1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới nghệ thuật thơ hoàng cầm

20 344 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 387,88 KB

Nội dung

Chính vì vậy nghiên cứu về Hoàng cầm một mặt giúp chúng ta nhận diện được sự phát triển của tư duy thơ Việt Nam hậu lãng mạn, mặt khác cho thấy sự phong phú, đa dạng của nền thơ ca Việt

Trang 1

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

….o0o…

LU ẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Thành ph ố Hồ Chí Minh, 2001

Trang 2

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

….o0o…

NGUY ỄN HỮU CHÍNH

TH Ế GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ HOÀNG CẦM

LU ẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Chuyên ngành : Ng ữ văn

Mã s ố : 50433

Người hướng dẫn khoa học

TS Lê Ti ến Dũng

Thành ph ố Hồ Chí Minh, 2001

Trang 3

L ỜI CẢM TẠ

Để hoàn thành luận văn này chúng tôi xin chân thành cám ơn

Các thầy cô phòng Khoa học Công nghệ và sau đại học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Các thầy cô, khoa ngữ văn trường Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Hà Nội I, Viện Văn học, Viện Khoa

học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh

Sở giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu

Thầy Lê Tiến Dũng, người trực tiếp hướng dẫn luận văn này

Nhà thơ Hoàng Cầm, nhà thơ Hoàng Hưng, những người cung cấp cho tôi tài liệu để hoàn thành luận văn này

Thầy Nguyễn Sáu, thầy Đào Đức Hạnh người đã hướng dẫn tôi những bước đầu tiên đến với văn học

Bạn bè, thân hữu lớp cao học Văn khóa 7 và khóa 8

Cha mẹ những người đã sinh ra và dưỡng dục tôi

Vợ và con, những người trực tiếp tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này Nhân dịp luận văn được bảo vệ, một lần nữa chúng tôi xin chân thành tri ân

Trang 4

M ỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ 3

M ỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU 4

PH ẦN MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Lịch sử vấn đề 5

3 Đối tượng nghiên cứu 9

4 Ph ạm vi, phương pháp nghiên cứu 9

Chương 1: CHẤT TRỮ TÌNH TRONG THƠ HOÀNG CẦM 11

1 V ấn đề chất thơ 11

2 Ch ất trữ tình trong thơ Hoàng Cầm 13

Chương 2: TƯ DUY NGHỆ THUẬT THƠ HOÀNG CẦM 42

1 Quan niệm về tư duy nghệ thuật thơ 42

2 Tư duy nghệ thuật thơ Hoàng Cầm, từ tư duy lãng mạn đến tư duy tượng trưng 44

K ẾT LUẬN 92

Trang 5

PH ẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do ch ọn đề tài

1.1/- Hoàng Cầm là một nhà thơ khá tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại Tác phẩm của ông từ lâu đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông Qua nhiều lần cải cách,thay đổi chương trình, sách giáo khoa, Hoàng cầm vẫn giữ được vị trí của mình Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của Hoàng Cầm trong tiến trình văn học Việt|Nam nói chung và thơ Việt Nam hiện đại nói riêng Do đó việc nghiên cứu về ông là một điều hết sức cần thiết

1.2/- Hoàng Cầm là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp Ông không thuộc lớp những nhà thơ tiền chiên nhu Xuân Diệu, Huy Cân, Chế Lan Viên và cũng không đi theo lối đi của những nhà thơ kháng chiến như Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Quang Dũng và cả những nhà thơ chống Mỹ sau này Ồng có một

lối đi riêng, âm thầm, lặng lẽ Chính vì vậy nghiên cứu về Hoàng cầm một mặt giúp chúng ta nhận diện được sự phát triển của tư duy thơ Việt Nam hậu lãng mạn, mặt khác cho thấy sự phong phú, đa dạng của nền thơ ca Việt Nam hiện đại

Do đó, mục đích của đề tài này nhằm nghiên cứu về thơ Hoàng Cầm một cách toàn diện và có hệ thống Từ đó nhận diện được con đường phát triển của tư duy nghệ thuật thơ ông từ lãng mạn đến hậu lãng mạn Đồng thời qua đó thấy được

những đóng góp nhất định của Hoàng Cầm cho nền văn học Việt Nam nói chung và thơ ca Việt Nam hiện đại nói riêng

