnh huê tinh diém ảo là những câu thơ mang tính sắc dục Đỗ Lai Thúy giải thích những đặc điểm đó trong thơ Hoàng Cầm do: “Ân ức tình dục không thỏa mãn của thời thơ ấu đã phổ vào thơ Hoàng Cầm” [46]

Nguyễn Đăng Mạnh đã tôn vinh tài thơ của Hoàng Cầm trong bài “máy ý nghĩ nhỏ về thơ Hoàng Cầm nhân đọc “Mưa Thuận Thành”: “về lỗi thơ mang yêu tô siêu thực : đây là thế giới không tuân theo lô gíc thông thường Lời lẽ, chữ nghĩa, hình ảnh như là vô nghĩa Chính những cách sáng tác không tuân theo phương pháp thông thường ấy mà vinh dự thay cho thi sĩ Hoàng Cầm, trong cuộc đời sáng tác hơn nửa thế kỷ của mình đã tạo ra được một bài thơ như thế” [30,tr.235]

Trang 4

các nghi thức không thê trộn lẫn Tập thơ Ö#ưa Thuận Thành không cần đề tên tác giả vì chắc chắn đó là Hoàng Cầm” [51,tr.257]

Cùng với Mwa Thuận Thành, tập thơ Lá điêu bông cũng đã nhận được những lời khen ngợi đáng quí: “Lá điêu bông xôn xao một thế giới hư thực ân hiện giữa một không gian mênh mông của đồng quê Việt Nam” [Š I,tr.259]

Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu khá sâu sắc về thơ Hoàng Cầm: - Vấn đề văn hóa Kinh Bắc ảnh hưởng đến thơ Hoàng Cẩm ( Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Bắc, ĐHSPHN - 2003)

- Tìm hiểu phong cách ngơn ngữ Hồng Cẩm qua tập thơ Về Kinh Bắc (Đặng

Phuong Thao, DHSPHN — 2003)

- Không gian, thời gian nghệ thudt trong tap tho “La diéu béng” — Hoang Cam (Mai Xuan Huynh — DHSP Thai Nguyén — 2005)

- Không gian nghệ thuật trong thơ Hoàng Cẩm — (Nguyễn Thị Thủy Hanh

DHSPHN - 2003)

Những bài nghiên cứu trên là những đánh giá ban đầu về những đóng góp trong thơ Hoàng Cầm Đề tài “ Đặc điểm nghệ thuật thơ Hoàng Cầm” dựa trên sự kế thừa, đi sâu vào nghiên cứu qua đó đánh giá sâu sắc về nghệ thuật thơ Hoàng Cầm Do vậy, tất cả những bài viết, những công trình nghiên cứu trên là cơ sở quan trọng, kiến thức quí báu giúp tôi trong quá trình thực hiện đề tài này

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu một cách toàn diện Đặc điểm nghệ thuật thơ Hoàng Cầm, qua đó khám phá giá trị nghệ thuật, chỉ ra những nét đặc sắc, giải thích vì sao thơ Hoàng Cầm luôn là đối tượng thu hút các nhà nghiên cứu, độc giả quan tâm

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu một cách toàn diện Đặc điểm nghệ thuật thơ Hoàng Cam 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 5

Phạm vi khảo sát của luận văn là tác phẩm thơ Hoàng Cầm in trong cuốn “Hoàng Câằm- tác phẩm thơ” (2003) do NXB Hội nhà văn và trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây xuất bản

5 Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây:

Phương pháp thống kê, phân loại: Đây là hai phương pháp cần thiết để khảo sát, tìm hiểu những chỉ tiết lặp lại có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định đặc trưng độc đáo trong phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Cầm

Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Vận dụng lý thuyết về thi pháp học, tiếp

cận hệ thống các phương thức biểu hiện bằng hình tượng nghệ thuật của văn học, bắt nguồn từ quan điểm thấm mĩ nhận định về thế giới nghệ thuật để soi sáng vấn đề

nghiên cứu

Phương pháp lịch sử- xã hội: Phương pháp này không những giúp người viết tìm hiểu những điều kiện, hoàn cảnh xã hội và cá nhân đã ảnh hưởng như thế nào tới quá trình sáng tác của tác giả mà còn góp phần xác định được vị trí của tác giá trong

tiến trình thơ ca dân tộc

Phương pháp phân tích chứng minh: Với đề tài này, phương pháp phân tích chứng minh giúp người viết phân tích một số hình ảnh thơ có tác đụng soi sáng, khắc sâu đặc điểm nghệ thuật thơ Hoàng Cầm

6 Giá thuyết khoa học

Trang 6

Chương 1

ĐẶC DIEM CAI TOI TRU TINH CUA HOANG CAM 1.1 Giới thuyết cái tôi trữ tình

Trong tác phẩm tự sự, cái tôi nghệ thuật bộc lộ gián tiếp qua hình tượng khách quan Nhưng trong tác phẩm trữ tình nó bộc lộ một cách trực tiếp Do đó, theo tác giả Lê Lưu Oanh: “ Cái tôi trữ tình là một giá trị cụ thể của cái tôi nghệ thuật Cái tôi trữ tình là thế giới chủ quan, thế giới tinh thần của con người được thể hiện trong tác phẩm trữ tình bằng phương tiện của thơ trữ tình” [31,tr.58] Nó chính là biểu hiện chủ quan trong thơ trữ tình Cuộc sống được nhận thức, được lí giải, đánh giá,

ước mơ, cảm xúc bằng chính nhân vật trữ tình

Theo tác giả Lê Lưu Oanh: Cái tôi trữ tình là một tập hợp rất nhiều quan hệ

trong mối quan hệ với chính nó, với cấu trúc tác phẩm mà mỗi cái tôi là một giới

hạn tiếp xúc với đời sống Tùy theo từng tiêu chí ta có những cách phân loại sau: Theo phương pháp sáng tác: Cái tôi cô điển- Cái tôi lãng mạn- Cái tôi hiện

thực- Cái tôi cách mạng

Theo câu trúc nhân cách: Cái tôi cá nhân- Cái tôi xã hội- Cái tôi tâm lí- Cái tôi hành động- Cái tôi bán năng- Cái tôi nhu cầu

Theo các quan hệ của cái tôi với các phạm trù tỉnh thần: Cái tôi đạo đức- Cái

tôi chính trị- Cái tôi nghệ sĩ- Cái tôi văn hóa

Theo đặc điểm nhân cách: Cái tôi sầu- Cái tôi cô đơn- Cái tôi cảm giác- Cái tôi hưởng lạc

Theo lọai hình nội dung: Cái tôi sử thi- Cái tôi thế sự- Cái tôi đời tư Theo cấu trúc tác phẩm: Cái tôi tác giả- Cái tôi nhân vật

Theo phương thức bộc lộ: Cái tôi suy nghĩ- Cái tôi cảm xúc- Cái tôi triết lí Theo thể thơ: Cái tôi Đường luật- Cái tôi ca dao

Trang 7

quỹ đạo hiện đại, thì với sự ra đời của cái tôi trữ tình cách mạng và kháng chiến, nó

tiếp tục mở ra một giai đoạn mới , “ Đưa thơ vào thăng trung tâm của đời sống tinh than dan tộc trong những biến động lịch sử to lớn” [1,tr.63] Cũng theo tác giả: ban chất của cái tôi trữ tình kiểu mới hình thành trong thơ sau 1975 có thể được xác định bởi những nét chính sau:

1 Cái tôi công dân- xã hội, hướng về những tình cảm chung của cộng đồng 2 Cái tôi hiện thực, hướng vào sự khai thác và thể hiện chat thơ của đời sống 3 Cái tôi đại chúng, hướng về người đọc, người nghe nhằm tạo ra cộng hưởng

cảm xúc tối đa

4 Và chính cái tôi trữ tình này đã “đem đến những tính chất mới của nền thơ hiện đại, đặc biệt là tỉnh thần chiến đấu, nhập cuộc của thơ trước xã hội,

tính hiện thực, khả năng bao quát và thâm nhập đời sống từ vấn đề lớn của

thời đại đến các khía cạnh sinh tồn của đời thường, tính đại chúng và tỉnh thần dân chủ của thơ ca: thơ trở thành sinh hoạt của quần chúng, môi trường đồng cảm của cộng đồng” [1.tr.72]

Trong giai đoạn 1945-1975 theo tác giả có sự vận động như sau: + Cái tôi trữ tình yêu nước- kháng chiến giai đoạn(1946-1954) + Cái tôi ca ngợi cuộc sông mới (1954-1964)

+ Sự phát triển đỉnh cao của cái tôi trữ tình công dân 1964-1975

+ Sau 1975 xuất hiện thêm cái tôi thế sự và đời tư Nguyên nhân của nó đo sự thức tỉnh của những nhu cầu xã hội và cá nhân; sự triết lý về tồn tại trên những chủ đề vĩnh cửu về con người, nhân dân, thiên nhiên

1.2 Cái tơi trữ tình Hồng Cam

1.2.1 Cuộc sống - con người và sự nghiệp văn học cúa Hoàng Cẩm

1.2.1.1 Vài nét về tiểu sử

Nhà thơ Hoàng Cầm (còn có bút danh: Lê Thái, Lê Kỳ Anh, Bằng Phi, Bùi Hoài Việt, Hoài Sơn) họ tên khai sinh là Bùi Tằng Việt, sinh ngày 22 tháng 02 năm 1922 tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, quê gốc xã Song Hồ huyện

Trang 8

Cha ông là Bùi văn Nguyên (1890-1959) quê thôn Lạc Thổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh Sinh thời cụ làm thầy đồ, làm nghề thầy thuốc chăm lo sức khỏe cho dân và có mở một cửa hàng bán thuốc bắc nhỏ ở thôn Như Thiết, xã Hồng Thái, huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang

Mẹ Hoàng Cầm có tên là Nguyễn Thị Duật (1892-1961), quê làng BỊu Xim,

huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Sinh thời làm nghề bán hàng xén Theo Hoàng Cầm, bà vốn là một liền chị kiều điễm, thanh tao, có giọng hát say đắm lòng người

Cả quê mẹ, quê cha đều thuộc xứ Kinh Bắc- cái nôi văn hóa lớn của đân tộc Môi trường gia đình và quê hương đã ảnh hưởng trực tiếp đến cách sống, cách cảm, cách nghĩ và cách sáng tạo của nhà thơ Hoàng Cầm

