1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông

110 1,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

Tác giả Hồ Tuấn Niêm trong bài viết: Hoàng Trung Thông và “Những cánh buồm”, in trong Tạp chí Văn học số 8 - 1964 đã dành hẳn một mục bàn về “Vấn đề phong cách của thơ Hoàng Trung Thôn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: 10

NHỮNG CẢM HỨNG LỚN TRONG THƠ HOÀNG TRUNG THÔNG 10

1.1 Đời sống lao động nông nghiệp: 10

1.2 Đời sống chiến đấu: 22

1.3 Đời sống tình cảm: 35

CHƯƠNG 2 51

NHỮNG XU HƯỚNG CHÍNH TRONG THƠ HOÀNG TRUNG THÔNG 51 2.1.1 Xu hướng khái quát trong thơ Hoàng Trung Thông trước hết được thể hiện ở ngay trong một đề tài ở mỗi giai đoạn phát triển của cách mạng đều được nhận thức lại và nâng cao hơn 53

2.1.2 Tuỳ theo đối tượng thẩm mỹ, khả năng khám phá mức độ suy nghĩ, tính khái quát được thể hiện ở nhiều khía cạnh: ở câu chữ, ở đoạn thơ, ở hình ảnh hoặc hình tượng thơ, ở kết cấu chủ đề toàn bài 60

2.2 XU HƯỚNG CHÍNH LUẬN 64

2.2.1 Cảm hứng lấy tư duy làm điểm tựa 65

2.2.2 Triết luận trong thơ Hoàng Trung Thông 68

CHƯƠNG 3 78

MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THƠ HOÀNG TRUNG THÔNG 78

3.1 Giọng điệu 78

3.1.1 Khái quát về giọng điệu 78

3.1.2 Đặc sắc trong giọng điệu thơ Hoàng Trung Thông 79

3.2 Thể thơ 82

3.2.1 Sự thay đổi cấu trúc ngữ pháp của câu thơ 84

3.3 Hình ảnh, mô típ 91

3.3.1 Hình ảnh 91

3.3.2 Mô típ: Kẻ thù tàn ác, dã man, hèn hạ và tư thế hiên ngang của người dân yêu nước 101

C PHẦN KẾT LUẬN 105

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Hoàng Trung Thông sinh ra trong một gia đình tiểu thương ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An Quê hương ông vốn có truyền thống hiếu học và cách mạng, nổi danh với nhiều nhà khoa bảng yêu nước Tiếp thu truyền thống của quê hương,Hoàng Trung Thông rất chịu khó học và ông cũng tham gia cách mạng từ rất sớm, khi ông còn là học sinh trường tỉnh Năm 1945, ông tham gia giành chính quyền ở địa phương rồi đi theo kháng chiến Ông được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam năm 1946 Năm 1948 ông tham dự lớp bồi dưỡng khoá 2 Văn hoá kháng chiến Liên khu IV Trong thời gian, này ông

sáng tác tác phẩm đầu tay Bài ca vỡ đất Bài thơ mang phong cách chân thực,

khỏe khoắn, phù hợp với không khí kháng chiến nên được nhiều người ưa thích Từ đây sự nghiệp sáng tác của Hoàng Trung Thông bắt đầu Sáng tác của ông chủ yếu là thơ, ngoài thơ trữ tình ông còn viết thơ châm biếm và thơ

đả kích

Hoàng Trung Thông thuộc thế hệ cầm bút trưởng thành trong kháng chiến Ông đã gặt hái được nhiều thành công ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật Thơ ông giàu tính thời sự, gắn bó với từng giai đoạn lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, thơ ông ghi nhận sự đổi mới của đất nước, ca ngợi

vẻ đẹp của đất nước, quê hương và con người Việt Nam Nhà thơ đã khẳng định được bản sắc riêng biệt độc đáo, tạo ra dấu ấn trong phong cách nghệ thuật của mình Hoàng Trung Thông là một nhà thơ, nhưng không chỉ vậy ông còn là một nhà dịch thuật, nhà nghiên cứu phê bình văn học Với tầm hiểu biết rộng và sâu nhất là văn học Trung Quốc, ông đã dịch và giới thiệu nhà thơ lớn của Trung Quốc cũng như của nhân loại như Đỗ Phủ, Lý Bạch, Maiacôpxky, Pêtôphi, Adam Mickievich, Henrich Hainơ… Ngoài ra, những

Trang 5

tập tiểu luận phê bình sắc sảo của ông cũng dành không ít cho sự nghiệp nghiên cứu văn học

Hoàng Trung Thông từng đảm nhiệm các chức trách: cán bộ văn nghệ của khu ủy Liên khu IV, tỉnh ủy viên tỉnh Nghệ An, ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương, Giám đốc Nhà Xuất Bản Văn học, thư ký tòa soạn Tạp chí Văn nghệ, thư ký tòa soạn báo Văn nghệ, vụ trưởng Vụ văn nghệ trung ương,

ủy viên thường vụ Hội nhà văn, viện trưởng Viện Văn học, kiêm Tổng biên tập Tạp chí Văn học…

Từ vai trò và vị thế nói trên, chúng tôi chọn đề tài: Phong cách nghệ

thuật thơ Hoàng Trung Thông nhằm mục đích tìm hiểu một cách đầy đủ và

toàn diện sự đóng góp của Hoàng Trung Thông cho thơ ca và cố gắng chỉ ra những dấu hiệu thuộc tính riêng trong nội dung và nghệ thuật của thơ ông, để khẳng định những phương diện cơ bản nhất, bản chất nhất thuộc phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông

2 Lịch sử vấn đề:

Ngay từ sáng tác đầu tay Bài ca vỡ đất (1948) thơ Hoàng Trung Thông

đã được dư luận quan tâm, đánh giá nồng nhiệt trong cả giới nghiên cứu phê bình và sáng tác Sự nghiệp thơ văn Hoàng Trung Thông ngày càng dày dặn thì các ý kiến đánh giá về thơ ông cũng ngày càng sôi nổi

Năm 1964 đã có những cuộc trao đổi về vấn đề phong cách thơ Hoàng

Trung Thông Tác giả Hồ Tuấn Niêm trong bài viết: Hoàng Trung Thông và

“Những cánh buồm”, in trong Tạp chí Văn học số 8 - 1964 đã dành hẳn một

mục bàn về “Vấn đề phong cách của thơ Hoàng Trung Thông” Tác giả viết

“Với Những cánh buồm - Hoàng Trung Thông đã có một phong cách thơ

chưa? Vấn đề này đã từng được đem trao đổi trong một số ít anh chị em làm

Trang 6

công tác phê bình văn học Qua cuộc trao đổi phần đông đều nghiêng về câu

trả lời khẳng định” [38,tr.22]

Rõ ràng, vấn đề phong cách thơ Hoàng Trung Thông đã được chú ý và được một số nhà phê bình đánh giá từ rất sớm Hồ Tuấn Niêm cho rằng: “Tôi nghĩ rằng anh đang tiến dần đến một phong cách thơ chứ chưa phảỉ đã có một phong cách hoàn chỉnh… Tuy nhiên, căn cứ vào những bài thành công nhất trong thơ Hoàng Trung Thông, chúng ta có thể thấy trước dấu hiệu của một phong cách mới, đó là cái chắc, cái khoẻ được thể hiện qua những câu thơ

rắn rỏi bình dị như cách ngôn, tục ngữ ” [38,tr.23]

Mấy năm sau cũng chính tác giả Hồ Tuấn Niêm lại tiếp tục bàn về phong

cách thơ Hoàng Trung Thông Trong bài “Hai mươi năm ấy…” (Nhân đọc

tập thơ “Đầu sóng” của Hoàng Trung Thông) cũng đã dành riêng một mục

“một phong cách thơ” để bàn về phong cách thơ Hoàng Trung Thông Theo

đánh giá của tác giả này thì phong cách thơ Hoàng Trung Thông là “Phong cách thực tiễn và chiến đấu Về nội dung bài nào cũng nhằm một yêu cầu cụ thể Về hình thức, Hoàng Trung Thông thường dùng những ngôn ngữ được rút ra từ cách nói giản dị, chắc thật của quần chúng Tuy nhiên, phong cách

của anh vẫn còn nghèo” [29,tr.79]

