Cách tiếp cận đời sống trong thơ Hữu Thỉnh

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh (Trang 34)

5. Cấu trúc luận văn

2.1. Cách tiếp cận đời sống trong thơ Hữu Thỉnh

Viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nền văn học nói chung và thơ ca nói riêng thời kỳ chống Mỹ. Đó không chỉ là đòi hỏi của thời đại mà còn là sự thôi thúc bên trong của chính các nhà thơ. Nhanh nhậy và kịp thời, nền thơ hiện đại nóng bỏng tính thời sự, hừng hực tinh thần chiến đấu của chúng ta đã “nhập cuộc”,

tham gia vào cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của toàn dân tộc. Suốt trong những năm tháng chiến tranh, các thế hệ nhà thơ đã tiếp bước nhau dàn quân trên những mặt trận với cảm hứng chủ đạo là thể hiện khát vọng độc lập tự do và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người Việt Nam trong thời đại chống Mỹ. Không gian sáng tạo của thơ thời chống Mỹ thật đa dạng, phong phú. Nhờ thế đã tạo ra một chân trời rộng mở cho sự sáng tạo của thi ca nói riêng, văn học nói chung. Nhưng tìm và xác định cho mình một cách nhìn riêng thì không phải dễ dàng.

Sự hiện diện của Hữu Thỉnh trong thời điểm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ như là sự tiếp sức cho đội ngũ các nhà thơ trẻ. Điều đáng quý là Hữu Thỉnh còn đem đến cho người đọc một tiếng thơ mới mẻ độc đáo. Có được đóng góp mới mẻ ấy bởi Hữu Thỉnh đã tìm cho mình một lối đi riêng. Xuất hiện trong chặng cuối cùng của phong trào thơ trẻ chống Mỹ, trước một đội ngũ các nhà thơ đông đảo, tài năng và đã nổi tiếng, Hữu Thỉnh đứng trước một thách thức lớn. Hoặc là thơ anh được thừa nhận hoặc là sẽ bị rơi vào quên lãng. Điều đáng nói là bằng tài năng tâm huyết của mình, không những vượt qua thử thách này mà Hữu Thỉnh còn tạo ra những câu thơ có sức sống bền bỉ với thời gian. Điểm lại những sáng tác của Hữu Thỉnh, chúng ta nhận thấy

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

rằng ông thực sự là một tài năng văn học. Tài năng vừa có tính “tiên thiên” vừa là kết quả của quá trình “nhập cuộc, dấn thân” sâu sắc vào đời sống, không ngừng mài giũa tài năng và lao động sáng tạo.

Vậy Hữu Thỉnh đã khai thác và tiếp cận hiện thực đời sống theo cách nào? Hữu Thỉnh có cách riêng trong việc tiếp cận hiện thực và phô diễn cảm xúc của mình. Thơ anh nghiêng về suy tư và dày đặc những câu hỏi. Đó là lý do khiến thơ Hữu Thỉnh mang cái nhìn chiêm nghiệm về cuộc đời. Mặt khác, đã từng trải qua cuộc chiến tranh gian khổ, ác liệt nên thơ Hữu Thỉnh là sự thăng hoa của kinh nghiệm sống, là sự ngân vọng của những kỷ niệm sâu sắc về một thời bom đạn.

Hồn thơ Hữu Thỉnh thường tìm đến với những nguồn cảm hứng lớn về Tổ quốc, nhân dân, về thế hệ những người cầm súng thời chống Mỹ. Ông từng viết “chúng tôi làm thơ để ghi lấy cuộc đời mình”. Với góc nhìn của người lính về chiến tranh ông đã ghi nhận và phản ánh chân thực cuộc sống khốc liệt chiến trường bằng những vần thơ giàu nhiệt huyết với những thanh âm sôi nổi, trẻ trung, xông xáo. Ông tự thấy “Lòng tôi mắc nợ chiến khu một đời”. Chính cái nôi khắc nghiệt ấy đã in đậm trong tâm trí nhà thơ để những năm sau này Hữu Thỉnh vẫn còn mang những hồi ức về cuộc chiến: Tiếng hát trong rừng, Giấc ngủ trên đường ra trận… Thời kì sau chiến tranh, ông viết dưới góc nhìn của con người đi qua những năm tháng chiến tranh giờ có thời gian nhìn nhận và đánh giá về chính hiện thực cuộc chiến một cách toàn diện hơn. Thơ ông vẫn cất lên tiếng nói của thời đại như thơ ca trước 1975 nhưng đã có những “độ chênh” nhất định về giọng điệu, về cách suy cảm tạo nên dáng vẻ mới cho ngôn ngữ thi ca. Trải qua chiến thắng và chứng kiến những mất mát, ông ý thức được nỗi đau của đất nước, con người. Trong khi văn học trước 1975 nghiêng về tô hồng, lãng mạn thì nét đặc sắc của Hữu Thỉnh là ở chỗ ngay cả khi “âm hưởng hùng ca chiếm vai trò chủ đạo, Hữu Thỉnh vẫn

Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

biết nghiêng xuống những bi kịch bằng cái nhìn cảm thông thực sự” [14,237]. Ăng ten trong thơ Hữu Thỉnh rất nhạy cảm với bi kịch. Cái “ẩm ướt” khiến cho thơ Hữu Thỉnh có màu sắc trữ tình rất riêng, tha thiết và ân tình. Ông đã gửi vào trong thơ những suy tư, trăn trở về thân phận, buồn đau khi phải chứng kiến những cảnh ngang trái ở đời và nhiều khi cả nỗi cô đơn, thất vọng về cuộc đời, về con người, khắc khoải lo âu trước sự “mất mùa nhân nghĩa”

như Bóng mát, Nghẹn,…Có thể nói, bằng góc nhìn đó, Hữu Thỉnh đã tìm được tiếng nói riêng trong dàn hợp xướng của thơ trẻ chống Mỹ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh (Trang 34)