Trong kháng chiến chống pháp, Hoàng Cầm gia nhập vệ quốc quân, tham gia thành lập đội văn nghệ tuyên truyền cách mạng thuộc chiến khu Việt Bắc, làm trưởng đoàn văn công Tổng cục chính trị , hoạt động biểu diễn phục vụ các chiến dịch và quân dân vùng kháng chiến, làm trưởng đoàn kịch nói Quân đội Cuối năm 1955 ông chuyển ngành sang Hội văn nghệ Việt Nam, làm công tác xuất bản Tháng 4-1957 Hoàng Cầm tham gia Đại hội thành lập Hội nhà văn Việt Nam, được bầu vào ban chấp hành ( khoá I) của Hội, được cử vào ban giám đốc Nhà xuất bản Hội nhà văn Năm 1958, sau đợt học tập đấu tranh chống Nhân văn Giai phẩm, Hoàng cầm rút khỏi Ban chấp hành Hội nhà văn Từ đó ông sống như một công dân bình thường tại Hà Nội 1988, trong cao trào đổi mới, Hoàng Cầm và một số nhà văn khác được khôi phục tư cách hội viên Hội nhà văn Việt Nam, được khôi phục quyền công bó, đăng tải tác phẩm Ngày 10-3-2007 ông được vinh đự nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật, do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định

1.2.1.2 Sự nghiệp văn học

Trang 9

nào nhưng những tác phâm đầu tay gồm thơ, văn xuôi, kịch đã bộc lộ một tài năng đa dạng ở nhà thơ trẻ tuổi này

Trước Cách mạng Tháng Tám, hồn thơ Hoàng Cam chưa gắn với đất vùng quê nào Ông đã mở đầu sự nghiệp của mình bằng những vở kịch lịch sử Hoàng Cầm là một trong số không nhiều thi sĩ có những đóng góp đáng kẻ cho phong trào kịch thơ thời kì hậu thơ mới (1943-1945) Bắt đầu bằng Hận Nam Quan (1942) và tỏa sáng ở Kiều Loan (1942)- Vở kịch này đã đưa tên tuôi Hoàng Cầm bước vào văn đàn

Có thể nói thời kì “vàng son” nhất của Hoàng Cầm là thời kì kháng chiến chống Pháp Đối với Hoàng Cầm đây là khoảng thời gian sôi nổi và đáng nhớ nhất khi ông say sưa sáng tác thơ, viết kịch, diễn kịch để phục vụ bộ đội, phục vụ kháng chiến Ở thời kì này ta bắt gặp một Hoàng Cầm với nhịp thơ giục giã, sục sôi tràn đầy sức trẻ cuồn cuộn chảy từ bầu máu nóng yêu nước như những đợt sóng trào dâng Thơ ông mang một khát vọng thực hiện sứ mệnh nhà văn- chiến sĩ với giọng sử thi đầy tráng khí, cảm xúc rất chân thành, nhịp thơ như hồi trống thúc quân Những suy nghĩ được khởi phát từ trái tim hồn nhiên, say đắm nhiều khi đậm chất lãng mạn Chính chất lăng mạn này tạo nên men say lý tưởng và sức sông bay bổng cho cám hứng yêu nước, đánh giặc dâng trào thành những bài tho dài nói tiếp nhau trong những năm đầu kháng chiến Đêm liên hoan (tháng 10-1947), Tiếng hát sông

Lô (tháng 12-1947), Giữ lấy tuổi trẻ ( 3-1954), Em bé lên sáu tuổi (6-1955), và đặc

biệt là Bên kia sông Đuống (4-1948) đã tạo nên một mạch tình cảm về quê hương đất nước dạt dào, tha thiết, lắng sâu

Vụ Nhân văn - Giai phẩm (1956-1958) là tai nạn nghề nghiệp đáng tiếc đánh dâu bước ngoặt lớn trong cuộc đời sự nghiệp thơ Hoàng Cầm Sau đó trong nhiều năm Hoàng Cầm không được xuất hiện trên thi đàn Trong những ngày tháng sống cô đơn ấy, nhà thơ có dịp rút vào bản thể, sống sâu sắc , kỹ lưỡng với dĩ vãng và hồi ức Trong ngôi nhà 43 Lý Quốc Sư, ông đã làm một “cuộc trở về” bằng tưởng tượng- một “Cuộc trở về” vĩnh cửu Đây chính là lúc hồn thơ Hoàng Cầm ngập sâu vào hồn quê hương như chính ông bộc bạch: “tất cả tất cả tôi bơi, chìm trong da thịt quê hương, hồn phách quê hương- quê hương Kinh Bắc” và “tôi cứ chìm và lắng thật sâu vào vùng quê tôi ngày xưa, thời tôi còn nhỏ dại, với bao bóng dáng, đường

Trang 10

buồn cô đơn, nỗi xa cách biệt ly cứ từng từng lớp lớp úp xuống hồn tôi như một đại dương trập trùng sóng gió miên man huyền diệu dĩ vãng rồi xé ngang vạch chéo, vút cao, xốy sâu khơng biết bao nhiêu những nét rung động”[2,tr.194] Có thé nói thời kì này là lúc hồn thơ Hoàng Cầm đọng sâu nhất, chín nhất, sống dậy mãnh liệt trong hồi ức, trong kỉ niệm đề thăng hoa thành những vần thơ sống mãi với thời gian

Quả thật, giữa lúc ta tưởng như ông có thể gục ngã trong giông bão cuộc đời thì đó lại là thời gian ông làm thơ nhiều nhất, tâm hồn ông đắm chìm trong mạch sống đạt dào của quê hương, toát lên niềm tin yêu với cuộc đời, ngập tràn ý nghĩa nhân văn

Thơ Hoàng Cầm lúc này là những khoảng sáng hắt lên những mộng ước, đắng cay, đớn đau đời người Bản chất nghệ sĩ mãnh liệt đã tạo nên bản lĩnh cho hồn thơ ông- bản lĩnh tồn tại Thơ ca đã trở thành vị thuốc chữa lành nỗi buồn đau và niềm cô đơn của kiếp người trong cõi dương gian Chính vì vậy, tuy không phải là người tiên phong đưa thơ Việt Nam vào thế giới hiện đại nhưng ông đã biết thâm thấu tâm hồn qua “ màu dân tộc” để đưa thơ tiến về phía trước hòa nhịp với thời đại

Kinh nghiệm cho thấy, nhiều khi những mất mát, bất hạnh của đời sống bất ngờ ập đến lại là lúc bắt đầu của những khám phá, những thành công nghệ thuật của người nghệ sĩ Có người đã có lý khi nói rằng không cô đơn không thể là nghệ sỹ thực thụ Người ta sáng tạo nghệ thuật trong cô đơn Nghệ sĩ hết cô đơn thì không thể làm nghệ thuật được nữa Với Hoàng Cầm đó là một minh chứng Từ 1960

Av

Hoàng Cầm “ trở về” với bao nỗi niềm suy tư, u uất Vì vậy hồn thơ nghe thật da diết lắng sâu Thơ Hoàng Cầm lúc này là sự dan dắt của cõi vô thức, tâm linh, sự kết hợp giữa hiện thực và siêu thực, những tìm kiếm ngôn từ và liên tưởng táo bạo làm cho hình ảnh thơ hòa quyện lung linh giữa quá khứ và hiện tại, giữa thực và mơ

Tập thơ Về Kinh Bắc- được viết từ lập thu 1959 đến giữa xuân 1960 là viên

ngọc kết tỉnh của muôn vàn nỗi niềm, cảnh SẮC, hương vị, âm thanh, tiết tấu của

Trang 11

giờ vẫn mang vằng hào quang riêng và chỉ cái tên Về Kinh Bắc đã thiết lập được hắn một không gian tinh thần đặc trưng riêng”- điều mà nhà thơ nào cũng muốn vươn tới nhưng không phải ai cũng làm được

Từ 1986, khi văn học được “ cởi ró?” Hoàng Cầm được sống với thơ một cách mạnh mẽ và hào hứng Sách của ông được In đều đặn: Men đá vàng (truyện thơ

1989), Mưa Thuận Thành (thơ 1991), Lá diêu bông (thơ 1993), Bên kia sông Đuông (thơ 1993), Về Kinh Bắc (viết từ 1959-1960 đến 1994 in lại), 99 đình khúc ( thơ 1995), Tương lai (kịch tho 1995), Xanh xưa (1999), đến 2002 in lại đổi tên là Gọi đôi (thơ lục bát chọn lọc)

Điều dễ nhận thấy là thi cảm của Hoàng Cầm có sự thay đổi rõ rệt Từ tiếng thơ tuyên truyền, chính trị, Hoàng Cầm đi vào khám phá tâm tư số phận, những bi kịch cá nhân, nỗi niềm cô đơn, tình yêu ngang trái, hôn nhân và hạnh phúc riêng tư Tư duy văn học thời kì đôi mới hướng tới việc thức tỉnh ý thức cá nhân và khát vọng dân chủ Tính nhân bản đã ngắm vào từng chủ đề, vào từng lời, từng hình ảnh thơ Hoàng Cầm Người đọc đã quen , đã chấp nhận và cảm phục lối thơ nghiêng về tượng trưng siêu thực, phồn thực của Hoàng Cam

Dù siêu thực hay phôn thực, thơ Hoàng Cầm vẫn luôn là tiếng nói trung thực của bản ngã, là sự đào sâu vào bản thể, chiêm nghiệm cuộc đời, chân thật với cảm xúc lòng mình:

Ta con chim cu vé gu dang tre đưa nắng ấu thơ về sân đất trang đưa mây lành những phương trời lạ

vỀ tụ nóc cây rơm

(Dâng hương hồn mẹ)

Như con ong chăm chỉ hút từ nhụy hoa những gì tỉnh túy nhất dé làm mật ngọt cho đời, Hoàng Cầm đã để lại tám tập thơ có giá trị (không kể kịch và văn) Đến nay toàn bộ sự nghiệp thơ ông được in trong “ Hodng Cam tác phẩm- Thơ” với 267 bai

Trang 12

sự sáng tạo trong ông, đã nâng cánh thơ ông làm cho thơ ông có phong cách riêng và sắc điệu độc đáo Thời gian đã trả lại giá trị đích thực cho thơ Hồng Cầm Ơng hy vọng rất chân thành được gặp những tâm hồn bầu bạn, có độ lượng để bao dung, có tam long nhân ái để thông cảm, có tri thức đủ dé thấu đáo tác phẩm và tác gid, hiểu cả điểm mạnh và điểm yếu của một người suốt đời lấy thơ làm cứu cánh, làm mục đích, làm lẽ sống chứ không bao giờ lấy thơ làm phương tiện để đạt mục đích mà tâm hồn mình không chấp nhận

