Tưởng tượng và liên tưởng

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh (Trang 59)

5. Cấu trúc luận văn

3.1. Tưởng tượng và liên tưởng

Liên tưởng và tưởng tượng là một thao tác tư duy, một năng khiếu tinh thần trong hoạt động nhận thức, đồng thời là hiện tượng tâm lý của con người. Trong lĩnh vực thơ ca, liên tưởng và tưởng tượng là quy luật của sự sáng tạo.

“Tư duy thơ nói riêng, cũng như lao động trí óc nói chung để lại trong sản phẩm của nó dấu ấn của một cuộc hành trình, hành trình của trí tưởng tượng”[71,66]. Nhà nghiên cứu phê bình Hà Minh Đức cũng khẳng định

“Trong thơ liên tưởng là quy luật của nhận thức, cũng là quy luật của cảm xúc, nó làm cho toàn bộ các yếu tố đều góp phần bộc lộ chủ đề tác phẩm, làm cho tác phẩm giàu sức sống và mang hơi thở ấm nóng của cuộc đời”[11,97]

Liên tưởng, tưởng tượng xây dựng các biểu tượng luôn đem đến những sáng tạo nghệ thuật đích thực. Hành trình sáng tạo trong thơ là hành trình của trí tưởng tượng. Sẽ có những lối tư duy khác nhau khi cùng hướng về một đối tượng do cách liên tưởng, tưởng tượng khác nhau. Qua liên tưởng, tưởng tượng ta thấy được khả năng sáng tạo đồng thời phát hiện ra những nét đặc thù trong bản ngã của mỗi cá nhân. Theo Tsernưsevxky cái chủ yếu trong tài năng nghệ thuật là tưởng tượng trong sáng tạo. Cùng viết về quê hương đất nước, về tình yêu nhưng Hữu Thỉnh khác Phạm Tiến Duật, Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn và các nhà thơ khác mặc dù đều có một điểm chung là cái phông văn hoá sẵn có nhưng biên độ không cùng của trí tưởng tượng đem lại cho thơ ca những hiệu quả nghệ thuật bất ngờ. Hành trình sáng tạo trong thơ là hành trình của trí tưởng tượng nên mỗi nhà thơ đã đi tìm và khẳng định cá tính, phong cách riêng cho thơ mình. Nói đến Nguyễn Bính là nói đến nhà thơ chân quê; nói đến Xuân Diệu là nói đến ông hoàng của thơ tình yêu vồ vập, cuồng nhiệt, khát khao; Huy Cận là nhà thơ với nỗi sầu nhân thế; Chế Lan Viên gắn với những câu thơ muôn mặt đậm chất trí tuệ... Ở Hữu

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

Thỉnh, cách liên tưởng, tưởng tượng cũng để lại một dấu ấn đậm nét về cá tính sáng tạo của cái tôi trữ tình.

Trong thơ Hữu Thỉnh, liên tưởng, tưởng tượng không chỉ là tái tạo đơn thuần gợi hồi ức mà còn sáng tạo làm nên những kết hợp mới mẻ. Trong các trường ca Hữu Thỉnh đã sử dụng liên tưởng như một trong những nguyên tắc kết cấu chủ yếu. Liên tưởng đã liên kết sự kiện, liên kết nhân vật, liên kết mạch cảm xúc và suy tư tạo ra cái khung, sườn cho đoạn, cho tác phẩm. Không phát huy hết khả năng liên tưởng và tưởng tượng ta không thể cảm thụ hết cái hay, cái đẹp của trường ca Hữu Thỉnh. Bản thân nhà thơ cũng rất có ý thức về điều này: “Theo tôi, viết trường ca là dấn thân vào phiêu lưu. Tác giả phải biết giữ người ta ngồi lại đọc qua hàng trăm trang thơ, hàng nghìn câu thơ. Về nghệ thuật trường ca tạo ra “khoảng trống” trong tác phẩm. Chi tiết bao nhiêu cũng để tạo ra “khoảng trống” đó, để mở ra vùng liên tưởng, để bạn đọc cùng ta sáng tạo lại một lần nữa, mở ra những thế giới khác, tái sinh ý nghĩa”[92,28]. Đặc biệt là việc sử dụng các chuỗi liên tưởng trong các trường ca nên khi đọc chúng ta nhận ra cái dấu hiệu chương này gợi chương kia, mục này gợi mục khác. Chuỗi liên tưởng trong thơ của Hữu Thỉnh đã giúp nhà thơ phác hoạ được bức tranh hoành tráng, tiếng nói đa thanh về cuộc chiến đấu ở nhiều góc độ và thời điểm khác nhau: khi là chiến trường – nơi đọ súng trực tiếp của người lính và chiến trận âm thầm trong lòng địch, khi là tiền tuyến miền Nam nhưng có lúc lại là hậu phương miền Bắc …. Chuỗi liên tưởng còn khắc hoạ những hình tượng đa dạng. Với hình tượng con người được đào sâu, mở rộng, với hình tượng khác như: ngọn lửa, đất đai, cỏ, con đường, gốc sim, biển đảo… nhờ liên tưởng và tưởng tượng mà có thêm bao ý nghĩa biểu trưng, khái quát.

