1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới nghệ thuật thơ lưu quang vũ

20 282 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 384,02 KB

Nội dung

Nghiên cứu về "Thế giới nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ" sẽ góp phần khẳng định tài năng của anh trong lĩnh vực thơ ca, làm sống lại tâm hồn chân thực, luôn trăn trở về lẽ sống, về con người

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LƯU QUANG VŨ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Trang 3

MỤC LỤC

M ỤC LỤC 3

MỞ ĐẦU 6

1.LÝ DO CH ỌN ĐỀ TÀI 6

2.L ỊCH SỬ VẤN ĐỀ 7

3.PH ẠM VI NGHIÊN CỨU 12

4.ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 12

5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

6.K ẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 14

Chương 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ 15 1.1.QUAN NI ỆM VỀ THƠ 15

1.1.1.Thơ để sống với đời thường và sống cùng giấc mơ phui trước 17

1.1.2.Thơ là ô cửa mở tôi tình yêu 21

1.1.3.Thơ tôi là mây trắng của đời tôi 24

1.2.T Ừ QUAN NIỆM THƠ ĐẾN HÌNH ẢNH CON NGƯỜI TRONG THƠ 25

1.2.1.Con người công dân mang đậm chất lý tưởng 27

1.2.2.Con người đời thường 35

1.2.3.Con người trong cõi mộng và bức chân dung tự họa của nhà thơ 54

1.2.3.1.Con người trong cõi mộng 54

1.2.3.2.B ức chân dung tự họa của nhà thơ 64

Chương 2: NHỮNG NGUỒN CẢM HỨNG LỚN TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ 70

2.1.C ẢM HỨNG VỀ ĐẤT NƯỚC - NHÂN DÂN 70

Trang 4

2.1.1.Cảm hứng về đất nước trong truyền thống văn hóa - lịch sử 70

2.1.2.Cảm hứng về đất nước đau thương 76

2.1.2.1.C ảm hứng về đất nước nghèo khó: 76

2.1.2.2.C ảm hứng về đất nước đau thương trong khói lửa chiến tranh 79

2.1.3.Cảm hứng về nhân dân - những người làm nên đất nước 84

2.2.C ẢM HỨNG VỀ TÌNH YÊU 87

2.2.1.Tình yêu gắn với số phận 88

2.2.2.Tình yêu với những đam mê và khát vọng 92

2.2.3.Tình yêu và những vẻ đẹp của muôn mặt đời thường 95

2.2.3.1.Tình yêu tr ần thế mà lý tưởng 95

2.2.3.2.Tình yêu và nhân cách 96

Chương 3: HÌNH ẢNH VÀ GIỌNG ĐIỆU THƠ LƯU QUANG VŨ 99

3.1.NH ỮNG HÌNH ẢNH QUEN THUỘC VÀ ĐA NGHĨA 99

3.1.1.Hình ảnh ngọn gió 100

3.1.2.Hình ảnh mưa 104

3.1.3.Hình ảnh ngọn lửa 107

3.1.4.Hình ảnh con tàu, bức tường, quả chuông 110

3.2.GI ỌNG ĐIỆU THƠ LƯU QUANG VŨ 113

3.2.1.Giọng điệu buồn, da diết 114

3.2.2.Giọng điệu đắm đuối 121

K ẾT LUẬN 125

PHẦN PHỤ LỤC 128

I.VÀI NÉT TI ỂU SỬ 128

Trang 5

II.TÁC PH ẨM CHÍNH 128

Kịch dài 128

Kịch ngắn 133

Các thể loại khác 134

TÀI LIỆU THAM KHẢO 135

Trang 6

MỞ ĐẦU

Lưu Quang Vũ là một con người hội tụ tài năng về nhiều mặt, hầu như ở lĩnh vực nào trong hoạt động nghệ thuật anh cũng đạt được những thành tựu đáng quý Thuở bé anh đã sớm bộc lộ năng khiếu hội họa đồng thời cũng bộc lộ cốt cách của một thi sĩ tài hoa, đa cảm trong tương lai Con đường sự nghiệp của anh đã khởi đầu từ thơ và kết thúc

rất thành công ở kịch Bên cạnh đó, "như một chiếc cầu nối giữa thơ và kịch", truyện

ngắn của anh đã tạo được nét riêng, để lại những dư vị khó quên trong lòng người đọc