1.2.2 Cái tôi đậm bán sắc văn hóa Kinh Bắc

“Người ta gọi tôi là đa tình có lẽ vì biết phần nào những câu chuyện tình yêu hơn tuổi của tôi Nhưng nếu không có cái đa tình dy thì sẽ không có Cây tam cúc, Lá Diêu Bông và cũng khơng có thơ Hồng Cẩm Những người con gái luôn ở trong tiềm thức của tôi và là cảm hứng trực tiếp cho những bài thơ Mà cái đa tình ở đây đau chỉ đơn thuần là tình yêu lứa đôi Bản chất của thi sĩ vẫn sẵn máu phong tình, cho đến bây giờ tôi vẫn thế Tôi còn dành cái tình đậm sâu cho một vùng quê sinh ra mình” (Hoàng Cầm- người thơ Kinh Bắc)

“Vùng quê sinh ra mình”- vùng Kinh Bắc, một trong những cái nôi văn hóa lớn, vùng văn hóa thẩm mĩ lớn có ảnh hưởng sâu sắc đến ngòi bút Hồng Cầm Đọc thơ ơng, ta nhận thấy một cái tôi đậm đà bản sắc văn hóa Kinh Bắc

Giáo sư Trần Quốc Vượng coi xứ Bắc là không gian điển hình đan xen, hỗn

dung tiếp xúc, hội tụ và kết tỉnh văn hóa Việt cô với văn hóa Việt Án, Nam Á và

Trung Á, Văn hóa Nho, Trung Hoa đẻ rồi sinh thành bản sắc văn hóa Việt

Đào Duy Anh và Nguyễn Văn Thuyên khẳng định: “Xứ Bắc là cái nôi sinh thành tộc người Việt- dân tộc chủ thẻ, là không gian sinh thành nên tảng và bản sắc văn hóa Việt Nam”

Có thể nói, làm nên đặc trưng sắc thái văn hóa vùng Kinh Bắc là những điều kiện tự nhiên, vị thế địa lý, lịch sử, với những phong tục tập quán, ngôn ngữ rất riêng của con người vùng đất này

Trang 13

và sông Mã Văn hóa vùng Kinh Bắc có những sắc thái riêng và giữ vai trò quan trọng trong tiến trình hình thành và phát triển Văn hóa Việt Nam

Núi và sông là những giới hạn địa lý tự nhiên ngăn cách giữa vùng đất Kinh Bắc với các vùng lân cận Phía Bắc, ngăn cách với địa phận tỉnh Lạng Sơn, có dãy núi Bảo Đài Phía Nam ngăn cách với Hải Hưng và Đông Triều, Quảng Ninh, có dãy núi Huyền Đinh, Yên Tử Đoạn sông Cầu ở phía Bắc ngăn cách vùng đất Hiệp Hòa, Bắc Giang với Thái Nguyên, Sóc Sơn Chảy qua đất Kinh Bắc còn có ba con sông: sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam hợp thành sông Thái Bình, lại có sông nhánh là sông Đáy chảy từ sông Hồng sang Phía Nam sông Đuống là Thuận Thành( quê nội của nhà thơ Hoàng Cam) và Gia Lương Tất cả các dòng sông ấy đã tạo thành mạng lưới sông ngòi thuận tiện cho thuyền bè xuôi ngược

Ở vùng đất Kinh Bắc, nhất là các phủ Từ Sơn, Thuận An “đất thì trắng mềm; ruộng thì vào hạng thương thương (Nguyễn Trãi) Các phủ Lạng Giang, Thiên

Phước rừng chen lẫn khe động sâu thắm, hiểm trở Đây là nơi điễn ra các cuộc chặn

đánh và truy quét kẻ thù xâm lược Tống, Nguyên Minh, Thanh từ phương Bắc tràn xuống và cũng từng ghi nhiều chiến công nỗi tiếng: chiến tuyến sông Như Nguyệt (thời Lý), trận Xương Giang (thời Lê) Ngay ở thế ki XV, Nguyễn Trãi xác định: “Kinh Bắc la tran thứ tư trong bốn Kinh trấn là đứng đầu phên dậu phương Bắc” Có thể nói xứ Bắc là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, sinh ra rất nhiều danh thần Trong tiến trình chung của lịch sử nước nhà, có thể nói thời nào xứ Kinh Bắc cũng có đanh nhân: Lý Công Uẩn-vị vua đầu tiên của nhà Lý Thời nhà Lý cũng là thời cực thịnh của đạo Phật Thời nhà trần, Nho giáo đang trên bước đường đi lên nhưng Phật giáo vẫn còn mạnh Hào khí Đông A đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của văn học, và các tác gia Kinh Bắc vẫn là lực lượng quan trọng

Sang thời Lê thế ki XV, Hội Tao Đàn do Lê Thánh Tơng là ngun sối, có hai tám vì sao thì trong đó một nửa là người Kinh Bắc: Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận,

Đàm Thuận Huy, Đàm Văn Lễ, Thái Thuận

Thế ki XVI-XVII, đất Kinh Bắc có thêm những tác giả tiêu biểu: Ngô Chỉ

Lan, Nguyễn Đăng Đạo, Hoàng Sĩ Khải, Trịnh Thị Ngọc Trúc cuối thế kỉ XVIII

Trang 14

có các danh sĩ nổi tiếng đánh giặc giỏi, làm thơ hay: Nguyễn Cao, Đề Thám Ở độ rực rỡ nhất của văn học trung đại có Đoàn Thị Điểm, Cao Bá Quát

Đầu thế ki XX, vùng đất Kinh Bắc đã sớm xuất hiện những chiến sĩ cộng sản ưu tú, cũng sớm có những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa: Nguyễn Ngọc Tuyết, Trần Minh Đức, Nguyễn Văn Cừ Năm 1932, Phong trào Thơ mới nỗi lên, đất Kinh Bắc cũng góp vào làng thơ mới các tên tuổi rạng rỡ: Bàng Bá Lân, Anh Thơ, Thế Lữ sau nay có thêm một loạt nhà văn nổi danh: Ngô Tat Tó, Nguyễn Huy Tưởng, Kim Lân và nhà thơ mang đậm chất Kinh Bắc- Hoàng Cầm

Kinh Bắc còn là vùng đất có bề dày lịch sứ, văn hóa, xã hội: Kinh Bắc xưa là một trong những vùng có nhiều sự kiện phong phú trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Nơi đây không những nỗi tiếng về truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm, nồi tiếng về truyền thống hiếu học khoa bảng, về di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh mà còn có một khối lượng rất lớn các thần tích, truyền thuyết, những lễ hội, những phong tục cô truyền

Trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, vùng đất Kinh Bắc còn giữ lại nhiều di tích lịch sử, đình chùa miếu mạo, đền lăng, thành quách Di

tích lịch sử dày đặc trên xứ Bắc: Chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp, Bách

Môn, Đình Bảng Mỗi địa danh này gắn liền với sinh hoạt lễ hội nói lên cảnh sống thanh bình của dân tộc hiền hòa Nơi đây, mỗi ngọn núi tên sông, mỗi ngôi làng con xóm đều gắn với một huyền thoại, một truyền thuyết mà di tích để lại là đền chùa cổ tích, là những lễ hội truyền thống tất cả làm cho đất Kinh Bắc trở thành một trong những cái nôi của văn hóa dân tộc, quê hương của những cô gái xinh đẹp tình tứ, chăm chỉ

Có thể nói, Kinh Bắc- quê hương Hoàng Cầm là mảnh đất mà đời sống tâm linh được coi trọng Với một bề dày truyền thống văn hóa, Kinh Bắc có rất nhiều lễ

hội Trong những lễ hội được tổ chức vào địp đầu xuân, già, trẻ, gái, trai ăn mặc đẹp

đi xem hội cùng với các trò chơi: chọi gà, hát chèo, rước thần, các đấu vật các trò chơi đân gian Mục đích của các lễ hội nhằm củng có sự đoàn kết cộng đồng, vừa hòa nhập, vừa giáo dục những truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Kinh Bắc- cội nguồn của Văn hóa Mẹ: Về với vùng Kinh Bắc, ta như được

Trang 15

họ Lời ca quan họ trở thành linh hồn văn hóa Kinh Bắc So với các loại hình văn

hóa nghệ thuật khác: hát Xoan, hát ghẹo, hát chèo, hát ca trù, hát ví dặm, tudng, cai lương hát quan họ có thời gian tồn tại lâu đời nhất (tuổi thọ hàng ngàn năm) Điều này đã chứng minh, quan họ là nét văn hóa bản địa không những không bị phong kiến phương Bắc đồng hóa, tiêu điệt mà ngược lại vẫn phát triển nhờ bản sắc riêng và sức sống của nó trong lòng người Kinh Bắc Nhờ thế mà quan họ đã hun đúc nên một bản lĩnh văn hóa vùng hết sức độc đáo và là linh hồn của văn hóa Kinh Bắc

Quan họ trong ngày hội là nét đặc sắc của vùng Kinh Bắc Nó gắn liền với hàng trăm ngôi chùa, đình cổ kính Đó là những ngày hội làng, hội đình, hội nghề, hội chợ, với những hình thức sinh hoạt văn hóa đậm đà tính nhân dân và cốt cách dân tộc Bên cạnh đó, giao tiếp quan hệ còn là giá trị trong lối sống, là văn hóa giao tiếp một thời Khách đến quan họ mời trau, phong độ lịch sự của những “liền Anh, liền Chị” được thể hiện trong cách trang phục- mang đậm một kiểu thấm mĩ riêng của người quan họ Liền Anh thường mặc áo dài năm thân , bên ngoài thường là vải the, quần trắng ống song kiểu “chân quê”, chân đi kiểu dép “gia định”, đầu đội khăn xếp, khăn nhiễu, tóc búi tó, đùng ô đen Những liền Chị mặc áo “mớ bảy, mớ ba”, áo ngoài nền nã, áo trong màu trắng hoặc mỡ gà, yếm bằng vải màu, đép cong làm bằng đa trâu, đội khăn đen hình mỏ quạ bằng vải láng hoặc the thâm, tóc vấn đuôi gà, đội nón ba tầm, váy quan họ là váy sồi, váy lụa

