Hình tượng đoàn quân và người lính

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh (Trang 46)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.3.Hình tượng đoàn quân và người lính

Hiện thực đời sống chiến trường dù có ác liệt, tàn khốc đến đâu cũng chỉ là cái phông, cái nền để nổi lên chân dung những con người cầm súng - chủ thể hiện hữu vừa rất mực bình dị, đời thường vừa rất mực anh hùng, vĩ đại trên mảnh đất chiến trường chống Mỹ.“Hình tượng người chiến sĩ và hình tượng nhân dân là hai hình tượng trung tâm, vừa mang tính cụ thể, vừa mang tính khái quát, quy tụ cao độ cảm hứng sử thi” [51,97]. Trong cuốn Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam tác giả Nguyễn Bá Thành cũng đã khẳng

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

định: “Hình ảnh anh bộ đội là hình ảnh tập trung rõ nét nhất của con người Việt Nam trong chiến đấu”. Nhận định này một lần nữa khẳng định trong thơ Hữu Thỉnh.

Cũng như nhiều nhà thơ khác, Hữu Thỉnh vào bộ đội tăng thiết giáp, ông đi vào cuộc chiến tranh bằng việc cụ thể là chiến đấu trực tiếp ở các chiến trường. Những rung động về người lính, người chiến sĩ trong thơ Hữu Thỉnh là sự kết hợp hài hoà giữa chủ thể và khách thể, giữa cái tôi và cái ta. Người lính đó là ông và đồng đội của ông. Nhà thơ đã hoá thân vào nhân vật trữ tình để nói lên một cách chân thành và cảm động về tình cảm và cuộc đời người lính. Viết về người lính Hữu Thỉnh không chú ý nhiều đến những chiến công, chiến thắng mà nói nhiều đến những tâm trạng những suy tư ở bề sâu của người chiến sĩ. Trong thơ Hữu Thỉnh cái tôi chiến sĩ hài hoà trong hình ảnh người lính. Người lính trong thơ ông không có tầm vóc lớn lao như trong thơ Tố Hữu hay trong thơ Lê Anh Xuân mà hình tượng người lính ở đây rất bình thường với cuộc sống nội tâm phong phú nhiều cung bậc. Hữu Thỉnh là người thể hiện rất thành công hình tượng đoàn quân và người lính với những nét chân dung chân thực. Đó là sự chân thực của một trái tim nặng tình đồng chí, đồng đội và đó còn là sự gắn bó trong chiến trường cùng “vào sinh ra tử” với nhau. Vừa là người lính trực tiếp chiến đấu, vừa là phóng viên mặt trận, vừa là đội trưởng đội chiếu bóng … nên ông rất thấu hiểu những gì mà người lính phải trải qua. Vì thế thơ ông viết cho đồng đội cũng là viết cho chính mình. Điều đó khiến cho hình tượng người lính trong thơ ông không chỉ chân thực mà còn xúc động lòng người.

Thơ Hữu Thỉnh cũng đã bắt nhịp với hơi thở của thời đại. Ông đã tìm đến với cảm hứng lãng mạn để thể hiện lý tưởng sống xả thân, hiến dâng của người lính. Những người lính hiền lành, hồn nhiên, tươi trẻ, chất phác với

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

nhiều suy tư, dũng cảm kiên cường đã bước vào trang thơ của ông và trở thành hình tượng nghệ thuật đặc sắc:

Ta đi trong rừng suốt một thời trai trẻ Đánh giặc là ước mơ vạm vỡ như rừng Quen nhớ nhà quen nhạt muối

Khúc dân ca hát đi hát lại

(Đêm chuẩn bị)

Hữu Thỉnh đã khái quát cả một cuộc hành trình của người lính, đồng thời là hành trình của dân tộc. Không chỉ là khí thế lên đường, câu thơ còn miêu tả khí thế đánh giặc, ước mơ đánh giặc, thật cụ thể , lớn lao và vô cùng đẹp đẽ. Dẫu tràn đầy cảm hứng lãng mạn nhưng câu thơ của Hữu Thỉnh không thoát ly hiện thực gian khổ của chiến tranh “quen nhớ nhà quen nhạt muối” và tiếng hát trong thơ Hữu Thỉnh không còn là tiếng hát chung chung mà đã trở thành khúc dân ca. Chỉ với mấy câu thơ nhưng Hữu Thỉnh đã khái quát được bức chân dung của một thế hệ tiêu biểu cho cả dân tộc trong những ngày đánh Mỹ mang đậm phong cách riêng của nhà thơ.

