Nghệ thuật nhân hoá

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh (Trang 97)

5. Cấu trúc luận văn

3.4.3. Nghệ thuật nhân hoá

Nhân hoá là một biến thể của ẩn dụ, ở đó người ta chuyển đổi ý nghĩa của các từ ngữ chỉ thuộc tính của người sang đối tượng không phải là người hoặc coi các đối tượng không phải là người như con người, tâm tình trò chuyện với chúng. Nhân hoá thường gắn với cách nhìn, tình cảm thái độ của người nói một cách kín đáo. Nhờ nhân hoá mà cảnh vật thiên nhiên, đồ vật … được miêu tả trở nên sinh động gần gũi lạ thường, tạo sự liên tưởng nhiều khi bất ngờ cho người đọc.

Hình ảnh trong thơ Hữu Thỉnh lung linh nhiều nét mới một phần là do ông sử dụng biện pháp nhân hoá. Nếu trong thơ thời bình, ẩn dụ nổi lên như một biện pháp tạo hình và biểu hiện chủ yếu thì nhân hóa (cùng với so sánh) là hai biện pháp nghệ thuật rất phổ biến trong thơ viết về chiến tranh của Hữu Thỉnh. Thế giới khách quan bao quanh con người trong các trường ca Sức bền của đất, Đường tới thành phố và tập thơ Tiếng hát trong rừng luôn được cảm nhận và miêu tả qua lăng kính của một hồn thơ khoẻ khoắn, trong sáng, tha thiết yêu sự sống, say sưa nồng nhiệt với lý tưởng. Con người đồng cảm, con người – tình nghĩa, con người – cô đơn luôn có nhu cầu được tâm sự sẻ chia

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

với mọi người, mọi vật. Thiên nhiên ở đây không bí ẩn, xa cách mà hết sức gần gũi, tinh nghịch, có dáng vóc hành động và tâm trạng như con người, cùng tham dự vào những buồn vui của con người: Rừng bỗng quên vừa qua trận bom đau, Núi tốt bụng đang ngồi xanh phía trước, Sóng mang đi âu yếm đất liền, Biển mệt nhoài nằm thở ở Nha Trang….

Quan niệm thiên nhiên là bầu bạn đã có từ rất lâu trong văn thơ cổ, điều này đã được Hữu Thỉnh kế thừa một cách xuất sắc. Thế giới thơ ông là thế giới của thiên nhiên và con người trong một tình điệu chung. Điều này được phản ánh qua việc nhà thơ sử dụng hàng loạt biện pháp nhân hoá tạo nên cả chuỗi hình ảnh nhân hoá:

Bà ơi mùa hạ đi đâu?

Chùm vải trọc đầu trốn biệt trên cây Tiếng sấm trốn lẫn vào mây

Quạt nan nằm nhớ bàn tay của bà

(Mùa hạ đi đâu)

Thiên nhiên chan hoà nâng đỡ, đồng thời là nơi chia sẻ tâm tình. Đã bao lần nhà thơ lên tiếng gọi:

Thu ơi thu ta biết nói thế nào

Sương mỏng thế ai mà bình tĩnh được

(Bầu trời trên giàn mướp)

Nhà thơ như hoà mình vào với thiên nhiên, trước vẻ đẹp của mùa thu dường như cảm xúc của người nghệ sĩ đang thăng hoa. Nghệ thuật nhân hoá càng khẳng định rõ thêm cho cảm nhận của nhà thơ. Mùa thu gọi về những làn gió heo may, gọi mây trời xuống để cùng hoà chung cảm xúc:

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

Tôi gọi về những tuổi những tên Như mùa thu gọi heo may rải rác Với thời gian tôi xin là đá tạc

Hỡi mây trời hãy xuống hát cùng tôi

(Đường tới thành phố)

Hình ảnh nhân hoá nhiều khi xuất hiện dầy đặc trong một dòng thơ đã góp phần tạo dựng một bối cảnh xã hội thông qua hình ảnh những con vật, cây cối:

Mặt đất bằng bỗng nổi loạn tê tê Tổ mối nhỏ cũng bao lần tan hợp Chim ngói cả tin mắc lồng oan nghiệt Ngọn tơ hồng chết nghẹn giữa bòng bong

(Trường ca Biển)

Với việc chuyển các từ chỉ trạng thái tâm lý, hành động của người sang cho vật ông đã làm cho câu thơ có tính gợi hình, gợi cảm cao, sự vật sinh động mang nhân tính cụ thể, cũng buồn, vui, đau khổ hoặc rung động như chính bản thân nhà thơ. Đó là sự vận dụng sáng tạo phép nhân hoá, vốn từ ngữ, cách nói của quần chúng nhân dân để diễn đạt nội dung hiện thực và cảm xúc mới đồng thời luôn trăn trở để tìm tòi cái “lạ hoá”, “hiện đại hoá” của ngôn ngữ thơ và hình ảnh thơ. Chính điều đó đã ghi dấu cái tên Hữu Thỉnh trong lòng bạn đọc và các nhà nghiên cứu.

* Tiểu kết: Thơ Hữu Thỉnh dung dị, mộc mạc mang điệu hồn ca dao, điệu hồn dân tộc đem theo hơi thở của cuộc sống. Một hồn thơ đậm đà bản sắc văn hoá truyền thống và giàu tính hiện đại. Ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh giàu

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

yếu trực giác, cảm giác, giàu sức liên tưởng, tưởng tượng và tính tạo hình. Những yếu tố đó góp phần quan trọng giúp Hữu thỉnh bộc lộ cái tôi thành thực và một hồn quê hồn hậu, đậm chất triết lý. Những tìm tòi của Hữu Thỉnh về phương diện hình thức chính là một nỗ lực để tạo nên một phong cách riêng, một đặc điểm nghệ thuật riêng mang tên Hữu Thỉnh. Hữu Thỉnh không chạy theo những kiểu trang sức bằng ngôn từ, không có ý tạo nên những văn bản nghệ thuật gây hiếu kỳ mà thơ ông nhuần nhị trong sự kết hợp của hai yếu tố: hơi thở của văn học dân gian và cái nhìn tinh tế của một thi sĩ hiện đại. Có lẽ ở đây Hữu Thỉnh đã hiểu được điều mà Lêônốp đã từng nói: “Mỗi một tác phẩm nghệ thuật là một phát hiện về nội dung và là một phát minh về hình thức”.

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

KẾT LUẬN

Thơ ca là nghệ thuật biểu hiện tâm trạng, là nơi để cái tôi chủ quan của mỗi chủ thể sáng tác bộc lộ đời sống riêng của mình. Vì thế cái tôi trữ tình là sự hiện diện của con người nhà thơ trong đời sống đi vào nghệ thuật đã được điển hình hoá, mang những nét chung của con người thời đại. Nghiên cứu

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh giúp ta có được cái nhìn khái quát về những đặc điểm nổi bật trong những sáng tác đồng thời hình dung được tính độc đáo về tư duy nghệ thuật của nhà thơ. Thông qua những thay đổi vận động của thơ Hữu Thỉnh giữa hai thời kỳ thơ chống Mỹ và thơ đương đại, người đọc có thể hình dung những biến chuyển chung trong tư tưởng và nghệ thuật của thơ ca Việt Nam trong những thập niên gần đây.

Trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình, Hữu Thỉnh luôn dồn hết tâm trí và tài năng cho nghệ thuật để có những tìm tòi, trải nghiệm, đổi mới cho thơ với những cách thể hiện hết sức mới mẻ và đầy ấn tượng. Với Hữu Thỉnh cội nguồn dân gian truyền thống là nơi tìm về, là nguồn sống tạo nên bản sắc thơ. Thơ ông luôn tìm thấy cái lớn lao trong cái bình thường nhỏ bé, cái kỳ diệu trong cái mộc mạc, đơn sơ. Cùng với hành trình sáng tạo của các nhà thơ kháng chiến chống Mỹ, Hữu Thỉnh đã mang đến cho thơ ca một cái nhìn mới mẻ, riêng biệt và khá độc đáo khi viết về cuộc chiến cũng như về con người trong cái nhìn toàn diện và theo nhiều chiều hướng. Trong các tác phẩm trường ca nói riêng và thơ trữ tình nói chung nhà thơ đã tạo ra sự kết nối về không gian và thời gian rất riêng, xây dựng nhiều hình tượng nghệ thuật nghệ thuật mang ý nghĩa khái quát, tượng trưng đồng thời đặt con người trong nhiều không gian khác nhau để đời sống tâm hồn con người được bộc lộ một cách trọn vẹn và sâu sắc.

Thơ là nghệ thuật của ngôn từ, nói một cách khác tài năng nghệ thuật của nhà thơ phải thông qua cách xây dựng lời thơ, cách tổ chức câu thơ, bài

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

thơ. Hữu Thỉnh đã sử dụng nhiều thể thơ khác nhau mang đặc trưng của ngôn từ thơ vừa thấm đẫm màu sắc dân tộc vừa mang những nét của thơ ca hiện đại. Hệ thống từ ngữ được nhà thơ sử dụng trên cơ sở tiếp thu và đổi mới vốn ngôn ngữ của thơ ca dân tộc đồng thời với một loạt các biện pháp tu từ ngữ nghĩa mang đến cho ngôn ngữ thơ ông khả năng biểu cảm cao, giàu tầng nghĩa sâu sắc. Qua đó người đọc thấy được khả năng liên tưởng, tưởng tượng khá độc đáo của nhà thơ. Thơ Hữu Thỉnh là tiếng thơ chân thật nhưng trên cái nền chân thật ấy Hữu Thỉnh biết mở thơ mình về phía ảo để tạo nên những câu thơ mơ hồ và đa nghĩa, tạo nên sự đan cài giữa thực và ảo. Không chỉ dừng ở đó thơ ông cuốn hút người đọc còn bởi chất nhạc dồi dào. Ông đã mang đến cho thơ mình thứ nhạc điệu tự nhiên của nhịp điệu, thanh điệu và những trùng điệp về câu chữ, thanh âm vừa giữ được tính nhạc quen thuộc lại vừa bứt phá, tạo nhạc thơ hiện đại phù hợp với việc diễn tả cảm xúc của con người.

Những đóng góp của Hữu Thỉnh cho thơ ca Việt Nam trong hơn 30 năm trở lại đây là không nhỏ. Ngay từ những bài thơ đầu tay cho đến nay Hữu Thỉnh đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu đậm về một hồn thơ giàu nhiệt huyết, luôn trăn trở, lo âu cho nhân thế đồng thời đã mang đến cho thơ mình một vẻ đẹp riêng: sắc sảo, tinh tế mà vẫn bình dị, chân thật mà không kém phần hư ảo, hồn nhiên mà bay bổng, tự nhiên mà không nông cạn. Như một dòng suối nhỏ, thơ Hữu Thỉnh khi về với dòng sông của thơ ca Việt Nam đương đại mang trong mình những giọt nước lấp lánh, những hạt phù sa chắt chiu từ lao động, từ đời sống cần lao dân dã của quê hương để mang đến những vần thơ làm đẹp cho đời./.

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Arixtot - Nghệ thuật thi ca. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1999.

2. M. Arnauđôp - Tâm lý học sáng tạo văn học. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1964.

3. Hoài Anh - Hữu Thỉnh – nhà thơ và phía khuất lấp cuộc đời. Tạp chí Văn hoá Văn nghệ Công an, số 4 – 1999.

4. Lại Nguyên Ân – Văn học và phê bình. Nhà xuất bản TP mới, Hội Văn học, 1998.

5. Lại Nguyên Ân – 150 thuật ngữ Văn học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.

6. Nguyễn Phan Cảnh – Ngôn ngữ thơ. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp 1987.

7. Xuân Diệu - Những suy nghĩ nhân đọc Đường tới thành phố. Báo Văn nghệ số 19, ngày 9/5/1981

8. Hữu Đạt – Ngôn ngữ thơ Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục 1996.

9. Hà Minh Đức (chủ biên) – Lý luận văn học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 1993.

10. Hà Minh Đức – Văn học Việt Nam hiện đại. Nhà xuất bản Hà Nội 1998.

11. Hà Minh Đức – Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại. Nhà xuất bản Giáo dục, 1998.

12. Hà Minh Đức – (Lời giới thiệu) Thơ ca chống Mỹ cứu nước. Nhà xuất bản Giáo dục 1996.

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

13. Nguyễn Đăng Điệp - Hữu Thỉnh và quá trình tự đổi mới thơ. Tạp chí Văn học số 9 – 2003.

14. Nguyễn Đăng Điệp - Giọng diệu thơ trữ tình. Nhà xuất bản Văn hoá, Hà Nội 2002.

15. M.Gorki – Bàn về văn học (tập 1,2).Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1970.

16. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi - Từ điển thuật ngữ văn học. Nhà xuất bản Giáo dục, 2007.

17. Minh Hạnh - Chất dân gian - điểm sáng trong thơ Hữu Thỉnh. Báo QĐND, 1985.

18. Trần Mạnh Hảo - Thơ phản thơ. Nhà xuất bản Văn học, 1995.

19. Trần Mạnh Hảo – Thư mùa đông của Hữu Thỉnh. Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 4 – 1996.

20. Heghen – Mĩ học. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1999.

21. Lưu Hiệp – Văn tâm điêu long. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1999.

22. Đỗ Đức HiểuThi pháp hiện đại. Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Hà Nội 2000.

23. Bùi Công Hùng - Những đặc trưng cơ bản của thơ ca Việt Nam hiện đại 1945 – 1975. Tạp chí Văn học tháng 1/1987.

24. Bùi Công Hùng - Vài nét về ngôn ngữ thơ. Tạp chí Văn học tháng 2/1986.

25. Bùi Công Hùng - Tiếp cận nghệ thuật thơ ca. Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin Hà Nội năm 2000

26. Mai Hương – Thơ Việt Nam qua hai cuộc chiến tranh cách mạng. Tạp chí Văn học số 06/2001.

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

27. Mai Hương – Hữu Thỉnh với trường ca Đường tới thành phố. Tạp chí Nhà văn - Hội Nhà văn, số 2, 2000.

28. Lê Đình Kỵ - Đường vào thơ. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1969.

29. Nguyễn Thanh Kim - Hữu Thỉnh - Những kỷ niệm nhỏ về đời và thơ.

Tạp chí Văn hoá Văn nghệ Công an, số 4 – 2002.

30. Mã Giang Lân – Thơ - những cuộc đời. Nhà xuất bản Hà Nội 1992.

31. Mã Giang Lân – Tìm hiểu thơ. Nhà xuất bản Thanh niên 1997.

32. Mã Giang Lân – Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục 2000.

33. Mã Giang Lân – Nhận xét ngôn ngữ thơ Việt Nam hiện đại. Tạp chí Văn học số 3/2003.

34. Mã Giang Lân – Thơ hình thành và tiếp nhận. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2004.

35. Trường Lưu - Mấy ghi nhận về thơ người lính của Hữu Thỉnh. Báo Diễn đàn Văn nghệ số 6 – 2001.

36. Phương Lựu (chủ biên) – Lý luận văn học. Nhà xuất bản Gi¸o dôc, Hµ Néi 1996.

37. Nguyễn Xuân Nam – Thơ, tìm hiểu và thưởng thức. Nhà xuất bản Tác phẩm mới 1985.

38. Thiếu Mai - Hữu Thỉnh trên đường tới thành phố. Văn nghệ Quân đội số 3, 1980.

39. Nguyễn Đăng Mạnh – Con đường đi vào vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. Nhà xuất bản Giáo dục 2000.

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

40. Nguyễn Đăng Mạnh – Nhà văn tư tưởng và phong cách. Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hà Nội, 1979

41. Lê Thị Mây - Hữu Thỉnh với trường ca Biển, Tạp chí Văn học, T1- 2001.

42. MB.Khrapchencô – Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam, H.1978.

43. Vũ Nho – Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình. Tạp chí Nhà văn - Hội Nhà văn, T3 – 2000.

44. Nhiều tác giả - Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1997.

45. Nhiều tác giả - Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, H. 1984.

46. Nhiều tác giả - Năm mươi năm nền văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia 1996.

47. Nhiều tác giả - Các nhà văn nói về văn (tập 1,2). Nhà xuất bản Tác phẩm Mới, Hội Nhà văn Việt Nam 1986.

48. Nhiều tác giả - Bằng Việt, Phạm Tíên Duật, Vũ Cao, Nguyễn Duy. Nhà xuất bản VN, TPHCM, 1998.

49. Nhiều tác giả - Từ điển tiếng Việt. Nhà xuất bản Đà Nẵng 1998.

50. Nhiều tác giả - Từ điển thuật ngữ văn học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, H. 2000.

51. Lê Lưu Oanh – Thơ trữ tình Việt Nam 1975 – 1990. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 1999.

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

52. Đoàn Đức Phương - Bản sắc độc đáo của thơ tình Nguyễn Bính - Đến với thơ Nguyễn Bính, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 1998.

53. Vũ Quần Phương, Thơ và lời bình, Nhà xuất bản Giáo dục, 1994.

54. Pôxpêlốp (chủ biên) Dẫn luận nghiên cứu văn học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1999.

55. Thạch Quỳ - Đối thoại biển. Diễn đàn Văn nghệ số 5 – 1995.

56. Vũ Tiến Quỳnh – Phê bình, bình luận văn học, Nhà xuất bản Văn nghệ TP Hồ Chí Minh 1995.

57. Trần Đình Sử - (Giáo trình)Dẫn luận thi pháp học. Nhà xuất bản Giáo dục 2005.

58. Trần Đình Sử - Những thế giới nghệ thuật thơ. Nhà xuất bản Giáo dục 1995.

59. Trần Đình Sử - Lý luận phê bình văn học. Nhà xuất bản Văn học, H. 1996.

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)