1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

110 1,4K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh để tìm hiểu những nét riêng trong cách nhìn, cách nghĩ của nhà thơ về hiện thực cuộc sống và cách xây dựng hình tượng,

Trang 1

HÀ THỊ ANH

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ HỮU THỈNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học

Mã số : 60220120

Nsgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Khánh Thành

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Lịch sử vấn đề 5

3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

4 Phương pháp nghiên cứu 9

5 Cấu trúc luận văn 9

NỘI DUNG 10

CHƯƠNG 1: HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO THƠ HỮU THỈNH VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN 10

1.1 Hành trình sáng tạo thơ Hữu Thỉnh 10

1.1.1 Thơ Hữu Thỉnh những năm tháng chống Mỹ và thời kỳ hậu chiến 10

1.1.2 Thơ Hữu Thỉnh thời kỳ đổi mới 16

1.2 Hướng tiếp cận đặc điểm nghệ thuật từ góc độ tâm lý học sáng tạo 23

1.2.1 Nguồn cảm hứng sáng tạo 23

1.2.2 Hệ thống hình tượng tiêu biểu 24

1.2.3 Trường liên tưởng, tưởng tượng 25

1.2.4 Cách tổ chức câu thơ, lời thơ 30

CHƯƠNG 2: CÁCH TIẾP CẬN ĐỜI SỐNG VÀ HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU TRONG THƠ HỮU THỈNH 33

2.1 Cách tiếp cận đời sống trong thơ Hữu Thỉnh 33

2.2 Hệ thống hình tượng tiêu biểu trong thơ Hữu Thỉnh 35

2.2.1 Hình tượng con đường 35

2.2.2 Hình tượng biển đảo 40

2.2.3 Hình tượng đoàn quân và người lính 45

CHƯƠNG 3 CÁCH TỔ CHỨC TÁC PHẨM THƠ HỮU THỈNH 58

Trang 3

3.1 Tưởng tượng và liên tưởng 58

3.2 Tổ chức không gian, thời gian 64

3.2.1 Không gian nghệ thuật 64

3.2.1.Thời gian nghệ thuật 70

3.3 Tổ chức câu thơ, lời thơ 77

3.4 Nghệ thuật tu từ 88

3.4.1 Nghệ thuật so sánh 89

3.4.2 Nghệ thuật ẩn dụ 93

3.4.3 Nghệ thuật nhân hoá 96

KẾT LUẬN 100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hữu Thỉnh tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thỉnh (còn có bút danh khác

là Vũ Hữu), sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942 tại làng Phú Vinh, xã Duy Phiên, huyện Tam Dương (nay là huyện Tam Đảo), tỉnh Vĩnh Phúc Hữu Thỉnh sinh

ra trong một gia đình nông dân có truyền thống nho học Thời thơ ấu của Hữu Thỉnh với nhiều gian nan cơ cực 6 năm ở với bác ruột, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp và bị đánh đập tàn nhẫn Ông chỉ thực sự được đi học từ sau hoà bình lập lại (1954) Sau đó ông vào bộ đội Tăng – Thiết giáp, đơn vị nhập ngũ đầu tiên là Trung đoàn 202, học lái xe tăng, làm cán bộ tiểu đội, dạy bổ túc văn hoá, viết báo, làm cán bộ tuyên huấn Ông đã tham gia chiến đấu nhiều năm tại các chiến trường Đường 9 – Nam Lào (1970-197l), Quảng Trị (1972), Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh Cuộc sống và những hy sinh cùng lòng quyết tâm của người lính đã đi vào thơ ông như những bài ca bất hủ về cuộc kháng chiến thần thánh của dân

tộc Giữa bom đạn chiến trường, từ “cái nôi nghệ thuật” của Trường Sơn,

Hữu Thỉnh đã cất lên những tiếng thơ ca ngợi Tổ quốc, nhân dân Là nhà thơ

ra đời và trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, sáng tác của ông khá liền mạch tiêu biểu cho quá trình vận động của thi ca cách mạng Việt Nam trong những thập niên gần đây và đã gây được tiếng vang lớn trên thi đàn Trong thơ Hữu Thỉnh vừa có những đặc điểm chung của thơ ca kháng chiến chống

Mỹ lại vừa có những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật biểu hiện Ông đã tạo dựng được một tiếng thơ mới mẻ cho nền thơ ca dân tộc bằng một loạt những tác phẩm thơ và trường ca có giọng điệu riêng, có phong cách riêng, tiếng nói riêng và không bị khuất lẫn trong dàn đồng ca chung của thế hệ Xuyên suốt và bao trùm thế giới ấy là tấm lòng tha thiết, gắn bó với đất nước, với con người Việt Nam

Trang 5

Hữu Thỉnh được bạn đọc biết đến lần đầu qua những vần thơ đăng báo

Giáo dục thời đại năm 1962 nhưng đến năm 1973 với giải ba cuộc thi thơ trên

báo Văn nghệ ông đã ghi được dấu ấn thơ mình vào tâm trí bạn đọc với bài

Mùa xuân đi đón Đó là ghi nhận thành công bước đầu của một tiếng thơ trữ

tình, đằm thắm đang trên con đường tìm kiếm và khai thác những vẻ đẹp bình

dị mà cao quý của cuộc sống, con người và thiên nhiên Năm 1975 – 1976,

Hữu Thỉnh lại đạt giải A cuộc thi trên báo Văn nghệ với tác phẩm Chuyến đò

đêm giáp ranh và Trường ca Sức bền của đất Sự già dặn về nghệ thuật và tài

năng càng được khẳng định khi ông liên tiếp nhận được các giải thưởng: Giải

thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1980 cho trường ca Đường tới thành

phố, giải Nhất cuộc thi thơ do Bộ Đại học – Trung học chuyên nghiệp và

Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức năm 1991 với

bài Thưa thầy, giải thưởng xuất sắc của Bộ Quốc phòng năm 1994 với

Trường ca Biển Đặc biệt tập thơ Thư mùa đông đã đem lại cho Hữu Thỉnh

nhiều vinh dự: giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995 và giải thơ ASEAN của Hoàng gia Thái Lan năm 1999

Những giải thưởng lớn về thơ đã ghi nhận sức sáng tạo bền bỉ không mệt mỏi, những thành công và đóng góp đáng kể của Hữu Thỉnh trong thơ ca chống Mỹ cũng như thơ ca hiện đại Việt Nam Nhưng điều quan trọng hơn

mọi giải thưởng, mọi cuộc thi thơ là “sức bền” của những tác phẩm, những câu thơ trong lòng bạn đọc Lưu Khánh Thơ đã từng nhận xét: “Hữu Thỉnh có

cái may mắn là khá nhiều bài thơ và trường ca của anh qua sự thẩm định của thời gian vẫn có giá trị tương đối ổn định”[80,75] Không những thế có

những vần thơ mới mẻ, độc đáo của ông đã bén duyên ca nhạc Bài thơ Năm

anh em trên một chiếc xe tăng đã được phổ nhạc trở thành bài ca của binh

chủng xe tăng - thiết giáp Thơ tình ở Biển, Chiều sông Thương cũng đã trở

thành những nốt nhạc xanh làm say đắm lòng người Thơ Hữu Thỉnh được

Trang 6

đưa vào chương trình học của các cấp học và cũng trở thành những đối tượng nghiên cứu của nhiều cây bút nghiên cứu và phê bình

Chính vì thế cần phải có sự nhìn nhận và đánh giá một cách hệ thống và khoa học để rút ra những đóng góp của ông trên con đường sáng tác nghệ thuật Nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh giúp cho người viết có cái nhìn và sự hiểu biết về thơ Việt Nam hiện đại nói chung và thơ Hữu Thỉnh

nói riêng Vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu

Thỉnh để tìm hiểu những nét riêng trong cách nhìn, cách nghĩ của nhà thơ về

hiện thực cuộc sống và cách xây dựng hình tượng, cách tổ chức tác phẩm của nhà thơ

2 Lịch sử vấn đề

Ngay từ những ngày đầu mới cầm bút giọng thơ Hữu Thỉnh đã sớm thu hút được sự quan tâm của bạn đọc và giới phê bình văn học Những nghiên cứu về thơ ông đặc biệt ở mảng thơ trữ tình, các bài viết tập trung nhiều từ

thập niên 90 trở lại đây Trần Mạnh Hảo đã viết: “Hữu Thỉnh và Thanh Thảo

là cái gạch nối của nền thơ ca chống Mỹ sang thời bình Sau 1975, cùng với Nguyễn Duy họ đưa thơ tiến về phía trước với những bước tiến ngoạn mục,

đa dạng và phong phú”[18,95]

Tài năng của Hữu Thỉnh được khẳng định bởi những giải thưởng thơ

mà ông đoạt được Năm 1973, Hữu Thỉnh với giải ba bài “Mùa xuân đi đón”

trong cuộc thi thơ trên báo Văn nghệ là mốc đánh dấu ghi nhận thành công đầu tiên của nhà thơ Tiếp đó là một loạt các giải thưởng mà ông đã nhận

được do Bộ Quốc phòng, Hội Nhà văn trao tặng Đặc biệt với tập thơ “Thư

mùa đông” Hữu Thỉnh đã nhận được giải thưởng thơ ASEAN 1999

Với nhiều giải thưởng văn học có giá trị, Hữu Thỉnh là nhà thơ có sức tìm tòi sáng tạo nghệ thuật bền bỉ Ông luôn có những khám phá mới, thú vị

Trang 7

trên con đường nghệ thuật Thơ ông có chiều sâu về nội dung, giàu chất thơ

và tính nhạc nên đã tạo sự lôi cuốn và thu hút đối với bạn đọc Trong bài viết

“Đọc đường tới thành phố” của Vũ Quần Phương in trên Tạp chí Văn nghệ

số 43, năm 1997 đã phát hiện “Hữu Thỉnh không xây dựng những tính cách

hoàn chỉnh, anh chỉ dừng lại đi sâu vào một vài tâm trạng, một vài mẫu người Phần xúc động nhất và tạo nên tầm khái quát của trường ca chính là những người mẫu đó … Câu thơ Hữu Thỉnh chỗ này là những câu hay nhất của trường ca ”[53,12] Thiếu Mai cũng có những nhận xét khá tinh tế về

nhiều phương diện trong bài viết “Đọc Đường tới thành phố” của Hữu Thỉnh

“Cảm xúc dạt dào, phong phú và mạnh mẽ là chỗ mạnh của Hữu Thỉnh …

Trong lòng cuộc chiến đấu chống Mỹ vĩ đại của nhân dân, Hữu Thỉnh thường nghĩ về những vấn đề lớn lao của đất nước, của thời đại Anh khao khát thơ mình phản ánh và lý giải được những điều đó Thành công chủ yếu nhất của Hữu Thỉnh cũng chính là thể hiện vừa sâu, vừa tinh, vừa khái quát, vừa tỉ mỉ chi li những tình cảm, những suy ngẫm của người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu chống Mỹ Cái vững của ngòi bút Hữu Thỉnh là miêu tả trực diện những tổn thất mà tác phẩm vẫn không chìm xuống trong không khí bi đát, trái lại vẫn thấy được xu thế tiến lên của cuộc chiến đấu…”[38,12]

