5. Cấu trúc luận văn
3.4.1. Nghệ thuật so sánh
Nói đến văn chương là nói đến so sánh. Aphơrăngxơ định nghĩa: “Hình tượng là gì? Chính là so sánh”, Gôlúp khẳng định: “Hầu như cứ sự biểu đạt nào cũng có thể chuyển thành hình thức so sánh ”. So sánh là một biện pháp làm cho thơ có hình ảnh, có sức biểu cảm, nâng cao chức năng nhận thức đối với đối tượng từ việc tri giác một sự vật đã biết đến cách nhìn trừu tượng. Biện pháp so sánh là nơi thử thách vốn từ vựng, năng lực liên tưởng, tưởng tượng của người làm thơ. Thơ Hữu Thỉnh không mấy khi diễn đạt những điều xa xôi, không cầu kỳ trong cách suy tưởng nên hình ảnh so sánh rất tự nhiên bám chặt vào cuộc sống đời thường. Với những hình ảnh so sánh hết sức bình dị gần gũi mà mới lạ: ngôi sao - giọt sương; dây phơi – dây đàn … thể hiện con mắt tạo hình của một hoạ sỹ giàu óc tưởng tượng. Đọc thơ Hữu Thỉnh ta nhận thấy nhà thơ sử dụng nhiều kiểu so sánh khác nhau nhằm tạo giá trị biểu cảm và tăng nhận thức cho thơ mình.
Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh
Trong thơ Hữu Thỉnh kiểu so sánh “A như B” xuất hiện nhiều nhất. Đặc điểm của kiểu này là tạo ra hai vế song song để “khẳng định giá trị và nâng sự thẩm thấu lên trình độ nhận thức”[5,78]. Hữu Thỉnh sử dụng phép so sánh có quan hệ từ “như” có đầy đủ cả tính chất, phương tiện của yếu tố được so sánh. Nghĩa là đối tượng mà nhà thơ muốn diễn giải, biểu đạt nội hàm nghĩa được cụ thể về một thuộc tính, một đặc điểm để liên tưởng với đối tượng thứ hai tương đồng với nó. Những câu thơ dùng so sánh như thế thường cụ thể hơn “Tôi hay héo như cây/Tôi hay buồn như nước”. Lối so sánh này khác hẳn với lối so sánh trong ca dao. Ở ca dao tác giả thường không lấy bản thân ra để ví von thể hiện tâm trạng mà chỉ để khẳng định phẩm chất hoặc giãi bày tình cảm con người. Còn Hữu Thỉnh lại trực tiếp đem tâm trạng của mình làm đối tượng so sánh. Một loạt các câu thơ có chứa kiểu so sánh này:
- Ai chèo đò như dáng mẹ ta khom
- Những sợi tóc đứng yên mà ta nhìn thấy bão Bao thăng trầm như sóng đánh qua anh
- Đêm căng như tờ giấy Chia đều sang hai trang
- Gió như người chạy chân trần trên cỏ
Một kiểu so sánh xuất hiện với tần số lớn trong thơ ông đó là dạng ẩn đi tính chất, phương diện so sánh. Cách ví von như thế đòi hỏi người tiếp nhận phải có óc tưởng tượng tốt, khả năng huy động vốn sống và cảm thơ sâu sắc mới có thể nhận ra được ý nghĩa và giá trị của phép so sánh:
Khói như cây biết sinh quả theo mùa Thong thả chín, mẹ lại bồi thêm cỏ
Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh
Hữu Thỉnh đặt hai sự vật tưởng như không có nét tương đồng, xa nhau để so sánh mà giấu đi sự giải thích tính chất của sự vật. Điều đó khiến cho câu thơ có một nét duyên ngầm, gợi liên tưởng sâu sắc cho người đọc. Ngọn khói cũng lớn dần, tạo thành nhiều chùm giống như cây cũng tạo quả từng ngày. Phép so sánh như thế đã thể hiện tư duy thơ hiện đại, phong phú của nhà thơ. Bên cạnh kiểu so sánh truyền thống, Hữu Thỉnh có những biến đổi hết sức mới lạ, thể hiện tư duy thơ sáng tạo, có giá trị tạo hình rất lớn. Đó là kiểu so sánh “A là B”. Tuy dạng so sánh này không nhiều nhưng Hữu Thỉnh đã một lần nữa thể hiện khả năng của mình ở nhiều kiểu so sánh. Đặc biệt ông thường sử dụng dạng so sánh khẳng định này khi nhấn mạnh và thừa nhận về mình, hoặc những biểu hiện của cô đơn, lẻ loi, chống chếnh:
- Hầm là nơi che máu che sương Là cửa sổ mở về hướng mẹ
- Hoàng hôn là ban mai của cô gái bán mình - Anh là khách quen của những buổi chiều
Nếu so sánh “A là B” luôn mang tính khẳng định, bất biến thì khi nhà thơ thêm vào trước từ “là” một từ “không” hoặc “không phải” thì nội dung so sánh sẽ chuyển sang ý nghĩa phủ định. Thực chất, nó cũng là một cách biểu cảm, sự khẳng định ngược lại những tính chất của đối tượng:
Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím
(Thơ viết ở biển)
Một phép so sánh nữa có trong thơ Hữu Thỉnh nhưng chúng ta cũng bắt gặp trong sáng tác của các nhà thơ khác. Đó là kiểu so sánh “A thành B”, trong đó các từ so sánh thương dùng là: thành, biến thành, hoá... có tác dụng kết nối hai vế được so sánh:
Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh
- Chiếc xe tăng thành một quả bom hơi - Con gà trống cù kỳ quanh vại nước
Hạt thóc ngậm vào thành hạt ngọc của tình yêu - Tôi thành kẻ bị lột trần trơ trẽn
Cả lũ nhìn nhau côi cút dưới bầu trời
Có những câu thơ so sánh theo dạng này, Hữu Thỉnh thể hiện rất hay: Cây rơm vẫn mơ thành đám mây vàng
(Hạnh phúc)
Những sáng tạo mà Hữu Thỉnh tạo ra được khi sử dụng biện pháp so sánh trên nhiều kiểu cấu trúc nó thể hiện sự phong phú, biến hoá và sinh động trong thơ ông. Tuy vậy nét hấp dẫn nhất của nghệ thuật so sánh trong thơ lại ở chỗ nhà thơ đem được hai đối tượng khác loại, cách xa nhau đặt cạnh nhau và tìm ra được những nét tương đồng giữa chúng mà người khác ít nhận thấy. Phải có một khả năng tưởng tượng sâu rộng nhà thơ mới tạo ra được những so sánh “đắt”, biểu cảm và gợi hình cao. Trong thơ mình, Hữu Thỉnh tạo ra được các so sánh vừa độc đáo, vừa mang đậm sắc thái dân tộc. Sự độc đáo thể hiện rõ nhất qua việc những đối tượng khác nhau mà tác giả kéo chúng lại gần nhau trong một liên tưởng độc đáo như: ngôi sao - giọt sương, lá cờ cuộn - tổ sâu, cỏ - nhang khói, cánh chim - chiếc ô, dây phơi – dây đàn … Không những thế các sự vật được ông đem ra so sánh không có gì cao siêu bí hiểm mà vô cùng gần gũi với đời sống ở những làng quê, nơi nào cũng có đó là:
mây trắng bay qua, dòng sông chảy xiết, cốc chén trên bàn, mẻ bánh đa đỏ nắng … Các hình ảnh so sánh của Hữu Thỉnh hấp dẫn người đọc bởi nó đã gợi ra một thứ “văn hoá nhà quê” . Hữu Thỉnh vừa tiếp thu vừa đổi mới sáng tạo thành quả của người đi trước góp phần “đánh thức người nhà quê vẫn ẩn
Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh
náu trong lòng ta khi chúng ta ngày một cố lìa xa nề nếp cũ để hòng đi tới chỗ mà ta gọi là văn minh” (Hoài Thanh – Thi nhân Việt Nam). Sự từng trải trong cuộc sống, sống sâu sắc và mạnh mẽ trong biển nhân dân để lời ăn tiếng nói bình dân ngấm vào máu thịt, không ngừng học hỏi và tài năng cá nhân … Tất cả những điều đó đã làm nên một Hữu Thỉnh với nét đặc sắc riêng ít ai có được.