Ngôn ngữ quan họ là ngôn ngữ giàu chất thi vị, được chắt lọc từ ca dao tục ngữ, từ truyện Nôm, giàu tính hình tượng, giàu biểu cảm Ngôn ngữ ấy hấp thụ cả tỉnh hoa của những thơ ca bác học để tạo nên sắc thái riêng của bài ca quan họ Tiếng hát quan họ có vai trò tích cực trong cuộc sống Những làn điệu dân ca kì điệu tồn tại bền lâu từ bao đời nay tắm đẫm thiên nhiên, đất trời Kinh Bắc, đem đến hơi

thở nồng nàn cho trái tim con người, làm nên một hồn thơ Kinh Bắc đa tinh, tinh t6,

trong trẻo mà đậm đà tình người

Trang 16

máu thịt, chảy trong huyết quản, nuôi dưỡng hồn thơ Hoàng Cầm Thê hiện tình cảm với quê hương mình, đất nước mình thi nhân nào mà chẳng có Nhưng thể hiện một

cách sâu sắc và toàn diện với nhiều chiều không gian, thời gian nghệ thuật để vẻ đẹp

quê hương mình được thăng hoa thì ít ai làm được như Hoàng Cầm Thật dễ hiểu, những câu hỏi mà Hoàng Cầm đã thốt lên trong Bên kia sông Đuống: “Bây giờ tan tác về đâu/ Bây giờ đi đâu về đâu?” như xoáy vào tâm khảm người đọc qua bao thăng trầm của thời gian tạo nên dư ba không dứt với một mối tình sâu nặng với quê hương của thi sĩ Hoàng Cầm chỉ nói về một vùng quê cụ thể nhưng lại động thấu tới gan ruột của bắt cứ ai đã có một quê hương Bởi bài thơ gợi nhớ đến cảnh quê, hồn quê, hương quê, nghề quê, người nhà quê, âm sắc quê hương Do đó mà hình ảnh quê hương Kinh Bắc có ý nghĩa khái quát cho mọi miền quê Việt Nam

Hoàng Cầm là nhà thơ được sinh ra và lớn lên ở vùng quê “phên dậu kinh Sa

thành”, một vùng “quê thiêng Kinh Bắc” Nơi đây xốn xang, tưng bừng những hội hè, chùa chiền, lễ hội, đó là một đặc trưng tiêu biểu của đời sống Kinh Bắc Kinh Bắc tự hào với tài hoa của con người để lại những công trình kiến trúc cô kính Đó

vừa là giá trị vật chất, vừa là giá trị tinh thần tôn vinh sự thông minh, tài hoa và trái

tim nghệ sĩ của người dan noi day, trong đó phải kế đến: Chùa Phật Tích- một công trình kiến trúc tuyệt đẹp Hoàng Cầm đã khắc sâu vẻ đẹp đó bằng hình ảnh:

Chùa Phật Tích ruỗi trong màn lụa bạch Tượng Quan Âm má đỏ bồ quân

Chuông chiều cởi yếm Chuông sớm đội khăn

Câu kinh tê mê mười ngón tay măng

Trang 17

Trẫầu têm cánh phượng lỡ thê tử sinh

(Thế phách tỉnh anh) Chùa Dâu nỉ cô

Sao con than tho Šao còn ngắn ngơ Không về Kinh Đơ

(Mưa Thuận Thành)

Hồng Cầm đã thôi tình yêu, sự sống vào cõi tu hành thanh tịnh Chỉ một câu thơ ngắn mà khái quát được cả tấn bi kịch nhân duyên, quyền lực của vương triều Lý (triều đại mà phật giáo phát triển nhất) Còn miếng trầu tình yêu khi dấu lời thề tử sinh- là miếng trầu mang đầy ý nghĩa văn hóa Miếng trầu là đầu câu chuyện, được dùng trong lễ cưới hỏi, đình đám, hội hè như là một phong tục không thể thiếu, nhưng trầu têm cánh phượng thì chỉ có ở Kinh Bắc mà không thể có ở vùng quê nào khác

Nói đến chùa chiền Kinh Bắc không thể không nói đến chùa Trăm gian ở xã Tam Sơn Chùa được xây dựng vào thời Lê Trung Hưng, trên núi Tam Sơn theo một quan thể kiến trúc hình chữ nhật, giữa là lầu gác chuông Từ chân núi lên có nhiều bậc xây bằng gạch Đây là ngôi chùa chứa đựng cả một vốn liếng văn hóa vật chất và tỉnh thần Năm 1965, máy bay Mĩ bắn phá đã phá hủy tồn bộ ngơi chùa Sau đó nhân đân dựng lại, cơ bản thì giống nhưng không đẹp như cũ Khi còn nhỏ tuổi, Hoàng Cầm đã theo mẹ đến lễ chùa, sau này trở lại, nhìn cảnh quan đổi khác, một nỗi buồn rưng rưng nhớ tiếc dâng lên:

Em giờ lạc giữa Quan Âm Em giờ cứ nhớ lang thang

Rang ai rang dy rang dang thé roi Chùa trăm gian cửa mô côi

(Vô Phương)

Trang 18

Có thể nói, lòng yêu quê hương tha thiết, sự gắn bó sâu nặng khiến cho cõi linh thiêng của chốn chùa chiền hiện về thật gần gũi giữa đời thường, không hè thoát tục ma rat tran thé trong tho Hoang Cam

Đến với thơ Hoàng Cầm, người đọc như đang được tìm về với không gian Kinh Bắc, thăng hoa cùng với hội hè Kinh Bắc và thật đúng khi có ai đó đã nhận xét rằng: trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại, khó ai hơn được Hoàng Cầm khi viết về Kinh Bắc, đặc biệt về lễ hội Kinh Bắc Không hăn Kinh Bắc là vùng đất cổ còn lưu giữ được nhiều truyền thống văn hóa dân gian, mà hội hè còn là mặt chủ yếu của đời sống phi chính thức, đời sống thứ hai Chính hội hè điểm trang , cân bằng lại đời sống thường ngày Tất cả những hình thức hội hè ấy, nằm ngoài phạm vi sinh hoạt nhà nước, mang tính chất mua vui chứ không mang hơi hướng tôn giáo cần sự trang nghiêm Chúng tạo ra bên cạnh cuộc sóng chính thức một thế giới thứ hai-cuộc sống thứ hai Những hội hè chính thức được thê hiện trong thơ của Hoàng Cầm như: Hội Long Khánh, Hội Vân Hà, Hội Gióng, Hội Lim, Hội dén tám vua triều Lý Đặc biệt là hội Chen Nga Hoàng: Nửa đêm đèn nến tắt phụt, cho phép trai gái thỏa nguyện cái tình lớn lao, say mê vào bậc nhất đời sống con người Trong mùa lễ hội, người đàn bà vốn bị xem thường hoặc bạc đãi sẽ tìm được bản thân mình trong các lễ hội thi trổ tài khéo léo: thi sợi bún, thi ăn mía thổi cơm, thi đánh đu, thi hát dam, thi dệt vải, thi thêu gắm Và không có nhà thơ nào viết về lễ hội nhiều và hay như Hoàng Cầm Có thể nói, nhiều câu thơ viết về hội hè, đình đám của Hoàng Cầm làm

thăng hoa trong thơ Việt một không gian vừa thực, vừa ảo, biến hóa khôn lường tất

cả được vẽ bằng ngòi bút tài hoa, quyến rũ Hãy nghe Hoàng Cầm thì thầm với cọng bún Kinh Bắc:

Nát nhàu thân Tổ Nữ

Soi bun ngà vá lại dụng nhan

(Thỉ sợi bún)

Rồi theo vết Xuân Hương, ông đánh đu cảm hứng của mình giữa mùa xuân rộn

Trang 19

Bàng hoàng tia chớp liệng nghiêng xanh (Thi danh du) Đừng rụt ré hãy đam mê như Hoàng Cầm đã từng đam mê:

Chen Nga Hoàng Len chèn nguyệt tận

Phụt nửa đêm đèn nến tắt

( ) Hồn mang mê vô cùng Địa đàng say tói tắp

Không giờ không

Thăm thăm nguyện câu hơi em nỗng Nhấn nha thơi

Ơi đài nhẹ bng tênh Tang vờ câm

Ai nên xin thượng ngầm

Gõ hờ đôi ba tiếng cuỗi buồn vang âm Vì tay ải tay tay ai

Chưa nguôi tê mê thầm

(Hội Chen Nga Hoàng)

Trong Hội Chen Nga Hoàng, chúng ta nghe Hoàng Cầm thầm thì với ngữ điệu và trong những đam mê huyền ảo đó, giới tính không còn phân biệt được nữa Những nốt trầm trong thơ ông quấn quýt không gian êm ái trong hơi thở đêm của bắt tận

Thi thổi cơm, thường được tô chức vào dịp các lễ hội làng, hội chùa tháng giêng Hội qui định về cách chơi và giải thưởng Khi nấu mỗi người đeo một cần trúc ở sau lưng, đầu cần vắt ra trống đánh vây quanh Hoàng Cầm đã mượn bài thơ Thỉ ăn mía thối cơm đê gợi về câu chuyện dân gian xưa:

Cơm vừa chín tới Má xuân hông

Dâm khói tím

Chot sang thu

Trang 20

Quả thật nâu cơm mà như một nghệ sĩ tài hoa

Thi dệt vải năm nào cũng diễn ra ở Hội Lim Xưa vùng Nội Duệ Câu Lim vôn nôi tiêng nghê đệt Các cô gái đi thi đêu là gái chưa chông Khi mọi người đã ngôi vào khung cửi, chờ trông hiệu lệnh thì bắt tay đưa thoi dệt Người

xem thì đánh trông vỗ tay néu ai bị rơi thoi coi như bị loại Các cô gái vừa dệt vải

vừa hát quan họ Các gia đình coi việc đi thi dệt của con gái mình là hệ trọng cho nên phải chuân bị chu đáo Các chàng trai, cô gái đi hội cũng náo nức xem thi Vì thé thi dét vai càng hấp dẫn Và thơ Hoàng Cầm đã làm hiện về những cô gái Kinh Bắc trong ngày hội thi dệt vải:

Long em phau phau tim déu mau soi Một tắm trường giang

đèn rọi võ vàng

Thoi chìm khách đến năm đi vút Vải gột hô hai má gột môi hoang

( Thỉ dệt vải)

Đó là những cô gái có tắm lòng trong trắng đệt tắm lụa dai bằng chiếc thoi đưa cần mẫn Màu của cuộc đời tần tảo được Hoàng Cầm nhuộm bằng “đèn rọi võ vàng” Nhà thơ đã so sánh hai hình ảnh vái gội hỗ” với “hai má gột môi hoang” thật đặc biệt Nhà thơ đã mượn việc dệt vải đề diễn tả nỗi ngậm ngùi thân phận

Hoàng Cầm còn đưa ta về với Hội Long Khánh giữa đêm sao chi chit, trang đầy trời Kinh Bắc Hội Long Khánh thực ở Tiên Sơn vào ngày từ mồng bẩy đến rằm tháng hai Hội có tục tranh “ cây mộc tat” Khi hồi trống cái đánh vừa dứt, chủ tế bưng cây từ trong đình vứt ra giữa sân rồi hô “ˆ Cướp! Cướp!”

