Đặc sắc trong giọng điệu thơ HoàngTrung Thông

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông (Trang 81)

Nếu nhƣ giọng điệu thơ tình của nhà thơ Thế Lữ, theo Hoài Thanh, là có giọng điệu “lẳng lơ mà xa vời và thiếu tình ấm áp”; giọng điệu ngọt ngào, êm ái trong Hồn bướm mơ tiên của Khái Hƣng; giọng điệu suồng sã, đay nghiến trong Chí Phèo của Nam Cao; giọng điệu mỉa mai, châm biếm trong thuế máu

của Nguyễn Ái Quốc thì có thể nói giọng điệu trong thơ Hoàng Trung Thông là giọng điệu rắn rỏi và chắc khoẻ.

Nhịp thơ, hơi thơ của Hoàng Trung Thông không phải không có lúc uyển chuyển, êm đềm:

Gió rét chớm về đào mận hết Ngƣời Mèo xuống phố bán dâu da Sa Pa một góc trời thu đẹp

Rừng sa mu đứng gội mù sa.

(Thu Sa Pa)

Nhịp thơ, hơi thơ này càng về sau, càng rõ nét. Khi mà tuổi tác đã cao, sự chiêm nghiệm đã nhiều thơ ông càng tha thiết êm đềm hơn:

Ngọn mƣớp luồn qua cửa sổ Vầng trăng toả ánh vào nhà

Ngƣời không thong thả, trăng thong thả Trăng có vầng mƣớp có hoa.

(Tứ tuyệt)

Tuy nhiên, bao trùm và xuyên suốt thơ Hoàng Trung Thông là giọng thơ rắn rỏi và chắc khoẻ. Ngay từ bài thơ đầu tay ra mắt công chúng ngƣời đọc đã cảm nhận ở Hoàng Trung Thông một giọng thơ chắc khoẻ nhƣ những nhát cuốc bập sâu vào đất:

Chúng ta đoàn áo vải

Sống cuộc đời rừng núi bấy nay Đồng xanh ta thiếu đất cày

Nghe rừng lắm đất lên đây với rừng. Tháng ngày ta góp sức chung

Vun từng luống đất, cuốc từng gốc cây.

(Bài ca vỡ đất)

Hầu nhƣ bài thơ nào của Hoàng Trung Thông cũng thể hiện giọng thơ, hơi thơ chắc khoẻ, rắn rỏi cho dù ông viết về lĩnh vực nào, viết về vùng xuôi hay vùng cao cũng vẫn giọng thơ đó:

Nƣớc Sông Hồng ngang trời sóng vỗ Ta làm ra sóng lúa hai bờ

Lúa ta thi với sóng Hồng Hà Ta đổi nắng thay mƣa

Cho lúa tới ngang trời đỏ rực.

Và đây là giọng thơ kể chuyện Hồng Mí Giáo, anh liên lạc một huyện miền núi thật thà chất phác mà tài hoa. Hơi thơ rắn rỏi nhƣ trong thể hành ngày xƣa:

Da đen, mắt xếch, ngƣời nhƣ sắt Lầm lì ít nói và ít cƣời,

Một mình, một ngựa một mã páo Lên dốc xuống đèo đi nhƣ chơi

Những khi chuếnh choáng vài chén rƣợu Cặp mắt long lanh cƣời rất vui.

(Tiếng đàn)

Ngƣời đọc càng cảm nhận rõ hơn giọng thơ chắc khoẻ của Hoàng Trung Thông trong những vần thơ viết về đất nƣớc, về công cuộc đấu tranh thống nhất nƣớc nhà. Những câu thơ hừng hực khí thế tiến công:

Ta lại viết bài thơ trên báng súng Con lớn lên đang viết tiếp thay cha

Ngƣời đứng dậy viết tiếp ngƣời ngã xuống Ngƣời hôm nay viết tiếp ngƣời hôm qua.

(Bài thơ báng súng)

Về phƣơng diện hình thức, Hoàng Trung Thông thƣờng dùng ngôn ngữ đƣợc rút ra từ cách nói giản dị, chân thật của quần chúng. Cho nên nhiều khi ông tạo ra đƣợc những câu thơ gần với cách nói của phƣơng ngôn, tục ngữ kiểu nhƣ:

Bàn tay rắn chắc em đào cỏ. Hay:

Bƣng bát cơm đầy ăn chẳng ngon Thù hận sớm chiều giăng trƣớc mặt.

Những đặc trƣng trên đây làm cho Hoàng Trung Thông khác với các nhà thơ khác một cách rõ rệt. Có nhà thơ để lại cho ta ấn tƣợng về một con ngƣời giàu tình cảm thiết tha; có nhà thơ đƣa đến cho ngƣời đọc hình ảnh một con ngƣời suy nghĩ đăm chiêu. Nhƣng cũng có nhà thơ lại là con ngƣời của ý chí, của hành động. Hoàng Trung Thông là con ngƣời nhƣ vậy. Ông là nhà thơ của thực tiễn và chiến đấu. Giọng điệu thơ ông là giọng chắc khoẻ rắn rỏi.

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)