Sự thay đổi cấu trúc ngữ pháp của câu thơ

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông (Trang 86)

Sự thay đổi cấu trúc ngữ pháp của câu thơ mở ra cách nhìn mới khi hƣớng tới cuộc sống thời hiện đại. Đây là sự khác biệt của thơ hiện đại so với thơ ca trung đại.

Cú pháp của thơ Trung đại ổn định gần nhƣ bất biến trong hệ thống qui phạm (thi pháp). Điều này đƣợc khẳng định bởi những dấu hiệu hình thức: từ số lƣợng chữ trong từng câu hoặc trong toàn bài; lối đăng, đối, gieo vần, đến niêm luật chặt chẽ. Nhƣ thế sự sáng tạo tâm đắc của ngƣời viết chủ yếu thu hẹp trong phạm vi kiếm tìm thần tự, nhãn tự. Sự sáng tạo có phần hạn hẹp ấy của thơ xƣa cũng trói buộc và hạn chế luôn tầm nhìn hiện thực, khả năng tƣ duy cùng xúc cảm thẩm mĩ của nhà thơ. Dĩ nhiên, thời nào cũng vậy, những tài năng thơ ca đích thực không hoàn toàn thuần phục mà chịu “chui” vào những ràng buộc mang tính qui phạm ấy. Những tài năng đích thực bao giờ

cũng phá cách, nổi loạn – sự nổi loạn nằm trong hình thức thơ thể hiện và từ đó kéo theo ý tƣởng thuộc nội dung thơ. Trải qua một thời gian dài (qua các triều đại phong kiến) thơ trung đại phát triển trong thế tĩnh tại, nhìn chung là ổn định về mặt thi pháp chung.

Thơ hiện đại nói chung, thơ Hoàng Trung Thông nói riêng, xét trên phƣơng diện cấu trúc câu (trong từng câu, từng dòng thơ và trong từng đoạn, từng bài), không có sự hạn chế về số câu, số dòng, không bị ràng buộc theo niêm luật mà coi trọng vần và điệu. Thực tế này giúp cho việc hiện đại hoá đồng thời làm phong phú các thể thơ tiếng Việt. Chính vì vậy, cú pháp của thơ ca hiện đại phóng khoáng và tự nhiên hơn thơ xƣa. Thơ hiện đại không tựa vào cấu trúc định hình bất biến mà tựa vào nội lực tự thân vốn có và khởi nguồn từ cảm xúc và suy tƣ của thi sĩ. Thơ Hoàng Trung Thông cũng vậy.

3.2.1.1. Câu ngữ pháp tràn biên.

Nhƣ đã nói ở trên, hầu hết thơ Hoàng Trung Thông là thơ tự do hoặc phối hợp nhiều thể thơ trong một bài. Chính điều này đã khiến cho thơ Hoàng Trung Thông không dừng lại ở khuôn phép để tạo nên sự trùng khít. Câu thơ với câu ngữ pháp mà ông thƣờng tạo nên cấu trúc câu ngữ pháp tràn biên, vƣợt qua sự hạn hẹp của một câu thơ (thƣờng nằm trên một dòng của thơ xƣa).

Thế Lữ, lá cờ đầu của phong trào thơ mới, cũng đã tạo ra những câu thơ tràn biên, những dòng cảm xúc gối sóng, ví nhƣ trong bài Cây đàn muôn điệu

cảm xúc gối sóng thể hiện ở sự tƣơng ứng với những bổ ngữ của câu thơ cú pháp và chỉ đƣợc xác định rõ bởi chủ ngữ (tôi) và ba vị ngữ (yêu, kiếm, say mê) ở dòng thơ cuối đoạn:

Dáng yêu kiều tha thƣớt khách giai nhân; Ánh tƣng bừng linh hoạt nắng trời xuân;

Vẻ sầu muộn âm thầm ngày mƣa gió;

Cảnh vĩ đại sóng nghiêng trời, thác ngàn đổ; Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay; Cảnh cơ hàn nơi nƣớc động bùn lầy;

Thứ sáu lại mơ hồ trong ảo mộng; Chỉ hăng hái đua ganh đời náo động; Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê. (Cây đàn muôn điệu)

Thời bài thơ xuất hiện, cấu trúc gối sóng này là một hiện tƣợng mới mẻ. Bởi nó mới mẻ, rành mạch trong tƣ duy khoa học (từ ý đến lời và sự phân định bởi những dấu chấm phẩy (;) qua từng dòng thơ) và đồng thời cũng bộc lộ đƣợc dòng xúc cảm trữ tình nồng nàn; thiết tha của chủ thể sáng tạo. Nhờ lối cấu trúc câu thơ phóng khoáng, tự nhiên mà phù hợp và tƣơng ứng với sự thay đổi trong cách nhìn cách cảm của nhà thơ. Tuy nhiên, lối cấu trúc cú pháp của câu thơ trên (mà cũng là một đoạn thơ) dễ gây ấn tƣợng dàn trải, nặng nề bởi thiếu đi tính hàm xúc, kiệm lời.

