5. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Không gian nghệ thuật
Không gian là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất và cũng có nghĩa là phương thức tồn tại của con người. Con người sống trong những không gian khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau. Đối với nhà văn, không gian có một ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và cấu tạo hình tượng nghệ thuật. Từ không gian với tư cách là một phạm trù triết học đến không gian trong tác phẩm văn chương là cả một quá trình. Nó là kết quả lao động sáng tạo của người nghệ sĩ.
Không gian nghệ thuật là “phẩm chất định tính quan trọng của hình tượng nghệ thuật”[50,160]. Nhân vật trong văn học tồn tại trong môi trường nhất định của nghệ thuật như con người hiện sinh trong khoảng không gian địa lý của mình. Từ không gian địa lý, nhà văn tạo nên một không gian nghệ thuật riêng trong tác phẩm để có thể “mô hình hoá các mối liên hệ của bức tranh thế giới như thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự”, cũng có thể để “mô hình hoá các phạm trù thời gian như bước đường đời, con đường cách mạng”[50,160]. Không gian nghệ thuật được coi là một hình tượng. Không gian này gắn bó với cảm nhận của nhà văn nên nó bộc lộ tính chất chủ quan.
Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh
Với các tác giả khác nhau việc tạo dựng không gian nghệ thuật cũng khác nhau. Ngay ở một tác giả với mỗi thời kỳ sáng tác, mỗi tác phẩm không gian nghệ thuật mà nhà văn lựa chọn cũng có thể thay đổi. Tất nhiên nhìn vào đó ta vẫn thấy những nét chung của hình tượng không gian nghệ thuật do nhà văn kiến tạo ra. Nó thiết lập nên khoảng không gian riêng biệt, độc đáo, phản ánh đặc điểm tư duy của nhà văn ấy. Môi trường, hoàn cảnh sống có ảnh hưởng sâu sắc, tạo cho nghệ sĩ một vùng thẩm mĩ quen thuộc. Vùng thẩm mĩ đó góp phần quyết định việc thể hiện hình tượng không gian nghệ thuật.
Cũng như nhiều phương diện khác, cảm nhận về không gian trong thơ Hữu Thỉnh có những nét tương đồng với trào lưu của thơ ca hiện đại Việt Nam nhưng bên cạnh đó, cảm nhận về không gian của Hữu Thỉnh có những nét riêng do bản thân ông là một người lính, trực tiếp có mặt trên mặt trận. Hữu Thỉnh lại là con đẻ của một miền quê trung du Bắc Bộ nên thơ ông “thấm đẫm sắc vị văn hóa dân gian”[77,33]. Cho nên, không gian nghệ thuật trong thơ ông có một yếu tố nổi bật là không gian làng quê bên cạnh không gian chiến trường. Hai hình tượng không gian này vừa tạo thành hệ thống vừa luôn gắn bó khăng khít với nhau, đan cài nhau. Chính đặc điểm này đã góp phần làm nên đặc sắc trong thơ ông. Mặt khác, hình tượng không gian trong thơ Hữu Thỉnh biến đổi qua hai đề tài: thơ viết về chiến tranh và thơ viết về cuộc sống thời bình. Quá trình biến đổi này chịu sự chi phối trong quan niệm nghệ thuật về con người của khuynh hướng cảm xúc, môi trường xã hội và tư thế cảm thụ thế giới của nhân vật trữ tình.