Qua sự sàng lọc của thời gian, các tác phẩm của ông vẫn tìm được chỗ

đứng trong lòng độc giả và lọt vào “con mắt xanh” của những nhà nghiên cứu Trần Mạnh Hảo viết về tập thơ “Thư mùa đông” với bài viết “Thư mùa

đông của Hữu Thỉnh” in trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 4, năm 1996 Ở

bài viết của mình, tác giả đã chỉ ra những nét đặc sắc, mới lạ, đầy xúc cảm

được thể hiện bằng những lời thơ ngắn, kiệm lời trong “Thư mùa đông” qua

đó khẳng định sự sáng tạo trong lời thơ Hữu Thỉnh Đặc biệt bài viết đã phát hiện ra chất dân dã, sự đan xen giữa những nét hồn nhiên với những suy ngẫm đầy tính triết lý cùng nỗi cô đơn, đau buồn mà Hữu thỉnh gửi gắm trong tập

Trang 8

thơ Trong Tạp chí Văn học số 12 năm 1999 với bài “Thơ Hữu Thỉnh, một

hướng tìm tòi và sáng tạo từ dân tộc đến hiện đại” Lý Hoài Thu đã chỉ ra nét

hấp dẫn kì lạ trong thơ Hữu Thỉnh được bắt nguồn từ sự kết hợp giữa yếu tố

truyền thống và yếu tố hiện đại, thể hiện rõ ý thức luôn biết chủ động “khai

thác cái hay, cái đẹp của dân gian, của dân tộc, vừa biết dồn tâm lực, tài năng cho việc tìm kiếm sáng tạo cái mới” Cộng với đó, thơ Hữu Thỉnh rất

mạnh yếu tố cảm giác, trực quan Chính điều này đã tạo ra sự mặn mà nhưng cũng đầy cá tính trong thơ ông Những đánh giá sắc bén của tác giả Lý Hoài Thu cũng thống nhất với nhận định của tác giả Nguyễn Trọng Tạo về thơ Hữu

Thỉnh Trong cuốn “Văn chương cảm và luận” in năm 1998, tác giả này đã có bài viết “Hữu Thỉnh, thành phố hồn quê”, tác giả viết “hồn thơ Hữu Thỉnh là

sự sum xuê của cây cối từ đất mà lên”, “Hữu Thỉnh viết về đời sống bằng một thứ văn hoá nhà quê thật đẹp và thật ngộ” Và chính sợi dây “văn hoá nhà quê” vô hình ấy đã phần nào níu giữ Hữu Thỉnh đứng được trong nền thơ

hiện đại bộn bề xáo trộn ngày nay Bài viết của Lưu Khánh Thơ: “Hữu Thỉnh

một phong cách thơ sáng tạo” đăng trên Tạp chí Văn học (sau này được tập

hợp trong cuốn Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại năm 2005)

đã khẳng định phẩm chất thơ Hữu Thỉnh và nhấn mạnh truyền thống dân tộc trong cách ví, cách nói đặc biệt trong cách tư duy, liên tưởng độc đáo của nhà

thơ đồng thời chỉ ra “sự đằm thắm, đôn hậu” và “chìm lắng yêu thương” trong hồn thơ Hữu Thỉnh Nguyễn Đăng Điệp với bài “Hữu Thỉnh và quá

trình tự đổi mới thơ” đăng trên Tạp chí Văn học số 9, năm 2003 đã đi sâu vào

những quan niệm và ý thức đổi mới thơ ca của Hữu Thỉnh đã “đưa thơ về với

cuộc sống thường nhật”, khám phá bí ẩn thẳm sâu trong tâm hồn con người

bằng những suy tư chân thật tự đáy lòng mình Hữu Thỉnh là thi sĩ của những câu thơ đầy ma lực, nó như lôi dắt người đọc thôi miên trên các thi liệu dân gian Hành trình đổi mới thơ ông còn thể hiện ở việc đào sâu hơn nữa chất suy

tư trước đây để tạo nên một kiểu kết tinh mới

Trang 9

Ngoài ra còn có nhiều bài viết khác như “Đồng cảm và sáng tạo”,

“Thực và ảo trong thơ Hữu Thỉnh”(Lý Hoài Thu),“Mấy ghi nhận về thơ người lính của Hữu Thỉnh” (Trường Lưu), “Hữu Thỉnh gửi Thư mùa đông”

(Thanh Thảo), “Đọc Thư mùa đông ấm áp cõi lòng” (Mai Trang), “Quan

niệm thơ Hữu Thỉnh” (Phạm Quang Trung), “Hữu Thỉnh – nhà thơ và phía khuất lấp cuộc đời” (Hoài Anh)… Đó là những ý kiến quý báu mang tới cho

chúng tôi cái nhìn khách quan và sâu sắc về thơ Hữu Thỉnh

Tiếp nối những công trình đã có, luận văn đi vào nghiên cứu, tìm hiểu

“Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh” để có một cái nhìn toàn diện về quá

trình sáng tạo nghệ thuật của Hữu Thỉnh Trên cơ sở đó người viết mong góp tiếng nói nhỏ bé của mình cùng với các bài viết, các công trình nghiên cứu đã

có để khẳng định đầy đủ, sâu sắc hơn sự nghiệp thơ Hữu Thỉnh

3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu “Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh” nhằm phát hiện ra

những tìm tòi, đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật của Hữu Thỉnh và tính khu biệt thơ Hữu Thỉnh so với các cây bút cùng thế hệ Từ đó khẳng định vị trí, phong cách thơ Hữu Thỉnh và những đóng góp của ông đối với nền thơ ca hiện đại Việt Nam

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Trong luận văn này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu những thành tố quan trọng làm nên đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh Trong đó người viết tập trung khảo sát về con người, về hiện thực cuộc sống cùng những phương thức biểu hiện của đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh qua cả hai giai đoạn sáng tác của Hữu Thỉnh

Trang 10

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi khảo sát những sáng tác của Hữu Thỉnh đã được xuất bản

- Âm vang chiến hào (Thơ, in chung)

- Đường tới thành phố (Trường ca)

- Từ chiến hào tới thành phố (Trường ca-thơ ngắn)

- Thư mùa đông (Thơ)

- Trường ca biển

- Thương lượng với thời gian (thơ)

4 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận về tâm lý học sáng tạo văn học, lý luận về thơ, trong luận văn này để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu chúng tôi sử dụng một số phương pháp chính sau đây:

4.1 Phương pháp hệ thống

4.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu

4.3 Phương pháp thống kê, phân loại

4.4 Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Hành trình sáng tạo thơ Hữu Thỉnh và hướng tiếp cận Chương 2: Cách tiếp cận đời sống và hệ thống hình tượng tiêu biểu

trong thơ Hữu Thỉnh

Chương 3: Cách tổ chức tác phẩm thơ Hữu Thỉnh

Trang 11

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO THƠ HỮU THỈNH VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN

1.1 Hành trình sáng tạo thơ Hữu Thỉnh

1.1.1 Thơ Hữu Thỉnh những năm tháng chống Mỹ và thời kỳ hậu chiến

Năm 1964 khi đế quốc Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh ra miền Bắc, cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào thời kỳ mới, gay go, căng thẳng, khốc liệt và

dữ dội “Chiến tranh càng mở rộng, càng ác liệt, thơ càng mở rộng kích

thước phát triển” [44,117] Thời kỳ này thơ được coi là một mũi nhọn, có

tính xung kích nhất, lên tiếng kịp thời trước mọi biến cố lịch sử Mặt khác thơ nối liền tình cảm suy nghĩ của mỗi người thành tiếng nói cảm thông chung, trở thành nhịp đập chung của trái tim toàn dân tộc Thơ có mặt khắp mọi nơi trong cuộc chiến tranh đầy đạn bom, khói lửa Thơ hoà theo dòng người, theo

những đoàn quân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, trong ba lô hành quân ra trận, trong những đêm liên hoan văn nghệ, trên các tờ báo liếp “lịch sử thơ ca

dân tộc chưa từng biết đến thời kỳ nào mà thơ lại có được một cuộc sống phong phú và sôi nổi đến thế” [44,117] Chỉ trong vòng 10 năm (1965 - 1975)

đã có tới bốn cuộc thi thơ diễn ra trong không khí sôi sục bom đạn nhưng cũng vô cùng náo nhiệt bởi những chiến công vang dội của quân và dân ta ở hai miền Nam Bắc Thơ đã bám sát hiện thực cuộc sống và phản ánh trung thành những sự kiện lớn lao của đất nước, phản ánh tinh thần chiến đấu dũng cảm, hi sinh quên mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc Thơ đã ghi lại nhiều hình ảnh về con người, đất nước trong những năm tháng lịch sử không thể

nào quên Đây là thời kì “thơ quần chúng nhất là thơ bộ đội phát triển mạnh”

[44,118] Nối tiếp truyền thống thơ báng súng của những anh vệ quốc trong

Trang 12

kháng chiến chống Pháp, những người lính chống Mỹ “lại viết bài thơ trên

báng súng” (Hoàng Trung Thông) Bức tranh toàn cảnh về cuộc kháng chiến

anh dũng của dân tộc sẽ khuyết đi một mảng nếu thiếu vắng tiếng thơ của những nhà thơ trực tiếp cầm súng, xông vào trong lửa đạn, từng giờ, từng phút đối mặt với cái chết để nói về chiến tranh, để tự nói về đồng đội của mình Chính hoàn cảnh lịch sử cụ thể đó dẫn tới sự hình thành, xuất hiện của một lớp nhà thơ trẻ chống Mỹ

Nhìn vào diện mạo chung của đội ngũ các nhà thơ trẻ chống Mỹ, ta thấy rõ một điều chưa bao giờ dân tộc ta có một đội ngũ nhà thơ và người làm thơ đông đảo, sung sức như vậy Tuy nhiên, thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ chỉ thật sự xuất hiện khi họ ý thức được tiếng nói riêng, giọng điệu riêng của thế hệ mình Khát vọng cao đẹp về Tổ quốc, nhân dân, về thế hệ mình đã trở thành ý thức nghệ thuật, trở thành nhu cầu, là sự thôi thúc bên trong của các nhà thơ trẻ Hữu Thỉnh cũng như nhiều nhà thơ khác luôn ý thức sâu sắc về vị trí, vai trò của thế hệ mình, sự xuất hiện kịp thời, đúng lúc của thế hệ mình:

Không có sách chúng tôi làm ra sách Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình

(Đường tới thành phố)

Và mỗi nhà thơ bằng phong cách riêng của mình đã đem đến một cái nhìn, một cách cảm nhận riêng về cuộc chiến tranh, con người, cuộc đời, nói lên được một phần hiện thực lớn lao của đất nước Cái nhìn của Phạm Tiến Duật hướng về cái sôi động, xô bồ, lãng mạn như chính nhà thơ đã từng tâm

sự: “Nếu không có cuộc sống với những con người đa dạng, ồn ào, bao

quanh với xô bồ với chi tiết trôi chảy từng phút, từng giờ, thì hình như tôi không có thơ” [64,141]

