Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm

109 1.3K 2
Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỒNG THỊ ĐỨC HẠNH THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ HOÀNG NHUẬN CẦM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - 2013 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỒNG THỊ ĐỨC HẠNH THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ HOÀNG NHUẬN CẦM Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lưu Khánh Thơ THÁI NGUYÊN - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN! Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lưu Khánh Thơ - người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm – tác giả đã cung cấp những thông tin hữu ích để tôi hiểu sâu sắc hơn đề tài nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy - cô giáo, nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập. Xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các em học sinh đã dành sự ủng hộ, chia sẻ, giúp đỡ qúi báu để tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 4 năm 2013 Tác giả Đồng Thị Đức Hạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Đồng Thị Đức Hạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………… 1 1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………….1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tượng nghiên cứu 7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Đóng góp của luận văn 8 7. Cấu trúc của luận văn 9 II. PHẦN NỘI DUNG 9 CHƯƠNG 1. DIỆN MẠO THƠ CHỐNG MỸ VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA HOÀNG NHUẬN CẦM 9 1.1. Diện mạo thơ chống Mỹ………………………………………………….9 1.1.1 Sự xuất hiện của thơ trẻ thời kì chống Mỹ…………………………….9 1.1.2 Các chặng đường thơ trẻ thời kì chống Mỹ……………………………10 1.1.2.1 Chặng thứ nhất: từ 1964 đến 1968…………………………………10 1.1.2.2 Chặng thứ hai: từ 1969 đến 1972……………………………………12 1.1.2.3 Chặng thứ ba: từ 1973 đến 1985……………………………………14 1.2. Hành trình sáng tác của Hoàng Nhuận Cầm……………………………16 1.2.1 Tiểu sử…………………………………………………………… 16 1.2.2 Hành trình sáng tác……………………………………………………17 1.2.2.1 Thơ tuổi hai mươi - trẻ trung, tươi mới như màu xanh quân phục…17 1.2.2.2 Những câu thơ viết đợi mặt trời - chất lý tưởng nồng say của người lính trẻ……………………………………………………………………….21 1.2.2.3 Xúc xắc mùa thu - tiếng thơ tiếc nuối thời gian…………………… 23 CHƯƠNG 2. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VÀ NHỮNG NGUỒN CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG THƠ HOÀNG NHUẬN CẦM…………… 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.1. Quan niệm nghệ thuật………………………………………………… 28 2.1.1 Khái niệm về “Quan niệm nghệ thuật”……………………………… 28 2.1.2 Quan niệm nghệ thuật trong thơ Hoàng Nhuận Cầm…………………28 2.1.2.1 “Không có thơ người ta không thở được”…………………………29 2.1.2.2 Cố gắng “Giữ được sự thanh xuân của ngòi bút”………………….31 2.1.2.3 Người “…Lặng lẽ đốt thơ mình”…………………………………….32 2.2. Những nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ Hoàng Nhuận Cầm……… 34 2.2.1 Khái niệm “cảm hứng chủ đạo”………………………………………34 2.2.2 Cảm hứng chủ đạo trong thơ Hoàng Nhuận Cầm…………………… 34 2.2.2.1 Cảm hứng tuổi thơ và tuổi học trò trong sáng………………………35 2.2.2.2 Cảm hứng chiến tranh và người lính………………………………42 2.2.2.3 Cảm hứng về tình yêu………………………………………………50 CHƯƠNG 3. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT THƠ HOÀNG NHUẬN CẦM…64 3.1 Hệ thống biểu tượng…………………………………………………….64 3.1.1 Biểu tượng mùa hoa phượng cháy……………………………………65 3.1.2 Biểu tượng mùa thu……………………………………………………69 3.1.3 Biểu tượng chiếc lá, cỏ……………………………………………….75 3.2 Ngôn ngữ……………………………………………………………….81 3.2.1 Ngôn ngữ giàu tính nhạc……………………………………………82 3.2.2 Ngôn ngữ trong sáng, giản dị…………………………………………85 3.3 Giọng điệu……………………………………………………………….89 3.3.1 Giọng điệu trữ tình sâu lắng………………………………………….90 3.3.2 Giọng điệu giãi bày tâm sự………………………………………… 92 III. PHẦN KẾT LUẬN………………………………………………… 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………98 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thơ trẻ thời kì chống Mỹ là một hiện tượng rất đáng chú ý của Văn học hiện đại Việt Nam, đánh dấu sự xuất hiện, trưởng thành của một thế hệ nhà thơ và bước phát triển mới của nền thơ chống Mỹ. Những tác giả như: Lê Anh Xuân, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Đức Mậu, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Cầm, Trần Đăng Khoa… là những gương mặt tiêu biểu đem lại vinh quang cho cả thế hệ thơ trẻ thời chống Mỹ. Chính các anh đã đem đến cho nền thơ hiện đại Việt Nam một tiếng nói mới mẻ, tươi trẻ, khoẻ khoắn. Tiếng nói của một thế hệ sinh ra và lớn lên trong lòng cách mạng. Tiếng nói của những người chiến sĩ xung kích trên mặt trận chống quân thù, thực sự đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Nguyễn Hoàng Sơn từng nhận xét về những cây bút của thời kì này: “Bên cạnh một Nguyễn Duy già dặn, từng trải, một Nguyễn Đức Mậu như còn vương lửa khói và đất bụi chiến hào, một Lâm Thị Mĩ Dạ nhẹ nhõm, giàu nữ tính là một Hoàng Nhuận Cầm trẻ trung, tươi rói như màu quân phục mới, như tiếng chim cất lên trên vòm me sân trường” [76]. Hoàng Nhuận Cầm đã đứng trong dòng chảy của lịch sử để chiến đấu, đứng trong dòng chảy của thi ca để cống hiến. Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ chống Mỹ. Hoàng Nhuận Cầm đã làm nên một “thương hiệu” riêng với các tác phẩm chính: Thơ tuổi hai mươi (1974), Những câu thơ viết đợi mặt trời (1983), Xúc xắc mùa thu (1992) và Thơ với tuổi thơ (2004)… Thành công và sự nổi tiếng của Hoàng Nhuận Cầm được minh chứng qua một loạt các giải thưởng. Đầu tiên phải kể đến Giải nhất cuộc thi tuần báo Văn nghệ năm 1972 – 1973, với chùm thơ: Nhật ký, Thư mùa thu, Nghe chim Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 kể chuyện trên đồi chốt, Anh bộ đội và tiếng nhạc la. Tiếp theo là giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993 với tập thơ Xúc xắc mùa thu. Và gần đây nhất, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đã vinh dự được nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012. Đó chính là những lý do mà chúng tôi chọn đề tài “Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm” để nghiên cứu. Luận văn muốn khẳng định những giá trị thẩm mĩ cao cả và lâu bền của thơ trẻ thời chống Mỹ nói chung và thơ Hoàng Nhuận Cầm nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề Điểm qua lịch trình nghiên cứu thơ Hoàng Nhuận Cầm, chúng tôi thấy hiện đã có một số bài viết lớn nhỏ về tác giả này. Tổng hợp các tài liệu cho thấy, nghiên cứu về thơ Hoàng Nhuận Cầm có khá nhiều, nhưng chưa có công trình nào có quy mô thực sự. Các bài nghiên cứu, phê bình của các tác giả đi trước mới chỉ là những bài viết giới thiệu về tập thơ, về bài thơ, hay những khía cạnh nào đó trong đời thơ của tác giả. Tất cả những bài viết đó được in riêng lẻ trên các báo và tạp chí. Sau giải nhất báo văn nghệ năm 1972 – 1973 với tập thơ trình làng Thơ tuổi hai mươi (in chung), Hoàng Nhuận Cầm không nhận được nhiều sự chú ý từ giới nghiên cứu, phải đến khi tập thơ thứ ba của anh ra đời mới có một loạt bài đăng trên các báo giới thiệu Xúc xắc mùa thu: Ngô Vĩnh Bình viết Có một loài hoa nở hoài trên mũ quân nhân, đăng trên báo Quân đội nhân dân, số 106, ra ngày 11/7/1992. Nguyễn Việt chiến giới thiệu Xúc xắc mùa thu trên báo Hà Nội mới số 8421, ra ngày 27/6/1992. Vân Long có bài Xúc xắc mùa thu - Sự không chừng mực ở Hoàng Nhuận Cầm, trên báo Văn nghệ số 32, ra ngày 8/8/1992. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Đoàn Minh Tuấn viết về Nỗi buồn khoẻ khoắn và niềm cô đơn âm vang đăng trên báo Phụ nữ Hà Nội số 14, ra ngày 22/8/1992. Năm 1993, tập thơ Xúc xắc mùa thu được nhận giải thưởng thường niên của Hội Nhà văn Việt Nam và một lần nữa Hoàng Nhuận Cầm lại được giới nghiên cứu quan tâm: Hồ Thế Hà viết Xúc xắc mùa thu ru trong cỏ, đăng trên báo Thừa Thiên Huế, số 338, ra ngày 19/10/1993. Ngay sau đó, Khả Xuân có bài Viên xúc xắc xoay tròn, trên báo Bình Định, số 429, ra ngày 22/10/1993. Nguyễn Ngã nhận xét về Thơ Hoàng Nhuận Cầm trên báo Giáo dục và Thời đại ngày 11/2/1996. Nguyễn Hoàng Sơn đăng bài Hoàng Nhuận Cầm - tiếng thơ riêng khó lẫn trên báo Tiền phong ngày 10/11/2002. Thu Hà có bài Hoàng Nhuận Cầm “Không ai cho mình hạnh phúc” trên báo điện tử vnexpress.net ngày 23/12/2004. Minh Trường có bài Nhà thơ tình – Nhà biên kịch, hai trong một con người trên trang web 100years.vnu.edu.vn. Phạm Khải viết Cuộc hò hẹn bốn mươi năm của người cầm bút trên trang vnca.cand.vn/tulieuvanhoa, ngày 8/1/2008/ Đặc biệt, trong những năm gần đây, giới nghiên cứu quan tâm thơ Hoàng Nhuận Cầm cũng đề cập khá nhiều đến hiện tượng thơ Hoàng Nhuận Cầm, những dấu ấn trong sáng tác của anh về cả nội dung và hình thức nghệ thuật: Trong bài viết: Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm “Người làm vườn cần mẫn” trên báo điện tử Giadinh.net.vn, ngày 02/12/2006, có ghi lại ấn tượng thơ Hoàng Nhuận Cầm đến với bạn đọc: “Cách đây mấy chục năm, đêm nào Hoàng Nhuận Cầm đọc thơ là cả kí túc xá Mễ Trì hầu như không ngủ. Nữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 sinh viên mê thơ (có khi mê cả người) Hoàng Nhuận Cầm như điếu đổ. Đúng là trong thơ anh chất sinh viên đậm đặc, tinh khiết… Có ánh đèn giảng đường, có tiếng lá sân trường, có cái nhìn đắm đuối, có cơn đói khi hết tiền…”[84]. Trần Hoàng Thiên Kim trong cuốn sách Ánh đèn và ô cửa, Nhà xuất bản Văn học 2010, với 33 chân dung như 33 nét vẽ. Trong cuốn sách, chị đã ghi lại những cảm nhận về con