Trong thơ Hoàng Trung Thông, ngƣời đọc không thấy lối cấu trúc câu thơ gối sóng nhƣ trên nhƣng lại bắt gặp một cấu trúc câu thơ gối sóng kiểu khác. Hoàng Trung Thông lại lộn ngƣợc lối sắp xếp thành phần ngữ pháp khi chủ từ đƣợc đƣa lên trƣớc cấu trúc câu với các vị ngữ và tuôn chảy theo dòng thơ là một loạt các bổ ngữ. Chẳng hạn trong bài “Anh chủ nhiệm” ta bắt gặp cấu trúc này lặp lại nhiều lần:

Anh giơ tay vẽ giữa đồng xanh Vẽ cả ngày mai thành bức tranh;

Kìa dòng mƣơng chảy cầu đƣơng bắc Lò gạch xây cao, đƣờng thẳng tắp Nơi đây kho thóc, nhà chăn nuôi Tiền đã lo xong, đất cắm rồi. Và:

Anh làm chủ nhiệm đã ba năm Ba năm vật lộn cùng khó khăn.

(Anh chủ nhiệm)

Cấu trúc câu thơ gối sóng, tràn biên nhƣ thế chúng ta còn gặp ở nhiều bài thơ khác của Hoàng Trung Thông nhƣ: Đêm vằn chải, Tưởng nhớ, Cửa Tùng, Nhưng cuối cùng…Và đây là một đoạn thơ nhƣ thế:

Điệu dân ca chị Hoà cao giọng hát Những tiếng buông gần bắt tiếng rơi xa Những tiếng trầm trầm hoà tiếng ngân nga Những tiếng nghẹn ngào nhƣ lệ rỏ

Những tiếng mơ màng nhƣ thoảng gió Thấp thoáng hình cô gái cuốc trên nƣơng Bà Mẹ địu con lên dốc mờ sƣơng.

(Đêm Vằn Chải)

Nhƣ vậy mỗi câu thơ (ngữ pháp) của Hoàng Trung Thông không dồn tụ ngữ nghĩa vào một câu thơ nhƣ trong thơ truyền thống mà tạo nên bằng cả một đoạn thơ chứa đựng không gian, thời gian hiện thực diễn tả. Hơn nữa, chúng lại đƣợc gắn kết bởi các thành phần ngữ pháp cùng những yếu tố liên

đới khác. Có lẽ vì thế mà nó tạo ra giọng điệu trữ tình – minh chiết trong thơ ông.

Lại một dạng tràn biên khác trong những câu thơ với lối diễn đạt vừa khúc chiết vừa rành mạch vừa trữ tình theo một điệu riêng. Một cách gối sóng “tâm tình”, khiến cho lời thơ Hoàng Trung Thông chảy liền mạch. Tạo nên nét duyên dáng, tình tứ riêng của nhà thơ. Ngƣời đọc có thể thấy trong thơ Hoàng Trung Thông nhiều cách diễn đạt và giọng điệu ngôn ngữ kiểu này:

–Phải chăng anh, ngƣời lái phà năm trƣớc

Chở suốt đêm dài xe nối xe…

(Chiều đến Bình Ca)

– Tôi vẫn nghĩ đi làm cách mạng

Đâu cũng là nhà đâu cũng quê hƣơng.

(Về thăm quê)

Tôi hỏi gió hỏi mây hỏi cây hỏi nƣớc Quê hƣơng ta một nửa đâu rồi.

(Sương mù bên kia sông Bến Hải)

Mẹ ơi, mẹ làm sao đứng nổi

Giữa tháng năm dài dằng dặc đạn bom

(Mẹ Bường)

Ôi những chiều thứ bảy những chiều Ngƣời thân yêu tìm đến ngƣời thân yêu.