Chất men say lý tưởng bắt nguồn từ khát vọng sống giản dị mà cao đẹp. Đó là ước mơ ấm no, hạnh phúc cho nhân dân được thể hiện bằng lối nói mộc mạc, dung dị như cuộc đời người lính vậy: “Các anh không nói nhiều về chiến thắng những ngày qua/Chỉ mong mưa cho đồng bào gieo lúa”. Cũng chất men say lý tưởng đã tạo cho người lính một niềm lạc quan phơi phới. “Lạc quan là một nét đặc sắc của tâm hồn Việt Nam thể hiện trong văn học các giai đoạn như một biểu hiện của sức sống và sức chống chọi dẻo dai của dân tộc trước mọi thử thách” [44,58]. Đó là thứ vũ khí giúp người lính vượt lên những trận sốt rét rừng, những trận chiến dữ dội với kẻ thù:

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

Em hát về rừng em hát về cây Em hát về người đang nghe em hát Anh bỗng quên vừa qua cơn sốt Rừng bỗng quên vừa trận bom đau Anh vịn vào tiếng hát vượt gian lao

Những năm Trường Sơn bạn bè trong trẻo quá

(Tiếng hát trong rừng)

Thơ Hữu Thỉnh luôn biểu hiện một cách tự nhiên về cuộc sống, điều này đã tạo nên sức sống cho hồn thơ của ông. Trong thơ ông luôn hoà quyện giữa hiện thực và lãng mạn. Trong bom đạn vẫn ngân lên tiếng hát, các anh hát với tất cả tâm hồn mình, tâm hồn của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và ngập tràn tình yêu thương. Các anh hát để truyền cho nhau những niềm vui trong cuộc sống, để cùng nhau vượt qua gian khó, quên đi những gian khổ mà mình vừa trải qua, bởi trong họ chứa đựng một tâm hồn trong sáng và tình yêu thương nồng nàn. Hơn ai hết các anh hiểu và ý thức được trách nhiệm lớn lao của tuổi trẻ là đem hoà bình và hạnh phúc cho nhân dân. Nhưng những điều đó không phải bằng những lời nói suông mà phải bằng những hành động cụ thể, bằng sự lựa chọn giản dị mà cao đẹp:

Khi anh hiểu nhân dân, nhân dân đang chia cắt Yêu Tổ quốc mình, Tổ quốc chia đôi

Nỗi đau ấy góp đời mình để xoá Quàng bao gạo xa nhà

Anh thành bộc phá viên

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

Cả một thế hệ đã tự khẳng định mình, khẳng định sự lựa chọn của mình. Người lính trong thơ Hữu Thỉnh chỉ có một con đường đã chọn là chiến trường, là Tổ quốc - một sự lựa chọn giản dị mà quyết liệt, không cao giọng hay lên gân hô khẩu hiệu:

Những câu văn hoa buột khỏi miệng anh Ý nghĩ hằn lên theo vết xích

… Những ý nghĩ xóc nảy lên và chắp vá …Nhưng con đường chỉ một con đường thôi

(Ý nghĩ không vần)

Ấn tượng mạnh mẽ và để lại cảm xúc khó phai mờ trong lòng mỗi nhà thơ khi viết về người lính là những cuộc hành quân. Nếu Quang Dũng đã từng say sưa viết về những cuộc hành quân vất vả của đoàn quân Tây Tiến “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời”, Nguyễn Đình Thi lắng vào trong những bước hành quân không mỏi “Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội/ Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh” còn Tố Hữu say sưa với những cuộc hành quân dồn dập, hoành tráng “Những đường Việt Bắc của ta/Đêm đêm rầm rập như là đất rung/ Quân đi điệp diệp trùng trùng/ Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan” thì cuộc đời người lính trong thơ Hữu Thỉnh gắn liền với những cuộc hành quân không nghỉ:

Một tháng và hành quân Hai chân phồng dộp cả Quấn băng vẫn còn đau Nhiều lúc đi bằng đầu

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

Những con đường hành quân là những chặng đường đầy gian khổ, lý trí đã thôi thúc bước chân của mỗi người, họ đi với một niềm tin và chiến trường đang gọi. Một cách nói thật lạ trong thơ Hữu Thỉnh, người lính không phải đi bằng chân mà “đi bằng đầu” hé mở cho ta biết gian nan đến tột bậc mà cũng quyết tâm đến tột bậc:

Mưa tối mặt áo quần dán chặt Trận rét rừng xoắn tím cả môi

(Đường tới thành phố) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những câu thơ vừa giản dị vừa chân thực không chỉ phác họa những chặng đường hành quân mà còn dựng lên hình ảnh người lính với nghị lực phi thường. Người lính phải đối mặt với bao khó khăn, những cơn mưa rừng khủng khiếp, những trận sốt rét rừng tím cả làn môi. Hiện thực gian khổ ấy đã vọng vào những vần thơ, Hữu Thỉnh đã tạo ra một cách nói mới, ấn tượng khiến người lính hiện ra thật ám ảnh:

Anh lớn lên đâu biết trước một ngày Ngồi nhặt sấu dưới vòm cây sốt rét Nắng ký ninh rải rác dọc rừng thưa

Thèm trăm thứ nhưng đồng bằng thèm nhất

(Đường tới thành phố)

Hai cuộc kháng chiến nối tiếp nhau, cả dân tộc đánh giặc không ngừng, không nghỉ. Và những khó khăn thiếu thốn không thể thiếu được đối với mỗi người lính. Cái đói, cái rét như một kẻ thù không bao giờ chịu buông tha người lính. Cái đói cũng hằn vào trong những câu thơ của Hữu Thỉnh, nó không chỉ gặm mòn sức lực, làm tiều tuỵ hình hài của người lính mà còn có nguy cơ đổi cả dáng vẻ của con người. Người tư lệnh đã khóc vì

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

không nén được xúc động trước khó khăn và nghị lực phi thường của những người đồng đội:

Tôi hiểu vì sao anh khóc Trong một sáng giao ban

Tiểu đoàn thồ chẳng có gì thồ cả Cứ đòi ròng con gái hoá con trai

….Con tép chết bom từ bến ngược trôi về Nếu không đói không thể nào vớt được

(Đường tới thành phố)

Người lính trong thơ Hữu Thỉnh không chỉ biết chấp nhận, đối mặt với những gian khó. Họ còn là người thông minh, sáng tạo, biết dùng đôi tay, khối óc, nghị lực, niềm tin của mình để giành giật sự sống từ cái chết, cái đói: Cơn đói đi qua không để lại mảnh gì làm di vật

Không phải trận bom nên không dễ sưu tầm

(Đường tới thành phố)

Nếu không có những vần thơ ghi vội của các anh làm sao chúng ta có thể biết đến cuộc chiến đấu âm thầm mà không kém phần dữ dội, ác liệt của người lính với cái đói, cái rét, với tử thần. Từ trong cuộc sống thấm đẫm bao mặn mòi, gian khó, hình ảnh người lính càng ngời sáng hơn. “Phẩm chất kiên cường là dũng khí tuyệt vời của người chiến sĩ cách mạng”[44,118]:

Khi anh ôm bộc phá lao lên Khi anh xuống dìu đồng đội ngã Bước chân anh không do dự nửa vời

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

Người lính trong thơ Hữu Thỉnh tồn tại trong vô vàn các mối quan hệ và các bình diện: sống - chết; được -mất; cho - nhận; lý tưởng - hiện thực…. Và khi phải đối mặt với gian nan, thử thách những người lính luôn biết nhận những hy sinh, những giây phút căng thẳng và quyết liệt, có khi là sự cận kề ranh giới giữa sự sống và cái chết:

Anh cắt từng đoạn dây cháy chậm

Dây càng ngắn khoảng an toàn càng ngắn Địch kinh hoàng nguy hiểm cũng nhiều hơn

(Đường tới thành phố)

Hữu Thỉnh đã viết lên những câu thơ đầy xúc động. Có lẽ người đọc không thể quên được hình ảnh người lính gắn liền với “gốc sim cằn” - gốc sim nhỏ bé ấy nhưng nó lại là “cột mốc” đánh dấu hai vùng tranh chấp giữa ta và địch:

Anh đang bò về phía gốc sim Ngực đập dội chuyền sang đất đá Quần áo tướp ra

Một nửa người anh dâm dấp máu Anh đang đau cho đất đá anh yêu

(Đường tới thành phố)

Những câu thơ như một thước phim cận cảnh quay chậm về hình ảnh người lính đang giành giật với quân thù từng tất đất, gốc cây, thậm chí là

“gốc sim cằn” của Tổ quốc. Không phải là hành động chạy tới, lao tới mà đang bò, đang nhích dần về phía gốc sim trên một địa hình đầy sỏi đá trước họng súng của quân thù. Không chỉ là quần áo “tướp táp” hay “một nửa

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

người dâm dấp máu” mà người lính đã nhận về mình tất cả những hy sinh bằng một nghị lực phi thường và bằng một tấm lòng, một tình yêu đất nước thiết tha. Những câu thơ của Hữu Thỉnh đã chạm đến tận đáy những lằn ranh khắc nghiệt: một bên là sự sống, một bên là cái chết, một bên là nô lệ còn bên kia là cuộc đời tự do…