Để có được vị trí xứng đáng trong nền văn học Việt Nam hiện đại, tạo được dấu ấn trong lòng độc giả như ngày hôm nay, anh đã phải trải qua một quá trình lao động nghệ thuật quên mình với một năng lực và tốc độ làm việc phi thường Những kết quả mà anh đạt được thật đáng khâm phục khi biết bao khó khăn của đời sống riêng và chung liên

tiếp chồng chất lên cuộc sống của anh Nhưng vượt lên tất cả anh đã khẳng định mình,

khẳng định một bản lĩnh sống vững vàng và mạnh mẽ

Sinh thời Lưu Quang Vũ vẫn thường quan niệm: "Thơ và kịch rất gần nhau Đó là hai thể loại lớn của văn học, là cuộc sống và thế giới tinh thần của con người được biểu

hiện ở dạng tinh chất nhất, mạnh mẽ nhất, tuy nghệ thuật của chúng có những điểm khác

biệt" [18, 143] Mặc dù kịch là nơi đã đưa Lưu Quang Vũ đến vinh quang nhưng theo như nhiều người thì thơ mới là nỗi đàm mê lớn nhất, là nơi anh ký thác nhiều nhất Anh thường nói với bạn bè là anh thích làm thơ hơn viết kịch, rằng thành công của thơ thường mang cho anh niềm vui lâu hơn kịch, thậm chí anh có thể đổi tất cả chỉ để có được một bài thơ hay Điều đó có lẽ vì thơ là một thể loại bộc lộ sâu sắc diện mạo tâm hồn của con người, nhất là những con người đa tài, đa cảm như anh Thơ là một thể loại hợp với "cái

tạng" của anh hơn cả Và trên thực tế, nhiều bài thơ của anh đã vượt qua được sự sàng lọc

khắc nghiệt của thời gian

Trang 7

Nghiên cứu về "Thế giới nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ" sẽ góp phần khẳng định

tài năng của anh trong lĩnh vực thơ ca, làm sống lại tâm hồn chân thực, luôn trăn trở về lẽ

sống, về con người, về tình yêu nơi anh, một tâm hồn tiêu biểu cho một thế hệ trong giai đoạn hào hùng nhưng cũng đầy khó khăn, gian khổ của đất nước Và đó cũng là thái độ trân trọng của người viết đối với di sản của người nghệ sĩ tài hoa và đa cảm này

Sự nghiệp mà Lưu Quang Vũ để lại cho chúng ta rất phong phú, gồm hàng trăm bài thơ, vài chục truyện ngắn và trên năm mươi vở kịch cùng nhiều bài báo, bài viết về sân

khấu và chân dung diễn viên Trong đó, thơ là lĩnh vực anh thử bút sớm nhất Năm 1968, khi mới 20 tuổi, anh đã cùng Bằng Việt xuất bản tập thơ đầu tay, đó là tập "Hương cây -

B ếp lửa" Sau khi anh mất các tập thơ "Mây trắng của đời tôi", "Bầy ong trong đêm sâu" lần lượt được ra mắt bạn đọc

Có thể nói bên cạnh hàng loạt những vở kịch từng gây tiếng vang lớn trong dư luận, thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng thì sự xuất hiện các tập thơ của anh, dù không ồn ào nhiửig nó lại có sức quyến rũ lớn Chúng như những thỏi nam châm cuốn hút người đọc, càng đọc càng say mê Qua thơ người đọc phát hiện ra một Lưu quang Vũ khác, một Lưu Quang Vũ không chỉ mạnh mẽ đến quyết liệt trước những vấn đề của đời

sống xã hội mà còn rất sâu sắc, tinh tế trong những cảm nhận về thế giới vi mô của con người Thơ Lưu Quang Vũ đã thể hiện sâu sắc diện mạo tâm hồn anh cũng như mọi sự được mất trong cuộc đời anh Vũ Quần Phương đã nhận xét một cách sâu sắc về anh:

"Đọc thơ anh có cảm giác anh viết kịch để sống với mọi người và làm thơ để sống với riêng mình" [20, 34] Thơ và kịch, hướng nội và hướng ngoại là hai mặt gắn bó hài hòa, làm nên diện mạo hoàn chỉnh của một con người nơi Lưu Quang Vũ