Thơ Hữu Thỉnh là loại thơ thấm đẫm sắc vị văn hóa dân gian. Ông đã tạo cho tác phẩm của mình màu sắc thôn quê ngay ở không gian nghệ thuật đặc trưng. Ông sinh ra ở một vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, lớn lên và trưởng thành trong kháng chiến. Hữu Thỉnh đã đi qua nhiều vùng đất nhưng cái chất “nhà quê” đã ăn sâu vào tiềm thức con người ông và trong thơ ông ta
Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh
lại bắt gặp cái không gian làng quê rất gần và rất thật ấy. Ở mảng thơ viết về chiến tranh, hình ảnh không gian làng quê đầy ắp trong thơ ông. Ông tỏ ra “hiểu biết khá tường tận, sâu sắc thiên nhiên, ruộng đồng”[71,256] với những sự vật quen thuộc như: hoa sim tím, lúa đang trổ bông, cây chuối cuối vườn, dâu da và mía mật, mắt na đang chín … Vẫn là một không gian quen thuộc với những ai đã sinh trưởng ở nông thôn nhưng bao giờ Hữu Thỉnh cũng làm ta thích thú, ngỡ ngàng bởi nhà thơ đã “gọi’ được những sự vật quen thuộc vào thơ – những sự vật thường ngày ta không để ý nhưng lại gợi lên hồn quê, tình quê thắm đượm. Điều quan trọng hơn là nhà thơ đã thể hiện chúng với một góc nhìn, một ánh nhìn mới lạ làm sáng lên những sự vật tưởng như tầm thường:
Vẫn chiếc cối xay cười hạt trắng tinh Vẫn cây chuối cuối vườn hay ngẫm nghĩ Con dao băm bèo, cái sa cuốn chỉ
Phấp phới buồm nâu chiều mỏng tang
(Sức bền của đất)
Tất cả đều sống động, tự nhiên và hơn nữa còn mới lạ qua đôi mắt ngắm nhìn của nhà thơ “Hoa sim tím quả sim cũng tím/Đồi treo đầy những túi mật trung du ”. Từ kháng chiến ông dịch chuyển sang mảng thơ thời bình với những nguyên vẹn những nét gần gũi, đẹp đẽ trong cảm nhận của Hữu Thỉnh, Ông đã tái hiện bức tranh làng quê “một cách nhuần nhuyễn mọi dáng nét của đời sống tự nhiên”[71,256]. Không gian làng quê gắn với khung cảnh quê hương thân thuộc của ruộng đồng, sông nước;
Cuối năm rơm rạ nằm mơ ngủ Tôi bước đi như có bao người
Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh
Chiều đóng áo thắm ai vừa sắm Sông nhớ người xa thưa thớt trôi
(Cuối năm)
Không gian gần gũi của ruộng đồng với rơm, rạ, đất …. Hay không gian sông của cá quẫy, của dòng nước thưa thớt trôi, Hữu Thỉnh thường đi vào các mảng không gian nhỏ, làm chủ cái hồn của các sự vật tồn tại trong không gian ấy. Cũng có khi từ một điểm, nhà thơ mở rộng tầm quan sát khiến không gian thoáng đãng hơn, tạo cảm giác thảnh thơi nhưng vẫn giới hạn lại ở khung cảnh ruộng đồng, đất đai:
Đất nghỉ chút thảnh thơi sau vụ gặt Hả hê chưa, đồng thoáng, ếch đang kêu
(Mưa trên lộ bốn)
Không gian quen thuộc cứ dần hiện lên từ một loạt sự vật rất bình thường nhưng thấm đượm tình quê. Hữu Thỉnh có tài tạo dựng khung cảnh quê hương làm người đọc thú vị ngỡ ngàng. Những câu thơ ấy tạo lên màu sắc, sức sống riêng cho không gian thơ Hữu Thỉnh:
Tháng chạp gầy hoa mua nhen nhóm nở Tím như là an ủi cả chiều đông
(Ngọn khói)
Hoa mua tím là tín hiệu của miền đồi núi quê hương nhà thơ. Đó cũng là không gian đặc trưng của vùng trung du Bắc Bộ vào những chiều đông. Không gian ấy còn gắn với những con người nơi quê hương mà trước hết là hình ảnh mẹ hiện lên cùng với ngọn khói quê nhà:
Khói như cây biết sinh quả theo mùa Thong thả chín, mẹ lại bồi thêm cỏ
Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh
Không gian làng quê trong thơ Hữu Thỉnh đâu chỉ là sự vật quen thuộc thường ngày mà đó còn là những con người ở quê hương mang nặng hồn quê, tình quê thấm thía. Cái nghèo đói, vất vả của của quê hương gợi bao nỗi niềm cho nhà thơ. Ông đã đưa vào thơ một không gian làng quê sống động, mới lạ nhưng cũng chưa bao giờ thiếu đi cảnh đời thật. Trong thơ Hữu Thỉnh không gian làng quê thường đồng hiện với các không gian khác như: không gian chiến trường, không gian biển đảo … Những hình ảnh không gian được kết nối qua sợi dây liên tưởng của nhà thơ. Nối kết không gian bằng liên tưởng, bằng nỗi nhớ là một đặc điểm nổi bật trong tư duy thơ của Hữu Thỉnh. Điều đó được bộc lộ ở hầu hết các tập thơ và trường ca của ông:
Trước mặt là bao nhiêu miền quê Sau lưng là bao nhiêu miền quê Ngọn lửa ta đốt lên ở giữa Nếu mẹ biết ta còn đông đủ
Đang bập bùng thương nhớ suốt hành lang Ngọn đèn ấy bớt đi nhiều khuya khoắt Chia bình yên cho mỗi con đường
(Đường tới thành phố)
Chính sự kết nối không gian theo hình thức này khiến cho các khúc ca chiến trận của Hữu Thỉnh vừa tái hiện không khí chiến trường sôi động, dữ dội, rộn ràng, ào ạt theo bước tiến như triều dâng thác đổ của những đoàn quân. Những người lính đi tới đích cuối cùng có những giây phút lắng đọng trong tâm tình người lính đang hướng về quê mẹ. Trong tâm tưởng người lính giới hạn không gian giữa hậu phương và tiền tuyến như được lấp đầy, kéo lại gần với nhau:
Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh
Gió cứ thổi phập phồng bao tâm sự Đưa chúng tôi tói đích của mùa xuân Nghe hơi nước những dòng sông gần gặn Cứ mơn man trong suốt ríu ran hoài
(Đường tới thành phố)
Không gian như có sự hội tụ, luân chuyển mau lẹ từ nơi này sang nơi khác. Khi người lính ở biển:
Mặt trời qua đây về nở với ao bèo Đám mây qua đây để thành gà gáy Ngọn gió qua đây để thành sóng dậy Sóng qua đây thành nỗi nhớ hàng dương
(Gửi từ đảo nhỏ)
Khi người lính trở về với căn nhà của mẹ:
Con lại ngồi vào chiếc chõng tre xưa Nơi mẹ vẫn ngồi khâu cha thường chẻ lạt Bao xa cách lấp bằng trong chốc lát Trăm cánh rừng về dưới giọt ranh thưa
(Ngôi nhà của mẹ)
Không gian biển trong Trường ca Biển là không gian tượng trưng ước lệ. Đó không chỉ là bối cảnh nơi người lính đang sống, chiến đấu bảo vệ chủ quyền đất nước mà đó còn là những đòi hỏi của lịch sử dân tộc vẻ vang trước đây với nhiệm vụ của đất nước trong thời đại mới: “Sống với nước hãy bắt đầu từ nước/Đó là nghi lễ đầu tiên và nghi lễ cuối cùng”
Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh
Đến với Thư mùa đông và Thương lượng với thời gian, không gian biển giờ đây có sự thay đổi, biển giờ đây gắn liền với cuộc sống đời thường, với những tâm tư tình cảm của cái tôi trữ tình. Không gian biển nhuốm đầy tâm trạng bởi nó chứa bao kỷ niệm buồn vui, lưu luyến. Từ buổi ban đầu, biển đã là cái cớ để chàng trai thổ lộ tình cảm bằng lối diễn đạt rất giống trong ca dao:
Anh phải nói vòng vo anh yêu biển Anh yêu trời để thú nhận yêu em Anh cứ khen người tốt đôi tốt lứa Để giấu đi bao nỗi xót xa thầm
(Tạm biệt Sầm Sơn)
Không gian trong thơ Hữu Thỉnh luôn có sự hợp giữa hư và thực. Lấy cái thực của chiều kích không gian biển mênh mông để diễn đạt cái hư ảo, thoảng thốt của lòng người. Không gian nghệ thuật là một đặc điểm trong nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh. Dù viết về Tổ quốc, nhân dân hay đời tư thế sự thì Hữu Thỉnh vẫn tạo cho mình một khoảng không gian riêng biệt đem đến cho thơ ca dân tộc “thứ văn hóa quê nhà thật đẹp”[28,66]. Đặc điểm nổi bật trong trong tư duy thơ Hữu Thỉnh khi kiến tạo không gian nghệ thuật vẫn là “sợi dây liên tưởng”, hồi ức, nối không gian làng quê hiện cùng với các không gian khác như thành phố, biển, đảo… Nó tạo ra sự tự nhiên nhuần nhuyễn trong hình tượng thơ mà vẫn đánh dấu được nét riêng trong thơ Hữu Thỉnh.
3.2.1.Thời gian nghệ thuật
Thời gian và không gian là hình thức tồn tại của vật chất. Đi vào các tác phẩm nghệ thuật, thời gian và không gian trở thành hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, đảm bảo cho việc người đọc tiếp nhận đầy đủ chỉnh thể toàn vẹn ấy. “thời gian vũ trụ đã bị đồng hóa và khúc xạ qua lăng kính chủ quan”[77,135] của nhà văn. Xuất phát từ một điểm nhìn nhất định nhưng
Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh
thời gian trong tác phẩm có thể thay đổi nhịp độ nhịp độ nhanh chậm, có thể rút ngắn hoặc kéo dãn tùy vào tốc độ trần thuật, vào việc nhà văn đưa ngòi bút chạy theo diễn biến sự việc hay dừng lại miêu tả chi tiết. Thước đo của thời gian nghệ thuật là tâm hồn của con người bởi thế nó có thể đang từ thời hiện tại ngược trở lại chiều quá khứ rồi lại bay vút tới tương lai. Cách xây dựng thời gian nghệ thuật thể hiện những quan điểm và sáng tạo độc đáo của nhà văn. Vì vậy thời gian ấy cũng là một hình tượng sinh động, gợi cảm khiến người thưởng thức hoặc hồi hộp đợi chờ, hoặc thanh thản vô tư, hoặc đắm chìm vào quá khứ.
