Giọng điệu trữ tình sâu lắng

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm (Trang 96 - 98)

II. PHẦN NỘI DUNG

3.3.1 Giọng điệu trữ tình sâu lắng

Hoàng Nhuận cầm là một người yêu thơ và đến với thơ để bày tỏ những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Anh là một người coi trọng cảm xúc, bởi với anh cảm xúc chính là gốc rễ của thơ ca. Thơ anh mang giọng điệu trữ tình sâu lắng. Đó là giọng điệu của một người đã trải qua những chiêm nghiệm về thơ, về cuộc đời và con người…

Hoàng Nhuận Cầm luôn suy tưởng về thơ như tiếng vọng của đời, như tiếng lòng vu vơ bất định:

Viên xúc xắc xoay tròn trong gió xé Sáu mặt đời lắc cắc tiếng thơ anh.

(Viên xúc xắc mùa thu)

Thành phố lạnh hôm nay gió chuyển Dòng thơ nào lốm đốm chim bay.

(Vé trở về)

Tơ vương với nghiệp thơ, nhiều khi anh thấy thơ mình như vô nghĩa - mặt trái của sự khắc khoải, thao thức, dằn vặt vì những điều không dễ biểu đạt bằng lời, vì muốn xoá bỏ cả con người thể chất của mình để hoà nhập, chứng nghiệm trong những gì thơ thật thơ:

Ta buông tay mắc tội với Thơ mình.

(Tháng ba quay lại)

Câu thơ cũ có gì không thực nữa Chớp qua hồn như pháo sáng mà thôi.

(Dưới màu hoa rất đỏ)

Hoàng Nhuận Cầm luôn trăn trở kiếm tìm, đau đáu tự nhìn nhận lại mình và hoài vọng vượt lên phía trước.

Thơ Hoàng Nhuận Cầm thường đề cập đến một cái “Tôi” trữ tình. Cái “Tôi” trữ tình trong thơ anh ít khi là chủ thể của sự mô tả hành động, sự kiện; mà đa phần là cái “Tôi” gắn với trạng thái tâm lý, tâm trạng, cảm xúc. Đó là cái “Tôi” của tâm trạng, cái “Tôi” chiêm nghiệm sự đời: chiêm nghiệm tình yêu, chiêm nghiệm trong cuộc sống đời thường…

Hò hẹn mãi cuối cùng em đứng đó Dẫu mùa thu, hoa cúc cướp anh rồi.

(Chiếc lá đầu tiên)

Ngay cả khi đã là một người cha đáng lẽ rất nhiều hạnh phúc, anh vẫn chiêm cảm đến độ sẵn sàng xoá sổ đời mình, sẵn sàng hi sinh vì ngày mai của con:

Cha ao ước sau này Thích gì, con hát thế Dù cha thành

Xác pháo Để mừng con.

(Nhớ ngày mai)

Nói về giọng điệu thơ Hoàng Nhuận Cầm, Phạm Khải viết: “…trong sự

nâng lên, đặt xuống của nhịp điệu từng khổ thơ, Hoàng Nhuận Cầm rất chú ý lựa chọn…điểm rơi của ý tưởng. Nói một cách hình tượng thì nếu ví một khổ

thơ như một cánh tay, thì khi cánh tay ấy hạ xuống cũng là lúc nó phải để lộ

ra một món quà bất ngờ ẩn giấu trong đó” [58]. Đó chính là những trăn trở,

suy tư sâu lắng đầy chất trữ tình trong thơ Hoàng Nhuận Cầm.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)