Cách gối sóng giữa các câu thơ gây ấn tƣợng rành rẽ về ngữ pháp, văn phạm đồng thời lại tạo mối quan hệ nối kết thiết tha thật lạ. Trƣớc Hoàng Trung Thông cũng có một số cây bút có sử dụng câu thơ gối sóng kiểu này nhƣng khác Hoàng Trung Thông ở chỗ cách gối sóng giữa các câu thơ của họ nhờ vào những từ nối ở câu trên và chảy tràn xuống những câu thơ sau đó.

– Tôi muốn sống cuộc đời thi sĩ để Uống say nồng nhƣng chỉ thấy chua cay.

(Lựa tiếng đàn - Thế Lữ)

– Lúa ở đồng tôi và lúa ở Đồng nàng và lúa ở đồng anh.

( Mùa xuân xanh - Nguyễn Bính)

3.2.1.2. Cách ngắt câu thành câu thơ bậc thang.

Cách ngắt câu thơ, dòng thơ thành các câu thơ bậc thang không phải là sáng tạo riêng của nhà thơ Hoàng Trung Thông. Trƣớc và sau ông đều có những tác giả viết theo lối này. Ở nƣớc ngoài nhà thơ Maia côpxky thƣờng sáng tác thơ theo hình thức này. Nhà thơ Nguyễn Duy trong bài thơ Tre Việt Nam cũng ngắt câu cuối thành:

Mai sau

Mai sau

Mai sau

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh. (Tre Việt nam)

Cách ngắt câu nhƣ thế trƣớc và sau Hoàng Trung Thông đều có ngƣời sử dụng. Vậy cách ngắt câu thơ thành những dòng thơ bậc thang ở Hoàng Trung Thông có gì đặc biệt? Đọc thơ ông, ngƣời đọc thấy cách ngắt câu này xuất

hiện ngay từ đầu và tồn tại rải rác đến tập thơ cuối. Không phải ở bài nào ông cũng vận dụng cách ngắt câu đó mà chỉ ở những bài, những câu, những ý cần nhấn mạnh, cần tách bạch đến khúc chiết rõ ràng nhà thơ mới vận dụng. Cách ngắt câu này có tác dụng nhấn mạnh, khắc sâu sự chú ý của ngƣời đọc vào các sự kiện, hành động, trạng thái. Cách ngắt câu nhƣ thế có phần nào giống với biện pháp tách biệt trong thơ. Đây cũng là một nét độc đáo trong thơ Hoàng Trung Thông. Chúng ta gặp khá nhiều câu thơ dạng này trong thơ ông:

– Một dòng sông, một chiếc cầu

Nhƣ dòng lệ nhƣ hàm răng nghiến chặt Sƣơng sƣơng rơi trên miền Nam dày đặc Nhƣng sau kia

lửa lửa

cháy lên rồi.

(Sương mù bên kia sông Bến Hải)

–“… Rừng muôn tay xanh biếc chập chùng Vây lấy con tàu

nằm lâu

không nhả khói Con tàu nằm

mệt mỏi Dặm đƣờng xa còn xa…

(Đêm tây Bá Lợi á)

–… Tôi đã thấy trong những vƣờn táo trắng Hoa nở đầy

mái tóc đuổi theo nhau. (…)

Tôi đã thấy bên góc tƣờng mới dựng Tuyết rơi đầy

tay vuốt tóc trong gƣơng. (Những mái tóc)

– … Đôi lúc lại quá thừa Thừa gió, thừa mây thừa nắng thừa mƣa Thừa giấy mực Cũng thừa sách vở. (Tâm sự) 3.3. Hình ảnh, mô típ. 3.3.1. Hình ảnh

3.3.1.1 Hình ảnh những con đường, những bước đi

Thơ Hoàng Trung Thông hay nói tới những con đƣờng, những bƣớc đi. Hình ảnh này thƣờng thấy trong Đường chúng ta điNhững cánh buồm. Đây là một khía cạnh của không gian nghệ thuật trong thơ ông. Đó không chỉ là những con đƣờng, bƣớc đi của một cá nhân mà còn là con đƣờng, bƣớc đi của mọi ngƣời, không chỉ là đƣờng sang nƣớc bạn mà còn là con đƣờng ra thế giới. Trong các bài: Chiều đến Bình ca, Bên bờ Ban tích, Gửi Việt Bắc, Mỗi lần đi, Về thăm quê… nhà thơ đã dựng lên hình ảnh những con đƣờng, những bƣớc đi. Hình ảnh này đƣợc biểu hiện ở nhiều dạng thức khác nhau. Có khi

