1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm khóa luận tốt nghiệp

88 709 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 12,92 MB

Nội dung

Trang 1

MỞ ĐÀU 1 Lý do chọn đề tài

Thế giới nghệ thuật là một chính thé nghệ thuật bao gồm tất cả các yếu

tố, cấp độ của sáng tạo nghệ thuật Mỗi cấp độ, yếu tố này lại có thể là một chỉnh thể nhỏ hơn được đặt trong những mối quan hệ biện chứng nhất định,

xâu chuỗi với những yếu tố khác Nghiên cứu thế giới nghệ thuật là dé tìm

hiểu quy luật của từng loại thế giới nghệ thuật, sự sáng tạo của chủ thể, quan

niệm về nghệ thuật, cuộc sống, nhân sinh .của người nghệ sĩ

Thơ trữ tình là biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của nhà thơ Những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của thi sĩ thể hiện trong thế giới nghệ thuật

chính là những biểu hiện của cái tôi và các nguyên tắc thẻ hiện nó Tìm hiểu

thế giới nghệ thuật thơ trữ tình là một cách đánh giá sáng tạo thơ ca từ góc độ

thi pháp Đây là hướng tiếp cận có nhiều triển vọng mà tác giả khoá luận

mong muốn đóng góp vào quá trình nghiên cứu và giảng dạy

Trong những nhà thơ tiêu biểu của làng thơ trữ tình Hoàng Cầm là một

cây bút có tên tuổi và để lại dấu ấn độc đáo Ông là một nhà thơ có sự nghiệp

trai dai Tuy sáng tác cả truyện ngắn và kịch thơ nhưng ông được độc giả biết

đến và để lại nhiều thành tựu hơn cả là ở mảng thơ ca Dù không đồ sộ như sự nghiệp thơ: Tố Hữu, Chế Lan Viên nhưng với những thành tựu đã đạt được,

thơ Hoàng Cầm rất đáng là đối tượng nghiên cứu

Chọn đề tài “Thế giới nghệ thuật trong thơ Hoàng Cầm" tiếp cận từ

góc độ thi pháp, với cái nhìn chỉnh thé, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần nhận diện thơ Hoàng Cầm sâu hơn, rộng hơn Kết quả nghiên cứu về đề tài này sẽ

giúp chúng tôi nâng cao trình độ học tập và giảng dạy sau này

2 Lịch sử vấn đề

Trang 2

những người trời sinh ra chỉ để làm thơ, Hoàng Câm thuộc lớp người thứ hai, bởi vì trọn cả cuộc đời ông chung thuỷ với thơ và không chịu làm việc gì khác

cá có thể coi "Sự hiễn thân tới cùng” cho thơ của Hoàng Cẩm là một "Thiên

mệnh” /heo cách nói của người xưa hay một “Irách vụ xã hội" theo cách nói

ngày nay” [24.372]

Có lẽ vì thế mà lịch sử phê bình nghiên cứu về Hoàng Cầm dường như song hành cùng sáng tác của ông Hoàng Cầm bắt đầu được biết đến trên thi

đàn từ những năm 40 của thế kỷ XX

Tuy trước năm 1945 trong bảng phong thần của các nhà thơ mới chưa có tên Hoàng Cầm và ngày đó Hoàng Cầm còn khép lép đứng lùi ra nhìn vào

chiếu làng văn thấy các bậc "Liên anh”: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận mà "Kinh nhỉ viễn chỉ" Nhưng ngay từ khi mới xuất hiện thơ Hoàng Cầm đã thu

hút được sự chú ý của cả giới sáng tác và phê bình nghiên cứu văn học

Có một khoảng thời gian vắng bóng trên thi đàn (1958 - 1988) nhưng khoảng thời gian đó lại chính là thời gian mà Hoàng Cầm đã tạo nên sự đột

khởi trong nghiệp thơ của ông bằng cách xuất hiện một loạt các tập thơ: và

Kinh Bắc, Mưa Thuận Thành, Men Đá Vàng, 99 Bài Tình đặc biệt trong

đó có tập thơ về Kinh Bắc theo Hoàng Cầm thì đó "7áp (hơ cột sống của đời

ông” Bởi đây là tập thơ mang tỉnh tuý của văn hoá Quan Họ - Kinh Bắc đã

được chưng cất, kết đọng lại

Hoài Việt trong “Hoàng Cầm thơ văn và cuộc đời" [Nxb VHTT, 1997] đã nhận xét về tập Về Kinh Bắc có một phong cách riêng và cách thể hiện ngôn từ cũng rất riêng

Nguyễn Trọng Tạo trong “ẩn tượng Hoàng Cẩm " cũng đánh giá tập thơ

"Về Kinh Bắc" của Hoàng Cầm là một tập thơ có sự lôi cuốn, có ma lực:

Trang 3

tập thơ “Về Kinh Bắc” từ bản thảo của Hoàng Cẩm, bởi thơ ông rất lôi hút

những nhà thơ trẻ chúng tôi lúc bấy giờ Quả là thơ Hoàng Cẩm có một ma

lực ở sự cách tân, ở hỗn cốt văn hoá làng quê việt" [20]

Bên cạnh Về Kinh Bắc, Men đá vàng và Mưa Thuận Thành cũng là hai tập thơ mang hồn cốt làng quê việt đậm nét và thể hiện thành cơng phong cách Hồng Cầm

Nói về ÄMfưa Thuận Thành, Quang Huy đã đánh giá "Tôi có thể cam đoan với các bạn, trong tập thơ này bài nào cũng đọc được Nhiều bài hay một, hai câu, ai cung phải "Nức nở khen thầm" Nói như vậy hồn tồn khơng phải là quá đáng với tài thơ của thi sĩ Hoàng Cầm " [23.226]

Phạm Thị Hoài cũng có bài đánh giá về Mưa Thuận Thành của Hoàng Cam Nhưng ở đó lại là sự phát hiện ra cái riêng của thơ ông "Cùng với Hàn Mặc Tử, Tản Đà, Nguyễn Khắc Hiếu có thể Là Nguyễn Binh nữa Hoàng Cẩm quả thật là một trong số không nhiều lắm những người lập được cho mình một vương quốc thơ riêng, với nền móng, bản sắc và các nghỉ thức

không thể trộn lẫn Tập "Mưa Thuận Thành" không cân đề tên tác giả vì chắc

chắn đó là Hoàng Cẩm" [23.257]

Tập thơ lẻ Men Đá Vàng tuy chưa được nhiều nhà nghiên cứu và phê bình văn học đi sâu vào đánh giá, phân tích nhưng đó cũng là một tập thơ hay,

đã giải toả được nhiều “ẩn #c” như Hoài Việt đã nhận xét:

"Riêng tôi thấy trong hình bài thơ này có một cái bóng chân trong hiện thực cuộc sống, hoà nhập vào cộng đông phát lên tiếng nói chung Còn một

cái bóng khác đang lặn lội tìm về quá khứ điềm tĩnh hơn, trầm lắng hơn, sâu

lắng hơn như lại là tiếng lòng riêng muốn giải toả những "ân ức" kiểu "Men Đá Vàng" lớp men tráng lên những đau thương của cuộc đời tan vố”.[23.I 6]

Trang 4

bình văn học với lời đánh giá chung nhất, khái quát nhất về bài thơ, Chu Văn Sơn đã nói: "Tôi cho rằng đây là một trong những bài "Cao thủ" nhất của Hoàng Cẩm, một tìm tòi thành công trong thư pháp của ông"[23.291]

Cũng có bài đánh giá về Cay Tam Cúc nhưng Đặng Tiến lại có cái nhìn

cụ thể hơn

"Cây tam cúc là một bài thơ hay, tiêu biểu cho những thành tựu nghệ

thuật cúa Hoàng Cẩm Từ một trò chơi dân gian khá phổ biến, tác giả đã tạo nên một bức tranh khá trữ tình đắc sắc và phong phú, bắt đầu với tình yêu nam nữ, rồi đến tình chị em, tình người, tình dân tộc Rộng ra hơn nữa là tình

yêu tôi trẻ, quê hương, tình yêu cuộc sống trong mọi mặt, trong cảnh nhàn

nhã lúc chênh vênh " [23.291]

Nguyễn Đăng Mạnh có bài đánh giá khi đọc Lá Diêu Bơng của Hồng

Cầm: "Có phải là linh hỗn của đồng quê ta cất lên tiếng đó không, có phải là

linh hôn của thôn nữ ngày xưa, của những cô Tắm, những Ngọc Hoa, Cúc Hoa, những Xuỷ Vân đến chết vẫn còn vương vấn mảnh đất này với niềm khát

khao yêu thương đó chăng? Hay là chính linh hồn ta đó, hoà cùng linh hôn

đất nước, cất lên thành tiếng gọi thiết tha trên đông chiều bạt gió: “Diêu Bông hồi ới Diêu Bông" vâng (ôi gọi đó là phạm trù siêu thơ”.[23.235]

Khác với Nguyễn Đăng Mạnh, Mai Thục lại nhìn Lá Điêu Bông của

Hoàng Cầm ở khía cạnh hoài cố, ở Lá Điêu Bơng, Hồng Cầm đã tái tạo lại thế giới xưa đã mất, đó chính là sự tồn tại của một nỗi nhớ da diết, thân

thương, gần gũi mà xa xôi vời vợi:

Trang 5

Diêu Bông" xôn xao một thế giới riêng hư ảo, như thực ẩn hiện giữa một không gian mênh mông cúa đồng quê Việt Nam".[23.259]

Bên Kia Sông Đuống, Lá Diêu Bông và 99 Bài Tình là ba tập thơ đã được nhận giải thưởng nhà nước 2007 trong số những tập thơ của Hoàng Cầm