Thơ Lưu Quang Vũ thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn

học nổi tiếng như: Hoài Thanh, Lê Đình Kỵ, Vũ Quần Phương, Phong Lê, Vương Trí Nhàn, Huỳnh Như Phương, và cả các nhà thơ cùng thời khác như Phạm Tiến Duật, Anh

Ngọc, Tất cả đều đánh giá cao tài năng của anh, thể hiện sự ưu ái đối với những vần thơ chan chứa tình đời, tình người nơi anh, bày tỏ sự đồng cảm trước những vần thơ đầy suy

Trang 8

tư, dằn vặt về số phận, về cuộc đời của anh, cả sự trân trọng đối với những vần thơ "viển vông cay đắng u buồn" nơi anh Bên cạnh sự khẳng định ngợi khen thì cũng có một vài

nhận xét về những hạn chế trong thơ của anh, chủ yếu là ở những bài thơ đầu tay Hiện nay những bài viết này đều được Lưu Khánh Thơ tập hợp lại trong quyển "Lưu Quang Vũ- Tài năng và lao động nghệ thuật", hay trong quyển "Xuân Quỳnh- Lưu Quang Vũ, tình yêu và s ự nghiệp"

Bài viết đầu tiên về thơ Lưu Quang Vũ là bài "Một cây bút trẻ nhiều triển vọng"

của Hoài Thanh Ở đây, chỉ qua những bài thơ đầu tay của Lưu Quang Vũ, nhà phê bình văn học nổi tiếng này đã nhận ra tâm hồn thi sĩ tài hoa nơi anh và chỉ ra chiều hướng phát triển của thơ anh Bên cạnh cảm xúc tươi vui, trong trẻo của một chàng trai mới bước chân vào cuộc sống chiến đấu, Hoài Thanh còn nhận ra sự già dặn trong suy nghĩ, cảm xúc của anh so với những người cùng trang lứa Ông tỏ ra rất thích thú trước những bài thơ chan chứa tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống chiến đấu, lao động của anh Hoài Thanh còn tìm ra nét bản chất trong thơ anh đó là: buồn và đắm đuối Bên cạnh việc nêu lên những thành công nhất định về nghệ thuật, ông còn chỉ ra sự non nớt, ngập ngừng trong thơ anh Nhưng suy cho cùng đó là điều không tránh khỏi của một thi sĩ mới bước chân vào làng thơ

Khi tập thơ đầu tay "Hương cây - Bếp lửa" (in chung với Bằng Việt) của Lưu Quang Vũ ra đời, Lê Đình Kỵ đã viết bài "Hương cây - Bếp lửa, đất nước và đời ta" nêu

lên những nhận xét, đánh giá chung về tập thơ Tác giả tỏ ra rất tâm đắc trước những bài thơ Lưu Quang Vũ viết về thiến nhiên Tình yêu thiên nhiên âm thầm, sâu sắc trong thơ anh đã được nâng lên thành tình yêu quê hương, đất nước Bên cạnh việc khẳng định

những thành công của tập thơ, ông còn nêu lên nhược điểm chung là thiếu chiều sâu và

sức khái quát trước những vấn đề lớn, "giàu cảm xúc mà ít chất suy nghĩ" [20, 28]

Trong lời bạt cho tập thơ "Bầy ong trong đêm sâu" với tựa đề "Những bài thơ

"vi ển vong cay đắng u buồn" viết trong những năm chiến tranh", Vương Trí Nhàn đã

thể hiện sự cảm nhận sâu sắc về những bài thơ Lưu Quang Vũ viết trong giai đoạn này Tác giả nhận xét: "Tiếp nối vào những vần thơ rất mơ mộng, rất trong sáng của anh trong

Trang 9

"Hương cây", những vần thơ sau đây sẽ cho thấy một Lưu Quang Vũ khác, Vũ của dằn

vặt, đau xót, lỡ lầm, cô đơn, mà cũng là Vũ muốn vươn lên mọi mệt mỏi, mọi hoài nghi