Nhà nghiên cứu phê bình văn học Hà Minh Đức trong “Nhà văn Việt

Nam 1945 - 1975” xuất bản năm 1983 nhận định rằng phong cách thơ Hoàng

Trung Thông là “phong cách thơ ca chân thực, khoẻ khoắn bám sát từ trong cuộc sống sản xuất và chiến đấu của nhân dân ta”, ông còn nhận xét “Thơ

Hoàng Trung Thông khoẻ và có khí thế” [60,tr.156] Nhận xét của Hà Minh

Đức nói trên đã quan tâm đến cả lĩnh vực nội dung và nghệ thuật trong phong cách thơ Hoàng Trung Thông, tuy nhiên, những nhận xét này mới ở mức khái quát chung chung

Trang 7

Trong “Nhà thơ Việt Nam hiện đại” với bài Hoàng Trung Thông, nhà

nghiên cứu phê bình văn học Mã Giang Lân nhận xét: “Điều quan trọng ở nhà thơ Hoàng Trung Thông là thơ anh có những nét riêng không lẫn với ai Đó là một phong cách thơ giàu chất liệu sống, đôn hậu, chắc khoẻ Thơ anh ít dùng

tứ Cái còn lại trong thơ anh là những xúc động tươi sáng chân thành”

[61,tr.299]

Phong Lan trong bài: “Nhân đọc Trong gió lửa”, tập thơ thứ tư của

Hoàng Trung Thông cũng đã có nhận định: “Có thể nói, ở thơ Hoàng Trung Thông, tư tưởng và cảm xúc luôn khoẻ khoắn và trong sáng Anh nhìn nhận, bình giá thực tế bằng con mắt cách mạng và xây dựng cảm hứng thơ ca trên

sự đồng điệu giữa tâm trạng và hiện thực của đời sống Nhờ vậy, thơ anh chân tình, cởi mở Mặt khác, những điều anh viết thường được rút ra từ những sự kiện, cảnh ngộ của đời sống thực nên thơ anh mang nét dân dã, gần gũi của

một hồn thơ chân chất mộc mạc” [29,tr.91] Nhận xét trên của Phong Lan

chính là những nhận xét, bình giá về bình diện phong cách thơ Hoàng Trung Thông mặc dù còn dè dặt, khái quát

Nhà phê bình văn học Thiếu Mai khi bàn về thơ Hoàng Trung Thông có viết: “Thơ Hoàng Trung Thông có đặc điểm khá dễ nhận dạng, nghĩa là thơ có bản sắc, một tiếng thơ khỏe, chắc nịch, nhiều nghĩ suy, và nhìn chung thì ít bị nồng cay, song không phải là không có những phút giây mà cảm hứng bừng

lên mãnh liệt trong thơ” [30,tr.96] Bà còn viết: “Nhìn chung suốt cả quá trình

hơn 40 năm sáng tác của Hoàng Trung Thông, quả là khó phân biệt rạch ròi từng giai đoạn với những đặc điểm rõ rệt Tuy nhiên, cũng có một vài nhận xét về đại thể để thấy rõ hơn phong cách thơ anh Thơ Hoàng Trung Thông khỏe, gân guốc Cái khỏe, cái gân guốc ở đây không phải do từng câu từng chữ mà cả trong suy nghĩ, cảm hứng của nhà thơ Mặt khác người ta cũng thấy thơ anh khô và không phải không ít người nghĩ rằng vì khỏe nên khô

Trang 8

Tôi không nghĩ vậy Theo ý tôi, nhiều bài thơ của anh có phần khô là do cảm

xúc chưa đủ mạnh, chưa cân bằng với lý chí vốn rất mạnh của anh” [30,tr.99]

Ý kiến của Thiếu Mai cũng góp phần chỉ rõ phong cách thơ Hoàng Trung Thông trên nhiều bình diện biểu hiện, đồng thời tác giả cũng chỉ ra những hạn chế của thơ Hoàng Trung Thông

Nhà thơ Nguyễn Bao cũng có nhận xét về nghệ thuật biểu hiện của thơ Hoàng Trung Thông: “Cách nói khỏe khoắn, dung dị, hình ảnh mộc mạc chân chất nhưng phía sau là những xúc cảm có thật và hết sức chân tình, là bản lĩnh

và tri thức, là tính cách một vùng đất…, tất cả tạo nên một “Hoàng Trung Thông - thi sĩ” của xứ Nghệ không dễ lẫn lộn, không hề pha trộn với những

phong cách khác” [5,tr.6]

Nhà phê bình, nghiên cứu văn học Phan Ngọc nhận xét: “Hoàng Trung Thông chỉ là học giả trong các bài nghiên cứu Còn trong thơ không ai mộc mạc bằng anh Anh không thích cái gì bí hiểm triết lý, anh thích cái đơn giản Toàn từ đơn tiết thuần việt, toàn những hình ảnh mộc mạc Tôi hiểu mánh khóe này Với cuộc đời có khi phải đóng kịch Nhưng với nghệ thuật ta phải

chân thành” [40,tr.129] Đây cũng là một nhận xét nghiêng về phương diện

nghệ thuật biểu hiện trong thơ Hoàng Trung Thông

Nhà nghiên cứu văn học Mai Hương cũng khẳng định một phong cách độc đáo trong thơ Hoàng Trung Thông: “Với những bài, những từ, những câu thơ vừa vạm vỡ, chắc khỏe, vừa hồn hậu, phóng khoáng, giản dị, tựa vững trên nền của hiện thực đời sống Hoàng Trung Thông đã tạo được một phong cách thơ độc đáo, một dấu ấn riêng không pha trộn và góp phần đáng kể tạo dựng diện mạo mới cho nền thơ chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng chủ

nghĩa xã hội”.[22,tr.137]

Trang 9

Lê Quang Hưng viết về Hoàng Trung Thông có nhận xét: Thơ Hoàng Trung Thông “bám chắc hiện thực đời sống và gia tăng sự khái quát tính

chính luận” [62,tr.338] và “tâm hồn chân chất đôn hậu, tiếng thơ khỏe khoắn

tự nhiên” [62,tr.341] Phải chăng đó chính là những nét biểu hiện của phong

cách thơ Hoàng Trung Thông

Tóm lại, đánh giá về phong cách thơ Hoàng Trung Thông có những ý kiến khác nhau hoặc về phương diện nội dung hoặc về phương diện nghệ thuật Đó là ý kiến hết sức quí báu nhưng chưa có bài viết nào xem xét, đánh giá về phong cách thơ Hoàng Trung Thông một cách toàn diện Tuy vậy, đây

là những ý kiến mang tính chất gợi ý, định hướng để chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này

3 Mục đích nhiệm vụ của đề tài:

3.1 Mục đích:

Đề tài có mục đích tìm hiểu, thẩm định, đánh giá phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật biểu hiện Chúng tôi hy vọng qua từng phần đánh giá, thẩm định có thể đóng góp cho sự nhận biết gương mặt thơ ca của Hoàng Trung Thông Cũng mong đây chính là điều đóng góp nhỏ bé của luận văn trong quá trình tiếp cận và giải

mã thơ Hoàng Trung Thông

3.2 Nhiệm vụ:

Thực hiện đề tài này người viết có nhiệm vụ tiếp cận, tìm hiểu phân tích các tác phẩm thơ Hoàng Trung Thông Mặt khác đề tài còn có nhiệm vụ so sánh với một số nhà thơ đương thời và không cùng thời với ông để thấy rõ bản sắc độc đáo của tác giả này Tức là phong cách nghệ thuật thơ “Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mỹ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói

Trang 10

lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ,

trong trào lưu văn học dân tộc” [59,tr.256 - Tập 2]