Trang 21

( Hội Long Khám)

Hoàng Cầm đã đưa vào thơ những hình ảnh đẹp quý phái, sang trọng, linh thiêng Từ nhánh mẫu đơn rơi, nhà thơ khéo gợi về chuyện Từ Thức cởi áo đến cho nhà chùa để bảo vệ cái đẹp Kết bài thơ là lời giễu chơi “Quan- huyện- khác lại làm Từ Thức”, câu thơ nhắn mạnh một ý quan trọng: Thơ Hồng Cầm ln lấy tình yêu làm lăng kính soi ngắm lễ hội hè đình đám ở Kinh Bắc

Đến với hội đền Gióng, Hoàng Cầm làm sống lại truyền thống bắt khuất của tổ tiên Nhờ có hội mà nhân dân ta có địp hồi tưởng, thành kính, làm hồi sinh những nhân vật anh hùng trong cuộc sống Và năm nào cũng thế, cứ đến lễ hội là nhân vật ay lai hién vé Tho Hoang Cầm gợi về một bản lĩnh, một tư tưởng dân tộc mà làm sống đậy thần tượng “ ngựa hồng, gươm thần, phun lửa” oai hùng đánh giặc thuở

xưa

Về hội làng Vân, Hoàng Cầm nhắn mạnh vào một nghề vừa đem lại hiệu quả kiến thức cao cho làng, vừa ghi dấu trí óc tài hoa của con người, đó là nghề nấu rượu và nuôi lợn: Lon ba tram can kênh xuân lún ngõ Khói bếp lun phun mưa Mép chàng trai lún phún đương thì Tết Vân Hà làng mở hội thi

Nuc ních từng đôi chật đường nghẽn lỗi

(Hội Vân Hà)

Trang 22

Có thể nói làng nào ở Kinh Bắc cũng có lễ hội, nhiều nhất là về mùa xuân Đọc thơ Hoàng Cầm ta thấy hội hè nào ở Kinh Bắc cũng đều rất lành mạnh, nhà thơ luôn lay tình yêu làm tâm điểm để soi chiếu, gửi vào đó là những tình cảm trong trẻo, lối sống khỏe khắn, ước mơ đẹp, những tập tục văn hóa cổ truyền được tôn vinh góp phần làm giàu bản sắc văn hóa vùng quê thắm đượm tỉnh thần nhân văn cao cả của Hoàng Cằm

Đây nữa, một sinh hoạt văn hóa rất Bắc Ninh và nỗi tiếng toàn quốc: hát quan

họ, hát quan họ để lại rất nhiều dư ba trong thơ Hoàng Cầm và tụ lại đậm đặc trong chùm thơ “Tiếng hát quan họ”

Tôi người làng quan họ Quê mẹ bên này sông

Cách quê cha một dòng nước trắng Cô gái làng Xim mười tám tuổi Hát hay nổi tiếng khắp vùng

(Tôi người làng quan họ) Dường như Hoàng Cầm đã mượn thơ để giải thích cội nguồn của mình Đôi cánh thơ của Hoàng Cầm được sinh ra từ tiếng hát của mẹ:

Tiếng hát mọc cho đôi cánh trắng Nghìn lần đập vẫy vùng

Từng rớm máu sẵy lông Chưa dứt được dây trỏi

Lợn non cắn sờn dây nhức nhối Bài thơ nửa chừng

hôm nay đã hé hàm răng Chim trời từng đôi cất cánh Bay đài trên quê hương

Trang 23

Cầm từ thuở còn trong nôi mẹ Do vậy, khi viết những vần thơ về quan họ, Hồng Cầm ln có ý thức truyền tải cái hay, cái đẹp, cái truyền thống văn hóa của người quan họ và khẳng định quan họ là bản sắc văn hóa, văn hiến cần bảo lưu, gìn giữ và phát triển Ông coi văn hóa quan họ chính là chất men — thơ để làm dậy lên những giọng điệu ngọt ngào sắc màu ngôn ngữ đậm chất Kinh Bắc

Quan họ là loại hình ca hát dân gian đặc trưng của người Kinh Bắc, người hát đối nhau bằng các làn điệu truyền thống và rất ứng biến Hội quan họ điễn ra ở trong nhà, trên sân đình, trước cửa chùa, hay bồng bềnh trên những chiếc thuyền thúng giữa ao hồ.Vào hội, các liền anh áo the khăn xếp, các liền chị nón thúng quai thao, áo mớ ba mớ bảy, họ gặp nhau với những tình cảm nồng 4m, thân tình, tinh tế và lịch lãm theo lối riêng của người quan họ Họ hát lên những làn điệu trong kho ngôn ngữ dân ca đạt tới trình độ nghệ thuật cao Ngôn ngữ quan họ là sự hội tụ tuyệt vời của ngôn ngữ và nhạc họa trong những tình cảm giao hòa giữa nam và nữ, giữa con người với con người, con người với thiên nhiên tạo vật và than linh thé hiện khát vọng vươn tới cuộc sống hạnh phúc, phồn thịnh , thủy chung như nhất

Có thể nói Hoàng Cam 1a nha tho tiép thu và tạo nhịp điệu quan họ bằng một hàng liên tưởng thâm mỹ kì lạ để làm nảy sinh thứ ngôn ngữ thơ ca đân gian Kinh Bắc:

Trâu têm cánh phượng lỡ thê tử sinh Lý cây đa Lý huê tình

Nguyệt cầm ngại gáy dỗ dành ai ca Người ơi người ở Hay là

(Thế phách tỉnh anh)

Viết về quan họ, Hoàng Cầm tập trung nhiều vào không gian văn hóa quan họ trong hội Lim Có thể nói, chưa hội nào ở Kinh Bắc hội tụ nhiều làng quan họ, nhiều canh hát quan họ như hội Lim — LỄ hội quan họ nổi tiếng nhất vùng

Hội Lim mở màn với cuộc thi hát quan họ chính thức ở chùa Hồng Vân trên

đôi lim Sau đó người ta vào các cuộc thi hát không chính thức với các màn biểu diễn mang đậm chất quê hương từ các làng quan họ cổ Kinh Bắc mang đến như: cô gái làng Xim, người gái thôn Dương, rồi các làng Bồ Sơn, Tiêu, Viềng, Chè Dọc, Ý

Trang 24

Mặt trời lừ lừ đỏ gác lảo đảo bắt nhịp bài ca

từ Bò Sơn, Tiéu, Vieng, ché Doc, Y La đồng thanh dâng cao quá tầm ngọn gió Tắt cả xoay tròng trong trận gió

ùa vào cổng lớn cụ Tiên

(Chân trời tua tủa mảnh Chai) Ho tim ban dé hát giao đuyên, người hát là những nam giới mặc quần trắng áo dài may bằng xa, đầu đội khăn xếp, chân đi dép Người hát nữ thường mặc áo nhiều màu sắc (mớ ba, mớ bẩy), trong mặc váy Đình Bảng rất đẹp “váy Đình Bảng buông

chùng cửa võng”, chân đi đép, đội nón quai thao với những quả tua rua làm bằng lụa

màu đỏ hoặc vàng trông rất duyên dáng Họ đi từ gà gáy, sáng sớm với một khoảng không gian nhộn nhịp:

Một buổi sáng mùa xuân Từ đông lúa từ đôi chè

từ mái rạ từ ven đê

tiếng quan họ ùa về tới tap

Những dải yếm người đi gặt thuê bay về nhự phướn

Những tà áo bạc màu múa lượn

cờ đuôi nheo ngày hội tình duyên

Trang 25

Họ có thể hát trên đồi Lim, hát trên thuyền bơi trên ao làng, quanh đình chùa, trên đồi núi, từng tốp quan họ nam và nữ say sưa hát : Lời khoan trên mái rạ/ Điệu cao ngoài ngõ tre Tiếng hát đối nhau vang vọng cả không gian một vùng văn hóa, tiếng hát vang xa cùng: cánh cò bay mỏi, trên lúa chín đông quê Về với hội Lim là về với không gian của một thời thơ và nhạc, với sắc thái của một không gian văn hóa truyền thống riêng biệt ở xứ Bắc — Kinh Bắc

Không trực tiếp hoặc đi sâu miêu tả tiếng hát, nhưng Hoàng Cầm đã nói được các linh hồn của văn hóa quan họ Đó là những giai điệu: hư, hừ ,là đầy nghẹn ngào , ấn ức, thứ ngôn ngữ riêng biệt chỉ có trong lời ca quan họ: ứ hự tình ơi! Đồ ai lắp được Ngân Hà/Đề em về lấp lời ca đêm trường/ Bụi nào vẫn được mặt gương/ Vẫn

soi nắm lại khăn vuông đợi mình (Chân trời tua tủa mảnh chai Trong: ứ hự

.hê hi ha u ơi ði óï d ( Chân dung tự thú) Đọc thơ Hoàng Cầm, đâu đâu ta cũng gặp thứ ngôn ngữ ấy, nhất là cái giọng điệu quan họ ấy như: chuối rơm bện 6, nhai trau, chùm cau, têm trầu cánh phượng, ngực yếm, đêm trăng, mùa xuân, con

thuyén, se chi trang, con thoi dệt sợi, ba mươi sáu khúc bổng tram

Hoàng Cầm lại tiếp tục miêu tả trong tâm trang hao sảng vô củng: Từng giọng hát dăng hàng

trước luông điện truyền đi bốn hưởng Yém dao lua nén Bac Ninh

vù vù bay quanh trái đất

Đồi Lim bóc lên với cả rừng người lượn tròn trong gió tiếng hát tiếng cười vang vang điện dài thể giới

(Quan họ lại bắt đầu)

Trang 26

già, ở quê mẹ, quê cha vì thế có người nói chất quan họ trong thơ ông “đã đạt đến độ hàn lâm” Hoàng Cầm từng khẳng định: Tôi người làng quan họ và tiếng hát quan họ còn mang đậm nhiều giá trị nhân văn, nhân sinh cao cả trong lối sống sinh hoạt đặc trưng thể hiện tình người quan họ:

Tiếng hát quan họ nâng gót chân lầm lỗi qua câu về với mẹ cha Nước mắt thương làng từng giọt gỗ phù sa đã thành ngọc trai giữa lòng sông Đuống