Trong trường ca Đường tới thành phố ở đoạn mở đầu của chương I, lúc này người lính đang ở trong hầm nơi tranh chấp giữa ta và địch. Căn hầm “là

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

nơi che máu che xương/Là cửa sổ mở về hướng mẹ”. Nhắc đến mẹ lập tức người lính tưởng tượng, liên tưởng ra hình ảnh lam lũ của người mẹ đang gánh rạ giữa mùa đông gió thốc. Từ mẹ anh nghĩ đến xe gạo nuôi quân có bàn tay và tấm lòng chắt chiu của mẹ, rồi từ xe gạo mà nghĩ đến cánh đồng quê hương in bóng dáng mẹ. Cánh đồng ấy là biểu tượng của quê hương thiêng liêng tuy xa cách không gian mà vô cùng gần gũi trong tâm tưởng đối với người lính. Chuỗi liên tưởng ấy đã đưa nhà thơ tới câu thơ khái quát kết đoạn

“Những cánh đồng in dấu chân của mẹ/ Cứ ngày ngày ra khẩu lệnh cho tôi”. Hầu như tất cả các đoạn thơ trong trường ca của Hữu Thỉnh đều có lối kết cấu bằng liên tưởng chuỗi như vậy. Ngay cả trong những hình tượng thiên nhiên cụ thể Hữu Thỉnh cũng gợi cả một trường liên tưởng:

Trông ra bờ ruộng năm nào

Mưa bay trắng cỏ, cào cào cánh sen Mẹ tôi nón lá bước lên

Mạ non đầu hạ trăng liềm cuối thu

(Trông ra bờ ruộng)

Sự đan xen cảm xúc đã tạo nên những hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm. Dường như cả đồng quê đang mở ra trước mắt người đọc: bờ tiếp bờ, màn trời mưa trắng cỏ. Không gian mở ra ở đây có tính chất tĩnh, không biến đổi nhưng thời gian lại có sự vận động từ đầu hạ đến cuối thu. Sự vận động ấy gợi người đọc liên tưởng tới sự tuần hoàn vòng quay của đời mẹ, một cuộc đời vất vả nhọc nhằn. Chuỗi liên tưởng ấy không những phù hợp với lôgich nội tâm của nhân vật trữ tình, lôgich khách quan của sự vật mà còn phù hợp với quy luật liên tưởng, tạo ra sự đồng cảm cao vì nó khơi gợi kỷ niệm, vốn sống, vốn văn hoá … ở người đọc.

Liên tưởng còn là phương tiện bắc cầu giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Quá khứ ở Hữu Thỉnh là cội nguồn, là kỷ niệm, là mái ấm gia đình, là

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

gương mặt thân yêu, là làng quê bình dị, là những năm tháng chiến tranh, là nghĩa tình đồng đội. Quá khứ hiện tại luôn đan cài vào nhau và bao giờ những sự kiện ở thời điểm hiện tại cũng là điểm hiện tại:

Ngày mai chúng mình tiến về thành phố Mọi buồn vui không còn lá rừng che Không còn cánh đồi chắn gió cho ta Ta kéo áo khum tay mà châm thuốc

(Đường tới thành phố)

Một trong những tiềm năng của hồn thơ Hữu Thỉnh là sự nhạy cảm với trực giác, đó được coi là năng lực tối ưu để tạo ra tính hiện đại cho hệ thống hình ảnh thơ. Trên cơ sở của tư duy thơ hiện đại, hệ thống hình ảnh thơ được Hữu Thỉnh xây dựng trong những trạng thái khác nhau. Có khi là cái ảo không sáng tỏ của ý thức mà vẫn làm nên nét mặn mà trong thơ ông:

Ngọn đèn bọc trong ống bơ Cho em mờ tỏ đến giờ trong tôi

(Đường tới thành phố)

Liên tưởng có lúc được cảm nhận thông qua cảm giác. Trong bài thơ

Chuyến đò đêm giáp ranh viết về người lái đò ở Đắc Tô chở bộ đội qua sông. Trong phần lớn bài thơ, tác giả đã “dìm” thiên nhiên cảnh vật vào bóng đêm. Bóng tối mở rộng và bí ẩn gợi lên nhiều liên tưởng và tưởng tượng trong tâm trí người chiến sĩ qua sông. Qua hình tượng người lái đò lặng lẽ trong đêm mà khái quát lên hình tượng nhân dân hy sinh thầm lặng - người đưa đò kháng chiến cập bến. Thời gian trôi đi trong đêm lặng lẽ cho tới lúc bài thơ kết thúc bỗng xuất hiện một vầng trăng cuối tháng “mới quăng lên” và người chiến sĩ tin rằng: “Vầng trăng ấy chở chúng tôi cập bến”. Tư duy thơ hiện đại cùng