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Hoàng Trung Thông được nhiều người biết đến với tư cách là một nhà thơ nhưng ông còn là cây bút sáng tác văn xuôi, là một dịch giả đồng thời tham gia nghiên cứu phê bình văn học Sự nghiệp sáng tác của ông khá đa dạng phong phú Do điều kiện thời gian và nhiều điều kiện khác nên chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu phong cách nghệ thuật biểu hiện trong thơ của tác giả này

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài này là tất cả các tập thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông Mặt khác chú ý tiếp cận, giải mã cả hai địa hạt thể hiện phong cách là: Nội dung tác phẩm và nghệ thuật biểu hiện

5 Phương pháp nghiên cứu:

Trên cơ sở văn bản nghệ thuật (các tập thơ của Hoàng Trung Thông) tiến hành thống kê, phân loại một số vấn đề theo định hướng, từ đó thâm nhập để phân tích lý giải về giá trị riêng của thơ Hoàng Trung Thông theo từng khu vực đã được định hình Chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây:

5.1 Phương pháp phân tích tác phẩm:

Tìm ra những đặc sắc nghệ thuật của văn bản thơ Hoàng Trung Thông

5.2 Phương pháp thống kê, phân loại: Giúp cho việc hình thành những luận

điểm khoa học

Trang 11

5.3 Phương pháp so sánh (tương đồng hoặc dị biệt): Với một số nhà thơ

khác, nhất là những nhà thơ cùng thời để tìm ra những nét riêng biệt của thơ Hoàng Trung Thông

6 Cấu trúc của luận văn:

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những cảm hứng lớn trong thơ Hoàng Trung Thông

Chương 2: Những xu hướng chính trong thơ Hoàng Trung Thông

Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông

Sau cùng là danh mục tài liệu tham khảo

Trang 12

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1:

NHỮNG CẢM HỨNG LỚN TRONG THƠ HOÀNG TRUNG THÔNG

1.1 Đời sống lao động nông nghiệp:

Hoàng Trung Thông là nhà thơ gắn bó sâu sắc với đời sống nông thôn

“Tuổi thơ của Hoàng Trung Thông sống ở nông thôn Những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, môi trường công tác của anh cũng ở nông thôn Anh gắn

bó mật thiết với cuộc sống nông thôn” [61,tr.285] Hoàng Trung Thông

không phải là nhà thơ xuất thân từ nông dân nhưng như đã từng gắn bó sâu sắc với đời sống nông thôn Vì vậy, ngay từ bài thơ đầu tiên, ông đã đứng trên cương vị người nông dân kháng chiến mà thể hiện cảm xúc, tình cảm của

mình và càng về sau càng có nhiều bài thành công theo hướng đó Bài ca vỡ

đất được cất lên từ những ngày đầu kháng chiến, tuy còn đượm vẻ thanh bình

của vùng tự do, nhưng đã trở thành tiếng hát lạc quan của người nông dân đi khai hoang để phục vụ tiền tuyến Trong những ngày đi vào vùng địch hậu,

nhà thơ đã viết Đồng bằng, quê hương chiến đấu Với tình cảm sôi nổi và

lòng tin sắt đá của những người nông dân mặc áo lính trở về giải phóng đồng bằng, giải phóng quê hương Trong năm đầu của cuộc vận động hợp tác hóa

nông nghiệp (1958) ông viết Thăm lúa, Cho lúa ta lên tới ngang trời Tư thế

của người nông dân tập thể được thể hiện qua ý thơ chắc khỏe và dáng thơ thật phóng khoáng

Nhờ gắn bó sâu sắc với đời sống nông nghiệp và mỗi chặng đường thơ ông đều có những sáng tác xoay quanh đời sống nông nghiệp mà người đọc cảm nhận rất rõ: Đời sống nông nghiệp là một trong những cảm hứng lớn trong thơ Hoàng Trung Thông Và trong cảm hứng này nhà thơ đã thể hiện khá phong phú các sắc độ, các phương diện của đời sống nông nghiệp

Trang 13

Hoàng Trung Thông thuộc thế hệ các nhà thơ ra đời từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 Các nhà thơ thuộc thế hệ này có cái may mắn là vừa lớn lên

là gặp cách mạng và đi theo Đảng cho nên họ có điều kiện thuận lợi trong sự tiếp thu những tình cảm mới Tình cảm của quần chúng cách mạng đến với họ tương đối nhanh hơn và trực tiếp hơn, do đó cái lạc quan trong thơ họ thường

có tính chất cởi mở, tính chiến đấu trong thơ họ thường mạnh mẽ Đây là điểm khác với các nhà thơ lớp trước Ở các nhà thơ lớp trước, “có nhà thơ vì cảm cái vui, cái hùng của hiện tại mà xót thương cho ông cha ta thủa trước đã từng sống trong tâm trạng dằn vặt, tủi cực, hay đã trải qua những cảnh đời oan nghiệt, bất công Có nhà thơ càng sống với tình cảm rộng lớn nhân đạo của thời đại càng thấy thấm thía cái khổ của tâm hồn bé nhỏ, yếu hèn, bơ vơ thủa trước Do đó cái vui trong thơ họ có phần chìm lắng hơn là phơi phới, tính chiến đấu trong họ thường biểu hiện ở chỗ giành thắng lợi cho tâm hồn mới

với những cái rớt của tình cảm lỗi thời” [38,tr.27]

Qua các trang thơ viết về đời sống lao động nông nghiệp của Hoàng Trung Thông, người đọc luôn được sống trong không khí hăng say lao động

và trong niềm tự hào về quá khứ và về hiện tại của đất nước Cả tập thơ như muốn nói lên với người đọc rằng: Cuộc sống lao động hoà bình trên miền Bắc

thật vui, thật đẹp, thật hùng và cần được ca ngợi ngàn lần Trong Những cách

buồm người đọc thấy cái vui ở đây chủ yếu là thấy cái vui của thế hệ trẻ đang

lao động quên mình vì Tổ quốc Ở Bài ca vỡ đất đó là một tiếng ca reo vui

của người lao động nhưng vẫn còn có phần vắng lặng Ở đây, ta gặp cái hào

hứng đến sôi nổi của nhà thơ trong Đường chúng ta đi:

“Mặt trời chiều má đỏ hây hây Gió thổi hương đồng sực nức

Đi thăm lúa như cờ bay trước ngực

Trang 14

.Đi bên lúa như bên ngọn lửa Mừng được mùa bếp đỏ cơm thơm.”

(Trên gác chùa Keo)

Người cán bộ ở xóm thôn là linh hồn và trụ cột của phong trào Trong cuộc sống họ là những người luôn lo toan tất bật với công việc xóm làng Họ

ít được nghỉ ngơi, sống không giờ giấc, khó khăn ở đâu cũng gọi tới, phúc lợi lại ít được chia phần Hoàng Trung Thông đã dựng được hình ảnh chân thực

Trang 15

về anh chủ nhiệm trong thơ Đến với Anh chủ nhiệm người đọc không chỉ

thấy cái tư thế làm chủ, năng nổ tận tụy trong công việc của người nông dân cốt cán:

Có mùa mạ cháy đồng khô cạn Mười bậc nước leo lên ruộng hạn

Có mùa lúa chín, lụt tràn qua Lại phải nghiêng đồng hắt nước ra

Người nhiều, ruộng ít, trâu bò ít

Chạy ngược chạy xuôi, lo rối rít

Ngoài ba mươi tuổi máu đương sôi Không chịu khoanh tay đứng ngó trời…

(Anh chủ nhiệm)

Không phải chỉ là sự tháo vát năng động mà sâu sắc hơn là tinh thần cách mạng tiến công và niềm thiết tha mơ ước thấm sâu vào trong suy nghĩ Chi phối hành động của anh chủ nhiệm Cảm hứng về tương lai đã đến khá rõ nét từ trong những vất vả lo toan của cuộc sống hiện tại:

Anh giơ tay vẽ giữa đồng xanh

Vẽ cả ngày mai thành bức tranh:

(…)

