Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 99 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
99
Dung lượng
429 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ THỊ XUÂN PHONGCÁCHNGHỆTHUẬTTHƠYẾNLANLUẬNVĂNTHẠCSĨ NGỮ VĂN VINH - 2011 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ THỊ XUÂN PHONGCÁCHNGHỆTHUẬTTHƠYẾNLANLUẬNVĂNTHẠCSĨ NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60.22.34 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHAN HUY DŨNG VINH - 2011 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. YếnLan là một hiện tượng độc đáo trong văn học Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bao nhiêu công trình nghiên cứu về thơ ông, ngoại trừ một số bài viết ngắn có tính chất điểm sách hay hồi ức, kỷ niệm. Trong bối cảnh đó, không có gì lạ khi việc khảo sát phongcáchnghệthuậtthơYếnLanvẫn còn bị để ngỏ. Đây chính là điều cần sớm được khắc phục để chúng ta có thể có được một cái nhìn bao quát, đầy đủ về diện mạo thơ Việt Nam thế kỷ XX. 1.2. Yến Lan, từ thời thơ Mới đến các thời kỳ thơ về sau, chưa khi nào là một tác giả thời thượng. Nhưng các nhà phê bình vẫn thường nhắc đến tên ông với thái độ kính trọng. Vấn đề là ông đã chọn được cho mình con đường đi riêng và tự tạo được một khuôn mặt thơ không thể lẫn với ai khác. Qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn làm rõ hơn tầm quan trọng của vấn đề xây dựng phongcách trong sáng tạo văn học, nhất là khi đang phổ biến xu hướng làm thơ theo các trào lưu thời thượng, ít chú ý đến bản sắc cá nhân của người viết. 1.3. YếnLan làm thơ theo nhiều thể loại khác nhau, trong đó, tứ tuyệt là thể loại ông có thành công nổi bật. Khi tìm hiểu phongcáchthơ ông, không thể không nói đến thành công này. Hy vọng với đề tài đã chọn, chúng tôi sẽ tích luỹ được thêm nhiều hiểu biết về bí mật cấu trúc của thơ tứ tuyệt, từ đó mà dạy học về nó tốt hơn, bởi theo chương trình Ngữ văn ở phổ thông, số lượng bài thơ tứ tuyệt được học là khá lớn. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Qua những tư liệu mà chúng tôi hiện có, dựa trên tổng thư mục các sách báo, tạp chí nghiên cứu về thơ tứ tuyệt và tác giả YếnLan ở Việt Nam, có thể 5 khẳng định rằng cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tên PhongcáchnghệthuậtthơYến Lan. Từ những năm 80 của thế kỷ trước, trong Ngoại vi thơ, Chế Lan Viên đã dành những trang văn vô cùng trang trọng cho YếnLan : YếnLan là một người viết tứ tuyệt thành công. Biết bao bài tứ tuyệt trên các báo hiện nay chỉ là thơ bốn câu. Tứ tuyệt của YếnLan có tình và có thế võ của tứ tuyệt. Qua đó độc giả bước đầu nhận ra ở YếnLan một phongcáchthơ riêng biệt, độc đáo. Tuy nhiên, trong giới hạn của một bài tựa, Chế Lan Viên chưa có điều kiện triển khai sâu nhiều luận điểm có chạm tới phongcáchnghệthuậtthơYến Lan. Những nhận xét của ông về thơYếnLan mới dừng lại ở mức độ cảm nhận ban đầu khái quát, gợi mở đầy hứng khởi. Quách Tấn, một trong 4 người bạn chí thân với YếnLan trong nhóm Bàn thành tứ hữu, trong cuốn hồi ký Bóng ngày qua của mình đã kể về YếnLan với tất cả tình cảm thân thiết nhất. Đó là những câu chuyện văn chương sâu sắc thâm thúy, chuyện đời thường bình dị chân thành. Cái đáng quý chính là ở chỗ, những nhận xét, những câu chuyện, kỉ niệm khó quên ấy được kể ra bởi một trong tứ linh của Bàn Thành tứ hữu do vậy mà chúng rất mực chân thực, đầy tính thuyết phục. Qua những câu chuyện được kể có phần mộc mạc ấy, độc giả có điều kiện hiểu rõ thêm về Yến Lan, về cuộc đời, con người cũng như tài năng nghệthuật của ông. Về sau, năm 1996, nhà xuất bản Văn học đã ấn hành cuốn Tuyển tập YếnLan do Nguyễn Bao tuyển chọn, giới thiệu. Đây được xem là công trình tập hợp đầy đủ nhất trước tác của nhà thơ từ trước tới nay. Tuy nhiên cũng vì là tuyển tập nên người đọc mới được tiếp cận văn bản tác phẩm mà chưa có điều kiện cảm nhận thẩm bình các bài thơ dưới tư cách là đối tượng của phê bình văn học. 6 Gần đây, năm 2006, người vợ thân yêu, người bạn văn, thư kí trung thành tin cẩn của nhà thơ là cụ bà Nguyễn Thị Lan - nhân vật xuất hiện trong nhiều bài viết của nhà thơ với niềm trắc ẩn - đã gom góp tiền lương hưu ít ỏi xuất bản cho chồng Tuyển tập thơ tứ tuyệt YếnLan (NXB Văn học ấn hành) như một nghĩa cử cao đẹp trước vong linh thi sĩ. Bằng việc dày công sưu tầm và ghi chép cụ bà Nguyễn Thị Lan đã đưa đến cho độc giả một công trình tập hợp khá đầy đặn những vầnthơ tứ tuyệt tài hoa của thi sĩYến Lan, những bài thơ như là sự chắt chiu cả