“ Giọng điệu là thái độ tình cảm, lập trƣờng tƣ tƣởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tƣợng đƣợc miêu tả thể hiện trong lời văn qui định cách xƣng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” (Từ điển thuật ngữ văn học – NXB GD – 1992).
Nhƣ vậy giọng điệu trong nghệ thuật văn chƣơng là biểu hiện của sự lên tiếng của chủ thể sáng tạo về đối tƣợng đƣợc đề cập tới trong tác phẩm nhằm thể hiện chính kiến, quan niệm về thế giới thông qua hệ thống ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật (văn hoặc thơ). Giọng điệu thực chất là một sản phẩm của quá trình sáng tạo riêng, nó có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn, nhà thơ và tác dụng truyền cảm cho ngƣời đọc. Thiếu giọng điệu nhất định, nhà văn chƣa thể viết ra đƣợc tác phẩm mặc dù đã có đủ tài liệu, đã sắp xếp xong cấu tứ hay hệ thống nhân vật. Tìm hiểu giọng điệu là tìm hiểu thế giới tinh thần của chủ thể sáng tạo.
Giọng điệu tác phẩm vƣợt lên và bao hàm những biểu hiện cụ thể nhƣ ngữ điệu, nhịp điệu, nhạc điệu… Giọng điệu bao quát lên những tác phẩm cụ
thể giúp ta nhận diện bản sắc văn chƣơng của nhà văn. Từ giọng điệu tác phẩm văn học dẫn tới giọng điệu nhà thơ, sự hấp dẫn và độc đáo trong tiếng nói riêng của thi sĩ. Giọng điệu tác phẩm không tách rời với ngôn ngữ (hiểu theo nghĩa ngôn ngữ từ nghệ thuật). Nhƣ thế giọng điệu ngôn ngữ trong sáng tác của nhà thơ nằm trong tƣơng quan chung, góp phần khẳng định phẩm chất thuộc về hình thức biểu hiện tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà thơ.