Qua những bài nghiên cứu đã có về thơ Hoàng Cầm, người viết khoá

luận nhận thấy: Hầu hết đó là những bài viết mang tình giới thiệu về tác giả, về một bài thơ, hoặc một tập thơ của Hoàng Cầm, chưa có công trình nào

nghiên cứu toàn bộ “Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm" Nhưng chính những bài nghiên cứu này là tư liệu hết sức quý báu và là sự gợi ý để người

viết khoá luận thực hiện khoá luận này

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là tập trung tìm hiểu thế giới nghệ

thuật thơ Hoàng Cầm trong toàn bộ sáng tác của ông trong các tuyên tập đã

được ấn hành và tư liệu trên báo chí

4 Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu “Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm” chúng tôi muốn cắt nghĩa lí giải và tìm ra những nét đặc sắc về thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm Từ đó giúp bản thân chúng tôi cũng như người đọc có thể hiểu thêm về thơ Hoàng Cầm — một cây bút luôn hướng về cội nguồn và lấy “Bản

sắc nghệ thuật dân tộc ” làm nền tảng

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu của khoá luận là đi sâu vào việc tìm hiểu thế giới

Trang 6

6 Đóng góp của khóa luận

Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống khoa học về “Thé giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm” Qua đó thây được sự đóng góp của Hoàng

Cầm cho nền thơ ca Việt Nam hiên đại Đồng thời đây cũng là một bài tập

nghiên cứu khoa học rất hữu ích cho việc học tập và tìm hiểu về thế giới nghệ thuật trong thơ của một tác giả bất kỳ sau này mà bản thân tác giả khóa luận muốn tìm hiểu

7 Phương pháp nghiên cứu

Đề thực hiện đề tài: “Thế giới nghệ thuật thơ Hồng Cằm"” khố luận

kết hợp, vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu: 7.1 Phương pháp hệ thống

Được hiểu thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm là một hệ thống

7.2 Phương pháp nghiên cứu tác giả

Khoá luận đã tiếp cận một các toàn bộ, đầy đủ đối với những kiến thức

đã được nghiên cứu về tác giá Hoàng Cầm coi đó là một cơ sở cho việc

nghiên cứu “2hế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm” Do đó người viết đã cố

gắng sưu tầm đầy đủ và nghiên cứu một cách nghiêm túc về cuộc đời tác giả

trong mối liên quan với sự nghiệp văn học đặc biệt là với thơ Bằng cách thức

này người viết đã tìm thấy nhiều điểm thống nhất giữa cuộc đời và sự nghiệp thơ ca Đó thực sự là những tư liệu quý báu cho việc nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm

7.3 Phương pháp phân tích tác phẩm

Trong sự nghiệp thơ ca Hoàng Cầm có những bài, những đoạn có giá trị

nổi trội Do đó người viết đã sử dụng phương pháp phân tích để phát hiện ra

những giá trị về nội dung và nghệ thuật trong những tác phẩm, những đoạn thơ đó

Trang 7

Bằng phương pháp thống kê, người viết thống kê những nhận xét về thơ Hoàng Cầm, từ đó giúp cho việc phân tích có chứng cứ cụ thể, từ đó làm nồi bật phong cách của nhà thơ

8 Bố cục của khoá luận

Phần mở đầu

Phần nội dung

Chương 1 Thế giới nghệ thuật trong thơ

Chương 2 Thế giới nghệ thuật trong thơ Hoàng Cầm

Trang 8

NỘI DUNG Chương 1

THÉ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ 1.1 Khái niệm chung về thế giới nghệ thuật

“Thể giới nghệ thuật là thiên nhiên thứ hai do người nghệ sĩ sáng tao ra

Một mặt nó phản ánh hiện thực, mặt khác nó biểu hiện những khát vọng

chân, thiện, mỹ của chủ thể sáng tạo

Với ý nghĩa này vấn đề đặt ra là cần phải có một khái niệm về thế giới nghệ thuật thật bao quái, thật đây di dé làm cơ sở cho việc tiếp cận văn học

Đáp ứng yêu cầu đó, ở Liên Xô cũ vào những năm 70 đã có một số công trình

nghiên cứu về khái niệm này: "Thế giới nghệ thuật của M.Gorki", "Thế giới

nghệ thuật của Solokhop" Nhưng ở Việt Nam những năm 0 khái niệm này

mới được nhắc đến ” [22.12]

Năm 1985 trong luận án tiến sĩ khoa học: “Sự hình thành và những vấn đề của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học Việt Nam hiện

đại" Nguyễn Trọng Nghĩa đã xác định hàm nghĩa khái niệm thế giới nghệ thuật như sau:

"Thế giới nghệ thuật là một phạm trù mỹ học bao gồm tắt cả các yếu tổ của quá trình sáng tạo nghệ thuật và tất cả kết quả của quá trình hoạt động

nghệ thuật của nhà văn Nó là một chỉnh thể nghệ thuật và một giá trị thấm

mỹ Thế giới nghệ thuật bao gồm hiện thực - đối tượng khách quan của nhận

thức nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn hay chủ thể nhận thức nghệ

Trang 9

thân nó Nó có thể bao gôm tất cả các tác phẩm nghệ thuật của một nhà văn,

một trào lưu nghệ thuật, một thời kỳ nhất định của văn học, một nền văn học

của dân tộc hay nhiều dân tộc nhưng đồng thời cũng có thể liên quan đến

nhiều yếu tô khác của sáng tạo nghệ thuật nhỏ hơn khái niệm hình tượng nghệ thuậit

Thế giới nghệ thuật là thiên nhiên thứ hai được người nghệ sĩ tạo dựng trong đó chứa đựng hiện thực và quan niệm về hiện thực, tự nhiên và con

người là thé giới sinh động và đa dạng vô cùng, mỗi nhà văn, mỗi trào lưu

văn học, mỗi dân tộc, mỗi thời kỳ lịch sử đều có thế giới nghệ thuật riêng của

minh [21,63-64]

Đây là một khái niệm rộng, được triển khai với nhiều cấp độ tuy còn ở

mức khái quát song quan niệm này sẽ là những gợi ý hết sức quý báu phù hợp

với nhiều luận điểm mà chúng tôi sẽ khai triển trong khoá luận

Năm 1992 Nhóm tác giả Lê Bán Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi

đã định nghĩa:

"Thé giới nghệ thuật là một khái niệm chỉ tính chỉnh thỂ của sáng tạo nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, một tác giả, một trào lưu)

Sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng và nghệ thuật thế giới nghệ thuật có thời gian, không gian riêng, có quy luật tâm lý, thang bậc giá trị riêng trong việc phản ánh thể giới Mỗi thế giới ứng với quan niệm, một cách cắt nghĩa về thế giới ” [10,302- 303]

Đó là một bước tiến cụ thể của nội dung khái niệm thế giới nghệ thuật,

mặc dù chưa triển khai rõ các luận điểm, song định nghĩa mà các tác giả đưa ra là một cơ sở khoa học tốt để chúng tôi áp dụng vào việc nghiên cứu thế giới nghệ thuật nói chung và thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm nói riêng

Trang 10

tượng cái tôi trữ tình

Tác giả viết: “Gọi cái tôi trữ tình là một thế giới nghệ thuật bởi thế giới

nội cảm này là một thể thông nhất có ngôn ngữ và quy luật riêng phụ thuộc

vào lịch sử cá nhân, thời đại Đi sâu vào thế giới nghệ thuật được coi như

một kênh giao tiếp với những mã số, ký hiệu, giọng nói, chương trình riêng, cân có thao tác phù hợp Thế giới nghệ thuật của cái tôi trữ tình là một thé

giới mang giá trị thẩm mĩ [25,33-35]

Cách hiểu của tác giá cũng giúp chúng tôi định hướng cho mình một

cách cụ thé trong việc khám phá thế giới nghệ thuật thơ trữ tình

Ngoài cách hiểu tiêu biểu trên còn có một số công trình nghiên cứu khác cũng đề cập đến khái niệm này như: Nguyễn Đăng Mạnh “Con đường đi vào

thé giới nghệ thuật của nhà văn” (1996), Trần Đình Sử với “Những thế giới

nghệ thuật thơ ” (1997)

Khái niệm thế giới nghệ thuật là phương diện của thi pháp học Theo Trần Đình Sử: “7i pháp học là một bộ môn cỗ xưa nhất nhưng đông thời là

bộ môn hiện đại nhất của nghiên cứu văn học đang đem lại cho nghành này

những luỗng sinh khí mới [15,4]

Đưa ra nhận định này chứng tỏ rằng nội tâm của thế giới nghệ thuật đã

được nghiên cứu từ rất xa xưa, có điều chưa thành khái niệm cụ thể như ngày

nay mà thôi

Là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều yếu tố, nên việc tìm hiểu kỹ trong dung lượng khoá luận tốt nghiệp là rất khó Vì thế, trong khoá luận này chúng

tôi chỉ trình bày khái quát các vấn đề của khái niệm thế giới nghệ thuật Trên cơ sở tập trung làm rõ một số vấn đề như: Cảm xúc, hình tượng cái tôi, thời

gian,không gian nghệ thuật và hình thức đặc trưng của thơ trữ tình từ đó sẽ

vận dụng vào việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cam

Trang 11

Trong tiếng Việt chỉnh thể được cắt nghĩa là “7hể, khối thống nhất trong đó có các bộ phận có liên quan chặt chẽ với nhau không tách rời”

[11,156]

Trong nghién ctru van hoc, “Chinh thé” la mot thuật ngữ chuyên nghành có ý nghĩa “Ld tong thể bao gồm các yếu tô có mối quan hệ mật thiết với nhau tương đối bền vững, bảo đảm cho hoạt động của nó như môi trường

xung quanh ” vận dụng khái niệm này vào tìm hiểu chỉnh thé thế giới nghệ

thuật cho thấy thế giới này bao gồm rất nhiều cấp độ: Tác phẩm, tác giả, giai

đoạn, thời kỳ văn học, nền văn học dân tộc Mỗi cấp độ lại là một chỉnh thể nhỏ hơn vẹn toàn, thống nhất

Chinh thê thế giới nghệ thuật là kết quả của quá trình tư duy của người

nghệ sĩ khi biến những cảm xúc, những tình điệu thâm mĩ, những cách khám

phá, cắt nghĩa, lí giải đời sống thành “7hiên nhiên thứ hai” đễ người đọc

chiêm nghiệm, suy ngẫm, soi ngắm các vấn đề mà người nghệ sĩ đã gửi vào trong đó

Trong sáng tạo, nội dung làm nảy sinh hình thức đó lại phụ thuộc và biểu

đạt cho nội dung Không có nội dung ở ngoài hình thức và cũng không có hình thức trừu tượng tách rời nội dung Tuy nhiên không phải lúc nào, nhà

văn nào cũng có thể tạo nên sự thống nhất đó, mà chỉ có những nhà văn thực sự tài năng mới tạo nên được Sự thống nhất càng cao thì giá trị biểu hiện càng lớn Như vậy chỉ khi nội dung và hình thức phù hợp, thống nhất với

nhau thì mới tạo nên chỉnh thể và cũng chỉ trong chỉnh thê thì mối quan hệ

này mới xuất hiện Đúng Bêlinxki nhà phê bình văn học Nga đã viết: “Kji

hình thức là biểu hiện của nội dụng thì nó gắn chặt tới mức nếu tách nó ra

Trang 12

Khi quan niệm thế giới nghệ thuật là chỉnh thể ta đã thừa nhận cấu trúc

nội tại của nó Trong thế giới nghệ thuật cấu trúc là phần ổn định nhất Không chỉ một tầng mà là nhiều tầng được đặt trong hệ thống từ cảm hứng đến sáng tạo, từ thấp đến cao

Nhưng phải thừa nhận rằng thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nên nó rất cần một quá trình thụ cảm Bởi trong quá trình thụ cảm mới xuất hiện các mối quan hệ ngược xuôi giữa các lớp, các yếu tố Các

mối quan hệ vừa đan xen, vừa đồng hoá để tạo ra một chỉnh thể toàn vẹn có

chức năng nội dung mới

Như vậy, thế giới nghệ thuật chỉ được xem là chỉnh thể khi các yếu tố, các lớp có sự ràng buộc, quy định Do sự chi phối phụ thuộc lẫn nhau nên một

số yếu tố trong chỉnh thể thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các yếu tố khác

Chẳng hạn, ở tác phâm kịch do phản ánh cuộc sống bằng hình thức diễn

xướng nên hạn chế về thời gian, không gian đã kéo theo số lượng nhân vật ít, các tình tiết khắc hoạ chỉ tập trung ở các mâu thuẫn đã lên tới đỉnh điểm

1.1.2 Các cấp độ cúa thế giới nghệ thuật 1.1.2.1 Cấp độ hình tượng nghệ thuật

Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh và tái

tạo hiện thực riêng biệt vốn có và chỉ có trong nghệ thuật Nó là hạt nhân của cấu trúc chỉnh thẻ, là yếu tố duy nhất có thể làm sống lại một cách cụ thể, gợi

cảm những hiện tượng, những sự vật đáng làm ta suy ngẫm về tính cách, số phận, về lẽ đời, tình người Với ý nghĩa này hình tượng "Vừa là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ vừa là con đẻ của hiện thực khách quan” [16,27]

Hình tượng nghệ thuật là các khách thể của đời sống được người nghệ sĩ

tái hiện hoặc tái tạo và tồn tại độc lập như một thực thể văn hố (nó khơng

Trang 13

cảm nhận thấy cuộc sống trong đó Vì thế hình tượng phái bắt đầu từ những cá thể của đời sống Trong thực tế, cá thể có một cuộc sống riêng, vùng thầm mĩ riêng nên yêu cầu đặt ra đối với người nghệ sĩ phải biết lựa chọn những cá thể có khái quát cao, điển hình thì cuộc sống trong văn học mới phản ánh được nhiều mặt nhất

Tái hiện cuộc sống, nhưng hình tượng nghệ thuật không sao chép y

nguyên những hiện tượng có thật ngoài đời mà tái hiện có chọn lọc, sáng tạo

Càng chọn lọc thì hình tượng càng có giá trị Giá trị này không phụ thuộc vào số lượng chỉ tiết nhiều hay ít mà chính là ý nghĩa của nó

Đôi khi một hình tượng nghệ thuật chỉ bằng vài chỉ tiết ít ỏi cũng để lại

ấn tượng khó phai trong lòng bạn đọc Trong thực tế từ các chỉ tiết đơn lẻ,

nhất thời ngẫu nhiên người ta còn có thể khám phá cái cốt lõi, bất biến, vĩnh

hằng Chẳng hạn cốt cách của con người Việt Nam qua hình ảnh cây tre của Nguyễn Duy; sự sống bất diệt, sự gan góc, kiên cường của người dân Tây Nguyên nói riêng, Việt Nam nói chung qua hình ảnh đôi bàn tay TNú bốc cháy trong “Rừng xà 1” của Nguyễn Trung Thành

Như vậy, chỉ thông qua hoạt động tưởng tượng của người nghệ sĩ thì sẽ

có một "Thế giới thứ hai" sẽ ra đời Thế giới này không chỉ định hướng về

tỉnh thần con người để hoạt động có chủ định, có lý tưởng, đề lý giải thế giới hiện thực mà còn mang đến cái có thể có, muốn có mà cũng có thé phải có

Thế giới hình tượng rất đa dạng cả về phương diện thế loại và phương

diện biểu hiện Về thể loại, thì mỗi thể loại có những hình tượng nỗi bật, mang tính khu biệt Trong tác phẩm trữ tình nổi bật là hình tượng cái tôi,

trong tác phẩm tự sự nổi bật là hình tượng nhân vật, hình tượng người trần thuật Về phương diện biểu hiện thì hình tượng nghệ thuật bao gồm những hình tượng thực, hình tượng ảo, hình tượng thiên nhiên, hình tượng con

Trang 14

con người Con người có thể là cụ thể được trình bày trực tiếp như: Hình

tượng một cá nhân nao do, hình tượng tổ quốc, nhân dân hay chính hình

tượng tác giả Nhưng có khi lại được trình bày gián tiếp qua hình tượng thiên nhiên như: Quả, cây, sông, núi hoặc qua hình tượng con vật như: Cái kiến, Cái cò

Dù miêu tả ở mức độ nào trực tiếp hay gián tiếp, ít hay nhiều thì hình

tượng vẫn là những khách thể tinh thần với những hành động, ngôn ngữ, sự

kiện, những mối quan hệ và có tiếng nói với đời sống, nhất là thời gian, không gian tồn tại

Nói tóm lại, hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất cao độ giữa các mặt

đối lập, giữa các mối quan hệ của các yếu tố và chỉnh thẻ, giữa thế giới thực

tại với thế giới nghệ thuật giữa tác giả, hình tượng, cuộc sống Hình tượng là

một yếu tố trọn vẹn nhất vừa phản ảnh đầy đủ cuộc sống vừa thể hiện khuôn

mặt nghệ sĩ

1.1.2.2 Cấp độ ngôn từ nghệ thuật

Ngôn từ nghệ thuật là lời văn trong sáng tác, phần do người nghệ sĩ sáng

tạo ra Nó là hình thức biểu đạt duy nhất, là phương tiện duy nhất để nhà văn

gửi gắm những tư tưởng, tình cảm vào các tác phẩm của mình Bạn đọc thông qua phương tiện đó để suy ngẫm, tìm tòi hình dung, hình tượng, nội dung, tư tưởng của tác phẩm

Xét về mặt chất liệu, ngôn từ nghệ thuật sử dụng các phương tiện ngơn

từ tồn dân như: Ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng nhưng mang phẩm chất thẩm mĩ

và mục đích nghệ thuật

Ngôn từ nghệ thuật không phải là lời nói hàng ngày Nó chịu sự quy định của nhà văn và phục tùng cấu trúc văn bản nghệ thuật, lớp lời văn trong tác phẩm được tạo nên từ thứ ngôn ngữ hàm súc, biểu cảm và gợi hình Tính gợi

Trang 15

sinh từ tính hình tượng của chủ thể lời nói được sáng tạo bằng hình tượng hay nói khác đi nó thế hiện ngay trong chính lời văn, qua lời văn người đọc sẽ hình dung ra những mối quan hệ, những cung bậc tình cảm khác nhau trong mỗi nhân vật Nhờ hình tượng này mà trong văn học không chỉ con người, mà

cả cỏ cây, muông thú, mây gió cũng đều co thé phat ngôn, không chỉ người

sống mà còn cả người chết, ma quỷ đều có ngôn từ của chúng

Để đạt được mục đích nghệ thuật và có tính thâm mĩ cao, lời văn có một

hình thức tổ chức đặc biệt Nó sử dụng đậm các hình tượng cú pháp, từ tượng

thanh, tượng hình, từ mô tả trạng thái, cảm giác Nhất là các phương thức

chuyển nghĩa, thêm nghĩa, như so sánh, ấn dụ, hoán dụ, tượng trưng Từ đó

làm cho lời văn thêm uyên chuyển, mềm mại, bay bổng có tính đa nghĩa

Chang han, qua hình tượng và ngôn từ miêu tả cách lam "Banh trôi” của bà

Hồ Xuân Hương trong bài “Bánh trôi nước” người đọc nhận ra bài thơ không

chỉ là cách làm bánh trôi mà ở trong đó còn là nỗi niềm, lời tâm sự về số phận

bọt bèo của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa

Hình thức tổ chức ngôn từ ở mỗi thể loại có những nét đặc thù riêng Trong tác phẩm tự sự, tổ chức lời văn là đoạn, chương, hồi Trong kịch, td

chức ngôn từ phải là đoạn, lớp cảnh, còn trong tho, tô chức ngôn từ phải có

tách dòng, có nhạc, có điệu, có van

Quá trình sáng tác văn học là một quá trình tư duy tưởng tượng Nhờ tưởng tượng của người nghệ sĩ mà lời văn bộc lộ được những ý nghĩa của

cuộc sống, làm cho hình tượng có thê hiểu được, hình dung được và đôi khi

chúng có cả tiếng nói đối với đời sống con người

Như vậy ngôn từ nghệ thuật vừa giữ vai trò lưu giữ làm phong phú thêm

cho ngôn từ dân tộc, vừa thể hiện sự kết tỉnh, sang lọc ngôn ngữ của tác giả,

vừa thể hiện năng lực, sở trường, phong cách và quan niệm của người nghệ sĩ

Trang 16

năng sáng tạo, hình tượng và biểu hiện tư tưởng tình cảm của nhà văn"

[16.203]

* Từ những vấn đề đã trình bày ở trên chúng tôi đi đến một số kết luận

chung về thế giới nghệ thuật

Thế giới nghệ thuật là một phạm trù mĩ học Nó bao gồm các van đề về

quá trình sáng tạo nghệ thuật Thế giới nghệ thuật là thế giới sống thứ hai của con người được người nghệ sĩ sáng tạo theo những nguyên tắc, tư tưởng nghệ thuật riêng và chịu sự chi phối của hoàn cảnh, của lịch sử, cá nhân, thời đại

Thế giới nghệ thuật là phương diện của thi pháp học 1.2 Thế giới nghệ thuật thơ trữ tình

Trong văn học, căn cứ vào phương thức phản ánh người ta chia văn học ra làm ba thể loại lớn: Tự sự, trữ tình và kịch Trong mỗi thể loại lại bao gồm

nhiều thể loại nhỏ Tự sự có sử thi, tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài Kịch có hài kịch, bi kịch, chính kịch Trữ tình có thơ văn xuôi, tuỳ bút, thơ cách luật, thơ trữ tình Ứng với mỗi thể loại lớn, nhỏ là những loại hình thế giới nghệ thuật riêng, có quy luật riêng, hình thức tô chức biểu

hiện riêng

Thơ trữ tình là một thể nhỏ nằm trong thể loại trữ tình Khái niệm thế

giới nghệ thuật của nó cũng bao hàm đầy đủ các cấp độ của thế giới nghệ thuật nói chung Nhưng các cấp độ, các yếu tổ này mang một hình thức biểu hiện riêng

Trước hết, cần thấy rằng: “Thơ ứrữ tình" là thuật ngữ để phân biệt với các

thể loại khác trong thê loại trữ tình và thơ tự sự Theo Trần Đình Sử nó có ý

nghĩa: “Là phương tiện để con người ta tự khẳng định bản chất của mình, xây dựng hình tượng về mình, xác định trí hướng, lập trường giá trị trước cuộc sống, đồng thời là phương tiện dé xây dựng thế giới tỉnh thần của con người"

Trang 17

Thơ trữ tình có khả năng bộc lộ, khêu gợi cảm xúc rất lớn Đó là ảm xúc

của từng cá thể hay hình tượng cái tôi trữ tình và nó bắt nguồn từ cuộc sống

nêu trong thơ trữ tình có tất cả mọi chuyện, chuyện thế sự, chuyện đời tư,

chuyện chung, chuyện riêng

1.2.1 Cảm xúc trong thơ trữ tình

Khi đi tìm cái hay, cái đẹp trong mỗi tác phẩm văn học ta thường tìm đến cảm xúc mà nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm ấy, đó là cảm xúc của chủ thế mà cũng là cảm xúc trong thơ Vậy cảm xúc trong thơ ấy được hiểu như thế nào?

Trong (hề giới nghệ thuật thơ Nguyễn Duy, Đàm Thị Minh Uyên đã cho rang: “Cảm xúc trong thơ trữ tình chính là sự chiêm nghiệm, suy ngẫm là thế giới của cái tôi trong thơ Ứng với mỗi cảm xúc là một dạng của cái tôi" [22,29]

Trên thực tế, mỗi nhà thơ có vô vàn trạng thái cảm xúc khác nhau được

nảy sinh dựa trên lịch sử của thời đại, dân tộc, của những tình cảm riêng tư

nên các cảm xúc đó rất phức tạp, đa dạng, nhiều màu sắc Nó có nhiều dạng thức tồn tại và nhiều hình thức biểu hiện, nhưng thông thường trong thơ trữ

tình thường được biểu lộ qua tình cám riêng tư của chủ thể Ở đây có thể là

nỗi đau, nỗi xót xa cho sự hy sinh của những người lính trong chiến tranh ở

thơ Quang Dũng:

"Những người bộ đội trước

Không còn đi mua bật lửa xà phòng Đã nằm xuống đâu

Biên giới - Đông bằng"

(Hồng Phú Châu Giang)

Hay đó là cảm xúc vội vàng, cuống quýt trong tình yêu của Xuân Diệu: “Mau với chứ, vội vàng lên với chứ

Em, em ơi, tình non sắp già rồi”

Trang 18

Đó là niềm tự hào, niềm hân hoan khi được tiếp nhận lý tưởng cộng sản

của Tố Hữu:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim”

(Từ ấy)

“Ở mỗi thời kỳ văn học, mỗi thể loại văn học, mỗi tác phẩm, mỗi phong

cách chỉ nhìn thấy những lớp đời sóng nhất định Vì thế, biểu hiện cái tôi trữ

tình hay cảm xúc cũng khác nhau Trong văn học lãng mạn nổi bật là cảm xúc cái tôi cô đơn sầu muộn, khao khát giao cảm với đời, với người ” [22,30]

Thể hiện cám xúc chung này mỗi nhà thơ lại có một cái riêng: Lưu Trọng

Lư “Triển miên sâu mộng ”, Thế Lữ “Ôm mộng chỉnh phu”, Xuân Diệu “Cái

tôi cơ đơn”, Huy Thơng “Hồi vọng xa xăm” (cách nói của Lý Hoài Thu)

Trong thơ ca cách mạng chủ yếu là cái tôi, cảm xúc sử thi Tố Hữu nổi

bật với cái tôi thuỷ chung, nghĩa tình Chế Lan Viên nỗi bật với cái tôi suy ngẫm, triết lý Thơ ca những năm 80 trở về đây nghiêng về cảm xúc của cái tôi thế sự với các tên tuổi như Thanh Thảo, Nguyễn Duy

Như vậy, cảm xúc trong thơ trữ tình nó rất đa dạng và phong phú Đó là

cảm xúc của từng tác giả trong từng hoàn cảnh xã hội, thời đại lịch sử và khả năng cảm nhận Nó bắt nguồn từ cuộc sống nên giúp thơ sinh động hơn, gần gũi hơn và giúp bạn đọc hiểu rõ hơn từng phong cách, từng hồn thơ của mỗi

chủ thê trữ tình

1.2.2 Hình tượng cái tôi trữ tình

1.2.2.1 Khái niệm cái tôi trữ tình

Sáng tác thơ ca là một nhu cầu đặc biệt nhất, nhu cầu ấy chỉ có ở con

Trang 19

tình bị tác động bởi yếu tố khách quan hay sự xuất hiện những cảm xúc chủ quan mà có khát khao được bộc bạch nỗi lòng mình thông qua hình tượng nghệ thuật và ngôn từ Như vậy “Cới tôi trữ tình chính là sự tự ý thức của cái

tôi được biểu hiện trong nghệ thuật và bằng nghệ thuật" [1,26]

Hay cụ thể hoá hơn nữa khái niệm cái tôi trữ tình, một nhà nghiên cứu

giải thích: “Cái tôi trữ tình là sự thể hiện một cách chân thực và cảm xúc đối

với thế giới và con người, thông qua các phương tiện tổ chức của thơ trữ tình, tạo ra một thế giới tỉnh thần riêng biệt, độc đáo mang tính thẩm mỹ để nhằm truyền tải năng lượng tỉnh thần ấy đến người đọc" [1,32]

Như vậy, cái tôi trữ tình là sự phản ánh và bộc bạch những diễn biến

trong đời sống tỉnh thần và trong tư duy sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ Do đặc thù từng loại hình nghệ thuật mà cái tôi nghệ thuật này bộc lộ

trực tiếp hoặc gián tiếp Trong tác phâm tự sự cái tôi trữ tình (nghệ thuật) bộc

lộ gián tiếp qua những hình tượng nghệ thuật khách quan Trong tác phâm trữ

tình, nó bộc lộ một cách trực tiếp

Theo Lê Lưu Oanh thì “Cái tdi trữ tình" chính là: "Thế giới chủ quan, thé giới tỉnh thần của con người được thể hiện trong tác phẩm trữ tình bằng các phương tiện của thơ trữ tình" [25,18]

Tuy nhiên, cũng theo Lê Lưu Oanh về khái niệm “Cái tôi trữ tình” vẫn tồn tại hai cách hiểu Đó 1a: "Theo nghia hep cái tôi trữ tình là hình tượng cái tôi - cá nhân cụ thể, cải tôi - tác giả - tiểu sử với những nét rất riêng tư, là

một loại nhân vật trữ tình đặc biệt khi tác giá miêu tả kể chuyện, biểu hiện về

chính mình Theo nghĩa rộng, cái tôi trữ tình là nội dung, đối tượng, phẩm

chất của trữ tình" [25.21]

Quan điểm này hiểu cái tôi trữ tình như một khái niệm phô quát của trữ

tinh, phân biệt trữ tình với các thể loại khác Hiểu theo nghĩa hẹp của quan

Trang 20

tuy vậy cũng không thể tách biệt rõ ràng mối quan hệ này, “Cái tôi nhà thơ"

là điểm xuất phát của “Cái (ôi trữ tình" Đối với các nhà thơ, phần lớn cái tôi trữ

tinh du cé 6 dang thức nào thì phía sâu thăm vẫn thấp thoáng “Cái đồi nhà tho” 1.2.2.2 Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ

Hình tượng cái tôi trữ tình đã trở thành một nhân vật trung tâm trong tác

phẩm thơ, mỗi nhà thơ có một thế giới hình tượng độc đáo riêng biệt đó là sự

không lặp lại trong sáng tác Hình tượng cái tôi trữ tình đó là sự hiện thực

hoá, khách thê hoá cái tôi nhà thơ trong thế giới nghệ thuật thơ Tuy nhiên

không phải bắt cứ cái tôi trữ tình nào cũng có thể hình thành nên một hình tượng trong sáng tác thơ ca, vì trong thực tế có người tuy sáng tác nhiều nhưng độc giả vẫn không thể nhận ra "Hình tượng cái tôi trữ tình" của họ

Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ sẽ chỉ hình thành khi mà nhà thơ ấy

đã có một quan niệm rõ ràng về nghệ thuật và nhà thơ ấy đã có cách nhìn, cách khám phá riêng về cuộc đời Thơ là một dạng đặc biệt của tình cảm, cảm

xúc con người, chỉ có thơ mới có thể thể hiện được cảm xúc đặc biệt ấy ở con người, nó là kết quả của sự khái quát hoá hiện thực, thể hiện cái nhìn của tác

giả về cuộc đời và con người Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ hiện nên qua cách cảm thụ đời sống, qua cái nhìn của tác giả và cả qua giọng điệu thơ, người đọc có thể cảm nhận cái tôi trữ tình bằng tâm trạng, thông qua tâm trạng của mình

Trong sáng tác nghệ thuật, sáng tạo thơ ca, mỗi nhà thơ sẽ tạo cho mình

một thế giới nghệ thuật riêng, trong đó sẽ có hình tượng cái tôi trữ tình, hình tượng này sẽ trở thành trung tâm trong mỗi tác phẩm thơ ca

1.2.3 Thời gian, không gian nghệ thuật trong thơ trữ tình

Hình tượng nghệ thuật chỉ sống được khi đặt trong một thời gian, không

gian nhất định Thời gian không gian đó là thời gian, không gian ước lệ, bị

Trang 21

cảm nhận chứ không thể trực tiếp nhìn bằng mắt

Thời gian, không gian trong hội hoạ, điêu khắc là thời gian, không gian

tồn tại bất biến và hình tượng cụ thé đứng im trong đường nét, mẫu sắc, hình

khối Còn trong văn học do lấy chất liệu là ngôn từ nên thời gian, không gian

cho giúp hình tượng luôn vận động và thể hiện hình ảnh một cách rõ nét Tuy nhiên chịu sự chỉ phối của hoàn cảnh lịch sử, mức độ cảm thụ và quan niệm

của người nghệ sĩ nên thời gian, không gian ở mỗi thời đại lại có mầu sắc khác nhau

1.2.3.1 Thời gian nghệ thuật

“Thoi gian nghệ thuật là một khái niệm rất mới của khoa học, được coi là một trong những thành tựu cua khoa học nghiên cứu văn học hiên

dai.”[16,79]

Theo Tran Dinh St thdi gian nghé thuat la: “Thdi gian ma ta cé thé nghiém duoc trong tac pham nghệ thuật với tính liên tục và độ đài của nó, với

nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai Thời gian nghệ thuật do được sáng tạo ra nên mang tính chủ quan, gắn

với thời gian tâm lí Nó có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian thực tế Nó có

thê đáo ngược hay vượt tới tương lai Nó có thể dừng lại Thời gian nghệ thuật là hình tượng nghệ thuật, sản phẩm sáng tạo của tác giả bằng các biện pháp nghệ thuật nhằm làm cho người thưởng thức cảm nhận được: hoặc hồi

hộp chờ đợi, hoặc thanh thản vô tư, hoặc đắm chìm vào quá khứ ”[16,77-7§]

Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” thời gian nghệ thuật được hiểu là: “ Thời gian phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kỳ

lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của

tac giả về phương thức tôn tại của con người trong thé giới.”[10,323]

Là hình thức của hình tượng nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là một

Trang 22

của người nghệ sĩ Nghệ sĩ có thể chọn điểm bắt đầu và kết thúc, có thể kể nhanh hay chậm, có thể kế xuôi hay đảo ngược, có thể chọn độ dài một khoảnh khắc hay nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời

Thời gian nghệ thuật có sự co giãn kì diệu Có thể đang ở hiện tại lại ngay lập tức quay về quá khứ hoặc vươn tới tương lai xa xôi mà không vấp

phải một cản trở nào Hoặc cả một cuộc đời, một thời kì cũng có thể dồn nén vào một khoảnh khắc

Theo “ Dẫn luận thi pháp học” của Trần Đình Sử thì thời gian nghệ thuật lại gồm có hai lớp thời gian đó là: thời gian trần thuật và thời gian được

trần thuật “ 7hởi gian trần thuật là một hình tượng nghệ thuật, chỉ có trong

sáng tác nghệ thuật, bởi nó nhằm tạo ra cảm giác thời gian và dòng thời gian

trong tâm hỗn người đọc Thời gian được trần thuật là thời gian của sự kiện

được nói tới Đây chưa phải là thời gian nghệ thuật, nhưng là cơ sở của

nó ”[16,82]

Thời gian nghệ thuật thực sự được ý thức khi nhận thấy sự so le giữa thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật

1.2.3.2 Không gian nghệ thuật

Cũng giống như thời ghian nghệ thuật, không gian nghệ thuật là hình

thức tồn tại của thế giới nghệ thuật

Theo Tran Dinh Sử: “Nếu như mọi vật trong thế giới đều tần tại trong không gian ba chiều: cao, rộng, xa và chiều thời gian, thì không có hiện tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật nào không có

một nên cảnh nào đó Nhưng không gian nghệ thuật có đặc điểm đặc biệt

Trang 23

Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” cũng nhận định rằng: “Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về tác giả, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình

tượng nghệ thuật [10,161]

Vậy không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và quan niệm nhất định về cuộc sống Không gian nghệ

thuật cũng là mô hình thế giới của tác giả cụ thể, được biểu hiện bằng ngôn

ngữ của các biểu tượng không gian

Không gian nghệ thuật không bị trói buộc bởi một giới hạn nào Nó có

thể là không gian hẹp như: Căn phòng, xó bếp hay một bến sông, một phố

huyện nhỏ Nhưng cũng có khi rộng lớn, bao la như: Chân mây cuối trời Chăng hạn, bằng hai câu thơ Huy Cận đã mở ra một không gian mênh mông vừa có chiều sâu, vừa có chiều rộng:

"Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu"

(Tràng Giang)

Hay ở hai câu thơ của Quang Dũng cũng là một không gian bao la

"Dốc lên khúc khu) dốc thăm thắm

Heo hút côn mây súng ngửi trời"

(Tây Tiến)

Ở mỗi giai đoạn văn học không gian cũng có màu sắc riêng, ví dụ không gian trong văn học dân gian là "Cay đa, bến nước” văn học trung đại là không gian sơn thủy hữu tình, không gian trong thơ mới là không gian mong manh, hờ hững, buôn

Trang 24

của người nghệ sĩ

1.2.4 Hình thức đặc trưng của thơ trữ tình

Thơ trữ tình là một thể nhỏ nằm trong thể loại trữ tình Giống như các thê thơ

khác như: thơ văn xuôi, thơ tự sự Hình ảnh, tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ

cũng được thể hiện qua các hình thức thơ Ở khóa luận này chúng tôi xin

được đi vào tìm hiểu một số hình thức đặc trưng củ thơ như: Thể thơ, ngôn

ngữ, hình ảnh biểu tượng và tứ thơ Đề sau này lấy đó làm cơ sở vận dụng vào tìm hiểu các đặc sắc của hình thức thơ Hoàng Cầm

1.2.4.1 Thể thơ

Thơ Việt Nam có rất nhiều thể, ngoài thể thơ lục bát truyền thống chúng ta còn sử dụng nhiều thể thơ khác của nước ngoài Thơ chứng tác có các thể từ 2 - 8 chữ, thơ lục bát, trường ca, thơ văn xuôi, thơ tự do, thơ dài Với sự đa dạng của thê, sự phong phú của hình thức bài thơ đã làm cho diện mạo thơ

trữ tình muôn màu, muôn vẻ

Trong sáng tác thơ, thé tho là nhân tố quyết định tứ thơ và truyền tải nội

dung, tư tưởng bài thơ Vì vậy mỗi nhà thơ khi đã chọn được ý sẽ tìm một thể thơ thích hợp đề truyền đạt và xây dựng tứ thơ

Thường thì mỗi thể thơ phù hợp với một số cung bậc tình cảm khác nhau của con người Theo Mã Giang Lân: “7hơ ba chữ phù hợp với tâm lý vui nhộn của trẻ thơ, thơ năm chữ thiên về giãi bày tâm trạng, thơ sáu chữ phù hợp với cảm xúc tâm tình, thơ bảy chữ trang trọng đầm thắm, thơ lục bát dat

đào tha thiết” [19,38]

Thực ra, biểu hiện cảm xúc và các cung bậc tình cảm không cổ định ở một thể thơ nào mà luôn có sự giao thoa Để thơ hay thì chọn một thé tho thích hợp là điều quan trọng Tuy nhiên, thơ hay cũng còn phụ thuộc rất nhiều

vào tài năng người nghệ sĩ Song, nhìn nhận một cách sâu xa thì việc chọn tốt

Trang 25

dung và hình thức của thơ Chỉ khi nào có thé thơ thích hợp thì lúc đó cái tôi

mới được biểu hiện đầy đủ

1.2.4.2 Ngôn ngữ thơ

Theo Bùi Công Hùng: “Ngôn ngữ nhự là nguyên liệu của nghệ thuật và

ngôn ngữ như là sự tái tạo có tính mĩ học của hình thức nghệ thuật, như là sự thể hiện nhận thức có tính mĩ học trong sáng tạo nghệ thuật” [14.53]

Còn theo “ừ điển thuật ngữ văn học” thì: “Ngôn ngữ thơ hay ngôn ngữ của các phẩm trữ tình là ngôn ngữ được tổ chức trên cơ sở nhịp điệu hết sức

cô đọng hàm súc và đặc biệt gợi cảm ” [10,215]

Xét về mặt ngôn từ, ngôn ngữ thơ được hình thành trên cơ sở ngôn từ tồn dân Ngơn ngữ thơ tuy vận dụng lời nói thường ngày nhưng mang chức năng thông báo thâm mỹ Bản thân nó không nằm trong hoàn cảnh giao tiếp nhất định như lời nói mà nằm trong chỉnh thể nghệ thuật Trong chỉnh thể

nghệ thuật, các từ ngữ tạo lời thơ có mối quan hệ mật thiết với nhau Mối

quan hệ qua lại của lớp từ ngữ đã làm cho nghĩa cuả thơ không phải là nghĩa

thông thường của từ mà giá trị của nó đặt trong sự kết hợp các nghĩa khác, từ khác và tất nhiên nó kéo theo một loạt hiệu quả khác như: Thể hiện các cung bậc khác nhau của tình cảm con người, tác động sâu sắc đến tâm hồn bạn đọc,

hướng họ tới những tương lai tốt đẹp Thơ trữ tỉnh vốn kiệm lời, nó nói bằng hình ảnh nên yêu cầu đặt ra với ngôn ngữ tạo lời thơ phải thật hàm súc, biểu

cảm, gợi hình Sự hàm súc, biểu cảm, gợi hình càng cao thì lời thơ càng thâm

thuý, dồn nén nhiều tầng nghĩa

Là hình thức của tác phẩm văn học, ngôn ngữ thơ cũng như lời của tác

phẩm tự sự và kịch đều mang tính hình tượng, gợi cảm và hàm súc, nhưng

trong ngôn ngữ thơ có đặc điểm thể hiện theo cách riêng “Ngôn ngữ thơ

Trang 26

Ngôn ngữ thơ là sự kết tụ của chất thơ, kết tụ mối quan hệ thơ với đời

sống được tích luỹ lâu đời Chính vì vậy truyền thống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngôn từ thơ Đó là điều khác biệt với tự sự và kịch

Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ giàu tính nhạc, bởi: “7hơ phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm Nhự nhịp đập của trái tìm khi xúc động, ngôn ngữ thơ có nhịp điệu riêng cua no” [9,367]

Thế giới nội tâm của nhà thơ không chí biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngt ma bang cả âm thanh , nhịp điệu của từ ngữ Ấy “Âm thanh nhịp điệu

thêm hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều mà từ ngữ không thể nói

hết ” [9,367]

Nhạc tính con thé hiện ở sự trầm bổng của ngôn ngữ thơ, trầm bồng là sự

thay đối những âm thanh cao thấp khác nhau giữa thanh bằng và thanh trắc và

cũng do sự phối hợp giữa các đơn vị ngữ âm tuỳ theo nhịp cắt để tạo nên nhịp Xuân Diệu viết hai dòng toàn bằng để gợi tả điệu nhạc du dương đưa tâm hồn phiêu diêu bay bổng khi nghe Nhị Hồ: “Sương nương theo trăng ngừng lưng trời - tương tư nâng lòng lên choi voi”

Nhạc tính đó còn do sự “?rùng điệp của ngôn ngữ thơ”, Thê hiện ở thê dùng vần, điệp câu, điệp ngữ Vần trong thơ cũng có tác dụng như thế, nó dính nối các dòng thơ lại với nhau thành một đơn vị thống nhất có âm hưởng riêng Vậy nhạc điệu trong thơ là một đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thơ

Trong ngôn ngữ thơ người ta chú ý nhiều đến tính tạo hình Tính tạo hình sẽ làm cho cảm xúc trở thành thế giới hình ảnh có đủ mẫu sắc, âm thanh, hình hài đang vận động trước mắt chúng ta

Ngoài tính tạo hình, tính hàm súc trong thơ cũng có một vị trí hết sức quan trọng Tính hàm súc giúp cho các từ ngữ trong thơ có thê trở lên đa

nghĩa, mở ra được những tình cảm sâu lắng, độc đáo mà khi tiếp xúc với nó

Trang 27

Như vậy, trong hình thức đặc trưng của thơ, ngồi thê thơ, ngơn ngữ thơ cũng là một yếu tố quan trọng khi trình bày khái niệm thế giới nghệ thuật thơ trữ tình

1.2.4.3 Hình ảnh biếu tượng trong thơ

Thế giới tình thần vô hình của cái tôi trữ tình nhất thiết phải dựa vào

những điểm tựa tạo hình cụ thể, từ đó mới có thể vật chất hoá, hữu hình hoá

Điểm tựa đó chính là những hình ảnh trong thơ

Hình ánh chính là một trong những yếu tố góp phần tạo dựng cho cái tôi

trữ tình một không gian, thời gian thể hiện, một nhịp điệu vận động Hình ảnh

làm sống đậy những cái phi vật thể, trừu tượng, khó nắm bắt, đồng thời nó

giúp tái tạo và khái quát hiện thực trong dòng cảm xúc tạo được một ấn tượng rõ nét về nhân vật trữ tình, diễn tả được tỉnh thần và chiều sâu tâm lý của cái tôi trữ tình trên cơ sở tưởng tượng, liên tưởng, khái quát hoá, cụ thể hoá, đi

sâu vào dòng ý thức nhân vật Với các yếu tố tư duy, vô thức hình ảnh đo đó

không chỉ là hiện tượng đời sống chân thực mà còn là sự khách thể hoá những

rung cảm nội tại để cái tôi nhìn thấy chính mình, nó là sự xác nhận một cảm

quan của cái tôi về thế giới

Còn “Biểu tượng” theo Nguyễn Thị Bích Hà trong cuốn “Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hoá dân gian” thì đó là: “Thuật ngữ bắt nguôn từ tiếng Hi Lạp“Symbolum” nghĩa là dấu hiệu nhận nhau Nghĩa gốc của

biểu tượng là một vật được chia làm hai nửa, mỗi bên giữ một nửa, khi khớp lại sẽ nhận ra mối quan hệ” [13.22]

Theo tiếng Hán Việt thì “Biểu” có nghĩa là dấu hiệu, sự bày ra, sự tỏ rõ,

“Tượng” có nghĩa là tình trạng, hình tượng Do vậy, theo chúng tôi biểu tượng là một hình tượng nào đó được phô bày ra trong một dấu hiệu tượng trưng, nhằm diễn đạt một ý nghĩa hay một hiện tượng nào đó trừu tượng

Trang 28

tượng là một loại tín hiệu ra đời từ rất cổ, nó ra đời cùng với sự xuất hiện

loài người, ngay từ buổi bình mình của sự hình thành nhân loại Nó được xem như vật thay thế của tư duy trong tiễn trình lịch sử phát triển nhận thức của con người Biểu tượng là một tín hiệu riêng, có chiều sâu và phong phú hơn tin hiệu, giữa biểu tượng và cái được biểu trưng thường không có quan hệ

phổ biến, liên tục Nó chính là cái nhìn thấy được để dẫn ta đến với cái không nhìn thấy được, nó là cái được cảm nhận cho ta liên hệ với cái đang còn mơ hô, khó nắm bắt” [13,22]

Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” thì biêu tượng lại là: "Khái niệm chỉ

một giai đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đâu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dirt" [10,23]

Cũng theo "Ti điển thuật ngữ văn học” Biêu tượng có hai nghĩa rộng và hẹp "7hong nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng

hình tượng của văn học nghệ thuật Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một

phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật

đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thêr hiện một quan niệm, một tư tưởng hay, một triét

lý sâu xa về con người và cuộc đời" [10,24]

Từ đó cho chúng ta một cách hiểu chung nhất về hình ảnh biểu tượng, đó là hình ảnh mang tính khái quát cao, nó có ý nghĩa lớn lao trong những sáng tác Hình ảnh ấy được đúc kết qua suy nghĩ, trăn trở của người sáng tác

Theo Lê Lưu Oanh "Biểu trưng là hình ảnh cảm tình về hiện thực khách quan bộc lộ quan điểm thẩm mĩ của từng tác giả, từng thời đại, từng dân tộc,

thường được biểu hiện bằng những ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng" [25,176] Hình ảnh biểu tượng bộc lộ quan điểm của từng tác giả, từng thời đại,

Trang 29

thể loại trữ tình dân gian Nga thường là: Cây táo trồ hoa: Sắc đẹp tuổi thanh xuân; Chim ưng: Lòng đũng cảm và sức mạnh; Chữm hoạ mỉ: Hạnh phúc, tình yêu, niềm vui Trong thơ cổ Trung Quốc: Cánh chim là biểu tượng về cái

vô tận ”

Khi nghiên cứu thơ trữ tình dân gian Việt Nam, Vũ Ngọc Phan lưu tâm đến hình ánh con cò, con bống; còn Nguyễn Xuân Kính tìm hiểu thêm cây

trúc, cây mai, hoa nhài Phan Ngọc chú ý đến hình ảnh thiên nhiên trong

Truyện Kiều với ba biểu tượng chính: Cỏ, trăng, liễu Đó là những biểu trưng

có tính chất đại điện cho đặc thù thẩm mĩ của một số thê loại, tác phẩm

Như vậy có thê hiểu một cách chung nhất về "Hình ảnh biểu tượng trong

tho" đó là sự phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật, là sự tái hiện thé giới làm cho con người và cuộc sống hiện lên y như thật do các nhà thơ,

nhà văn sáng tạo và xây dựng lên Nó thường chứa đựng nhiều ý tứ kín đáo,

thâm trầm, thậm chí bí hiểm Nên muốn khám phá ý nghĩa của biểu tượng ta

phải thực sự thâm nhập vào phong cách, vào khuynh hướng sáng tác và toàn

bộ thế giới nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ

1.2.4.4 Tứ thơ

Bài thơ có tứ sẽ làm cho kết cấu tác phẩm thơ cân đối chặt chẽ, đem lại cảm xúc mạnh và có sức ám ảnh người đọc Vậy tứ thơ là gì? Đó là một câu

hỏi khó và lý thú Khó vì tứ thơ rất ít được bàn đến và vóc đáng của nó cũng

chưa được hình dung cụ thể Lý thú bởi thông qua tứ thơ có thê thấy quá trình

sáng tạo thơ ca, cách khám phá hiện thực, chiếm lĩnh hiện thực của chủ thể

sáng tạo, khả năng khái quát, quan điểm chính trị, đăc biệt là quan điểm và thị

hiểu thâm mỹ của nhà thơ Đã có một số ý kiến về vấn đề này Đầu tiên, Xuân Diệu với những suy nghĩ thông qua thực tế và thành quả sáng tạo của mình,

Trang 30

sống mà toát ra ý, ý ấy muốn trở về tác động trở lại vào cuộc sống mà tác động bằng phương thức thơ thì ý ấy nên “đầu thai” thành xúc cảm, ý ấy nên trở thành tứ ý là của chung của mọi người, tứ mới là của riêng của mỗi thi

si’ [6]

Vì thế, mà ông nói về nỗi buồn xót xa trong cuộc đời cũ và niềm vui hiện tại bằng một tứ thơ nhiều sáng tạo Thông qua giọt lệ nhà thơ khái quát lịch sử

những giọt nước mắt nhân loại Trái đất khi chưa có Cách Mạng tháng Mười là một giọt nước mắt:

“Tram ngàn kiếp lệ cuốn theo sông Biển chứa long lanh sóng vạn trùng

Trái đất ba phan tr nước mắt Đi như giọt lệ giữa không trung `”

(Lệ - Xuân Diệu)

Như vậy, có ý rồi nhà thơ phải thé hiện ý ấy như thế nào cho truyền cảm

và xúc động Theo Mã Giang Lân “Tir tho la hinh dang của ÿ thơ ”[L5S,49] Theo 6ng: “Tie tho chi phối cả bài, nó quy định điểm mở đầu và nơi kết

thúc, nó định hình cho bài thơ Nó luôn vận động nhưng là một thể thống

nhất Quan sát chủ đề kết cấu, ngôn ngữ của bài thơ là quan sát ở trạng thái tĩnh của chúng, còn quan sát tứ thơ là quan sát ở một thực thể động, từ hình

thành, phát triển đến kết thúc ”[15,49]

Trên thực tế, không phải bài thơ nào cũng có tứ Có bài thơ hay không có

tứ, cái hay ấy lại nằm ở mặt khác của thơ Có bài thơ tứ ngầm, ít lộ, những tứ

thơ nỗi bật thường sắc sảo, gây xúc động mạnh và tạo ra những khám phá bắt ngờ Nói về vấn đề này, nhà thơ Huy Cận cũng đã từng tâm sự: “Không phải

Trang 31

Như vậy, có thể hiểu tứ thơ là một quá trình định hình, định dạng cho ý

thơ, ở đây thể hiện trực tiếp suy nghĩ và tài năng của nhà thơ Nhưng những suy nghĩ và tài năng ấy được hình thành và phụ thuộc rất nhiều vào bản thân cuộc sống, vào thái độ sông của nhà thơ

“Tự thơ thường xuất hiện từ một ấn tượng, một cảm giác thực rút ra từ

cuộc sống được bôi đắp bằng những hình ánh cụ thể, những suy nghĩ chân

thành, những nhận thức đúng đắn vươn lên theo hướng lý tưởng hoá thấm mĩ

của thời đại” [15,56]

Tóm lại, tứ thơ giữ một vai trò quan trọng trong quá trình sáng tạo, nhưng không có nghĩa có tứ là có thơ hay Bởi tứ thơ là một phương tiện để

thơ có thêm sức mạnh bám chắc vào trí nhớ, tình cảm bạn đọc Người đọc có thể quên đi câu chữ, hình ảnh của thơ nhưng vẫn nhớ tứ thơ với tầm khái quát

Như vậy, “Thé giới nghệ thuật trong thơ” là một khái niệm rất rộng, nó

chính là một chủ thể của sáng tạo nghệ thuật và nó bao gồm nhiều cấp độ

Trong thơ trữ tình, thế giới nghệ thuật không chỉ được thể hiện ở cảm xúc thơ, hình tượng cái tôi mà còn được thể hiện qua những hình thức rất đặc trưng

Trang 32

Chương 2

THÉ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ HOÀNG CẢM

2.1 Cơ sở hình thành thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm

2.1.1 Quê hương

Nhắc tới Hoàng Cầm, những ai yêu thơ mấy thập niên gần đây đều nhớ đến Bên kia Sông Đuống và Tiếng hát Quan Họ của ông Không ngẫu nhiên

nhiều bài thơ hay của Hoàng Cầm lại hướng về Kinh Bắc - một cái nôi văn

hố Việt Nam

Chơn rau, cắt rốn ở một làng Quan Họ, Hoàng Cầm lưu giữ trong tâm

can mình những làn điệu dân ca, cùng những lễ tết, hội hè, đình đám một

vùng quê đậm đà vị sắc dân gian Sau này qua bao nơi, nếm trải bao mưa nắng thăng trầm, ông vẫn đau đáu không nguôi về mảnh đất nơi mình cất

tiếng khóc, tiếng cười đầu tiên Nỗi niềm ấy, ông ký thác vào thơ và chỉ có

thơ mà thôi

Quê hương chính là cội nguồn, nguồn mạch chính cho thơ ơng Ơng đã

tập trung toàn bộ năng lực tinh thần, huy động toàn bộ tài năng thơ để tái tạo

lại cả một cuộc đời xưa cũ đưới thời phong kiến mà nói theo Tagone: “Đến nay dấu vết đã chìm trong lá rụng "[24.362] Nếu chúng ta ngày nay muốn làm một cuộc hành hương về nguồn của dân tộc thì có lẽ không có gì tốt hơn là đi theo gót thơ Hoàng Cầm Có thể nói, ảnh hưởng đầu tiên của quê hương đến hồn thơ của Hoàng Cầm chính là cảnh sắc, con người, phong tục, tập quán quê ông

Thuận Thành - Bắc Ninh quê ông xưa kia là nước Luy Lâu coi như Thủ

đô nước Giao Châu thế kỷ thứ nhất Nơi hai Bà Trưng “Đưổi quân Tô Định"

nơi được coi là phát tích của nghệ thuật rối nước mà thế giới Phương Tây gọi

Trang 33

Nơi đây có Chùa Dâu, nơi đạo phật được truyền sang ta đầu tiên, rồi Bút

Tháp, ngôi chùa nồi tiếng về kiến trúc với những đầu đao, hoa văn Bông sen, ngói thuỷ ba và tượng phật Bà nghìn mắt, nghìn tay do bàn tay tài hoa của nghệ nhân Kinh Bắc tạo nên làm ngạc nhiên cả những người nơi xứ phật trong cuộc triển lãm ở Ấn Độ Từ Bút Tháp là tạt qua làng tranh Đông Hồ và nghe những câu quan họ về Hội Lim "Mộ( mảnh đất diện tích trong vuông

bàn tay mà lưu giữ không biết bao nhiêu kho báu cánh sắc thiên nhiên"

[23,18] Chính những cảnh sắc thiên nhiên nơi đây đã làm nền tảng và đi vào

thơ ông hết sức tự nhiên và sinh động:

“Mưa chuông chùa lặng Về bến trai tơ Chùa Dâu nỉ cô Sao còn thần thơ Sao còn ngơ ngẵn Không về Kinh Đơ ” (Mưa Thuận Thành) Hồng Cam đã từng nói: "Nói đến quê hương phải bắt đầu bằng người

mẹ Mẹ là hiện thân trọn vẹn nhất, sinh động nhất của quê hương Huống chỉ

mẹ tôi xưa vốn là một cô gái quê Kinh Bắc có nhan sắc óng ả, kiều diễm, có đôi mắt lúng liễng thật tình tứ, đôi mắt rất quan họ, có dáng ẩi thanh tao, đài các, uyển chuyển và khi mẹ tôi mặc chiếc váy kiểu Đình Bảng, mép váy buông chùng cửa võng xuống đến mu bàn chân, ai trông thấy trước mặt đều tưởng như người con gái này dang di trên sóng rập rờn " (Lời Vĩ Thanh cuỗi tập về Kinh Bắc) Từ cái giọng quan họ mượt mà, nỗi tiếng của mẹ và những cô

gái nơi vùng quê Kinh Bắc đã làm cho thơ ông thêm mượt mà, đậm sắc dân

Trang 34

Bên cạnh những lời hát ru ngọt ngào của mẹ, những làn quan họ mượt

mà, say đắm lòng người của quê ông thì ảnh hưởng đến thơ ông sâu sắc hơn

cả phải kể đến là những phong tục tập quán, những hội hè, lễ tết đó chính là nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Với những tập quán như: "7i đánh đu";

“Thị hát đúm” và những hội hè, lễ tết như: "Chùa Hương”; "Hội Gióng”; "Hội

Phù Khê”

“Trăm đôi trai gái anh tú Ngựa lông bãi ruộng

Gươm thân phun lửa đôi môi Chủ bé lên ba là tướng võ nhà Giời Ai ngờ đã bốn nghìn năm manh mối

Xuân đến lụa the

Cẩm gậy tre ấi se duyên cơ Tấm ơng Hồng Với Trương Chỉ về gầm đỏ lầu Tây ”

(Hội Gióng)

Hay đó còn là quê hương của tranh dân gian Đông Hồ với những “Ä⁄e

con đàn lợn âm dương, với những “Đảm cưới chuột”

Như vậy chính quê hương Kinh Bắc - cái nơi văn hố số một của Việt

Nam đã là cảm hứng và nguồn mạch của thơ Hoàng Cầm

Khi nói về cội nguồn của thơ mình Hoàng Cầm đã từng nói: "7hơ tdi bắt nguôn từ tiếng hát kia và nền văn hoá ấy"

2.1.2 Con người

Hoàng Cầm sinh trưởng trong một gia đình nhà nho nghèo vào một đêm tháng giêng Nhâm Tuất (đương lịch là tháng 2 - 1922), là đêm trước của Hội

quan họ, hội Lim

Trang 35

trong tỉnh Mẹ ông quê gốc ở làng Bựu Xim - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh, lúc trẻ bà có nhan sắc và hát quan họ hay nổi tiếng trong huyện

Hoàng Cầm ngoài thừa hưởng của quê hương huyền sử và lịch sử Kinh

Bắc, thừa hưởng của bố khí tiết nho sĩ yêu nước, còn thừa hưởng của mẹ nỗi

buồn bao la và niềm say mê khát khao những điệu hò câu hát dân ca đặc biệt

là quan họ

Ngoài sự thừa hướng ấy, bản thân Hoàng Cầm vốn là một thi sĩ đa tình Điều đó được thể hiện rất rõ qua những mối tình thơ trẻ của ông Ngay từ khi

lên tám tuổi ông đã có mối tình đầu tiên với một cô gái tên Vinh mối tình ấy

đã kéo dài đến khi ông 12 tuổi Chính đó là nguồn cảm hứng của rất nhiều bài thơ trong tập Về Kinh Bắc, trong đó có: Lá Diêu Bông, Cây Tam Cúc chính

Hoàng Cầm đã nói: "Cô vinh hơn tôi 8 tuổi, là nhân vật "chị" trong nhiều bài

thơ của tôi về sau nay" [23,25]

Đến năm 14 tuổi, Hoàng Cầm lại có mối tình thứ hai với một cô gái tên

Nghĩa 22 tuổi Mối tình thơ trẻ với cô Nghĩa cũng là nguồn cảm hứng giúp Hoàng Cầm sáng tác một loạt thơ tình

Hoàng Cầm là một nhà thơ luôn có ý thức nghiêm túc với nghề thơ và mang trong dòng máu một niềm đam mê lớn với đời và với thơ "Miểm đam mê ấy là đặc tính của một nhân bản thi nhân, đồng điệu với bản chất thi nhân

của Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính " [1,372] Niềm đam mê ấy lại được nuôi dưỡng bởi truyền thống văn hoá của vùng quê Kinh Bắc, đặc biệt là nền dân

ca quan họ nổi tiếng, sự bắt rễ rất sâu từ nền văn hoá dân tộc từng đơm hoa,

kết trái và tươi tốt ngàn đời, đã khiến Hoàng Cầm và thơ của ông có đủ sức

mạnh để chinh phục độc giả và tồn tại cho đến ngày hôm nay

2.2 Những biểu hiện của thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm

Như ở chương 1 chúng tôi đã trình bày về khái niệm thế giới nghệ thuật

Trang 36

sáng tạo nghệ thuật, nên việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm

theo trình tự các vấn đề lý thuyết của khái niệm là điều không thể Vì vậy, từ chỗ thừa nhận cảm xúc, hình tượng cái tôi, thời gian, không gian nghệ thuật và các hình thức đặc trưng của thơ trữ tình là những yếu tố trung tâm của thế giới nghệ thuật, nơi tập trung mọi mối quan hệ, chúng tôi coi đây là góc độ tiếp cận tốt nhất để khám phá thế giới nghệ thuật của văn học nói chung và

thơ Hoàng Cầm nói riêng

Thế giới hình tượng trong thơ trữ tình rất đa dạng Nó bao gồm hình tượng thiên nhiên, con người thông qua tâm trạng cụ thể của nhà thơ Về thế giới nghệ thuật của Hoàng Cầm, chúng tôi cho rằng thế giới hình tượng thơ ông rất đa dạng, trong khoá luận này chúng tôi chi xin đi vào những nét tiêu biểu trong cách xây dựng hình tượng thiên nhiên, con người thông qua những tình cảm rất chân thành của ông

2.2.1 Cảm xúc trữ tình trong thơ Hoàng CẦm

Trên thi đàn văn học Việt Nam đã có rất nhiều nhà thơ viết về quê hương đất nước, con người nhưng chưa có một nhà thơ nào lại có tình cảm về quê hương đất nước dạt dào và mãnh liệt như Hoàng Cầm Ở phần cảm xúc trữ

tình trong thơ ông, qua khảo sát chúng tôi thấy nổi bật là cắm xúc của ông về

thiên nhiên đất nước và con người

2.2.1.1 Tình cảm đối với thiên nhiên đất nước

Con người không thể sống mà thiếu thiên nhiên, đất nước Thiên nhiên,đất nước luôn tồn tại trong tiềm thức của mỗi con người, hoà nhập vào từng lĩnh vực của đời sống hàng ngày Gắn bó mật thiết với con người, thiên nhiên là sự phân thân của con người trong dòng chảy thời gian vừa là đề tài,

nguồn cảm hứng vô tận muôn đời của thi sĩ Vì thế, thiên nhiên chưa bao giờ

vắng bóng trong văn học nhiều khi nó trở thành những bức tranh đẹp, có giá

Trang 37

thuộc vào cảm quan thời đại và thế giới người nghệ sĩ

Để thiên nhiên sinh động, hấp dẫn Hoàng Cầm rất chú ý đến việc đưa vào đó những âm thanh, màu sắc, hương vị của cuộc sống Do đó, thiên nhiên

trong thơ ông luôn tươi mới, đầy chất trữ tình

Còn đất nước chính là quê hương, là nguồn cội của mỗi con người Dù

có đi đến nơi đâu thì trong tâm trí mỗi chúng ta vẫn không thể xố nhồ đươc

hình ảnh đó Đó là những hình ảnh thật quen thuộc, thật thân thương của cảnh

và người nơi mỗi chúng ta đã chôn nhau cắt rốn và lớn lên Ở mảng đề tài này

Hoàng Cầm đã rất khéo léo hoà quện, đan xen giữa tình yêu thiên nhiên với

tình yêu đất nước một cách tự nhiên và đã đạt được những thành công nhất

định

a) Niềm tự hào về một Kinh Bắc cổ kính - Thanh bình

Kinh Bắc là cái nơi văn hố số một của Việt Nam Là mảng đề tài mà Hoàng Cầm trút vào đó rất nhiều tâm huyết Có thể nói, thơ ông khơi dậy

trong bạn đọc một niềm thốn thức vì tình yêu quê hương sâu xa không tai nào

tả nồi Ông dẫn bạn đọc từng bước thâm nhập vào một xứ sở mê li, kì thú:

“Ta con chào mào khát nước

Về vườn xưa hạt nhãn đã đâm mâm

Cây ổi giơ xương

Chống đõ mùa đông sập về đánh úp

Trang 38

Trong bài viết về thi phâm Mưa Thuận Thành của Hoàng Cầm nhà văn Quang Huy đã nhận xét: "?hơ ông mang đậm âm hưởng của vùng đất Kinh Bắc - Diễm lệ, đây ắp huyền thoại và bảng láng một làn sương khói dân ca

Hãy nghe âm điệu của bài thơ Mưa Thuận Thành, một bài thơ đọc lên nhự một bài kinh Gấp sách lại, âm điệu thơ cứ làm ta chếnh choáng như say Đó

là âm điệu của đất trời Kinh Bắc được phổ vào ngọn bút tài hoa của ông"

[23.227]

Qua sưu tầm và tìm hiểu về thơ Hồng Cầm chúng tơi cũng nhận thấy

thơ ông hình tượng được ông xây dựng nhiều nhất và hấp dẫn người đọc nhất đó là hình tượng quê hương Kinh Bắc, đó là một Kinh Bắc cổ kính, huyền thoại Tập thơ Về Kinh Bắc là một điển hình nói về hình tượng này Ngay ở

đầu tập thơ Hoàng Cam da "Cui ddu" đề nhìn lại một Kinh Bắc với "Giẻ quạt

vơi lỗng", với dòng "Văn Giang", tiếng chuông "Bách Môn”, “múi đá Thiên

Thai” Sự củi đầu day thê hiên một nỗi nhớ, một tình yêu quê hương tha thiết: “Cui lay me con tro’ vé Kinh Bac

Chiéu xua gié quat voi long

Thân cau cụt vẫy đuôi mèo trắng mốc Chuôn chuôn khiêng nắng sang sông”

(Đêm Thổ)

Với "Hình nhân má điệp", "Tóc mực tàu" với "Gấm sông Câu" nơi quê hương Hoàng Cầm như thoảng nhớ, thoảng quên:

“Về Kinh Bắc phái đâu con nghẹn khóc Con không cười

Con thoảng nhớ thoảng quên

Hình nhân má điệp tóc mực tàu Mắt nghiêng dựa liếp

Trang 39

Gắm sơng Câu khốc lại áo ngày xưa ” (Đêm Kim)

Yêu quê hương Kinh Bắc, Hoàng Cầm yêu cả nét đẹp tâm linh của quê

hương:

“Về Kinh Bắc phải đâu con nhắm mắt Gài mảnh gương giàn thiên lý đậu tua rua

Chùa Phật Tích ruỗi trong màn lụa bạch

Tượng Quan Âm má ửng bô quân Chuông chiều cởi yếm

Chuông sớm đội khăn

Cầu Kinh tê tê mười ngón tay mang

M6 dém he cudc Idi

Ao mua dang địt lá trường sinh ”

(Đêm Thuỷ)

Và yêu quê hương đó bởi những cảnh vật thật gần gũi, bình dị, một quê hương "Máy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên”:

“Ai về bên kia sông Đuống Cho ta gửi tắm the đen

Máy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên Những hội hè đình đám

Trên núi Thiên Thai Trong chùa Bút Tháp ”

(Bên kia sông Đuống)

Từ tình yêu đối với quê hương Hoàng Cầm không chỉ tự hào với những

phong tục tập quán ở đó mà ông còn tự hào biết bao về sự duyên dáng, nhẹ

nhàng của những người con gái Kinh Bắc xưa :

Trang 40

Cươi như mùa thu tod nang”

(Bên kia sông Đuống) Đó là những con người táo tần, có nụ cười đẹp như nắng mùa thu Những

cô gái Kinh Bắc thật mộc mạc, dễ thương, là hình ảnh chân thực về vẻ đẹp

giản dị, đầy sức sống của quê hương nhà thơ

Hình ảnh "Những cô hàng xén răng đen" là cơ sở của vẻ đẹp bình di va

chính nụ cười như nắng "Mia thu" ay 1a hién than, là hồn quê hương Nó

không chỉ là sự quyến rũ mời gọi mà nó còn là một hình ảnh khó phai trong

tâm trí nhà thơ Khi nhìn lại quá khứ - nhìn lại một Kinh Bắc thân thương

Tình yêu đối với quê hương Kinh Bắc còn là tình yêu đối với những

hình ánh quen thuộc của “Rặng re", của “Sân đất trắng", của "Nóc cây rơm”: “Ta con chim cu vé gù rặng tre

Đưa nắng ấu thơ về sân dat trang Đưa mây lành những phương trời lạ VỀ tụ nóc cây rơm ”

(Về với ta)

Ở quê hương đó còn có một dòng sông lấp lánh, có bãi mía, bờ dâu, có

ngô khoai biêng biéc :

“Sông Đuống trôi ẩi Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ Xanh xanh bãi mía bờ dâu

Ngô khoai biêng biếc”

(Bên kia sông Đuống) Trong thanh bình, hình ảnh Kinh Bắc còn làm say đắm lòng người bằng

tiếng hát Quan Họ mượt mà:

“Tôi người làng Quan Họ

Ngày đăng: 28/09/2014, 08:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w