thơ, ở hình ảnh hoặc hình tƣợng thơ, ở kết cấu chủ đề toàn bài.
Hoàng Trung Thông có những câu thơ hay khái quát về phẩm chất, ý chí, sức mạnh của con ngƣời Việt Nam. Những ngƣời con anh hùng của dân tộc ngày nay không những không sợ hy sinh gian khổ mà khi cần thiết có thể biến cái chết thành chiến công. Ở họ ý chí quyết thắng đã mạnh hơn cái chết:
Sống quân thù khủng khiếp Chết quân thù đảo điên
Nhƣng câu thơ hay mang tầm khái quát nhƣ thế phải đến những năm kháng chiến chống Mỹ tác giả mới viết đƣợc. Và nếu không có thực tế lớn lao trƣớc mắt thì nhà thơ cũng không thể có đƣợc các suy ngẫm đầy tự hào nhƣ:
Thế bốn nghìn năm dồn lại hôm nay
Thế mùa xuân xã hội chủ nghĩa nở hoa đầy Thế cách mạng sục sôi trên bốn biển.
(Ta đi)
Bởi vì sự nghiệp chống Mỹ cứu nƣớc của chúng ta ngày nay không những là một cuộc tổng động viên toàn dân mà còn là sự kế thừa tất cả những truyền thống tốt đẹp của toàn bộ lịch sử một dân tộc anh dũng chống ngoại xâm, không những là sự nghiệp của riêng dân tộc ta mà còn là của cả phe xã hội chủ nghĩa và loài ngƣời tiến bộ.
Nhà thơ Tố Hữu cũng có những câu thơ hay khái quát về dân tộc, về tổ quốc, về lẽ sống chết, về nhân tình, về thời đại. Đó là ý thức truyền thống lịch sử, truyền thống dựng nƣớc và giữ nƣớc:
Bốn mƣơi thế kỷ cùng ra trận.
Trong thơ Hoàng Trung Thông còn có những suy nghĩ về truyền thống dân tộc, về lịch sử bất khuất kiên cƣờng của cha ông, về phẩm chất và nét đặc thù của Việt Nam. Những suy nghĩ này hoà vào hình ảnh:
Trên đất nƣớc nghìn năm chảy máu Nghìn năm ngƣời con gái vẫn cầm gƣơm Nghìn năm trai trẻ vẫn lên đƣờng
Đây là một trong nhiều câu thơ của Hoàng Trung Thông đầy chất trí tuệ mà vẫn tình cảm, giản dị mà vẫn mới mẻ, sâu đắm mà vẫn lan xa. Đọc những câu thơ trên ngƣời đọc dễ có sự liên tƣởng, nhớ tới những câu thơ của Huy Cận viết về truyền thống dân tộc:
Dân tộc ta bốn nghìn năm văn hiến Lƣng đeo gƣơm tay mềm mại bút hoa Trong và thật sáng hai bờ suy tƣởng Sống hiên ngang mà nhân ái, chan hoà. Hai đoạn thơ của hai tác giả rất gần nhau song vẫn rất riêng.
Trong thơ Hoàng Trung Thông, tính khái quát bộc lộ rõ ở hình tƣợng trung tâm, ở kết cấu xây dựng tứ thơ. Là ngƣời tiếp thu đƣợc khá nhiều tinh hoa của thơ ca phƣơng Đông và phƣơng Tây, lại dày công nghiên cứu lý luận văn học, từ rất sớm Hoàng Trung Thông đã tâm niệm “Cái gốc của thơ là sự sống, cái hồn của thơ là sự xúc cảm” (Cuộc sống của thơ và thơ cuộc sống)
tuy nhiên đến tập thơ Mời trăng hình nhƣ tất cả rung động của nhà thơ mới tập trung vào sâu kín và riêng tƣ, vào những gì là cốt lõi của đời ngƣời, những gì rộng hơn một đời ngƣời và trƣờng cửu nhƣ thiên nhiên, nhƣ hai hình tƣợng trăng và biển cứ lung linh và dào dạt không cùng.
Nƣớc triều dâng lên cùng sóng Sóng dữ sóng cũng hiền từ Biển nhƣ thực trăng nhƣ hƣ Trăng biển biển trăng tĩnh động Ta vốn là ngƣời thơ
Thấy nƣớc triều dâng ta dẫm chân xuống nƣớc.
