Ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm (Trang 87 - 88)

II. PHẦN NỘI DUNG

3.2Ngôn ngữ

Nếu âm nhạc lấy giai điệu, âm thanh; hội họa lấy màu sắc, đường nét; kiến trúc lấy mảng khối làm chất liệu chính thì ngôn ngữ không chỉ là công cụ của tư duy mà nó còn được nhìn nhận là yếu tố cơ bản tạo nên tác phẩm văn

học. Theo Từ điển Thuật ngữ văn học, ngôn ngữ văn học được hiểu là “ngôn

ngữ mang tính nghệ thuật được dùng trong văn học” [13, Tr.215]. Song do

ảnh hưởng của quan niệm ngôn ngữ nước ngoài nên các tác giả này còn đưa ra một nghĩa thứ hai cho khái niệm “Ngôn ngữ văn học”, đó là dùng để chỉ

các hiện tượng ngôn ngữ được dùng một cách chuẩn mực” [13, Tr.215]. Như

vậy, cho dến nay, trong giới nghiên cứu vẫn chưa có sự thống nhất trong việc đưa ra một khái niệm trọn vẹn về Ngôn ngữ văn học. Bài viết sử dụng cách hiểu thứ nhất và lấy đó làm cơ sở tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ thơ Hoàng Nhuận Cầm.

Bàn về vai trò của ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, M. Gorki đã

khẳng định: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Tuy nhiên ta thấy tùy

vào đặc trưng, ngôn ngữ trong mỗi thể loại văn học lại có những đặc điểm

riêng biệt. Vì là một nghệ thuật “lấy ngôn ngữ làm cứu cánh” (Jakobson), nên

chân thực, giàu có của đời sống hiện thực, vừa là tiếng nói bay bổng của trí tưởng tượng diệu kỳ, lại vừa là tiếng nói tình cảm của con tim đang xúc động. Chiều sâu của sức suy nghĩ, tính chất mẫn cảm và tinh tế của sức sáng tạo, những trạng thái rung động của tâm hồn, … tất cả, tất cả chỉ có thể đến được với người đọc thông qua vai trò của ngôn ngữ. Ngôn ngữ thơ ca là sự biểu hiện tập trung nhất của tính chính xác và tinh tế, giản dị và mỹ lệ. Đặc điểm của ngôn ngữ thơ chính xác, hàm súc, giàu hình tượng, biểu cảm và giàu sức tưởng tượng nên khi các yếu tố ấy hòa vào nhau sẽ tạo nên hình tượng thơ lung linh, đa nghĩa, tăng cường tính họa, tính nhạc trong thơ. Hình ảnh thơ bao giờ cũng là sự kết tinh của việc sử dụng ngôn ngữ. Vì thế hình ảnh thơ luôn có ý nghĩa trong việc tạo hiệu ứng nghệ thuật, góp phần khẳng định sự hiện hữu của thơ.

Ngôn ngữ trong thơ Hoàng Nhuận Cầm là thứ ngôn ngữ đẹp, giàu tính biểu tượng được sàng lọc kĩ càng bởi quá trình lao động nghiêm túc và say mê. Đó là những con chữ tự nhiên, chân thực được cô chắt từ một trái tim nhạy cảm và cháy bỏng khát khao. Vì thế mỗi dòng, mỗi trang viết đã tạo dựng một không gian nghệ thuật sinh động, đầy ám ảnh có khả năng chạm đến cõi lòng thẳm sâu nhất của người đọc.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm (Trang 87 - 88)