Trang 13

Với Hữu Thỉnh ngày 29/6/1963 là ngày đáng ghi nhớ Đó là ngày chàng trai tuổi 21 vào bộ đội và được học lái xe tăng Cuộc đời người lính tưởng ngắn ngủi, chóng vánh ai ngờ nó đã gắn bó với Hữu Thỉnh gần 27 năm

Từ người lính Hữu Thỉnh đã bước vào thi ca bằng sự trong trẻo và tràn đầy

nhiệt huyết Bàn chân người lính – nhà thơ Hữu Thỉnh đã trải qua “chiến

trường đường 9 Nam Lào, Khe Sanh, Quảng Trị, Tây Nguyên, chiến dịch Hồ Chí Minh với tư cách là phóng viên mặt trận …”[90,3] Được sống chiến đấu

và cầm bút trong những năm tháng cam go, khốc liệt và bão lửa nhất của cuộc chiến tranh thơ Hữu Thỉnh đã chạm vào luồng xiết của đời sống dân tộc và thể hiện một cách sống động qua hồn thơ nhạy cảm của người lính lái xe tăng Bằng con mắt của người trực tiếp chiến đấu ngoài mặt trận, Hữu Thỉnh chú ý nhiều đến sự kiện đời sống chiến tranh, không khí chiến tranh, cảm nhận và cách nhìn về chiến tranh Những sự kiện này luôn mang sức nặng biểu cảm và

có giá trị thuyết phục bởi tính chân xác của nó qua những trải nghiệm thực sự,

hết mình của người lính Cái nhìn đối với hiện thực ấy gọi là “thi pháp xác

thực” “thi pháp của người trong cuộc” [51,37]

Hữu Thỉnh bộc bạch: “Tôi và bạn bè trong lớp những nhà thơ chống

Mỹ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những nhà thơ cách mạng lớp đầu và các nhà thơ kháng chiến chống Pháp Như là sự sắp đặt lịch sử, về sau này hành trình thơ của chúng tôi cũng giống như các anh Bối cảnh thì khác, quy mô và tính chất ác liệt cũng khác nhưng tinh thần dấn thân và nhập cuộc vẫn là một Một cuộc dấn thân để tìm thấy sự kết hợp hài hoà giữa chủ thể sáng tạo và khách thể thẩm mĩ Nói gọn, trong một anh bộ đội có một thi nhân (…) Nhập cuộc

và hành động có đòi hỏi phải hy sinh không? Có Đó là có vụn vặt, quẩn quanh, lạc điệu và nguy cơ cạn kiệt tâm hồn (…) Nhập cuộc và hành động, được gì? Rất nhiều: Cả một đời thơ Cuộc sống cho anh bao nhiêu thứ, kể cả

sự đào luyện nghiêm khắc để anh có thể trở thành “Con của vạn nhà” đã là cái lớn, chiến lược cho cả đời thơ”[90,5]

Trang 14

Có thể nói rằng thơ ca là nguồn suối chảy bất tận trong lòng cuộc sống Mỗi nhà thơ có một con mắt nhìn và chiêm cảm khác nhau Hữu Thỉnh là người tạo ra gam màu riêng của chất thơ Hữu Thỉnh miêu tả chiến tranh với cái nhìn từ trong chiến hào, những câu thơ bật lên từ đời sống hiện thực, từ cuộc chiến tranh vừa âm thầm, vừa quyết liệt, dữ dội và vô cùng nóng bỏng

Mảng thơ viết về chiến tranh gồm tập thơ Tiếng hát trong rừng (bài viết sớm

nhất vào năm 1968, bài muộn nhất vào năm 1982), trường ca Sức bền của đất

viết xong vào dịp tết Ất Mão (1975), trường ca Đường tới thành phố viết từ

tháng 8/1977 hoàn thành tháng 4/1978 Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng về đất nước, nhân dân, về cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước Những vần thơ Hữu Thỉnh khi ca ngợi Tổ quốc đi đôi với việc thể hiện lòng căm thù giặc, tố cáo tội ác của giặc Mỹ đối với đồng bào ta, những vụ thảm sát và hủy diệt:

Khi bản Đông thành một nấm mồ

Khi hãng Phương Tây đưa tin nhớn nhác…

(Sau trận đánh)

Tập thơ Tiếng hát trong rừng chủ yếu ghi lại cảm xúc của nhà thơ khi

chiến đấu ở Trường Sơn Những bài thơ ngắn trong tập thơ này có ý nghĩa

như sự chuẩn bị, tạo đà cho các cảm xúc dài hơi của trường ca Có thể coi Sức

bền của đất là bước trung chuyển từ những bài thơ ngắn sang trường ca dài

hơi và hoành tráng, bao quát một phạm vi rộng lớn đời sống và tâm hồn con

người – trường ca Đường tới thành phố Trường ca Sức bền của đất có quy

mô nhỏ gồm 118 câu thơ với ba khúc: Mẹ chiến hào; Đất đai truyền thuyết;

Những đứa con và những bài hát mới đã ghi lại tâm tình của người lính cách

mạng đang giữ chốt Ở nơi tiền tiêu hàng ngày giáp mặt với quân thù, nhà thơ suy tư về nguồn gốc sức mạnh của bản thân và đồng đội, sức mạnh nhận từ lòng mẹ, từ đất đai, từ các thế hệ đi trước, từ cội nguồn văn hóa của dân tộc

Trang 15

Đường tới thành phố là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành và nở rộ tài năng

về thể loại trường ca, tập trung đầy đủ, hoàn thiện nhất những đòi hỏi mà thể loại trường ca cần phải có Đây là trường ca dài nhất của Hữu Thỉnh gồm 5 chương và 1539 câu thơ, là bản tổng kết chiến tranh bằng thơ ca, cho ta hình dung chặng cuối cùng đi tới đích toàn thắng của dân tộc trong cuộc kháng

chiến chống Mỹ Nó là bản “tổng phổ” của biết bao cảnh ngộ, cùng những hy

sinh chịu đựng và suy tư trăn trở của nhân dân Tất cả mọi mảng khối của hiện thực rộng lớn đó không tồn tại trong trường ca này một cách rời rạc, chắp vá mà được liên kết gắn bó keo sơn bằng sợi dây cảm xúc và mạch suy nghĩ, liên tưởng của nhà thơ Biểu hiện lên bề mặt là chương này gọi chương kia, khúc này gọi khúc kia; hình tượng này gợi ra để mở ra một hình tượng khác Hữu Thỉnh như một người nghệ sĩ tài ba điều khiển một dàn nhạc giao hưởng thơ với nhiều giọng, nhiều bè mà vẫn mạch lạc, nhất quán, nhuần nhuyễn

Từ “cái nôi nghệ thuật” dữ dội, khốc liệt và thơ mộng là Trường Sơn,

hồn thơ Hữu Thỉnh tìm đến những nguồn cảm hứng lớn về Tổ quốc, nhân dân, về thế hệ những người cầm súng thời chống Mỹ giản dị và trung thực:

Còn ao ước nào hơn

Tự do và đoàn tụ Vào rừng lấy mật và đẵn gỗ Thương mẹ và yêu em Còn hạnh phúc nào hơn Tổ quốc (Đường tới thành phố)

Mang đặc điểm của một hồn thơ hồn hậu, ham giãi bày, giầu suy tư, thơ viết về chiến tranh của Hữu Thỉnh có sự kết hợp nhuần nhị giữa giọng

Trang 16

chính luận với giọng trữ tình đằm thắm trên dòng chảy ào ạt của sự kiện Hữu Thỉnh luôn lấy tiêu chí giản dị và trung thực nên khi thể hiện tình cảm của mình với dân tộc, với đất nước nhà thơ đã tìm đến những sự vật thân quen, gần gũi và tưởng chừng như rất đỗi bình thường Trong tâm trí nhà thơ bao

giờ cũng là hình ảnh “trước mặt là Tổ quốc” đây là cái đích để hồn thơ ông đi

tới và không gì có thể thay đổi được

Thơ ông thời kỳ này đề cập đến những vấn đề trọng đại của dân tộc, về tình yêu quê hương đất nước, ngợi ca những con người lý tưởng của thời đại nhưng theo cách rất riêng của mình Hình ảnh của Tổ quốc là quê hương, nơi

có những dòng sông êm đềm chảy, có một sức sống trường tồn Sức sống của

Tổ quốc được khẳng định bởi có những người con quên mình hy sinh cho dân tộc để bảo vệ độc lập cho Tổ quốc:

Khi anh hiểu nhân dân, nhân dân đang chia cắt Yêu Tổ quốc mình, Tổ quốc bị chia đôi

Nỗi đau ấy, góp đời mình để xoá

(Đường tới thành phố)

Thơ Hữu Thỉnh luôn biểu hiện được một cách tự nhiên về cuộc sống, điều này tạo nên sức sống cho hồn thơ ông Trong thơ ông luôn hoà quyện giữa hiện thực và lãng mạn qua hình ảnh người lính nơi chiến trường:

Nhạc làm trong rừng em hát giữa trường Sơn Người sốt rét hát cho người sốt rét

(Tiếng hát trong rừng)

Những người lính đã hát với tất cả tâm hồn của tuổi trẻ, đầy nhiệt huyết

và ngập tràn tình yêu thương Họ hát để truyền đến cho nhau những niềm vui trong cuộc sống, để cùng nhau vượt lên những khó khăn gian khổ Những

Trang 17

năm tháng đó khiến nhà thơ phải thốt lên “Những năm Trường Sơn bạn bè

trong trẻo quá” Tình đồng đội được thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, trong sinh

hoạt của cuộc sống thường ngày cũng như trong chiến đấu Tâm hồn của họ luôn nhạy cảm với thế giới xung quanh Đó là những gian khổ đã trở thành ký

ức Đó là những cảnh vật quê hương từ giọt gianh đến chiếc chõng tre, cái dây phơi… Đó là tình quê hương, làng xóm, tình quân dân, đó là hình ảnh người

mẹ, người vợ, người chị… tất cả đều hiện lên rất đỗi thân quen và cũng vô cùng xúc động

Thơ viết về chiến tranh và thời kỳ hậu chiến của Hữu Thỉnh thấm nhuần chất sử thi và cái cao cả, nằm trong giới hạn kiểu nhà thơ trữ tình công dân, thể hiện cái tôi của thi ca cách mạng hiện đại Mang đặc điểm của một hồn thơ hồn hậu, giầu suy tư, thơ viết về chiến tranh của Hữu Thỉnh có kết hợp nhuần nhị giữa giọng chính luận với giọng trữ tình đằm thắm Bên cạnh giọng điệu chủ đạo là sự bổ sung của nhiều của nhiều chất giọng: chân thành

mà bay bổng, sôi nổi, hào sảng mà không kém phần sâu lắng, vừa hướng mạnh về phía trước, vừa chứa chất đầy kỷ niệm Chính điều này đã mang đến cho người đọc những nét đặc sắc, vừa quen vừa lạ Lạ vì lối nhìn, lối suy nghĩ

có tính chất phát hiện cùng với cách diễn tả độc đáo nhưng lại quen vì cảm nghĩ của ông phù hợp với cảm nghĩ của người đọc Dường như Hữu Thỉnh đang nói hộ những điều sâu kín trong tâm tư mỗi con người Có những ưu điểm này chính là nhà thơ đã đi tận cùng của lòng mình, nắm vững cốt lõi của vấn đề hiện thực mà mình miêu tả vì vậy dễ nhận thấy thơ ông chứa đựng một chiều sâu đáng kể Đó chính là những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của Hữu Thỉnh