nhà thơ gọi thẳng Đường chúng ta đi, có khi đƣợc biểu hiện qua những chuyến đi (mỗi lần đi), hoặc trái với chuyến đi là sự trở về chốn cũ (Về thăm quê)… Thơ Hoàng Trung Thông thƣờng gắn với những sự kiện, phong trào nổi bật, gắn với những chuyến đi thực tế. Sau mỗi chuyến đi công tác ông lại “nhƣ cây khô” đƣợc “tiếp nhựa đâm chồi”, Nhà thơ đã tâm sự nhƣ thế trong bài “Mỗi lần đi”:

Mỗi lần đi vai nặng ba lô

Mang nặng mồ hôi, nặng ƣớc mơ Ôi tổ quốc ngày đi ngàn dặm Mỗi đoạn đƣờngrung một tứ thơ.

Hoàng Trung Thông chủ trƣơng phải đi nhiều, thâm nhập vào thực tế đời sống để trang thơ tƣơi màu cuộc sống. Ông đã từng tự kiểm điểm mình, cảm thấy ân hận vì đã từng có lúc xa rời hơi thở ấm nồng của cuộc sống thực tại.

Bấy lâu bụi phủ trong phòng nhỏ Lấy cánh quạt trần làm cánh gió Bây giờ biển thổi gió bao la

Lảo đảo thuyền tim chừng muốn vỡ.

(Gió biển)

Có lẽ vì thế mà nhà thơ muốn “đi trong vạn dặm trời xuân” để “nghe quê xa hoà điệu với quê gần”. Hoàng Trung Thông luôn ấp ủ một ý nguyện và mải mê thực hiện:

Chân bƣớc đi không kể gì năm tháng

Tôi ƣơm hồn trên những nẻo đƣờng đi Nhƣ đồng quê ƣơm hạt giống thần kỳ.

(Đường chúng ta đi)

Nhờ những bƣớc đi trên khắp mọi nẻo đƣờng nhƣ thế, thơ Hoàng Trung Thông luôn ấm nồng chất hiện thực. Đọc thơ ông ngƣời đọc thấy đƣợc đời sống lao động nông nghiệp còn nhiều khó khăn vất vả nhƣng đã, đang và sẽ hứa hẹn một ngày mai tƣơi sáng. Ở lĩnh vực đó nổi lên những ngƣời làm chủ tập thể, có trách nhiệm cao với công việc (Anh chủ nhiệm); có phong trào hợp tác hoá nông nghiệp; có công việc khai hoang vỡ hoá..v.v.. Ngƣời đọc còn thấy đƣợc cuộc chiến đấu của dân tộc ta theo sát với từng thời điểm lịch sử trong thơ ông ..v.v. nhà thơ không chỉ phản ánh hiện thực của đất nƣớc mà còn phản ánh đƣợc cả hiện thực của nƣớc bạn. (Bên bờ Ban tích, Đêm tây Bá lợi á, Bàn tay Sô panh, Bên bờ Bắc Hải, Trước tượng Ghếttô….)

3.3.1.2. Những hình ảnh gắn bó với nông thôn và miền núi

Mỗi nhà thơ thƣờng chọn một vùng đất để thâm canh. Hoàng Trung Thông rất ít viết về thành thị, về nhà máy, công trƣờng. Mảnh đất của ông là nông thôn và miền núi. Ở những nơi này, thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng, con ngƣời mộc mạc sâu đậm nghĩa tình. Phải chăng tạng tâm hồn Hoàng Trung Thông phù hợp, dễ rung cảm cùng những đối tƣợng ấy. Bài thơ đầu tiên của ông trình làng khiến ngƣời đọc bắt đầu chú ý đến là Bài ca vỡ đất

(1948), bài ca về những ngƣời áo vải, “Cấy xanh núi đèo”. Trƣớc sau Hoàng Trung Thông vẫn chung thuỷ với những con ngƣời nhƣ vậy.

Thơ Hoàng Trung Thông hay nói về việc “đào nƣơng mở suối”, về cây, về cánh đồng, làng quê. Đây là những hình ảnh gắn bó với đất, với nông thôn.