…Chân vẫn bước đều, miệng vẫn nói, Phơi phới lòng anh cơn gió thổi

(Anh chủ nhiệm)

Trang 16

Hoàng Trung Thông nhiệt tình ca ngợi sức sống mới đang lên đâm chồi nảy lộc trong nông thôn hợp tác hóa Tác giả không đứng ngoài cuộc mà nhìn ngắm thăm dò Ông cũng không thi vị hóa nông thôn đang vượt qua những thử thách nặng nề Hiện thực cuộc sống đi vào thơ Hoàng Trung Thông qua những mạch chìm sâu và chắt lọc Khi nói đến kết quả nhà thơ thường chú ý đến nguyên nhân, nói về niềm vui thắng lợi lại nói đến những gian truân, nói

về ngày mai từ những xây đắp cho cuộc sống hôm nay Trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hoàng Trung Thông lại có những đóng góp mới đặc biệt qua mảng đề tài trên Tác giả chú ý đến phần thú vị của cuộc sống nhưng trước hết vẫn là sự nhạy cảm với những khó khăn và trách nhiệm Nông thôn trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội bề bộn sự sống và gợi nhiều cảm hứng thi ca Huy Cận miêu tả một nông thôn đang lao động cần cù

và sáng tạo, một nông thôn đang sinh sôi nảy nở không ngừng Những con gà béo tròn, mẹ gà ấp ủ đàn con, những chú nghé vui chơi nhảy nhót… Có lúc suy nghĩ về sự hoà hợp giữa con người và thiên nhiên được thể hiện trong

niềm vui lao động, trong cảnh trời nước mênh mông Cảnh trong bài Đoàn

thuyền đánh cá óng ánh như một bức tranh sơn mài:

Cá nụ, cá chim, cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe Đêm thở sao lùa nước Hạ Long

(Đoàn thuyền đánh cá)

Hoàng Trung Thông cũng nói về nhịp sống đang lên đó Hình ảnh huyện ủy miền núi về họp từ các nơi trong không khí nhộn nhịp, vui vẻ để rồi lại trở về trong những trách nhiệm khác nhau:

Huyện ủy chia nhau về bản

Trang 17

Gấp gấp vó ngựa lên đường Người về lũng xa chống hạn Người lên biên giới mua lương

(Huyện ủy miền núi)

Ông nhiệt tình ca ngợi sức sống mới đang đâm chồi nảy lộc trong phong trào nông thôn hợp tác hóa:

Anh trỏ: Đây ruộng mình hợp tác Lúa tươi vàng như dáng như mây Tôi nói lúa làm chung phải khác Hạt mẩy bông dài cây sát cây Mặt trời chiếu má đỏ hây hây Gió thổi hương đồng sực nức

Đi thăm lúa như cờ bay trước ngực Xắn tay lên ta gặt mùa đầu

(Thăm lúa)

“Khi viết về con người mới, cuộc sống mới, nhà thơ tỏ ra có nhiều suy nghĩ Cái mới mà tác giả ca ngợi, khẳng định đã có sức thuyết phục Bao hợp tác xã có được những dòng suối thóc lấp lánh” là vì đã trải qua bao đêm

“Chong đèn giải quyết việc vào ra” và bao ngày “cày vỡ vai trâu tát thủng

gầu” (Gửi Thái Thụy) Bao đồng chí chủ nhiệm đã kiên trì vật lộn với nhiều khó khăn để cùng xã viên “Xốc cả phong trào vững tiến lên” (Anh chủ

nhiệm) Tác giả đã giải thích (bằng thơ) rằng cái mới ngày nay vốn có quan hệ

với truyền thống đấu tranh sản xuất [38,tr.69] Nhưng con người trong phong

trào hợp tác hóa ấy chính là những con người nông dân tập thể Con người

Trang 18

nông dân ngày nay chính là hiện thân của Tài Ngào, một nhân vật thần thoại tiêu biểu cho truyền thống lao động vì nhân dân:

Có sức nào bằng sức người hợp tác

Có thác gì bằng ngọn thác cần lao?

Cảm ơn ông hỡi ông Tài Ngào!

Ông có một trái tim nóng hổi Ông đem sức đào khe đục núi

Mà không vì lợi lộc riêng tây

(Nói chuyện với ông Tài Ngào)

Viết về đời sống nông thôn, về lao động nông nghiệp, Hoàng Trung Thông không chỉ ca ngợi cuộc sống đang lên với những niềm vui phơi phới,

ca ngợi những con người lao động mới, con người nông dân tập thể mà ông còn chú ý đến những nỗi gian khổ, nhọc nhằn Lớn lên trong thực tế chiến đấu

và xây dựng của dân tộc, lại sẵn có niềm vui trong lòng, Hoàng Trung Thông

có cách nhìn, cách cảm đúng đắn trước cuộc sống còn nhiều khó khăn gian khổ, mà cũng thấy được sức ta, thế ta, lòng ta lạc quan phấn chấn:

Ôi cái đất này vất vả sao Đồng chua nước mặn thấp liền cao Vùng kế bên hạn muôn tay chống Cày vỡ vai trâu tát thủng gầu

Hay:

Có đêm nằm nghĩ cảnh gieo neo

Vợ yếu con đông chưa hết nghèo

Nhưng rồi thấy rõ đường đi tới Nước nổi lo chi bèo chẳng nổi

Trang 19

Lại lao vào việc lòng say sưa Hết sớm thôi chiều, nắng lại mưa

(Anh chủ nhiệm)

Không phải chỉ Hoàng Trung Thông mới có cảm hứng về đời sống nông nghiệp Nhiều nhà thơ khác cũng có cảm hứng này Trần Hữu Thung cũng có những câu thơ gắn với đồng ruộng, với chuyện được mất của mùa màng:

Gió mưa chi rứa Trời hỡi là trời Lúa ba tháng xểnh mất rồi Miếng ăn toan đổ vô nồi trật đi

Trần Hữu Thung cũng là cây bút “nhập cuộc” ( có cách nói trực tiếp của người trong cuộc) nên đã nói được những lời gan ruột của bà con trong một lối phô diễn tự nhiên Phải chăng Hoàng Trung Thông và Trần Hữu Thung đã gặp nhau ở điểm này Tuy vậy, giữa hai tác giả này vẫn mỗi người, mỗi vẻ Trần Hữu Thung có những câu thơ gắn bó với đồng ruộng nhưng nặng về tuyên truyền cách mạng Còn “Hoàng Trung Thông viết về đất đai đồng ruộng với bao tình nghĩa chan hoà với đất, gửi vào đất những yêu

thương hy vọng” [61,tr.292] Có lẽ vì thế mà viết về đời sống nông nghiệp đã

trở thành một nguồn cảm hứng trong thơ ông có lẽ cũng vì thế mà Hoàng Trung Thông viết những câu thơ về đất thường sâu sắc hơn những câu thơ viết về trời

Trong cảm hứng viết về đời sống nông nghiệp còn “một mảng thơ đáng chú ý khác ở Hoàng Trung Thông là thơ viết về những đổi thay và nhịp sống

lao động xây dựng ở miền núi” [61,tr.296] Nhà thơ thường sáng tác ngay

Trang 20

trong mỗi chuyến đi và “Mỗi đoạn đường rung một tứ thơ” Trong mảng thơ này nét tươi tắn nhất là khi miêu tả thiên nhiên “Yêu đời và nhạy cảm, anh dễ dàng nhập vào được với không khí và con người nơi anh đến, dĩ nhiên không phải lúc nào cũng tránh được hời hợt, chông chênh Ở đây nhiều bài già dặn

cổ kính mang âm hưởng của đường thi Tả nhưng rất gợi Nhà thơ toả tâm

hồn mình vào cảnh vật Chi tiết không nhiều nhưng đắt và say Gửi Việt Bắc,

Trên hồ Ba Bể, Huyện uỷ miền núi, Thác Bản Dốc, Tiếng đàn, Đêm văn chải, Xoè, Lũng cú, Chợ Pakha… ” [61,tr.297]

Chợ là nơi trao đổi, buôn bán hàng hoá, là bộ mặt kinh tế của một vùng, miền Viết về những đổi thay và nhịp sống lao động dựng xây ở miền núi không gì hơn bằng viết về những đổi thay ở chợ Đây là cảnh chợ huyện Trùng Khánh của tỉnh Cao Bằng:

Chợ Cô - sầu Chẳng có ai sầu Khăn thêu thổ cẩm, vải khoe mầu

Người đi trẩy hội hay đi chợ Anh đợi em hoài em ở đâu?