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

với sự nhạy cảm của tâm hồn nghệ sĩ đã tạo được trong thơ Hữu Thỉnh hệ thống hình ảnh thơ phong phú đặc sắc. Thơ ông không chỉ chú tâm vào sự tả mà cốt gợi để tạo ấn tượng và liên tưởng. Thông qua cảm giác, nhờ cảm giác nhà thơ có thể cụ thể hoá sắc thái tình cảm, những cảm xúc mơ hồ thành những hình ảnh cụ thể. Khi cảm nhận về thiên nhiên Hữu Thỉnh cũng có lối cảm nhận rất riêng:

Gió thổi dài ẩm ướt về khuya

Con sông nói nhịp chèo cũng nói … Đêm giáp ranh có gì đầm đậm Ở đầu môi, ở trong tóc, khắp làn da

(Chuyến đò đêm giáp ranh)

Sự cảm nhận bằng các giác quan thay cho sự quan sát bằng thị giác, sự lắng nghe bằng thính giác:

Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về

...Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu

(Sang thu)

Sự đan cài giữa thực và ảo giúp nhà thơ diễn tả tài tình thời khắc chuyển mùa hết sức tinh tế, tài hoa. “Đám mây mùa hạ” hẳn là yếu tố thực nhưng đến câu sau cái thực tan biến chỉ còn cảm giác, ảo giác mà thôi. Hữu Thỉnh đã thực sự tạo ra được sự kết hợp giữa cái thực và cái ảo, giữa vật thể và tâm tưởng, giữa cái hữu hình và vô hình mở ra một chân trời liên tưởng, tưởng tượng. Nhờ đưa yếu tố ảo vào thơ, Hữu Thỉnh diễn tả được nhiều hơn

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

đặc biệt là diễn tả những điều cảm được mà khó nói ra. Ông luôn biết tựa vào cảm xúc suy tư của mình để tạo nên những câu thơ có khả năng gây ám ảnh. Mặt khác dựa vào ảo giác thơ, ông đánh thức những vùng cảm nhận, gợi mở những biên độ rộng rãi cho thơ. Đưa thơ từ thực sang ảo trong sự liên tưởng, tưởng tượng, trong sự thăng hoa của đời sống tâm hồn, Hữu Thỉnh đã tạo những con sóng chữ có sức lan toả lâu bền:

Bồ đề mùa lá rụng Bay mờ trong hư vô

(Chăn – Đa em ơi)

Sự kết hợp này có tần suất rất cao trong thơ Hữu Thỉnh ở cả cấp độ từ và câu: Đêm căng như tờ giấy, ngọt lịm đứng ngồi …Chính cách nói này đã tạo nhiều liên tưởng cho người đọc. Nhiều cụm từ, nhiều câu không thể dùng cách nghĩ, cách cảm thông thường để hiểu được. Đôi khi ta cũng khó có thể cắt nghĩa một cách rõ ràng, trọn vẹn được từng hình ảnh thơ. Nhưng đặt trong mối quan hệ với những câu thơ xung quanh chúng lại đem đến những cảm giác mới lạ. Sự kết hợp giữa cái hữu hình với cái vô hình không phải là thủ pháp lạ trong thơ hiện đại nhưng với Hữu Thỉnh đã tạo ra được cái mới, cái riêng trên cơ sở nguyên tắc chung ấy. Thơ ông luôn có sự giao hoà mật thiết giữa thực và ảo. Vì thế đọc thơ Hữu Thỉnh cứ thấy cái gì đó bâng khuâng, mơ màng. Ngay cả khi nói đến những vấn đề rất thực: chiến tranh, thế thái, nhân tình thì vẫn gợi ra cảm giác nhẹ nhàng chứ không hề gai góc:

Đi trong mây anh nghe tiếng chim Hồn hậu quá như bàn tay em ấy Đi trong mây tiếng bom như nhỏ lại Để nhường cho tiếng gậy trập trùng vang

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

Để có được những hình ảnh gợi cảm cao, nhà thơ đã phát huy hết sự nhạy cảm của trực giác, ảo giác, một năng lực tối ưu tạo nên tính tạo hình, gợi sự liên tưởng cao cho những câu thơ. Mặt khác nhà thơ còn huy động toàn bộ vốn sống, sự từng trải của mình biến những kinh nghiệm sống thăng hoa, cất cánh thành cảm hứng nghệ thuật. Điều này càng làm cho ngôn ngữ thơ ca của ông thêm giàu sức sống, lan toả lâu bền về nội dung, đạt được tính mới mẻ, hiện đại “Thu ơi thu ta biết nói thế nào/ Sương mỏng thế ai mà bình tĩnh được”.

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh (Trang 59)