1.1.2 Thơ Hữu Thỉnh thời kỳ đổi mới

Sau chiến tranh là thời kỳ bao cấp và giai đoạn đầu của thời “mở cửa”

với nhiều lo toan vất vả Đất nước trong thời bình nhưng con đường đi đến

Trang 18

chân trời hạnh phúc còn nhiều gian nan Do chính sách, cơ chế bao cấp kéo dài rồi nền kinh tế thị trường bắt đầu phát triển biến quan hệ yêu tin giữa con người trước đây thành quan hệ cạnh tranh, lạnh lùng đôi khi tàn nhẫn Người lính vừa bước ra từ chiến trường với bao vinh quang của thế hệ bảo vệ đất nước thì giờ đây chính họ nhận ra những thua thiệt của cuộc đời mình và choáng ngợp trước sự đổi thay lối sống của xã hội Thơ ca của những nhà thơ chống Mỹ cứu nước giờ bước sang một lãnh địa khác Cảm hứng về Tổ quốc, nhân dân trong chiến tranh chuyển thành cảm hứng về cuộc sống đời thường Đồng thời sự bùng nổ của ý thức cá nhân và tinh thần dân chủ cho phép nhà thơ dễ dàng thể hiện những tình cảm, những tâm sự riêng tư trong những vần thơ thế sự rất thật và rất mới so với văn học trước đó Cái tôi trở thành trung tâm phản ánh của thơ ca Nhận xét về cảm hứng chủ đạo của thơ trữ tình sau

năm 1975, Vũ Văn Sĩ viết: “Nó hướng tới các mối quan hệ thế sự, hướng tới

số phận riêng lẻ Các nhà thơ đã đặt lên hàng đầu cái thế giới nội cảm và những kinh nghiệm sống của mình như một kiểu tư duy và đạt tới sức mạnh cảm hứng”[32,121]

Bước sang một chặng đường phát triển mới của đất nước, giờ đây cuộc sống lại trôi theo một dòng chảy đầy biến động, thơ Hữu Thỉnh lại mang đến cho bạn đọc một nguồn cảm hứng và phong cách sáng tạo mới Đó chính là nguồn cảm xúc phong phú trong cuộc sống đã thổi vào thơ ông nhưng vẫn Hữu Thỉnh ấy, chân thành và đa cảm, giản dị mà tinh tế Gần mười lăm năm tìm đoạn đường phát triển tiếp theo cho thơ mình để cùng một lúc ông đã cho

ra mắt hai tập thơ “Trường ca Biển” và “Thư mùa đông” và tiếp theo là tập thơ “Thương lượng với thời gian” đã đánh dấu và khẳng định thơ Hữu Thỉnh

trong nền thơ đương đại Việt Nam Những sáng tác của Hữu Thỉnh trong thời

kỳ này đã thể hiện cách nhìn nhận đánh giá cuộc đời với những suy ngẫm của một con người đang trăn trở trước cuộc sống đầy những thử thách khó khăn

Trang 19

Ở những tập thơ này hồn thơ Hữu Thỉnh đi vào những cuộc đối thoại với cái vô cùng, với cõi trần thế và chứa đựng cả trong đó nỗi cô đơn Thơ ông đã mang nét của sự từng trải trong cuộc sống nên đã mất đi sự hồn nhiên nhưng đạt tới triết lý nhân sinh sâu sắc Trong cái tôi trữ tình của Hữu Thỉnh vẫn có cái tôi người lính và có cả cái tôi cá nhân cô đơn, xót xa, nhiều lo âu

và dự cảm đau buồn trước cuộc sống đô thị hiện đại nhưng đậm nét hơn cả là một cái tôi hòa vào cái chung của dân tộc Đó chính là phẩm chất đầu tiên của nhà thơ chân chính Tiếp nối đề tài về vận mệnh Tổ quốc, hình tượng người lính vẫn được nhà thơ ngợi ca, vận mệnh Tổ quốc vẫn được nhà thơ đề cập đến nhưng từ một góc nhìn mới, từ một cảm quan nghệ thuật mới

Trong Trường ca Biển nhà thơ tiếp nối đề tài vận mệnh Tổ quốc và xen

vào đó còn là tình cảm quê hương, tình cảm gia đình và những tình cảm cá

nhân trong tâm hồn những người lính Trường ca Biển vẫn còn tia hồi quang quá khứ vinh quang của người lính khi họ được tái hiện trong “hành trình đi

tới biển”, trải qua một tuổi thơ cay đắng sống dưới chế độ cũ, tuổi trẻ sung

mãn có mặt trên trận tuyến đánh Mỹ Ngụy Và không phải đã tắt hẳn trong đó

âm hưởng bi hùng khi tái hiện cuộc sống đầy gian khổ và bất trắc của người lính khi được nhân dân trao nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trong vai trò người lính đảo Nhưng điểm khác quan trọng trong

nội dung phản ánh của Trường ca Biển là số phận cá nhân người lính cách mạng, về cơ bản đã có ý nghĩa độc lập nhưng “họ đang bơi trên số phận của

mình” Họ chịu đựng sự hi sinh trong cảm giác thiệt thòi như những “dòng sông hóa thạch” dưới đáy biển khơi Khác với thời chống Mỹ giờ đây họ

sống cùng gian lao lòng không thanh thản Họ phải gồng mình lên cố lấp đi cái khoảng trống trong tâm hồn, nỗi đắn đo giữa được và mất, giữa cống hiến

và hưởng thụ, giữa hi sinh và cái giá phải trả cho sự hi sinh:

Trang 20

Chúng tôi là những người lính đảo thời bình Phải gồng mình cả khi yên tĩnh nhất

Để chống lại cái khoảng trống kia Cái khoảng trống chực len vào đồng đội

…Cái khoảng trống lạnh tanh vô nghĩa Cáo ngay trong chính bản thân mình

(Trường ca Biển)

Trường ca Biển là hành trình đi tới biển cùng với những gian lao của người lính thì Thư mùa đông và Thương lượng với thời gian là hành trình đi

“tìm người”, tìm trong thất vọng rồi hy vọng những giá trị nhân bản mà cuộc

sống xô bồ trước mắt làm mờ đi, chìm lấp đi Những giá trị ấy là hạnh phúc,

là sự đồng cảm, là tình yêu thương giữa con người với con người Cảm hứng chủ đạo ở mảng thơ viết về chiến tranh là cảm hứng sử thi, cảm hứng trước cái cao cả, trong niềm say mê khẳng định tình yêu lớn, lẽ sống lớn thì cảm hứng chủ đạo trong thơ viết về cuộc sống thời bình là cảm hứng đời tư – thế

sự, mang theo nỗi đắng cay của thế sự, niềm bâng khuâng trước sự đổi thay, nỗi cô đơn trăn trở trước số phận con người mà chưa tìm thấy tri âm, tri kỷ

Thơ Hữu thỉnh thời kỳ này phản chiếu cuộc sống thường nhật, trở về cuộc sống đời thường, những nhìn nhận về tình đời, về lẽ sống, về thân phận

cá nhân trong cõi nhân gian đôi lúc phải tìm về nương tựa vào những giá trị

truyền thống Với một loạt các bài: Nghe tiếng cuốc kêu, Hạnh phúc, Tự thú,

Người bộ hành lặng lẽ, Năm tháng trên vai…đã thể hiện rõ xu hướng hiện

thực, đời thường hóa Cái tôi của nhà thơ luôn trăn trở, nghĩ suy, tự vấn về nhân tình thế thái và về bản thân Dường như cùng với thời gian và sự trải nghiệm của cuộc đời cái tôi ấy càng trở nên tỉnh táo và duy lý hơn trong cách

Trang 21

nhìn đời, nhìn người Hữu Thỉnh luôn thường đặt ra nhiều câu hỏi, nhiều giả thiết để tự mình chất vấn, ngẫm ngợi và nhiều khi bỏ ngỏ để bạn đọc cùng suy ngẫm:

Nguyễn Du viết Kiều hơn hai trăm năm Gió vẫn lạnh trên vai người phận bạc Chèo Quan Âm trẻ già đều thuộc Nỗi oan khuất ở đời nào đã chịu vơi đâu

(Mười hai câu)

Trong lời thơ của mình nhà thơ luôn có những cảm xúc, trăn trở suy tư bởi những ước vọng của những tâm hồn lớn từ bao thế hệ trước đó Tác giả thấy dường như những bất hạnh vẫn còn ở trên đời không phải một thế hệ có thể làm được mà nó tồn tại như một vấn đề nhức nhối qua nhiều thế hệ Chỉ

có “Mười hai câu” mà tác giả đã hướng người đọc cảm nhận từ quá khứ đến

hiện tại, từ cụ thể đến khái quát Quy luật của tự nhiên là vậy, không phải cứ những điều con người mong muốn đều có thể đạt được Dường như Hữu Thỉnh cũng nhận thức được điều đó, có thể nhà thơ không nói rõ ý nghĩ của mình một cách rõ ràng nhưng chúng ta thấy rằng thơ ông luôn là những chùm trái ngọt với người đọc, với cuộc sống:

Nho biết vậy buông những chùm quả ngọt

Đến tay người gấp gáp trước mùa đông

(Mười hai câu)

Trong những sáng tác của thời kỳ trước đề tài tình yêu cũng được Hữu Thỉnh đề cập đến nhưng đó mới chỉ là những hình ảnh thấp thoáng, xen kẽ, chưa có những tứ thơ trọn vẹn về đề tài tình yêu nhưng đã cảm hoá lòng người bởi dư vị cay đắng, xót xa Thời kỳ này Hữu Thỉnh đã có những tứ thơ

Trang 22

riêng, những bài thơ tình trọn vẹn cũng đem đến những rung động trong sâu thẳm tâm hồn nhà thơ:

“Anh phải nói vòng vo anh yêu biển Anh yêu trời để thú nhận yêu em

(Tạm biệt Sầm Sơn)

Hữu Thỉnh có cách cảm nhận tình yêu thật xúc động, đằm thắm, có cái

gì vừa xưa cũ, vừa hiện đại rất riêng trong thơ ông Có lẽ xưa cũ là phần văn

hoá, tính cách dân tộc, là “nếp cảm, nếp nghĩ của anh cũng gần gũi với diễn

biến tình cảm, sức chịu đựng và ứng xử của con người Việt Nam”[26,56]

Cách thể hiện vừa tinh tế, vừa chân thành Lời thơ vừa êm dịu vừa như lời tâm sự, bộc bạch nỗi lòng mình Ông lấy cái mênh mông của biển cả với mây trời, sóng nước và gió trăng để thi vị hoá những cảm xúc, thể hiện những khát vọng của tình yêu Trước biển nhà thơ cảm nhận sự trống vắng, cô đơn vô tận của lòng mình và đưa ra triết lý tình yêu của riêng mình:

Anh xa em Trăng cũng lẻ Mặt trời cũng lẻ Biển vẫn cậy mình dài rộng thế Vắng cánh buồm một chút cũng cô đơn Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn Anh không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím

(Thơ viết ở biển)

Tâm hồn ấy đã đưa cả trời biển để nói hộ tâm tư tình cảm của mình Cảm xúc của Hữu Thỉnh như nước vỡ bờ tràn cả ra ngoài trang giấy bằng lối

Trang 23

suy tưởng lãng mạn, lấy mơ mộng mà nghĩ ngợi, lấy cái hư diễn đạt cái thực Hữu Thỉnh đã đưa đến cho bạn đọc những khám phá mới, những luồng rung cảm xúc động sâu thẳm trong tâm hồn, một khía cạnh hoàn toàn mới mẻ trong tình yêu và đã cảm hóa được lòng người Ngòi bút của Hữu Thỉnh tinh tế và thanh thoát, phong phú mà nhẹ nhõm, bộc lộ khả năng tự phân tích cảm giác, cảm xúc của mình một cách tỉ mỉ, tinh tường Chất trí tuệ trong thơ ông không chỉ quy tụ ở vẻ đẹp của những suy tưởng mà còn bộc lộ trong cảm xúc và hình ảnh thơ Thơ Hữu Thỉnh tiêu biểu cho một hướng đi nhiều triển vọng, giầu sức sống như một mạch nguồn không cạn giữa một nền thơ thời kỳ đổi mới

Chủ nghĩa nhân văn luôn luôn và mãi mãi là chuẩn mực đánh giá hàng đầu, quan trọng bậc nhất cho mọi giá trị văn học Điều này được hình thành trong quá trình sáng tác và tiếp nhận văn học Nhưng chủ nghĩa nhân văn ở mỗi thời kỳ lại có sự thay đổi và vận động Khi đất nước có giặc ngoại xâm, tinh thần yêu nước, lòng quả cảm đấu tranh cho độc lập tự do của Tổ quốc và giải phóng dân tộc là biểu hiện cao nhất là kết tinh của chủ nghĩa nhân văn Khi đất nước hòa bình, chủ nghĩa nhân văn thể hiện qua khát vọng và ý chí phấn đấu cho hạnh phúc thật sự của nhân dân, cho tình người cao đẹp, sự chiến thắng của cái thiện Chính vì vậy, nhân vật trung tâm của văn học Việt Nam đương đại là con người đang trăn trở, vật lộn đấu tranh quyết liệt giữa cái đẹp và cái xấu, giữa chính và tà, giữa ngay thẳng và gian dối, giữa tiến bộ, dân chủ và phản tiến bộ, phản dân chủ

Quan niệm như vậy sẽ thấy hành trình sáng tạo thơ Hữu Thỉnh là hành trình của người chiến sĩ trong cuộc đấu tranh cho lẽ sống cao cả của con người thời đại đi vào dòng chảy chính của chủ nghĩa nhân văn, mặc dù biểu hiện ở mỗi giai đoạn có khác nhau Đây cũng là hành trình nhịp bước cùng với xu thế chung của thơ ca hiện đại Việt Nam từ năm 1975 đến nay

Trang 24

1.2 Hướng tiếp cận đặc điểm nghệ thuật từ góc độ tâm lý học sáng tạo

1.2.1 Nguồn cảm hứng sáng tạo

Đã từ rất lâu các nhà lý luận văn học đều cho rằng cảm hứng đã góp

phần làm nên sức mạnh kỳ diệu của nghệ thuật Cảm hứng như một sức mạnh

vô hình làm biến đổi thế giới tâm tình, khơi gợi những tình cảm mạnh mẽ, thúc đẩy nghệ sĩ sáng tạo và tạo lập những thế giới nghệ thuật độc đáo

Bêlinxki coi: “Cảm hứng là điều kiện không thể thiếu của việc tạo ra những

tác phẩm đích thực”[36,38]

Arixtốt trong Nghệ thuật thi ca cũng khẳng định: “Có say mê nồng

nhiệt mới có khả năng rơi vào sự đắm đuối ngây ngất” và “chỉ có người nào xúc động thật sự mới làm người khác xúc động, chỉ có người nào phẫn nộ mới làm người khác phẫn nộ mà thôi” [1,22] Là bộ phận quan trọng hình

thành nên nội dung tác phẩm, cảm hứng biểu hiện cao độ mãnh liệt của sự đánh giá đối tượng nhận thức, phản ánh Cảm hứng được coi là linh hồn của bài thơ

“Cảm hứng chính là thời điểm mà sự sống bên trong đã tích tụ, ấp ủ, lên men sáng tạo, thời điểm mà ngọn lửa thơ ca bùng cháy”[64,49]

Cảm hứng bắt nguồn từ cuộc sống “Cuộc sống sẽ nuôi dưỡng và bồi

đắp cảm xúc của người nghệ sĩ luôn tươi mát càng thêm phong phú”[61,51]

“Đó là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm, xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của người tiếp nhận tác phẩm”[36,38] Như vậy cốt lõi của

nguồn cảm hứng sáng tạo là tư tưởng, là quan niệm của nhà thơ về thế giới Nhưng nguồn cảm hứng sáng tạo và tư tưởng của một tác giả không phải là những khái niệm chung chung trừu tượng hay những cảm xúc vụn vặt mà hoá thân trong thế giới hình tượng nghệ thuật của nhà thơ

Trang 25

1.2.2 Hệ thống hình tượng tiêu biểu

Con người sống trong tự nhiên và trong xã hội bao giờ cũng phải tiếp xúc với thế giới xung quanh Quá trình tiếp xúc với thế giới là khởi nguồn của nhận thức Nhận thức là một quá trình gồm nhiều giai đoạn mà giai đoạn đầu tiên là trực quan sinh động, là sự cảm thụ trực tiếp thế giới bằng các giác quan Cảm thụ là hoạt động tâm lý tiếp nhận trực tiếp sự tác động của thế giới Đầu tiên là những tác động vật lý, ánh sáng, âm thanh, hình khối, màu sắc, mùi vị … Cảm thụ cũng là một hình thức nhận thức thế giới mang đậm tính chủ quan, phản ánh mối quan hệ giữa con người và thế giới hay nói như các nhà triết học phương Đông là quan hệ giữa tâm và vật Từ những cảm nhận, tri giác về thế giới nhà văn sáng tạo ra một thế giới mới - thế giới nghệ thuật Trong thế giới ấy, cư dân quan trọng nhất là hình tượng nghệ thuật

Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh và tái tạo hiện thực riêng biệt vốn có và chỉ có trong nghệ thuật Nó là hạt nhân của cấu trúc chỉnh thể, là yếu tố duy nhất có thể làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự vật, những hiện tượng đáng làm ta suy ngẫm về tính cách,

số phận, về lẽ đời, tình người Với ý nghĩa này, hình tượng “vừa là sản phẩm

sáng tạo của người nghệ sĩ vừa là con đẻ của hiện thực khách quan”[9,27]

Hình tượng nghệ thuật chính là khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện hoặc tái tạo một cách sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật Tái hiện cuộc sống nhưng hình tượng nghệ thuật không sao chép nguyên xi những hiện tượng có thật ngoài đời mà tái hiện có chọn lọc, sáng tạo Việc tái hiện có sự lựa chọn càng cao thì hình tượng có giá trị khái quát càng lớn Giá trị này này không phụ thuộc vào số lượng chi tiết nhiều hay ít mà chính là ý nghĩa của nó Đôi khi hình tượng nghệ thuật chỉ cần vài chi tiết ít ỏi cũng có thể để lại ấn tượng khó phai mờ trong lòng người đọc Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan trọng của hình tượng nghệ thuật Nó làm cho thế giới hiện thực hiện lên sống

Trang 26

động trong tác phẩm nghệ thuật, giúp người ta có thể thưởng ngoạn, ngắm nghía hiện tượng, sự vật như cuộc sống đang phơi bày trước mắt

Văn học là một loại hình nghệ thuật đặc biệt, sử dụng chất liệu ngôn từ

để xây dựng hình tượng Hình tượng trong tác phẩm văn học được nhà văn sử dụng với ý đồ nghệ thuật riêng Chính cách lựa chọn hình tượng để xây dựng tác phẩm đã phản ánh được tư tưởng nghệ thuật của nghệ sĩ Hình tượng trong tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn, là tiếng nói quan điểm

tư tưởng của nhà văn, vừa mang tính chất cảm tính cụ thể vừa mang tính tượng trưng

1.2.3 Trường liên tưởng, tưởng tượng

Liên tưởng được coi là một trong những hoạt động tâm lí thông thường

ở con người Theo các nhà tâm lí học “liên tưởng là mối quan hệ giữa các

hiện tượng tâm lí, trong đó có sự tích cực hoá của một biểu tượng này kéo theo sự xuất hiện một hay nhiều biểu tượng khác”[2,140] Ví dụ như nghe

tiếng trống gióng nơi đây mà liên tưởng tới ngày lễ hội làng truyền thống, ngửi mùi hương trầm mà nhớ tới ngày Tết cổ truyền, nhìn thấy cánh đồng lúa chín mà hình dung ra cuộc sống no ấm, thanh bình của làng quê Theo Từ

điển tiếng Việt khái niệm liên tưởng được giải thích là “nhân sự việc hiện

tượng nào đó mà nghĩ tới sự việc, hiện tượng khác có liên quan”[49,548]

Một cách cụ thể hơn, giáo sư Nguyễn Lân mô tả liên tưởng là “hiện tượng

tâm lí khiến người ta nghĩ đến một sự vật lại nghĩ đến những sự vật liên quan hoặc vì gần nhau hoặc vì giống nhau hoặc vì trái ngược nhau”[36,374]

Thuyết liên tưởng coi sự liên tưởng là nguyên tắc quan trọng nhất của

sự hình thành trí nhớ nói riêng và sự hình thành tất cả các hiện tượng tâm lí nói chung Aritxtôt cho rằng những hình ảnh nảy sinh vô cớ chẳng qua là kết quả của liên tưởng Liên tưởng là hoạt động tâm lí rất tự nhiên của con người

Trang 27

Thứ nhất là do trong thực tế các sự vật hiện tượng không tách rời mà quan hệ với nhau theo nhiều mức độ giống nhau, gần gũi, tương đồng hoặc trái ngược nhau Thứ hai là do tư duy của con người biết kết nối những sự vật, hiện tượng trong cùng một dòng suy nghĩ Hoạt động liên tưởng này gắn bó khá chặt chẽ với năng lực bẩm sinh, trí nhớ, hồi ức, vốn văn hoá, kinh nghiệm, sự từng trải và nhạy cảm riêng của từng cá nhân Nhìn nương dâu xanh ngút tầm mắt, có người liên tưởng tới cảnh nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa của một làng quê

thanh bình nhưng có người lại nghĩ đến nỗi sầu chia li trong “Chinh phụ

ngâm” của Đặng Trần Côn Không thể khám phá thế giới nghệ thuật nếu

thiếu năng lực của liên tưởng Những nghệ sĩ nghèo khả năng này sẽ sao chép một cách vụng về hiện thực Người nghệ sĩ tài hoa bao giờ cũng qua liên tưởng của mình mà sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật sống động Từ màu áo đỏ của một cô gái, Vũ Quần Phương nghĩ tới ngọn lửa của tình yêu cháy bỏng Một lùm cây xấu hổ bên đường khiến Anh Ngọc nhớ tới dáng điệu

e thẹn của người trinh nữ

Vậy có thể nói liên tưởng là một thao tác của tư duy sáng tạo, nó vừa

thuộc về ý thức, vừa thuộc về tiềm thức mà thao tác chủ đạo của nó là sự liên kết về mĩ cảm của chủ thể khi cảm nhận và thể hiện một đối tượng nào đó