(Tìm đến chân trời) Hội Lim và tiếng hát quan họ thực sự là “bải ca vỗ sóng ngàn xưa” Dưới ngòi bút tài hoa và trí tưởng tượng phong phú, bay bổng của Hoàng Cầm, tiếng hát quan họ lại trở thành biểu tượng cho cái đẹp và nghệ thuật văn hóa Kinh Bắc và cả

thể giới:

Tôi mơ

tiếng quê quan họ

cất cao thành trái núi không lỗ Ném xuống biển cỗn sóng gió

(Tìm đến chân trời) Đó không chỉ là những câu thơ đơn thuần, mà còn là tâm trạng, tâm tư, nguyện vọng, là tình cảm trong ông và hơn thế nó còn được lồng vào trong tình yêu quê hương đất nước

Lễ hội quê hương Kinh Bắc luôn hội tụ các vẻ đẹp văn hóa của một vùng quê văn hiến, là loại hình văn hóa dân gian tiêu biểu và được coi là viên ngọc quý trong kho tàng văn hóa Việt Nam Văn hóa quan họ là phần không gian văn hóa đặc trưng ảnh hưởng đến đời sống thi ca Hoàng Cầm và cũng từ đó ông có một mạch ngầm thi liệu phù hợp với cảm xúc thơ ca

Trang 27

quê hương Thơ ông như một bó hoa đẹp mà vẻ đẹp của mỗi bông hoa được thắp lên bằng chính ánh sáng của tài năng nghệ thuật

1.2 3 Cái tôi chan chứa tình thân

Hoang Cam may mắn được sinh ra và lớn lên trên một vùng đất văn hóa Vùng quê ấy như dòng sữa ngọt ngào đã ăn sâu vào máu thịt, chảy trong huyết quản nhà tho để làm nên đứa con hiểu hạnh với quê hương Hoàng Cầm rất tự hao: “Téi lai có cơ may là được làm đứa con hiếu hạnh của quê hương Kinh Bắc, tôi như được sinh ra từ cái nôi văn hóa hàng đầu của đất nước” [4.tr.25]

Ai sinh ra, lớn lên, trưởng thành cũng phải nương níu tin yêu vào một điều tốt đẹp nào đó của quê hương? cái mà Hoàng Cầm nương níu, tin yêu là vùng quê yêu dân mà ông rất đỗi tự hào Nhà thơ nhắn mạnh: “Không có một quê hương như thế, tôi không thể làm nên một điều gi, dẫu nhỏ nhẹ như mot soi co” va ca doi ong chi “Mong làm thế nào cho xứng đáng là thi sĩ của dân tộc Việt Nam, của quê hương Kinh Bac” (27,tr.627] “Cui lay mẹ con trở về Kinh Bắc”- cuộc hành hương này, tinh cảm của Hoàng Cầm còn đặc biệt dành cho những người thân yêu của mình Trước hết là hình ảnh người Mẹ Thơ Hoàng Cầm tràn trễ cảm xúc về Mẹ Có thé nói phần

nhiều đời thơ của Hoàng Cầm được khơi nguồn từ hình ảnh của người Mẹ Mẹ luôn

là nơi để nhà thơ kí gửi tâm hồn mình, dù đi đâu, ở đâu ông cũng luôn nhớ về mẹ như nhớ về một kỉ niệm đằm thắm mà dịu ngọt với niềm nhớ thương vơ hạn.Điều

© 66

nay cting that dé hiéu, Hoang Cầm tự nhận mình la thi si “theo dong mẫu hệ” Theo khảo sát của chúng tôi, dường như hình ảnh về người mẹ xuất hiện xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của Hoàng Cầm, ngay từ những ngày đầu kháng chiến Riêng trong tập thơ “Về Kinh Bắc” có tới 34 lần trên 48 bài thơ tác giả trực tiếp nhắc đến hình ảnh người mẹ Đúng như tên tập thơ “Về Kinh Bắc”- là về với quê hương, mà “nói đến quê hương, phải bắt đầu bằng người mẹ Mẹ là hiện thân trọn

vẹn nhất, sinh động nhất của quê hương”, huống chi mẹ của Hoàng Cầm “vốn là một

Trang 28

tàng yêu thương dịu ngọt, bầu trời của hạnh phúc và giản dị, của thiêng liêng và cao quý mà nhà thơ đã đắm mình trong thế giới ấy Tập thơ Về Kinh Bắc cũng chính là tập thơ để thi sĩ “Dáng hương hỗn mẹ” trong tâm trạng của đứa con muốn trở về với Mẹ quê hương:

Ta con chim cu vé gu rang tre đưa nắng ấu thơ về sân đất trắng

đưa mây lành những phương trời xa lạ VỀ fụ nóc cây rom

Ta ru em

lớn lên em đừng tìm mẹ phía cơn mưa

Ngay nhịp Khẩn nguyện - tác giả cũng coi đó như một nén tâm nhang để chia sẻ với mẹ những gánh nặng nhọc nhằn trong cuộc đời Trong đó Đêm £hổ là bài mở đầu cho tập thơ, cũng là lời mở đầu cho nỗi nhớ của người con xa quê nay trở về với đất mẹ yêu thương Quê hương và mẹ luôn là bầu sinh quyền chứa chan tình cảm trong tâm hồn nhà thơ Ông tâm sự: “những buổi sớm mai, chích chòe trên cây mít, con chèo bẻo, con bói cá ở cọc cầu ao, tiếng chim cụ ngày mùa, ríu rít vợ chồng chim én dau hồi mái nhà tranh tre thuở: bé bây giờ đâu? nhớ mà buôn Thời gian đã đuổi chúng ta đi về đâu, hay chúng bây giờ không thích chơi với tôi nữa? Hơn bảy mươi năm rồi, cứ nhớ đến bằu sinh quyền ấy là trong lòng tôi bỗng nôn nao một cuộc hồi sinh vậy là đi vào thơ tôi tự bao giờ tôi chẳng biết' Và khi nhà thơ đã dâng đầy nỗi nhớ ấy trong tâm hồn thì cũng là lúc tuôn tràn nó thành thơ đầy xúc động vé me: “Cui lay me con tro’ vé Kinh Bac”

Trở về với mẹ là trở về quê hương trong nỗi nhớ bồi hồi, trở về với những kỉ niệm của tuôi thơ, của kí ức nhưng luôn được hâm nóng trong huyết quản và trái tim của nhà thơ:

Chiêu xưa giẻ quạt voi lồng

Thân cau vut vẫy đuôi mèo trắng mốc Chuôn chuỗn khiêng nắng sang sông

Trang 29

Ki niệm chợt ùa về tưởng như mới đâu đây, ay vay ma trai qua biết bao sự xáo trộn đồi thay cả cảnh lẫn người trong cuộc đời dâu bể này Điều thay đổi lớn nhất đối với nha tho 1a hinh anh ngudi me, me da “gid nua” quá, đã “cỏm cõi” quá

Viết về Mẹ, Hoàng Cầm chìm sâu trong những đòng cảm xúc không dễ gì đứt ra được Nhà thơ miêu tả bằng thứ ngôn ngữ hết sức tình cảm: “Cứ¿ lạy mẹ Bề em về nằm khoanh lòng mẹ, nhớ sữa mẹ, cơm nếp dâng hương ngày giỗ mẹ”, trong giấc

ngủ “được nằm mẹ gối đầu tay”, và được ru ấm từ “hơi mẹ ở hờ, Mẹ ơi ” Mẹ là

nơi che chở lòng con thơ đại, từ khi trong thai đến lúc “Mẹ đau trở dạ / sinh con ra” cho đến khi mẹ không được nhìn mặt con nữa Mẹ là chiếc nôi diệu kì ẫm con, đón con trở về bất cứ lúc nào, là nơi dé nhà thơ làm điểm tựa tâm hồn Do vậy, Mẹ luôn gần gũi, động viên con Tuổi thơ con muốn gì được nấy, từ những tắm áo: “Con ứừm những thứ được rồi đây/ Áo bông đón rét có/ Áo lụa sang hè có/ Mẹ mới may, Mẹ gọi về chia bánh đa ” Đứa tré Con nào thiểu thứ gì? Mẹ luôn là hiện thân của những ngọt ngào, sự ngọt ngào của những lời ru, của dòng sữa Hoàng Cầm và thơ ca của ông được sinh ra từ chính những sự ngọt ngào ấy:

SỐ A.0E

Câu ru mẹ mới Có bàn tay vỗ tóc

ngu di con ”

Lời ru ấy được cất lên từ một “giọng bưởi đường/ không thấy tiếng” mà chỉ thấy tình người vang lên, tình quê đang rực cháy trong trái tim ông Cả khi con đói

“Mẹ vẫn phan cơm đây” Nhớ mẹ, Hoàng Cầm thường gọi “Me ơi⁄ Mẹ ơi ” Đó là

tiếng gọi của đứa trẻ đang thôn thức một tắm lòng thương nhớ khôn nguôi Với mẹ, con bao giờ cũng bé bỏng, dù trong cô đơn hay hạnh phúc thì Hoàng Cầm cũng như có mẹ ở bên Mẹ là người luôn dõi theo bước đi của con từ khi con còn chập chững đến khi con đã trưởng thành

Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ dành hắn phần đầu của tập Về Kinh Bắc đề nói về hình ảnh người mẹ Hoàng Cầm nhớ về quê, về mẹ với tâm trạng thức tỉnh, mê man từ cảnh cũ, người xưa, và tất cả nay đều lần khuất trong bóng nhân gian cô tịch của một cõi viễn, miễn xa thắm khó nắm bắt Con trở về với mẹ nên con khấn

Trang 30

vừa hiện lên quen thuộc, vừa gần gũi thân thương, song lại cũng rất xa xôi mờ ảo Hình ảnh người mẹ nghèo “vzi áo foạc ba ba vá chẳng tơ đứa” với nụ cười đẹp mê ánh sáng từ “Miệng hé hạt na nhòa bến vắng”, và sự hy sinh của mẹ biết đến khi nào con mới đền đáp được: “Gió mát này mẹ quạt/ từ chênh chếch nẻo tàn trăng” Đợi mùa Hình tượng thơ đã bị nhòe mờ nét nghĩa thực để tạo nên một dòng cảm xúc trong hư vô

Nhớ mẹ, thương yêu mẹ, Hoàng Cầm đều có thơ về mẹ Trong kháng chiến

chống ngoại xâm, mẹ hiện lên tần tảo, chịu thương, chịu khó, gần gũi với bao đức hy sinh Đó là người mẹ lớn lao, thiêng liêng, là người mẹ Việt Nam, là mẹ của mỗi chúng ta Hình tượng mẹ Kinh Bắc trong bài Bên kia sông Đuống:

Mẹ ta lòng đói dạ sâu

Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ

Me gid lại quấy gánh hàng rong Bước cao thấp bên bờ tre hun hút

như đang trong bước đường từ miền cổ tích ra để giúp con vậy Ý thơ như một am ảnh nghệ thuật đọng mãi trong tâm hồn bạn đọc

Con lớn lên từ đôi vai lệch lạc, từ đôi bàn tay hao gầy, từ sự hoàn hảo về nhân cách và phong phú về tâm hồn, từ sự phi thường vĩ đại của mẹ Nhà thơ thèm khát

biết bao khi được gục đầu lên vai mẹ, năm đôi bàn tay thô san ay, nghe hoi tho ấm

áp và hôn lên đôi mắt nhân từ của mẹ mà thốn thức khóc, mà niing niu voi me hién

để được mẹ an ủi, vỗ về như ngày còn thơ trẻ:

Ai bảy mươi tươi ròn Nằm mơ đưa vỗng mẹ Ru say dòng mẫu hệ

Vòng tay quê bề bằng

(Theo dòng mẫu hệ)

Trang 31

ngoan con nhé/ Con đi tìm mẹ/ Tre dậm lông mày/ Ao bèo chột mắt/ Bàn tay me cat/ Gởi quà cho con ” (Quà mẹ)

Mẹ được hiện lên trong rất nhiều cung bậc khác nhau, ngôn từ thể hiện giản dị, không đao to búa lớn, mà giá như giàu có ngôn từ bao nhiêu chăng nữa, nhà thơ cũng không nói được về mẹ hay hơn, nhiều hơn thế Một đời mẹ thân cò lặn lội, chưa một lần con thấy mẹ thở than, chưa một lần con thấy me thanh thoi

Trở về với mẹ là trở về với quê hương, đồng thời cũng là sự trở về trong ký ức, trong nỗi niềm xa xưa với một khoảng trời riêng pha lẫn xót thương:

Đêm buông xuống dòng sông Đuống Con là ai- Con ở đâu về

Hé một cánh liép

Con vào đây bốn mảnh tường che Lửa đèn leo lét soi tình mẹ

Khuôn mặt bừng lên như dựng trăng

(Bên kia sông Đuống)

Tất cả cuộc sống đều nồng nàn hơi ấm của mẹ, từ tắm áo, đồng quà, cả những giọng quan họ mượt mà làm say cả gỗ đá kia cũng là của mẹ

Có thể nói trong thơ của Hoàng Cầm, hình tượng người mẹ là một dòng sông- dòng sông Mẹ Dòng sông mẹ chảy suốt chiều dài thời gian lịch sử Kinh Bắc, sông mẹ chảy suốt hồn thơ, đời thơ Hoàng Cầm từ khi người con đất Kinh Bắc này biết làm thơ cho đến nay

Là thi sĩ theo “đỏng mẫu hể”, ngoài hình ảnh người mẹ, trong thơ Hoàng Cằm cũng tràn đầy những hình ảnh về Chị-Em

Trang 32

không có không gian của buổi chiều nhạt nắng, sẫm màu u huyền kia thì hình ảnh chiếc lá, chuyện tình Chị - Em sẽ buồn đến chừng nao

Trong thi giới Hoàng Cầm có sự nhòe nhập của các ngôi Mẹ- Chị- Em, họ khác nhau nhưng lại giống nhau trong một thé, đó là những người mà Hoàng Cầm yêu mến

Cảm xúc về đáng hình người Chị, những váy xiêm y nổi bật trong dáng hình chị được nói tới rất nhiều trong thơ Hoàng Cầm Nó không những hiện diện rất thực trong cuộc đời mà còn hiện diện rất ảo mộng trong thơ ông:

Uớc sao chị lim dim hát

Tay gió đàn- lơi- yếm trắng tỉnh hay

Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng

Nói như Nguyễn Đăng Điệp thì “Đặc sắc nhất trong thơ tình của Hoàng Cam lại là những tình yêu em dành cho chị Nó kết thành Lá Diêu Bông, Cây Tam Cúc Cũng chính tại đây, những ấn ức, những giấc mơ yêu đầy khắc khoải tìm được hình thức của nó: “Nghẹn ngào và khao khát” [27,tr.47] Cũng chính ở đây ta nhận thấy tình yêu trong thơ Hồng Cầm như ơng tự nhận: “Có ¿hể nói nguôn cảm hứng trong sáng tác của tôi đều bắt nguồn từ người phụ nữ” [L7,tr.396]

Trang 33

tình ấy vẫn không chịu bỏ cuộc, vẫn cứ lẵng nhẵng, chới với, cứ lẽo đẽo với tình không “Lẽo đếo em đi với mai sau lúc nhạt chiều quê dăm quả rụng” đề tồi:

Từ thuở ấy Em câm chiếc lá Đi đầu non cuối bé Gió quê vỉ vút gọi

Diêu bông hởời Ới điêu bông !

(Lá diêu bông)

Mối tình non trở thành mối nghẹn Với Chị thì như vậy, với Em cái tình trong thơ Hoàng Cầm lại là sự ngất ngây đam mê Với nhà thơ dường như tất cả vẻ đẹp của đất trời, con người, văn hóa Kinh Bắc đều dồn tụ vào Em và tỏa sáng Là thi sĩ đa tình nên đọc thơ Hoàng Cầm, chúng ta không cần phải đi tìm câu trả lời chỉ li “Em là ai?” Em xuất hiện trong thơ Hoàng Cầm như nhân vật trữ tình làm cho giọng thơ của ông trở nên thì thầm, rủ rỉ Em là hiện thân trong vẻ đẹp kiêu sa, mang cái đẹp của siêu thực, em là tiên nữ vì tội yêu bị đầy xuống trần gian là “ „ữ” Em như một ánh sao băng trong đêm, ánh sao lóe sáng mà Anh chỉ được nhìn trong giây lát để rồi lặn khuất phía trời xa, và ánh sáng còn để lại trong Anh đến muôn đời Em cũng như ánh trăng lả lơi, gợi tình khiến cho Anh ngây ngất:

Cử trăng lên đậu cành mềm chân quê Cứ lơi áo cởi trưa hè

Ngực trần vỗ yếm gọi về tuổi hoa

Và Em như tất cả những gì thơm tho nhất, tỉnh khiết nhất của cuộc đời mà Anh từng biết, khiến Anh như suốt đời bị cầm tù trong vòng tình yêu của Em Nhớ về Em với kí ức trong trẻo của tuổi thơ, về những hình ảnh gợi niềm khao khát, day dam mê, gợi những ám ảnh sắc dục trong Anh:

Trang 34

Hương nhu xoải tóc lưng tròn Cái đêm hôm ấy mắt mòn men tê Cũng từ những nỗi nhớ ấy, nhà thơ bộc lộ:

Lá- em tuyệt sắc thành không

Tòa sen tỏa roi bằnh bông kiếp người

Gọi đôi đề hát đôi hồi

Nhớ con bướm trắng dập vùi mà thương Hay

Xuân hương hỏi tên em mờ tỏ

Càng long đong phận nhỏ vành khuyên

Em như những con chim, con bướm bé nhỏ, Em như chiếc lá hư không, chiếc lá vô hình trong cuộc đời Anh Những gì Anh mong ước, những tình cảm của Anh kết tinh lại để đành cho Em không khỏi ngậm ngùi thương xót khi Em phải chịu những trầm luân của cuộc đời Thời gian đã kéo Em đi, đã vùi đập Em trong giông bão để Anh nhìn xót xa Thời gian như một mụ đì ghẻ độc ác luôn ganh ghét với sắc đẹp của đứa con chồng, đành vùi dập nó bằng những cái khốn cùng của cuộc sống Anh thay đấy, biết đấy nhưng chẳng thể nào níu giữ thời gian ở lại, đành gửi tình Anh vào những trang thơ, ghi lại hình Em lúc đẹp nhất trong Anh

Ngoài ra Em trong thơ của Hoàng Cầm còn là hình ảnh người vợ đã khuất mà nhà thơ đành biết bao tình cảm thương nhớ không nguôi:

Đã hẳn em về xa mê tâm linh

Sao còn đứng nghiêng khỏi thiêng vươn mình Đã hẳn em lên thượng tầng khinh thanh

Trang 35

Hình tượng người vợ yêu của nhà thơ hiện lên trong bài thơ đó là Em đã rời bỏ nhân thé dé vé “thé gidi bén kia ”- bỏ lại người chồng đang vật vã đớn đau với một

thế giới được ông miêu tả bằng một loạt hình ảnh sáng tạo Mặc dù đã xa rời cuộc

sống nơi trần thế nhưng hình ảnh của Em vẫn hiện về vò xé tâm can Anh Đã đi xa rồi sao Em còn hiện về “đứng nghiêng khói thiêng vươn mình”, Em về trong làn khói hương lan tỏa, còn những điều chưa nói, phải chăng Em còn luyến tiếc thế gian này? Em đã đi lên cõi “throng tang”, sao Anh lai thay “rung rung có mô bình minh”, dang Em hiện về hay là nước mắt Anh rưng rưng, trong nỗi nhớ thương như thấy Em đang cùng Anh rơi lệ? Em đã đi vào cõi “im-vô-cực”, sao lại còn làm mưa quất đau lá cành, phải chăng trong Em có điều gì hờn giận hay chính là tâm hồn Anh đã hóa lá cành để gặp được mưa Em, đề được đau cùng với Em?