2 L ịch sử vấn đề

Về tác giả Hoàng Gầm có thể kbẳng định chưa có một công trình nào nghiên

cứu về ông một cách toàn diện và có hệ thống Toàn bộ nghiên cứu về ông chỉ là

những bài viết, những tiểu luận, những bài giới thiệu ngắn Chúng được tập hợp lại trong hai quyển sách tiêu biểu: Thứ nhất làiquyển "Phê bình, bình luận văn

tác giả Hồng Nguyên, Chính Hữu, Trần Hữu Thung, Quang Dũng và Hoàng Cầm Quyển thư hai tương đối đầy đặn hơn, đó là quyển "Hoàng Cầm thơ văn

Trang 6

1997 Ở đây chúng tôi xin giới thiệu sơ lược một vài bài viết tiêu biểu,có khen và có chê Đó là những bài viết ít nhiều có ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu chuyên

luận này của chúng tôi

Trước hết đó là bài về:"Mấy ý nghĩ nhỏ về thơ Hoàng Cầm'' của nhà nghiên cứu

Nguyễn Đăng Mạnh Đọc tập "Mưa thuận thành" của Hoàng Cầm, ông viết "Những vần

thơ cứ ngân nga, cứ ám ảnh hoài và nhói lên trong ta một nỗi xót xa, một niềm thương nhớ

được ông chứng minh và phân tích khá cụ thể Ông khái quát;"Hình như có một không

trên được Đỗ Đức Hiểu chia sẻ trong bài viết'"Hoàng Cầm" (107 –tr280) Ông viết : "Tính hi ện đại trong thơ Hoàng Cầm không phải như Vũ Hoàng Chương (nhà thơ đô thị

Mưa và Lá Diêu Bông, hay những người con gái mờ ảo, những mối tình hư ảo xứ Kính Bắc

nhìn bao quát tiếp cận được hệ thống thi pháp thơ Hoàng Cầm Nó tạo nên phẩm chất

trữ tình trong thơ ông Đi xa hơn vào thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm, Nguyễn

Đăng Mạnh xem thơ Hoàng Cầm như là "một thứ thơ hướng nội ở độ sâu thẳm nhất Nó

(72 -

tr 334) Có lẽ đây cũng là một hướng đi của tư duy nghệ thuật thơ Hoàng Cầm

Điểm tương đồng giữa nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh và Đỗ Đức Hiểu ở

chỗ,cả hai ông gợi ra một hướng tiếp cận mới trong thế giới nghệ thuật thơ Hoàng

Cầm mà cả hai tác giả đều gọi là "Siêu thơ" Có thể nói đây là một trong những

hướng tìm tòi về hình thức thơ ca Việt Nam hậu lãng mạn theo xu hướng tượng trưng Phải chăng tư duy thơ Hoàng cầm phát triển theo hướng đó? và ông đạt được

ở những mức độ nào? Hoàng Cầm rõ ràng mang những yếu tố lãng mạn nhưng ông

cũng vượt ra ngoài những yếu tố đó để tìm đến "một thế giới không tuân theo những lô

Trang 7

Hoài Việt trong bài "Đền với Hoàng Cầm" giới thiệu tương đối đầy đủ về

Hoàng Cầm với tư cách một nhà thơ mà theo ông u trước 1945, trong bảng phong thần

giới thiệu chung chung chưa đi vào phân tích cụ thể thuyết phục trên tư liệu thơ Hoàng Cầm, ông gọi Hoàng Cầm là " một người làm vườn cần mẫn, cuốc xới trên

ông muốn nhận xét quá trình phát triển của tư duy nghệ thuật thơ Hoàng Cầm, nên ở

phần sau, trên cơ sở phân tích những tìm tòi của Hoàng cầm về dùng từ, đặt câu, xây

dựng hình ảnh ông kết luận : " Theo tôi, Hoàng Cầm là cuộc hôn phối giữa dân tộc và

xét như trên có tính gợi mở hơn là những khẳng định có tính khoa học, có tính thuyết

phục cao

Có lẽ đáng chú ý hơn cả và có tính chặt chẽ hơn cả là bài viết "Ấn tượng thơ

kết cấu của một tiểu luận hơn là một bài báo Trong bài viết trên tác giả đã cố gắng

lý giải những ẩn ức trong thế giới tình cảm thơ Hoàng Cầm ông viết: "Thơ Hoàng

ngào đó" (85 - tr286) Ông nói nhiều đến hồn thơ, đến điệu thơ và nhạc thơ

Hoàng Cầm Ông cố gắng đi tìm cái giọng điệu riêng của thơ Hoàng Cầm, "Có cảm

giác điêu thơ Hoàng Cầm như con hạc đầu đình, muốn bay không cất nổi mình mà bay, nó

