5. Cấu trúc luận văn
1.2.4. Cách tổ chức câu thơ, lời thơ
Trong văn học, căn cứ vào phương thức phản ánh người ta chia làm ba thể loại lớn: tự sự, trữ tình và kịch. Trong mỗi thể loại lại bao gồm nhiều thể loại nhỏ. Ứng với mỗi thể loại đó là những loại hình thế giới nghệ thuật riêng, có quy luật vận động riêng và hình thức tổ chức biểu hiện riêng. Điều này nó sẽ chi phối đến việc người nghệ sỹ chọn lựa nguyên tắc nào, cách tổ chức tác phẩm nào để phản ánh hiện thực khách quan. Từ đó mọi tư tưởng, ý đồ, ngôn từ, cách tổ chức sắp xếp các tình tiết đều phụ thuộc vào hình thức đã lựa chọn. Việc tổ chức một tác phẩm không chỉ dựa vào một yếu tố đơn lẻ mà phải dựa vào các phạm trù thời gian, không gian, con người … được miêu tả trong đó. Từ các phạm trù này ta tìm ra điểm chung như mở đầu và kết thúc của hình tượng ở đâu, góc độ tiếp cận như thế nào, mối quan hệ ra sao… qua đó sẽ hình thành lên một tác phẩm nghệ thuật. Việc tìm hiểu cách tổ chức một tác phẩm là tìm hiểu quan niệm và hệ thống chỉnh thể. Tức là trong một tác phẩm nghệ thuật các phạm trù này không kết hợp một cách tùy tiện mà chúng ràng buộc chi phối lẫn nhau. Nếu trong kết cấu truyện là luôn chú ý xây dựng trọn vẹn một hành động, một tính cách, một số phận thì kết cấu thơ “lấy điểm tựa chủ yếu là hệ thống cảm xúc theo những dạng vận động nhất định phù hợp với chủ định và cấu tứ bài thơ”(Hà Minh Đức)[11,58]. Tất nhiên do tác phẩm
Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh
thơ là một chỉnh thể nên các trạng thái cảm xúc quan hệ chặt chẽ với nhau cùng bộc lộ ý nghĩa của bài thơ. Các cảm xúc này tự nó không thể bộc lộ được mà cần có sự hỗ trợ của các yếu tố khác đó chính là kết cấu. Trong thơ cũng như văn kết cấu giữ một vai trò rất quan trọng. Bởi vì thông qua kết cấu chúng ta có thể tìm thấy mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, con người, qua đó thấy dược quan điểm, tư tưởng của nhà văn. Cũng nhờ kết cấu mà nội dung chính yếu của hình ảnh, của tác phẩm nổi bật và gây ấn tượng mạnh mẽ hơn. Chẳng thế mà cái đối lập trong hình ảnh “Triệu tấn bom không thể nào làm sổ/ Một hạt cườm trên cổ chim cu” (Chế Lan Viên) đã biểu hiện thật tốt sức sống bất diệt của đất nước con người Việt Nam trong chống Mĩ. Với ý nghĩa của kết cấu như vậy cái quan trọng đặt ra đối với người làm thơ là phải tổ chức kết cấu bài thơ như thế nào để vừa toát ra cái logich của tình cảm vừa thâu tóm, bao quát được quá trình vận động của cảm nghĩ ngay cả trong những cái tưởng chừng như vô lí. Từ đó mới có nội dung phù hợp với hình thức và một cấu trúc độc đáo.
Để đạt được mục đích nghệ thuật và có tính thẩm mĩ cao, câu thơ, lời thơ có một hình thức tổ chức đặc biệt. Nó sử dụng đậm đặc các hiện tượng cú pháp, các từ tượng thanh, tượng hình, từ mô tả trạng thái cảm giác… nhất là các phương thức tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá … làm cho câu thơ, lời thơ mềm mại, uyển chuyển, bay bổng và có tính đa nghĩa, hàm ngôn. Trong thơ trữ tình tổ chức lời thơ phải có tách dòng, có nhạc, có vần… Quá trình sáng tác văn học là một quá trình tưởng tượng, liên tưởng và hư cấu. Trong tưởng tượng người nghệ sỹ không chỉ tạo dựng cuộc sống với những gì có thật mà nhờ liên tưởng, tưởng tượng câu thơ, lời thơ bộc lộ được ý nghĩa của cuộc sống và nhiều khi chúng có cả tiếng nói đối với đời sống con người.
Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh
* Tiểu kết:
Tìm hiểu hệ thống hình tượng tiêu biểu và tưởng tượng liên tưởng trong thơ Hữu Thỉnh cũng là một cách tìm ra đặc điểm tư duy nghệ thuật của nhà thơ, một phương diện quan trọng làm nên đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Hữu Thỉnh là hành của một nhà thơ giàu trải nghiệm. Tác phẩm của ông được viết với một độ lùi thời gian nhất định nên có điểm nhìn nghệ thuật phong phú và đa chiều. Với cảm nhận chủ quan của người viết nên điểm nhìn nghệ thuật trong thơ Hữu Thỉnh chủ yếu hướng vào sự thật chiến hào, hướng vào hiện thực cuộc sống thô ráp với nhiều những suy nghĩ và hiện tượng trái chiều. Càng về sau thơ Hữu Thỉnh luôn chất chứa đầy những ưu tư, những bận tâm với cuộc đời: cái ác - cái thiện, sự sống - cái chết, tốt - xấu, trắng - đen luôn nằm trong những băn khoăn, day dứt của nhà thơ. Hữu Thỉnh đã bộc lộ đến tận cùng những cảm xúc, những chính kiến, những quan niệm của mình về hiện thực đa chiều trong mối quan hệ giữa con người và chiến tranh, con người với con người và con người với những đổi thay trong đời sống xã hội bằng tất cả những trải nghiệm xương máu của nhà thơ. Ở đó cái tôi của nhà thơ có cơ hội được nói thực những cảm xúc cá nhân của mình, bộc lộ những quan niệm về hiện thực cuộc sống, về đạo đức, về phẩm giá của con người.
Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh
CHƯƠNG 2: CÁCH TIẾP CẬN ĐỜI SỐNG VÀ HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU TRONG THƠ HỮU THỈNH