người Hoàng Nhuận Cầm: “Gần gũi Hoàng Nhuận Cầm, cảm giác gia tài của Hoàng Nhuận Cầm chả có gì ngoài những vần thơ. Những vần thơ như lửa đốt và mê hoặc sự yêu tin của bao trái tim thiếu nữ đang vào tuổi yêu thương, mơ mộng, những vần thơ lãng mạn, bay bổng với một tình yêu chưa kịp nói nên lời…”. Dù trong bất kì trạng thái nào, Hoàng Nhuận cầm vẫn luôn khẳng định bản ngã và tình yêu thơ của mình: “Không có thơ là chết, không thở được, sẽ chết dần chết mòn cho hết màu xanh…”[20]. Mai Anh Tuấn trong bài viết Chân dung thơ Hoàng Nhuận Cầm trên trang web http://evan.vnexpess.net có ghi: “Khởi sự, Hoàng Nhuận Cầm đã là con người tài hoa lãng mạn, bởi tố chất này, ít nhiều ông tiếp nhận từ cha mình, nhạc sĩ Hoàng Giác, người, trước ngày nổ ra chiến tranh Việt – Pháp, đã làm xao động Hà Nội bởi nhạc phẩm đầu tay Mơ hoa. Hoàng Cầm, về sau, như là một định phận, cũng làm xao động tuổi hoa niên kinh kì bởi những thi phẩm viết về phố, về kỉ niệm sân trường… Thể như, Hà Nội, đã và mãi là giai điệu phong cầm trữ tình êm dịu chảy tràn từ thuở ấu thơ đến tận bây giờ nơi gác nhỏ phố Hàng Bạc của Hoàng Nhuận Cầm. [60] Quả thật, Hoàng Nhuận Cầm là thi sĩ của những cung bậc trong trẻo, thơ mộng, lãng mạn. Anh không thể - ngay cả khi “chán những lời vu vơ, giả dối” làm đau, làm già đi cảm xúc của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn [...]... cách tổng thể về Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm Vì vậy, việc nghiên cứu có hệ thống Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm để làm sáng tỏ thêm những thành công của thơ chống Mỹ nói chung, thơ Hoàng Nhuận Cầm nói riêng là một hướng nghiên cứu mới, góp phần nhìn nhận một cách nghiêm túc những đóng góp của thơ Hoàng Nhuận Cầm trong dòng chảy thơ trẻ chống Mỹ nói riêng và thơ hiện đại nói... tố nghệ thuật chính làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm - Khẳng định sự tiếp nối và cách tân trong nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm - Chỉ ra những đóng góp đáng kể của thơ Hoàng Nhuận Cầm trong dòng chảy thơ đương đại 7 Cấu trúc của luận văn Phần Mở đầu Phần Nội dung Chương 1 Diện mạo thơ chống Mỹ và hành trình sáng tác của Hoàng Nhuận Cầm Chương 2 Quan niệm nghệ thuật. .. với Hoàng Nhuận Cầm, để rút ra những nét khác biệt trong thơ Hoàng Nhuận Cầm 4 Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau: - Khảo sát, nhận diện thơ Hoàng Nhuận Cầm - Nghiên cứu tác phẩm trong sự thống nhất giữa nội dung và hình thức nghệ thuật - Tìm hiểu những nguồn cảm hứng chủ đạo và những đặc sắc nghệ thuật trong thơ Hoàng Nhuận Cầm 5 Phương... đây: - Phương pháp tiếp cận hệ thống: chúng tôi coi thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm là một chỉnh thể toàn vẹn bộc lộ quan điểm thống nhất về thế giới và con người của tác giả - Phương pháp so sánh văn học: Luận văn sử dụng phương pháp này để làm rõ Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm với những nét độc đáo trong phong cách sáng tạo của nhà thơ - Phương pháp khảo sát thống kê và phân tích,... Nhơn trong bài Hoàng Nhuận Cầm và vần thơ thơm “Mùi cỏ cháy” trên trang web evan.vnexpress.net cập nhật ngày 1/4/2012 