Ngoài ra ông còn nói đến : "Một sự hội nhập của nghệ thuật thơ Hoàng Cầm" với

những bi kịch của cuộc đời được biểu đạt bằng những lớp nghĩa chồng lên nhau, để nén lại, để ẩn chứa : ''Hoàng Cầm đã nén chìm tính biểu cảm của câu chữ, để nỗi nghẹn

đời Bài viết trên có ý nghĩa lớn trong quá trình nghiên cứu thơ Hoàng Cầm

Chia sẻ với Chu Văn Sơn là bài viết của nhà văn Phạm Thị Hoài "Đọc Mưa

giả về thơ Hoàng Cầm Đó là những cảm nhận có tính rời rạo, chưa xâu chuỗi theo

Trang 8

một đề tài nhất định Tác giả viết "Vậy thì trước hết tôi thấy Hoàng Cầm đẹp và xa

vừa gần gũi vừa xa xôi Tác giả đi tìm "trường liên tường rất đặc trưng trong thơ Hoàng

nhận như vậy tác giả đã cố gắng đi tìm cái riêng trong hồn thơ của Hoàng Cầm

Việc làm ấy là cần thiết nhưng chưa đủ Chưa đủ vì bài viết cũng chỉ dừng lại ở mức

độ gợi mở, giới thiệu, chỉ dừng lại ở sự đồng cảm của một nhà văn với một nhà thơ

Trần Mạnh Hảo trong bài "phê bình "Hoàng Cầm và 99 tình khúc"trên văn số 71

- 97 và được in lại trong "Phê bình, bình luận văn học" do Vũ Tiến Quỳnh tuyển chọn

đã nhìn nhận và đánh giá thơ Hoàng cầm ở một khía cạnh khác Tác giả Trần Mạnh

Hảo chủ yếu tập trung vào phê hơn là bình Ông phê phán sự thiếu trong sáng, các

yếu tố sex trong thơ tính Hoàng Cầm, cách dùng chữ, câu "Nhũng chữ cầu kỳ quá mức

Hoàng Cầm theo hướng xã hội học mà chưa thấy được những đóng góp nhất định

của ông Bài nghiên cứu còn mang nặng yếu tố chủ quan cả trong khen và chê do đó chưa thật sự là những cứ liệu khoa học khả dĩ có thể giúp được gì trong quá trình nghiên cứu thơ Hoàng Cầm

Ngoài ra còn có một số bài viết của các tác giả Nguyễn Thị Minh Thái, Đặng

Tiến, Mai Thục chủ yếu là các bài viết ngắn cảm nhận về thơ Hoàng Cầm với tư cách là những người đọc thơ ông và yêu thơ ông Những bai viết trên là những tham

khảo bổ ích trong quá trình nghiên cứu chuyên luận này

cách đầy đủ và có hệ thống

nghệ thuật thơ Hoàng Cầm,nhưng chưa chỉ rõ quá trình phát triển của tự duy nghệ thuật thơ ông trong bối cảnh những tìm tòi về hình thức của thơ ca Việt Nam sau

1945

Trang 9

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng khoa học của chuyển luận là thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm ở hai bình diện :

Thứ nhất là ở bình diện chất trữ tình của thơ Hoàng Cầm Trong đó, chúng tôi

chủ yếu nghiên cứu tư duy nghệ thuật trên chất liệu nội dung của thơ ông, những

cảm nhận của ông về thời gian, không gian nghệ thuật, những quan niệm về tình yêu Đó là những cảm hứng sáng tạo chủ quan của nhà thơ

Bình diện thứ hai đi sâu nghiên cứu những đặc trưng vá quá trình phát triển

của tư duy nghệ thuật thơ Hoàng Cầm trong bối cảnh những tìm tòi về hình thức thơ

ca Việt Nam sau 1945 Ở đây chúng tôi nghiên cứu Hoàng Cầm với tư duy nghệ thuật từ lãng mạn đến tượng trung Từ đó chúng ta thấy được những đóng góp nhất