Trong văn chương nghệ thuật, viết về thời gian cũng vận động trên cả ba chiều: quá khứ, hiện tại, tương lai. Tuy nhiên văn chương không gò bó cách thức thể hiện quan điểm về thời gian mà nó có thể được đảo lộn trình tự hoặc cũng có thể bỏ qua một hoặc hai trong ba chiều vận động vốn có của nó. Có nhiều cách thức thể hiện thời gian khác nhau, tác phẩm nghệ thuật xuất phát từ một mốc thời gian nhất định trong thời gian. Từ đó có thể làm ngưng lại một khoảnh khắc của dòng đời dài đằng đẵng mà cũng có thể dồn nén một quãng thời gian hàng chục năm, hàng trăm năm vào một thời khắc.
Với bàn tay của người nghệ sĩ, thời gian không còn theo chiều vận động vốn dĩ của nó mà đã được đưa vào cái nhìn, suy nghĩ chủ quan của người nghệ sĩ, và trong thơ ca, quan điểm về thời gian của người nghệ sĩ gắn liền với nguồn cảm hứng sáng tạo của thi nhân bởi hình tượng thơ và hình tượng cảm xúc. Sự cảm thụ thời gian trong thơ chính là mối rung động của nhà thơ trước cuộc đời và ý nghĩa chung của đời sống nhân sinh. Nhà thơ càng nặng lòng với cõi đời thì sự quan tâm trước mọi thời khắc càng trở nên mãnh liệt. Quan niệm về thời gian đã là vấn đề được lưu tâm từ xưa, thơ xưa không ít bài than thở về sự hữu hạn của thời gian, về một kiếp người…
Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh
Thơ Hữu Thỉnh, nhất là các trường ca luôn luôn có thời gian đồng hiện: quá khứ - hiện tại – tương lai. Là một loại hình nghệ thuật biểu hiện, văn học không thể thể hiện sự đồng hiện trên cùng bề mặt của chất liệu theo kiểu nghệ thuật tạo hình mà quy định bởi tính hình tuyến của ngôn ngữ. Cách đồng hiện của văn học giống như thủ pháp đồng hiện của nghệ thuật điện ảnh bao gồm những “lát cắt” của hiện thực ở những không gian khác nhau, bằng liên tưởng và tưởng tượng người đọc có thể chắp nối để hình dung ra. Đồng hiện trong thơ Hữu Thỉnh tạo sự đan kết gắn bó giữa hiện tại, quá khứ và tương lai.
Đồng hiện quá khứ với hiện tại đã trở thành thủ pháp chính trong khi miêu tả nhân vật ở các trường ca và thơ trữ tình của Hữu Thỉnh. Thơ Hữu Thỉnh viết về Tổ quốc, nhân dân thường gắn với cảm hứng sử thi của cái tôi trữ tình. Thời gian nghệ thuật đồng hiện đáp ứng được việc diễn tả cả lịch sử số phận, lịch sử dân tộc, cả hiện tại đang tiếp diễn và những mơ ước tương lai cùng lúc. Khi hiện tại xuất hiện đan xen cùng quá khứ thông qua những hồi ức gợi ra lịch sử của các thế hệ chiến đấu vì Tổ quốc:
Chúng tôi trẻ nên củi rừng mau bén Hơ bàn tay lại nhớ các anh
….Những câu thơ còn được đến bây giờ Chúng tôi sưởi trên những câu thơ ấy
(Đường tới thành phố)
Với từng cá nhân người lính cũng vậy, quá khứ và hiện tại đồng hiện gợi ra lịch sử chặng đường hy sinh đã qua của quân đội, đó là hình ảnh người xạ thủ trung niên, hay vị Tư lệnh:
Anh giở bức hình chụp những năm còn trẻ… Hai mươi năm anh khó nhận ra mình
Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh
Người trong ảnh bây giờ là tư lệnh Khoảng cách giữa anh và bức ảnh
(Đường tới thành phố)
Hai mươi năm kháng chiến chống Mỹ là khoảng thời gian mà các chị đã hy sinh trong thầm lặng và nó được thể hiện bằng thủ pháp đồng hiện:
Bằng khắc khoải hai mươi năm đời chị Chị hình dung những bước của anh về Đêm dày thế chắc tiếng gà phải khỏe Anh lẽ nào vẫn chiếc gậy tầm vông
(Đường tới thành phố)
Cùng với quá khứ, tương lai cũng đồng hiện với hiện tại, hai khoảng