Không có liên tưởng, nghệ thuật chỉ là sự sao chép hiện thực một cách máy móc, vụng về, khô cứng và nhạt nhẽo Chức năng của liên tưởng trước hết là giúp cho dòng cảm xúc được khai phóng, thăng hoa, vượt qua những giới hạn thông thường, chật chội về thời gian, không gian Có thể từ hạt mưa bụi mà Trịnh Công Sơn thấy cả quá vãng thân thương, thậm chí cả tương lai xa tắp

cùng bâng khuâng hiện hữu:“Nghe mưa nơi này lại nhớ nơi kia/Mưa bay

trong ta bay từng hạt nhỏ/Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ/Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà” Và điều quan trọng nhất là liên tưởng giúp các nhà

thơ phát triển được ý thơ, hình thành được tứ thơ, gây bất ngờ và ám ảnh cho

Trang 28

người đọc như “Núi đôi” (Vũ Cao), “Cuộc chia li màu đỏ” (Nguyễn Mỹ),

“Màu tím hoa sim” (Hữu Loan)

Các nhà ngôn ngữ học cho rằng mỗi yếu tố ngôn ngữ đều chứa đựng một phiến đoạn của tư duy Mỗi tập hợp ngôn ngữ đều dựa trên những mối quan hệ nhất định, trong đó có quan hệ liên tưởng Từ thực tế nghiên cứu

ngôn ngữ tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng:“Sự tồn tại của các trường liên

tưởng là có thật đối với các ngôn ngữ và đối với từng người”[45,47] Cơ chế

hoạt động của trường liên tưởng trong ngôn ngữ rất đa dạng và phức tạp, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm sống của từng người Trường liên tưởng nói chung mang tính thời đại, tính dân tộc và tính cá nhân Vì vậy các nhà ngôn ngữ học đánh giá rất cao vai trò của lí trí, của vốn sống trong việc hình thành trường liên tưởng

Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng: Trường liên tưởng là

phạm vi hoạt động của liên tưởng, là giới hạn thẩm mĩ của một chủ thể sáng tạo Khi những liên tưởng của một chủ thể nối kết với nhau theo một cách

thức nào đấy, tạo thành một chỉnh thể, khi ấy ta có trường liên tưởng Điều gì

đã làm cho những liên tưởng cụ thể, thậm chí tự do và có vẻ rời rạc gắn kết lại với nhau Đó chính là sức mạnh bí ẩn, vô hình của cả ý thức, tiềm thức lẫn vô thức Trường liên tưởng của một chủ thể sáng tạo được quy định bởi vốn sống, vốn văn hoá và mĩ cảm của chủ thể ấy Khi xem xét trường liên tưởng của một nhà thơ cần phải khảo sát chỉnh thể tính lặp lại của những liên tưởng

cụ thể Hình ảnh “bầu trời” trong thơ Nguyễn Đình Thi, “cái yếm” trong thơ

Hoàng Cầm Có những liên tưởng mới nhìn tưởng như tự do rời rạc, thậm chí

lạ lùng, vô lí nhưng nhìn từ nguyên nhân sâu xa nó lại được kết nối bởi một mạch ngần, nhiều khi nằm trong tầng vô thức của người nghệ sĩ Có người

cho rằng những hang, động, khe, giếng, sừng, chày, giã gạo, đánh đu … thực

Trang 29

chất là con đường giải thoát những uẩn ức tình dục bị ý thức chính thống dồn nén ở Hồ Xuân Hương

Liên tưởng là một năng lực thiết yếu trong tư duy sáng tạo nghệ thuật,

nó góp phần quan trọng tạo nên gương mặt riêng của người nghệ sĩ Tìm hiểu đường đi của mạch liên tưởng trong thơ là một điều không dễ nhưng lại có ý nghĩa hết sức quan trọng Bởi nếu phát hiện ra quy luật trong trường liên tưởng của một nhà thơ cũng có nghĩa là khám phá được con người và văn hoá, con người nhân bản và cá tính sáng tạo của anh ta Có thể khẳng định trường liên tưởng là một trong những yếu tố nền móng, cội rễ hình thành nên phong cách nghệ thuật và tư tưởng nghệ thuật của người nghệ sĩ

Nếu liên tưởng là một thao tác của tư duy sáng tạo, nó vừa thuộc về ý thức, vừa thuộc về tiềm thức mà thao tác chủ đạo của nó là sự liên kết về mĩ cảm của chủ thể khi cảm nhận và thể hiện một đối tượng nào đó thì tưởng

tượng “là hoạt động tâm lí nhằm tạo ra trong trí óc hình ảnh những cái không

có ở trước mắt hoặc chưa hề có” [49,145] Giáo sư Nguyễn Lân lại dùng một

cách mô tả cụ thể hơn về tưởng tượng là “quá trình tâm lí xây dựng những

hình ảnh mới trên cơ sở kinh nghiệm của cá nhân và thực tiễn đời sống”[36,75] Trong quan niệm của Mác: “Trí tưởng tượng là một năng khiếu

vĩ đại, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nhân loại” Lênin từng khẳng định

một cách quả quyết rằng: thật là sai lầm khi nghĩ rằng tưởng tượng chỉ cần

cho nhà thơ Đây là một định kiến ngu xuẩn Ngay cả trong toán học, tưởng tượng cũng cần, nếu không có tưởng tượng thì ngay sự phát minh ra những phép tính vi phân và tích phân cũng không thể có được Pauxtôpxki với

những trải nghiệm trong cuộc sống và trong văn chương cũng đã đánh giá rất

cao sức mạnh kì diệu của trí tưởng tượng: “Trí tưởng tượng tạo ra định luật

hấp dẫn nhị thức Niutơn, câu chuyện buồn thảm về về chàng Trixtăng và nàng Ydơ, sự phá vỡ nguyên tử, toà nhà của Bộ Hải quân ở Lêningrat, bức

Trang 30

Mùa thu vàng của Lêvitan, bài Macxâye, vô tuyến điện, Hoàng tử Hămlét, tương đối luận và bộ phim Bembi” [42,144] Trong hoạt động sáng tạo văn

học, có thể nói nếu không có tưởng tượng thì không có văn học Nếu không

có tưởng tượng văn học sẽ trở nên một kiểu sao chép, chụp ảnh bề ngoài hiện thực, sáng tác của nhà văn sẽ trở nên hời hợt, buồn tẻ Trong tưởng tượng có hai loại: tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo Loại thứ hai vô cùng quan trọng đối với nghệ sĩ Là người hay ngẫm nghĩ về nghề viết Nguyễn

Minh Châu cho rằng: quan sát, suy nghĩ và tưởng tượng là việc làn thường

ngày của người cầm bút Trí tưởng tượng càng phong phú, mãnh liệt cành

chứng tỏ nhà văn dồi dào khả năng sáng tạo Vai trò của tưởng tượng đối với

nghệ thuật đã được khẳng định: “Trí tưởng tượng chắp cánh bay ngàn dặm” (Lưu Hiệp) Còn Goorki lại cho rằng: nghệ thuật dựa vào trí tưởng tượng mà

tồn tại Chỉ có tưởng tượng người ta mới có được con sông “rộng một gang”,

chiếc cầu bằng “dải yếm” Bằng tưởng tượng chúng ta có đôi hài bảy dặm,

tấm thảm bay, viên ngọc ước, thuốc trường sinh bất tử Có thể thấy tưởng tượng là món quà mà thượng đế đã ban tặng cho con người, nó trở thành thiên tính của nhân loại Không có tưởng tượng sẽ không thể có sáng tạo, không có nghệ thuật, không có văn xuôi và sẽ chẳng bao giờ có thơ Chính đôi cánh của trí tưởng tượng đã giúp Anđecxen bay vào xứ sở của thần tiên, tìm được niềm

an ủi dịu dàng cho mình và những người xung quanh Với cô bé bán diêm, chú lính chì dũng cảm, nàng tiên cá … nhà văn đã làm say mê bao thế hệ độc giả và trở thành người kể chuyện cổ tích hay nhất thế giới Cũng nhờ trí tưởng tượng mà Anđecxen mãi giữ được tâm hồn trong trắng, tinh khôi và thánh thiện của tuổi ngây thơ Như vậy tưởng tượng làm phong phú tâm hồn con người, giúp ta khắc phục những giới hạn về thời gian, không gian

Như vậy liên tưởng và tưởng tượng đều là những năng lực tư duy vô cùng thiết yếu đối với người nghệ sĩ, giúp họ thoát khỏi các giới hạn chật chội

Trang 31

của sự việc, hiện tượng trước mắt, đi vào khám phá những bí ẩn sâu thẳm và rộng lớn vô biên của vũ trụ cũng như tâm hồn con người Nhờ vậy người nghệ

sĩ mới sáng tạo ra những hình tượng mới mẻ, độc đáo, không có sự lặp lại Tuy nhiên khái niệm tưởng tượng rộng hơn liên tưởng Tưởng tượng là thao tác tâm lí khá tự do, phóng túng Ở thế giới của tưởng tượng, các sự vật, hiện tượng được huy động có thể rất xa lạ với nhau, thậm chí chưa và không thể có thật trên đời mà chỉ tồn tại trong mơ ước của chúng ta Tưởng tượng là nền móng, là cơ sở thúc đẩy sự hình thành liên tưởng

1.2.4 Cách tổ chức câu thơ, lời thơ

Trong văn học, căn cứ vào phương thức phản ánh người ta chia làm ba thể loại lớn: tự sự, trữ tình và kịch Trong mỗi thể loại lại bao gồm nhiều thể loại nhỏ Ứng với mỗi thể loại đó là những loại hình thế giới nghệ thuật riêng,

có quy luật vận động riêng và hình thức tổ chức biểu hiện riêng Điều này nó

sẽ chi phối đến việc người nghệ sỹ chọn lựa nguyên tắc nào, cách tổ chức tác phẩm nào để phản ánh hiện thực khách quan Từ đó mọi tư tưởng, ý đồ, ngôn

từ, cách tổ chức sắp xếp các tình tiết đều phụ thuộc vào hình thức đã lựa chọn Việc tổ chức một tác phẩm không chỉ dựa vào một yếu tố đơn lẻ mà phải dựa vào các phạm trù thời gian, không gian, con người … được miêu tả trong đó

Từ các phạm trù này ta tìm ra điểm chung như mở đầu và kết thúc của hình tượng ở đâu, góc độ tiếp cận như thế nào, mối quan hệ ra sao… qua đó sẽ hình thành lên một tác phẩm nghệ thuật Việc tìm hiểu cách tổ chức một tác phẩm là tìm hiểu quan niệm và hệ thống chỉnh thể Tức là trong một tác phẩm nghệ thuật các phạm trù này không kết hợp một cách tùy tiện mà chúng ràng buộc chi phối lẫn nhau Nếu trong kết cấu truyện là luôn chú ý xây dựng trọn

vẹn một hành động, một tính cách, một số phận thì kết cấu thơ “lấy điểm tựa

chủ yếu là hệ thống cảm xúc theo những dạng vận động nhất định phù hợp với chủ định và cấu tứ bài thơ”(Hà Minh Đức)[11,58] Tất nhiên do tác phẩm

Trang 32

thơ là một chỉnh thể nên các trạng thái cảm xúc quan hệ chặt chẽ với nhau cùng bộc lộ ý nghĩa của bài thơ Các cảm xúc này tự nó không thể bộc lộ được mà cần có sự hỗ trợ của các yếu tố khác đó chính là kết cấu Trong thơ cũng như văn kết cấu giữ một vai trò rất quan trọng Bởi vì thông qua kết cấu chúng ta có thể tìm thấy mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, con người, qua đó thấy dược quan điểm, tư tưởng của nhà văn Cũng nhờ kết cấu mà nội dung chính yếu của hình ảnh, của tác phẩm nổi bật và gây ấn tượng mạnh mẽ

hơn Chẳng thế mà cái đối lập trong hình ảnh “Triệu tấn bom không thể nào

làm sổ/ Một hạt cườm trên cổ chim cu” (Chế Lan Viên) đã biểu hiện thật tốt

sức sống bất diệt của đất nước con người Việt Nam trong chống Mĩ Với ý nghĩa của kết cấu như vậy cái quan trọng đặt ra đối với người làm thơ là phải

tổ chức kết cấu bài thơ như thế nào để vừa toát ra cái logich của tình cảm vừa thâu tóm, bao quát được quá trình vận động của cảm nghĩ ngay cả trong những cái tưởng chừng như vô lí Từ đó mới có nội dung phù hợp với hình thức và một cấu trúc độc đáo

Để đạt được mục đích nghệ thuật và có tính thẩm mĩ cao, câu thơ, lời thơ có một hình thức tổ chức đặc biệt Nó sử dụng đậm đặc các hiện tượng cú pháp, các từ tượng thanh, tượng hình, từ mô tả trạng thái cảm giác… nhất là các phương thức tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá … làm cho câu thơ, lời thơ mềm mại, uyển chuyển, bay bổng và có tính đa nghĩa, hàm ngôn Trong thơ trữ tình tổ chức lời thơ phải có tách dòng, có nhạc, có vần… Quá trình sáng tác văn học là một quá trình tưởng tượng, liên tưởng và hư cấu Trong tưởng tượng người nghệ sỹ không chỉ tạo dựng cuộc sống với những gì có thật mà nhờ liên tưởng, tưởng tượng câu thơ, lời thơ bộc lộ được ý nghĩa của cuộc sống và nhiều khi chúng có cả tiếng nói đối với đời sống con người

Trang 33

* Tiểu kết:

Tìm hiểu hệ thống hình tượng tiêu biểu và tưởng tượng liên tưởng trong thơ Hữu Thỉnh cũng là một cách tìm ra đặc điểm tư duy nghệ thuật của nhà thơ, một phương diện quan trọng làm nên đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Hữu Thỉnh là hành của một nhà thơ giàu trải nghiệm Tác phẩm của ông được viết với một độ lùi thời gian nhất định nên có điểm nhìn nghệ thuật phong phú và đa chiều Với cảm nhận chủ quan của người viết nên điểm nhìn nghệ thuật trong thơ Hữu Thỉnh chủ yếu hướng vào sự thật chiến hào, hướng vào hiện thực cuộc sống thô ráp với nhiều những suy nghĩ và hiện tượng trái chiều Càng về sau thơ Hữu Thỉnh luôn chất chứa đầy những ưu tư, những bận tâm với cuộc đời: cái ác - cái thiện, sự sống - cái chết, tốt - xấu, trắng - đen luôn nằm trong những băn khoăn, day dứt của nhà thơ Hữu Thỉnh đã bộc lộ đến tận cùng những cảm xúc, những chính kiến, những quan niệm của mình về hiện thực đa chiều trong mối quan hệ giữa con người và chiến tranh, con người với con người và con người với những đổi thay trong đời sống xã hội bằng tất cả những trải nghiệm xương máu của nhà thơ Ở đó cái tôi của nhà thơ có cơ hội được nói thực những cảm xúc cá nhân của mình, bộc lộ những quan niệm về hiện thực cuộc sống, về đạo đức, về phẩm giá của con người

Trang 34

CHƯƠNG 2: CÁCH TIẾP CẬN ĐỜI SỐNG VÀ HỆ THỐNG

HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU TRONG THƠ HỮU THỈNH

2.1 Cách tiếp cận đời sống trong thơ Hữu Thỉnh

Viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nền văn học nói chung và thơ ca nói riêng thời kỳ chống Mỹ Đó không chỉ là đòi hỏi của thời đại mà còn là sự thôi thúc bên trong của chính các nhà thơ Nhanh nhậy và kịp thời, nền thơ hiện đại nóng

bỏng tính thời sự, hừng hực tinh thần chiến đấu của chúng ta đã “nhập cuộc”,

tham gia vào cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của toàn dân tộc Suốt trong những năm tháng chiến tranh, các thế hệ nhà thơ đã tiếp bước nhau dàn quân trên những mặt trận với cảm hứng chủ đạo là thể hiện khát vọng độc lập tự do

và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người Việt Nam trong thời đại chống Mỹ Không gian sáng tạo của thơ thời chống Mỹ thật đa dạng, phong phú Nhờ thế đã tạo ra một chân trời rộng mở cho sự sáng tạo của thi ca nói riêng, văn học nói chung Nhưng tìm và xác định cho mình một cách nhìn riêng thì không phải dễ dàng

Sự hiện diện của Hữu Thỉnh trong thời điểm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ như là sự tiếp sức cho đội ngũ các nhà thơ trẻ Điều đáng quý

là Hữu Thỉnh còn đem đến cho người đọc một tiếng thơ mới mẻ độc đáo Có được đóng góp mới mẻ ấy bởi Hữu Thỉnh đã tìm cho mình một lối đi riêng Xuất hiện trong chặng cuối cùng của phong trào thơ trẻ chống Mỹ, trước một đội ngũ các nhà thơ đông đảo, tài năng và đã nổi tiếng, Hữu Thỉnh đứng trước một thách thức lớn Hoặc là thơ anh được thừa nhận hoặc là sẽ bị rơi vào quên lãng Điều đáng nói là bằng tài năng tâm huyết của mình, không những vượt qua thử thách này mà Hữu Thỉnh còn tạo ra những câu thơ có sức sống bền bỉ với thời gian Điểm lại những sáng tác của Hữu Thỉnh, chúng ta nhận thấy

Trang 35

rằng ông thực sự là một tài năng văn học Tài năng vừa có tính “tiên thiên” vừa là kết quả của quá trình “nhập cuộc, dấn thân” sâu sắc vào đời sống,

không ngừng mài giũa tài năng và lao động sáng tạo

Vậy Hữu Thỉnh đã khai thác và tiếp cận hiện thực đời sống theo cách nào? Hữu Thỉnh có cách riêng trong việc tiếp cận hiện thực và phô diễn cảm xúc của mình Thơ anh nghiêng về suy tư và dày đặc những câu hỏi Đó là lý

do khiến thơ Hữu Thỉnh mang cái nhìn chiêm nghiệm về cuộc đời Mặt khác,

đã từng trải qua cuộc chiến tranh gian khổ, ác liệt nên thơ Hữu Thỉnh là sự thăng hoa của kinh nghiệm sống, là sự ngân vọng của những kỷ niệm sâu sắc

về một thời bom đạn

Hồn thơ Hữu Thỉnh thường tìm đến với những nguồn cảm hứng lớn về

Tổ quốc, nhân dân, về thế hệ những người cầm súng thời chống Mỹ Ông

từng viết “chúng tôi làm thơ để ghi lấy cuộc đời mình” Với góc nhìn của

người lính về chiến tranh ông đã ghi nhận và phản ánh chân thực cuộc sống khốc liệt chiến trường bằng những vần thơ giàu nhiệt huyết với những thanh

âm sôi nổi, trẻ trung, xông xáo Ông tự thấy “Lòng tôi mắc nợ chiến khu một

đời” Chính cái nôi khắc nghiệt ấy đã in đậm trong tâm trí nhà thơ để những

năm sau này Hữu Thỉnh vẫn còn mang những hồi ức về cuộc chiến: Tiếng hát

trong rừng, Giấc ngủ trên đường ra trận… Thời kì sau chiến tranh, ông viết

dưới góc nhìn của con người đi qua những năm tháng chiến tranh giờ có thời gian nhìn nhận và đánh giá về chính hiện thực cuộc chiến một cách toàn diện hơn Thơ ông vẫn cất lên tiếng nói của thời đại như thơ ca trước 1975 nhưng

đã có những “độ chênh” nhất định về giọng điệu, về cách suy cảm tạo nên

dáng vẻ mới cho ngôn ngữ thi ca Trải qua chiến thắng và chứng kiến những mất mát, ông ý thức được nỗi đau của đất nước, con người Trong khi văn học trước 1975 nghiêng về tô hồng, lãng mạn thì nét đặc sắc của Hữu Thỉnh là ở

chỗ ngay cả khi “âm hưởng hùng ca chiếm vai trò chủ đạo, Hữu Thỉnh vẫn

Trang 36

biết nghiêng xuống những bi kịch bằng cái nhìn cảm thông thực sự” [14,237]

Ăng ten trong thơ Hữu Thỉnh rất nhạy cảm với bi kịch Cái “ẩm ướt” khiến

cho thơ Hữu Thỉnh có màu sắc trữ tình rất riêng, tha thiết và ân tình Ông đã gửi vào trong thơ những suy tư, trăn trở về thân phận, buồn đau khi phải chứng kiến những cảnh ngang trái ở đời và nhiều khi cả nỗi cô đơn, thất vọng

về cuộc đời, về con người, khắc khoải lo âu trước sự “mất mùa nhân nghĩa” như Bóng mát, Nghẹn,…Có thể nói, bằng góc nhìn đó, Hữu Thỉnh đã tìm

được tiếng nói riêng trong dàn hợp xướng của thơ trẻ chống Mỹ

2.2 Hệ thống hình tượng tiêu biểu trong thơ Hữu Thỉnh

2.2.1 Hình tượng con đường

Hình tượng con đường là hình ảnh tiêu biểu của thơ ca cách mạng Việt Nam Con đường là sự thống nhất không gian và thời gian, là không gian vận động, không gian của con người đi tới Đọc thơ Hữu Thỉnh chúng

ta dễ nhận thấy những hình ảnh thơ từ cuộc sống hết sức chân thực được nhà thơ nâng lên ở một tầm cao khái quát trở thành những hình tượng độc đáo có sức biểu cảm

Cuộc chiến tranh hiện ra rõ nét hơn thông qua sự hiện diện của các con đường khác nhau Đó là con đường cụ thể của người lính ra trận Con đường