Bám vào đất mà trăn trở, tìm tòi, Hoàng Trung Thông đã có nhiều bài thơ hay và có những sáng tạo trong hình thức biểu hiện. Nhà thơ “viết về đất đai đồng ruộng” với bao nhiêu tình nghĩa chan hoà với đất, gửi vào đất những yêu thƣơng, hy vọng. Đất dầu dãi nắng mƣa, lƣng hằn vết đạn mà thủy chung với ngƣời từ cuộc kháng chiến trƣớc (Bài ca vỡ đất,Ttrên mảnh đất này…). Đất mở chiến hào che chở. Đất hoá thân thành anh hùng, thành đồng chí của ngƣời trong chiến tranh chống Mĩ:

Đất ơi đất ơi Đất bùn đất sỏi Mƣa dầm nắng phơi Đất dù không nói Mà mang hồn ngƣời Cùng ta chống chọi Với quân cƣớp trời.

(Đào chiến hào)

Gắn bó với đất là hình ảnh ngƣời nông dân tập thể đấu tranh với thiên nhiên, cải tạo đồng ruộng giành sự sống. Thơ Hoàng Trung Thông hay nói về việc đào mƣơng, mở suối, về cấy cày, đây chính là công việc cải tạo đồng ruộng, vỡ hoá khai hoang:

Đƣờng xa ta tới đây Trên đồi cây khát nắng, Giữa hai dòng suối vắng Đoàn ta vui cấy cày. (...)

Tiếng suối ngân nga Hoà theo gió núi. Ta đào mƣơng mở suối

Tuổi ta là những tuổi đấu tranh. Cho dù bạc áo nông binh

Vẫn còn vỡ đất cấy xanh núi đèo.

(Bài ca vỡ đất)

Hình ảnh cánh đồng, làng quê trong thơ Hoàng Trung Thông là hình ảnh của phong trào hợp tác hoá nông nghiệp trên miền Bắc. Tác giả nhiệt tình ca ngợi sức sống mới đang đâm chồi nảy lộc trong nông thôn hợp tác hoá:

Anh trỏ đây cánh đồng hợp tác Lúa tƣơi vàng nhƣ ráng nhƣ mây Tôi nói lúa làm chung phải khác Hạt mẩy bông dài cây sát cây…

(Thăm lúa)

Hoàng Trung Thông cũng hay viết về những thác, những hồ, những đèo, những phiên chợ của ngƣời miền núi. Đây là những hình ảnh đáng chú ý ở một mảng thơ mà ông viết về những thay đổi và nhịp sống lao động dựng xây ở miền núi. (Trên hồ Ba Bể, Chợ Cô Sầu, Thác Bản Giốc, Tiếng đàn, Ngựa thồ, Đêm vằn chải).

Hình ảnh thác nƣớc, hồ nƣớc trong thơ Hoàng Trung Thông nằm trong dụng công nghệ thuật và tâm tình của ông. Thác nƣớc, hồ nƣớc đem lại mặt không gian yên ả thanh sạch, mọi cảm giác vẩn đục từ bụi trần đƣợc thanh lọc, chỉ còn sự thanh sạch trong trẻo lan toả trong không gian:

Trên cả mây trời trên núi xanh Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ Mái chèo khua bóng núi rung rinh. (Trên hồ Ba Bể)

Song hình ảnh thác nƣớc, hồ nƣớc không chỉ là cảnh quan với vẻ đẹp tuyệt vời thiên nhiên ban tặng mà còn là tiếng nói ngợi ca quê hƣơng giàu đẹp đang hàng ngày hàng giờ chuyển mình thay da đổi thịt dƣới bàn tay lao động cần cù của dân nơi đây:

– Thuyền ta quanh quất trên Ba Bể Đỏ ối vƣời cam thắm bãi ngô Nhộn nhịp trâu về vang tiếng trẻ Đâu còn giông bão hung thần xƣa. (Trên hồ Ba Bể)

– Đền tạ đế vƣơng đã sụp đổ Pháo đài kia cũng đứng im hơi Chỉ còn tiếng ngƣời reo bên thác đổ Chỉ có vang xa tiếng thác cƣời. (Thác Bản Giốc)

Hình ảnh ngựa thồ, đèo cao, phiên chợ của ngƣời miền núi trong thơ Hoàng Trung Thông cũng tập trung phản ánh cuộc sống đang lên của ngƣời dân miền núi (Chợ Cô Sầu). Có khi là sự phản ánh cuộc chiến đấu của đồng

bào miền núi hoà chung với cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của toàn dân

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)