Bài thơ kết cấu trùng trùng điệp điệp gồm 4 đoạn Đoạn hai, đoạn ba là cảnh vui tươi náo nức của cuộc sống miền núi đã có sự thay đổi da thịt:

Chợ Cô - sầu Chẳng có ai sầu

Gà vịt nhiều hơn khoai với nâu

Nón tre, túi vải người như nước Anh đợi lâu rồi em đứng đâu?

Trang 21

Chợ Cô - sầu Lất phất mưa bay Vai em vàng thắm gánh cam đầy Đèo cao lũng thấp đường xa nhỉ

Xa mặc đường xa cứ tới đây

Đoạn cuối kết thúc bài thơ, “ Đoạn bốn buâng khuâng tình tứ:

Chợ Cô - sầu Lất phất mưa bay Đừng sợ đường trơn anh dắt tay

Áo chàm ai nhuộm mà xanh thế Không rượu nhưng lòng vẫn cứ say

Cảnh gợi tình và tình thấm vào cảnh Lời dừng mà ý còn ngân vang”

[61,tr.297] Còn đây lại là một buổi họp chợ khác, chợ Pa Kha Chợ họp sơ

tán giấu trong một rừng cây Cảnh họp chợ diễn ra ồn ã đầy tiếng nói tiếng cười, hàng hóa với những sắc màu rộn rã tươi vui Tiếng kèn hoà quyện quyến luyến, lời mời uống rượu… vui tươi lôi cuốn:

Trăm loại hàng bày ra Trăm sắc màu giữa chợ,

Cô gái Mèo xúng xính váy hoa Người Dao đến, áo quần rực rỡ Chim cũng theo người đi

Chó cũng cùng người đến

Trang 22

Tiếng ngựa hí vang trời Điệu khèn sao quyến luyến!

Chen chúc nhau bên vò rượu nhỏ Bát rượu ngô kẻ uống người mời Quây quần lại bên hàng “thắng cố”

Tiếng lửa reo tiếng nói tiếng cười

Đó là cảnh chợ Pa Kha (Bắc Hà) ở Lào Cai vào những năm 70 cả nước đang đánh Mỹ Người, ngựa, hàng hóa màu sắc, âm thanh như đan vào nhau, chen lấn phô bày những đổi thay sung túc của người dân miền núi “Nhưng cái hay của bài thơ lại nằm ở mấy câu “chếch choáng” Cuối cùng:

Buổi chợ này có mấy người say Tôi cũng hơi chuếnh choáng Trên đường về không có ai cầm ô theo sau Che cho đầu tôi khỏi nắng

(Chợ Pa Kha)

Trong một số bài thơ khác khi ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên và con người miền núi Hoàng Trung Thông vẫn giữ được sự rung động của tâm hồn, điều này chứng tỏ nhà thơ thực sự có một tấm lòng yêu mến cuộc sống ấy Ở

bài Xoè chẳng hạn Nhịp điệu tưng bừng của cuộc sống mới được thể hiện

một cách nhuần nhị:

Hội xòe mở giữa sân hợp tác Vòng xòe uốn lượn như dòng sông Nậm Na Con trai áo chàm, con gái áo hoa cài khuy bạc

Trang 23

Tiếng đàn nhịp nhàng theo tiếng ca

Ngay ở nơi địa đầu của Tổ quốc, Lũng Cú, điểm cực bắc của nước ta ở huyện Đồng Văn thuộc tỉnh Hà Giang, nhà thơ đã tận mắt chứng kiến sự đổi thay của nhịp sống lao động, dựng xây nơi đây:

Đã trải qua những năm quét phỉ Giờ tấn công vào sự đói nghèo Nơi cực bắc xa xôi - Lũng Cú

Đã lớn lên hợp tác xã người Mèo

(Lũng Cú)

Cần nói thêm rằng, không phải Hoàng Trung Thông chỉ viết về đời sống nông nghiệp Ông cũng có viết về công cuộc lao động xây dựng của người công nhân nhưng những bài thơ như thế vừa ít về số lượng vừa không mấy giá trị, mặc dầu nhà thơ vẫn diễn tả được nhịp sống hối hả của lao động xây dựng:

Bên kia mỏ thiếc bắc ngang mây Goòng nối đuôi nhau chạy suốt ngày

Ta đào lòng đất đào sâu mãi Đãi đá tìm vàng là ở đây

Chính vì thế mà nó chưa thể trở thành một cảm hứng lớn như khi Hoàng Trung Thông viết về đời sống lao động nông nghiệp

Hoàng Trung Thông là một nhà thơ gắn bó sâu sắc với nông thôn Mỗi chặng đường thơ ông đều có cảm hứng lớn về đời sống nông nghiệp Vì thế

mà ông có được những câu thơ sâu sắc khi viết về đất Viết về đời sống nông

Trang 24

nghiệp Hoàng Trung Thông đã thể hiện được nhiều sắc độ, phương diện khác nhau Ở đó có cả những khó khăn vất vả, có cả những niềm vui phơi phới của cuộc sống đang lên, có không khí hăng hái lao động và có cả tư thế làm chủ của người nông dân tập thể Đó là những đóng góp còn nhỏ bé nhưng đáng trân trọng

1.2 Đời sống chiến đấu:

Hoàng Trung Thông thuộc lớp nhà thơ sinh ra, lớn lên, trưởng thành cùng cách mạng Không khí cách mạng, hiện thực kháng chiến vĩ đại của đất nước, dân tộc hàng ngày thấm đẫm, ăn sâu vào trong máu thịt của những người cầm bút Có lẽ vì thế có thể nói không có nhà thơ nhà văn nào lại không viết về công cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại của dân tộc Hòa vào xu hướng chung đó Hoàng Trung Thông đã thể hiện rõ nét trong những tập thơ của mình cái hiện thực kháng chiến của đất nước, của đồng bằng chiến đấu Người đọc dễ ràng nhìn thấy đây cũng chính là một trong những cảm hứng lớn trong thơ Hoàng Trung Thông Cảm hứng này đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt các chặng đường thơ ông

Ngay từ tập thơ đầu tay Quê hương chiến đấu Hoàng Trung Thông đã

góp được một tiếng nói mới trong nền thơ kháng chiến trước kia Lúc bấy giờ viết về kháng chiến là một vấn đề hoàn toàn mới đối với các nhà thơ Có nhà thơ phải im lặng một thời gian để soát lại mình, có nhà thơ phải vừa đi vừa

“Nhận đường” Nhưng là một người sống nhiều ở nông thôn và sớm tham gia hoạt động cách mạng, Hoàng Trung Thông đã đi đúng đường thơ ngay từ

những bước đầu tiên Nhà thơ bắt đầu viết Bài ca vỡ đất, Cây lúa sức người…

ở vùng tự do Sau đó trong những ngày lăn lộn ở vùng địch hậu ông đã viết

khá nhiều về con người và cuộc sống ở đây: Chị lái đò sông Gianh, Chị giao

thông trên đường Quốc lộ, Bao giờ trở lại, Bất khuất, Đồng bằng, quê hương

Trang 25

chiến đấu, Bản Mường giải phóng… Cuộc sống kháng chiến trong thơ Hoàng

Trung Thông là một cuộc sống đầy gian khổ và rất dũng cảm Qua các trang thơ người đọc thấy rất rõ sự tôi luyện ngày càng già dặn của quần chúng cách mạng trong cuộc thử lửa với quân thù:

Đồng bằng ta Thịt da còn rớm máu

Nhưng thép luyện tinh thần

Giặc càn đi quét lại quanh năm Vùng căn cứ vẫn như đồng như thép

(Đồng bằng, quê hương chiến đấu)

Những con người quần chúng cách mạng đó căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm đi theo con đường cách mạng, phục vụ cách mạng, phục vụ công cuộc kháng chiến vì một ngày mai tươi sáng hơn:

Ơi đồng bằng!

Quê hương chúng ta Căm thù vót sắc Căm thù khắc sâu

Người trước ngã, có người sau Chỉ một con đường: Cách mạng

Đây đồng bằng Quê hương tháng Tám

Cờ đỏ sao vàng

Trang 26

Trên chợ, trên sông, trên phố, trên làng, Như ánh mặt trời cháy đỏ

Cả đồng bằng Ngửng đầu lên hớn hở, Hướng về tương lai

Cách mạng là đây, Hạnh phúc đây rồi, Nắm chặt bàn tay giữ lấy

(Đồng bằng, quê hương chiến đấu)

Con người mà nhà thơ ca ngợi không phải là những chàng trai, những cô gái trong một số bài thơ, câu hát phù hợp với khẩu vị của thanh niên tiểu tư sản những năm đầu kháng chiến Không hiếm các cây bút khi viết về con người kháng chiến đã chịu ảnh hưởng nặng của các mẫu hình lý tưởng trong văn học trước đó kiểu như:

Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm Bụi trường chinh phai bạc áo bào hoa

Đã nói đến giầy phải là “giày vạn dặm”, nói đến bụi phải là “bụi trường chinh”, nói đến áo phải là “áo hào hoa”, đây là hình ảnh xa lạ với những con người kháng chiến trong hiện thực đầy gian nan vất vả Hoàng Trung Thông không xây dựng những mẫu người như thế Thơ ông giàu chất sống thực và

đã góp một tiếng nói căm thù và chiến đấu trên đoạn đường kháng chiến trước kia Nhưng do quá quan tâm đến những khó khăn vất vả trong kháng chiến

mà giá trị hiện thực còn hạn chế Cuộc kháng chiến của chúng ta không chỉ có

Trang 27

gian nan mà còn cả niềm sung sướng lạc quan cách mạng Nhà thơ Tố Hữu đã

có lần nhắc lại:

Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

(Việt Bắc - Tố Hữu) Hoặc:

Nhớ những lúc hầm sâu địch hậu,

Nhớ những đêm theo dấu đường dây

Giặc lùng, giặc quét, giặc vây

Có dân, có Đảng đêm ngày vẫn vui

(Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu)

Chúng ta càng thấy rõ điều đó khi đọc lại những vần thơ kháng chiến của Hồ Chủ Tịch và của một số nhà thơ khác

Sự tôi luyện ngày càng già dặn của quần chúng cách mạng trong kháng chiến, khí thế chiến đấu kiên cường của dân tộc còn được Hoàng Trung Thông thể hiện trong hàng loạt các bài thơ khác

Mảnh đất này là một bài thơ hay Đó là bài thơ của một chủ đề, cùng

một cảm hứng với Đồng bằng quê hương chiến đấu nhưng lại vượt xa bài này

cả về nội dung, tình cảm và chất lượng nghệ thuật Mảnh đất này ngắn hơn

bài trên rất nhiều nhưng nội dung lại sâu hơn một bậc Cả bài thơ như dựng lại trước mắt ta hình ảnh và tâm hồn Tiên Lãng dũng cảm: Chúng ta bắt gặp những câu thơ như “dao chém đá, rạ chém đất” Đó là những lời thề quyết chiến và quyết thắng của những con người quyết bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của mình:

Trang 28

Mảnh đất này tên là Tiên - lãng Mảnh đất này tên là dũng cảm Mảnh đất này trải mấy nắng mưa Lưng vẫn hằn sâu từng vết đạn

(…) Mảnh đất này tên là Tiên - lãng Mảnh đất này tên là dũng cảm Mảnh đất này không sợ hy sinh Mảnh đất này mang dòng máu Đảng

Càng đọc chúng ta càng thấy khí thế chiến đấu kiên cường của con người như bốc lên trên từng câu chữ:

Mười chín ngày mười chín đêm, Giặc càn nắng hạn lại lùa thêm Một tay cầm súng tay cầm cuốc Khoai lúa trên đồng cứ mọc lên

(Mảnh đất này)

Bài thơ đã phản ánh được phần nào thực chất của cuộc trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh của dân tộc ta trong thời gian trước đây Một bài thơ như vậy tất nhiên sẽ góp phần nâng cao thêm tinh thần tự hào của nhân dân ta không những về qúa khứ hào hùng mà cả về cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào ta ở miền Nam trước kia

Trang 29

Lòng căm thù giặc cũng được Hoàng Trung Thông thể hiện trong bài

Cửa tùng Đây là bài thơ khỏe và lưu loát từ đầu chí cuối Lòng căm thù giặc

Mĩ của đồng bào Nam Bắc ở hai bờ giới tuyến đã biến thành sức mạnh chiến đấu hoặc thành một thứ tình cảm thôi thúc hàng ngày Tác giả đã nói lên hiện thực đó bằng những câu thơ vừa tự hào vừa đau sót và thấm nhuần một tinh thần đấu tranh:

Chào đồng bào Cát - sơn, chào đồng bào miền Nam bên nớ Tám năm rồi vẫn dạ sắt son

Rào thép xiên hông, bốt đồn chẹn cổ Mũi tầm vông lại vuốt nhọn căm hờn

Chào đồng bào bên ni Di - loan Tùng- luật Thuyền cá đi về buồm căng gió phất Bưng bát cơm đầy ăn chẳng ngon Thù hận sớm chiều giăng trước mặt

Trong mảng thơ viết về đời sống chiến đấu, ông không chỉ viết về hiện thực nóng bỏng nơi tiền tuyến mà còn chú ý khai thác những gì đang diễn ra ở hậu phương Thơ Hoàng Trung Thông là tiếng nói của hậu phương, hậu phương đang đóng góp cho chiến trường Những làng quê kháng chiến đang gửi bao lớp thanh niên lên đường đi chiến đấu, những làng quê của tình nghĩa đồng bào, đồng chí chờ đón những đứa con thân yêu trở về

Ở mạch thơ viết về đời sống chiến đấu, cảm hứng tập trung nhất của Hoàng Trung Thông là phản ánh cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc Nhà thơ ca ngợi thực tế mới nhưng không thi vị hóa cuộc sống, nhanh chóng chuyển hoá sang sức mạnh căm thù và phấn đấu Thơ đã kết tụ được khí thế hào hùng của dân tộc Bước vào thời kỳ cả nước sục sôi chống

Mĩ, thơ Hoàng Trung Thông lại được mùa nở rộ Đầu sóng là tập thơ chống

Mỹ đáng chú ý của ông Đã có bề dày kinh nghiệm sáng tác lại được sống

Trang 30

trong thực tế vĩ đại của đất nước trên tuyến đầu chống Mỹ, đó là những yếu tố chủ quan và khách quan đã làm lên giá trị của tập thơ, trước hết là giá trị hiện thực Tác giả không chỉ ghi lại hình ảnh những con người anh hùng đang nở

rộ như hoa mùa xuân trên trận địa phòng không, những bến phà, giữa những đoạn đường hay trên cánh đồng năm tấn Nhà thơ đã gợi lên rằng thực tại anh hùng ngày nay vốn bắt rễ từ trong truyền thống chống ngoại xâm oanh liệt Hoàng Trung Thông đã từng viết về Bạch Đằng:

Nghe gió thổi dập dờn tiếng trống Như ba quân đang cướp giáo giữa dòng Nghe mưa bay tên vút ngang sông

Như thuyền giặc trên cọc ngầm tan xác

(Mưa trên sông Bạch Đằng)

Nhưng phải nói đến khi đứng giữa trận địa phòng không bố trí trên bờ sông Bạch Đằng ông mới thấy trong trái tim mình rung lên một khúc hát hào hùng:

Tiếng hát Bạch Đằng Tiếng hát quân reo trên đỉnh sóng Tiếng hát gươm trần giáo dựng Tiếng hát hôm nay đầu sóng vọng về

(Bên bờ sông Bạch Đằng)

Kỳ tích thắng Mỹ của nhân dân ta chính là kỳ tích của Thạch Sanh trong truyện cổ tích Đây là sự liên tưởng thú vị, vì nó nói lên tài năng, mưu trí, quả cảm của người Việt Nam khi phải đương đầu với một kẻ thù nhiều mưu ma chước quỷ như đế quốc Mỹ:

Trang 31

Ta đứng dậy vác gươm vào đạn lửa Như Thạch Sanh xưa kiêu dũng chém xà tinh Với phép thần thông ba chục triệu dân mình Sức nghìn triệu cánh tay trên trái đất

Ta bẻ gãy từng chiếc răng quái vật

(Gửi nước Mỹ)

Từ cái nhìn chân thực khỏe khoắn không bỏ qua, không xoa dịu những gian khổ mất mát, và nhanh chóng chuyển hoá sang sức mạnh căm thù và phấn đấu thơ Hoàng Trung Thông đã kết tụ được khí thế hào hùng của dân tộc một thời nóng bỏng:

Ta lại viết bài thơ trên báng súng Con lớn lên đang viết tiếp thay cha Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống Người hôm nay viết tiếp người hôm qua

Ta lại viết bài thơ trên báng súng Hai mươi năm súng kết cùng thơ Thơ ta thét tiếng kêu căm giận Súng ta cầm giữ lấy ước mơ

Đi đi lên tay ghì chặt súng

Đi đi lên giải phóng miền Nam!

Trên đỉnh núi tung bay cờ chiến thắng

Trang 32

Cờ ta bay như lửa đỏ xóm làng

(Bài thơ báng súng)

Những câu thơ bừng bừng khí thế của cả dân tộc “Những câu thơ như súng giao tận tay từng người, thôi thúc” (61) Đọc những câu thơ của Hoàng Trung Thông ta lại nhớ đến những câu thơ đầy khí thế anh hùng, với phong cách sử thi trang nghiêm như cảnh rừng Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp của Tố Hữu:

Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay…

(Việt Bắc)

Hay những câu thơ nói lên sự chiến thắng tất yếu của cách mạng, sự bất

tử của dân tộc và cũng bừng bừng khí thế hào hùng của nhà thơ Nguyễn Đình Thi:

Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như nước vỡ bờ Nước Việt Nam từ màu lửa

Rũ bùn đứng dậy sáng loà

Trang 33

Cuộc sống thời đánh Mĩ hiện lên qua thơ Hoàng Trung Thông, nhiều khó khăn thử thách và hy sinh, nhưng nhờ biết nhìn cuộc sống từ hai phía bóng tối và ánh sáng nên thơ ông không lưu lại một chút sương mù ảm đạm nào Cũng xuất phát từ cái nhìn khoẻ mạnh, không xoa dịu khó khăn, mất mát

của chiến tranh mà chuyển nó sang dạng sức mạnh của căm thù Nhà thờ Di

Loan là một trong những bài thơ như thế Đây là một bài thơ hay, sau khi mô

tả cảnh nhà thờ hoang tàn đổ nát vì bom đạn Mĩ, nhà thơ viết:

Tội ác đến đây quỳ thú tội

Ai rửa nổi cho bay?

Tượng chúa tan tành còn trơ một bàn tay Bàn tay ban phép lạ

Bàn tay bị đóng đinh Trong đạn bom của Mỹ Chúa lại bị hành hình

Hình ảnh chúa lại bị hành hình là một sáng tạo của nhà thơ đau

thương và căm hờn được dồn nén lại căng thẳng trong hồn thơ Một bàn tay

chúa Cảm xúc bài thơ được nâng lên mức lý trí mà không hề siêu hình Bài

thơ mang tính tạo hình rất rõ nét

Trong thơ ca chúng ta, chưa bao giờ chủ nghĩa anh hùng cách mạng được thể hiện tập trung và rực rỡ như lúc này Những con người Việt Nam đánh Mỹ rất đẹp Tất cả đều dũng cảm, thanh thản và tràn đầy sức lực Chất liệu thơ ấy kể ra là quen thuộc với các nhà thơ Có điều ở Hoàng Trung Thông giản dị, trực tiếp mà vẫn xôn xao, sâu lắng:

Một chuyến phà rồi một chuyến phà sang

Trang 34

Như nhịp cầu di động dọc ngang

Một đoàn xe… một đoàn xe nữa đến

Băng qua những dòng sông hỏa tuyến

Ôi gian lao thử thách tim người Đêm nay đêm thứ mấy trăm rồi

(Phà đêm)

Con người những năm đánh Mỹ đi vào thơ Hoàng Trung Thông quả là rất đẹp, vẻ đẹp của phẩm chất tự phát sáng mà tâm hồn nhà thơ như tấm gương đã hội tụ được những tia sáng quý giá và phản chiếu lại cho chúng ta soi ngắm Từ hình ảnh những nam nữ thanh niên xung phong tươi trẻ, người dân công tải thương, người nông dân cày trên bom đạn, đến cô gái mảnh dẻ bình tĩnh đứng trên bom nổ chậm để mọi người yên tâm gặt lúa, tất cả đều dũng cảm, thanh thản và tràn đầy sức mạnh:

Một quả bom chỉ chực nổ tung ra Một cô gái đứng nhìn như thách thức Chiếc áo lót bó người căng bộ ngực Không lặng im như pho tượng trang nghiêm

Vẻ đẹp ở đây chính là sự đối trọi giữa sức mạnh tinh thần và sức mạnh vật chất, giữa cái chết và sự sống, là sự kết hợp hài hoà giữa cái bình thường

và cái vĩ đại, giữa sức mạnh nghê gớm và vẻ đẹp dịu dàng Nhiều người ưa

thích bài Đúc của Hoàng Trung Thông vì trong nét đơn sơ và dễ dãi lại có ẩn

cái duyên ngầm và hơi thở mang tâm hồn tự tin mộc mạc, sảng khoái của nhân dân ta qua hình ảnh hai bố con bác thợ rèn Họ làm việc và đánh giặc thật giản dị và nhìn kẻ thù bằng con mắt của người chiến thắng:

Trang 35

… Chà chà! Ta quật lại Súng nổ như ngô rang Thằng lủi bay tháo thân Thằng xác tan dưới đất Thấy mà hả tấm lòng Trông mà sướng con mắt!

Vỏ quýt hắn có dày Móng tay miềng lại nhọn Còn dẫn xác đến đây Thì hắn còn mất mạng Mới biết Bác Hồ tài Nhân dân miềng cũng gớm Chấp thằng Mỹ hai xe

Mà hắn còn mất tướng

Hoàng Trung Thông có một số bài thơ về Cửa Tùng, về đêm ngủ dưới nhà hầm, về những con chim vùng tuyến lửa, về chùm hố tiêu Vĩnh Linh lớn lên trong đạn lửa “Vị càng thêm cay hương thêm nồng đậm” Đi nhiều nơi

gặp nhiều cảnh, nhiều người nơi đất lửa, ở Đêm trăng Đồng Hới tác giả đã rút

ra được nhiều điều đáng suy nghĩ:

Ôi đất này đất lửa sục sôi Đất căng thẳng từng giờ chết sống

Mà đêm nay nhìn ánh trăng trôi

Trang 36

Tôi bỗng hóa ra người mơ mộng

Chính nhà thơ đã lấy cái vẻ mơ mộng của những con người cầm súng nơi giáp mặt với kẻ thù, với cái chết Cho nên, điều mà nhà thơ rút ra và gửi gắm đến bạn đọc là con người Việt Nam, phẩm chất Việt Nam cao đẹp hơn, mạnh mẽ hơn ngàn lần bom đạn và kẻ thù Đó chính là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của chúng ta

Đọc thơ Hoàng Trung Thông, người đọc dễ dàng nhận thấy ông ít nói đến riêng tư, đến bạn bè, vợ con, đến mơ ước buồn vui riêng lẻ, nghĩa là đến những cái thuộc quĩ đạo đời sống tâm tình riêng của cá nhân nhà thơ Không phải vì tác giả cố tình né tránh, thu hẹp cái tôi lại mà là vì ông biết gạt bỏ đi những cái rườm rà vụn vặt của tâm hồn, biết hoà lẫn cái “tôi” vào cái “ta” chung một cách tự nhiên Tâm hồn ông rộng mở đón lấy những nhịp rung từ thực tế, từ quần chúng nhân dân Thơ Hoàng Trung Thông mang đậm màu tươi xanh của cuộc sống Đi vào khu Bốn, nhà thơ rung cảm trước nỗi đau thương, lòng dũng cảm của nhân dân và viết lên một loạt bài, đôi khi dấu vết của thực tế còn nguyên đọng, nhưng mang được sức ấm lòng, nhịp đập bên trong cát bụi và khói lửa của đời sống chiến đấu, đằng sau vẻ thanh thản, yên bình của của buổi sớm vùng tuyến lửa:

Nắng rọi hàng phi lao Cây dừa chao cánh biếc…

Tiếng gầu ai giội nước Lên ruộng mạ xanh rì Con trâu nhích từng bước Gặm cỏ dọc đường đi

Ôi đất biếc trời xanh thanh thản quá

Trang 37

Ngỡ đêm qua chẳng có đạn bom gì

Mỹ, những anh hùng chiến sĩ trên cả hai miền Nam Bắc, những thành tích sản xuất trên đồng ruộng, trong xưởng máy… Bấy nhiêu hiện tượng nổi bật trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đều chưa được thể hiện một cách đậm nét dưới

ngòi bút của nhà thơ” [38,tr.67] Mặc dù vậy, “điều quan trọng ở Hoàng

Trung Thông là thơ anh có những nét riêng không lẫn với ai (…) Từ một cảm hứng chủ đạo, anh gợi về những hình ảnh, tâm trạng và bồi đắp thành câu,

thành bài, tự nhiên và thoải mái” [61,tr.299]

1.3 Đời sống tình cảm:

Nhận xét về thơ Hoàng Trung Thông có ý kiến cho rằng: “Thơ Hoàng Trung Thông cởi mở, nồng ấm nhưng vẫn ít nhiều thiếu vẻ mềm mại, đằm thắm Phải chăng vì thơ anh còn ít chất say mê nồng ấm? (…) Dĩ nhiên, mỗi nhà thơ có phong cách có bút pháp riêng, nhưng dù là nhiệt tình hay tỉnh táo, thì sau cái tỉnh ấy, người đọc vẫn phải linh cảm thấy cái say, thấy một mảnh

tâm hồn nhà thơ in dần lên đó” [28,tr.4] Một nhà nghiên cứu văn học khác

cũng có ý kiến tương tự: “Ở Hoàng Trung Thông, có khi ý chí và nghị lực phấn đấu thể hiện ra một cách trần trụi Do đó người đọc cảm thấy thơ anh

còn khô khan” [39,tr.83] Nhưng cũng có ý kiến khác nhìn nhận thỏa đáng

hơn: “Dạo ấy cũng có ý kiến cho rằng thơ của anh Hoàng Trung Thông còn tỉnh quá, thiếu chất say, thiếu cái bay bay cần có của ngòi bút thơ Nhận xét

Trang 38

trên có căn cứ nhưng chỉ ít lâu sau không còn phù hợp với sự phát triển của

thơ anh” [29,tr.6] Quả thật trong mấy tập thơ đầu, từ Quê hương chiến đấu đến Trong gió lửa, viết về đời sống nông nghiệp và nhất là đời sống chiến

đấu, thơ Hoàng Trung Thông “còn ít chất say mê, nồng ấm”, nhưng từ các tập

tiếp theo: Như đi trong mơ, Hương mùa thu… cho đến Mời trăng thì tiếng

thơ Hoàng Trung Thông ngày càng phong phú hơn Bên cạnh hai nguồn cảm hứng lớn như đã trình bày ở trên trong thơ ông còn có nguồn cảm hứng chủ đạo khác: Đời sống tình cảm

Thực ra, ngay từ các tập thơ ban đầu, trong khi thể hiện đời sống lao động nông nghiệp và đời sống chiến đấu thì Hoàng TrungThông đã thể hiện được cả tình cảm yêu nước, tình yêu Đảng Mà trong các cung bậc của đời sống tình cảm thì yêu nước là tình cảm lớn, đáng trân trọng nhất của con người Từ tình yêu giang sơn Tổ quốc sâu sắc mỗi người dân Việt Nam mới

có ý chí, nghị lực phấn đấu vươn lên trong mọi khó khăn thử thách, cả trong sản xuất và chiến đấu Tình cảm này thường “lặn sâu” trong các ý thơ, song cũng không phải không có lúc nhà thơ biểu hiện một cách “ồn ào lộ liễu”:

Ơi đồng bằng!

Quê hương chúng ta Căm thù vót sắc Căm thù khắc sâu Người trước ngã, có người sau Chỉ một con đường: cách mạng

(Đồng bằng, quê hương chiến đấu)

Trang 39

Nếu không có tình cảm yêu nước, căm thù giặc sâu sắc thử hỏi làm sao những người nông dân buông cày, cầm súng lại có được những hành động thầm lặng mà anh dũng thế này:

Nhớ chăng anh Trời rét,

Đêm đen, Đồng chí giao thông, Vượt sông Hồng đi vào địch hậu

Có những mảnh phong bì còn dính máu, Những công văn một nửa nước phai mờ Bao anh em chết cứng giữa dòng mưa Bao anh chị sóng dồi ra biển cả

Những đồng chí chúng ta Trở về bám xã,

Mưa Đêm mưa!

Đứng giữa bờ đê

Nghiến hàm răng

Đỏ mắt trông về:

Làng đổ nát loè nhèo ánh lửa

Kìa quê hương! chất chồng đau khổ Những vườn rau ruộng lúa tan hoang

Bám lấy quê hương

Trang 40

Giữ chặt xóm làng Giữ chặt lấy mối tình máu mủ

(Sông Hồng Hà)

Tình quân dân thắm thiết cũng là một khía cạnh tình cảm mà Hoàng Trung Thông đã có những tiếng nói riêng, hòa vào cảm hứng chung của nhiều

nhà thơ cùng thời bấy giờ Bao giờ trở lại là một bài thơ đằm thắm và nhuần

nhị về tình cảm giữa quân và dân trong cuộc kháng chiến Các anh bộ đội về làng đã thắp sáng lên bao niềm vui xôn xao cho một xóm nghèo bé nhỏ Những tâm hồn lòng dân rộng mở đón các anh, đón những người ruột thịt:

Các anh về mái ấm nhà vui Tiếng hát câu cười

Rộn ràng xóm nhỏ Các anh về tưng bừng trước ngõ Lớp lớp đàn em hớn hở theo sau

Mẹ già bịn rịn áo nâu Vui đàn con ở rừng sâu mới về

(Bao giờ trở lại)

Về chủ đề này bài thơ Bao giờ trở lại của Hoàng Trung Thông là một

đóng góp Chúng ta đã từng chứng kiến tình quân dân rất đằm thắm trong thơ

của Tố Hữu (Cá nước), Hồng Nguyên (Nhớ), Thôi Hữu (Lên Cấm Sơn) giờ

đây tình quân dân đó lại được biểu hiện với dáng vẻ riêng, chân thực ấm áp trong thơ Hoàng Trung Thông Cái làng quê nghèo nhưng rất giàu tình nghĩa

ấy lại bừng lên sự sống khi bộ đội trở về đóng quân Chúng ta nhớ tới những câu thơ đẹp, trữ tình và đầy thơ mộng của Tố Hữu:

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w