đó cũng mang tâm hồn tươi trẻ của người lính với những âm thanh và sắc màu rộn rã nhưng cũng có lúc là con đường với những chông gai và đầy khó khăn

gian khổ Đường tới thành phố đã viết lại chặng đường lịch sử: từ Trường

Sơn xuống đồng bằng, tiến về thành phố Sài Gòn Con đường trong trường ca

Đường tới thành phố viết về chiến tranh của Hữu Thỉnh là con đường vận

động có hướng đi của tập thể người lính Dõi theo bước chân của các binh đoàn, sư đoàn bộ đội chúng ta có thể hình dung được hướng đi, điểm bắt đầu

và kết thúc của con đường Bắt đầu là con đường chiến lược được mở ra sau

Trang 37

hiệp định Pari, xuyên qua những khu đồi tranh chấp giữa ta và địch, xuyên qua bãi mìn phòng thủ vành đai Người lính muốn đi tới, bước qua hiểm nguy, bước qua những trở ngại của tư tưởng còn tồn tại trong chính bản thân mình để tự mở cửa con đường:

Để có được con đường

Mở vào lúc chiến trường vơi tiếng súng Anh xa lạ với cầu an nghe ngóng

Đường với anh là cách hiểu kẻ thù Hữu Thỉnh cảm nhận con đường với điểm nhìn của một người lính đang đi trên con đường ấy Khi hành quân trên những nẻo đường Trường Sơn hay khi ngồi trên xe tăng tiến vào cửa ngõ Sài Gòn hay đi tới giải phóng các đảo xa, dù ở đâu người lính đều có chung một cảm giác kiêu hãnh, tự hào và điều đó đã đem lại cho con đường tính tạo hình cao:

Võng ta nằm thao thức bên nhau Giấc ngủ sâu tắm đoạn đường nóng bỏng Chính trên con đường ấy người lính cảm nhận đất mẹ quê hương đang nhân lên sức mạnh cho chính mình Họ đang đi trên đất đai, núi sông của Tổ quốc với tư thế tầm vóc của người làm chủ, của người ra đi vì sự sống còn của dân tộc cho nên mỗi bước chân trở nên bồn chồn, xao động, mỗi tâm hồn trở nên xao xuyến, bâng khuâng:

Đã khắc vào cây để nhớ một ngày

Để nhớ một người để thương đất nước

Đã để ít đời mình nơi ngã ba khốc liệt

Đã bông đùa xen kẽ với bom rơi

Trang 38

Trong hành trình chiến đấu gian khổ và lâu dài mà người lính đã trải qua, đã có biết bao con đường như thế Con đường ấy đi qua tháng năm, trải qua bao bão dông lửa đạn của chiến trường Chính những con đường khắc nghiệt ấy làm nền tảng nổi bật lên hình tượng người lính:

Con đường qua tháng, qua năm Núi đau lở đá, rừng bầm tận cây Vai gùi bước xốp trong mây

Ta đi làm những mặt trời của nhau

Toàn bộ chương ba Điệp khúc những cây cầu trong trường ca Đường

tới thành phố đã tập trung diễn tả sự hy sinh của người lính và của cả dân tộc

Các anh chính là những cây cầu thầm lặng đưa con đường của dân tộc đi đến đích cuối cùng Những con đường mà các anh đã đi qua cũng mang ý nghĩa biểu trưng cho cả chặng đường lớn lên và chiến đấu Từ tuổi thơ đến khi lớn lên cầm súng chiến đấu, từ quê nhà miền Bắc đến tiền tuyến miền Nam, từ đồng bằng đến miền núi, tất cả đều in dấu các anh:

Qua thành phố vội vàng lau mặt lấm

… Đất nước mình, dài rộng của mình đây Bao nhiêu thành phố đã đi qua

Bao nhiêu cánh đồng, bao nhiêu khuôn mặt Bao nhiêu cuộc đời gọi ta về kịp

Để có thể giành được chiến thắng đi đến đích cuối cùng của con đường biết bao người đã ngã xuống Con đường trong thơ Hữu Thỉnh đã trở thành biểu tượng khái quát cho quá trình đi lên của đội quân cách mạng Mỗi địa danh trên con đường ấy như những cột mốc trên chặng đường giải phóng

Trang 39

nhân dân, gợi lên chiều sâu lịch sử, phương hướng phát triển của lịch sử, của thời gian:

Dốc Pha Đin là cái dốc cuối cùng Các anh qua để tiến về Hà Nội

…Đường chúng tôi ra trận lại dài thêm Hình tượng con đường không chỉ góp phần khắc họa hình ảnh người chiến sĩ mà còn là yếu tố quan trọng cấu thành kết cấu của trường ca – tự sự - trữ tình, khi nhà thơ có tham vọng tổng kết diễn biến của chiến tranh bằng hình thức thơ ca Đây thực sự là con đường trưởng thành và lớn mạnh của quân đội ta qua hình ảnh các thế hệ chiến sĩ, con đường trải qua gian khổ hy sinh của dân tộc để tới đích vinh quang, con đường nối liền hậu phương với tiền tuyến, con đường từ lòng mẹ đến trái tim người chiến sĩ trên mặt trận, giữa chiến hào Con đường vận động cùng chiều với sự phát triển của lịch sử,

của thời gian Rất nhiều trường ca được viết sau năm 1975 như Đường tới

những vì sao của Nguyễn Trọng Tạo, Những người đi tới biển của Thanh

Thảo, Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm đều dùng hình tượng con

đường làm phương thức tổ chức và kết cấu tác phẩm Có thể nói hình tượng con đường đã trở thành một thành tố của nội dung hiện thực Nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các sự kiện được mô tả trong tác phẩm, là định hướng triển khai ý

đồ sáng tạo của tác giả Trên con đường ấy bao nhân vật được xuất hiện cùng với bao cảnh ngộ, tâm tư, chịu đựng khổ đau, khát vọng, niềm vui, hạnh phúc Những nhân vật ấy là người lính thuộc nhiều thế hệ, từ vị chỉ huy cho đến người chiến sĩ, từ người cộng sản nằm vùng đến người mẹ, người chị miền Nam và nhân dân rộng lớn Nhà thơ vừa là người tham dự, vừa là người trực tiếp quan sát đã bộc lộ đầy đủ, trọn vẹn tâm tư, cảm xúc, nghĩ suy triết lý của mình về cuộc sống

Trang 40

Đó còn là con đường tuổi thơ trôi qua đầy kỷ niệm, con đường nơi ông

làm người lính ngoài đảo khơi Trong Trường ca Biển có con đường từ đất

liền tới các đảo xa, nơi tận cùng của Tổ quốc Con đường mà người lính đã trải qua đầy kỷ niệm qua những năm tháng ở chiến trường chống Mỹ đến khi

làm người lính đảo Trong tập thơ Thư mùa đông và Thương lượng với thời

gian không phải là con đường ra trận, hướng về phía trước theo mục tiêu của

cách mạng mà là đường đời, con đường của nhà thơ với tư cách là một cá nhân đi tìm người tri âm, tri kỷ, tìm cái đẹp và cái thiện như mơ ước và quan niệm của mình So với con đường trong thơ viết về chiến tranh con đường trong thơ viết về cuộc sống thời bình tính chất cụ thể ít đi mà tính tượng trưng ước lệ tăng lên gắn liền với cảm xúc của cái tôi trữ tình và tư duy của nhà thơ Cuộc đời nhà thơ là con đường còn đầy chông gai gian khó:

Gập ghềnh đường tôi đi Không một ai ngó tới

(Tôi bước vào thành phố)

Và trên chính con đường này nhà thơ đã bộc lộ biết bao trăn trở, day dứt Đó là đường đi vô định của người chưa biết được điểm dừng cuối cùng Nhưng cao hơn thế, hình tượng con đường là biểu trưng cho hành trình đi tìm

lẽ sống cao đẹp một thời con người tình nghĩa ấy đã tin yêu Nhà thơ thực sự dấn bước trên con đường mà cái đích là nhận thức cho được về phẩm giá con người, về một hạnh phúc không tô vẽ, một hạnh phúc có thật Hữu Thỉnh đã trở thành người bộ hành lặng lẽ đi tìm nhân nghĩa và hạnh phúc ở đời:

Những ngôi nhà chật ánh đèn buổi tối Hạnh phúc của người này là ngăn cách

của người kia

(Trái đất chẳng rộng đâu)

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Arixtot - Nghệ thuật thi ca. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thi ca
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn học
2. M. Arnauđôp - Tâm lý học sáng tạo văn học. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1964 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học sáng tạo văn học
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn học
3. Hoài Anh - Hữu Thỉnh – nhà thơ và phía khuất lấp cuộc đời. Tạp chí Văn hoá Văn nghệ Công an, số 4 – 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hữu Thỉnh – nhà thơ và phía khuất lấp cuộc đời
4. Lại Nguyên Ân – Văn học và phê bình. Nhà xuất bản TP mới, Hội Văn học, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và phê bình
Nhà XB: Nhà xuất bản TP mới
5. Lại Nguyên Ân – 150 thuật ngữ Văn học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ Văn học
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Nguyễn Phan Cảnh – Ngôn ngữ thơ. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp 1987
7. Xuân Diệu - Những suy nghĩ nhân đọc Đường tới thành phố. Báo Văn nghệ số 19, ngày 9/5/1981 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những suy nghĩ nhân đọc Đường tới thành phố
8. Hữu Đạt – Ngôn ngữ thơ Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục 1996
9. Hà Minh Đức (chủ biên) – Lý luận văn học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
10. Hà Minh Đức – Văn học Việt Nam hiện đại. Nhà xuất bản Hà Nội 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam hiện đại
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà Nội 1998
11. Hà Minh Đức – Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại. Nhà xuất bản Giáo dục, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
12. Hà Minh Đức – (Lời giới thiệu) Thơ ca chống Mỹ cứu nước. Nhà xuất bản Giáo dục 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (Lời giới thiệu) Thơ ca chống Mỹ cứu nước
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục 1996
13. Nguyễn Đăng Điệp - Hữu Thỉnh và quá trình tự đổi mới thơ. Tạp chí Văn học số 9 – 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hữu Thỉnh và quá trình tự đổi mới thơ
14. Nguyễn Đăng Điệp - Giọng diệu thơ trữ tình. Nhà xuất bản Văn hoá, Hà Nội 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng diệu thơ trữ tình
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hoá
15. M.Gorki – Bàn về văn học (tập 1,2).Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1970 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về văn học (tập 1,2)
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn học
16. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi - Từ điển thuật ngữ văn học. Nhà xuất bản Giáo dục, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
17. Minh Hạnh - Chất dân gian - điểm sáng trong thơ Hữu Thỉnh. Báo QĐND, 1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất dân gian - điểm sáng trong thơ Hữu Thỉnh
18. Trần Mạnh Hảo - Thơ phản thơ. Nhà xuất bản Văn học, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ phản thơ
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn học
19. Trần Mạnh Hảo – Thư mùa đông của Hữu Thỉnh. Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 4 – 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thư mùa đông của Hữu Thỉnh
20. Heghen – Mĩ học. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: – Mĩ học
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn học

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w