Cũng với mạch nhớ thương ấy, hình ảnh người vợ hiện về trong thơ Hoàng Cầm thật xúc động, thật buồn Bài thơ Gứi người vợ xa quê hương là nỗi đau của một người chồng tóc đã bạc thương nhớ người vợ của mình Hình ảnh một cô thiếu nữ đất Hải Phòng đã cùng ông lần đầu đóng vai chính cho vở kịch Kiều Loan đã in dân đậm nét trong thơ ông Dù bà không còn sóng cùng nhà thơ, đã cách xa nhà thơ một đại dương bao la thì tình cảm ấy vẫn không hề phai nhạt

Người đàn bà thứ ba trong đời Hoàng Cầm, người đã cùng nhà thơ đi trọn những vui buồn sướng khổ của đời người, đó là Lê Hoàng Yến Nói về vợ, nhà thơ bao giờ cũng nói với tình cảm trân trọng, yêu mến Nhà thơ trân trọng người đàn bà chịu thương, chịu khó vì chồng, vì con “Ngày hai bữa cơm nghèo, mấy tam do quan

đã sờn rách, một lũ con nhỏ dại lau nhau đi học, chơi đùa, đau ôm, tất cả tôi trao gảnh nặng cuộc đời ay cho người vợ rất giỏi chịu đựng kham khổ, người vợ thật

hiền thảo, thật yêu thương chông con”, người mà đã cùng nhà thơ “đẩy chiếc xe thơ

Về Kinh Bắc đi trọn đoạn đường thiên mệnh của nó” [L7,tr.430], mạch thơ gợi nhớ

về những ki niệm đẹp đẽ nhất, hạnh phúc nhất mà nhà thơ xót xa luyến tiếc khi những gì mình trân trọng, yêu quý đã trở thành quá khứ Nhân vật trữ tình xuất hiện với hình ảnh “tóc trắng rụng bên thềm” đã tả tận cùng cái cô đơn, cái lẻ loi của sự

mat mat

Trong nỗi đau vô hạn ấy, tác giả nhìn đâu cũng thấy bóng dáng quen thuộc của

Trang 36

quy luật của tâm lý, khi ta nhớ thương là lúc ta thấy Em hiện về ở bên ta Em hiện về qua “hình rêu lạ” ở “vách láng giêng”, qua “lưới nhện” của thời gian chăng tơ

“đãi kỉ niệm ”, qua “tấm von” cua hoi tte “che mira mat trầm du” Em về trong mờ

ảo, bởi thế Anh thấy hình Em trong “hình rêu lạ” đã hóa “thành ra một gốc cây” Anh mong ước một ngày nào đó, Em về “óng ả xôn xao” để Anh được thỏa nỗi niêm mong nhớ

Trang 37

Chương 2

DAC DIEM THÉ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ HOÀNG CÀM 2.1 Thế giới nghệ thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả, một trào lưu) Thế giới nghệ thuật nhắn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con người, mặc dù nó phản ánh các thế giới ấy Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lí riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng Chỉ xuất hiện một cách có ước lệ trong sáng tác nghệ thuật Chẳng hạn trong thế giới truyện cô tích con người và loài vật, cây cói, thần phật đều có thể nói chung một thứ tiếng người, đôi hài có thể đi được một bước bảy dặm, nồi cơm vô tận ăn mãi không hết Trong văn học lãng mạn, quan hệ nhân vật thường xây dựng trên cơ sở cảm hóa, trong văn học cách mạng nhân vật thường chia thành hai tuyến địch- ta, người chiến sĩ cách mạng và quần chúng Như thế, mỗi thế giới nghệ thuật có một mô hình nghệ thuật trong việc phản ánh thế gidi Sự hiện diện của thế giới nghệ thuật không cho phép đánh giá và lí giải tác phẩm

văn học theo lối đối chiếu giản đơn giữa các yếu tố hình tượng với các sự thực đời

sống riêng lẻ, xem có giống hay không, thật hay không, mà phải đánh giá trong chỉnh thể của tác phẩm, xem xét tính chân thật của tư tưởng chỉnh thể của tác phẩm so với chỉnh thể hiện thực Các yếu tố của hình tượng chỉ có ý nghĩa trong thế giới nghệ thuật của nó

Trang 38

Như vậy, mỗi một thế giới nghệ thuật như một mô hình nghệ thuật trong việc phản ánh thế giới ứng với một cách quan niệm về thế giới, một cách cắt nghĩa về thé giới Thế giới nghệ thuật như thế bao gồm quan niệm nghệ thuật về con người, một không gian nghệ thuật riêng, một thế giới nghệ thuật riêng và một hình thức ngôn ngữ tương ứng Để tìm hiểu một nhà văn không thể không tiếp cận thế giới nghệ thuật của nhà văn ấy trên tính thống nhất toàn vẹn của nó Thế giới nghệ thuật của nhà văn chính là một thế giới hình tượng sống động ( với tất cả tính phong phú đa dạng và tính hệ thống tinh vi của nó), chứa đựng một quan niệm nhân sinh va thâm mĩ nào đó, được xây cất bằng vật liệu ngôn từ

2.2 Thiên nhiên trong thơ Hoàng Cam

Thiên nhiên và con người là hai đề tài rất quen thuộc trong văn chương nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung Cuộc sống tự nhiên dù xoay vần đến đâu thì thiên nhiên và con người vẫn là hai chủ thể trung tâm của vũ trụ Bởi vậy, đề cập tới giá trị của văn chương thì cùng với con người, sự xuất hiện của thiên nhiên là một lẽ tat yếu, chuyên chở những hàm ý nghệ thuật sâu xa và sinh động

Trong một tác phẩm văn học, hình tượng thiên nhiên thường có vai trò quan trọng Không phải ngẫu nhiên, đơn thuần ở các sáng tác đồ sộ như Chiến tranh và Hòa bình, Sông Đông êm đềm, văn hào L.Tônxtôi hay M Sôlôkhốp lại để cho thiên nhiên xuất hiện đan xen cắt ngang giữa những tình tiết, sự kiện ngồn ngang mâu thuẫn Cũng không phải vô tình mà nghệ thuật kế chuyện trong Bà Bóvary của nhà văn đại thụ nước pháp Flôbe lại được đánh giá là hiện tượng có tính chất mở đường cho lối kế chuyện trong tác phẩm tự sự ở thế kỷ XX khi nhà văn đã để cho thiên nhiên xuất hiện tạo những &hoáng lặng, điểm trắng cho tác phẩm Trong những

trường hợp trên, thiên nhiên xuất hiện khi giữa con người chỉ con su im lặng với

Trang 39

Trong tác phẩm trữ tình, thiên nhiên có vai trò như một cây cầu mà mỗi nhịp cầu lại được đệt lên từ một sợi dây cảm xúc trong miền tâm trạng của cái tôi thi sĩ Vì thế ta luôn bắt gặp ở đó tâm trạng của chủ thể trữ tình mênh mang qua mỗi hình ảnh từ thế giới tự nhiên Với Hoàng Cầm cũng vậy Hồn thơ của thi sĩ đa tình và lắm truân chuyên ấy luôn lấp lánh ánh sáng từ truyền thống văn hóa quê hương cùng lớp phù sa của cái tôi “ sinh ra mắc vào nghiệp làm thơ” Có lẽ vì thế, trong các sáng tác của mình, ông đã đề cho thiên nhiên đi về với muôn trạng thái, đáng hình

Thiên nhiên trong thơ Hoàng Cầm, trước hết là những hình ảnh đặc trưng tiêu biểu cho hình ánh của mảnh đất Kinh Bắc, quê hương nhà thơ

Trong mỗi sáng tác của mình, chàng thi sĩ của quê hương thành cô Luy Lâu, của những làn điệu quan họ đặt dìu, níu giữ bước chân người về trong đêm giã hội, luôn thể hiện một tình yêu mê đấm với những cánh, những người chốn quê Có lần thi sĩ đã tự thừa nhận: “ Ơi những con sông, triền nui, những gò cao đôi thấp, những

bến, những thuyén, những chùa chiên, miéu mao, dén dai, lang tẩm của đất Kinh Bắc cổ kinh và thanh tao, mot ang may về sớm, một con chim lẻ bạn sang chiêu, đến

cả một sợi cỏ may, một búp tre còn ứ đọng tỉnh hoa của nền văn hóa văn mình đồng bằng Bắc Bộ ” Có thê thấy, khắc họa hình ảnh quê hương, Hoàng Cầm không sa đà vào chỉ tiết mà có sự tỉnh lọc đến từng đường nét, màu sắc Với thiên nhiên cũng vậy Hoàng Cầm chỉ đưa vào thơ những thi liệu mang đậm dáng hình, ấn chứa cái thần thái riêng của miền quê ông- một “Kinh Bắc thanh tao và cổ kính”, đó là những dòng sông Ta bắt gặp trong thơ ông hình ảnh của dòng sông Thương, sông Lục, sông Cầu Những con sông cứ “ thoảng nhớ, thoảng quên” chập chờn ẩn hiện trong tiềm thức Hoàng Cầm để hiện về cái thời xưa mà chiêm ngưỡng “Gám sông Cầu khoác lại áo thời xưa” Nhưng có điều đáng chú ý, sông Cầu trong vần thơ thi sĩ đa tình vừa mang vẻ “chơi vơi, hing liếng” trong nhịp hát quan họ vừa như một hình ảnh tượng trưng cho làng quê, tình quê để thi sĩ tìm về khi tâm trang rơi vào bi kịch

Tho o nang dong qué nha

Những sương buông khói mở ra sông Câu

Trang 40

Nói đến Hoàng Cầm sẽ thật vô tình và thiếu sót nếu ta bỏ qua sông Đuống Trong thơ ông, hình ảnh dòng sông Đuống hiện lên chở đầy không gian Kinh Bắc, đọng lại những huyền tích, những câu chuyện huyền sử:

Uớm vất chân bãi phù sa sông Đuống

Dung tre lang Chay

sat ndm tang may lửa rực Phong Châu

Chuột thành than

đen sạm dọc sông Hồng

Kẻ cướp run dưới Rạng - đông - thần - thoại

( Nắng phù sa ) Đặc biệt dòng sông Đuống đã được Hoàng Cầm khắc chạm vào thơ với một vẻ

đẹp vừa duyên dáng, tình tứ như nụ cười vừa kiên cường, bền gan, sắt son trong kháng chiến

Sông Đuống trôi di Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng ngiêng trong kháng chiến trường kỳ (Bên kia sông Đuống)

Lérmôntốp từng nói: “Đêm không ngủ, mắt rực cháy và thốn thức, lòng tràn

ngập nhớ nhưng khi ấy tôi làm thơ” Có thê thấy, Hoàng Cầm đã đệt nên dòng Sông

Đuống của riêng mảnh dất Kinh Bắc Dòng sông Đuống của riêng ông cũng từ những sợi tơ lòng đang day cảm xúc như thế Ong đã đót cháy trái tìm mình đề viết, đốt cháy tình yêu và nỗi đau mà sáng tạo Sông Đuống vì thế đã trở nên bắt tử trong lòng người và trường tồn như biểu tượng của quê hương Kinh Bắc

Nói đến hình tượng thiên nhiên, đặc trưng cho quê hương Kinh Bắc trong thơ Hoàng Cầm, ta còn bắt gặp hình ảnh của núi thấp thoáng, ấn hiện, tạo vẻ phong tình diễm lệ cho vùng quê quan họ:

Bao nhiêu núi đi Kinh Bắc

Ngày đăng: 30/10/2014, 21:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w