5. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Hệ thống hình tượng tiêu biểu
Con người sống trong tự nhiên và trong xã hội bao giờ cũng phải tiếp xúc với thế giới xung quanh. Quá trình tiếp xúc với thế giới là khởi nguồn của nhận thức. Nhận thức là một quá trình gồm nhiều giai đoạn mà giai đoạn đầu tiên là trực quan sinh động, là sự cảm thụ trực tiếp thế giới bằng các giác quan. Cảm thụ là hoạt động tâm lý tiếp nhận trực tiếp sự tác động của thế giới. Đầu tiên là những tác động vật lý, ánh sáng, âm thanh, hình khối, màu sắc, mùi vị … Cảm thụ cũng là một hình thức nhận thức thế giới mang đậm tính chủ quan, phản ánh mối quan hệ giữa con người và thế giới hay nói như các nhà triết học phương Đông là quan hệ giữa tâm và vật. Từ những cảm nhận, tri giác về thế giới nhà văn sáng tạo ra một thế giới mới - thế giới nghệ thuật. Trong thế giới ấy, cư dân quan trọng nhất là hình tượng nghệ thuật.
Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh và tái tạo hiện thực riêng biệt vốn có và chỉ có trong nghệ thuật. Nó là hạt nhân của cấu trúc chỉnh thể, là yếu tố duy nhất có thể làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự vật, những hiện tượng đáng làm ta suy ngẫm về tính cách, số phận, về lẽ đời, tình người. Với ý nghĩa này, hình tượng “vừa là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ vừa là con đẻ của hiện thực khách quan”[9,27]. Hình tượng nghệ thuật chính là khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện hoặc tái tạo một cách sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật. Tái hiện cuộc sống nhưng hình tượng nghệ thuật không sao chép nguyên xi những hiện tượng có thật ngoài đời mà tái hiện có chọn lọc, sáng tạo. Việc tái hiện có sự lựa chọn càng cao thì hình tượng có giá trị khái quát càng lớn. Giá trị này này không phụ thuộc vào số lượng chi tiết nhiều hay ít mà chính là ý nghĩa của nó. Đôi khi hình tượng nghệ thuật chỉ cần vài chi tiết ít ỏi cũng có thể để lại ấn tượng khó phai mờ trong lòng người đọc. Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan trọng của hình tượng nghệ thuật. Nó làm cho thế giới hiện thực hiện lên sống
Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh
động trong tác phẩm nghệ thuật, giúp người ta có thể thưởng ngoạn, ngắm nghía hiện tượng, sự vật như cuộc sống đang phơi bày trước mắt.
Văn học là một loại hình nghệ thuật đặc biệt, sử dụng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng. Hình tượng trong tác phẩm văn học được nhà văn sử dụng với ý đồ nghệ thuật riêng. Chính cách lựa chọn hình tượng để xây dựng tác phẩm đã phản ánh được tư tưởng nghệ thuật của nghệ sĩ. Hình tượng trong tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn, là tiếng nói quan điểm tư tưởng của nhà văn, vừa mang tính chất cảm tính cụ thể vừa mang tính tượng trưng.