cuộc đời lao động nghệthuật miệt mài và tâm huyết của thi nhân. Tuy nhiên cũng vì là tuyển tập thơ tứ tuyệt nên sự phản ánh cũng mới chỉ dừng lại ở một thể loại văn học mà chưa có được cái nhìn khái quát mang tính tổng hợp thành phong cách. Gần đây, Lê Thiếu Nhơn, một cây bút trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh đã cho ra đời công trình Thi ca nết đất sự tập hợp những bài viết tương đối sâu sắc về một số gương mặt tiêu biểu trong làng văn Việt Nam. Ở đó YếnLan cũng được dành những lời đánh giá đầy trang trọng. Tuy nhiên trong khuôn khổ của một công trình nghiên cứu còn tương đối mỏng về dung lượng Lê Thiếu Nhơn mới chỉ dừng lại ở một cái nhìn khái quát cũng như chưa thể thể hiện hết cái tầm, cái tài của các tác giả như Yến Lan. Trong thời gian gần đây, một số bài báo trên báo chí cũng như các tạp chí chuyên ngành cũng đã quan tâm hơn đến tên tuổi YếnLan và sự nghiệp vănthơ của ông. Có thể dễ dàng kể ra đây một số cái tên đáng chú ý như : Trần Minh Nguyệt, Xuân Tùng, Trần Ngọc Tuấn, Trần Hoàng Nhân, Mang Viên Long, Duy Phi . và đặc biệt là Lâm Bích Thủy, con gái nhà thơYến Lan. Tuy nhiên có thể khẳng định ngay rằng những cây bút trên mới dừng ở kể lại những dòng hồi ức gắn với nhà thơYến Lan, những kỉ niệm đẹp về con người chí tình chí nghĩa ấy. 7 Cũng có khi các tác giả cũng thể hiện tâm tình, cảm xúc và tâm hồn nhạy cảm trong những dòng cảm thụ về thơYếnLan tuy nhiên cũng mới chỉ là ở những khoảnh khắc, những rung cảm riêng lẻ về một vấn đề nào đó trong hồn thơYến Lan. Trong số ấy có lẽ Lâm Bích Thủy gây ấn tượng nhiều hơn cả. Là con gái nhà thơYến Lan, bà là người trong cuộc, là người gần gũi, trực tiếp cùng cha trải qua những năm tháng thăng trầm, cả những buồn vui trong cuộc sống thường nhật cũng như những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời. Vì vậy, dù không theo nghiệp văn chương như cha, dù rằng những bài viết chưa thực trau chuốt về ngôn từ song sự chân thực và cả tinh thần dám nói, dám bày tỏ chính lại là nguyên nhân chủ yếu khiến độc giả quan tâm và ủng hộ cô con gái của thi nhân. Tuy nhiên, những bài viết của Lâm Bích Thủy cũng chỉ mới như là một sự nhìn nhận lại những câu chuyện, những sự kiện chính trị đã ảnh hưởng đến cuộc đời thi sĩYến Lan, những kỉ niệm gắn bó với bà từ tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành mà chưa cho thấy được chân dung tổng quát về con người và sự nghiệp văn chương của thi nhân. Nhìn tổng thể, có thể nói cho đến nay, ngoài một số bài viết trên tạp chí khoa học chuyên ngành, một số bài bình và giới thiệu, chưa có công trình nghiên cứu khoa học quy mô nào đặt ra vấn đề tìm hiểu phongcáchnghệthuậtthơYến Lan. Từ những lí do đó chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát 3.1. Đối tượng nghiên cứu Như tên đề tài đã xác định rõ, đối tượng nghiên cứu của luậnvăn là phongcáchnghệthuậtthơYến Lan, biểu hiện trên mọi mặt nội dung và hình thức. 8 3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát Tư liệu chính là Tuyển tập thơYếnLan do nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1996. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân cùng một số tuyển thơ Việt Nam hiện đại khác. Những tập hồi ức, hồi ký có nói về YếnLan như Hồi ký của Quách Tấn cũng được chú ý khảo sát. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Đưa ra cái nhìn tổng quan về quan điểm sáng tác, hành trình thơ của Yến Lan. 4.2. Khảo sát phongcáchnghệthuậtthơYếnLan thể hiện qua cách ứng xử với con người, cuộc đời. 4.3. Khảo sát phongcáchnghệthuậtthơYếnLan thể hiện qua cách ứng xử với ngôn từ. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, đặc biệt là các phương pháp: phương pháp cấu trúc - hệ thống, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh - đối chiếu… 6. Đóng góp và cấu trúc của luậnvăn 6.1. Đóng góp Đây là lần đầu tiên phongcáchnghệthuậtthơYếnLan được tập trung khảo sát, phân tích một cách toàn diện, có hệ thống. 9 Kết quả của luậnvăn có thể góp phần nâng cao hiệu quả việc tiếp cận thơ nói chung trong hoạt động dạy và học ở nhà trường. Ngoài ra đây còn là tài liệu tham khảo bổ ích đối với bạn đọc yêu văn nói chung, yêu thơYếnLan nói riêng. 6.2. Cấu trúc của luậnvăn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luậnvăn được triển khai trong 3 chương: Chương 1. Vị trí YếnLan trong nền thơ Việt Nam hiện đại. Chương 2. PhongcáchnghệthuậtthơYếnLan qua ứng xử với kiếp nhân sinh Chương 3. PhongcáchnghệthuậtthơYếnLan qua ứng xử với ngôn từ 10