định của ông đối với quá trình phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại

4 Ph ạm vi, phương pháp nghiên cứu

Tác phẩm của Hoàng Cầm khá phong phú : Từ kịch thơ, thơ đến văn xuôi Chuyên luận này chỉ chủ yếu nghiên cứu thơ Hoàng Cầm Kịch thơ và văn xuôi là

những phần tham khảo bổ ích của chúng tôi Cho đến nay Hoàng Cầm đã xuất bản

năm tập thơ : "Bên kia sông Đuống" NXB Văn hóa 1993, "Về kinh Bắc\ NXB Văn học

1994, "Mưa Thuận Thành", NXB Văn hóa 1991 "Men đá vàng\ NXB văn học 1995

và "99 tình khúc\ NXB văn học-1996 Có thể nói số lượng các tập thơ được xuất bản

là nhiều Tuy nhiên, số lượng các bài thơ không nhiều lắm bởi lẽ có nhiều bái trùng

lặp ở nhiều tập thơ khác nhau Do đó, đơn vị khảo sát của chúng tôi ở đây là bài thơ

Ngoài ra từ 1990 trở lại đây Hoàng Cầm có khá nhiều thơ trên các báo và tạp chí Đó không phải là đối tượng nghiên cứu của chuyên luận này mà chỉ là những

phần để tham khảo

Trong chuyên luận này, phương pháp nghiên cứu chủ yểu của chúng tôi là phương pháp phân tích trên văn bản tác phẩm thơ Hoàng Cầm và một phần cuộc đời ông

Ngoài ra chúng tôi cũng sử dụng các phương pháp lịch sử cụ thể, đặc biệt, phương pháp so sánh đổi chiếu, được ưu tiên sử dụng Qua đó thấy được những nét tương đồng và dị biệt giữa Hoàng cầm và các nhà thơ hiện đại khác

Trang 10

Ở đây chúng tôi không chủ trương tách rời các yếu tố nội dung và hình thức trong quá trình nghiên cứu Chúng tôi nghiên cứu đồng thời nội dung va hình thức như là một quá trình sáng tạo Có chăng đôi khi có sự tách rời chỉ là những trừu xuất

để tiện nghiên cứu mà thôi

Chúng tôi xin chân thành cám ơn Phòng nghiên cứu khoa học; khoa Ngữ Văn, Đại Học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh; khoa Ngữ Văn và Báo Chí, Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhấn Văn thành phố Hồ Chí Minh; khoa Ngữ Văn Đại học Sư

Phạm và Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Hà Nội; Viện Văn Học Viện Khoa

Học Xã Hội tại thành phố Hồ Chí Minh Đặc biệt chúng tôi xin chân thành cảm ơn

TS Lê Tiến Dũng người trực tiếp hướng dẫn chúng tôi hoàn thành chuyên luận này

Trang 11

Chương 1: CHẤT TRỮ TÌNH TRONG THƠ HOÀNG CẦM

1 V ấn đề chất thơ

Nói đến thơ trước hết là nói đến chất thơ Chất thơ như là một yếu tố quan

trọng trong hệ thống giá trị của thơ ca Chất thơ không chỉ là một phương diện của

nội dung trữ tình mà còn là sự thống nhất giữa những phẩm chất của đối tượng khách quan và cảm hứng sáng tạo chủ quan Do đó, chất thơ là mạch nguồn, là sự rung động của nhà thơ trước thế giới, là chất men tạo nên cái say, cái đẹp của thơ

ca

1.1/- Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa có một quan niệm rõ ràng, có hệ thống về

chất thơ dù nhiều nhà nghiên cứu phê bình dùng thuật ngữ này Trước hết người ta hay nói đến chất thơ trong cuộc sống hoặc sâu hơn tác phẩm này giàu chất thơ Thực chất đây là cách nói chưa đi vào nội dung khái niệm Hà Minh Đức cho

rằng:"khi nói đến chất thơ là nói tới nhân tố thuộc nội dung" (34 - tr 33) và ở phần khác

ông viết "Những nhân tố đặc biệt quan trọng để tạo nên chất thơ là phần cảm xúc và suy

ngh ĩ chủ quan của nhà thơ" (34 - tr35) Như vậy chất thơ không chỉ là nội dung trữ tình

của thơ, nó chính là sự thống nhất nội dung, hình thức trong thơ, chất thơ,do đó không phải là khách thể thẩm mỹ mà là sự thống nhất khách thể chủ thể thẩm mỹ