có nhận xét về thơ Hoàng Nhuận Cầm “Giọng điệu hào sảng của Hoàng Nhuận Cầm lẫn vào dàn đồng ca thơ chống Mỹ giục giã cho tương lai một dân tộc đang bị chia cắt giữa hờn căm”, và Thơ Hoàng Nhuận Cầm vừa trọng âm vận vừa trọng nhạc tính, nên lời thơ thường tràn qua cả ý thơ [67] Phạm... bài viết Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm: tuổi 60 của bác sĩ Hoa súng đã nhận xét: “Nhiều người cho rằng, tuổi Nhâm Thìn là tuổi có tài thì Hoàng Nhuận Cầm là một người như thế Dù gần anh, cảm giác gia tài của Hoàng Nhuận Cầm chẳng có gì ngoài những vần thơ … Ngay đến bây giờ, trong thời buổi thơ ca đã trượt giá tới mức báo động, thì gặp Hoàng Nhuận Cầm, bao giờ anh cũng đọc thơ, nói lên tình yêu thơ da diết... thường tràn qua cả ý thơ [67] Phạm Khải với bài viết Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm: sáu mặt đời lắc cắc tiếng thơ anh trên báo An ninh Thế giới cuối tuần, số ra tháng 4/2012 đã ghi lại những trạng thái cảm xúc, những dấu ấn nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm: “Có thể nói, Hoàng Nhuận Cầm là nhà thơ của những trạng huống xao xuyến, bâng khuâng… rất khó biểu đạt Thơ anh giầu nhạc tính, có sức ngân vang Với anh ngoài... cứu Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm, chúng tôi đi vào khảo sát và trích dẫn các tập thơ sau: - Thơ tuổi hai mươi (in chung), Nxb Quân đội Nhân dân, 1974 - Những câu thơ viết đợi mặt trời, Nxb Tác phẩm mới, 1983 - Xúc xắc mùa thu, Nxb Hội Nhà văn, 1993 Ngoài ra, trong quá trình khảo sát, chúng tôi có thể đối sánh thơ Hoàng Nhuận Cầm với thơ của một số nhà thơ trước, sau hoặc cùng thời với Hoàng. .. Thời gian nghệ thuật, Không gian nghệ thuật, …Quan niệm nghệ thuật là khái niệm được giới nghiên cứu văn học rất quan tâm Nó được coi là công cụ đắc lực cho việc khám phá thế giới nghệ thuật của nhà văn Bởi lẽ, để sáng tạo một tác phẩm văn học, nhà văn phải có quan niệm về thế giới ấy qua góc nhìn nghệ thuật như một điều kiện không thể thiếu Bằng việc tìm hiểu khái niệm quan niệm nghệ thuật trong giới nghiên... quan niệm nghệ thuật của tác giả 2.1.2 Quan niệm nghệ thuật trong thơ Hoàng Nhuận Cầm Với Hoàng Nhuận Cầm, thơ nói riêng và nghệ thuật nói chung mang bí ẩn của một viên xúc xắc: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 Viên xúc xắc xoay tròn trong gió xé Sáu mặt đời lắc các tiếng thơ anh (Viên xúc xắc mùa thu) Bằng hình ảnh viên xúc xắc, Hoàng Nhuận Cầm đã chỉ . Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm . Vì vậy, việc nghiên cứu có hệ thống Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm để làm sáng tỏ thêm những thành công của thơ chống Mỹ nói chung, thơ. những yếu tố nghệ thuật chính làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm. - Khẳng định sự tiếp nối và cách tân trong nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm. - Chỉ ra. thơ Hoàng Nhuận Cầm với thơ của một số nhà thơ trước, sau hoặc cùng thời với Hoàng Nhuận Cầm, để rút ra những nét khác biệt trong thơ Hoàng Nhuận Cầm. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. Đề tài Thế giới

Ngày đăng: 20/11/2014, 19:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan