II. PHẦN NỘI DUNG
3.3.2 Giọng điệu giãi bày tâm sự
Thơ là một cách để nói về chính mình với cuộc đời và con người. Đó là một cuộc trò chuyện dài lâu, một sự khám phá chính tâm hồn mình. Hoàng Nhuận Cầm luôn cần một người để tâm sự, để đối thoại, và may mắn trong suốt hành trình thơ, anh chưa bao giờ đơn lẻ. Chúng ta bắt gặp trong thơ anh có rất nhiều đối thoại. Anh luôn cần ít nhất một người để đối thoại. Người đối
thoại có thể xuất hiện ngay từ đầu “Em thấy không tất cả đã xa rồi” (Chiếc lá
đầu tiên), cũng có khi xuất hiện ở gần cuối bài:
Nhưng giọt mực thứ ba em ơi không thể lỡ Xin trải lòng ta đón chấm xanh rơi.
(Viên xúc xắc mùa thu).
Nhu cầu đối thoại và cần được đối thoại xuất hiện dày đặc trong thơ anh. Tất nhiên không phải bất cứ lúc nào nhân vật mà anh hướng tới cũng hiển hiện rõ nét, có khi nó chỉ xuất hiện, lướt qua một vài câu thơ, nhưng chỉ cần thế thôi, thơ anh cũng là một tiếng nói song đôi, cũng ấm áp chia sẻ thân tình:
Em thấy không tất cả đã xa rồi
Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ.
(Chiếc lá đầu tiên)
Trong một thoáng chợt thấy mình tù tội Em ơi em, em lại trói anh rồi.
(Tháng ba quay lại...)
Cũng có khi đó là sự sẻ chia đối với những nhân vật mang tên tuổi thật, đó là những đồng đội, những người bạn, cũng có khi chỉ là một nơi nào
đó... Sự sẻ chia, cảm xúc lên đến đỉnh điểm khiến thơ anh trở thành những tiếng gọi:
Văn ơi, nằm ở nơi đâu Người ta lại hát qua cầu gió bay.
(Nhớ Vũ Đình Văn)
Chuyện tình lạ quá Tuấn ơi
Con đom đóm ấy bay rồi còn đâu.
(Một con đom đóm)
Chẳng còn gì để mất nữa, Vân ơi Lọ mực đổ trên trái tim tan nát.
(Mây cuối trời)
Phương ấy ơi ! suốt đời như dấu hỏi Trên hai vai tuổi trẻ - trước chân trời.
(Phương ấy)
Về về đây - chiến hữu ơi! Sau chiến tranh ai còn nhớ tôi.
(Năm nốt bâng quơ trên một cây đàn)
Những tên gọi thân thương cứ bật thốt lên trong thơ Hoàng Nhuận Cầm như thế. Đó là Vân, là Văn, là Tuấn, Thịnh, Huế, Thi, Hiến…là me, em, đồng đội, chiến hữu, phương ấy… Tất cả những tiếng gọi ấy, những trao đổi và chia sẻ ấy xuất hiện trong thơ Hoàng Nhuận Cầm với mật độ vô cùng lớn. Điều đó thể hiện một tâm hồn luôn hướng đến sự hoà hợp, luôn khao khát giao cảm với người, với đời; đồng thời cũng thể hiện thơ Hoàng Nhuận Cầm là một tiếng thơ đa thanh.
Có thể nói, với sự phức hợp giọng điệu: giọng điệu trữ tình sâu lắng đầy chất chiêm nghiệm và giọng điệu giãi bày tâm sự trong thế giới nghệ
thuật thơ của mình, Hoàng Nhuận Cầm đã có điều kiện tạo nên sắc thái biểu
cảm cao, tránh lối sáo mòn về hình thức thể hiện, đi sâu vào bản chất của cuộc
sống, từ đó góp phần khẳng định giá trị nhân văn sâu sắc của tác phẩm.Với những cống hiến ấy, nhà thơ đã mang đến cho nền thơ ca Việt Nam hiện đại một bản giao hưởng thơ, một tiếng nói, một chân dung phong cách, một tiếng thơ riêng khó lẫn.
* *
*
Trong hành trình sáng tạo nghệ thuật, mỗi tác giả luôn ở trong một cuộc đi tìm bản thân mình, giọng điệu riêng của mình. Cuộc đi tìm ấy không phải đến một thế giới cô đơn để tách mình ở đấy mà là để khẳng định lại vị trí chủ thể của cá nhân trong xã hội: chủ thể sống, chủ thể sáng tạo. Những tìm tòi, những sự lựa chọn mang đậm sắc màu hiện đại của các tác giả đó chính là quy luật vận động, phát triển của văn học nói chung và thơ ca nói riêng. Nhà thơ với tư cách là nhà nghệ sĩ ngôn từ, không chỉ thể hiện bằng tư tưởng và
cảm xúc mà còn bằng cả ngôn ngữ. Có thể khẳng định Thế giới nghệ thơ
Hoàng Nhuận Cầm với sự sáng tạo, cách tân “nửa truyền thống, nửa hiện