Chất tho trong cuộc sống khác với chất thơ trong thơ ca : "Chất thơ trong nghệ thuật

bao g ồm sự thống nhất giữa những phẩm chất của đối tượng khách quan và cảm hứng sáng t ạo chủ quan của nhà thơ" (34 - tr35)

Chất thơ, đương nhiên bắt nguồn từ cuộc sống Nhưng nó là cuộc sống đã

được "chuyển hóa” được "cải hóa" trong sự đồng cảm của tâm hồn nhà thơ Trong

cồng trình "Tâm lý văn nghệ", nghiên cứu quá trình hoạt động của tâm lý sáng tạo,

Chu Quang Tiềm gọi đó là hình thức "Di tình tác dụng" Như vậy chất thơ là sản phẩm

của quá trình hoạt động tâm lý sáng tạo, là chức năng khứu biệt của thơ ca : "tác

ph ẩm trữ tình làm sống dậy cái chủ thể của hiện thực khách quan, giúp ta đi sâu vào thế

Trang 12

gi ới của những suy tư, tâm trạng, nỗi niềm - một phương diện rất, năng động, hấp dẫn của

hi ện thực"(70 - tr358)

Từ đó, Hà Minh Đức cho rằng : "Song để tìm hiểu và đánh giá cho đúng một tiếng

nói thi ca thì ph ải thấy được từ bên trong chất thơ tầm vóc về tư tưởng của mỗi tác giả Tầm

v ốc tư tưởng chỉ ra độ sâu và chiều cao của hồn thơ" (34 - tr54) Cái mà tác giả gọi là tư

tưởng ỏ đây chính là tư tưởng nghệ thuật Do đó, ông cho rằng chất thơ gắn liền với trí tưởng tượng, với tình cảm và cái đẹp Nó là cái đẹp của tâm hồn nhà thơ biểu đạt

trọn vẹn trên trang thơ Như vậy, nghiên cứu chất thơ là nghiên cứu nội dung trữ tình được biểu đạt qua hệ thống thi pháp

1.2/- Trong "M ỹ học" Hegel viết "Khi bàn đến nội dung của cái làm đối tượng cho cách quan ni ệm cái nên thơ (tức là chất thơ) - ít nhất là làm một cách tương đối - ngay từ đầu, loại trừ cái bên ngoài, tức là gạt bỏ các sự vật tự nhiên Đối tượng của thơ là những

h ứng thú tinh thần" (44 - tr483) Ở đây gạt bỏ quan niệm duy mỹ của nhà nghiên cứu

chúng ta cũng phải nhận rằng chất thơ không thể tách rời với trí tưởng tượng, với

đời sống tình cảm và sự rung động của nhá thơ trước thế giới "Cái hành trình của trí

tưởng tượng mang tính chất ngẫu nhiên bao nhiêu về mặt hình ảnh trực quan thì mang tính

t ất yếu bấy nhiêu về mục đích biểu hiện, mục đích tư tưởng (93 - tr77) Như vậy, chất

thơ, tất nhiên bắt nguồn từ cuộc sống thông qua quá trình "thanh lọc" của nhà thơ và

được biểu hiện trên văn bản tác phẩm thơ, chất thơ do đó được biểu hiện qua hệ

thống thi pháp Nghiên cứu chất trữ tình của một tác phẩm, tác giả, một trào lưu tất nhiên gắn liền với đời sống thẩm mỹ và các phương thức, phương tiện biểu hiện đời

sống thẩm mỹ đó

Từ hai phần trên, chúng ta có thể khẳng định, nghiên cửu chất thơ không phải

là nghiên cứu cái hiện thực, cái đề tài ở bên ngoài nhà thơ Nghiên cứu chất thơ

cũng không phải là nghiên cứu nội dung trữ tình được phản ảnh trong thơ ca Nghiên cứu chất thơ là nghiên cứu đời sống thẩm mỹ của nhà thơ được biểu đạt như thế nào qua hệ thống thi pháp Nó bao gồm việc chiếm lĩnh và biểu đạt không gian, thời gian nghệ thuật, những quan niệm thẩm mỹ về con người và cuộc đời

Ngày đăng: 23/08/2016, 16:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w