(Bài thơ về biển)
Phải chăng khi đã đi gần hết đƣờng đời, Hoàng Trung Thông muốn lắng đọng, gạn lọc lại những gì đã trải, đã chiêm nghiệm, muốn nhận ra cốt lõi của nhân thế, của thiên nhiên, muốn hoà nhập cái hữu hạn vào vô hạn, muốn tìm vẻ đẹp vĩnh hằng mà cuộc đời gắm gửi chỉ đƣợc phép tiếp cận từng gang tấc và bao giờ vẻ đẹp ấy cũng huyền ảo ở phía trƣớc nhƣng vẫn đầy sức quyến rũ, khêu gợi. Đó chính là nét đẹp của hai hình tƣợng trăng và biển đã đƣợc nhà thơ Hoàng Trung Thông xây dựng mang tầm khái quát cao.
Bên cạnh việc xây dựng hình tƣợng mang tầm khái quát, Hoàng Trung Thông còn thể hiện tính khái quát trong kết cấu, xây dựng tứ thơ. Nhà thơ có một tứ thơ loé sáng, mang dấu ấn sáng tạo của riêng ông khi viết về tên phi công Mỹ bị bắt Su - ma - kơ. Tên phi công này vốn là nhà du hành vũ trụ tƣơng lai. Những tên giặc lái sẽ bay vào không gian, khám phá ra nhiều bí mật nhƣng không, hắn đang ở trong phòng giam nhỏ hẹp và có thể sẽ tìm ra đƣợc những sự thật
Su - ma - kơ thèm khát những không gian Nhƣng giữa bốn bức tƣờng giam
Có lẽ hắn sẽ tìm ra một trời sự thật
Các nhà thơ khác cũng đều có cách khái quát bằng hình tƣợng, bằng câu tứ nhƣ vậy. Có thể thấy điều đó qua Các vị la hán chùa Tây Phương của Huy Cận. Khái quát cuộc sống xƣa kia xót xa ngậm ngùi, bế tắc. Nguyễn Đình Thi khái quát về Tổ quốc. Hình tƣợng thơ đƣợc liên kết bằng những hình ảnh cụ thể và rung động tinh tế. Bằng những chất liệu thực tế phong phú bề bộn hoà nhập với đời, Xuân Diệu đã khái quát và nêu lên những suy nghĩ tích cực về
cuộc sống. Cuộc sống thuộc về chúng ta, cái chết là ở phía quân thù (sự sống chẳng bao giờ chán nản)…
Gia tăng sự khái quát trong thơ là một xu hƣớng chính tạo nên đặc điểm, phong cách riêng cho thơ Hoàng Trung Thông. Song xu hƣớng này còn những tồn tại, lúng túng mà ngƣời đọc có thể dễ dàng nhận ra. Khi viết về những vấn đề có tầm khái quát nhƣ về lãnh tụ, về sứ mệnh thiêng liêng của ngƣời nghệ sĩ, Hoàng Trung Thông hay lấy tƣ duy lô gíc để bù đắp cho tƣ duy hình tƣợng vốn là đặc trƣng của văn học nói chung và thơ ca nói riêng. Những khi ấy ông thƣờng diễn giải hơn là biểu hiện, làm cho bài thơ thành khô khan trừu tƣợng. Khi viết về những chuyện có tầm khái quát nhƣ sứ mệnh thiêng liêng của Tổ quốc, cuộc chiến đấu của dân tộc, thơ ông có nhiều suy nghĩ. Chất suy nghĩ dựa trên ảnh hƣởng chung của thực tế khách quan và chủ nghĩa anh hùng cách mạng đang toả sáng. Nhƣng nhiều khi chƣa làm chủ đƣợc mình nên thơ ông đã dài dòng lại kém phần chân thật. Ở “Hà Nội đứng cao muôn trượng chiến công, Hà Nội nói cùng tôi, Như đi trong mơ…. suy nghĩ chƣa tập trung, chƣa bám chắc vào con ngƣời, tâm trạng ý nghĩ cụ thể, còn lƣớt qua và hƣớng nhiều về bầu trời để bình luận”. [61,tr.299]