để sống, để tồn tại Hai chặng khác nhau nhưng đều là của một con người thống nhất" [20, 64] Nguyên nhân tạo nên hai chặng đường khác nhau ấy là do những "đa đoan phức

tạp" của cuộc đời riêng cộng với những khó khăn chung của đất nước Ở tập thơ này, Vương Trí Nhàn đặc biệt chú ý đến hình ảnh "Mưa", tác giả viết rằng: "Trong các thi sĩ cùng thời, Vũ là người nhạy cảm với mưa và thân thuộc với mưa hơn ai hết" [20, 69] Tác giả còn rất thành thực khi cho rằng dù thơ Lưu Quang Vũ có lạc điệu so với âm điệu chung của thơ chống Mỹ lúc bấy giờ nhưng vẫn được đông đảo bạn trẻ (trong đó có tác

giả) yêu mến vì nó đã thể hiện một cách trung thực hiện thực tâm trạng của con người lúc

bấy giờ

Trong bài viết "Những vần thơ thấm đẫm băn khoăn", Huỳnh Như Phương cũng

tỏ ra rất cảm thông và trân trọng đối với những bài thơ Lưu Quang Vũ viết trong giai đoạn đầy bi kịch riêng và chung của mình Và cũng như Vương Trí Nhàn, Huỳnh Như Phương rất chú ý đến hình ảnh "mưa" trong tập thơ này Qua thơ Lưu Quang Vũ, tác giả rút ra nhận xét: "Tâm hồn Vũ là một thể phức hợp của những đối cực và nghịch lý Thậm chí có khi anh tự mâu thuẫn với chính mình" [20, 106] Cuối cùng, tác giả rút ra một nhận định có tính khái quát như sau: "Lưu Quang Vũ thật sự là một nhà thơ của tuổi trẻ, một

tuổi trẻ luôn băn khoăn, dằn vặt, tra vấn về cuộc đời và tự tra vấn lòng mình" [20, 108]

Ở bài viết "Những bài thơ sống với thời gian", Bích Thu đã thể hiện sự đồng cảm

sâu sắc với những bài thơ buồn mà Lưu Quang Vũ viết trong những năm chiến tranh

khốc liệt nhất Khi đi sâu vào phương diện "cái tôi" trong thơ anh, tác giả nhận xét: "Ẩn

chứa bên trong cái thể chất thanh xuân của Vũ là một trái tim trải đời, đầy ưu tư, dằn vặt Anh luôn luôn chiêm nghiệm, nghiền ngẫm con người và sự đời cả phần ánh sáng lẫn

phần khuất tối " [20, 103] Chính những nỗi đau tâm hồn và sự đắng cay nghiệt ngã của

số phận đã giúp anh sáng tác nên những bài thơ sống mãi trong lòng người đọc

Khi đọc tập thơ "Mây trắng của đời tôi", Vũ Quang Vinh trong bài viết "Đọc Mây

tr ắng của đời tôi nhớ Lưu Quang Vũ" đã khẳng định Lưu Quang Vũ là một nhà thơ tài

Trang 10

năng Tác giả bài viết nhận xét: "Điều đáng quý nhất ở thơ Lưu Quang Vũ không nằm trong kỹ xảo, trong khả năng trau chuốt ngôn từ mà chính là một hồn thơ chân thành, da

diết Sức nói, sức gợi, sức cảm của thơ anh chính bắt nguồn từ đó" [20, 97] Trong bài

viết này Vũ Quang Vinh còn đề cập đến chủ đề tình yêu trong thơ Lưu Quang Vũ, khẳng định sự thành công của anh khi viết về đề tài này Ngoài ra tác giả còn điểm qua một số bài thơ ghi lại những sinh hoạt đời thường và những bài thơ mang chủ đê rộng lớn khác

của Lưu Quang Vũ

Bên cạnh những bài viết ghi lại một vài nhận xét, đánh giá về từng tập thơ như trên thì bài viết "Đọc thơ Lưu Quang Vũ" của Vũ Quần Phương là một bài viết công phu,

cung cấp cho người đọc một cái nhìn tương đối rõ về đời thơ Lưu Quang Vũ Tác giả đã điểm qua các chặng đường sáng tác của Lưu Quang Vũ, từ những bài thơ đầu tay trong

"Hương cây" đến những bài thơ viết trong những năm chiến tranh khốc liệt nhất trong

"Cu ốn sách xếp lầm trang" cho đến tập "Mây trắng của đời tôi" Mỗi chặng đường thơ

anh, Vũ Quần Phương đều thể hiện một sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc với những nhận xét xác đáng Qua đó tác giả đã tìm ra nét bản chất trong thơ Vũ đó là sự đắm đuối và giàu

tưởng tượng Tác giả cho rằng "đắm đuối là bản sắc cảm xúc của Lưu Quang Vũ" [20,

38] Và cũng như các nhà nghiên cứu, phê bình khác, Vũ Quần Phương cũng đặc biệt

quan tâm đến những bài thơ buồn, thể hiện sự cô đơn, ưu tư, dằn vặt về số phận, về cuộc đời mà Lưu Quang Vũ viết trong khoảng những năm đầu 70 Tác giả cho rằng đây là giai đoạn trưởng thành trong nhận thức của Lưu Quang Vũ và cũng là đỉnh điểm trong nghệ thuật thơ anh Ngoài ra Vũ Quần Phương còn đề cập đến cảm hứng dân tộc, cảm hứng về nhân dân trong thơ Lưu Quang Vũ, khẳng định đây là nguồn cảm hứng bền chắc trong thơ anh

Trong bài viết "Tình yêu - đau xót và hy vọng", khi ghi lại những mối tình đã qua

trong cuộc đời của Lưu Quang Vũ, Lưu Khánh Thơ đã rất tinh tế khi phát hiện ra những

dấu ấn cảm xúc trong thơ anh qua mỗi cuộc tình Trong bài viết này, tác giả đã nhận xét:

"Mỗi người con gái ra đi đã để lại trong lòng anh một vết thương May sao anh lại chính

là một thi sĩ, nên những nỗi đau ấy đã kết tụ lại thành những bài thơ tình da diết, cháy

Trang 11

bỏng" Và "vốn là một người đàn ông tài hoa, đa cảm nên tình yêu và thơ ca luôn luôn là

cứu cánh còn lại trong cuộc đời anh" [20, 59]

Nguyễn Thị Minh Thái trong bài viết "Thơ anh Lưu Quang Vũ", sau khi nêu

những cảm nhận chung về thơ anh đã nhận xét: "Thơ là nơi ẩn náu cuối chót của chàng thi sĩ buồn này Thơ với Lưu Quang Vũ là tất cả sự hàm ơn và trang trải riêng tư của tâm

hồn chàng với đời sống" [20, 92]

Đặc biệt trong bài viết "Tam hồn trở gió", Phạm Xuân Nguyên đã đi sâu phân tích

hình ảnh "ngọn gió" trong suốt đời thơ Lưu Quang Vũ Tác giả cho rằng cuộc đời, con người và thơ anh có thể ví như ngọn gió: "Bởi như gió, anh phóng túng, tự do Dám sống đúngtmình, dám nghĩ đúng mình Anh không thể yên ổn trong những cái mực thước, khuôn phép, vừa phải, lừng chừng"[20, 79]

Ngoài ra trong cồn hai bài viết đi vào phân tích, bình giảng bài "Vườn trong phố"

và bài "Và anh t ồn tại" của Anh Ngọc và Nguyễn Hoàng Sơn Qua đó hai tác giả đã phát

hiện ra cái hay, cái đẹp trong từng bài thơ cụ thể và trong hồn thơ Lưu Quang Vũ nói chung

Ngoài những bài viết về thơ Lưu Quang Vũ được tập hợp trong "Lưu Quang Vũ-

Tài năng và lao động nghệ thuật" đã điểm qua ở trên thì trong quyển "Một số gương mặt văn chương học thuật Việt Nam hiện đại", Phong Lê đã có hai bài viết về Lưu Quang

Vũ cả hai bài viết đều đánh giá cao tài năng và sức sáng tạo nơi anh Trong quyển "Xuân

Qu ỳnh- Lưu Quang Vũ, tình yêu và sự nghiệp" còn có hai bài viết của hai nhà thơ cùng

thời với Lưu Quang Vũ, đó là Anh Ngọc và Phạm Tiến Duật cả hai đều thể hiện những tình cảm sâu sắc cùng với sự trân trọng đối với những gì mà Lưu Quang Vũ và Xuân

Quỳnh để lại cho chúng ta

Như vậy qua các bài nghiên cứu, phê bình thơ Lưu Quang Vũ như trên, chúng tôi

thấy rằng các tác giả đã có những đóng góp nhất định trong việc phát hiện ra những đặc điểm của thơ anh Nhưng nhìn chung, những bài viết này chỉ mới đi vào tìm hiểu một tập thơ, hoặc chỉ dừng lại nghiên cứu một khía cạnh, một mặt nào đó trong thơ Lưu Quang

Ngày đăng: 24/08/2016, 12:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w