Khi viết về giai đoạn sau chiến tranh, khi có khoảng lùi thời gian cho phép những nhân vật trữ tình có thể sống lại những khía cạnh khác nhau của con người trong chiến tranh. Các nhà thơ đã biểu hiện người lính “trong sự đầy đặn của thực tại”[44,28]. Vẫn là con người với tình cảm lớn trong tim, những người lính trong thơ Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Nguyễn Duy không ung dung, thanh thản, vô tư. Họ đi tới chiến thắng trong sự xao động và thử thách thực tế thường xuyên của nhân cách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người lính trong Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh khi bò lên giành lấy gốc sim trước họng súng quân thù thì anh bỗng nghe “tiếng mẹ ra ta cuối bãi đầu ghềnh”. Trong tâm tư anh chợt hiện lên hình ảnh nao lòng “Mẹ đi gánh than mẹ thường gánh vã”. Đây là bức chân dung của người lính trên chiến trường trong những tình huống cụ thể. Có ung dung, thanh thản, có trăn trở nghĩ suy nhưng cuối cùng họ đều cống hiến và sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, nhân dân. Trần Đình Sử đã phát hiện ra con người trong thơ Hữu Thỉnh

“hiện lên trong sự căng thẳng thường xuyên về mặt tâm lý, một điều không thấy trong hình tượng chị Sứ, anh Trỗi, chị Út Tịch”[60,269]. Nhưng Hữu Thỉnh cũng không ngần ngại khi miêu tả những thực tế phũ phàng, những hy sinh mất mát:

Có nắm cơm đã cháy thành than ...Có dấu tay in lõm vào trong Ngón tay bè của đồng chí lái

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

Các anh ăn nửa bữa trong ngày Phần để giành

Làm tay day dứt mãi

(Đường tới thành phố)

Có những hy sinh mất mát làm ta đau đớn:

Cũng có thể chỉ một cơn ác tính Sau cái rùng mình và cứ thế ra đi

(Đường tới thành phố)

Câu thơ bình dị nhưng diễn tả tận cùng sự khốc liệt và mất mát trong chiến tranh. Đó là sự hy sinh lớn lao nhưng cũng vô cùng thầm lặng của người chiến sĩ. Và sự nghiệt ngã đó người ta không thể ngờ tới được, sự mất mát tưởng chừng như không bao giờ xảy đến được:

Anh tôi mất sau loạt bom toạ độ Mất chỉ còn cách nước có vài gang ... Em đã đi qua những cơn sốt anh qua Em đã gặp những trận mưa rừng anh gặp Vẫn không ngờ có một trưa Phan Thiết Em một mình đứng khóc sau xe

(Phan Thiết có anh và tôi)

Cuộc sống thời bình nhưng những khó khăn gian khổ lại tiếp tục, sự hy sinh vẫn còn, cái khó của nhà thơ là làm thế nào lột tả được sự hy sinh gian khổ của những người lính, ý chí vươn lên và tình yêu Tổ quốc trong họ. Có thể thấy rằng biên giới chủ quyền của dân tộc ta đến đâu đều có dấu chân của người lính ở đó. Trận tuyến mới của những người lính đang phải đối mặt là:

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

Đảo hiện ra thử thách bạc màu

Bàn chân lính đánh vần trên đất đai Tổ quốc

(Trường ca Biển)

Thơ Hữu Thỉnh đã tìm đến với những người lính ở vùng hải đảo Trường Sa xa xôi - những người đang ngày đêm vật lộn với gió, bão, cát… để canh giữ vùng trời, vùng biển của Tổ quốc:

Chúng tôi những người lính đảo thời bình Phải gồng mình cả khi yên tĩnh nhất

(Trường ca Biển)

Vì sự bình yên của Tổ quốc họ vẫn tiếp tục phải chịu đựng những mất mát hy sinh, cuộc sống khốc liệt không kém gì trong chiến tranh. Họ phải gồng mình “để chống lại khoảng trống kia”, khoảng trống vắng trong tâm hồn mỗi con người trước sự hy sinh của đồng đội mình không có gì lấp đầy vào nó được. Và chính bản thân nhà thơ đã thấu hiểu và nói hộ tâm trạng và tình cảm của những người lính đảo xa nhà:

Trên bãi cát những người lính đảo Ngồi chép nhau bao nỗi nhớ nhà Chiều áo rộng vài hạt mây hờ hững

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh (Trang 46)