Hình tượng biển đảo

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh (Trang 41)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Hình tượng biển đảo

Trong cuộc hành trình giải phóng dân tộc, Thơ Hữu Thỉnh đã mang theo những phẩm chất cao quý và vẻ đẹp riêng. Tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc, yêu biển đảo quê hương chính là nguồn cảm hứng vĩ đại nuôi dưỡng thơ ông. Chất liệu làm nên nguồn cảm hứng chính trong thơ Hữu Thỉnh đều xuất phát từ đời sống hiện thực, từ những gì gần gũi, giản dị nhất nhưng lại giầu sức gợi cảm nhất. Trong các tập thơ của ông sự xuất hiện của biển đảo thường gắn liền với người lính. Dù là khi còn chiến tranh hay khi đã hoà bình thì biển cũng rất quan trọng. Trong chương 5 của trường ca Đường tới thành phố và toàn bộ Trường ca Biển hình tượng biển đảo là hình tượng bao trùm, trong đó biển được nhắc tới 43 lần, cát là 36 lần, đảo là 12 lần, sóng là 13 lần và nước là 10 lần. Không chỉ có núi rừng, đất liền mà biển đảo cũng là một bộ phận, một thành tố của Tổ quốc. Tổ quốc chưa thể hoàn toàn được độc lập trọn vẹn nếu như vùng biển đảo chưa hoàn toàn thuộc về chúng ta:

Đến những đảo xa

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

Những nhớ thương không ở ngoài tầm Đất nước.

(Đường tới thành phố)

Những người lính bảo vệ biển đảo cũng chính là những người lính đã chiến đấu không tiếc thân mình trong cuộc chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Giờ đây lại tiếp tục trên trận chiến mới với bao khó khăn gian khổ trước mặt:

Tôi chưa kịp về thăm căn nhà mái thấp Trên đôi kèo có một tổ chim

Và tôi chưa kịp nói với em

…Trước mặt tôi bây giờ là biển cả Lại gặp núi trong những chớp sóng thần

(Trường ca Biển)

Cuộc sống của họ từng ngày từng giờ vượt qua gian khó. Biển có lúc hiền hoà êm ả nhưng có khi lại là những miệng vực đen ngòm, những lớp sóng ngầm và đầy cá mập. Môi trường biển đó chẳng dễ dàng gì với cuộc sống của những người lính đảo nhưng lại có sự gắn bó khăng khít, chặt chẽ:

Biển có đảo biển đỡ lặp lại mình Đảo có lính cát non thành Tổ quốc …Đảo hiện ra thử thách bạc màu

Bàn chân lính đánh vần trên đất đai Tổ quốc

(Trường ca Biển)

Người lính phải bắt đầu làm quen dần với cuộc sống ở trên đảo. Biển dạy cho các anh những kinh nghiệm mới và đó là những kinh nghiệm xương máu mà người đi trước đã rút ra được:

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

Cấm đi câu đi tắm một mình

Xuống nước phải mang theo dao găm

(Trường ca Biển)

Hình ảnh hòn đảo Trường Sa thân yêu của Tổ quốc được nhà thơ khắc hoạ sừng sững giữa biển cả mênh mông đang chống chọi với bão tố. Những câu thơ ngay từ đầu bản Trường ca Biển đã thể hiện điều đó “Chúng tôi bắt đầu với Trường Sa như thế”. Khi đất nước đã độc lập, cả nước chuyển mình sang một thời kỳ mới, trách nhiệm mới. Nếu trong chiến tranh giữ gìn bảo vệ biển đảo chính là đấu tranh để bảo vệ đất nước thì thời bình không gian biển lại là không gian tượng trưng, ước lệ. Với “Đối thoại Biển” chính là cuộc đối thoại giữa lịch sử với dân tộc, đất nước, con người về con đường đi lên của dân tộc trong hiện tại và tương lai. Con người ta không thể sống mãi với kinh nghiệm cũ, với hào quang quá khứ và với một dân tộc cũng vậy:

Người lính nói:

- Bao vốn liếng cả đời góp nhặt

Bước xuống tàu bỗng thành kẻ tay không Biển nói:

- Những chiếc huân chương còn soi sáng trên bờ Sống với nước hãy bắt đầu từ nước

…- Những vết thương của tôi nhiều hơn cả tuổi đời Trong Trường ca Biển hình tượng biển đảo luôn mang ý nghĩa tượng trưng ước lệ. Đó không chỉ là bối cảnh nơi người lính đang sống, chiến đấu bảo vệ chủ quyền đất nước mà đó còn là những đòi hỏi của lịch sử dân tộc vẻ vang trước đây với nhiệm vụ của đất nước trong thời đại mới. Cuộc đối thoại

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

giữa biển và người lính đã toát lên triết lý sâu sắc ấy. Chính bài học lịch sử đúng đắn nhất đã được biển rút ra:

Sống với nước hãy bắt đầu từ nước

Đó là nghi lễ đầu tiên và nghi lễ cuối cùng

(Trường ca Biển)

Cùng với hình tượng biển, hình ảnh cát và dòng sông hóa thạch trong chương 2 và chương 5 của Trường ca Biển cũng mang ý nghĩa tượng trưng về số phận thiệt thòi của người lính:

Cát và cát

Ngày lại ngày chiến thắng

Trắng như bàn tay trắng của chúng tôi

(Trường ca Biển)

Ở hai tập thơ Thư mùa đông Thương lượng với thời gian hình tượng biển đảo có sự thay đổi ý nghĩa so với các trường ca trước đó. Biển giờ đây gắn liền với cuộc sống đời thường, với những tâm tư tình cảm của cái tôi trữ tình. Tuy không xuất hiện nhiều như hình tượng con đường nhưng hình tượng biển đảo thể hiện được những vận động, biến đổi trong quan niệm nghệ thuật của nhà thơ. Hình tượng biển với cuộc sống chiến đấu của người lính được coi là sự tiếp mạch một phần cảm hứng ở Trường ca Biển:

Biển luôn ở cạnh mình Bao điều còn cửa khép

(Tiếng gà trên đảo)

Đôi khi sự đối lập giữa biển với căn hầm chiến đấu của người lính mới thấy sự thiếu thốn, vất vả mà họ phải đối mặt “Biển thì rộng mà căn hầm chật

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

quá”. Với người lính, biển mãi là đất mẹ bao bọc các anh trong giờ phút khó khăn và cả khi đã hy sinh:

Anh không ngủ người đi câu không ngủ Biển đêm đêm trò chuyện với hai người

(Phan Thiết có anh và tôi)

Với Hữu Thỉnh biển còn là nơi gắn bó với không gian đời tư, cụ thể là không gian cho cái tôi tình yêu bộc lộ bản thân. Cái tôi đã tìm ra với biển bao la, nơi chứa chất cảm xúc của con người từ nghìn đời nay.

Lấy biển làm không gian tình yêu chúng ta đã từng bắt gặp trong thơ Xuân Diệu có biển mang tình yêu mạnh mẽ, cường tráng. Xuân Quỳnh mượn sóng, mượn thuyền và biển để nói hộ những khao khát tình yêu vĩnh cửu của lòng mình… Biết bao điều khó nói trong tình yêu, trước biển con người dường như lại tìm thấy sự đồng cảm. Biển chính là không gian lãng mạn và cũng là nhân chứng cho tình yêu, để gửi gắm cho những điều khó nói:

Anh phải nói vòng vo anh yêu biển Anh yêu trời để thú nhận yêu em

(Tạm biệt Sầm Sơn)

Và biển đôi lúc cũng nhuốm đầy tâm trạng bởi nó chứa biết bao kỷ niệm buồn vui, lưu luyến.“Tạm biệt nhé thôi đành tạm biệt/Tán bàng ven biển đôi mắt nước mưa”, rồi khi con người vui biển như nói hộ nỗi lòng “Bờ mặc sóng dào lên/Không nói gì thêm cả”. Lớp lớp tâm trạng trong lòng nhà thơ tựa hồ như những con sóng dâng trào ôm lấy bờ. Có lẽ biển thường gắn với tình yêu bởi sự bao la vĩnh cửu, bởi những con sóng vừa dữ dội,vừa dịu êm giống với tình cảm của con người. Đặc biệt khi người ta nhớ nhung, biển là nơi dễ chia sẻ nhất:

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

Không giữ nổi một mình Nhớ em, chia cho sóng Nhấp phải chút tương tư Thế là chiều biển động

(Tám câu)

Nhớ cồn cào mãnh liệt, con người đem gửi nỗi niềm vào sóng biển khiến biển chẳng bình yên. Biển hóa cô đơn khi cái tôi tình yêu của nhà thơ cũng cảm thấy đơn lẻ, xa vắng người thương. Hữu Thỉnh có khả năng dồn nén không gian rộng lớn là biển vào một cảm xúc cô đơn nhưng lại mở ra chiều sâu tâm trạng vô tận của lòng người:

Biển vẫn cậy mình dài rộng thế Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn

(Thơ viết ở biển)

Hình tượng biển trong thơ Hữu Thỉnh còn có sự kết hợp giữa hư và thực. Lấy cái thực của không gian biển mênh mông để diễn đạt cái hư ảo, thoảng thốt của lòng người. Hữu Thỉnh thể hiện lối tư duy cảm giác và ảo giác tinh tế, nhạy bén.

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)